Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 230 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KX01/06-10
ĐỀ TÀI KX01.07/06-10











XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ MỞ
VÀ CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ








Chủ nhiệm đề tài: Võ Đại Lược
Những người tham gia:
Lê Văn Sang
Trần Văn Tùng
Hoàng Thanh Nhàn
Bùi Trường Giang


Nguyễn Đăng Dung
Lê Văn Cương
Đặng Phương Hoa
Nguyễn Trần Quế
Cốc Nguyên Dương




8110



HÀ NỘI – 2010

2
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 2
Các chữ cái viết tắt 5
Danh mục các bảng 6
Mở đầu 7
Chương I
: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHU KINH TẾ TỰ DO 13
I. KHUNG KHÁI NIỆM “KHU KINH TẾ TỰ DO” (FEZ) 13
I.1. Quan niệm cũ về khu kinh tế tự do (FEZ) 13
I.2. Quan niệm mới về thế hệ FEZ mới 16
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH FEZ 18
II.1. Tình hiệu quả kinh tế theo quy mô (Economies of Scale): Nền tảng của dòng lý
thuyết về FEZ 18

II.2. Lý thuyết Thương mại Mới (NTT): Bổ sung thuyết phục cho cơ sở lý lu
ận về
mô hình FEZ 22
II.3. Lý thuyết Địa lý Kinh tế Mới (NEG): Hình thành không gian tập trung kinh tế
là điều kiện cần thiết để tạo dựng và phát huy hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô
24
III. VAI TRÒ CỦA CÁC FEZ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA 30
III.1. Mô hình FEZ giúp tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia 32
III.2. Các FEZ tạo ra “cực tăng trưởng” mới 33
III.3. Các FEZ/SEZ giúp định vị nền kinh tế qu
ốc dân trong chuỗi giá trị toàn cầu 34
III.4. Các FEZ/SEZ là cửa ngõ hấp thu, sản sinh doanh nghiệp, tri thức và công nghệ
toàn cầu 39
III.5. Các FEZ/SEZ là công cụ đổi mới thể chế phát triển và tạo ra “đột phá phát
triển”: Vai trò của các thành phố trong mối quan hệ giữa đo thị hoá và tăng trưởng
kinh tế

42
III.6. Mô hình FEZ/SEZ là môi trường thể nghiệm thể chế quản trị nhà nước hiện đại
45
III.7. Phát triển FEZ/SEZ là hình thành “một nền kinh tế phát triển hi
ện đại” bên
trong nền kinh tế quốc dân
45
IV. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI CỦA MÔ HÌNH FEZ
45

3
IV.1. Đúc rút từ những thông lệ tốt trên thế giới

46
IV.2. Thể chế quản trị FEZ: Động lực chính dẫn tới thành công của một FEZ
48
V. MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH FEZ VÀO VIỆT NAM
50
Chương II
: CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO THẾ GIỚI 54
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO THẾ GIỚI 54
I. 1. Quá trình phát triển 54
I. 2. Các loại hình khu kinh tế tự do 64
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO 66
II. 1. Khuyến khích thuế của khu kinh tế tự do 66
II. 2. Về chính sách đất đai và cổ phần 68
II. 3. Việc lưu thông tiền tệ của khu kinh tế tự do 72
II. 4. Chính sách tiêu thụ tại chỗ
sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu kinh tế
tự do và vấn đề nội địa hoá. 73
II. 5. Vệ hệ thống nghiệp vụ bảo hộ thuế linh hoạt của các khu kinh tế tự do 79
II. 6. Về vấn đề giá thành xã hội đối với ô nhiễm môi trường khu kinh tế tự do 85
Chương III
: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ
DO Ở VIỆT NAM
88
I. KHU KINH TẾ: QUAN NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC KHU KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
88
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM
95
II.1. Đặc điểm hình thành 95

II. 2. Tình hình hoạt động của các khu kinh tế ở Việt Nam và một số nhận xét 103
III. NHỮNG TIÊU CHÍ VÀ VIỆC XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO Ở
VIỆ
T NAM
106
IV. NHỮNG LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ DO Ở VIỆT NAM 108
V.VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM 112
V. 1. Việc xây dựng thể chế 112
V. 2. Vấn đề lựa chọn địa điểm 120
V. 3. Vấn đề vận động đầu tư 121
Chương IV
: THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA CÁC LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ
DO Ở VIỆT NAM
123
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ
CHO CÁC LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ DO
122

4
I. 1. Thể chế kinh tế của các khu kinh tế tự do phải là đặc thù khác biệt với thể ché kinh tế
áp dụng chung cho cả nước
122
I. 2. Tại sao cần có tính thị trường tự do hơn? 122
I. 3. Tính quốc tế cao hơn 123
I. 4. Tính hiện đại hơn 123
I. 5. Những khu khu kinh tế tự do cần có những ưu đãi cao hơn không? 124
I. 6. Những khu khu kinh tế tự do của Việt Nam có thể có những đặc điểm riêng không? 124
II. NHỮNG TH
Ể CHẾ VỀ TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG 125
III. NHỮNG THỂ CHẾ VÈ THUẾ VÀ PHÍ 127

IV. VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 132
V. THỂ CHẾ VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ 134
VI. NHỮNG THỂ CHẾ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN 135
VII. NHỮNG THỂ CHẾ VỀ XUẤT NHẬP CẢNH, CƯ TRÚ VÀ HẢI QUAN 138
VIII. NHỮNG THỂ CHẾ ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI 139
IX. THỂ CHẾ KINH TẾ
CHO CÁC LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ DO Ở
VIỆT NAM
142
X. THỬ NGHIỆM CÁC THỂ CHẾ KINH TẾ MỚI 145
Chương V
: VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO CÁC LOẠI HÌNH KHU
KINH TẾ TỰ DO VÀ CÁC TUYẾN PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
150
I. VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 148
I. 1. Những tiêu chí cho việc lựa chọn địa điểm 148
I. 2. Hệ thống cảng biển Việt Nam 151
I. 3. Đánh giá về địa chấn, nguồn nước, khí hậu 152
I. 4. Những địa điểm có thể lựa ch
ọn làm các đặc khu kinh tế tổng hợp 154
I. 5. Những địa điểm có thể lựa chọn làm các đặc khu kinh tế chuyên ngành 155
I. 6. Việc xác định các tỉnh và thành phố mở cửa 155
II. XÁC ĐỊNH CÁC TUYẾN PHÁT TRIỂN GẮN VỚI CÁC KHU KINH TẾ
TỰ DO
156
II. 1. Những đặc trưng của các tuyến phát triển 157
II. 2. Các tuyến phát triển 160
Chương VI
: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG ĐẦU TƯ 178
I. VẬN ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO NƯỚC VÀ KHU VỰC 178

II. ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO NGÀNH, LĨNH VỰC 184
Kết luận: 187
Tài liệu tham khảo 188
Phần Phụ lục 191


5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT



FEZ Khu kinh tế tự do
UN-ESCVH UB Kinh tế xã hội vùng Tây Á Liên Hợp quốc
SEZ Đặc khu kinh tế
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
UNC Công ty đa quốc gia
NDT Đồng Nhân dân tệ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
TW Trung ương
BCHTƯ Ban chấp hành Trung ương
USD Đô la Mỹ



6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng I.1 Những bước tiến trong nghiên cứu lý thuyết về tầm quan trọng
của hiệu quả kinh tế nhờ quy mô

