ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế chúng ta đang có những bước chuyển mình rõ rệt, sự tăng
trưởng của nền kinh tế trong những năm gần đây đã tạo điều kịên cho các
doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, tiến hành tiêu thụ, thực
hiện các dịch vụ cho khách hàng và thu tiền về cho doanh nghiệp. Đây là bộ
phận quan trọng quyết định sự thành bại của công ty. Doanh thu của doanh
nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của công ty trước hết
doanh thu là nguồn quan trọng đảm bảo trang trải các hoạt động kinh doanh,
đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất
mở rộng, là nguồn để doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước,
là nguồn để doanh nghiệp thực hiện các nguồn khác. Nếu doanh thu không
đủ đảm bảo các khoản chi phí bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài
chính.
Trong nền kinh tế thị trường khi mà khách hàng đặt mua ở vị trí trung
tâm để tồn tại và phát triển, các daonh nghiệp cần xác định được nhu cầu của
khách hàng và đáp ứng được nhu cầu đó tốt nhất. Sản phẩm sản xuất ra có
tiêu thụ được thì sản xuất mới có ý nghĩa, doanh nghiệp mới tồn tại, phát
triển và thực hiện được mục tiêu của mình. Vì thế hoạt động tiêu thụ có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với kết quả và hiệu quả kinh doanh trong doanh
nghiệp. Trong thực tế trong điều kiện phải cạnh tranh trên thị trường, các
daonh nghiệp muốn có chỗ đứng và tiếng nói trên thị trường thì nó đòi hỏi
tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết. Vấn đề này không phải cho bất cứ một
doanh nghiệp nào đó mà nó là vấn đề chung cho tất cả các doanh nghiệp sản
xuát kinh doanh , bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm và đặt vị trí lên
hàng đầu. Đặc biệt với công ty thương mại Thành Lợi là một doanh nghiệp
kinh doanh đồ điện lại càng phải quan tâm hơn đến vấn đề này. Đứng trước
thực tế công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm
trong việc tiêu thụ sản phẩm, với mục đích đưa ra một số ý kiến nhằm đẩy
mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, tôi tiến hành nghiên cứu vấn
đề này. Với tên đề tài là::” Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của
công ty TNHH thương mại Thành Lợi “
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1: Mục tiêu nghiên cứu
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cần phải quan tâm tới nhằm đưa ra các phương
hướng sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, từng thời điểm để tạo ra kết
quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Do đó cần phải tình hình sản xuất kinh
doanh, mức độ và nhân tố tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất
kinh doanh. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh nhà kinh tế tìm ra
biện pháp sát thực và phát huy hết khả năng của doanh nghiệp để tham gia
vào sản xuất.
Bên cạnh đó trọng tâm chính của đề tài là nghiên cứu nó và tìm hiểu
tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp về mặt số lượng, chất lượng
và mặt hàng đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ. Mặt khác còn tìm ra những
nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác tiêu thụ.
Từ các kết quả phân tích đưa ra các đề xuất, giải phảp nhằm đẩy mạnh
công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số
lượng cũng như chất lượng.
2: Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Do tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nên phạm
vi nghiên cứu của đề tài là trong doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu là tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
3: phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tham quan và thực tế hệ thống kho
hàng, một số điểm tiêu thụ và khách hàng của công ty.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến ban lãnh đạo, nhân viên
thị trường, các cá nhân tham gia kênh tiêu thụ của công ty.
- Phương pháp thống kê kinh tế, phân tích: Phân tích số liệu trên cơ sở
nghiên cứu tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ ảnh
hưởng của chúng.
- Phương pháp thu thập số liệu trên sổ sách của công ty: Báo cáo sản
xuất kinh doanh, báo cáo tiêu thụ, bảng giá…
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ TRONG
DOANH NGHIỆP
I. Tổ chức hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Trong thực tế quản trị kinh doanh sử dụng nhiều khái niệm về tiêu thụ
sản phẩm.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hình
thái vật chất sang hình thái giá trị của sản phẩm hàng hoá. Theo quan điểm
này sản phẩm hàng hoá được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh
toán. Quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng hoá vào lưu thông và kết thúc
khi đã bán xong hàng.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm
từ việc nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, thưch hiện các dịch vụ
trước và sau khi bán hàng nhằm mục đích hiệu quả cao nhất.
