Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Đánh giá tình hình kinh tế thế giới và thương mại việt nam năm 2008 và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định thương mại của việt nam trong điều kiện biến động của thị trường thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 161 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ KẾ HOẠCH







ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

KS. LÊ VĂN ĐƯỢC











7514
29/9/2009



HÀ NỘI, 8/2009

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ KẾ HOẠCH







ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI





CƠ QUAN CHỦ QUẢN
BỘ CÔNG THƯƠNG
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

KS. LÊ VĂN ĐƯỢC








HÀ NỘI, 8/2009


1
MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 VÀ TRIỂN
VỌNG NĂM 2009 3

I. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 3
II. DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2009 9
1. Châu Á 16
2. Châu Âu 23
3. Châu Mỹ 28
4. Châu Phi 32
5. Trung Đông và Bắc Phi 34
PHẦN HAI: MỘT SỐ HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2008
VÀ DỰ BÁO NĂM 2009 37
I. GẠO 37
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 37
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 39
II. CAO SU SU THIÊN NHIÊN 40
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 40
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 41
III. CÀ PHÊ 42
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 42
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 43
IV. HẠT TIÊU 45
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 45
2. Dự báo thị trường thế giới n
ăm 2009 46
V. THỦY SẢN 46
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 46
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 51
VI. THÉP 53
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 53
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 55
VII. SẢN PHẨM DA GIÀY 56
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 56

2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 57
VIII. HÀNG ĐI
ỆN TỬ VÀ MÁY TÍNH 58
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 58

2
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 59
IX. DỆT MAY 60
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 60
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 61
X. DẦU THÔ 63
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 63
2. Dự báo thị trường thế giới năm 2009 63
XI. PHÂN BÓN 64
1. Diễn biến thị trường thế giới năm 2008 64
2. Dự báo thị trường thế
giới năm 2009 65
PHẦN THỨ BA: THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ DỰ BÁO NĂM 2009 69
I. NHẬN ĐỊNH CHUNG 69
1. Tổng quan về thương mại Việt Nam năm 2008 69
2. Mục tiêu phát triển thương mại Việt Nam năm 2009 72
II. THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 73
1. Thị trường nội địa năm 2008 73
2. Mục tiêu phát triển thị trường nội địa năm 2009 75
3. Cung cầu một số mặ
t hàng trọng yếu năm 2008 và dự báo năm 2009 76
III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NĂM 2008 VÀ DỰ BÁO NĂM 2009 78
1. Thị trường xuất khẩu 78
2. Mặt hàng xuất khẩu 89
IV. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU NĂM 2008 VÀ DỰ BÁO NĂM 2009 105

V. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 108
PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 113
I. Giải pháp cho hoạt động thương mại nội địa 113
II. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhậ
p siêu 115
1. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 115
2. Các giải pháp giảm nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu 118

3
PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 VÀ
TRIỂN VỌNG NĂM 2009

I. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008
Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến
hầu hết các quốc gia và khiến cho nền kinh tế thế giới suy thoái mạnh. Các
nền kinh tế mới nổi, động lực chính của tăng trưởng kinh tế thế giới đang phải
vật lộn với suy thoái. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới không chỉ ảnh hưởng
đến những nước đang phát triển mà còn tác động không nhỏ tới các nước phát
triển, mặc dù đây là những nước có nội lực kinh tế mạnh mẽ, có thể chịu ảnh
hưởng ít hơn khi lâm vào khủng hoảng. Tình trạng suy thoái do khủng hoảng
tài chính toàn cầu gây ra còn kéo dài và có tác động sâu sắc hơn so với những
dự báo trước đây. Olivier Blanchard, nhà kinh tế trưởng của IMF cho rằng
cuộc khủng hoảng này là “tồi tệ nhất trong vòng 60 năm trở lại đây”.
Có thể điểm lại những vấn đề nổi bật của nền kinh tế thế giới năm 2008
như sau :
1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu
Khủng hoảng tài chính toàn cầu là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh
tế thế giới năm 2008. Cuộc khủng hoảng này được “châm ngòi” bằng hoạt
động cho vay thế chấp quá dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ. Số lượng các
khoản vay loại này đã tăng lên một cách không kiểm soát nổi trên thị trường

địa ốc ở Mỹ, do người đi vay đặt nhiều hy vọng vào việc mua nhà để bán
kiếm lời, còn các ngân hàng thì nhận thấy những khoản lợi nhuận quá béo bở.
Tuy nhiên, điều đáng nói là rủi ro của hoạt động vay nợ này không chỉ trong
giới hạn giữa người đi vay và các ngân hàng. Danh mục nợ này được các
ngân hàng thương mại bán lại cho các ngân hàng đầu tư, để rồi các ngân hàng
đầu tư sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ địa ốc thành các loại
chứng khoán, bán cho các nhà đầu tư khắp thế giới.
Khi giá nhà đất ở Mỹ đạt đỉnh và bắt đầu sụt giảm, làm cho tỷ lệ nợ xấu
và vỡ nợ tăng lên, gây sụt giảm mạnh mẽ giá trị của các loại chứng khoán
MBS nói trên. Tới lúc này, hậu quả xuất hiện theo kiểu hiệu ứng domino, từ
người mua nhà, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư, tới các nhà
đầu tư mua vào chứng khoán nợ địa ốc… cùng bị điêu đứng.
Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa
tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu và gây ra những cơn
“dư chấn” ở châu Á. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng
tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu. Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong
việc cho vay bao nhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu. Tình trạng đóng
băng tín dụng, vốn là “nguồn nhựa sống” của nền kinh tế đang là một trong
những mối đe dọa lớn nhất hiện nay của kinh tế thế giới. (Thống kê của hãng
tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu tới

4
nay, các tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới đã cắt giảm khoảng 240.000 việc
làm và báo lỗ cùng thâm hụt tài sản hơn 1.000 tỷ USD).
Trong suốt giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng vào năm 2007, tác động
của khủng hoảng tài chính lên các nước đang phát triển là tương đối nhỏ. Tuy
nhiên khi cuộc khủng hoảng lan rộng vào năm 2008 và đặc biệt kể từ giữa
tháng 9 năm 2008, nguy cơ rủi ro đã tăng cao và dòng vốn đổ vào các nước
đang phát triển bị thu hẹp lại. Kết quả là đồng bản tệ ở các nước đang phát
triển bị mất giá nghiêm trọng và giá cổ phiếu tại các thị trường này đã bị giảm

mạnh từ năm 2008. Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) gần như
không xuất hiện và các khoản phí rủi ro đã tăng lên hơn 700 điểm cơ bản đối
với trái phiếu và tăng lên hơn 1000 điểm cơ bản trên các khoản nợ của các
doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Gần đây hầu như không thấy dữ
liệu về các khoản cho vay của ngân hàng và dòng chảy vốn đầu tư nước
ngoài, tuy nhiên các chỉ số cho thấy rằng cả hai dòng chảy này đều đang giảm
nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Tình hình thị trường tài chính xấu đi nghiêm trọng
đã xảy ra ở hầu hết các nước có mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và những
nước có mức tăng trưởng tín dụng quá nóng, không bền vững trước khi cuộc
khủng hoảng lan rộng. Trong 20 nước phát triển có phản ứng mạnh mẽ đối
với sự suy giảm kinh tế (được tính bởi sụt giảm của tỉ giá hối đoái, tăng lãi
suất và suy giảm thị trường vốn), có 6 nước thuộc châu Âu và Trung Á và 8
nước thuộc châu Mỹ Latinh và Caribe. Tình trạng tín dụng thắt chặt làm cho
đầu tư và tăng trưởng GDP giảm mạnh.
2. Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể
từ Đại chiến Thế giới thứ hai, kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh
Cuộc khủng hoảng tài chính lần này được coi là tồi tệ nhất từ Đại khủng
hoảng 1929 tới nay đã đẩy đồng loạt cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ,
Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào suy
thoái. Đây là lần đầu tiên Mỹ, Nhật và Châu Âu cùng suy thoái kể từ năm
1945 tới nay. Công nghiệp chế biến của Mỹ, khu vực đồng Euro, Anh, Nhật
Bản, Trung Quốc đều suy giảm.
Các nhà đầu tư sẵn lòng mua trái phiếu chính phủ Mỹ với lãi suất 0% chỉ
nhằm bảo toàn vốn chứ không dám mạo hiểm giữ tiền ở các ngân hàng dễ tổn
thương, mua trái phiếu công ty, hay đầu tư vào thị trường chứng khoán đang
đi xuống. Tình trạng cạn kiệt thanh khoản và suy giảm nhu cầu đã khiến toàn
bộ ngành công nghiệp ô tô của Mỹ tiến gần tới bờ vực của sự phá sản. Các
hãng sản xuất ô tô ở Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng
đang tiếp nhận hay yêu cầu sự hỗ trợ từ Chính phủ. Mức giảm doanh số bán lẻ
ô tô ở Mỹ trong tháng 11/2008 là thấp nhất trong 30 năm trở lại đây. Nền kinh

tế Mỹ cắt giảm hơn nửa triệu việc làm trong tháng 11/2008, đẩy tỷ lệ thất
nghiệp lên tới 6,7% và số việc làm bị cắt giảm lên gần 2 triệu kể từ cuối năm
2007. Mặc dù rất khó có thể dự đoán chính xác nhưng hầu hết các nhà kinh tế
học đều cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng âm cho tới cuối năm 2009

