-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án:
Đánh giá đất đai là nền tảng của quy hoạch sử dụng đất đai trong tương lai. Đánh
giá
đất đai là đánh giá khả năng thích nghi của đất đai bao gồm các yếu tố về tự nhiên
và
kinh tế - xã hội, các yếu tố đó phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển của
đất
nước luôn mang theo sự phát triển đó thì các yếu tố về đất đai, cây trồng, vật nuôi
trong nông nghiệp dần dần lạc hậu, điều đó đòi hỏi cần phải đánh giá lại khả năng
thích nghi đất đai đặc biệt là đánh giá khả năng thích nghi định lượng về kinh tế là
điều kiện tối ưu và rất cần thiết để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền
vững
và lâu dài, theo kịp với sự phát triển của thời đại.
Hiện nay trên thế giới có các hệ thống đánh giá đất đai như hệ thống đánh giá của
FAO (1976), hệ thống đánh giá đất ở Ấn Độ, hệ thống đánh giá đất của Trung
Quốc.
Về quan điểm phương thức đánh giá đất đai , ngoài những quy trình độc lập riêng
cho
từng nhà nghiên cứu , còn có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đ ất đai tổng
hợp từ
các quy trình đánh giá đơn tính hoặc tổng hợp các quy trình đánh giá đất đai khác
nhau
để đánh giá đất đai theo một mục tiêu nhất định như :
- Đánh giá đất đai theo
Muzilli
(1985): Hướng của nghiên cứu này là kiềm chế tối
thiểu viê ̣c ảnh hưởng môi trường do
sản xuấ
t. Những nhân tố chính là : Lượng mưa
không thường xuyên, tuyết, đô ̣ chua của đất, đô ̣ phì thấp của đất, bê ̣nh cây, kết
hơ ̣p với
sư ̣ quản tri đất không hơ ̣p lý đều đươ ̣ c thảo luâ ̣n trong đánh giá đất đai . Từ đó
cần có
sư ̣ cải ta ̣o như : Giữ lươ ̣ng nước còn la ̣i cho sản xuất trồng tro ̣t , bảo vệ đất ,
điều chin̉ h
đô ̣ pH hữu du ̣ng, nhu cầu bón vôi và bón hơ ̣p lý.
- Đánh giá đất đai theo Cook ; Dickinson; Rudra và Wall (1985): Quan điểm này
là sử
dụng kỹ thuật tin học để tính toán sự xói mòn đất và sự phân bố
thuỷ văn
. Kết quả
phương pháp cho thấy có liên quan đến tiń h kinh tế đối với vùng đất
xói mòn v
à sự
phân phối nước trong k ênh ra ̣ch . Từ đó cho đươ ̣c những mô hiǹ h để quản lý
đất mô ̣t
cách thực tế và có chiến lược trong bảo vệ đất . Và chương trình nghiên cứu sẽ là
công
cụ hữu dụng hỗ trợ cho việc định lượng tương đối
hệ thống
bảo vệ đất trên đất xói
mòn và hướng của dòng chảy trong phân phối nước .
- Đánh giá đấ t đai theo Wu và Cheng (1985): Đánh giá đất đai về mă ̣t kinh tế
đươ ̣c
thưc̣ hiê ̣n dưạ theo sư ̣ phân tić h chi phí lơ ̣i nhuâ ̣n , trên cơ sở đầu tư của nhà
nước cho
viê ̣c bảo vê ̣ nguồn tài nguyên nước và đất và chương trình kiểm soát lũ với 5 dư ̣
án đã
đươ ̣c tiến hành ở mô ̣t số vùng . Trên cơ sở giá cả đươ ̣c tính toán theo giá năm
1983, số
liê ̣u giá điều tra từ giai đoaṇ 1980-1983 bao gồm 5 mục: Quản trị rừng, bảo vệ
nước và
đất trên cùng đất dốc , xử lý vấn đề trươ ̣t đất , kỹ thuật kiểm tra các đê , đâ ̣p (hồ
nước )
̣
-2-
và sự kiểm soát ngập lũ , viê ̣c đánh giá đã đươ ̣c tiến hành nhằm bảo vê ̣ sư ̣ phát triển
kinh tế trong tương lai của trung tâm đô thi ̣và tránh đươ ̣c sư ̣ thiê ̣t ha ̣i về sinh ma ̣ng và
tài sản trong vùng ngập lũ . Kết quả nghiên cứu đưa ra hai kết luâ ̣n là (1) sư ̣ đầu tư của
nhà nước ở chương trình trên cần
đươ ̣c đánh giá mô ̣t cách cẩn thâ ̣n trước khi thưc̣
hiê ̣n; và (2) cần phải tiến hành đánh giá toàn diê ̣n .
- Đánh giá đất đai theo Driessen (1986): Ông cho rằng phương thức đánh giá đất đai
đinh lươ ̣ng là phương tiê ̣n quan tro ̣ng có thể cho phép đề xuất sư ̣ phát triển chiến lươ ̣c
tốt hơn mà mu ̣c đić h là sản xuất nông nghiê ̣p bền vững . Phương thức này gồm 3 mức
đô ̣ phân cấp , đó là: Tình trạng sản xuất cấp 1, cấp 2 và cấp 3; phân tić h thưc̣ tra ̣ng qua
đó cung cấp kỹ thuâ ̣t kiến thức quản lý và đầu vào theo yêu cầu và phân tích bổ sung
các yêu cầu cụ thể hơn như nhu cầu sử dụng phân bón .
- Đánh giá đất đai theo Haeringen (1989): Ông đã nghiên cứu mô ̣t vài phương pháp
liên quan đế n sư ̣ phân tić h về tiń h phát triển của viê ̣c sử du ̣ng đất đai ở điạ phương
Các phương pháp này có cùng mục đích là sử dụng bền vững môi trường tự nhiên và
.
sư ̣ thưc̣ hiê ̣n những yêu cầu cơ bản của dân điạ phương . Phương pháp bao gồm viê ̣c
nghiên cứu hê ̣ thống nông tra ̣i
- phân tích hê ̣ sinh thái nông nghiê ̣p và quản lý tài
nguyên đất đai , cấp quản lý , phương pháp thưc̣ hiê ̣n kế hoa ̣ch sử du ̣ng đất… đây là
những thông tin rất cần thiết cho viê ̣c lâ ̣p kế hoạch sử dụng đất.
- Đánh giá đất đai theo Edward (1994): Đây là phương pháp cho thấy có sư ̣ đóng góp
mô ̣t giải pháp để cải thiê ̣n trong quản tri ̣đất đai có đươ ̣c về mă ̣t kỹ thuâ ̣t từ các tra ̣m
nghiên cứu hê ̣ thống canh tác bảo vê ̣ tư ̣ nhiên . Kết quả khảo sát đánh giá khả năng
thích nghi ở các nông trại trên cơ sở phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của các
nông dân đã đươ ̣c thưc̣ hiê ̣n để xem xét nh ững biện pháp kỹ thuật như hê ̣ thống sửa
soạn đất, môi trường xã hô ̣i, sư ̣ hiểu biết của nông dân và sư ̣ tiếp nhâ ̣n của nông dân từ
những chuyển giao kỹ thuâ ̣t . Với những kết quả của những phương pháp đánh giá sẽ
tác động lên việc nhận thức và là tiềm năng cho việc chấp n hâ ̣n viê ̣c phân tích các kỹ
thuâ ̣t này . Phương pháp này bao gồm : ( i) Phỏng vấn thông tin ; và (ii) Sư ̣ quan sát
thường xuyên của sư ̣ quan hê ̣ giữa hai bô ̣ phâ ̣n nghiên cứu - quản lý và nông dân tiến
bô.̣
- Đánh giá đất đai theo Machin v à Navas (1995): Ông đã khẳng đinh ở vùng nghiên
cứu Zaragoza ở Tây Ban Nha có hê ̣ thống nông nghiê ̣p rất yếu . Nước là mô ̣t nhân tố
chính ảnh hưởng đến canh tác (trồng tro ̣t ). Mưa hàng năm không vươ ̣t quá 350 mm (
tần suất xuất hiê ̣ n). Sư ̣ kiê ̣n truyền baõ thì ngắn và cường đô ̣ ma ̣nh ở thời điểm mưa
nắng làm gia tăng sư ̣ nguy hiểm và xói mòn do nước . Vì vậy đất đai và lượng mưa cấu
thành nguồn tài nguyên không tái tạo và do vậy là một chủ đề quan trọ
ng ảnh hưởng
đến việc quản trị đất và chiến lược bảo vệ tự nhiên với yêu cầu cần có nhiều thông tin
̣
̣
-3-
liên quan và bản đồ chức năng khác nhau . Hê ̣ thống đánh giá đất đai hữu du ̣ng với hê ̣
thống thông tin điạ lý đươ ̣c sử du ̣n g để phát triển sư ̣ lưu trữ dữ liê ̣u không
gian cho
đánh giá và đề nghi ̣chiến lươ ̣c quản tri ̣đất đối với viê ̣c bảo vê ̣ môi trường hiê ̣u quả .