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vai trò
cung cầu trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng
hoá diễn ra một cách bình thường. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp cho
doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng được chiến
lược kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được
tổ chức tôt sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá.
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp chính nhờ
khâu tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể thu hồi được các chi phí đã bỏ ra, thực
hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong việc kinh doanh
của doanh nghiệp.
Kết quả quá trình tiêu thụ sẽ phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và
chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của bộ máy quản lý doanh
nghiệp nói chung và của bộ máy tiêu thụ sản phẩm nói riêng.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của
doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua
sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phương thức giao chuyển thuận
lợi. Tiêu thụ là cầu nối giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, qua đó giúp
nhà sản xuất nắm bắt được thị hiếu để có phương hướng phục vụ khách hàng
tốt hơn, thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đọng tiêu thụ của doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là việc thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, đưa sản phẩm từ
nơi sản uất đến nơi tiêu dùng. Do vậy công tác tiêu thụ chịu ảnh hưởng của
rất nhiều nhân tố khác nhau từ những nhân tố khách quan đến nhân tố chủ
quan.
3.1. Nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố thuộc về doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể
kiểm soát, thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực
tế. Các nhân tố này bao gồm:
- Tiềm lực của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, công nghệ.
- Quan điểm, định hướng và hệ thống tổ chức của doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chính sách giá và hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Trình độ kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Nhân tố khách quan
Đây là nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp nhưng lại có
ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là
công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan luôn
tạo ra các cơ hội kinh doanh cũng như các nguy cơ đối với doanh nghiệp.
Sau đây là một số nhân tố khấch quan:
- Nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô
+ Chính sách của nhà nước về quản lý thị trường và thương mại
+ Chính sách thuế
+ Thu nhập của dân cư
+ Tốc độ phát triển kinh tế
- Nhân tố thuộc môi trường vi mô
+ Khách hàng
+ Người cung ứng
+ Các chi phí sản xuất
+ Các đối thủ cạnh tranh
4. Nội dung của hoạt động tiêu thụ
4.1. Nghiên cứu thị trường
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là nơi diễn ra hoạt động
mua bán hàng hoá dịch vụ ( trực tiết và gián tiếp )
Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết, đầu tiên đối với mỗi
doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh vì thị trường không phải là bất biến mà
nó luôn biến động, đầy bí ẩn và thường xuyên biến đổi không ngừng.
Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp cần tiến
hành lập và thực hiện kề hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. để thành
công trên thị trường, đòi hỏi cac daonh nghiệp phải thực hiện công tác phát
triển thị trường một cách thận trọng.
Nghiên cứu thị trường có 2 phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Nghiên cứu thị trường tại văn phòng làm việc. Đây là
phương pháp phổ thông nhất cuat mọi cán bộ nghiên cứu. Phương
pháp này đòi hỏi phải có hệ thống thông tin trong nước về thị trường
nghiên cứu.
- Phương pháp 2: Nghiên cứu tại hiện trường bao gồm việc thu thập
thông tin thông qua việc xúc tiến trên thị trường. Một số phương pháp
để thu thập thông tin là:
+ Phương pháp quan sát: Sự quan sát có thể do người trực tiếtp tiến hành,
cũng có thể qua máy móc…
+ Phương pháp phỏng vấn: Gồm việc thăm dò ý kiến và thực nghiệm. Cả
hai bên có thể liên lạc trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Soạn thảo câu hỏi điều tra và trưng cầu ý kiến của những người mua
bán trên thị trường.
Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là:
- Nhằm phát hiện ra quy luật vận động của giá cả, cung cầu về loại sản
phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh hoặc đang kinh doanh.
- Xác định được thị trường tiềm ẩn, thị trường phù hợp với các loại sản
phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, qua đó chỉ ra những cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp công tác nghiên cứu thị trường cần trả lời các câu hỏi
sau:
- Thị trường đang cần những loại sản phẩm gì?
