Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu chiến lược điều chỉnh cơ cấu thương mại việt nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 97 trang )

Bộ công thơng
Viện nghiên cứu thơng mại
*****************




đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
Ms: 04.09.RD







Nghiên cứu chiến lợc
điều chỉnh cơ cấu thơng mại
việt nam theo hớng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nớc








8534



Hà nội, 12/2010
Danh mục chữ viết tắt
ADP
Ngân hàng phát triển Châu á
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
bcsĐ Ban cán sự Đảng
BLHHTN Bán lẻ hàng hoá trong nớc
cnh- hđh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Cnn Công nghiệp nặng
Đpt Điểm phần trăm
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
eu Liên minh châu Âu
KNNK Kim ngạch nhập khẩu
knxk Kim ngạch xuất khẩu
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TN Trong nớc
tt Thị trờng
TMBLHH & DT DV Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
TMBLHH & DVTD Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
NK Nhập khẩu
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
XK HH & DV Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ
XHCN Xã hội chủ nghĩa
USD Đô la Mỹ
USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
wb Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thơng mại thế giới
Danh mục các bảng


Bảng 1: Cơ cấu thơng mại hàng hoá và thơng mại dịch vụ của Việt Nam và thế giới
10
Bảng 2: Doanh thu thơng mại bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thời kỳ
1991 2009
13
Bảng 3: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu thời kỳ 1991 - 2009
15
Bảng 4: Cơ cấu thơng mại của Trung Quốc ba thập kỷ cải cách, mở cửa
49
Bảng 5: Xuất, nhập khẩu hàng hoá của Thái Lan bốn thập kỷ gần đây
51
Bảng 6: Nhịp độ tăng, quy mô bán lẻ và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thời kỳ
2011-2020
68
Bảng7: Các phơng án về nhịp độ tăng xuất, nhập khẩu và cán cân thơng
mại thời kỳ 2011-2020.
70
Bảng 8: Nhịp độ tăng và quy mô xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời
kỳ 2011-2020
72
Bảng 9: Nhịp độ tăng, quy mô và tỷ trọng của các nhóm hàng xuất, nhập
khẩu thời kỳ 2011-2020
74
Bảng 10: Nhịp độ tăng, quy mô, cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá của các
thành phần kinh tế trong thời kỳ 2011-2020
79









Danh mục các hình
Hình 1: Nhịp độ tăng trởng bình quân của kim ngạch XK và BLHHDV
5
Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu và bán lẻ hàng hoá dịch vụ
6
Hình 3: Tỷ trọng của bán lẻ và XNK HH & DV so với GDP
7
Hình 4: Vị trí của VN trong bảng xếp hạng 50 quốc gia XK & NK nhiều nhất thế giới
11
Hình 5: Tỷ trọng của dịch vụ trong XNK và BL trong nớc
12
Hình 6: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thơng
16
Hình 7: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ 1990 đến 2009
17
Hình 8: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thơng
18
Hình 9: Cơ cấu thị trờng xuất khẩu
20
Hình 10: Cơ cấu thị trờng nhập khẩu
21
Hình 11: Cán cân thơng mại với các thị trờng năm 2009
22
Hình 12: Cơ cấu bán lẻ theo khu vực thị trờng
24

Hình 13: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong BLHH & DTDV
27
Hình 14: Tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong xuất, nhập khẩu
28
Hình 15: CPI của Việt Nam và Trung Quốc từ 1991 đến 2009
33
Hình 16: Tăng trởng kinh tế các nớc trên thế giới
40
Hình 17: Tăng trởng kinh tế thế giới
41
Hình 18: Tỷ trọng GDP các nhóm nớc với GDP thế giới
41
Hình 19: Giá năng lợng và nguyên liệu phi năng lợng của thế giới
42
Hình 20: Tăng trởng xuất khẩu và GDP của thế giới
43
Hình 21: Tỷ trọng kim ngạch các nhóm hàng trong kim ngạch XK của thế giới
45
Hình 22: Giá cả hàng hóa trên thị trờng thế giới từ 1980 đến 2010
46
Hình 23: Tăng trởng XKHH&DV của Việt Nam và thế giới
71
Hình 24: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
75
Hình 25: Thị phần xuất, nhập khẩu của các thị trờng chủ yếu
76
Hình 26: Kim ngạch xuất, nhập khẩu theo thị trờng năm 2020
77
Hình 27: Cán cân thơng mại của hai khu vực kinh tế
79