5
hay đầu năm 2010.
Tình trạng ảm đạm này không chỉ xuất hiện ở Mỹ. Theo dự báo của
Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức) thì nền kinh tế Đức sẽ suy giảm
0,8% trong năm 2009. Nhà kinh tế trưởng của Deutsch Bank cho rằng dự báo
này quá lạc quan, đồng thời cho rằng mức độ suy giảm có thể lên tới 4%. Dự
báo mới nhất của IMF thì nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng ảm đạm, mức suy
giảm là 5,6% trong năm 2009 và dần đà phục hồi để giảm mức sụt giảm
khoảng 1% trong năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm 0,6% trong năm 2008.
Theo số liệu thống kê tháng 11/2008, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 27% so
với cùng kỳ năm trước, đây là một mức giảm kỷ lục.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và là bạn hàng quan trọng của
Mỹ cũng phải chịu cùng một lúc 3 tác động của cuộc khủng hoảng, đó là xuât
khẩu vào các nước phát triển giảm, đồng nhân dân tệ lên giá so với đồng USD
và giá thành sản xuất tăng cao. Việc đồng đôla mất giá cũng sẽ làm giảm dự
trữ ngoại tệ của Trung Quốc, do nước này mua nhiều trái phiếu Mỹ. Tốc độ
tăng trưởng ngành công nghiệp của Trung Quốc giảm liên tục từ 16% (tháng
6/2008) xuống 8,2% (tháng 10/2008) và 5,4% (tháng 11/2008), mức thấp nhất
trong 7 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu, yếu tố quan trọng tạo đà tăng trưởng
cho Trung Quốc chỉ đạt 114,99 tỉ USD (11/2008). Đây là lần đầu tiên trong 7
năm qua, Trung Quốc chứng kiến mức suy giảm xuất khẩu.
Năm 2008, tăng trưởng của Trung Quốc đạt 9% (so với 13% năm 2007),
tiếp sau là Ấn Độ 7,3% (so với mức 9,3% năm 2007) – đây là 2 nền kinh tế có
quy mô dân số lớn nhất thế giới sẽ tạo ra cú hích cho tăng trưởng của các

nước đang phát triển. Nếu không có sự đóng góp của Trung Quốc và Ấn Độ,
các nước đang phát triển sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng hơn 5,5%. Tốc độ tăng
trưởng chung của các nền kinh tế Châu Á đạt 6,1%, đây là tỉ lệ khá cao nhưng
vẫn giảm mạnh so với con số 8,3% so với năm 2007.
Suy thoái tại các nền kinh tế lớn, đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ
yếu của các nền kinh tế đang nổi lên - kéo tốc độ tăng trưởng sụt giảm trên
phạm vi toàn cầu.
3. Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng
Là tâm điểm của khủng hoảng, tại nước Mỹ đã diễn ra nhiều vụ đổ vỡ
nhất trong ngành tài chính, ngân hàng. Trước hết, phải kể tới sự “biến mất”
của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (independent investment bank) của Phố
Wall. Cả 5 ngân hàng đầu tư độc lập của con phố tài chính này đều trải qua
những số phận cay đắng trong năm 2008: Lehman Brothers phá sản, Bear
Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải
chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company). Kế
đến là hàng loạt vụ giải thể trong lĩnh vực ngân hàng thương mại của Mỹ.
Tính tới ngày 15/12, số ngân hàng thương mại của Mỹ phải đóng cửa đã lên

6
tới con số 25, so với con số 3 ngân hàng bị ngưng hoạt động trong cả năm
2007. Trong số này, phải kể tới những tên tuổi lớn như Washington Mutual,
Wachovia, IndyMac…
Sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Mỹ ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của người
dân không chỉ ở nước này mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Các nền
kinh tế lớn ở châu Á hầu như không có ngân hàng nào bị đóng cửa trong năm
qua. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, tại Hồng Kông, do tin đồn thất thiệt, người
dân đã đổ xô đi rút tiền gửi ở Ngân hàng Bank of East Asia (BAE).
4. Năm 2008, năm của các kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế
Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến
chính phủ các nước không thể không can thiệp. Nhiều “đại gia” tài chính của

nước Mỹ và Châu Âu có lẽ đã đổ vỡ nếu không có sự can thiệp kịp thời của
chính phủ.
Tại Mỹ, Chính phủ nước này năm qua đã phải tiếp quản hai tập đoàn tài
chính nhà đất khổng lồ là cặp “sinh đôi” Fannie Mae và Freddie Mac, hãng
bảo hiểm AIG và ngân hàng Citigroup.
Tại Châu Âu, danh sách các ngân hàng được các nhà chức trách can thiệp
cũng tương đối dài. Nhiều ngân hàng lớn của châu lục này đã bị quốc hữu hóa
một phần hoặc toàn bộ như Northern Rock và Bradford & Bingley của Anh,
Fortis và Dexia của Bỉ, Hypo Real Estate của Đức; Kaupthing, Landsbanki và
Glitnir của Iceland…
Nói về các kế hoạch giải cứu quy mô lớn của Mỹ, cần nhắc tới kế hoạch
700 tỷ USD dành cho ngành tài chính, kế hoạch 800 tỷ USD để “phá băng”
thị trường tín dụng, kế hoạch mua thương phiếu để tăng tính thanh khoản cho
các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng, kế hoạch cứu các con nợ địa
ốc khỏi mất nhà… Hiện Chính phủ Mỹ vẫn đang tìm biện pháp để cứu ngành
công nghiệp xe hơi của nước này sau khi một kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD
dành cho các hãng ôtô bị Thượng viện bác bỏ.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, sau nhiều tranh cãi, các nước sử dụng chung
đồng Euro cũng đi tới một kế hoạch giải cứu tập thể cho ngành ngân hàng;
nước Anh cũng tung ra một gói giải cứu trị giá 85 tỷ USD cho hệ thống tài
chính của mình.
Cùng với đó, thế giới cũng chứng kiến sự ra đời của những kế hoạch kích
thích kinh tế lớn chưa từng có. Mở màn là gói kích thích kinh tế thông qua
hoạt động hoàn thuế cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 150 tỷ USD
của Mỹ. Tổng thống đắc cử Barack Obama của Mỹ hiện đang có ý định đưa
ra một gói kích thích kinh tế nữa, với trị giá có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD.
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trung Quốc cũng đã tung ra gói
kích thích kinh tế trị giá 568 tỷ USD. Gần đây nhất, hôm 12/12, Nhật Bản đã
công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 255 tỷ USD. Cùng thời điểm, EU


7
cũng đưa ra một kế hoạch tương tự trị giá khoảng 267 tỷ USD.
5. Nỗi lo lạm phát chuyển sang nỗi lo giảm phát, đói nghèo gia tăng trên
toàn thế giới
Ở nửa đầu năm 2008, trong bối cảnh giá dầu thô liên tiếp lập kỷ lục và
thiếu chút nữa chinh phục mốc 150 USD/thùng, lạm phát là nỗi lo canh cánh
của cả thế giới. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nỗi lo này càng giảm bớt cùng
với sự đi xuống nhanh chưa từng có của giá nhiên liệu. Mặc dù vậy, thế giới
lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới là giảm phát - một vấn đề đáng
ngại không kém gì lạm phát.
Tại Mỹ, trong tháng 11, CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm
1% trong tháng 10. Từ đầu năm tới tháng 11, CPI ở nước này chỉ tăng có
0,7%, so với mức tăng 4,1% trong cả năm 2007.
Tại Châu Âu, lạm phát cũng đang giảm mạnh. Cơ quan Thống kê EU
(Eurostat) cho hay, lạm phát trong tháng 11 của khu vực Eurozone đã giảm từ
mức 3,2% trong tháng 10 xuống còn 2,1% - mức thấp nhất trong vòng 14
tháng trở lại đây.
Tại Trung Quốc đầu năm còn đặt nhiệm vụ hàng đầu là “giảm nhiệt” tăng
trưởng nền kinh tế, lạm phát tháng 11 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất
trong vòng 22 tháng trước đó. Chỉ số CPI trong tháng chỉ tăng có 2,4% so với
cùng kỳ năm ngoái, trong khi tháng 10 tăng 4% .
Tầng lớp dân nghèo của thế giới là một trong những đối tượng hứng chịu
nhiều tác động nặng nề của sự biến động giá cả và khủng hoảng tài chính.
Tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, giá lương
thực tăng cao và kinh tế suy thoái đã làm số người bị đói năm 2008 tăng thêm
40 triệu, nâng tổng số người thiếu đói toàn cầu lên 960 triệu.
Nếu như lạm phát tất yếu đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của họ, thì giảm
phát cũng có khả năng gây tác động tai hại không kém, vì giá cả lương thực
giảm, dẫn tới hạn chế đầu tư phát triển diện tích trồng trọt, dẫn tới nguồn cung
eo hẹp.

6. Sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những
mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử
Những biến động lớn chưa từng có buộc ngân hàng trung ương các nước
trên thế giới phải có những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ. Tựu
chung, từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để chống khủng hoảng, thế giới đã
chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để chống giảm phát và hỗ trợ
tăng trưởng.
Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa
lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp chưa từng có trong lịch sử là
0 – 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương của khu vực đồng tiền chung châu Âu
với mục tiêu số một là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng

8
Euro về mức 2,5% sau khi khủng hoảng tấn công mạnh vào Châu Âu. Nhật
Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7 năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về
mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ.
Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu có mức lãi suất dưới 1% khi
đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5% Đáng chú ý, các quốc gia không
chỉ tiến hành cắt giảm lãi suất riêng lẻ, mà còn thực hiện những đợt phối hợp
cắt giảm lãi suất toàn cầu, mà mở đầu là đợt cắt giảm lãi suất ngày 8/10 do
FED, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dẫn đầu trong bối cảnh diễn
biến khủng hoảng căng thẳng.
Cùng với việc hạ lãi suất, các nước cũng liên tục bơm tiền với khối lượng
lớn vào hệ thống tài chính và nền kinh tế để tăng cường tính thanh khoản cho
thị trường. Đến nay chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên, số tiền mà Mỹ
cam kết để vực dậy kinh tế và hỗ trợ ngành tài chính đã lên tới con số xấp xỉ
7.000 tỷ USD.
7. Thị trường hàng hóa đạt đỉnh và tụt dốc
Năm 2008 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên
thị trường hàng hoá. Hai mặt hàng được quan tâm nhiều là vàng và dầu thô

đều cùng đạt đỉnh cao lịch sử trong năm 2008, với mức giá trên 1.030 USD/oz
đối với vàng vào thời điểm tháng 3, và mức trên 147 USD/thùng đối với dầu
vào giữa tháng 7. Sau đó, giá cả hai mặt hàng này cùng trượt dốc dài. Tuy
nhiên, với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong khủng hoảng, giá vàng
không sụt giảm quá mạnh. Trong khi đó, giá dầu, một hàn thử biểu của sức
khỏe kinh tế - đã “đánh mất” hơn 70% so với mức đỉnh nói trên.
Tựu chung, chỉ số giá Reuters/Jefferies CRB Index của 19 loại hàng hóa,
trong đó có vàng và dầu thô, đã giảm mất 38% tính từ đầu năm tới ngày
18/12/2008. Sự thay đổi quá nhanh chóng của bộ mặt và viễn cảnh kinh tế thế
giới, từ tích cực sang tiêu cực, là lý do chính dẫn tới sự tụt dốc này.
8. Năm chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu
Khủng hoảng tài chính, kéo theo sự đổ vỡ và nguy cơ đổ vỡ của nhiều tập
đoàn lớn trong ngành này, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đã
khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục rung chuyển trong năm 2008.
Cũng theo số liệu của Bloomberg, tính tới ngày 19/12/2008, thị trường chứng
khoán thế giới đã sụt giảm 46% giá trị so với hồi đầu năm, còn 32.000 tỷ
USD. Riêng tại thị trường Mỹ, tính tới ngày 17/12/2008, chỉ số Dow Jones đã
giảm 33,47%, chỉ số S&P 500 giảm 38,4%, còn chỉ số Nasdaq giảm 40,45%.
9. Bầu cử tổng thống Mỹ, cả thế giới đặt hy vọng vào chính sách kinh tế
của ông Barack Obama
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 được xem là một cuộc bầu cử lịch
sử trên nhiều phương diện như tính chất căng thẳng, mức độ tốn kém, tỷ lệ cử
tri đi bỏ phiếu… và đặc biệt việc là nước Mỹ đã bỏ phiếu để chọn vị tổng
thống da màu đầu tiên trong lịch sử của mình. Là người được lựa chọn trong

9
bối cảnh đất nước đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất, ông Obama lãnh sứ
mệnh phải tạo ra những thay đổi. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu của ông là
vực dậy nền kinh tế Mỹ khỏi thời kỳ suy thoái tồi tệ hiện nay và đẩy mạnh
các nỗ lực hợp tác chống khủng hoảng trên phạm vi quốc tế. Cả nước Mỹ hy

vọng và thế giới đang theo dõi các chính sách mà vị Tổng thống Mỹ thứ 44
này sẽ thực thi, nhất là chính sách kinh tế.
II. DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2009
Trong bối cảnh năm 2008 và những gì đã và đang diễn ra những tháng
đầu năm 2009, việc dự báo về nền kinh tế thế giới năm 2009 được đánh giá là
rất khó khăn với tất cả các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu, tư vấn và các
nhà kinh tế hàng đầu thế giới. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 được dự
báo sẽ ở mức thấp và là mức thấ
p nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển cũng như các nước đang phát
triển đều sút giảm nghiêm trọng. Kinh tế thế giới có thể phục hồi dần vào năm
sau, với điều kiện là các nước cần phải triển khai một loạt các chính sách
đồng bộ để ổn định tình hình tài chính, quy mô lại các hỗ trợ tài chính, từ
ng
bước cải thiện tình trạng tín dụng, hạ nhiệt thị trường nhà đất và giảm nhẹ
mức độ ảnh hưởng do sự sụt giảm của giá dầu thô và hàng hóa thiết yếu.
Hiện nay, nhiều chính sách đã được các nước đưa ra, nhưng thời gian
phát huy hiệu quả còn ngắn nên tình hình khủng hoảng tài chính vẫn tiếp diễn
và tăng trưởng kinh tế vẫn đang trong chiều hướng đi xuố
ng. Kinh tế thế giới
chỉ phục hồi bền vững nếu khu vực tài chính được phục hồi và các thị trường
chứng khoán được tháo gỡ khó khăn. Để đạt được mục tiêu này, nhiều nước
đã đưa ra các chính sách để khoanh vùng các khoản nợ xấu; lựa chọn các
công ty tài chính có thể đứng vững trong giai đoạn trung hạn và cung cấp các
dịch vụ công để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ngân hàng… bằng cách bơm
thêm vốn và chia nhỏ các đối tượng sản xuất. Chính sách tài chính, tiền tệ cần
được sử dụng linh hoạt để kích cầu, các chiến lược phát triển cần được xây
dựng có hiệu quả để đảm bảo sự bền vững của thị trường tài chính trong dài
hạn. Ngoài ra, để vượt qua cuộc khủng hoảng, các quốc gia trên thế giới đã có
những nhóm họp để hợp tác thống nhất quan đ

iểm và đưa ra những giải pháp,
định hướng chính sách đúng đắn, đồng thời cùng phối hợp hành động để thực
thi những giải pháp, chính sách này có hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trưởng tiếp tục đi xuống
1

Theo dự báo của IMF thì kinh tế toàn cầu năm 2009 được dự báo sẽ
giảm xuống mức -1,3%, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 60 năm
qua. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế phát triển trên thế giới
sẽ tăng trưởng âm 3,8% trong năm 2009, trong đó dự kiến kinh tế Mỹ tăng
trưởng âm 2,8%, Nhật Bản tăng trưởng âm 6,2%, Eurozone tăng trưởng âm
4%. Nề
n kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ từng bước phục hồi vào năm 2010


1
Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF

10
với mức tăng trưởng có thế đạt 1,9% nhờ các nỗ lực để giảm nhiệt thị trường
tín dụng cũng như việc phát huy các chính sách về tài chính tiền tệ. Tuy nhiên
triển vọng này không được đảm bảo chắc chắn, và thời gian cũng như tốc độ
phục hồi phụ thuộc nhiều vào các biện pháp chính sách mạnh mẽ
1
.
Biểu 1: Dự báo của IMF về tốc độ tăng trưởng GDP


Theo số liệu dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) thì tốc độ tăng
trưởng chung của kinh tế thế giới trong năm 2009 khả quan hơn số liệu trên

của IMF, với mức khoảng 0,9%, tuy nhiên, đây cũng là mức thấp nhất kể từ
năm 1970 đến nay. Ở các nước công nghiệp hóa, tốc độ
này chỉ còn 0,1%,
trong khi tại các nước đang phát triển là 4,5%, khu vực các nước Trung Đông
và Bắc Phi cũng bị giảm từ 5,8% xuống còn 3,9%. Năm 2009, tăng trưởng
kinh tế của các nước đang phát triển khó phục hồi do khủng hoảng tài chính
toàn cầu đã tác động tới nhiều lĩnh vực như sản xuất, công nghiệp, nông
nghiệp, tiêu dùng và xuất khẩu. Xuất khẩu giảm kéo theo sự sụt giảm của
nhi
ều ngành sản xuất khác và làm tăng tỉ lệ thất nghiệp cũng như số người
nghèo. Tăng trưởng của các nước đang phát triển sẽ giảm còn 4,6% (2009) so
với mức dự báo trước đây là 6,4%. Kinh tế Châu Á năm 2009 sẽ tăng trưởng
chậm lại, giảm còn 6,0% (so với mức dự đoán trước đây là 7,1%), kim ngạch
xuất khẩu của các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ giả
m 20%. Tuy nhiên, nhiều
nhà phân tích dự đoán rằng, kinh tế Châu Á vẫn có triển vọng sáng sủa, đóng
vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Giá hàng hóa và xăng dầu
giảm mạnh trên thị trường thế giới đã làm dịu lạm phát của khu vực, đặc biệt
đối với một số quốc gia Đông Nam Á – là những nước phụ thuộc rất nhiều
vào năng lượng và gạo nhập khẩu. Xu hướng này s
ẽ còn tiếp tục giảm trong
năm 2009, giúp giảm gánh nặng trợ cấp lương thực, thực phẩm và xăng dầu


1
Theo Dự báo phát triển kinh tế toàn cầu IMF (tháng 1 năm 2009)
Emerging and developing economies: Các nước đang phát triển
Advanced economies: Các nước phát triển