- Đặc điểm của loại sản phẩm đó?
- Ai là người tiêu thụ những loại sản phẩm này?
- Hiện trạng cung cấp sản phẩm đó như thế nào?
- Làm thế nào để kinh doanh trên thị trường đó?
Để trả lời những câu hỏi này, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành
những nội dung sau:
- Phân loại khách hàng
- Xác định và đánh giá từng loại khách hàng
- Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
4.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là một khái niệm tương đối phức tạp, là tổng hợp của mọi
sự thoả mãn về vật chất và tinh thần mà người tiêu dùng nhận được sau khi
mua sản phẩm. Sản phẩm bao gồm bản thân những thành phần hữu hình
chính của chúng cùng với các loại phụ tùng, bao gói, nhãn hiệu và dịch vụ
kèm theo.
Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quảẩtên cơ
sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng
trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cjiến lược sản
phẩm là chiến lược xương sống của tiêu thụ. Trình độ sản xuất càng cao, thị
trường cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của ciến lược sản phẩm càng trở
lên quan trọng. Chiến lược sản phẩm không chỉ đảm bảo cho sản xuất kinh
doanh đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái
sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nhằm thực hiện cac mục tiêu của chiến
lược tiêu thụ sản phẩm.
Để kinh doanh thành công trên thị trường các doanh nghiệp cần xây
dựng cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý. Chiến lược sản phẩm của
doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Xác lập vị trí sản phẩm trên thị trường
- Đổi mới sản phẩm
- Phát triển sản phẩm mới
4.3. Chiến lược giá của doanh nghiệp
Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến quyết định
mua của khách hàng. Giá cả là một trong những đặc trưng cơ bản mà người
tiêu dùng nhận thấy một cách trực tiếp nhất.
Việc định ra chiến lược giá bán linh hoạt phù hợp với cung, cầu trên
thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Thông thường trong doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt các
phương pháp định giá sau:
- Định giá theo chi phí sản xuất kinh doanh
- Định giá theo quan hệ cung, cầu
- Định giá theo thị trường
- Định giá theo hệ số
- Định giá theo vùng giá chấp nhận được
- Định giá nhằm đạt được mức lợi nhuận mụa tiêu định trước
- Định giá phân việc
4.4. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ bao gồm các công việc để đưa sản phẩm, dịch vụ từ nơi sản
xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu để đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng về chất lượng, số lượng, chủng loại, thời gian, kiểu dáng sản phẩm.
Tổ chức công tác sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung
cơ bản sau:
• Tổ chức các kênh phân phối hàng hoá
Mạng lưới phân phối hàng hoá của doanh nghiệp được cấu thành bởi các
yếu tố sau:
- Ngưòi sản xuất: được coi là người thứ nhất, họ bán cái mà họ sản xuất
ra. Điểm xuất phát của quá trình vận động hàng hoá là từ noei sản
xuất từ chính nơi nó được tạo ra.
- Người tiêu dùng: là người sử dụng snả phẩm mua được đẻ thoả mãn
nhu cầu nào đó của họ
- Người bán buôn: là người mua hàng của doanh nghiệp sản xuất với số
lượng lớn và bán lại cho người bán lẻ. Họ chỉ thực hiện hợp đồng
thương mại thuần tuý, người bán buôn thường có thế lực hơn.
- Người bản lẻ: thực hiện hợp đồng thương mại thuần tuý nhưng có thế
lực yếu hơn so với người bán buôn họ là người tiếp xúc trực tiếp cuối
cùng với người mua nên nắm chắc được các thông tin về thị trường.
- Đại lý: là một loại hình kinh doanh làm chức naeng trung gian trong
quá trình vận động hàng hoá. Đối với công tác bán hàng của doanh
nghiệp cần tập trung quan tâm đậi lý tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp chứ không phải là đại lý cho người bán buôn hay bán lẻ.