Đồng bằng sông Cửu Long do quá trình tác động của con người tới điều kiện tự nhiên
cho thấy hiệu quả sử dụng đất đai qua nhiều năm có xu hướng giảm với nhiều hình
thức khác nhau chứng tỏ rằng trong đất có khả năng bị suy thoái. Đánh giá đất đai là
cơ sở và nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai, đánh giá đất đai bên cạnh việc liên
quan đến các yếu tố thuận lợi và bất lợi của môi trường, kết quả này còn cung cấp rất
nhiều thông tin liên quan đến tính chất của đất đai và những tác động của con người
trong việc sử dụng đất đai. Nhằm để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý,
đáp ứng được nhu cầu thực tế trong sử dụng đất đai kèm theo sự phát triển của xã hội,
hạn chế sự suy thoái về đất đai ở ĐBSCL thì việc đánh giá đất đai, xây dựng các chất
lượng đất đai, đồng thời đánh giá được khả năng thích nghi của một số cơ cấu cây
trồng là rất cần thiết cho sự phát triển nền nông nghiệp.
Hiện nay vấn đề nghiên cứu về đánh giá đất đai không chỉ chú ý phần điều kiện môi
trường tự nhiên và hệ thống canh tác nữa mà người ta quan tâm nhiền hơn về lĩnh vực
kinh tế để đáp ứng yêu cầu về xã hội của người sử dụng đất. Đặc biệt trong phần đánh
giá đất đai của FAO (1976) có đề cập đến vấn đề đánh giá định lượng đất đai về mặt
kinh tế để hỗ trợ cho việc chọn lựa kiểu sử dụng đất đai trong từng thời kỳ trên cơ sở
thích nghi đất đai về mặt tự nhiên. Đánh giá thích nghi định lượng kinh tế là loại đánh
giá mà toàn thể hay ít nhất có một phần kết quả được diễn tả dưới dạng kinh tế hay tài
chính. Những tính chất cần thiết là sử dụng giá trị tiền tệ cho phần chi phí đầu tư và
giá cả trong phần thu hồi và lợi nhuận. Giới hạn giữa các lớp thích nghi được xác định
với ít nhất có một phần dưới dạng kinh tế (Lê Quang Trí, 2010).
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn gặp phải là khi đánh giá phân hạng thích nghi định lượng
kinh tế phải điều tra tất cả các số liệu kinh tế của các đơn vị đất đai của các kiểu sử
dụng đất đai, một vấn đề cần quan tâm là giữa đánh giá định tính và định lượng có mối
liên hệ như thế nào có thể dùng phương pháp chuyển đổi trực tiếp từ kết quả định tính
được hay không. Ngoài ra trong phân cấp yếu tố hiện nay chưa có cơ sở nào chứng
minh việc phân cấp yếu tố là đúng với thực tế với sự chấp nhận của người dân hay
không, các vấn đề trên chưa có nghiên cứu nào chứng minh nó giống hay khác nhau.
Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu cụ thể để tìm ra quy trình hướng dẫn các nhà đánh
giá đất đai đánh giá định lượng trong điều kiện cụ thể để làm cơ sở phục vụ cho quy
hoạch sử dụng đất đai bền vững.
Từ những nhận định trên, cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa đánh giá đất đai
định lượng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi từ kết quả thích nghi định tính và kiểm
-4-
chứng thực tế để phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai, cũng như nghiên cứu đánh
giá độ phì nhiêu trên các cơ cấu sử dụng đất, từ đó có thể quản lý và sử dụng một cách
hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tổng hợp. Với kết quả tìm được sẽ là công cụ được
sử dụng để đánh giá đất đai định lượng kinh tế được chính xác và giúp giải quyết cho
việc quyết định các kiểu sử dụng đất đai nào cần được phát triển trong từng giai đoạn
phát triển của nền kinh tế thị trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mối quan hệ giữa kết quả đánh giá thích nghi định
tính theo điều kiện tự nhiên với phân hạng thích nghi định lượng môi trường thông qua
phân loại độ phì của đất và phân hạng thích nghi đất đai lượng kinh tế bằng phương
pháp chuyển đổi và kiểm chứng thực tế.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá phân hạng thích nghi đất đai thông
qua các phần mềm chuyên dụng.
+ Nghiên cứu khả năng phân hạng thích nghi đất đai định lượng về đất và độ phì cho
đất lúa trên cơ sở kết quả đánh giá đất đai định tính.
+ Đánh giá mối liên hệ giữa đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định tính với phân
hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế, trong đó quan trọng nhất là xác định
phương pháp để xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế thông qua kết quả kiểm chứng
thực tế.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
Ý nghĩa khoa học:
- Tìm ra mối quan hệ giữa kết quả phân hạng thích nghi định tính và phân loại độ phì
của đất lúa theo hệ thống phân lọai FCC cho công tác phân hạng thích nghi đất đai
định lượng môi trường.
- Trên cơ sở quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976), xây dựng phương pháp
chuyển đổi kết quả phân hạng thích nghi đất đai định tính sang phân hạng thích nghi
định lượng kinh tế trên cơ sở sử dụng phần trăm năng suất tối hảo để xác định các đặc
tính kinh tế của các kiểu sử dụng đất đai cho các đơn vị bản đồ đất đai. Đây là nền
tảng cho đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế.
- Các kết quả phân tích và mô tả trong phần đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên của
từng kiểu sử dụng đất đai về mặt tài chính như: tổng chi phí đầu tư, tổng thu, lợi
nhuận, hiệu quả đồng vốn (B/C). Trên cơ sở các kết quả điều tra thực tế sự chấp nhận
của người sử dụng đất đai được sử dụng để làm nền tảng quan trọng cho việc xây dựng
-5-
bảng phân cấp yếu tố kinh tế. Sử dụng ba cách tính trung bình; dùng phân mềm
PRIMER và bằng sự chấp nhận của người dân thực tế để xây dựng bảng phân cấp yếu
tố về mặt kinh tế chung cho các kiểu sử dụng đất đai. Đây là chìa khóa cơ bản để đối
chiếu phân hạng thích nghi đất đai định lượng về mặt kinh tế.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa kết quả đánh giá đất đai định tính và đánh giá
đất đai định lượng kinh tế trước và sau khi kiểm chứng chứng minh được các vấn đề:
- Quy trình Đánh giá đất đai theo FAO (1976) đã được ứng dụng để phân hạng thích
nghi đất đai định tính và định lượng kinh tế làm cơ sở phục vụ cho quy hoạch sử dụng
đất đai của địa phương.
- Xác định độ phì nhiêu đất lúa thông qua quan hệ giữa thích nghi tự nhiên và phân
loại độ phì theo FCC để đề xuất ra các giải pháp nâng cao độ phì cho đất lúa.
- Xây dựng các bước chuyển đổi từ kết quả phân hạng thích nghi định tính sang các
đặc tính kinh tế của các đơn vị bản đồ đất đai làm giảm chi phí và thời gian điều tra
thực tế, nhưng vẫn cho kết quả tương tự. Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định
được mức độ % năng suất thực tế giữa các cấp thích nghi trong điều kiện của Đồng
bằng sông Cửu Long. Từ đó, chọn lựa phương pháp tối ưu phục vụ cho đề xuất sử
dụng đất để đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng đất đai chính xác và phù hợp thực
tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
* Cách tiếp cận:
- Sử dụng phương pháp khảo sát ngoài đồng cho các đặc tính đất, nước và hiện trạng
sử dụng đất đai.
- Sử dụng phương pháp PRA để khảo sát điều tra về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và các
mô hình canh tác.
- Áp dụng quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976) để đánh giá đất đai định tính cho
khả năng thích nghi đất đai của các mô hình canh tác đối với các đơn vị bản đồ đất đai.