11
của Chính phủ các nước Đông Nam Á. Các nhà phân tích cho rằng nền kinh
tế thế giới sẽ thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2009, song tốc độ tăng
trưởng 0,9% dự báo còn nhiều bất ổn đang chờ đợi, khi mà tốc độ gia tăng
dân số toàn cầu trong giai đoạn 2005-2010 ở mức 1,1%.
Thị trường tài chính vẫn trong giai đoạn khó khăn
Tình hình thị trường tài chính vẫn còn rất khó khăn trong dài hạn mặc dù
một loạt các biện pháp, chính sách để hỗ trợ thêm vốn và giảm các rủi ro tín
dụng đã được triển khai. Khi dự báo kinh tế sụt giảm, thị trường vốn ở các
nước phát triển và các nước mới nổi đều tăng trưởng chậm chạp, thậm chí là
không tăng. Nhìn chung, đối với các nước phát triển, tình hình sẽ tiếp tục khó
khăn cho đến khi các chính sách nhằm tái cơ cấu lại khu vực tài chính, giải
quyết sự bất ổn đối với các khoản nợ phát huy tác dụng.
Trước tình hình tăng trưởng sụt giảm và sức ép lạm phát ngày càng dịu
đi, ngân hàng trung ương ở các nước mới nổi đang triển khai các biện pháp để
thực hiện việc cắt giảm lãi suất và tăng cung tín dụng. Lãi suất thị trường
trong ngắn hạn năm 2009 ở các nước này có thể đạt mức 0,75% điểm, thấ
p
hơn Mỹ, khu vực đồng Euro, Anh và phù hợp với mong đợi của thị trường.
Để đối phó với sự sụt giảm, Chính phủ nhiều nước đã công bố các gói
kích thích tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là gói kích thích
tài chính của nhóm nước G-20 năm 2009 sẽ vào khoảng 1,5% tổng GDP.
Thâm hụt ngân sách cũng được dự báo sẽ tăng do việc triển khai các công cụ
ổn định tự động; tổng doanh thu giá c
ả tài sản và mức tăng chi phí cho khu
vực tài chính có sự suy giảm.
Thị trường thế giới tác động nặng nề lên các nhóm nước đang phát
triển, mới nổi, thu nhập thấp
Tại các nước đang phát triển cũng như các nước có thu nhập thấp, tăng
trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính, giá cả hàng hóa

thấp, cầu nhập khẩu giảm và kéo theo là nhu cầu nội địa cũng giảm. Tăng
trưởng trong năm 2009 tại các nước này rất thấp trước khi phục hồi dần vào
năm 2010, dự báo tăng trưởng sẽ ở mức 1,6% trong 2009
1
và phục hồi mức
tăng trưởng 4% trong năm 2010. Các nước đang phát triển ở Châu Phi và một
số khu vực khác được chuẩn bị tốt để đối mặt với các thách thức khi thực hiện
các chính sách kinh tế vĩ mô hiện đại. Tuy nhiên châu lục này sẽ vẫn trong
tình trạng kém phát triển hơn các khu vực khác do tình trạng nghèo đói và
phải dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa.
Các nước đang phát triển ít tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế, vì
thế sự suy thoái tác động lên nền kinh tế của họ theo cơ chế gián tiếp. Trước
hết cơ hội xuất khẩu hàng hóa của họ sẽ bị giảm sút nhanh chóng do các nước
có thu nhập cao giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu (trong năm 2009, tốc độ giảm
nhập khẩu ở những nước này khoảng 8,8% so với mức tăng 10,9% trong năm


1
Năm 2007 là 8,3% và 6,1% trong năm 2008 (Số liệu báo cáo của IMF )

12
2008), các khoản tín dụng xuất khẩu bị cạn kiệt và phí bảo hiểm trở nên đắt
đỏ hơn. Hậu quả là sản xuất bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản,
người lao động bị mất việc, thị trường nội địa ế ẩm…
Các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đang trải qua thời
kỳ kinh tế suy giảm nghiêm trọng. Xuất khẩu trong năm 2009 dự báo sẽ giảm
6,4%, sụt giảm nghiêm trọng so với mức tăng trưởng xuất khẩu 6% năm
2008. Nguyên nhân này là do cầu xuất khẩu giảm và tình trạng căng thẳng của
thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là đối với những nước có thâm hụt cán
cân thanh toán vãng lai lớn. Cơ cấu kinh tế vững mạnh ở các nước mới nổi

giúp cho các chính sách phát huy được hiệu quả, hỗ trợ tăng trưởng, giúp
giảm thiểu tác động của những cú sốc từ bên ngoài. Do đó, mặc dù những
nước này sẽ phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng, dự báo tăng trưởng
(dự báo đạt 1,6%) của họ sẽ vẫn duy trì ở mức hiện tại hoặc thâm chí cao hơn
trong suốt thời kỳ sụt giảm của tăng trưởng kinh tế toàn cầu (dự báo giảm
1,3%). Điều này là bởi các nước có thu nhập thấp tham gia ít hơn vào thị
trường vốn thế giới nên khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới các nước này
thông qua cơ chế gián tiếp, bao gồm giảm kim ngạch xuất khẩu, giá hàng hoá
thấp, và giảm dòng tiền ngoại tệ.
Các nền kinh tế phát triển đang trải qua giai đoạn tăng trưởng thấp
nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II
Các nước phát triển cũng sẽ chịu ảnh hưởng khủng hoảng sâu rộng trong
năm 2009. Nhóm nước G-7 được dự báo là sẽ trải qua thời kỳ tăng trưởng ở
mức khiêm tốn. Với đà tăng trưởng âm, các biện pháp chính sách để giải
quyết những khó khăn của khu vực tài chính đến nay đã cho thấy những tác
động đối nghịch trong nền kinh tế vĩ mô, và triển vọng hồi phục kinh tế trước
giữa năm 2010 đang bị lùi lại. Đây là giai đoạn sụt giảm mạnh nhất kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ II, với mức thiệt hại về giá trị sản lượng cộng dồn có
thể so sánh với giai đoạn 1974-75 và 1980-82. Cuộc khủng hoảng tài chính
được cho là bắt đầu vào giữa năm 2008 tại châu Âu, Nhật và gần đây là từ
Mỹ. Cuộc khủng hoảng được dự báo sẽ lan rộng trong năm 2009 kéo theo sự
sụt giảm GDP ở các nước có thu nhập cao sụt giảm khoảng 3,8% vào năm
2009 và lấy đà phục hồi mức 0% năm 2010. Tuy nhiên, nếu các nước phát
triển tích cực thực hiện các biện pháp đồng bộ và toàn diện để từng bước hỗ
trợ, bình thường hóa thị trường tài chính, đồng thời thực thi các chính sách
điều chỉnh quy mô và cắt giảm lãi suất, dự báo kinh tế sẽ hồi phục vào cuối
năm 2009 và tăng trưởng 1% vào năm 2010.
Sự ổn định của thị trường nhà đất ở Mỹ cũng sẽ phần nào củng cố khả
năng phục hồi kinh tế trong thời kỳ này. Khi tình hình thị trường tài chính dần
được cải thiện vào giữa quý 2 năm 2009 và việc thực thi các chính sách và kế

hoạch có tính thuyết phục để phục hồi khu vực tài chính và các biện pháp hỗ
trợ kích cầu, thì tăng trưởng được dự báo sẽ khả quan hơn trong quí 3 năm
2010.

13
Tại khu vực đồng Euro, suy thoái kinh tế năm 2009 phản ánh rõ khi cầu
nhập khẩu giảm. Tại Nhật, ảnh hưởng của khủng hoảng đã làm cho xuất khẩu,
đầu tư doanh nghiệp và tiêu dùng cá nhân cùng giảm. Khu vực tài chính, mặc
dù không phải trung tâm của cuộc khủng hoảng cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng
nề và tăng trưởng chậm.
Sản lượng và thương mại toàn cầu tụt dốc vào cuối năm 2008.
1

Thương mại quốc tế được dự báo sẽ giảm mạnh với tổng kim ngạch xuất
khẩu toàn cầu giảm 11% năm 2009, phá vỡ mức đáy mức 1,9% của năm
1975. Cơ hội xuất khẩu của các nước đang phát triển sẽ giảm nhanh chóng do
khủng hoảng tại các nước có thu nhập cao và do các khoản tín dụng xuất khẩu
đang cạn dần cùng với bảo hiểm xu
ất khẩu đắt đỏ. Tăng trưởng chậm ở các
nước thu nhập cao ước tính sẽ làm giảm dòng ngoại tệ vào các nước đang
phát triển từ 2% xuống 1,8% GDP của các nước này. Tại các quốc gia, mức
sụt giảm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự biến động tỷ giá.
Cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp diễn và dường như các chính sách
đều chưa đẩy lùi đượ
c cuộc khủng hoảng này. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự
sụt giảm giá trị tài sản ở cả những nước phát triển và những nước đang phát
triển, làm giảm sự thịnh vượng của khu vực tư nhân, từ đó tạo sức ép lên tổng
cầu. Tình hình bất ổn về kinh tế khiến cho các doanh nghiệp và các hộ gia
đình tạm dừng chi tiêu, giảm nhu cầu tiêu dùng và mua sắm hàng hóa có giá
trị l

ớn. Cùng thời điểm, sự sụp đổ tín dụng lan rộng cũng đã ảnh hưởng đến
tiêu dùng của các hộ gia đình, từ đó làm cho sản lượng sản xuất và thương
mại giảm theo. Sản xuất của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ suy giảm
trong năm 2009, kéo theo sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Kim ngạch thương
mại quốc tế
, các dòng vốn và đầu tư sẽ thu hẹp. Hộ gia đình sẽ cắt giảm tiêu
dùng và doanh nghiệp sẽ cắt giảm đầu tư khi ngân hàng không muốn cho vay
do đang thua lỗ lớn.
Tình trạng tín dụng thắt chặt, dòng vốn yếu hơn tới các nước có thu nhập
trung bình và sự sụt giảm nghiêm trọng về cầu nhập khẩu của toàn cầu đều
được dự báo là các nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng tr
ưởng của các nước
đang phát triển. Nhu cầu nhập khẩu dự đoán sẽ giảm còn 12,1% tại các nước
có thu nhập cao trong năm 2009, trong khi dòng chảy vốn tới các nước đang
phát triển sẽ giảm từ 1000 tỷ USD trong năm 2007 xuống khoảng 530 tỷ USD
trong năm 2009, hay từ 7,7% xuống còn 3% tổng GDP của các nước đang
phát triển.
Giá cả tiếp tục biến động và lạm phát
2