- Ngưới môi giới: do sự phức tạp trong quan hệ cung, cầu. Toính cạnh
tranh ngày càng gay gắt, sự bất lực cùa người bán và người mua trong
việc nắm bắt nhanh nhạy và chính xác các thông tin trên thị trường. Vì
vậy sự tồn tại của người môi giới là tất yếu. Người môi giới có 3 chức
năng cơ bản sau: giúp người bán tìm được người mua và ngược lại,
giúp cách thức mua bán, thực hiện mua bán uỷ thác.
Trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm phải được thực hiện
bằng nhiều kênh khác nhau.
- Kênh phân phối trực tiếp:
Đây là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho
người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian, người môi giới (nếu
có) chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu cho người bán hoặc người mua về đối tác
của mình và không trực tiếp nhận hàng hay nhận tiền.
- Kênh phân phối gián tiếp:
Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu
dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian bao gồm: người bán buôn,
người bán lẻ
Các kênh phân phối hàng hoá được thể hiện qua sư đồ sau:
Sơ
đồ
1.1: Các kênh phân phối hàng hoá tiêu dùng
Kênh phân phối hàng hoá là tập hợp các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc
đảm bảo đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối
cùng. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội mà kênh phân phối
hàng hoá ngày cnàg có nhiều trung gian thương mại tham gia.
Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất
Đại lý
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người bán lẻ
Người tiêu dùngNgười tiêu
dùng
• Tổ chức hoạt động bán hàng:
Trong thực tế, có nhiều hình thức bàn hàng khác nhau. Mỗi hình thức có
những ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. tuỳ theo điều kiện và
yêu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một số hình thức khác
nhau.
+ Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng: Thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng và có thể do đội ngũ chào hàng mà doanh nghiệp có nhu cầu
mua và bán tìm đến với nhâu để đàm phán về các điều kiện về hợp đồng
như: giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, hình thức thanh toán.
+ Thiết lập mạng lưới bàn hàng thích hợp: một mạng lưới bán hàng thích
hợp sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu thụ làm tăng doanh thu, tăng uy tín và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Tổ chức nghiệp vụ bán hàng: tổ chức các nghiệp vụ bán hàng là vấn đề hết
sức quan trọng để trực tiếp thực hiện cac giao dịch với khách hàng bao gồm:
trưng bày hàng hoá, tập hợp hàng hoá, bán hàng, vận chuyển, hướng dẫn sử
dụng cho khách hàng, giao hàng và thanh toán…
II. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả hoạt động tiêu thụ của
doanh nghiệp.
1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Là lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được trong ký phân tích và được thể
hiện qua các đơn vị tính: cá, chiếc,m2,m3…Đó là những thước đo hiện vật
cụ thể, chính xác số lượng sản phẩm tiêu thụ. Từ chỉ tiêu này ta thấy được
tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, được thể hiện qua khối lượng
sản phẩm tồn đầu kỳ, tồn cuối kỳ, và khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong
kỳ.
Công thức tính:
Q=a + b - c
Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm tiêu thụ
a là khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ
b là khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
c là khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ
2: Tổng doanh thu tiêu thụ
∑DT = ∑ (Qi * Pi)
Trong đ ó: ∑DT: T ổng doanh thu ti êu th ụ
Qi : Kh ối l ư ợng s ản ph ẩm ti êu th ụ
Pi : Gi á b án đ ơn v ị s ản ph ẩm i
3: Lợi nhuận
LN= Dt – Gv – CPbh – CPql
Trong đó: LN là lợi nhuận
Gv là giá vốn hàng bán
Dt là doanh thu bán hàng
CPbh là chi phí bán hàng
CPql là chi phí quản lý
4: Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu
Hd = Ln/ Dt * 100%
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu
5: Chi phhí bán hàng cho 1000đồng doanh thu tiêu thụ
Kbh = Dt/ Cbh * 1000
6: lợi nhuận trên 1000 đồng chi phí bán hàng
Kl = Ln / CPbh *1000
7: Doanh thu trên 1 lao động khâu tiêu thụ
Dld =Dt / N
Trong đó N là số lao động trong khâu tiêu thụ
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH LỢI
I. Giới thiệu chung về công ty thương mại Thành Lợi
1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH
Thương mại Thành Lợi.