- Sử dụng phần mềm ALES để đánh giá đất đai định tính và phân hạng độ phì của đất
lúa.
- Sử dụng hệ thống phân loại độ phì tiềm năng FCC (Võ Quang Minh, 2005) để đánh
giá phân hạng thích nghi độ phì cho đất lúa.
- Áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976) để đánh giá đất đai định
lượng kinh tế.
-6-
- Sử dụng phương pháp tính tổng hệ số trung bình để xác định % năng suất tối hảo
khác biệt giữa các mức độ thích nghi, từ đó làm cơ sở cho việc chuyển đổi các đặc tính
kinh tế cho các đơn vị đất đai và xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế cho các kiểu
sử dụng đất đai để đánh giá phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế.
* Phạm vi nghiên cứu: Huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh được chọn làm điểm nghiên
cứu để thực hiện các phương pháp vì đây là Huyện nằm trong vùng ngọt hoá của tỉnh,
có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có cơ cấu canh tác đa dạng.
Theo trung tâm Xúc tiến-thương mại-du lịch, tỉnh Trà Vinh (2004). Huyện Càng Long
có những đặc điểm là Trung tâm của huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà
Vinh và Vĩnh Long, cách thành phố Trà Vinh 21km và cách thành phố Vĩnh Long
43km. Huyện Càng Long được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của
tỉnh Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Toàn huyện có 14/14 xã, thị trấn,
với 135 ấp khóm. Càng Long nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh là huyện cửa ngõ của tỉnh.
-
-
-
-
Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh.
Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long.
Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè.
Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre.
Diện tích tự nhiên toàn huyện 30.009,88 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 24.835,51
ha, chiếm 82,75% trên tổng diện tích, số còn lại là các loại đất khác.
Khí hậu địa hình đất đai thích hợp cho việc bố trí cơ cấu sản xuất đa dạng, thích hợp
cho việc canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm.
5. Những đóng góp của nghiên cứu:
- Trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần thiết phải xây dựng quy hoạch
và định hướng sử dụng đất một cách hợp lý thì điều cần quan tâm là công tác đánh giá
đất đai. Đánh giá thích nghi đất đai định tính (theo điều kiện tự nhiên) bằng hai
phương pháp là đối chiếu và dùng phần mềm tự động ALES đã giúp cho địa phương
và các nhà quy hoạch sử dụng đất đai xác định được các mức độ thích nghi của các
kiểu sử dụng đất, chọn ra được kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương đem lại hiệu quả kinh tế cao trong canh tác đất nông nghiệp tại huyện.
- Đánh giá đất đai định lượng về môi trường trên cơ sở phân loại độ phì tiềm năng
FCC trên đất canh tác lúa có ứng dụng phần mềm ALES trong đánh giá phân loại, so
sánh được kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên và kết quả phân loại độ phì tiềm năng
với các mức độ thích nghi trên một số ĐVBĐ đất đai. Đây cũng là điểm mới của luận
-7-
án để xác định việc có thể sử dụng một số đặc tính đất đai của đánh giá định tính để
thay thế cho đánh giá định lượng môi trường trong điều kiện độ phì của đất lúa.
- Trong kết quả nghiên cứu có phần đánh giá đất đai định lượng kinh tế đã xác định
các đặc tính kinh tế là đầu tư, thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C), trong
phạm vi nghiên cứu chỉ xác định hai đặc tính kinh tế là lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn
(B/C) để tiến hành đánh giá định lượng cho 8 kiểu sử dụng đất đai trong vùng nghiên
cứu, đánh giá được từng mức độ thích nghi cho các kiểu sử dụng trên từng ĐVBĐ đất
đai giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng và xác định được
kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo phù hợp với điều
kiện tự nhiên vì trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. Trong phân hạng thích
nghi đất đai định lượng kinh tế được dựa trên sự chuyển đổi từ định tính sang định
lượng thông qua phần trăm năng suất tối hảo theo tỷ lệ đánh giá FAO (1976) S1 lớn
hơn 80% năng suất tối hảo, S2 từ 40% đến 80% năng suất tối hảo, S3 từ 20% đến 40%
năng suất tối hảo, và N nhỏ hơn 20% , đây là điểm mới của luận án trong việc kết nối
giữa phân hạng thích nghi đất đai định tính và phân hạng thích nghi đất đai định lượng
kinh tế.
- Thông qua kiểm chứng thực tế luận án đã nghiên cứu đánh giá sự chấp nhận của
người dân về các mức độ thích nghi từ đó xây dựng bảng phân cấp yếu tố và phân
hạng lại khả năng thích nghi đất đai. So sánh được kết quả đánh giá đất đai định lượng
kinh tế trước và sau khi kiểm chứng thực tế, trên cơ sở đó mà đề xuất thang đánh giá
giữa các cấp thích nghi phù hợp với thực tế nhất trong điều kiện của Đồng bằng sông
Cửu Long, giúp cho việc đề xuất đánh giá đất đai hiệu quả phục vụ cho quy hoạch sử
dụng đất đai bền vững theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ đó giảm chi phí và thời gian khảo sát thực tế về các chỉ số
kinh tế. Đây là điểm mới của luận án.
- Từ kết quả kiểm định thực tế với sự chấp nhận của người dân trong điều kiện đồng
bằng sông Cửu Long, bảng phân cấp yếu tố kinh tế cho các kiểu sử dụng đất đai được
xây dựng bằng phương pháp tính % năng suất tối hảo đã tìm ra được thông qua nghiên
cứu cho các cấp thích nghi của S1, S2, S3, N. Kết quả đã xây dựng được công thức
tính để làm cơ sở xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế phù hợp cho các kiểu sử dụng
đất đai đang được thực hiện. So sánh cho thấy mức độ chênh lệch giữa phân cấp yếu tố
thực tế của người dân so với quy trình FAO (1976), theo công thức được tìm ra từ thực
tế trong nghiên cứu này đã phân cấp S1, S2, S3, N đối với đặc tính kinh tế lợi nhuận
và có thể tính cho các đặc tính kinh tế khác. Công thức tính cho lợi nhuận (LN) như
sau: theo công thức sau:
S1≥ ( ∑ 80%LN (LUT1 + LUT2 + + LUTn))/n
-8-
S2 từ ≥ ( ∑ 60%LN (LUT1 + LUT2 + LUTn))/n đến < ( ∑ 80%LN (LUT1 + LUT2 + + LUTn))/n
S3 từ ≥ ( ∑ 35%LN (LUT1 + LUT2 + LUTn))/n đến < ( ∑ 60%LN (LUT1 + LUT2 + + LUTn))/n
N < ( ∑ 35%LN (LUT1 + LUT2 + + LUTn))/n
Từ đó xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế theo từng cấp thích nghi cho tất cả các
kiểu sử dụng đất. Sử dụng phần mềm PRIMER để phân nhóm cho các kiểu sử dụng
trên cơ sở số hộ điều tra, tính ra bảng phân cấp yếu tố kinh tế cho các kiểu sử dụng đất.
Kết quả trên cho thấy % thang giá trị của các cấp thích nghi khác hơn so với thang giá
trị của FAO (1976 và 2007). Đây cũng là điểm mới của luận án đã tìm được phương
pháp xây dựng và xác định giá trị phân cấp yếu tố kinh tế trong điều kiện Đồng bằng
sông Cửu Long.
6. Cấu trúc của luận án:
Luận án gồm các phần: Phần mở đầu và 7 chương. Chương I (Tổng quan về tài liệu),
chương II (Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện), chương III (Kết quả phân hạng
thích nghi đất đai định tính), chương IV (Phân hạng thích nghi đất đai định lượng về
độ phì đất lúa), chương V (Phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế), chương
VI (So sánh kết quả và thảo luận mối quan hệ giữa phân hạng thích nghi đất đai định
tính và định lượng ), chương VII (Kết luận và kiến nghị):
- Phần mở đầu: Tính cấp thiết của luận án, mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp và cấu trúc của luận án.
- Chương I: Tổng quan về tài liệu. Tìm hiểu về các nghiên cứu có liên quan như: Một
số khái niệm cơ bản, quy trình và nguyên lý đánh giá đất đai của FAO (1976), FAO
(2007) về đánh giá định tính và định lượng kinh tế. Một số công nghệ thông tin được
sử sụng để đánh giá đất đai như phần mềm đánh giá đất đai tự động ALES, phần mềm
Idrisiw, phần mềm Mapinfo, phần mềm Primer, hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ
thống phân loại độ phì tiềm năng FCC.