Năm 2008, giá nhiều mặt hàng tăng đột biến, trong đó giá lương thực có
lúc tăng hơn 100% và giá dầu thô lên đến 147 USD/thùng. Hậu quả của tình
trạng này là người tiêu dùng tại các nước đang phát triển phải chi thêm 680 tỉ


1
Dự báo Tăng trưởng kinh tế toàn cầu của IMF (tháng 4/2009)
2
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB)


14
USD trong năm 2008, đẩy thêm 130 đến 155 triệu người vào cảnh nghèo đói.
Cũng từ đó đã phát sinh tình trạng lạm phát. Ở hầu hết các nước đang phát
triển, tỷ lệ lạm phát từ 5% trở lên và hơn 50% trong số đó có tỷ lệ lạm phát
lên đến hai con số. Sức ép lạm pháp đang lắng xuống. Tuy nhiên, sang năm
2009, tình hình giá cả hàng hóa có biến động giảm đã làm dịu sức ép lạm
phát. Tại các nướ
c phát triển, lạm phát dự báo sẽ giảm từ mức 3,25% năm
2008 xuống mức kỷ lục 0,25% năm 2009, trước khi tăng lên mức 0,75% năm
2010. Hơn nữa, một số nước phát triển được dự báo đang trải qua thời kỳ giá
cả hàng hóa tăng thấp (thậm chí là âm). Tại các nước mới nổi và nước đang
phát triển, lạm phát cũng được dự báo giảm từ mức 9,5% năm 2008 xu
ống
5,75% năm 2009 và 5% năm 2010,.
Tăng trưởng toàn cầu sụt giảm làm đảo ngược xu thế bùng nổ giá cả
hàng hóa. Sự đình trệ của tổng cầu đã làm giảm giá cả hàng hóa. Mặc dù cho
cắt giảm sản xuất và những căng thẳng chính trị, giá dầu đã giảm khoảng 60%
so với mức đỉnh đạt hồi tháng 7 năm 2008, mặc dù vẫn còn ở mức cao so với
những năm 1990. Dự báo của IMF về mức giới hạn của giá xăng dầu sẽ điều
chỉnh xuống mức 50 USD/thùng vào năm 2009, (theo Worldbank là mức bình
quân 75 USD/thùng) 60 USD/thùng vào năm 2010 và có thể ở mức thấp hơn.
Năm 2009, do sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ làm cho quan hệ cung – cầu
dầu mỏ đỡ căng thẳng, song nhiều yếu tố làm tăng giá dầu khác vần còn, nên
giá dầu mỏ vẫn có thể tăng đột biến và bấp bênh. Giá dầu giảm trong những
tháng cuối năm 2008 chỉ là tạm thời; xu hướng tăng giá vẫn tồn tại do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do việc khai thác dầu trở nên
khó khăn hơn và những hạn chế về công nghệ cũng làm giảm nguồn cung.
Theo đánh giá trữ lượng dầu mỏ trên thế giới chỉ đủ khai thác trong khoảng
40 năm nữa. Do vậy, những biến động giá dầu mỏ sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng
đến kinh tế toàn cầu. Giá kim loại và thực phẩm được đánh giá là sẽ thấp hơn

mức tăng trưởng gần đây, giảm xuống 23% và 26% so với mức năm 2008
(theo dự báo của Worldbank). Các mức giá này đã tác động đến triển vọng
tăng trưởng ở một loạt nước xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên giá cả hàng hoá
sẽ duy trì ở mức ổn định tương đối thấp nhất của những năm 1990. Giá hàng
hoá thấp sẽ giảm thiểu gánh nặng lên một khu vực người nghèo (đáng chú ý là
khu vực nông thôn) nơi sức mua đã giảm mạnh do giá thực phẩm và nguyên
liêu tăng cao. Giá cả thấp cũng hỗ trợ giảm thiểu lạm phát. Theo đó giá thực
phẩm và giá năng lượng tăng nhanh trong suốt năm 2007 và quý I năm 2008
là nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng cao trên toàn cầu. Một số dấu hiệu
hồi phục sẽ xuất hiện khi thị trường nhà ở tại Mỹ đi dần đến ổn định, có
những tiến bộ trong việc dàn xếp nợ vay giữa các nước chủ nợ và con nợ, các
điều kiện về tín dụng được nới lỏng nhờ các khoản tiền khổng lồ được các
Chính phủ tung ra để cứu vãn nền kinh tế. Thách thức đối với các nhà hoạch
định chính sách kinh tế không chỉ là việc ngăn ngừa khủng hoảng kinh tế và
làm giảm nhẹ đà suy thoái, mà còn phải đảm bảo được vị trí tái xuất phát
thuận lợi khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục. Đối với các nước đang phát triển,
điều này có nghĩa là phải phản ứng một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn

15
trước những dấu hiệu suy yếu của hệ thống ngân hàng trong nước và nếu cần,
phải viện đến sự hỗ trợ quốc tế. Mặt khác, với đà gia tăng dân số ảnh hưởng
mạnh đến tốc độ tăng trưởng chưa kịp hồi phục, các nước đang phát triển
cũng cần có kế hoạch nâng cao sản lượng nông nghiệp bằng cách mở rộng
đường sá nông thôn, gia tăng các nỗ lực nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp.
Triển vọng về sự bất ổn, bất thường
Nguy cơ sụt giảm vẫn tiếp tục thống trị, khi mà quy mô và tốc độ của
cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang đẩy nền kinh tế toàn cầu vào dòng chảy
bất ổn. Chỉ khi các biện pháp tài chính thắt chặt mạnh mẽ hơn thì mới đủ tiềm
lực để giải quyết các bất ổ

n có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu.
Ngoài ra, nguy cơ giảm phát đang gia tăng ở các nước phát triển, trong khi
khu vực doanh nghiệp của các nước mới nổi có thể bị ảnh hưởng nặng nề do
bị hạn chế trong việc tiếp cận nền tài chính bên ngoài. Hơn nữa, trong khi các
chính sách tài chính nhằm hỗ trợ ngắn hạn, việc công khai các khoản nợ ngày
càng gia tăng cũng có thể gây ra những phả
n ứng trái chiều của thị trường, trừ
phi Chính phủ xác định chiến lược để duy trì ổn định dài hạn.
Bên cạnh đó cũng có yếu tố khả quan hơn. Cụ thể là, tình hình thị trường
tài chính toàn cầu có thể cải thiện nhanh hơn dự đoán nhờ các biện pháp,
chính sách mạnh mẽ. Điều này sẽ thúc đẩy tiêu dùng và niềm tin của khu vực
doanh nghiệp, từ đó giảm nhẹ
sức ép tín dụng và làm cho tăng trưởng toàn
cầu được cải thiện.
Các nỗ lực chính sách bổ trợ và mạnh mẽ cần được triển khai
Các nỗ lực chính sách đến nay đã giải quyết những nguy cơ bất ổn của
thị trường tài chính trước mắt, nhưng vẫn còn quá nhỏ bé để có thể giải quyết
những bất ổn về khả năng thanh toán trong dài hạn của các thể
chế tài chính.
Quá trình xem xét về các khoản nợ và tái cấu trúc các khoản nợ xấu vẫn chưa
được hoàn thành. Do đó, chính sách tài chính cần tập trung hơn để thúc đẩy
quá trình xác định những khoản nợ tín dụng và hỗ trợ cho các thể chế tài
chính. Cụ thể, cần phải có biện pháp với các ngân hàng mất khả năng thanh
toán, thành lập các cơ quan công lập để giải quyết các khoản nợ xấu, tiếp cận
các ngân hàng non yếu và bả
o vệ các tài sản công.
Chính sách tiền tệ vẫn là chính sách quan trọng. Các ngân hàng trung
ương ở một số nước đang sử dụng lãi suất 0% để kích cầu tiêu dùng và đầu
tư. Việc này có tính hỗ trợ nhất định đối với tăng trưởng thế giới.
Mặc dù suy giảm kinh tế toàn cầu có thể kéo dài, nhưng người ta cũng

nhận thấy có một số yếu tố tích cực có thể giúp hồi phục kinh t
ế trong thời
gian tới. Các yếu tố này bao gồm động thái ổn định khu vực nhà ở tại Mỹ; các
biện pháp tích cực để giải quyết các khoản nợ và đẩy mạnh cân đối giữa ngân
hàng và các hộ gia đình; các gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ được triển
khai và các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại thị trường vốn; khoản thu nhập cá

16
nhân tăng (bù đắp bởi giá thực phẩm và giá nguyên liệu thấp) với xu hướng
tiêu dùng; và chính sách tài chính tiền tệ cũng như các biện pháp giảm lạm
phát, chi tiêu của Chính phủ nhằm hỗ trợ giá lương thực và khí đốt.
Cụ thể tình hình phát triển của các khu vực kinh tế trên thế giới như
sau:
1. Châu Á
1.1. Đông Á – Thái Bình Dương
Theo World Bank, những biến động của tình hình kinh tế thế giới đã tác
động mạnh mẽ đế
n nền kinh tế các nước Đông Á và khu vực Châu Á Thái
Bình Dương trong năm 2008, khiến tốc độ tăng trưởng GDP giảm đi nhanh
chóng, từ 10,5% năm 2007 xuống 8,5% năm 2008. Sự biến động lên xuống
liên tục của giá dầu và các loại hàng hoá khác đã ảnh hưởng sâu rộng với
nhiều mức độ khác nhau đối với các quốc gia trong khu vực này, từ những
nước xuất khẩu khoáng sản như Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea và
Việt Nam, đến nh
ững nước xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Philipin,
Indonesia và Malaysia. Kinh tế Mỹ suy thoái cùng với nhu cầu nhập khẩu của
Nhật Bản giảm bắt đầu ảnh hưởng tới tăng trưởng xuất khẩu của khu vực và
đẩy thương mại các nước trong khu vực vào một giai đoạn tồi tệ.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu từ tháng 8 năm 2007 liên quan
tới nhà đất