25
Bảng I.2 Các mối quan hệ dựa trên giả thiết giữa trường hợp tập trung kinh
tế nội ngành và liên ngành với tăng trưởng kinh tế
40
Bảng III.1 Số lượng văn bản pháp quy về các khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu kinh tế cửa khấu và khu kinh tế
89
Bảng III.2 Số lượng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa
khẩu và khu kinh tế (2008)
90
Bảng III.3 Các khu kinh tế ở Việt Nam 95
Bảng III.4 Tóm tắt một số chính sách ưu đãi ở 3 khu: Phú Quốc, Dung Quất
và Chu Lai
100









7
MỞ ĐẦU

Đề tài KX01.07/06.10 “Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã được phê duyệt ngày 1/12/2007.
Mục tiêu của đề tài là:
- Làm rõ tiêu chí của khu kinh tế tự do trong điều kiện mới trên cơ sở tổng kết

kinh nghiệm của một số nước châu Á và trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng việc xây dựng các khu kinh tế
mở, khu thương mại tự do ở
Việt Nam.
- Xây dựng định hướng phát triển cụ thể các khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế ở
Việt Nam.
Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới từ Âu sang Á đã có hàng trăm khu kinh tế tự do các loại, ngay tại
khu vực Đông Á, các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, một số nước
Đông Nam Á đã xây dựng hàng chục khu kinh tế tự do
đa dạng. Những khu kinh tế tự
do này đã là những cửa mở lớn thu hút các nguồn lực bên ngoài và đã tạo ra những
điểm tăng trưởng nổi bật có sức lan toả mạnh mẽ. Dường như không có nước phát
triển nào lại không có các khu kinh tế tự do, và các khu kinh tế tự do thực tế đã trở
thành yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của các nền kinh tế.
Việt Nam tuy đ
ã có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu,
khu kinh tế …, nhưng tất cả các khu này đều chưa đáp ứng được các yêu cầu của một
khu kinh tế tự do, đặc biệt là về thể chế.
Do vậy cần có sự nghiên cứu cả về lý luận và thực tế, đánh giá các điều kiện cụ
thể của Việt Nam để từ đó đề xuất nh
ững định hướng cần thiết cho việc xây dựng các
khu kinh tế tự do ở Việt Nam ngang tầm quốc tế và khu vực.
Tổng quan các tài liệu đã nghiên cứu
1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

8
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài đặc biệt là ở các
nước Châu Á. Dưới đây xin giới thiệu một số tư liệu chủ yếu.
Năm 1977 Trung tâm Các nguồn lực Châu Á - Thái Bình Dương đã cho xuất

bản một ấn phẩm đặc biệt chuyên về khu kinh tế tự do (Viện KTTG đã dịch ra tiếng
Việt). Các tác giả Tsuchiya Takeo, Ohara Ken, Nakano Kenji (Nhật Bản) đã viết
những bài giới thiệ
u các khu mậu dịch tự do với các nội dung chủ yếu về quá trình
hình thành các khu này ở châu Á, sự phát triển của chúng, cơ chế hoạt động, các
chính sách ưu đãi, bộ máy điều hành và điều đáng chú ý là các tác giả đã xem các
khu kinh tế tự do là một bộ phận của chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
Tuy nhiên có thể thấy là ngày nay dù như một số nước châu Á như Hàn Quốc, Đài
Loan… đã kế
t thúc công nghiệp hoá, nhưng vẫn tiếp tục thực thi việc phát triển các
khu kinh tế tự do.
Tháng 4/2004 đã diễn ra một hội thảo quốc tế về khu thương mại tự do tại Cairô
(Ai Cập). Trong hội thảo này đã có nhiều báo cáo khoa học có thể tóm tắt một số nội
dung chính là:
- Mục tiêu của các khu kinh tế tự do luôn là: thu hút đầu tư, tạo việc làm tăng
thu nhập ngoại tệ, phát triển xuất kh
ẩu, nâng cấp công nghệ nội địa, chuyển giao công
nghệ và tay nghề, phát triển công nghệ hiện đại, hỗ trợ các vùng tụt hậu, thậm chí
giúp khởi động toàn bộ nền kinh tế.
- Đánh giá các đặc khu kinh tế, chính sách mở cửa ven biển của Trung Quốc, đã
nhấn mạnh tới: các ưu đãi đặc biệt cho FDI, chính sách thương mại của đặc khu có
tính độc lập hơn, đặc khu hoạt động trên 4 nguyên t
ắc – chủ yếu dựa vào FDI, hình
thức cơ bản là liên doanh và 100% vốn nước ngoài, phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu,
hoạt động kinh tế chủ yếu theo diễn biến thị trường, các đặc khu này đã rất thành
công.
- Các yếu tố cơ bản tạo nên thành công là: ý chí chính trị, địa điểm thuận lợi,
mối quan hệ tốt giữa nội địa và quốc tế, vốn con ngưòi t
ốt, phối hợp với cải cách tổng
thể Trung Quốc. Hai điểm được nhiều người nhấn mạnh là vị trí và thể chế hành

chính và kinh tế.

9
- Các khu kinh tế tự do của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp đã được đề cập và đánh giá là
phù hợp với cuộc cải cách thương mại, các khu kinh tế tự do của Mỹ được xem là
thành công nhất.
- Phân biệt khu kinh tế tự do cũ và khu kinh tế tự do mới, các khu kinh tế tự do
cũ chủ yếu dựa vào các ưu đãi thuế quan, các khu kinh tế tự do mới chủ yếu dựa vào
lợi thế về thể
chế, về cơ sở hạ tầng, về vị trí và nguồn nhân lực. Lợi thế về thuế quan
sẽ mất đi, nhưng các lợi thế khác sẽ gia tăng.
2. Các nghiên cứu trong nước
Ở trong nước cho đến nay có những công trình nghiên cứu công bố đã tập trung
vào một số nhóm vấn đề sau đây:
Các tác giả TS Nguyễn Minh Hằng, TS Nguyễn Thế Tăng (Viện Nghiên cứu
Trung Quốc) và một số
tác giả như Bạch Minh Huyền (Bộ Tài Chính), Nguyễn Xuân
Kinh (Bộ Thương mại) đã có những nghiên cứu về các đặc khu kinh tế, các thành phố
mở cửa và các khu ưu đãi thuế quan của Trung Quốc. Những nghiên cứu này đã làm
rõ những vấn đề sau quá trình ra đời và phát triển của các đặc khu kinh tế, các chính
sách ưu đãi, bộ máy quản lý, cơ chế điều hành, một số thành tựu và những nguyên
nhân.
Những
đặc khu kinh tế Trung Quốc theo các tác giả có những đặc điểm chính
sau:
- Tất cả đều ở ven biển, đều có cảng quốc tế, hoặc gần cảng quốc tế, ở trong
thành phố lớn, hay gần các thành phố lớn, rất tập trung chẳng hạn Trung Quốc có 5
đặc khu, thì tập trung ở Quảng Châu 3 đặc khu: Thẩm Quyến, Chu Hải và Sán Dầu.
Nghĩa là đặc khu ở đâu là do lợi thế đị
a kinh tế quy định, chứ không phân đều cho các địa

phương, không theo yêu cầu chính trị.
- Diện tích lớn khoảng từ 17km2 đến 34.500km2 như Hải Nam với dân số hàng
triệu người, tuy khi mới bắt đầu quy mô đa số thường nhỏ khoảng vài ba vạn người.
- Mục tiêu là: thu hút vốn nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, liên kết với nội địa, là
các “phòng thí nghiệm” để cải cách thể chế, liên kết mạnh với Hồ
ng Công, Đài Loan.
- Nhà nước hỗ trợ: vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi

10
Nhà nước hỗ trợ: vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu, ưu dãi về thuế xuất nhập
khẩu, sử dụng đất; khuyến khích tự do tuyển dụng lao động qua thị trường lao động
v.v
- Đánh giá chung các đặc khu này đều thành công, đặc biệt là thu hút FDI, xuất
khẩu, tạo việc làm;
Các tác giả viết về khu kinh tế tự do ở ASEAN, Đài Loan và Hàn Quốc, như
Ngô Thị Trinh, Nguyễn Th
ị Hồng Nhung, Hoa Hữu Lân v.v các nước ASEAN có
các khu kinh tế tự do là Malaixia có nhiều nhất 9 khu, Philippin và Singapore có 6 - 7
khu, Thái Lan và Inđônêxia mỗi nước chỉ có 1 khu . Diện tích của các khu này
khoảng 27 - 500 ha, nhỏ hơn Trung Quốc nhiều. Các khu kinh tế tự do này theo các
tác giả đã tập trung vào 3 nhóm sản phẩm: lắp ráp điện tử, máy móc; dệt may; khai
thác tài nguyên, hầu như không có những khu kinh tế tự do có tính tổng hợp như
Trung Quốc. Chính sách ưu đãi của Nhà nước về các mặt nói chung đã không cao h
ơn
Trung Quốc. Các tác giả đã rút ra một số nhận xét quan trọng như những điều kiện
đảm bảo sự thành công là:
- Phải có kế hoạch tốt, bao gồm kế hoạch xây dựng, phát triển, vận động quảng
cáo, xây dựng thể chế…
- Đảm bảo tốt nhu cầu về cơ sở hạ tầng, dịch vụ.
- Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, chi phí th

ấp.
- Vận hành, quản lý nhanh nhậy, gọn nhẹ
- Thực hiện tốt liên kết với nội địa.
Các tác giả đã xếp loại các quốc gia thành công là: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc; các nước không thành công là Thái Lan và Philippin.
3. Những dự án nghiên cứu về các khu kinh tế mở ở Việt Nam, gồm dự án xây
dựng khu kinh tế mở Chu Lai, dự án xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc (do
GS.Nguyễn Mại chủ trì). Đề tài nghiên cứu cấp bộ do GS.TSKH. Nguy
ễn Quang Thái
làm chủ nhiệm Về chủ đề xây dựng các đặc khu kinh tế ở Việt Nam thuộc Liên hiệp
Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Những dự án này đã nghiên cứu kinh nghiệm của
một số nước, một vài đặc khu kinh tế Trung Quốc như Thâm Quyến, hay Su Bích
(Philipin), đồng thời đã nêu ra những tiêu chí để lựa chọn địa điểm xây dựng khu kinh

11
tế mở và đã trình lên Chính phủ 11 địa điểm phân bố từ Bắc chí Nam, và cuối cùng đã
chọn Chu Lai là khu vực thí điểm xây dựng khu kinh tế mở. Vì nhiều lý do thể chế
kinh tế và hành chính của khu kinh tế mở Chu Lai chỉ được xác định trong khuôn khổ
luật pháp hiện hành, nghĩa là với những ưu đãi và vượt trội ngang với những quy định
thể chế cho các khu kinh tế cửa khẩu. Như v
ậy về thực chất khu kinh tế Chu Lai chưa
phải là khu kinh tế mở, mà chỉ là khu kinh tế cửa khẩu. Các khu kinh tế được thành
lập về sau này như Phú Quốc, Lăng Cô, Nhơn Hội … có thể đã được hưởng một
khung thể chế có phần nào đó thông thoáng hơn, nhưng về cơ bản vẫn chưa ngang
tầm với thể chế của các khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế trong khu vực.
Nh
ư vậy có thể nói là đến nay Việt Nam chưa có các đặc khu kinh tế, các khu
kinh tế tự do với đúng nghĩa của nó, chưa có một chính sách mở cửa các vùng ven
biển phù hợp.
Đề tài đã được triển khai nghiên cứu theo kế hoạch được Bộ Khoa học và Công

nghệ phê duyệt.
- Đã tổ chức đi nghiên cứu khảo sát tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Phú
Quố
c…
- Đã đi nghiên cứu khảo sát các đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Tô
Châu, Thiên Tân, Phố Đông, Thượng Hải ở Trung Quốc.
- Đã tổ chức dịch những tài liệu nước ngoài quan trọng có liên quan đến đề tài,
đã xuất bản 2 cuốn sách về Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, về các khu kinh tế tự do
của DuBai và Hàn Quốc.
- Đã tổ chức một số cuộc Hội thảo tại Hà Nội, Đ
à Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đã có một số kiến nghị với các cơ quan Chính phủ, Đảng như: “Báo cáo về
các vấn đề kinh tế của Phú Yên và Khánh Hoà”, báo cáo này đã được Thủ tướng chỉ
thị cho các Bộ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện các đề xuất kiến nghị của
báo cáo.

12
Báo cáo kiến nghị về vấn đề “Xây dựng đô thị quốc tế ở Việt Nam”, đã Thủ
tướng giao cho Bộ xây dựng nghiên cứu. Bộ xây dựng đã có tờ trình thủ tướng đánh
giá cao những ý tưởng kiến nghị của báo cáo.
Báo cáo kiến nghị về “Xây dựng các khu kinh tế mở ở vùng ven biển Việt Nam”
đã được Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch đầu tư nghiên cứ
u và đề xuất giải pháp.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài đã hoàn thành báo cáo
tổng quan với 6 chương:
1. Những vấn đề lý luận cơ bản về khu kinh tế tự do.
2. Các khu kinh tế tự do trên thế giới.
3. Vấn đề xây dựng các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam.

4. Thể chế kinh tế cho các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam.
5. Vấn đề
lựa chọn địa điểm và xác định các tuyến phát triển gắn với các khu
kinh tế tự do ở Việt Nam.
6. Những định hướng vận động đầu tư.




13
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHU KINH TẾ TỰ DO

I. KHUNG KHÁI NIỆM VỀ “KHU KINH TẾ TỰ DO” (FEZ):
Các khu tự do (FZ), khu kinh tế tự do (FEZ), đặc khu kinh tế (SEZ) - gọi tắt là
các FEZ - chính là sản phẩm của quá trình gia tăng quan hệ kinh tế quốc tế và khu
vực. Tuy nhiên, các FEZ thường được xác lập trong một vùng lãnh thổ chính trị và
địa lý nhất định trong một quốc gia hoặc tại các vùng xuyên biên giới giữa các quố
c
gia với nhau. Do nội hàm của các FEZ rất khác nhau, đặc biệt là về diện tích, phạm vi
và cấp độ ‘tự do”, nên có thể khẳng định cho tới nay chưa có một định nghĩa thống
nhất cho khái niệm “Khu Kinh tế Tự do” (Free Economic Zone – FEZ) trong giới
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mô hình FEZ. Song có một điểm chung là khái
niệm FEZ dùng để chỉ một không gian kinh tế cụ thể có môi trường đầu tư, kinh
doanh “thoáng hơn” nh
ững quy định chung áp dụng ở cấp độ toàn nền kinh tế quốc
dân.
Theo Meng (2003), hiện có tới 66 thuật ngữ được dùng để chỉ khái niệm FEZ.
FIAS (2008) sử dụng khái niệm đặc khu kinh tế (SEZ) để chỉ tất cả các loại hình khác
nhau của các “khu tự do” chức năng hay đa năng. Báo cáo này chọn khái niệm FEZ