- Chương II (Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện): Nêu lên cơ sở lý thuyết liên
quan đến việc đánh giá đất đai định tính và định lượng kinh tế phục vụ cho quy hoạch
sử dụng đất trong nông nghiệp gồm các phần.
Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai và cơ sở
và nền tảng phát triển nông nghiệp là quy hoạch sử dụng đất đai. Về nguồn số liệu thu
thập và phương tiện nghiên cứu và thu thập tài liệu có liên quan đến vùng nghiên cứu
đồng thời khảo sát kinh tế xã hội có liên quan.
Về phương pháp thực hiện nghiên cứu các phương pháp đánh giá đất đai định tính
(theo điều kiện tự nhiên) theo FAO (1976) gồm: (i) Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai,
phương pháp khảo sát thực tế điều kiện của vùng, (ii) Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai,
-9-
(iii) Phương pháp mô tả các chất lượng đất đai và đặc tính đất đai có ở vùng nghiên
cứu theo hệ thống đánh giá, (iv) Xây dựng phân hạng thích nghi đất đai về tự nhiên.
Về phân hạng thích nghi đất đai định lượng môi trường trên cơ sở phân loại độ phì
tiềm năng FCC cho cơ cấu sử dụng đất lúa 2 vụ kết hợp với phần mềm ALES tiến
hành đánh giá thích nghi trên cơ sở kết quả phân hạng thích nghi tự nhiên. Về phân
hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế theo FAO (1976) nghiên cứu theo phương
pháp đối chiếu và xây dựng bảng phân cấp yếu tố bằng các phương pháp phân cấp
theo phương trình trung bình, theo phần mềm PRIMER và theo kiểm chứng thực tế.
- Chương III: Phân hạng thích nghi đất đai định tính. Phân hạng thích nghi đất đai theo
phương pháp đối chiếu FAO (1976), trong đó có xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, chọn
lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai, chất lượng đất đai và yêu cầu sử dụng đất đai, xây
dựng bản phân cấp yếu tố cho từng kiểu sử dụng đất đai, kết quả phân hạng thích nghi
đất đai hiện tại và nâng cấp thích nghi đất đai từ thích nghi hiện tại. Trong đánh giá có
ứng dụng phần mềm ALES trong phân hạng thích nghi đất đai, sau cùng là phân vùng
thích nghi tự nhiên sau khi nâng cấp thích nghi hiện tại cho huyện Càng Long, Trà
Vinh.
- Chương IV: Phân hạng thích nghi đất đai định lượng - Phân hạng thích nghi đất đai
định lượng về phì nhiêu đất lúa. Trên cơ sở kết quả đánh giá thích nghi định tính bằng
ALES tiến hành phân loại độ phì tiềm năng theo hệ thống FCC, xác định các yêu cầu
cần thiết cho việc xác định đặc tính độ phì FCC của cơ cấu sử dụng đất trồng lúa, tất
cả được đưa vào phần mềm ALES để đánh giá thích nghi trên cơ sở độ phì, cuối cùng
so sánh kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên và đánh giá thích nghi về mặt độ phì. Từ
đó xác định mối quan hệ giữa đánh giá thích nghi định tính và định lượng về môi
trường của độ phì trên đất lúa.
- Chương V: Phân hạng thích nghi định lượng về kinh tế. Từ số liệu điều tra về sự
chấp nhận của người dân và số liệu phân tích của các cơ cấu sử dụng đất ban đầu trên
cơ sở chuyển đổi từ kết quả phân hạng thích nghi tự nhiên sang kinh tế thông qua phần
trăm năng suất tối hảo trong vùng về hai mức đầu tư và tổng thu trên từng cơ cấu sử
dụng đất thiết lập chi tiết xây dựng bảng đặc tính kinh tế lợi nhuận và hiệu quả đồng
vốn (B/C); xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế của lợi nhuận (LN) và hiệu quả
đồng vốn (B/C), trong đó quan trọng nhất là xác định được % giá trị giữa các mức độ
thích nghi S1, S2, S3 để giúp cho việc chuyển đổi và xây dựng bảng phân cấp đặc tính
kinh tế cho các kiểu sử dụng đất đai. Sau đó, phân hạng thích nghi đất đai định lượng
kinh tế theo điều kiện thực tế so với quy trình của FAO (1976 và 2007), trong các kết
quả từng phần đều có so sánh để thấy sự khác biệt giữa các phương pháp phân cấp yếu
tố, phân hạng thích nghi đất đai.
- 10 -
- Chương VI: Đánh giá mối liên kết giữa phân hạng thích nghi đất đai định tính với
định lượng môi trường và với định lượng kinh tế. Tìm ra mối liên hệ giữa phân hạng
thích nghi đất đai định tính với định lượng môi trường và với định lượng kinh tế, đề
xuất các vấn đề còn tồn tại và các bước tiến hành đánh giá thích nghi chung cho vùng
phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai.
- Chương VII (Kết luận và kiến nghị): Tóm tắt kết quả, những đóng góp của luận án,
đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.
- 11 -
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1 ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI:
1.1.1 Đánh giá đất đai định tính:
1.1.1.1 Khái niệm:
Theo Lê Quang Trí (2000; trong Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2003) thì đánh giá đất đai là
sự so sánh dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và
bảo vệ môi trường sử dụng đất đai. Do đó khi thực hiện cần có sự phối hợp đa ngành
bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên
gia về lâm nghiệp, kinh tế - xã hội. Tùy theo từng vùng và từng mục đích đánh giá quy
hoạch sử dụng đất đai khác nhau mà thành phần các nhà khoa học khác nhau.
Ngoài ra theo Huizing (1992; trong Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2003), đánh giá đất đai
là một cơ sở then chốt quan trọng trong việc sử dụng đất cho cây trồng. Kết quả của
đánh giá đất đai cho ta những thông tin về những loại đất và các điều kiện tự nhiên
khác (đơn vị bản đồ đất) cho việc lựa chọn kiểu sử dụng đất đai.
1.1.1.2 Phân hạng thích nghi đất đai theo FAO (1976):
a. Quy trình của đánh giá đất đai:
Theo FAO (2004) và Lê Quang Trí (1998) thì quy trình của đánh giá đất đai bao gồm
các bước sau :
i.
ii.
iii.
iv.
Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả
điều tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: Khí hậu, địa hình,
đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có
những đặc tính đất riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai
lân cận.
Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên
quan đến các mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi
các nhà quy hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về
kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện.
Chuyển đổi đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các
chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này ảnh hưởng trực
tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.
Xác định các yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã được
chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở các chất lượng
đất đai.
- 12 -
v.
Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai
được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng đất đai của
mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán.
Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi
đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và
những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc
thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất đai, cây trồng, hệ
thống canh tác, cũng như các chuyên gia lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo
những vùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau
mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi.
b. Nguyên lý đánh giá đất đai:
FAO (1976) đã xây dựng nên hệ thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các
kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm
trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương (Lê Quang
Trí, 2004).
Nguyên tắc đánh giá thích nghi đất đai là cho loại sử dụng đất riêng biệt trên cơ sở
đánh giá đất đai của FAO (1976) và phát triển hình thành các phương pháp đánh giá
đất đai cho: Nông nghiệp sử dụng nước trời (1983); lâm nghiệp (1984); nông nghiệp
sử dụng tưới (1985); cho đồng cỏ thì đang phát hành.
Các nguyên lý đánh giá đất đai:
- Nguyên lý 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một
loại sử dụng đất đai chuyên biệt.
- Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần
thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
- Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
- Nguyên lý 4: Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các
yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu.
- Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dựng trên cơ sở nền tảng tính bền vững.
- Nguyên lý 6: Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng.
1.1.1.3 Thiết lập các giá trị giới hạn cho các yêu cầu sử dụng đất đai:
Theo Lê Quang Trí (2005), giá trị giới hạn là giá trị của một chất lượng đất đai hay đặc
tính đất đai được xác định bởi những giới hạn phân hạng của khả năng thích nghi đất
- 13 -
đai cho một kiểu sử dụng cụ thể. Tiêu chuẩn phân hạng khả năng thích nghi đất đai
của FAO được trình bày cụ thể trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Cấu trúc phân hạng thích nghi theo FAO (1976)
S
S1
Thích nghi
Thích nghi cao
Đất đai có thể hỗ trợ xác định sử dụng đất đai và
những lợi nhuận kèm theo đầu tư.