đã lan rộng thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 10
năm 2008, làm nảy sinh những nguy cơ lớn đối với nền kinh tế các nước
thuộc khu vực Đông Á. Thị trường chứng khoán bị tác động nặng nề, khoản
nợ các công ty ngày càng tăng lên, tỉ giá hối đoái giảm nhanh chóng, luồng
vốn đầu tư trong khu vực giảm đi một nửa trong suốt 9 tháng đầu năm 2008.
Sự suy giảm c
ủa đầu tư kéo theo sự suy giảm về sản xuất, việc làm, thu nhập
của các hộ gia đình và tăng trưởng GDP.
Tăng trưởng GDP của các nước trong khu vực cũng khác biệt nhau.
Trung Quốc tăng trưởng chỉ 9,0% so với 13% năm 2007, trong đó đầu tư và
xuất khẩu giảm sút rõ rệt. Các quốc gia thuộc ASEAN5 gồm Indonesia,
Malaysia, Philipin, Thái Lan và Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình là
4,9% trong năm 2008 so với 6,3% năm 2007. Tăng trưởng củ
a Việt Nam
giảm 2 điểm % xuống còn 6,2% do giá dầu và các hàng hoá phi dầu mỏ sụt
giá đột biến. Chỉ một vài quốc gia khác có mức tăng trưởng thấp hơn từ 3,7%
- 5,1% như Papua New Guinea và Fiji do hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu
dầu mỏ.
Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra thì đã có những
dấu hiệu cho thấy kinh tế trong khu vực sẽ rơi vào giai đoạn khó kh
ăn. Ở
Trung Quốc, tăng trưởng GDP trong quý 3 năm 2008 chỉ đạt 9% so với 11,2
% cùng kỳ năm 2007 và là quý thứ 5 suy giảm liên tiếp. Tình hình của
Malaysia và Thái Lan còn tồi tệ hơn thế. Từ quý 4 năm 2007 đến quý 2 năm
2008, tăng trưởng GDP của Thái Lan giảm từ 7,1% xuống còn 2,9%; của

17
Malaysia giảm từ 6,7% xuống còn 4,2% chủ yếu do hoạt động xuất khẩu và
tiêu dùng cá nhân giảm sút. Tuy nhiên, Indonesia lại tăng trưởng đôi chút nhờ
doanh thu từ xuất khẩu hyđrocacbon, gryxelin và dầu mỏ với giá cao.

Dự kiến, tốc độ tăng GDP trong khu vực chỉ đạt 3,3% trong năm 2009,
còn tồi tệ hơn giai đoạn khủng hoảng năm 1997 – 1998: xuất khẩu giảm từ
8,3% năm 2008 xuống còn 2,6%: đầu tư giả
m nhẹ xuống còn 7% (do tăng
trưởng của Trung Quốc).
Các nước Đông Á (trừ Trung Quốc) được hưởng lợi từ việc giá nhiên
liệu, lượng thực tăng cao từ năm 2005 đến giữa năm 2008. Trong khoảng thời
gian này, hoạt động ngoại thương của Việt Nam tăng lũy kế 10,3%, của
Indonesia tăng 4% và Malaysia là 4,8%.
Giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh đã khiến cho lạm phát leo thang
từ 5,7% n
ăm 2007 lên 11,9% vào tháng 7 năm 2008. Chỉ số lạm phát 8,2%
trong tháng 9 cho thấy giá hàng tiêu dùng đang giảm dần và hoạt động ngoại
thương có chuyển biến tích cực từ giữa năm 2008. Lạm phát giá tiêu dùng ở
Trung Quốc cũng giảm đáng kể từ 8,5% trong tháng 4 xuống 4% trong tháng
10 năm 2008.
Cuộc khủng hoảng lan rộng từ Mỹ đến Nhật Bản và khu vực Châu Âu
trong suốt quý II năm 2008 bắt đầu ảnh hưởng tới hoạt độ
ng xuất khẩu của
các nước trong khu vực, trong đó Trung Quốc giảm 20% vào tháng 10, thấp
hơn 10% so với đầu năm 2007. Xuất khẩu của Hồng Kông cũng chịu ảnh
hưởng của Trung Quốc, giảm đi một nửa xuống còn 5%. Đài Loan, Singapore
cũng lâm vào tình trạng tương tự do nhu cầu về các sản phẩm công nghệ cao
giảm sút. Do suy thoái của các nước thuộc tổ chức OECD ngày càng nghiêm
trọng, khối lượng xu
ất khẩu của các nước Đông Á năm 2009 có khả năng
giảm mạnh, trong đó Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chỉ đạt 4.2%
so với mức 10,1% năm 2008.
Cũng theo IMF, cán cân thanh toán của các nước trong khu vực sẽ mất
cân bằng do giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao và xuất khẩu tăng chậm

trong bối cảnh vốn và tỉ giá hối đoái biến động phức tạp. Dòng v
ốn đổ vào
Trung Quốc vẫn duy trì ở mức khá, trong khi dòng vốn đổ vào các quốc gia
khác lại không ổn định. Đồng tiền các quốc gia cũng chịu áp lực nặng nề
khiến các ngân hàng Trung ương phải can thiệp hỗ trợ (ví dụ như Việt Nam).
Đồng Won của Hàn Quốc mất giá do thâm hụt cán cân thanh toán, hậu quả
của tình trạng khó khăn trong hoạt động ngoại thương. Biến động của tỉ giá
hối
đoái danh nghĩa tác động tới tỉ giá hối đoái thực tế, theo đó đồng nhân dân
tệ của Trung Quốc và đồng tiền các quốc gia Đông Nam Á liên tục tăng giá.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 của khu vực chỉ đạt 6,8% năm
2008. Cầu thị trường xuất khẩu giảm làm ảnh hưởng tới xuất khẩu nhưng
trong một số trường hợp có thể giả
m thiểu tác động bằng các chính sách vĩ
mô và các biện pháp giảm giá tiền tệ. Đầu tư chỉ đạt mức khiêm tốn chủ yếu
do triển vọng xuất khẩu xấu đi, tiêu dùng giảm do giá nhiên liệu và lương

18
thực vẫn ở mức cao. Triển vọng trong tương lai tình hình có nhiều dấu hiệu
khả quan hơn.
Trong nửa đầu năm 2008 chỉ số giá cả tăng cao, chủ yếu do giá lương
thực và nhiên liệu. Những dấu hiệu gần đây cho thấy, áp lực lạm phát đã giảm
đi đáng kể. Ở Trung Quốc chỉ số giá cả giảm nhẹ, do các điều kiện về cung
c
ủa mặt hàng lương thực đã được bình thường hóa. Mặc dù giá lương thực và
nhiên liệu có xu hướng giảm dần trong những tháng tới và tăng trưởng sẽ ổn
định thì về ngắn hạn, lạm phát vẫn giữ ở mức cao. Năm 2008, chỉ số lạm phát
của khu vực là 7,25%, dự kiến năm 2009 sẽ giảm xuống mức 6%.
Các nước đối phó với tình hình lạm phát theo những cách khác nhau.
Một số

quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng tỉ lệ lãi
suất (như In-đô-ne-si-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam), tăng
cường tỉ lệ dự trữ bắt buộc (như Cam-pu-chia và Việt Nam) và tạo ra các điều
kiện để tăng biên độ của tỉ giá hối đoái (như Sing-ga-po). Gần đây, Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ thấp biên độ lãi suất cho vay và giảm t
ỉ lệ
dự trữ bắt buộc do quan ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại. Hàn Quốc cũng
can thiệp vào thị trường hối đoái bằng cách củng cố đồng tiền của mình. Một
số quốc gia cũng thực hiện nới lỏng chính sách tài khoá và điều này cho thấy
việc trợ cấp đối với nhiên liệu tăng lên. Mặc dù một số quốc gia tă
ng giá phân
phối nhiêu liệu như Trung Quốc, Malaysia, và Việt Nam) nhưng giá nhiên
liệu vẫn không tăng nhiều (trừ Việt Nam) so với mức tăng chung của thế giới.
Một số quốc gia xuất khẩu gạo trong khu vực như Cam-pu-chia, Trung Quốc
và Việt Nam đã đưa ra những biện pháp như quota xuất khẩu, hạn chế xuất
khẩu hay thuế để tăng cung và hạ giá mặt hàng lương thực cho thị trườ
ng nội
địa, khiến cho áp lực giá cả các mặt hàng này trên thị trường thế giới càng
tăng.
Khó khăn chủ yếu trong chính sách của các quốc gia là làm sao có thể
vừa giải quyết những khó khăn trước mắt của nền kinh tế và tài chính thế giới
vừa phải tính đến những rủi ro về lạm phát. Những ưu tiên trong chính sách
đã có những thay đổi đáng kể, mặc dù vẫn còn có sự khác biệt giữa th
ực trạng
các quốc gia trong khu vực.
Tóm lại, cầu nội địa của hầu hết các quốc gia trong khu vực đều giảm đi
nhanh chóng và một số chính sách thắt chặt đã được đưa ra áp dụng. Tuy
nhiên, việc áp dụng các biện pháp tài khoá khi cần thiết cũng phải áp dụng
một cách cẩn trọng, bởi kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy những chính
sách này phải cần có thời gian và đôi khi không đem lại kết quả

như mong
muốn.
Một số quốc gia dự kiến có tăng trưởng kinh tế vững mạnh hơn thì các
chính sách vĩ mô cũng vẫn cần phải thực thi theo hướng thắt chặt (như In-đô-
nê-xia và Việt Nam). Chính sách tiền tệ thắt chặt là ưu tiên hàng đầu để hạn
chế lạm phát và trong một số trường hợp cần phải kết hợp với tính linh hoạt
của tỉ giá h
ối đoái và các chính sách tài khoá. Việc hạn chế tài khoá sẽ giúp