Mục Lục
Mở đầu 1
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
phần 1 : Thực trạng cơ cấu thơng mại việt nam 3
1.1. Tổng quan về cơ cấu thơng mại và các loại hình cơ cấu thơng mại 3
1.2. Phân tích cơ cấu thơng mại Việt Nam thời kỳ 1991 - 2009 4
1.2.1. Cơ cấu thơng mại trong nớc và xuất, nhập khẩu
4
1.2.2. Cơ cấu thơng mại hàng hoá và thơng mại dịch vụ
9
1.2.3. Cơ cấu thơng mại bán buôn và bán lẻ
13
1.2.4. Cơ cấu thơng mại theo ngành sản xuất/ sản phẩm
15
1.2.5. Cơ cấu thơng mại theo thị trờng
19
1.2.6. Cơ cấu thơng mại truyền thống và hiện đại
25
1.2.7. Cơ cấu thơng mại theo thành phần kinh tế
26
1.3. Đánh giá thực trạng cơ cấu thơng mại và những vấn đề đặt ra 29
1.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân
29
1.3.2. Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân
31

PHầN II: BốI CảNH Và những vấn đề đặt ra đối với điều chỉnh CƠ CấU
THƯƠNG MạI việt nam
39
2.1. Bối cảnh kinh tế và thơng mại thế giới 39
2.2. Bối cảnh kinh tế trong nớc 46
2.3. Cơ cấu thơng mại ở một số nớc, kinh nghiệm cho Việt Nam 49
2.3.1. Cơ cấu thơng mại ở Trung Quốc ba thập kỷ cải cách 49


2.3.2. Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Thái Lan bốn thập kỷ gần đây
51
2.3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam
53
2.4. Những vấn đề đặt ra trong việc điều chỉnh cơ cấu thơng mại 56
2.4.1. Đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nớc
56
2.4.2. Đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nớc
56
2.4.3. Sự biến đổi của thị trờng thế giới và trong nớc
57
2.4.4. Tự do hóa thơng mại trên phạm vi toàn cầu và khu vực cùng với xu
hớng gia tăng bảo hộ mậu dịch ở nhiều quốc gia
57
2.4.5. Hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
58
2.4.6. Sự bành trớng của các công ty, tập đoàn đa quốc gia
58
Phần III: Quan điểm, phơng hớng và mục tiêu điều chỉnh cơ cấu
thơng mại Việt nam
60

3.1. Quan điểm điều chỉnh cơ cấu thơng mại
60
3.2. Phơng hớng điều chỉnh cơ cấu thơng mại
61
3.3. Mục tiêu điều chỉnh cơ cấu thơng mại
62
PHầN Iv: phơng án điều chỉnh cơ cấu thơng mại việt nam
64
4.1. Các căn cứ để lựa chọn phơng án điều chỉnh cơ cấu thơng mại
64
4.2. Các phơng án điều chỉnh cơ cấu thơng mại
67
4.2.1. Cơ cấu thơng mại trong nớc và xuất, nhập khẩu
67
4.2.2. Cơ cấu thơng mại hàng hoá và thơng mại dịch vụ
71
4.2.3. Cơ cấu thơng mại bán buôn và bán lẻ
73
4.2.4. Cơ cấu thơng mại theo ngành sản xuất/ sản phẩm
73


4.2.5. Cơ cấu thơng mại theo địa phơng và vùng lãnh thổ
75
4.2.6. Cơ cấu thơng mại truyền thống và hiện đại
78
4.2.7. Cơ cấu thơng mại theo thành phần kinh tế
78
Phần V: kiến nghị và giải pháp Phục vụ điều chỉnh cơ cấu thơng
mại

81
5.1. Chính sách và giải pháp về đầu t
81
5.2. Chính sách và giải pháp thơng mại
82
5.2.1. Chính sách và giải pháp đối với xuất, nhập khẩu
82
5.2.2. Chính sách và giải pháp đối với thị trờng trong nớc
83
5.3. Nâng cao chất lợng và đổi mới phơng thức sử dụng nguồn nhân lực
nhằm tận dụng có hiệu quả lợi thế về con ngời Việt Nam
85
5.4. Chính sách và công cụ tài chính
85
5.5. Một số giải pháp cụ thể khác
85
Kết luận
87
Phụ lục.
89
Tài liệu tham khảo
90