dùng thay thế cho các khái niệm còn lại, trừ các trường hợp phân tích cụ thể.
I.1. Quan niệm cũ về Khu Kinh t
ế Tự do (FEZ):
Trong nền thương mại thế giới kể từ sau Thế chiến II, khi mức thuế quan còn
cao thì các thuật ngữ như “Khu tự do” (Free Zone), “Khu phi thuế quan” (Duty Free
Zone), Khu Thương mại Tự do (Free Trade Zone), “Khu Chế xuất” (Export
Processing Zone) v.v. được sử dụng khá đa dạng để chỉ một khu vực hay một không
gian lãnh thổ xác định của một quốc gia (hoặc một vài quốc gia) có môi trường
thương mại, thuế quan và kinh doanh khác tự do hơn, thông thoáng hơ
n so với mức
áp dụng chung trong cả (các) quốc gia đó.

14
Theo khái niệm nêu trong Công ước quốc tế về thuận lợi hoá và hài hoà hoá thủ
tục hải quan ký tại Thành phố Kyoto ngày 18/05/1973, khái niệm “Vùng tự do” hay
“Khu tự do” (Free Zone) được sử dụng để chỉ “một vùng lãnh thổ xác định của một
quốc gia, trong đó hàng hoá được hưởng những đối xử ngoài phạm vi áp dụng của
các quy định chung đối với lãnh thổ hải quan quốc gia, nghĩa là không thuộc diện bị
đ
ánh thuế quan và kiểm tra hải quan thông thường”.
Theo Herbert Grubel (1984), một chuyên gia nghiên cứu về FEZ, một khu kinh
tế tự do (free economic zone) là “một khu vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh
tế trong đó không phải áp dụng những quy định điều tiết và thuế của chính phủ như
đang áp dụng chung cho toàn nền kinh tế quốc dân”.
1

Trong một nghiên cứu về các “Khu tự do” (Free Zone) tại Tây Á của ủy ban
Kinh tế-xã hội vùng Tây Á thuộc Liên hợp quốc (UN-ESCWA) năm 1995, Uỷ ban đã
đưa ra khái niệm: “Khu kinh tế tự do (free economic zone) là khu vực được quy hoạch
không phải áp dụng các mức thuế quan và kiểm soát nhập khẩu nhằm tạo một môi

trường hấp dẫn đầu tư, công nghệ, xúc tiến xuất khẩu và cơ hội việc làm”.
2
Qua các
định nghĩa trên, có một đặc điểm chung nổi bật là quốc gia hình thành các khu vực
kinh tế, thương mại tự do không áp dụng những luật lệ về thuế tiêu thụ đặc biêt, thuế
quan hay các quy định hạn chế hoạt động ngoại thương đối với hàng hoá ra vào các
khu tự do này cũng như các hoạt động kinh tế trong đó.
Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trong nghiên cứu của mình (FIAS, 2008) định
nghĩa: “Các đặc khu kinh tế (SEZ)
được định nghĩa khái quát là những khu vực được
phân định ranh giới địa lý và được quản lý bởi một cơ quan duy nhất, cùng cấp các
khuyến khích “đối với các doanh nghiệp có cơ sở vật chất nằm trong khu” (FIAS,
2008, trang 2).
Theo định nghĩa của Hàn Quốc (IFEZ) vào cuối thập kỷ 1990, Khu Kinh tế Đặc
biệt hay Đặc khu Kinh tế (Special Economic Zone – SEZ) là một vùng địa lý cụ thể
(của quốc gia) có luật pháp kinh tế khác và tự do hơ
n so với các luật pháp kinh tế áp

1
Herbert Grubel (1984): “Free Economic Zone: Good or Bad?”, Aussenwirtschaft, 39, Jahrgang, 1984: 43.
2
UN ESCWA (1995): “Development of Free Zones in the ESCWA Region”, United Nations, New York,
1995: 2.

15
dụng chung cho quốc gia đó. Mục đích hình thành FEZ thường là để tăng dòng đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào một quốc gia nào đó. Như vậy, khái niệm và tiếp
cận mục đích của FEZ/SEZ tại Hàn Quốc khá hẹp và cụ thể. Điều này xuất phát từ bối
cảnh hậu khủng hoảng 1997-1999, lúc đó Chính phủ Hàn Quốc cho rằng cần phải có
những nguồn lực đầ

u tư mới phục vụ tăng trưởng kinh tế hậu khủng hoảng, do đó
quan điểm phát triển “các khu vực kinh tế tự do và đặc biệt” đã trở thành tư duy chiến
lược của Chính phủ Hàn Quốc nhằm tăng tính hấp dẫn của nền kinh tế Hàn Quốc
trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo định nghĩa của Lít-va, quy định trong Luật về cơ sở hình thành Khu Kinh
t
ế Tự do (Law on Basis of Creation of Free Economic Zone) ban hành ngày
28/06/1995, Khu Kinh tế Tự do là “một vùng lãnh thổ được quy hoạch cho các hoạt
động kinh tế và tài chính, trong đó các điều kiện pháp lý và kinh tế đặc biệt về hoạt
động của các chủ thể kinh tế được áp dụng. Không một người dân sinh sống thường
trú nào được ở trong vùng lãnh thổ này”. Định nghĩa này đưa ra năm 1995, phản ánh
quan niệm truyền thống về hình thành một FEZ, theo đó chủ yếu t
ập trung vào những
ưu đãi đặc biệt vào một vùng quy hoạch nhất định và chưa hề tính tới sự dịch chuyển
lao động và nguồn lực tự nhiên quốc tế.
Luật Thuế của Liên bang Nga năm 1993 (the 1993 Tax Code of Russian
Federation) thì tiếp cận hẹp hơn về khái niệm “Khu kinh tế tự do” trên góc độ thuế
quan và chế độ thuế, theo đó “Khu kinh tế tự do và các kho hàng tự do là các hệ
thống chế độ thu
ế (tax regime) trong đó hàng nước ngoài được lưu kho và sử dụng
trong ranh giới các vùng lãnh thổ hay khu nhà (mặt bằng) xác định mà không chịu
thuế quan, các sắc thuế cũng như không phải áp dụng các biện pháp chính sách kinh
tế đối với các hàng hoá nêu trên, và hàng hoá của Nga được lưu kho và sử dụng theo
các điều kiện áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu theo quy định của chế độ hải quan
hàng xuất khẩu và theo trình tự quy định bởi Luật Thuế”. Theo đi
ều khoản này thì
cách tiếp cận Khu kinh tế tự do ở đây gần với quan niệm về các “khu chế xuất”, phù
hợp với mô hình “đặc khu kinh tế - SEZ” của các thập kỷ 1980, 1990 của Thế kỷ XX.
Theo FIAS (2008), dù tồn tại dưới tên gọi hay khái niệm nào, về cơ bản có 5
loại hình đặc khu kinh tế, gồm (1) Khu Thương mại Tự do (FTZ); (2) Khu Chế xuất