Đất đai không có giới hạn đáng kể. Bao gồm khoảng
20 - 30% tốt nhất của đất đai thích nghi S1. Đất đai
không hoàn hảo nhưng có nhiều triển vọng phát
triển.
S
S2
Thích nghi trung
bình
Đất đai có khả năng thích nghi nhưng có một số giới
hạn làm giảm năng suất hay vẫn giữ năng suất nhưng
làm tăng đầu tư so với thích nghi S1.
Đất đai có những giới hạn khá trầm trọng, lợi nhuận
N
S3
Thích nghi kém
Không thích nghi
bị giảm do phải tăng đầu tư để ổn định năng suất cho
nên chi phí không có tính khả thi cao.
Đất có nhiều giới hạn trầm trọng và khi sử dụng thì
không mang tính kinh tế.
N
N1
N2
Không thích nghi Đất đai có giới
hạn nhưng có thể cải tạo được và
cho
tạm thời tính kinh tế
Không thích nghi Đất đai có giới
hạn và không thể khắc phục cải tạo
vĩnh viễn được
Thí dụ những giới hạn trong cấp chia thứ 3
S2e: Đất đai thích nghi trung bình S2, có giới hạn nguy hại do xói mòn.
S2w: Đất đai thích nghi trung bình S2, có giới hạn do thiếu nước hữu dụng.
N2e: Đất đai không thích nghi N, có giới hạn nguy hại do xói mòn.
1.1.1.4 Phân hạng đất đai USDA:
- Phương pháp này dựa trên cơ sở kết hợp ảnh hưởng khí hậu và đặc tính cố định của
đất lên khả năng sản xuất, thiệt hại do xói mòn và yêu cầu quản lý đất.
- Tùy điều kiện từng địa phương hệ thống này được cải biên sửa đổi cho thích hợp.
- Nhược điểm của hệ thống này là phân hạng tương đối tổng quát và không áp dụng
được khả năng sử dụng đất đai đa dạng trên cùng một điều kiện đất đai.
- 14 -
a. Định nghĩa những lớp khả năng:
Theo Klingebiel và Montgomery (1961; trong Lê Quang Trí, 2004) thì hệ thống được
chia thành 8 lớp với các loại đất được phân thuộc vào 8 lớp này:
- Đất thuộc lớp 1: Có một ít giới hạn trong sử dụng.
- Đất thuộc lớp 2: Có một vài giới hạn làm giảm sự chọn lựa của cây trồng hoặc đòi
hỏi tính thực hành trung bình trong bảo vệ.
- Đất thuộc lớp 3: Có giới hạn khả năng trầm trọng làm giảm sự lựa chọn của cây
trồng, đòi hỏi thực hành đặc biệt trong bảo vệ hay cả hai.
- Đất thuộc lớp 4: Có giới hạn trầm trọng làm giảm sự lựa chọn của cây trồng, đòi hỏi
sự quản lý phải thật cẩn thận hay cả hai.
- Đất thuộc lớp 5: Có ít hoặc không có sự nguy hại do xói mòn nhưng có những giới
hạn khác, mà thực tế khó khắc phục làm giảm sự sử dụng rộng rãi cho thâm canh chăn
nuôi đồng cỏ, trồng cây rừng hay dinh dưỡng loài hoang dã hay sự che phủ (thông
thường là đất ngập).
- Đất thuộc lớp 6: Có giới hạn trầm trọng thông thường không thích nghi cho canh tác
và giới hạn sử dụng rộng rãi cho chăn nuôi đồng cỏ, trồng cây rừng, dinh dưỡng loài
hoang dã hay sự che phủ.
- Đất thuộc lớp thứ 7: Có những giới hạn rất trầm trọng làm không thích hợp cho canh
tác và giới hạn sử dụng rộng rãi cho chăn nuôi đồng cỏ, trồng cây rừng hay loài hoang
dã.
- Đất và hình dạng đất thuộc lớp thứ 8: Có những giới hạn mà không thể sử dụng sản
xuất mang tính thương mại và hạn chế trong việc sử dụng cho khu nghĩ ngơi, hoang
dã, cung cấp nước, hay những mục đích thẩm mỹ.
Đây là hệ thống phân loại của thế giới và nhà đánh giá đất đai sẽ rất thường sử dụng hệ
thống này. Phân loại đơn vị bản đồ đất (ở mức độ chi tiết biểu loại) theo khả năng của
đất trong việc hổ trợ cho những loại tổng quát của sử dụng đất đai mà không có sự suy
thoái hay những ảnh hưởng ngoại tại có ý nghĩa cho quy hoạch nông trang. Những
người sử dụng ban đầu của hệ thống này là các nhà bảo vệ đất ở cấp huyện của Mỹ đã
cố vấn cho nông dân những cách sử dụng thích hợp nhất trên cánh đồng của họ. Với hệ
thống này không thể sử dụng để quy hoạch quản lý chi tiết mà chỉ là một phần trong
kế hoạch bảo vệ đất đai.
b. Tính chất phân hạng khả năng đất đai USDA:
Hệ thống này khởi đầu áp dụng và phát triển tại Mỹ, hiện nay vẫn còn đang được sử
dụng bao gồm các tính chất sau:
- 15 -
- Quan hệ đến đặc tính đất đai tương đối thường xuyên. Với lý do này, những đặc tính
lý học của đất đai như sa cấu cho giá trị trọng lượng cao hơn các đặc tính đất đai hoá
học như pH.
- Trong một lớp có thể có những loại khác nhau nhưng có cùng cấp độ giới hạn giống
nhau (trong một lớp phụ cũng vậy).
- Không có phân cấp sản xuất. Lớp 4, đất đai có thể cho sản xuất cao hơn lớp 1 nhưng
cũng dễ bị phá vỡ.
- Không tính đến lợi nhuận.
- Tính đơn, thừa nhận quản lý mức trung bình – cao.
- Nếu có sự cải thiện chính yếu trong đất đai thì đất đai sẽ được phân hạng lại. Chi phí
cải thiện thì không được tính đến.
- Những yếu tố như: Khoảng cách đến chợ, loại đường, kích thước hay vị trí thửa đất,
vị trí của nông trang hay thửa đất, …thì cũng không được tính đến.
Kết luận: Phân hạng đất với tầm nhìn rất hẹp
1.1.2 Đánh giá đất đai định lƣợng kinh tế:
1.1.2.1 Khái niệm:
Theo Lê Quang Trí (2004) thì phân hạng khả năng thích nghi đất đai định lượng là loại
đánh giá đất đai liên quan đến số lượng và đặc tính của các số liệu thu thập khi khảo
sát. Sự chọn lựa sau đây được thực hiện:
- Kết quả của đánh giá đất đai có thể được diễn tả ở dạng số lượng hay chất lượng?
- Những yếu tố kinh tế được phân tích ở mức độ nào? Phân tích kinh tế trước hay sau
hay cùng một lúc với phân tích điều kiện tự nhiên?
- Đánh giá thích nghi kinh tế cần thiết trong tất cả các khảo sát ở dạng đề án khả thi
hay giai đoạn thực hiện đề án. Đánh giá kinh tế có giá trị tương đối ngắn và sẽ thay đổi
nhanh khi có sự thay đổi trong giá cả, đầu tư và thị trường.
- Kinh tế có vai trò rất quan trọng và luôn luôn được chú ý trong đánh giá đất đai. Mức
độ chi tiết của phân tích kinh tế biến động lớn theo mục tiêu nghiên cứu và mức độ tỷ
lệ khảo sát.
- Ở mức độ đánh giá chi tiết hơn, phân tích kinh tế thì được dùng nhiều hơn, với sự so
sánh giữa chi phí và lợi nhuận của một hay nhiều điều kiện sử dụng đất đai được chọn
lọc với nhau. Phân tích này được diễn tả dưới dạng phân tích tài chính hay kinh tế, hay
cả hai. Những kết quả cuối cùng sẽ bao gồm những thông tin cho ra như: Lợi nhuận
của nông trang liên quan đến liên quan đến những lớp thích nghi.
- 16 -
Do đó, phân tích kinh tế giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ các thông
tin cho giai đoạn quy hoạch để có thể quyết định vấn đề được rõ ràng hơn.