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, thương mại đã và đang đóng
vai trò vô cùng to lớn và đánh dấu sự thành công của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước. Là khâu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng không

chỉ trong phạm vi biên giới của một quốc gia, ngày nay thương mại còn kết nối
giữa các nhà sản xuất và tiêu dùng trên phạ
m vi toàn cầu. Thương mại không chỉ
là khâu để thực hiện giá trị hàng hóa, mà còn tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa
trong quá trình lưu thông phân phối; không chỉ là một khâu trong phân công lao
động xã hội, mà còn tác động trở lại đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
ngành sản phẩm; không chỉ là một trụ cột phát triển trong công cuộc công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mà còn trực tiếp phục vụ cho công cuộc này;
không chỉ phụ
c vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng, mà còn tác động
trở lại với vai trò định hướng cho cả sản xuất và tiêu dùng…
Trong những năm qua, thực hiện đường lối mở cửa, phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa
thương mại đã tác động mạnh mẽ đến diện mạo, ph
ương thức và kết quả hoạt
động của thương mại đất nước, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng trong
cơ cấu thương mại. Nhữngthay đổi đó ngày càng khẳng định vai trò vị trí vô
cùng to lớn của thương mại trong sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế xã hội
đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh theo hướng thị trường và tự do hóa thương
mại cũng đ
ã bộc lộ những bất cập mang tính cơ cấu của thương mại và chính
những sự bất cập này đã hạn chế sự phát triển cả về quy mô cũng như tính hiệu
quả của thương mại, hạn chế sự gia tăng của giá trị gia tăng trong khâu lưu
thông phân phối, thâm hụt ngày càng tăng trong cán cân thương mại, cũng như
những tác động tiêu cực không mong muốn khác đến
đời sống kinh tế - xã hội.
Trước yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu
về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, khai thác những lợi ích và
cơ hội, cũng như vượt qua những thách thức, khắc phục những hệ lụy do hội

nhập kinh tế quốc tế đem lại, đồng thời trong bối cảnh thực hiệ
n tái cấu trúc cơ
cấu nền kinh tế của Việt Nam, cùng với công cuộc tái cấu trúc kinh tế và tài
chính ở nhiều quốc gia sau khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, cần thiết
phải điều chỉnh cơ cấu thương mại hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện và bối
cảnh phát triển mới của đất nước và quốc tế.
Theo Quyết định số
02/QĐ- BCSĐ của Ban cán sự Đảng bộ Công Thương
giao nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng một số đề án trình Bộ
Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong năm
2009 và 2010, thực hiện chức năng tham mưu của Bộ Công Thương, đề tài:
“Nghiên cứu chiến lược điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam theo hướ
ng

2
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ” được thực hiện theo tinh thần và yêu
cầu như đã nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu xây dựng chiến lược điều chỉnh cơ cấu
thương mại của Việt Nam đến năm 2020 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu, rộng để
thương mại phát huy được vai trò của mình và đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế bền vững.
Nhiệm vụ của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu thương mại
Việt Nam; Làm rõ cơ sở khoa học cũng như sự cần thiết điều chỉnh cơ cấu
thương mại Việt Nam trong bối cảnh mới; Xây dựng chiến lược
điều chỉnh cơ
cấu thương mại Việt Nam đến năm 2020; Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược
điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu thương mại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Nghiên cứu cơ cấu thương mại Việt Nam theo 07 nhóm tiêu chí
(1) Th
ương mại trong nước và xuất nhập khẩu; (2) Thương mại hàng hóa và
dịch vụ (chưa nghiên cứu thương mại liên quan đến đầu tư và quyền sở hữu trí
tuệ); (3) Bán buôn và bán lẻ (chưa nghiên cứu đại lý và nhượng quyền thương
mại); (4) Thương mại theo ngành sản phẩm; (5) Thương mại theo địa phương,
vùng lãnh thổ; (6) Thương mại truyền thống và hiện đại; (7) Thương mại theo
thành phần kinh tế.
- Thời gian: Phân tích thực trạng cơ cấu thương mại Việt Nam từ năm 1991
đến 2009; Xây dựng chiến lược điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích kinh tế
- Phương pháp dự báo và chuyên gia
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệ
u tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 5 phần:
Phần 1: Thực trạng cơ cấu thương mại Việt Nam
Phần 2: Bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với điều chỉnh cơ cấu thương
mại Việt Nam.
Phần 3: Quan điểm, mục tiêu và phương hướng điều chỉnh chỉnh cơ cấu
thương mại Việt Nam
Phần 4: Ph
ương án điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam
Phần 5: Kiến nghị và giải pháp phục vụ điều chỉnh cơ cấu thương mại