16
(EPZ); (3) Cảng Tự do (FP); (4) Khu doanh nghiệp (EZ); và (5) Khu Chế xuất mở
rộng. (Xem FIAS, 2008, Hộp 1 và 2). Cho dù là không có một định nghĩa chuẩn duy
nhất cho khái niệm FEZ, nội hàm khái niệm của một FEZ phải đảm bảo các nguyên
tắc cơ bản sau:
- Một khu vực có phân định ranh giới địa lý;
- Một cơ quan quản lý và hành chính duy nhất;
- Mang lại lợi ích trên cơ sở có trụ sở, cơ sở vật chất nằm trong ranh giới khu;
- Có khu hải quan riêng bi
ệt (lợi ích từ miễn thuế quan) và các thủ tục tinh giản
Như vậy, các định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ dùng để chỉ thế hệ các “Khu Kinh
tế Tự do” từ đầu những năm 1990 trở về trước thường mang hai nội hàm căn bản là:
- Một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia được quy hoạch riêng;
- Không phải áp dụng các quy định về thuế quan, thương mạ
i, đầu tư chung cho
cả nền kinh tế, mà áp dụng các quy định “tự do hơn” được ban hành riêng cho
FEZ;
Các khái niệm này cũng phản ánh đúng thực tiễn và nội hàm của các quan hệ
thương mại, đầu tư quốc tế của giai đoạn trước thập kỷ 1990, khi hàng rào thuế quan
trung bình của thế giới còn tương đối cao và môi trường cho sự dịch chuyển tự do hơn
của các nhân tố sản xuất ch
ủ yếu như vốn, công nghệ và đặc biệt là lao động chưa
thông thoáng và đa dạng như hiện nay, đặc biệt là kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) ra đời năm 1995 với sự bùng nổ của hàng loạt các sáng kiến, lộ trình hình
thành các Khu vực mậu dịch tự do, các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA/RTA).
I.2. Quan niệm mới về thế hệ FEZ mới:
Để
phản ánh sự tiến hoá của mô hình FEZ theo yêu cầu phát triển, Văn phòng
Quy hoạch FEZ thuộc Chính phủ Hàn Quốc (2009) đã đưa ra một quan niệm hết sức

ngắn gọn về FEZ như sau: “Khu Kinh tế tự do (FEZ) là một khu vực đặc biệt được
quy hoạch để tạo ra môi trường tối ưu cho các công ty tham gia vào hoạt động kinh
doanh toàn cầu…”.

17
Khu Kinh tế Tự do theo quan niệm này sẽ hình thành trong nó (1) Chuỗi/nhóm
các công ty toàn cầu (global company) thông qua việc cung cấp những hệ thống kinh
tế-xã hội tiên tiến và nhiều khuyến khích khác nhau và (2) Những thành phố đẳng
cấp quốc tế (world-class city) bằng cách xây dựng những sân bay, bến cảng và cơ sở
văn phòng tối tân cũng như các trường học, bệnh viên và cơ sở du lịch chất lượng
cao”.
3
Rõ ràng theo quan niệm mới về các FEZ, Khu Kinh tế Tự do không chỉ là nơi
để sản xuất, kinh doanh mà còn để sinh sống. Như vậy, khái niệm FEZ ngày nay còn
bao hàm cả việc phát triển các thành phố, khu đô thị quốc tế.
Nghiên cứu của Meng (2003) mở rộng định nghĩa về các FEZ thuộc thế hệ mới
trên cả khía cạnh chức năng và mục tiêu chính trị: “nhằm hiện thực các mục tiêu kinh
tế và chính trị nhất
định, FEZ là một khu vực địa lý xác định trong một nước hoặc ở
vùng xuyên biên giới giữa một số nước với nhau, nơi các hoạt động kinh tế nhất định
được cho phép một cách đặc biệt và hoạt động thương mại tự do và các chính sách và
đặc quyền ưu đãi là khác với những những khu vực còn lại của đất nước. FEZ có quy
mô từ nhỏ tới lớn, từ quy mô một khu trong một nướ
c cho tới một vùng xuyên biên
giới giữa hai hay nhiều nước, từ một khu kinh tế cho tới một khu kinh tế và hành
chính và hơn nữa là một khu kinh tế và chính trị” (Meng, 2003, trang 18).
4

Khái niệm FEZ địa phương: Khái niệm FEZ không chỉ được tiếp cận ở cấp độ
quốc gia, nền kinh tế quốc dân mà còn được phát triển thành khái niệm FEZ ở cấp độ

vùng kinh tế (cấp tỉnh, thành, vùng địa lý kinh tế) hay cấp địa phương. Theo đó khái
niệm “Khu vực kinh tế tự do địa phương” (local FEZ) hay “Khu vực Kinh tế Tự do
vùng” (regional FEZ) đã được các giới học thuật và các nhà lý lu
ận đưa ra để phản
ánh thực tiễn phát triển của các FEZ ở nhiều cấp độ chính quyền và không gian kinh
tế khác nhau. Lúc đầu, khái niệm “FEZ địa phương” không khác gì khái niệm “FEZ
quốc gia” ở những nội hàm cốt lõi, có chăng chỉ khác nhau ở khả năng và năng lực
của các chính quyền điạ phương, vùng kinh tế so với chính quyền trung ương. Gần
đây, khái niệm “FEZ địa phương”, “FEZ vùng” để phản ánh sự khác nhau că
n bản

3
Nguồn: FEZ Planning Office, Government of Korea,

4
Định nghĩa này của Meng (2003) phản ánh rất sát những bước phát triển mới của mô hình SEZ tại Trung
Quốc, khi mới đây Chính phủ Trung ương cho phép Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến thử nghiệm phát triển
thành một Đặc khu Chính trị Thâm Quyến (Special Political Zone – SPZ).

18
giữa những mô hình FEZ mới ở cấp địa phương, vùng kinh tế, so với mô hình FEZ
quốc gia do chính quyền trung ương xây dựng.
Quan niệm mới về “FEZ địa phương” đang được dùng để chỉ những “đột phá
vượt trước” hay “mô hình thay thế” những mô hình FEZ quốc gia đã trở nên “lạc
hậu” tương đối trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày nay. Như vậy, khái niệm “FEZ
địa phương” ở cấp tỉnh thành hay vùng kinh tế một m
ặt phản ánh quan điểm “vượt
trước” của một số chính quyền địa phương trong xây dựng các FEZ phục vụ hội nhập
và phát triển của địa phương mình, mặt khác nó cũng phản ánh quan điểm “thể
nghiệm” các thể chế FEZ hiện đại, các thể chế phát triển ưu việt của chính quyền

trung ương ở cấp độ địa phương, tỉnh thành, vùng kinh tế
nào đó, trước khi áp dụng
rộng rãi trên cấp độ toàn quốc gia.
Rõ ràng là cho tới nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau được sử dụng cho khái
niệm “Khu Kinh tế Tự do” (FEZ), song tất cả các định nghĩa đều bao gồm hai thành
tố chính cấu tạo nên nội hàm của khái niệm FEZ: Một là lãnh thổ địa lý và hai là nội
hàm kinh tế của FEZ đó. Từ các định nghĩa có thể rút rằng vị trí địa lý và mứ
c độ
quốc tế hóa về luật lệ và thể chế của một Khu Kinh tế Tự do là hai nhân tố quyết định
sự khác biệt và khả năng thành công khi so sánh các FEZ với nhau.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH FEZ:
Việc hình thành các Khu Kinh tế tự do (FEZ) đang ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của các quốc gia
đang phát triển muốn bắt kịp và thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” nói riêng. Chính
sách xây dựng các FEZ để tạo ra những nền tảng phát triển, đột phá phát triển kinh tế
đã có một lịch sử khá dài. Nếu nhìn là tiến trình này thì đâu là những nền tảng lý
thuyết và cơ sở lý luận cho sự ra đời và phát triển của các FEZ trong nền kinh tế thế
giới cũng như nhiều nền kinh tế quốc dân.
II.1. Tình hiệu quả kinh tế theo quy mô (Economies of Scale): Nền tảng của
dòng lý thuyết về FEZ.
Sự phát triể
n vượt bậc của nền kinh tế thế giới, của mỗi quốc gia đều hàm chứa
những đột phá về ý tưởng và tư duy phát triển. Nếu như trong bối cảnh phát triển của