1.1.2.2 Đánh giá đất đai định lƣợng theo FAO (1976):
Theo FAO (1976) thì phân hạng khả năng thích nghi đất đai định lượng là đánh giá
thích nghi mà kết quả được diễn tả dưới dạng số lượng cho phép ta có thể so sánh giữa
những kiểu sử dụng khác nhau. Có hai loại đánh giá thích nghi định lượng là tự nhiên
và kinh tế.
♦ Đánh giá thích nghi định lƣợng môi trƣờng tự nhiên:
Là phương pháp đánh giá thích nghi có thể cung cấp sự ước đoán số lượng của lợi
nhuận năng suất cây trồng và sản lượng mà không cho được số liệu chính xác. Để thực
hiện cũng như tính toán luôn phần đầu tư riêng biệt bằng định tính, thí dụ như số lượng
phân bón, số lần làm cỏ, xử lý thuốc trừ sâu. Định nghĩa về phần giới hạn giữa các lớp
thích nghi bao gồm luôn cả sự ước đoán năng suất cho một loại đầu tư và quản lý
chuyên biệt (Lê Quang Trí, 2004).
♦ Đánh giá thích nghi định lƣợng kinh tế:
Là loại đánh giá mà toàn thể hay ít nhất có một phần kết quả được diễn tả dưới dạng
kinh tế hay tài chính. Những tính chất cần thiết là sử dụng giá trị tiền tệ cho phần chi
phí đầu tư và giá cả trong phần thu hồi và lợi nhuận. Giới hạn giữa các lớp thích nghi
được xác định với ít nhất có một phần dưới dạng kinh tế (Lê Quang Trí, 2004).
Đánh giá định lượng kinh tế cần thiết trong tất cả các khảo sát ở dạng đề án khả thi hay
trong giai đoạn thực hiện đề án. Đánh giá kinh tế có giá trị tương đối ngắn và sẽ thay
đổi nhanh khi có sự thay đổi trong giá cả, đầu tư và thị trường.
Đặc tính:
Theo Lê Quang Trí (2004) thì trong đánh giá thích nghi đất đai kinh tế có 3 đặc tính cụ
thể sau:
- Thứ nhất là lệ thuộc thời gian: Kết quả được trình bày thay đổi theo sự thay đổi của
chi phí và giá cả. Sự biến động trong một thời gian ngắn có thể được giảm bằng cách
lấy số trung bình của giá trong một giai đoạn dài, tuy nhiên trong một thời gian lâu
hơn thì khó có thể ước đoán được. Trong vấn đề này có thể cải tiến cho ổn định và có
thể nói rằng đầu tư là một công việc mang tính may rủi.
- Thứ hai là phân tích kinh tế không cung cấp một tính duy nhất của thích nghi đất đai:
Lợi nhuận có thể được diễn tả dưới dạng lợi nhuận/ngày công/tháng hay trên đơn vị
diện tích đất đai, mà nó sẽ cho thấy nổi bật lợi nhuận của các kiểu sử dụng đất đai.
Trong đầu tư cố định cũng phải được bao gồm trong tính toán mà trong đó giá trị của
- 17 -
nó thay đổi rất rộng và tuỳ thuộc vào rất nhiều vào thời gian bao lâu của dự án, mức độ
chiết khấu và những yếu tố khác.
- Thứ ba là đánh giá kinh tế không phải là vấn đề đơn giản trong tính toán từ những số
liệu cố định mà còn mang tính giả định: Những yếu tố hay số liệu giả định ít nhất cũng
phải được sử dụng trong tính toán lợi nhuận; cho phân tích kinh tế trên cơ sở thương
mại và với lao động phải trả; đặc biệt là các nước đang phát triển bao gồm luôn cả lao
động thuê và lao động gia đình trong việc đầu tư cố định. Đặc biệt trong tính toán này
cũng tuỳ thuộc vào sự giả định thời gian của dự án và mức độ chiết khấu trong thời
gian tới.
Phƣơng pháp phân tích kinh tế:
Theo Lê Quang Trí (2004) thì trong phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn, đầu
tiên là sự kết hợp các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng với các đơn vị đất đai bằng
tiến trình đối chiếu và được dựa trên cơ sở các phân cấp về yếu tố môi trường của chất
lượng đất đai để có sự tương ứng với những yêu cầu sử dụng đất đai của kiểu sử dụng
đất đai. Kế đến là phần phân tích dưới dạng các yếu tố kinh tế xã hội để xác định và
cải tiến tính thích nghi dưới dạng kinh tế, tài chính và xã hội.
Kinh tế trong đánh giá đất đai không được nhầm lẫn với phân tích kinh tế về chi
phí/lợi nhuận của các đề án. Trong đánh giá đất đai phân tích kinh tế được áp dụng cho
từng kiểu sử dụng đất đai riêng biệt, đó là sự kết hợp của các kiểu sử dụng đất đai và
những đơn vị đất đai. Trong phân tích chi phí/lợi nhuận của các đề án thì do từ những
kết quả những đánh giá thích nghi đất đai theo kinh tế. Những kết quả này được tập
hợp lại và rồi được đưa ra phân tích trong nhiều hình thức và kết hợp với các yếu tố
kinh tế khác để xác định tính kinh tế trong đề án.
Theo Lê Quang Trí (2004) phân tích kinh tế tổng quát thường được giới hạn trong
phạm vi phân tích lợi nhuận. Trong hệ thống sử dụng đất đai thì các phần chi phí đầu
tư thường được dự trù trước như đầu tư cho hệ thống tưới, khai hoang và trồng cây
hay trồng rừng,… Phân tích chi phí/lợi nhuận được dựa trên cơ sở chiết khấu vốn lưu
động thì thích hợp nhất. Kết quả phân tích sẽ được mô tả dưới dạng giá trị vốn hiện tại
thuần, tỷ số lợi nhuận/chi phí hay độ hoàn vốn.
Phân tích kinh tế có thể định nghĩa dưới dạng các lớp thích nghi về mặt kinh tế. Từ sự
tính toán ra các lợi nhuận, ta có thể xây dựng phân cấp yếu tố theo các lớp thích nghi
khác nhau như một thí dụ được trình bày trong Bảng 1.2.
- 18 -
Bảng 1.2: Phân cấp yếu tố cho phân hạng thích nghi đất đai theo đánh giá thích
nghi kinh tế (FAO, 1976)
Chỉ số
Phân cấp thích nghi
S1 S2 S3 N
Lơi nhuận thuần (đồng/ha)
Chỉ số B/C
>50 triệu
>3
20-50 triệu
1-3
2-10 triệu
0,5-1
< 2 triệu
0,5
…………
Do đó có khi trong đánh giá thích nghi về mặt tự nhiên thích nghi cao nhưng về kinh tế
chưa chắc chắn sẽ cao, vì thế phân tích thích nghi về kinh tế sẽ là nguồn số liệu cơ bản
cho nhà quy hoạch chọn lựa.
1.2 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI:
1.2.1 Hệ thống thông tin địa lý GIS:
1.2.1.1 Giới thiệu:
Theo Võ Quang Minh (1996), trên thế giới hiện nay, Hoa kỳ, Canada, Anh, Hà lan và
Australia là những nước có nền công nghệ GIS phát triển mạnh nhất, đặc biệt là trong
lĩnh vực phát triển các phần mềm máy tính và các trang thiết bị của nó. Việc ứng dụng
công nghệ GIS và Viễn Thám (RS: Remote Sensing) ở các nước này hiện nay phần
lớn tập trung vào việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý đô thị, đánh giá
các tác động của môi trường. Điểm đặc biệt hiện nay là việc sử dụng ảnh vệ tinh
(LANDSAT, SPOT) kết hợp với GIS đang được sử dụng rộng rải và phổ biến ở các
nước.
Đối với vùng Châu Á Thái Bình Dương, hiện nay Singapore, Thái Lan, Hồng Kông
Malaysia, Ấn Độ Philippines, Nhật,…Là những nước đã ứng dụng công nghệ GIS và
Viễn Thám từ nhiều năm qua và trong rất nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên môi
trường, quy hoạch đô thị, phân vùng sản xuất.