19
giảm áp lực lạm phát đặc biệt ở các quốc gia tăng mức trợ cấp cho lương thực
và nhiên liệu.
- Nhật Bản:
Mặc dù trong quý I năm 2008, kinh tế Nhật Bản có tăng trưởng đôi chút,
song giá hàng hoá tiêu dùng tăng và nhu cầu của các thị trường xuất khẩu
giảm đã đặt gánh nặng lên toàn bộ nền kinh tế. Trong quý 2 năm 2008, tốc độ
tăng trưởng kinh tế dự kiến chỉ
đạt 3% và trên thực tế, chỉ đạt dưới 1% trong
suốt 4 quý qua. Nền kinh tế Nhật suy giảm trong thời gian qua, chủ yếu do
tiêu dùng và đầu tư, trong khi hoạt động xuất khẩu rơi vào giai đoạn tồi tệ.
Những dấu hiệu gần đây cho thấy tình hình kinh tế Nhật trong thời gian
tới còn ảm đạm hơn rất nhiều. Nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn như
M
ỹ, Châu Âu giảm sút mạnh; chi phí đầu vào gia tăng và những kỳ vọng về
lợi nhuận hầu như không có, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp. Thêm vào đó, giá lương thực thực phẩm và năng lượng
tăng cao, cùng với mức lương ngày càng đi xuống, đã làm chi tiêu của người
dân giảm xuống mức thấp nhất. Mặc dù so với các nướ
c khác, Nhật Bản đã
sớm tiến hành những điều kiện tài chính thắt chặt, song cũng không ngăn

được sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, do những quan ngại về triển
vọng kinh tế tương lai.
Mức lạm phát năm 2008 cao hơn năm 2007 trên 2%, chủ yếu do giá
lương thực, thực phẩm và năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, nếu không tính giá
lương thực, thực phẩm và nă
ng lượng thì lạm phát chỉ là 0%. Về ngắn hạn,
lạm phát dự kiến sẽ tăng cao hơn, nhưng về dài hạn, thì sẽ hoàn toàn được
kiểm soát.
So với các quốc gia phát triển khác, thì hoạt động ngoại thương của Nhật
Bản giảm sút mạnh nhất. Một số yếu tố có thể được xem xét để tác động tích
cực tới ngoại thương của Nhật Bản. Trước tiên, hoạ
t động xuất khẩu mạnh mẽ
sang thị trường các quốc gia mới nổi và đang phát triển sẽ phần nào bù đắp sự
giảm sút của ngoại thương Nhật Bản. Thứ hai, mặc dù Nhật Bản không phụ
thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, song nước này cũng phải tính đến tính hiệu
quả của loại dầu mỏ được sử dụng trong nước. Và cuối cùng, các
điều kiện về
tài chính tiền tệ, cũng cần phải được xem xét và điều chỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật trong năm 2008 giảm 0,6%, thấp
hơn nhiều so với kỳ vọng và dự kiến năm 2009 sẽ tiếp tục suy giảm với mức
6,2%. Về ngắn hạn, Nhật Bản sẽ tiếp tục phải đối mặt vớ
i những khó khăn,
như dân số già đi và nợ của dân chúng tiếp tục tăng lên. Hơn thế nữa, Chính
phủ Nhật lại có vẻ hơi chậm trong việc thực hiện các chính sách nhằm củng
cố tài khoá trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm liên tục, ngân sách Chính
phủ thâm hụt và việc trì hoãn thực hiện tăng thuế tiêu dùng. Vào cuối tháng 8
năm 2008, Chính phủ Nhật đã tiến hành thực hiện Gói kích thích kinh tế
,
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quy mô còn hạn chế và việc
xây dựng một chính sách tài khoá thích hợp nhằm đáp ứng chi tiêu chính phủ


20
ngày một tăng lên, do áp lực về tiền lương hưu cho người lao động vẫn phải
là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế trung hạn. Những kế hoạch
của Chính phủ Nhật hiện nay cần phải được thực thi hiệu quả hơn nhằm hạn
chế tình trạng vay nợ của dân chúng và đạt được sự cân bằng về tài khoá tới
năm 2010.
Như hầu hết các quốc gia khác, kinh tế
Úc và New Zealand cũng suy
giảm đáng kể sau một thời gian dài phát triển do bùng nổ thị trường nhà đất
và hàng tiêu dùng. Lạm phát lên cao tới mức kỷ lục. Chính phủ hai quốc gia
này phải đối phó tình trạng khó khăn bằng cách thực hiện các chính sách tiền
tệ thắt chặt, nhờ đó áp lực về cầu nội địa giảm đi đáng kể. Tốc độ tăng trưởng
GDP thực tế của Úc xuố
ng dưới mức dự kiến, chỉ đạt 2,1% năm 2008 so với
mức 4,0% năm 2007 và dự kiến sẽ giảm 1,4% năm 2009. Việc điều hoà cầu
thị trường nội địa và thắt chặt điều kiện tín dụng đã khiến Ngân hàng dự trữ
của Úc và New Zealand phải nới lỏng chính sách tiền tệ.
1.2. Nam Á
Tăng trưởng GDP ở khu vực Nam Á giảm sút rõ rệt trong năm 2008, chỉ
đạ
t mức 7,0%, giảm 1,7% so với năm 2007. Trong đó, tăng trưởng GDP năm
2008 của Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh lần lượt là 7,3%; 6,0% và 5,6%.
Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Mỹ và Châu Âu từ giữa tháng 9
năm 2008 đã gây ra những rối loạn về tài chính tại thị trường các nước mới
nổi, trong đó có các nước Nam Á. Tăng trưởng GDP của khu vực này cũng đã
bắt đầu giảm sút, ngay từ trước khi diễn ra cuộ
c khủng hoảng tài chính toàn
cầu với các dấu hiệu như: áp lực lạm phát tăng và điều kiện tín dụng thắt chặt,
đồng thời nhu cầu của các thị trường bên ngoài giảm và giá hàng hóa thế giới

tăng cao khiến cho hoạt động ngoại thương bị ảnh hưởng. Tác động đầu tiên
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với các nước Nam Á là những
biến động sâu sắc trên th
ị trường chứng khoán. Tại Ấn Độ, Pakistan và Sri
Lanka, thị trường chứng khoán giảm 57%, 39% và 35% tương ứng. Đặc biệt,
tại Pakistan, việc hạn chế bán chứng khoán được áp dụng từ tháng 8 đã có tác
dụng đáng kể trong việc ngăn chặn các nhà đầu tư bán tống bán tháo để rút
khỏi thị trường và hạn chế các nhà đầu tư mới. Chứng khoán giảm giá là yếu
tố chính khiến đồng tiền các qu
ốc gia trong khu vực bị mất giá, trong đó đồng
tiền của Ấn Độ, Pakistan và Nepal giảm tương ứng là 21%, 30% và 21% so
với đồng đô la Mỹ, kể từ tháng 11 năm 2008. Đồng Rupee của Sri Lanka mất
giá gần 2% khi Ngân hàng Trung ương cho phép neo giá theo đồng đô la Mỹ
và bắt đầu điều chỉnh từ cuối tháng 10 năm 2008. Ngược lại, đồng taka của
Bangladesh lại tăng giá nhẹ (khoảng 2%) cùng thời gian này.
Trong khi đó, ngành ngân hàng của các n
ước trong khu vực lại nằm
ngoài cuộc khủng hoảng. Đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính lên toàn bộ nền kinh tế khi tài chính của các doanh nghiệp, các khoản
vay của hộ gia đình và tín dụng đối với xuất khẩu đã trở thành những vấn đề
khó có thể kiểm soát, cho thấy đã có những dấu hiệu nhu cầu của thị trường

21
nội địa và thị trường xuất khẩu đều giảm sút. Xuất khẩu trong tháng 10 của
Ấn Độ giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu sự suy giảm liên tục từ
27% trong tháng 8 xuống còn 10% trong tháng 9. Xuất khẩu của Sri Lanka
cũng giảm mạnh (- 9,4% trong tháng 9), ngược với mức tăng 24,1% và 16,6%
trong tháng 7 và 8.
Cán cân thương mại thâm hụt do ảnh hưởng của giá dầu và các hàng hóa
tiêu dùng khác tăng cao trên phạm vi toàn cầu và lên tới đỉnh điể

m vào giữa
năm 2008. Điều này ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng kinh tế của khu vực
và là yếu tố chính khiến cho cán cân thanh toán của khu vực thâm hụt nặng
nề. Giá hàng hóa tăng cũng tạo áp lực về lạm phát. Giá các mặt hàng tăng, đặc
biệt là lương thực, thực phẩm, dầu mỏ, năng lượng chi phối lớn đến chi tiêu
của các hộ gia đình, trong đó nhữ
ng hộ có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều
nhất. Chính phủ của một số quốc gia đã nỗ lực giảm thiểu tác động của giá cả
hàng hóa tới nền kinh tế bằng cách trợ cấp cho thị trường nội địa và điều này
đã đặt gánh nặng lên chính sách tài khóa. Các điều kiện tín dụng thắt chặt, cầu
giảm, giá hàng hóa tăng và niềm tin của dân chúng giảm sút đ
ã khiến cho tiêu
dùng và đầu tư giảm sút. Tốc độ tăng trưởng đầu tư đã suy giảm một con số
sau thời gian tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ở Ấn Độ tốc
độ tăng trưởng của tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều suy giảm do
chính sách kinh tế tiền tệ thắt chặt, lạm phát gia tăng, thâm hụt tài khóa và cán
cân thanh toán. Khủng hoảng kinh t
ế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ tới thị
trường chứng khoán của Ấn Độ và khiến cho đồng Rupee mất giá. Nhiều nhà
đầu tư nước ngoài đã rút khỏi Ấn Độ.
Ở Pakistan kinh tế suy giảm trầm trọng trong suốt năm 2008 với mức
lạm phát rất cao và thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề. Thêm vào đó, những
rối loạn về chính trị và những quan ngại về tình hình an ninh sau đó là những
nhân tố tác động tới kinh tế của Pakistan. Trước khi đạt được thỏa thuận với
IMF về một khoản tín dụng vào giữa tháng 11 năm 2008, Pakistan gần như
rơi vào tình trạng khủng hoảng về thanh toán. Nền kinh tế của nước láng
giềng Afganistan cũng trên đà suy thoái, do sản lượng nông nghiệp giảm sút,
giá lương thực trên thị trường quốc tế tăng mạnh và chính sách hạn chế xuất
khẩu lúa mỳ
do chính quyền Parkistan áp đặt. Tốc độ tăng trưởng GDP của