19
Thế kỷ 19 và Thế kỷ 20, những đột phá ý tưởng về “phân công lao động”, về “bàn tay
vô hình” làm nền tảng cho sự bùng nổ phát triển tại hàng loạt quốc gia, thì trong Thế
kỷ 21 ngày nay người ta lại thấy giới hạn của chính những ý tưởng đó trước bối cảnh
của nền khoa học công nghệ mới và xu thế toàn cầu hoá gia tăng. Những thành tựu
của Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ lần th

ứ ba – kỷ nguyên công nghệ thông tin
truyền thông và kỹ thuật số - vừa làm nền tảng cho làn sóng toàn cầu hoá hiện nay,
vừa cùng làn sóng này tạo ra những quan điểm phát triển mới nhằm đưa sự phát triển
và thịnh vượng của thế giới và mỗi quốc gia lên một nấc thang cao hơn.
Giới lãnh đạo của nhiều quốc gia phát triển đang đứng trước yêu cầu tìm ra
những động lực tăng trưởng m
ới cho quốc gia mình dựa trên một nền tảng tri thức,
công nghệ, năng suất và sức cạnh tranh cao hơn. Giới khoa học kinh tế thì đang tìm
tòi và tổng kết những nền tảng lý luận phát triển mới để làm cơ sở khoa học cho bối
cảnh phát triển mới nêu trên. Trong quá trình đó, có một dòng lý luận đã hình thành
và đang ngày càng được củng cố bằng thực tiễn phát triển sống động tại nhiề
u quốc
gia phát triển và đang phát triển. Đó chính là dòng lý thuyết về Tính hiệu quả kinh tế
theo quy mô (Economies of Scale).
Một trong những khái niệm và quy luật kinh tế được thừa nhận rộng rãi trong
các sách giáo khoa, trong nhà xưởng và từ thực tiễn phát triển kinh tế của nhiều quốc
gia là khái niệm “phân công lao động” và đi kèm với nó là quy luật quy mô càng tăng
thì hiệu suất kinh tế giảm dần – hay còn gọi là hiệu suất giảm dần do quy mô
(diminishing returns to scale). Điều này có nghĩa quá trình phân công lao động đến
một mức độ nào đó sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế kỳ vọng hay hiệu suất kinh tế
bị giảm dần theo quy mô sản xuất và tiêu dùng. Nhà kinh tế học người Anh Adam
Smith trong tác phẩm kinh điển “Của cải của các dân tộc” (1776) đã từng nhận định
rằng sự phân công lao động bị giới hạn bởi dung lượng thị
trường. Ông cũng cho
rằng không phải tất cả các hoạt động (kinh tế) có được hiệu suất kinh tế tăng dần theo
quy mô (increasing returns to scale). Do đó, để vượt qua giới hạn bởi dung lượng thị
trường, phải tìm kiếm và khai thác các động lực tăng trưởng mang lại hiệu suất tăng
dần theo quy mô.

20

Hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô (Increasing returns to scale): Động
lực tập trung hoạt động kinh tế (Agglomeration)
Để tìm ra những động lực tăng trưởng mới, bài toán đặt ra cho giới tham mưu
chính sách phát triển là làm thế nào để xác định những hoạt động (kinh tế) có hiệu
suất kinh tế tăng dần theo quy mô và đâu là những nhân tố thúc đẩy hiệu suất kinh tế
tăng dần theo quy mô? Từ những cơ sở lý luận v
ề “Hiệu quả kinh tế theo quy mô” và
thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong hai thế kỷ qua, phần viết
dưới đây sẽ chứng minh mô hình các khu tự do (Free Zone - FZ) hay các Khu Kinh tế
Tự do (Free Economic Zone - FEZ) chính là một trong những đáp số chính cho quá
trình giải bài toán trên.
Trở lại với dòng lý thuyết về ‘hiệu quả kinh tế từ quy mô” – sau đậy gọi tắt là
“hiệu quả quy mô” (scale economies), giới khoa học kinh tế đã khá th
ống nhất với
nhau về khái niệm và các phạm trù cơ bản khi phân tích những lợi ích mang lại khi
quy mô (hoạt động kinh tế) tăng lên, theo đó hiệu quả kinh tế từ quy mô có thể chia
thành hai nhóm chính: Hiệu quả bên trong (internal economies) và Hiệu quả bên
ngoài (external economies).
Hiệu quả quy mô bên trong có được từ những hiệu ứng về tiền tệ và kỹ thuật
công nghệ, cụ thể là từ việc mở rộng quy mô nhà xưởng sản xuấ
t để khai thác tốt hơn
các chi phí cố định, theo nghĩa chi phí trung bình giảm vì chi phí cố định trên đầu sản
phẩm giảm dần, hay từ việc đổi mới công nghệ để vận hành hoạt động sản xuất hiệu
quả hơn về mặt thời gian. Cách thức mua đầu vào sản xuất khối lượng lớn để có triết
khấu giá, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật vận hành nhà máy hi
ệu quả hay phương thức
sản xuất hàng loạt chính là các hoạt động kinh tế nhằm khai thác hiệu quả kinh tế quy
mô bên trong này. Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế sản xuất hàng hoá đều đã và
đang khai thác yếu tố này cho tăng trưởng kinh tế.
Hiệu quả kinh tế quy mô bên ngoài – hay còn gọi là hiệu quả tập trung kinh tế

(Agglomeration Economies)
5
là phạm trù thứ hai dùng để chỉ những hiệu ứng ngoại
lai (externalities) giúp tăng hiệu quả kinh tế khi quy mô tăng dần. Điều này có nghĩa