1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH
Thương mại Thành Lợi
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMThành Lợi
* Giới thiệu về Công ty
Công ty TNHH Thương mại Thành Lợi được thành lập từ năm 2003:
-Theo giấy phép kinh doanh số 0102008747 cấp ngày 19/5/2003 tại sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
-Địa chỉ đăng kí kinh doanh: 88 Ngô Thì Nhậm – Hai Bà Trưng – Hà Nội
-Điện thoại: 04.9760021
-Mã số thuế: 0101 371 597
-Ngành nghề kinh doanh : Buôn bán dây, cáp điện và hàng vật liệu điện
*Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty
Thị trường đầu vào
- Hàng nhập mua có nguồn gốc sản xuất từ Hàn Quốc, Trung Quốc do:
+ Công ty Vật Liệu Điện & DCCK thuộc Bộ Thương Mại nhập khẩu về.
+ Công ty Phú Thắng nhập khẩu về.
- Hàng nhập mua do công ty Liên doanh sản xuất trong nước:
+ CN công ty CP dây và cáp điện TAYA.
+ Công ty TNHH công nghiệp Thiên Phú.
+ Công ty TNHH công nghệ cao ức Thái (Việt Nam)
+ Công ty CPTM cơ điện Tân Phú.
+ Công ty cáp điện Thượng Đình.
Thị trường bán ra
- Bán lẻ : bán trực tiếp đến khách hàng tiêu dùng trong thành phố Hà Nội và
đi các tỉnh khu vực miền Bắc.
- Bán buôn : bán cho các Đại lý tại các tỉnh thành, bán cho các dự án các
công trình lớn khu vực miền Bắc. Dự kiến khai thác thị trường miền Trung
và miền Nam.
- Hệ thống cung cấp hàng với số lượng lớn:
+Công ty lắp máy XD 69-3
+Công ty cơ điện Đại Việt
+Công ty xây dựng Yên Sơn
+Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh
+Công ty CP Sông Đà 11-3
+Công ty cơ khí Nam Việt
+Công ty XD dân dụng CN Delta
+Công ty CP CN Quảng An I
+Công ty CP XD Vinaconex
+Công ty YURTEC
* Chức năng , nhiệm vụ của công ty
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm về sản xuất
và kinh doanh theo sự chỉ đạo của ban Giám Đốc Công ty TNHH Thương
mại Thành Lợi
+ Quản lý, khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
+ Thực hiện đầy đủ các cam kết của hợp đồng nói chung (hợp đồng mua,
bán, vận chuyển…) Quản lý và sử dụng lao đồng theo đúng pháp luật của
Nhà nước ban hành, theo phân cấp thỏa ước lao động của công ty .
+ Thực hiện các quy định của Nhà Nước về quản lý kinh tế, thực hiện nghĩa
vụ đối với ngân sách Nhà nước
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH TM Thành Lợi
Công ty TNHH Thương mại Thành Lợi tổ chức theo kiểu trực tuyến
chức năng, loại hình này áp dụng hầu hết ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nước ta, đặc biệt là công ty TNHH. Theo mô hình này bộ máy hoạt động của
công ty gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình kinh doanh linh hoạt và có hiệu quả.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TM THÀNH LỢI
Trong đó:
-Ban Giám đốc : điều hành chung Ban GĐ quyết đinh các vấn đề liên quan
hằng ngày, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
của công ty.
-Phòng kinh doanh : tham mưu điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của
công ty (đầu ra, đầu vào), tổ chức tiêu thụ hàng hóa, quản lý cung ứng nguồn
hàng, quản lý sản xuất, khai thác các hợp đồng mua bán… thông qua sự chỉ
đạo của Ban Giám Đốc.