Ở nước ta kỹ thuật GIS thực tế được biết đến khoảng 7- 8 năm trở lại đây. Đặc biệt là
ĐBSCL, công nghệ GIS đã được đưa vào sử dụng từ chương trình cấp nhà nước trong
đánh giá tài nguyên thiên nhiên vào những năm 1986 (ct 60- 02). Tuy nhiên từ sau
năm 1991, sau khi các tỉnh đã thành lập các Sở Địa Chính ở các Tỉnh, hiện nay được
sử dụng thành công ở một số tỉnh trong lưu trữ hồ sơ địa chính ( Võ Quang Minh
1996).
Đặc biệt trong nông nghiệp, sử dụng kỹ thuật GIS có 3 đặc điểm thuận lợi chính khi
được so sánh với cách quản lý bản đồ bằng tay trước đây:
- 19 -
- Là một công cụ khá mạnh trong việc lưu trữ và diễn đạt các số liệu đặc biệt là các
bản đồ.
- Có thể xử lý và cho ra những kết quả dưới những dạng khác nhau như các bản đồ,
biểu bảng và các biểu đồ thống kê…
- Là một công cụ đắc lực cho các nhà khoa học, đặc biệt về lĩnh vực nghiên cứu hệ
thống canh tác, đánh giá đất đai, khả năng thích nghi của các kiểu sử dụng đất , quản
lý và xử lý các bản đồ giải thửa trong quản lý đất đai, quản lý và giám sát môi
trường…Nó giúp cho các nhà làm khoa học có khả năng phân tích những nguyên
nhân, những ảnh hưởng và kiểm chứng những biến đổi trong hệ thống sinh thái cũng
như khả năng thích ứng của việc thay đổi một số chính sách đối với người dân.
- Hiện nay, nhiều cơ quan khoa học và đào tạo đã ứng dụng công nghệ GIS vào các
lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phân vùng, quy hoạch
đánh giá và đặc biệt là trong việc ngoại suy các mô hình, kiểu sử dụng đất đai có triển
vọng trên các vùng đất có vấn đề của vùng ĐBSCL. Với tốc độ phát triển và bùng nổ
GIS được bắt đầu vào những năm 1996 trở lại đây, đến nay kỹ thuật GIS đã được ứng
dụng ở nước ta trên nhiều lĩnh vực.
1.2.1.2 Phƣơng pháp:
Theo Ronldoa và Dela (1990; trong Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2003) thì GIS là một
công cụ quản lý những thông tin trong nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường, giữ gìn và bảo tồn những vùng khác. Kỹ thuật này có khả năng lưu trữ,
phân tích, nhập dữ liệu vào và trình bày dữ liệu ở dạng bản đồ và thống kê.
Theo Võ Quang Minh (1999; trong Nguyễn Thị Diệu Huyền, 2003) thì GIS là một hệ
thống dùng để xử lý số liệu dưới dạng số dùng cho việc phân tích và quản lý các số
liệu thuộc về địa lý, được kết hợp với các hệ thống phụ để nhập và xuất các dữ liệu,
nó có khả năng nhập, lưu trữ, mô tả và khôi phục hay biểu thị những số liệu không
gian.
- Theo Võ Quang Minh (1999), một hệ thống thông tin địa lý có thể bao gồm thành
phần cơ bản và khả năng chính:
+ Khả năng chồng lấp các bản đồ (Map Overlaying).
+ Khả năng phân loại các thuộc tính (Reclassification).
+ Khả năng phân tích (Spatial Anlysis).
- 20 -
Thiết bị
Phần mềm
Số liệu
GIS
Chính sách và
Chuyên viên
quản lý
Hình 1.1: Các thành phần cơ cấu của GIS (Võ Quang Minh, 2005)
1.2.1.3 Ứng dụng kỹ thuật GIS trong đánh giá đất đai:
Ở nước ta kỹ thuật GIS thực tế được biết đến khoảng 7-8 năm trở lại đây. Đặc biệt là
ĐBSCL, công nghệ GIS đã được đưa vào sử dụng từ chương trình cấp nhà nước trong
đánh giá tài nguyên thiên nhiên vào những năm 1968. Tuy nhiên từ sau 1991 sau khi
các tỉnh đã thành lập các Sở địa chính đã sử dụng GIS thành công ở một số tỉnh trong
lưu trữ hồ sơ địa chính (Võ Quang Minh, 1996).
Trong sản xuất nông nghiệp, GIS có thể được sử dụng để dự đoán vụ mùa cho từng
cây trồng. Nó có thể dự đoán bằng cách không chỉ xem xét khí hậu của vùng mà còn
bằng cách theo dõi sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, và bởi vậy sẽ dự đoán được
sự thành công của mùa vụ. GIS có thể giúp tìm và thể hiện những thay đổi của cây
trồng trong từng giai đoạn. Ví dụ, nếu năm trước số liệu cho thấy cây trồng A phát
triển rộng và cây trồng đã thành công trong nhiều năm trước đó, những số liệu này có
thể được lưu trữ. Nếu trong một vài mùa vụ cây trồng không phát triển tốt như trước,
bằng cách sử dụng GIS có thể phân tích số liệu và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng
đó.
- Xây dựng mô hình quản lý rủi ro và đánh giá tổn thất ban đầu do rủi ro, xây dựng mô
hình về quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, bảo toàn nguồn tài nguyên đất
cho sản xuất bền vững;
- Quy hoạch rừng, thủy sản, đất cho mục đích sản xuất hàng hoá và thương mại;
- Tập trung vào các kịch bản thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
như sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính, mực nước biển nâng cao…
- Phát triển hoạt động khí tượng nông nghiệp, chương trình quản lý sản xuất nông
nghiệp và quản lý nước;
- Hệ thống hỗ trợ quyết định cho quy hoạch nông nghiệp và chuyển giao công nghệ;
- 21 -
Với tính ưu việt của công nghệ GIS, ngành lâm nghiệp đã ứng dụng trong công tác quy
hoạch và phát triển rừng, phục vụ công tác thiết kế, khai thác và trồng mới rừng. Ngoài
ra người ta còn sử dụng GIS trong việc theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng,
xác định vùng thích nghi cho cây lâm nghiệp.
Xây dựng và sử dụng CSDL phục vụ phát triển nông nghiệp và Phát triển nông thôn
của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp là một trong các ứng dụng GIS vào
công tác quy hoạch nông nghiệp hiện nay. Mục tiêu của đề tài là xây dựng CSDL nông
nghiệp và nông thôn thống nhất tập trung trên nền GIS (thống nhất về khuôn dạng, hệ
toạ độ và cấu trúc dữ liệu gồm cả dữ liệu địa lý và phi địa lý), gắn với các mô hình
phân tích thông tin nhằm trợ giúp quá trình lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.
Các loại dữ liệu phi không gian bao gồm: Tài nguyên đất, khí hậu nông nghiệp, tình
hình sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất, thủy lợi, tình hình sản
xuất nông lâm nghiệp, số liệu thống kê nông nghiệp (năng suất, sản lượng, diện tích
một số cây trồng chính ), thông tin về sâu bệnh và đặc biệt là số liệu về dân số, lao
động nông thôn, kinh tế hộ…
Trong quy hoạch đánh giá phân loại đất, GIS là công cụ trợ giúp nhằm thu thập dữ liệu
chuyên đề, xử lý dữ liệu địa lý, tích hợp dữ liệu để xây dựng các bản đồ đơn vị đất, mô
phỏng kết quả đánh giá đất thông qua các bản đồ thích nghi cho từng loại hình sử dụng
đất. Mỗi đơn vị đất là một khu vực địa lý khác biệt với các tính chất về thổ nhưỡng,
địa hình, thủy văn khí hậu.
Nghiên cứu khả năng thích ứng của cây trồng cần thu thập các số liệu sinh học và phi
sinh học liên quan đến cây trồng được lựa chọn quy hoạch tại vùng đất đó. Các yếu tố
phi sinh học gồm: Số liệu đất được phân thành các mức thích nghi khác nhau, số liệu
khí hậu (lượng mưa, sự phân bố mưa; nhiệt độ và tổng tích ôn theo thời gian sinh
trưởng…) và các yếu tố sinh học như sâu bệnh, thời gian sinh trưởng và các yêu cầu
sinh học của cây được xác định theo các mức thích ứng khác nhau.
Yếu tố kinh tế xã hội của địa phương được xem xét và đưa vào phân tích để có kết
luận tổng thể về tính thích ứng của cây theo quan điểm nền nông nghiệp hàng hoá hiện
nay.