5
Cũng có thể dịch là Hiệu quả tích tụ hoạt động kinh tế.

21
hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô là nhờ các yếu tố từ bên ngoài tác động vào
hoạt động kinh tế.
Hiệu quả tập trung hoạt động kinh tế (gọi tắt là Hiệu quả tập trung kinh tế)
chính là hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô có được từ sự tập trung về mặt không
gian của các hoạt động và tác nhân kinh tế. Các nhà lý thuyết chia Hiệu quả tập trung
kinh tế thành hai loại chính gồm
6
:
Thứ nhất, Hiệu quả kinh tế nội ngành (địa phương hoá / Localization
Economies): là hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô có được từ việc tập trung một
số lượng lớn các công ty, các tác nhân kinh tế trong cùng một ngành nghề vào cùng
một địa điểm hay không gian kinh tế. Như vậy, hiệu quả này có được từ sự tương tác
của các công ty, các tác nhân kinh tế trong nội bộ ngành (within-industry).
Hiệu quả kinh tế nội ngành bao gồm các hiệ
u ứng ngoại lai về kỹ thuật và lan
tỏa tri thức (ngoại ứng MAR) đối với một ngành cụ thể, khi năng suất hay tăng trưởng
của một công ty trong một ngành nhất định và tại một vùng nhất định được cho là làm
tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành đó (van Oort,
2004). Các hiệu ứng ngoại lai và lan toả ở đây gồm: sự hình thành nguồn lao động kỹ

ng, việc sản sinh ra các ý tưởng dựa trên quá trình tích luỹ vốn con người và quá

trình giao tiếp trực diện, và sự sãn có của các dịch vụ đầu vào chuyên môn hoá.
Thứ hai, Hiệu quả kinh tế liên ngành (đô thị hoá / Urbanization Economies): là
hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô có được từ việc tập trung số lượng lớn các
công ty, các tác nhân kinh tế từ nhiều ngành nghề khác nhau vào cùng một địa điểm
hay không gian kinh tế. Như vậy, hiệu quả
này có được từ sự tương tác của các công
ty, các tác nhân kinh tế giữa các ngành nghề với nhau (between-industry).
Hiệu quả kinh tế liên ngành (đô thị hoá) phản ánh các hiệu ứng ngoại lai đối với
các doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau, như là hệ quả tiết kiệm được từ hoạt
động trên quy mô lớn của cả thành phố (van Oort, 2004). Điều này cho thấy hiệu quả
kinh tế theo quy mô đi kèm với các yếu tố vị trí địa lý t
ổng thể như cơ sở hạ tầng tốt,

6
Nếu tiếp cận từ góc độ tiêu dùng thì việc tập trung các hoạt động kinh tế còn tạo ra Hiệu ứng ngoại lại
tiêu dùng (Consumption Externalities), tuy nhiên trong khung khổ phân tích này bài viết chỉ tập trung tiếp
cận từ góc độ hoạt động sản xuất, trừ những phần phân tích đề cập cụ thể khác.

22
thát độ cộng đồng thuận lợi, các mức trợ cấp và tín dụng thuế, và các yếu tố kinh tế-
xã hội thuận lợi. Những yếu tố kể trên không thuộc về riêng ngành cụ thể nào, mà
thuận lợi chung cho bất kỳ ngành nghề nào. Chính điều này mang lại tính đa dạng
trong ngành và cũng là lý do tại sao các vùng đô thị có các loại ngành nghề hết sức đa
dạng.
Chính sự “tập trung về m
ặt không gian” đã tạo nên những dạng thức bố trí hoạt
động kinh tế như các thành phố (city), các cụm ngành nghề, chuỗi công nghiệp, khu
kinh tế (gọi tắt là cụm công nghiệp – industry cluster) và các trung tâm sản xuất, trung
tâm việc làm trong các thành phố, đô thị. Đây cũng chính là những khái niệm được sử
dụng trong các phân tích ở phần sau về vai trò của các FEZ trong việc khai thác hiệu

quả kinh tế tăng dần theo quy mô vào quá trình đột phá phát triển tại nhiề
u quốc gia.
II.2. Lý thuyết Thương mại Mới (NTT): Bổ sung thuyết phục cho cơ sở lý
luận về mô hình FEZ
Sự phân biệt các FEZ/SEZ hình thành vào các thập kỷ 1980 và 1990 với các mô
hình FEZ trong 10 năm qua và đang được xây dựng là để phản ánh những bước tiến
căn bản trong thực tiễn phát triển các FEZ trên thế giới cũng như tác động của chúng
tới những bước tiến mới trong lý luận về FEZ/SEZ. Về nền tả
ng lý thuyết, trường
phái Lý thuyết Thương mại Mới (nhà kinh tế đạt giải Nobel GS. Paul Krugman là tiên
phong) và Lý thuyết Lợi thế Cạnh tranh quốc gia (Michael Porter là tiên phong) đều
đã chỉ ra rằng những giả định
7
làm nền tảng cho các lý thuyết thương mại dựa trên lợi
thế so sánh (Comparative Advantage) của yếu tố sản xuất là không thực tế trong
nhiều ngành công nghiệp, không giống và có ít liên hệ với hoạt động cạnh tranh trên
thực tế.
Từ góc nhìn của Lý thuyết Thương mại Mới (New Trade Theory-NTT): Giải
thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 dành cho GS. Paul Krugman (ĐH Princetion, Hoa
Kỳ) chính là sự ghi nhận tư cách tiên phòng và là người đặt nền móng đầu tiên cho

7
Đó là những giả định như không tồn tại lợi thế kinh tế nhờ quy mô, công nghệ ở mọi nơi là giống nhau,
các sản phẩm y hệt nhau và lượng yếu tố sản xuất quốc gia là cố định, các yếu tố sản xuất như lao động có
tay nghề; không có chi phí vận tải, và vốn tư bản không luân chuyển giữa các quốc gia. Rõ ràng những giả
định này không còn phù hợp trong bối cảnh gia tăng qu
ốc tế hoá, khu vực hoá sản xuất, đầu tư, thương mại,
dịch vụ và toàn cầu hoá kinh tế ngày nay.

23

trường phái Lý thuyết Thương Mại Mới (NTT).
8
Ngay từ những năm 1970, GS. Paul
Krugman đã có những nghiên cứu phân tích về “hiệu quả kinh tế theo quy mô”
(economies of scale), theo đó trong công trình đăng trên Tạp chí Kinh tế quốc tế
(Journal of International Economics) năm 1979, GS. Paul Krugman đã quan sát thấy
rằng người tiêu dùng thích nhiều thương hiệu, nhãn hiệu khác nhau và hoạt động sản
xuất thiên về “hiệu quả kinh tế theo quy mô”. Trái với những lý luận truyền thống của
lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế so sánh v
ề hiệu suất giảm dần theo quy mô,
nghiên cứu của GS. Paul Krugman đã chỉ ra sự tồn tại của “hiệu suất theo quy mô”
(returns to scale) và nó có thể tăng dần theo quy mô. Đây chính là điều hấp dẫn các
doanh nghiệp về hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô sản xuất. Trong một nghiên cứu
của mình (1996), ông đã nhận xét rằng thế hệ nghiên cứu kinh học quốc tế trướ
c ông
đã hoàn toàn lờ đi vấn đề “hiệu suất theo quy mô”, ông nhận thấy ý tưởng cho rằng
thương mại có thể phản ánh sự ưu trội của chuyên môn hoá theo hiệu suất tăng dần
đối với lợi thế so sánh không hề thấy đâu trong các nghiên cứu của thế hệ trước, thay
vào đó quan điểm thống trị lúc đó lại là hiệu suất tăng dần sẽ làm thay đổi d
ạng thức
của lợi thế so sánh.
Song yếu tố “hiệu quả kinh tế theo quy mô” sẽ không mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp nếu trải rộng hoạt động sản xuất của mình trên toàn cầu, do vậy sự lựa
chọn ở đây là phải tập trung hoạt động sản xuất vào một số cơ sở, nhà máy nhất định
và tại một hay một số qu
ốc gia nhất định. Lô-gích lý luận này góp phần giải thích tại
sao mỗi quốc gia chỉ cần chuyên môn hoá (specialization) sản xuất một vài thương
hiệu, nhãn hiệu của một chủng loại sản phẩm nào đó, thay vì phải sản xuất các chủng
loại sản phẩm khác nhau của nhiều dòng sản phẩm. Đây chính là sự phát triển lô-gích