Phòng
Kinh
doanh
Phòng kế
hoạch
BAN GIÁM ĐỐC
Hệ thống các cửa hàng
Phòng kế
toán
- Phòng kế toán : chịu trách nhiệm thu chi quản lý tiền, hạch toán tài chính,
kế toán của công ty. Nhận và lập báo cáo theo qui định của Bộ Tài Chính,
chịu trách nhiệm thanh toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
- Phòng kế hoạch : kiểm tra kiểm soát các đồ án, thuê tài sản, vay vốn,
phương hướng kinh doanh,…
1.1.3 Đặc điểm vốn của công ty
Nguồn vốn của công ty được mô tả vắn tắt trên bảng sau:
TT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ
PTBQ
(% )
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
I Vốn theo nguồn
hình thành
1506899318
0
100 23604023450 100 21496856320 100 119,44
1 Vốn chủ sở hữu 1 404 262
445
9,32 2 810 829 906 11,91 3245980000 15,1 152,04
2 Nợ phải trả 13 664 730 73590,68 20 793 193 547 88,09 18250876321 84,9 115,57
II Vốn theo mục đích
sử dụng
5516847163 100 3630924329 100 5177472220 100 96,88
1 Vốn cố định 4 516 847
163
81,87 2 195 924 329 60,48 3 877 472 220 74,89 92,65
2 Vốn lưu động 1000000000 18,13 1135000000 39,52 1300000000 25,11 114,02
1.2.Đặc điểm cơ sở vật chất của công ty
1.2.1: Đặc điểm hệ thống cơ sở vật chất của công ty
- Nhà xưởng
Trụ sở chính của công ty ở tại số 88 Ngô Thì Nhậm- quận Hai Bà
Trưng- Hà Nội. Đây là vị trí thuận lợi cho Công ty mở rộng quan hệ với
khách hàng và thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm
-Máy móc thiết bị
Vì là công ty kinh doanh nên máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là
máy vi tính, máy in, máy điện…
Phương tiện vận tải gồm 1 ô tô tải và 1 xe con 4 chỗ ngồi
1.2.2: Đặc điểm về tài sản cố định vủa công ty
T
T
Loại tài
sản cố
định
Nguyên giá Giá trị còn lại
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
1 Nhà cửa 2557971346 55,72 1672525789 65,38
2 Phương
tiện vận
tải
1210692200 26,37 783297367 64,7
3 Thiết bị
quản lý
604867400 13,18 483407250 79,92
4 TSCĐ
khác
217156750 4,73 18796250 8,66
Tổng
4590687696
100
2958026656
64,44
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy nhà cửa chiếm 55.72% trong tổng nguyên giá tài sản
cố định đang dùng trong khi đó thì phương tiện vận tải chiếm 26.37%, thiết
bị quản lý chiếm 13.18%
Giá trị còn lại của tài sản cố định cbir còn bình quân là 64.44% chứng tỏ
rằng tài sản của công ty được đổi mới, do công ty cần đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng.
1.2.3: Đặc điểm về cơ cấu lao động trong công ty
TT Loại lao động Tổng số Chia theo trình độ
ĐH CĐ- TH TC
1 Giám đốc 1 1
2 Phòng kế toán 4 3 1
3 Phòng kinh doanh 13 7 6
4 Phòng kế hoạch 4 4
Tổng 22 14 7 1
Tỷ trọng(%) 100 63,64
31,8
2 4,55
Giám đốc có trình độ trung cấp nhưng với nhiều năm kinh nghiệm và khả
năng điều hành công ty.
Qua đây ta thấy rằng tình hình lao động của công ty tương đối hợp lý lao
động có trình độ đại học chiếm tới 63.64% , lao dộng ở bạc CĐ-TH chiếm
31.82%. Như vậy cơ cấu lao động tương đối hợp lý với một doanh nghiệp
kinh doanh.
1.2.4: Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty
Cũng giống như các công ty khác, công ty TNHH thương mại Thành Lợi
rất coi trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian qua công ty đã
nỗ lực tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty đã triển khai bán
hàng trên địa bàn rộng chủ yếu ở khu vực miền Bắc, trọng điểm là thị
trường Hà Nội, và một số tihr lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc
Ninh…
II.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Thành
Lợi
1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty bằng chỉ tiêu giá trị
Nhận xét:
Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm em
đã lập đươc biểu thể hiện chỉ tiêu về mặt giá trị của công ty.