1.2.2 Phần mềm đánh giá đất đai tự động ALES:
1.2.2.1 Giới thiệu:
Một số hệ thống khác như ứng dụng phần mềm ALES trong đánh giá đất đai định
lượng kinh tế. Theo Nguyễn Hữu Trí (1998) thì:
- 22 -
Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ tin học đã cho ra đời hàng loạt
các loại phần mềm máy tính có khả năng tính toán, xử lý số liệu rất cao có khả năng
thay thế phần lớn hoạt động của con người. Trước kia đánh giá đất đai làm bằng thủ
công do đó tốn thời gian và độ chính xác không cao, nhưng ngày nay các công việc thủ
công đã được máy tính hóa cho ra kết quả rất nhanh và có độ chính xác khá cao. Hệ
thống đánh giá đất tự động ALES là một trong các phần mềm nhằm phục vụ cho việc
đánh giá thích nghi đất đai dễ dàng và tiết kiệm thời gian (David G. Rossister và ctv,
1995).
Phần mềm đánh giá đất đai tự động ALES được nâng cấp từ version 1.0 năm 1989;
version 3.0 năm 1990 và version năm 1995. Được xây dựng bởi David G. Rossiter và
ctv Trường Đại Học Cornell-USA, nhằm phục vụ cho việc đánh giá thích nghi đất đai.
Với chương trình này, người sử dụng hoàn toàn chủ động đưa số liệu vào máy tính
theo yêu cầu của chương trình và sẽ cho ra kết quả rất nhanh bao gồm thông số sau:
Thích nghi tự nhiên, ước đoán năng suất, phân tích các thông số kinh tế. Mức độ chính
xác tùy vào nguồn số liệu đưa vào. Chương trình ALES chỉ là công cụ cho đánh giá
thích nghi đất đai và qui trình thực hiện được chia làm hai bước chính sau (trình tự
được áp dụng theo ALES version 4.5, 1995).
1.2.2.2 Các bƣớc thực hiện:
Bước 1: Nhập số liệu vào máy tính.
a. Sử dụng đất đai:
+ Các kiểu sử dụng đất (Land Utilzation Types): Tất cả các kiểu sử dụng đất đai được
đưa vào cho biết thời gian canh tác, đơn vị đo lường đất, đơn vị tiền tệ.
+ Các yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirements): Mỗi kiểu sử dụng đất đai có
những yêu cầu sử dụng đất đai riêng và mức độ ảnh hưởng của các đặc tính đất đai lên
kiểu sử dụng đất đai cũng khác nhau tùy theo cấp bậc.
+ Đầu tư (Inputs): Gồm các vật tư, thuê lao động, sức kéo, phí cơ hội của vốn…Mỗi
loại đầu vào cho biết đơn vị đo lường, mỗi kiểu sử dụng đất đai cần bao nhiêu, giá của
mỗi dầu vào vào thời điểm hiện tại.
+ Thu hồi (Outputs): Năng suất thu được tương ứng với thích S1, S2, S3 của từng kiểu
sử dụng đất đai nhân với giá của từng loại năng suất ở thời điểm hiện tại.
+ Các thông số kinh tế (Economic parameters): Tỷ lệ chiết khấu đồng vốn (Discount
Rate); phân cấp mức độ lợi nhuận (Gross Margin); phân cấp mức độ chiết khấu vốn
lưu động (Discount Cash Flows).
b. Đất đai:
- 23 -
+ Các đặc tính đất đai: Là thuộc tính của đất nó có thể đo lường hoặc ước lượng để có
thể phân biệt giữa các đơn vị bản đồ đất đai với nhau và được dùng để mô tả các chất
lượng đất đai. Mỗi đặc tính đất đai được ký hiệu (Code) riêng và chia ra nhiều cấp,
mỗi cấp có yếu tố chẩn đoán và đơn vị đo lường (nếu có).
+ Các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units): Là vùng đất với những đặc tính
riêng biệt được dùng như cơ sở cho đánh giá đất đai tại bản đồ đơn vị đất đai có được
bằng cách sử dụng kỹ thuật GIS thông qua phần mềm IDRISIW để chồng lấp tạo bản
đồ đơn vị đất đai. Bản đồ được xây dựng dưới dạng raster (pixel). Mỗi đơn vị bản đồ
đất đai cần phải nhập vào: Tên, ký hiệu, yếu tố chẩn đoán của từng đặc tính đất đai.
Bước 2: Xử lý số liệu.
Kết quả sử dụng ALES trình bày dưới dạng bảng tổng hợp bao gồm thông số sau:
+ Thích nghi tự nhiên (Physical Suitability) được chia 4 cấp: S1, S2, S3 và không
thích nghi N cho từng loại kiểu sử dụng đất đai cho từng đơn vị bản đồ đất đai.
+ Chất lượng đất đai (land qualities) bao gồm thích nghi S1, S2, S3 và không thích
nghi N cho từng chất lượng đất đai.
+ Ước lượng năng suất (Predicted Yield) cho từng kiểu sử dụng đất đai.
+ Lợi nhuận thuần (Gross Margin) của từng kiểu sử dụng đất đai.
+ Tỉ số lợi nhuận/vốn lưu đầu tư (Benefit/Cost Ratio).
+ Giá trị hiện tại thuần (Net Present value).
+ Điểm hòa vốn (Internal Rate Of Return).
Đặc biệt với phần mềm ALES 4.0 trở lên kết quả tính toán được có thể nối kết với bản
đồ đơn vị đất đai được xây dựng từ phần mềm IDRISIW để tạo thành bản đồ phân bổ
khả năng thích nghi thông qua module ALISDRIS của phần mềm ALES.
1.2.3 Một số phần mềm hổ trợ khác:
1.2.3.1 Phần mềm PRIMER:
♦ Các chức năng của PRIMER v5:
Theo Nguyễn Hữu Kiệt (2008) thì:
Phần mềm PRIMER có nhiều phiên bản, trong đề tài này sử dụng phiên bản 5 của
PRIMER để phục vụ ứng dụng nghiên cứu. Với phiên bản 5 phần mềm PRIMER có
nhiều tính năng mới hơn so với các phiên bản cũ trước đây.
♦ Loại tập tin đƣợc sử dụng trong PRIMER v5:
- 24 -
Theo Nguyễn Hữu Kiệt (2008) thì: Dữ liệu PRIMER có thể đọc được và lưu trong
những định dạng khác nhau. Dữ liệu tốt hơn nên được lưu trên định dạng PRIMER
thông thường để tiếp tục sử dụng các tập tinh như những thừa số. Các định dạng khác
thì có ích cho việc trao đổi dữ liệu với những chương trình khác.
Các đuôi mở rộng của các tập tin tư liệu được sử dụng trong PRIMER v5:
.pri – Sample variable data
.sid –Similarity matices
.agg – Aggregation data
.ppl – Plot files
Theo K R Clarke & R N Gorley, 2001. PRIMER v5: User Manual/Tutorial
Để thực hiện phân tích nhóm dữ liệu các loài trước tiên đòi hỏi một ma trận đồng
dạng. Để thiết lập một ma trận đồng dạng phải tạo ra cửa sổ chủ động bằng cách click
trên thanh nhỏ của nó (nếu cần) và chọn analysis > cluster, chú ý rằng Plot
dendrogram kiểm tra cái hộp được rà soát. Click Ok để xuất đồ thị dendrogram. Nếu
bấm vào những phân đoạn của thanh ngang, thao tác này sẽ xoay dedrgram chuyển
động, có thể chọn nhiều tùy chọn của đồ thị bằng việc chọn Graph > properties từ danh
mục chủ đề hoặc là shortcut, mang theo danh mục này bằng cách click chuột phải khi
con chạy đi qua biểu đồ.
♦ Tính năng phân nhóm trong PRIMER (Cluster):
Sự phân nhóm có thứ bậc
Phân tích tổng hợp (hay phân loại) nhằm mục đích tìm thấy những nhóm tự nhiên của
các mẫu, như những mẫu trong một nhóm thì giống nhau nhiều hơn so với khác nhóm.
Theo sự phân loại của Cormack (1971), 5 phương pháp tổng hợp được phân biệt như
sau:
- Phương pháp có thứ bậc: Những mẫu được nhóm lại và những nhóm này sẽ định
dạng tổng hợp ở cấp độ thấp của sự đồng dạng
- Kỹ thuật lạc quan
- Phương pháp tìm kiếm hiện tại
- Kỹ thuật nhóm
- Kỹ thuật pha tạp
Phân nhóm tổng hợp có thứ bậc