8
Lý Thuyết Thương mại Mới không phải trọng tâm phân tích trong phần viết này, chúng tôi chỉ tập trung
phân tích những nội dung liên quan tới sự hình thành lý luận về FEZ/SEZ. Về Lý thuyết Thương mại Mới,
nguyên bản các công trình tiêu biểu, đóng góp vào Giải Nobel của GS. Paul Krugman và các bình luận về
đóng góp của ông, có thể tham khảo thêm: Paul Krugman & Maurice Obstfeld (2006): “International
Economics: Theory and Practice”, 7
th
Edition, ISBN 0321293835; Paul Krugman (1979): “Increasing
returns, monopolistic competition, and international trade”, Journal of International Economics 9, pp. 469-
79; Paul Krugman (1980): “Scale economies, production differentiation, and the pattern of trade”,
American Economic Review 70, pp.950-59; Paul Krugman (1981): “Intra-industry specialization and the
gains from trade”, Journal of Political Economy 89, pp. 959-73; Paul Krugman and Elhanan Helpman (May
1985): “Market Structure and Foreign Trade: Increasing returns, imperfect competition, and the
international economy”, ISBN 2062081504; Paul Krugman (1991a): “Increasing returns and economic
geography”, Journal of Political Economy 99, pp.483-99; Paul Krugman (Aug. 1991b): “Geography and
Trade”, Gaston Eyskens Lecture Series; Paul Krugman, Mashashisa Fujita, Anthony Venables (1999): “The
Spatial Economy – Cities, regional and international trade”, MIT Press, ISBN 0262062046.

24
lý luận về vai trò của hiệu quả kinh tế theo quy mô trong hoạt động thương mại trong
công trình nghiên cứu của ông về “hiệu suất tăng dần và địa lý kinh tế” năm 1991.
Ông lập luận rằng nếu hoạt động thương mại được thúc đẩy chủ yếu bằng hiệu quả
kinh tế theo quy mô, thì các vùng miền tập trung nhiều hoạt động sản xuất nhất sẽ có
lãi hơn và như vậ
y lại càng thu hút thêm hoạt động sản xuất. Điều này có nghĩa hoạt
động sản xuất sẽ không rải rác khắp toàn cầu mà sẽ được tập trung vào một số quốc
gia, một số vùng miền và một số thành phố, những nơi có mật độ dân số tăng lên song
mức thu nhập cũng sẽ cao hơn.
Đây cũng là nền tảng lý luận chính lý giải cho sự ra đời của hàng loạt các
FEZ/SEZ khác nhau trên thế giới, cũng như luận giải căn nguyên thành bại của các

mô hình FEZ/SEZ, bởi chỉ những mô hình FEZ/SEZ đáp ứng được “hiệu quả kinh tế
theo quy mô”, “hiệu suất tăng dần theo quy mô”, có độ tập trung hoá và chuyên môn
hoá hoạt động kinh tế đủ lớn, mang lại cho doanh nghiệp vị thế chiến lược trên thị
trường cũng như thoả mãn được chiến lược toàn cầu của doanh nghiệp thì mới có khả
năng thành công cao.
II.3. Lý thuyết Địa lý Kinh tế Mới (NEG): Hình thành không gian tập trung
kinh tế là điều kiện cần thiết để tạo dựng và phát huy hiệu quả kinh tế tăng dần
theo quy mô
Hiệu suất kinh tế tăng dần ngoại lai: Động lực quyết định hình thành không
gian tập trung kinh tế
Lý do xuất hiện sự tập trung các hoạt động kinh tế vào một không gian địa lý
nhất định đã được nhiều thế
hệ kinh tế gia nghiên cứu, với nhận định khá thống nhất
rằng sự tập trung này xuất hiện vì kỳ vọng về sự tồn tại của các hiệu quả kinh tế tăng
dần theo quy mô và mang tính ngoại lai - gọi tắt là hiệu suất kinh tế tăng dần ngoại
lai (externational increasing returns). Theo đó, hiệu ứng kinh tế liên ngành (đô thị
hoá) sẽ có được cùng với quá trình hình thành và mở rộng của các thành phố, trong
khi hiệu ứng kinh tế nội ngành (địa phương hoá) sẽ có được từ quá trình hình thành
các cụm và chuỗi ngành nghề (industrial clusters) theo một không gian lãnh thổ nhất
định. Như vậy, một trong những cơ sở hình thành các thành phố (city) hay các cụm

25
ngành nghề (cluster) chính là sự tồn tại của hiệu suất kinh tế tăng dần ngoại lai - hay
chính là Hiệu quả tập trung kinh tế (agglomeration economies).
Ngay từ cuối Thế kỷ 19, nhận định mang tính “mở đường” về Hiệu quả tập
trung kinh tế của Afred Marshall (1890) đã chỉ ra rằng: “Những người công nhân có
kỹ năng ngành nghề cụ thể thường thu hút về địa điểm có sự tập trung (hoạ
t động
kinh tế) lớn hơn”, (WDR, 2009, tr.128). Theo đó, ông chỉ ra ba động lực dẫn tới sự
hình thành của các cụm công nghiệp (industry cluster) gồm: (a) chia sẻ đầu vào sản

xuất, (b) cộng gộp thị trường lao động và (c) lan tỏa tri thức.
9
Lập luận này của ông
đã được hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm sau này minh chứng, như các nghiên
cứu của Jaffe et al (1993), Holmes (1999) , Costa và Kahn (2001).
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây như Kim (1995) và Glaeser et al
(2001) cũng bổ sung cho lý luận của Marshall và cách tiếp cận tân cổ điển, khi chứng
minh những lợi thế tự nhiên (natural advantage) như là một động lực khác tạo nên
hiệu quả tập trung kinh tế. Quan
điểm này cũng được P. Krugman chia sẻ khi cho
rằng nhiều thành phố, cụm công nghiệp hình thành do “ngẫu nhiên” (by chance), hay
diễn đạt cụ thể hơn là nhờ vị trí địa lý tự nhiên “trời cho”.
Nếu như các nghiên cứu của Marshall (1890, 1920) đã phân tích hiệu quả kinh
tế nội ngành (địa phương hoá) đi kèm với quá trình tập trung không gian hoạt động
của một ngành kinh tế nhất định, thì nghiên cứu của Jacobs (1969) đã đưa ra ý tưởng
về quy mô và tính đa dạng của thành phố như là các yếu tố tạo ra hiệu quả kinh tế liên
ngành (đô thị hoá). Đây được coi là các công trình đặt nền móng cho những bước tiến
của dòng lý thuyết về hiệu quả kinh tế nhờ quy mô trong suốt 4 thập kỷ qua (Bảng
I.1).
Bảng I.1: Những bước tiến trong nghiên cứu lý thuyết về tầm quan trọng của
hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
Phân ngành
kinh tế
học
Luận điểm chính
Tác giả/công
trình chính
Tổ chức
ngành
Hiệu suất tăng dần nhờ quy mô và cạnh tranh

không hoàn hảo có thể đưa vào các mô hình kinh
Spence (1976);
Dixit & Stiglitz

9
(a) input sharing, (b) labor market pooling, và (c) knowledge spillovers.

×