Qua biểu ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày
càng có hiệu quả.Lợi nhuận sau thuể của công ty tăng với tốc độ bình quân
là 170,5% ( tăng 70,5%) là do các nhân tố sau:
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ
PTBQ(
%)
1.Doanh thu thuần 25 107 193 501 38 613 886 336 22068958927 93,75
2.Các khoản giảm trừ DT
3.DT thuần về bán hàng và
cung cấp DV
25 107 193 501 38 613 886 336 22068958927 93,75
4.Giá vốn hàng bán 22 873 308 953 35 259 401 109 18135725377 89,04
5. LN gộp về bán hàng và
cung cấp DV
2 233 884 548 3 354 485 227 274641494 10,03
6.DT về hoạt động tài chính 3 458 141 3 422 167 5432875 125,34
7.Chi phí bán hàng 349 168 329 506 814 222 405130726 168,24
8.Chi phí QLKD 1 012 662 336 1 322 934 224 988261690 81,36
9.Lợi nhuận từ HĐKD 875 512 024 1 528 158 948 2545274009 170,5
10.Tổng LN kế toán trước
thuế
875 512 024 1 528 158 948 2545274009 170,5
11.Chi phí thuế TN DN 245 143 367 427 884 506
712676722.5
170,5
12.LN sau thuế 630 368 657 1 100 274 442
1832597286
170,5
-Doanh thu về hoạt động tài chính của công ty: Qua 3 năm ta nhận thấy
doanh thu về hoạt động tài chính của công ty tăng lên với tốc độ phát triển
bình quân là 25,34% . Bên cạnh đó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên
với tốc độ phát triển bình quân là 170,5%
- Chi phí bán hàng là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí
nhân viên bán hàng…Những khoản này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận
của công ty. Xét trong 3 năm thấy chi phí bán hàng của công ty tăng
68,24% .Đây là một tốc độ khá lớn, phản ánh công tác tiêu thụ ngày càng
chú trọng, cụ thể là chi phí dịch vụ quảng cáo, dịch vụ bán hàng, chăm sóc
khách hàng được công ty ngày càng chú trọng hơn
2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua giá trị hiện vật
( cần xem xét để làm)
PHẤN IV: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHHTHƯƠNG MẠI THÀNH LỢI
I. Tình hình tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty Thành Lợi
1.Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty Thành Lợi
Công ty bán hàng chủ yếu qua kênh tiêu thụ trực tiếp. Các cá nhân và tổ
chức đến mua sản phẩm của công ty và tùy và tùy theo mục đích, nhu cầu
của mình, họ có thêt tự chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Trong trường
hợp khách hàng có yêu cầu về chất lượng mẫu mã mới thì có thể đặt hàng
tại công ty.
Hệ thống kênh tiêu thụ trực tiếp của công ty được tổ chức theo 2
phương pháp:
+ Phương thức bán lẻ trực tiếp: Công ty bán hàng trực tiếp cho khách hàng
đến mua hàng với số lượng ít, không thông qua hợp đồng kinh tế.
Theo phương pháp này thì công ty thu hồi vốn nhanh hơn do khách hàng
thanh toán ngay khi mua hàng, chi phí án hàng thấp do không phải qua khâu
trung gia, công ty có cơ hội tư vấn cho khách hàng trực tiếp về sản phẩm
của mình cũng như ghi nhận ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm
vì vậy, có thể giúp công ty thu nhận được thông tin phản hồi nhanh nhất.
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là sản phẩm tiêu thụ được ít
không thường xuyên.
+ Phương thức tiêu thụ theo hợp đồng trực tiếp:Công ty bán hàng cho cá
nhân hoặc tổ chức tên cơ sở cam kết bằng văn bản giữa hai bên
Theo phương thức này số lượng tiêu thụ khá lớn, thu hồi vốn nhanh, chi
phí thấp, có cơ hội quảng cáo sản phẩm cao do khách hàng của phương thức
này là các đại lý hoặc các cửa hàng đồ điện.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là trong một số trường hợp
quyết định mua và thanh toán kéo dài làm cho công ty khó thu hồi vốn kinh
doanh.