Bhutan đạt 14,4% năm 2008, giảm nhẹ so với mức 17% năm 2007 do tác
động của dự án năng lượng TALA.
Trái ngược với các nước khác trong khu vực, Bangladesh có tốc độ tăng
trưởng khá do nhu cầu nội địa tăng mạnh và xuất khẩu dệt may tăng trong nửa
đầu năm 2008. Tăng trưởng của Sri Lanca khá ổn định nhờ sản lượng nông
sản và xu
ất khẩu chè tăng mạnh. Trong khi thị trường chứng khoán bị tác
động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì đồng Rupee của Sri
Lanca vẫn không bị mất giá so với đồng USD.
Dòng FDI vẫn duy trì ở mức khá trong nửa đầu năm 2008 ở khu vực này.
Ở Ấn Độ, FDI chiếm 3% GDP trong năm 2008 cao hơn mức 1,4% năm 2007.

22
FDI vào Pakistan vẫn đạt mức 3,7% như năm 2007 nhưng có khả năng sẽ suy
giảm. FDI của Sri Lanca và Bangladesh đạt 1,7 và 1% GDP.
Thâm hụt tài khóa của các nước trong khu vực Nam Á nhìn chung đều
lớn hơn mức 4,5% GDP, dự kiến đạt 8,5% ở Ấn Độ, 7,5% ở Pakistan và Sri
Lanca. Thâm hụt ngân sách năm 2008 ở khu vực khá lớn. Ở một số quốc gia
như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan chính sách trợ cấp đã làm thay đổi quan
điểm của các Chính phủ theo hướ
ng phải củng cố chính sách tài khóa. Theo
đó, các nước trong khu vực bắt đầu cắt giảm các khoản chi tiêu.
Với mức lãi suất thấp, thậm chí ở mức âm, chính sách tiền tệ đã trở thành
vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia ở khu vực Nam Á. Trước khi cuộc khủng
hoảng tài chính diễn ra, một số quốc gia đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt bằng cách tăng mức lãi suất (
Ấn Độ) hay cắt giảm tín dụng (Sri Lanca)
nhằm giảm thiểu áp lực lạm phát. Tuy nhiên, khi những khó khăn về tín dụng
lộ rõ, các cơ quan chuyên trách về tiền tệ của các nước trong khu vực đã
nhanh chóng tăng cường tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng bằng một

loạt các biện pháp, trong đó có việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất.
Triển vọng trung hạn
Xét về trung hạ
n, tình hình kinh tế của các nước trong khu vực còn nhiều
bất ổn. Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2009 của khu vực chỉ đạt 4,3%, giảm
nhẹ so với mức 7,0% của năm 2008. Trong đó, GDP của Ấn Độ, Pakistan và
Bangladesh lần lượt là 4,5%; 2,5% và 5,0%.
Những bất ổn của khu vực tài chính sẽ làm nảy sinh những rủi ro tiềm
ẩn, làm ảnh hưởng tới triển vọng FDI, đặc biệt là ở Ấ
n Độ và Pakistan. Đồng
thời các yếu tố này cũng làm cho đầu tư tư nhân giảm sút. Giá chứng khoán đi
xuống cũng tác động xấu tới tài sản của các nhà đầu tư, đặc biệt là ở Ấn Độ
với mức vốn hóa thị trường đạt 160% GDP năm 2007 và 90% năm 2006, và
thị trường nhà đất bắt đầu giảm nhiệt.
Nhu cầu của thị trường nước ngoài đang suy giả
m sẽ làm cho xuất khẩu
của các nước trong khu vực tăng trưởng chậm lại, bao gồm cả lĩnh vực dịch
vụ. Sự bất ổn của ngành công nghệ thông tin và truyền thông sẽ ảnh hưởng
lan tỏa tới các hoạt động của khu vực tài chính, sự bất ổn của nguồn thu từ
xuất khẩu quần áo và hoạt động du lịch sẽ ảnh hưởng tới chi tiêu.
Tuy nhiên, giá cả
hàng hóa thế giới dự kiến sẽ giảm, sẽ có lợi cho các hộ
gia đình và chính phủ, đồng thời làm giảm chi phí nhập khẩu, thúc đẩy hoạt
động ngoại thương. Thâm hụt cán cân thanh toán của khu vực dự kiến sẽ thu
hẹp. Thêm vào đó việc giảm giá của đồng tiền các nước so với đồng USD như
ở Ấn Độ, Pakistan và Nepal sẽ nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động xuất
khẩu.
Để
giải quyết những khó khăn do khủng hoảng tài chính gây ra, Chính
phủ các nước Nam Á đang theo đuổi các biện pháp linh hoạt. Các chính sách

tiền tệ luôn được coi là yếu tố chủ chốt để đối phó với cuộc khủng hoảng.

23
Chính phủ các nước có thể nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư công
thông qua một loạt các chương trình nhằm tác động trực tiếp đến thu nhập của
người nghèo. Thêm vào đó, nếu hiệu quả của các chính sách tiền tệ và tài
khóa bị hạn chế, có thể thực hiện các chương trình cải cách, đổi mới về cơ cấu
nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn, ví dụ như: nâng
cao hiệ
u quả quản lý nhà nước về khu vực công, đẩy mạnh đầu tư vào những
ngành có thể góp phần ổn định nền kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng của nền
tài chính. Việc tiếp tục các chương trình đầu tư hiện tại sẽ góp phần khuyến
khích các hoạt động đầu tư và tạo ra cơ hội để phục hồi nền kinh tế.
2. Châu Âu
Châu Âu bị
ảnh hưởng nặng nề bởi một loạt các yếu tố và cú sốc, đặc
biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chỉ số GDP không tăng mà thậm
chí ở một số quốc gia còn giảm sút rõ rệt, đặc biệt là Anh và một số quốc gia
Bắc Âu. Một số chuyên gia dự báo cho rằng các quốc gia ngày càng đi sâu
vào khủng hoảng. Cùng lúc đó, giá dầu và giá lương thực thực phẩm tăng cao
khiế
n cho lạm phát leo thang.
So với năm 2007, giá dầu trong nửa đầu năm 2008 tăng tới hơn 40%
cùng với giá lương thực thực phẩm tăng đột biến đã tác động mạnh mẽ tới
tiêu dùng, làm cho tốc độ tăng tiêu dùng chậm lại. Mặc dù giá dầu đã tăng gấp
7 lần trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2008, mức lương hầu như không
thay đổi nhiều. Cùng với nguy cơ
về thất nghiệp ngày càng tăng, những yếu
tố này sẽ tiếp tục kìm hãm mức lương trong một vài năm tới. Vì vậy, trong
khi lạm phát mục tiêu là 3-4% ở một số quốc gia, thì lạm phát thực tế (trừ

lương thực, thực phẩm và năng lượng) ở khu vực này sẽ dưới 2%. Một số
chuyên gia cho rằng lạm phát vẫn được kiểm soát tốt, trong đó, Anh sẽ có
mức lạ
m phát thấp hơn các nước khác trong khu vực.
Giá dầu và giá lương thực tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của
người dân, các điều kiện tài chính nhanh chóng được thắt chặt. Các ngân hàng
ở Châu Âu đang rơi vào tình thế rất khó khăn bởi các khoản vay liên quan tới
nhà đất của Mỹ và chất lượng các khoản tín dụng đang giảm đi nhanh chóng
kể từ năm 2007. Niềm tin đối với khu vực này giảm sút rõ r
ệt. Các ngân hàng
đang cố gắng duy trì ngân quỹ của mình khi mối quan ngại về rủi ro cán cân
thanh toán ngày càng tăng lên. Tính thanh khoản trên tài sản cần phải được
cải thiện và có thể thực hiện bằng cách giảm các khoản cho vay.
Những gia đình và công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang
phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, đặc biệt là ở I–re-land, Tây Ban Nha và
Anh – nơi các khoản vay nhà đất có mối liên hệ ch
ặt chẽ với lãi suất ngắn
hạn. Mặc dù so với Mỹ, việc kinh doanh bất động sản ở Châu Âu chiếm một
tỷ lệ lớn hơn trong các hoạt động kinh doanh, nên việc mở rộng các hoạt động
đầu tư kinh doanh bất động sản gần đây cũng ít được công bố rộng rãi, trừ
Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha và Anh. Hơn nữa, các quốc gia này
ít chịu ảnh hưởng của các biế
n động về tài chính ở Mỹ; tiết kiệm của các hộ

×