3

PHẦN I
THỰC TRẠNG CƠ CẤU THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.1. Tổng quan về cơ cấu thương mại và các loại hình cơ cấu thương mại
1.1.1. Quan niệm về cơ cấu thương mại
Cơ cấu thương mại biểu thị nội dung, tỷ phần về số lượng của các bộ phận
cấu thành và mối quan hệ giữa chúng trong tổng thể thương mại. Cơ cấu thương
mại được xem xét dưới nhiều góc độ
khác nhau theo các nhóm tiêu chí cụ thể.
1.1.2. Các loại hình cơ cấu thương mại
Căn cứ vào các nhóm tiêu chí, thương mại bao gồm các loại hình cơ cấu như sau:
- Theo đối tượng kinh doanh, cơ cấu thương mại gồm thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ
Trong thương mại hàng hóa, có cơ cấu theo ngành hàng, nhóm hàng và
chủng loại hàng hóa;
Tương tự, đố
i với thương mại dịch vụ, có cơ cấu theo ngành, phân ngành
và dịch vụ cụ thể.
(Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chưa đề cập đến thực trạng thương
mại liên quan đến đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ).
- Theo thị trường (hoặc đối tác thương mại), cơ cấu thương mại gồm
thương mại trong nước và xuất, nhập khẩu.
Trong xu
ất, nhập khẩu có: cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu;
Trong xuất khẩu có cơ cấu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; cơ cấu theo thị
trường các quốc gia vùng lãnh thổ, khu vực; cơ cấu về chủng loại ngành hàng,
mặt hàng và dịch vụ…
Tương tự, trong nhập khẩu có cơ cấu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; cơ
cấu theo thị trường các quốc gia vùng lãnh thổ, khu v
ực; cơ cấu về chủng loại

ngành hàng, mặt hàng và dịch vụ…
Thương mại trong nước có cơ cấu thương mại hàng hóa và dịch vụ, cơ cấu
thương mại theo vùng kinh tế, địa phương.
- Theo phương thức kinh doanh, có thương mại bán buôn, bán lẻ, đại lý và
nhượng quyền thương mại.
(Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chưa đề cập đến thực trạng đại lý và
nhượng quyền th
ương mại)
- Theo trình độ kỹ thuật, công nghệ của các loại hình tổ chức thương mại,
có thương mại truyền thống (chợ) và hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị,
cửa hàng tiện lợi…).

4
- Theo thành phần kinh tế, có thương mại nhà nước, tập thể (hợp tác xã), tư
thương, liên doanh, nước ngoài.
1.1.3. Cơ cấu thương mại hợp lý
Trong điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay, cơ
cấu thương mại hợp lý là cơ cấu thương mại:
- Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy chuyển
dịch c
ơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất, phục vụ tốt cho công cuộc CNH, HĐH
đất nước.
- Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết song
phương và đa phương của Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế,
thương mại của khu vực và thế giới.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trườ
ng trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy sự phát triển thương mại theo chiều rộng đồng thời chuyển
nhanh sang phát triển theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế phát
triển của thương mại.

- Khai thác tối đa mọi lợi thế và nguồn lực của đất nước để phát triển các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các
doanh nghiệp thương mạ
i lớn có mạng lưới kinh doanh rộng, hệ thống phân phối
hiện đại, giữ vai trò định hướng phát triển sản xuất và tiêu dùng.
1.2. Phân tích cơ cấu thương mại Việt Nam thời kỳ 1991 - 2009
Sau một nửa thập kỷ khởi động công cuộc đổi mới và định hình các cơ chế,
chính sách để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thương mại
nước ta trong thời kỳ 1991-2009 đ
ã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến những thay đổi
rất quan trọng về cơ cấu trên tất cả các phương diện.
1.2.1. Cơ cấu thương mại trong nước và xuất, nhập khẩu
Xét dưới góc độ đầu ra cuối cùng của nền kinh tế, thương mại bao gồm hai
bộ phận chủ yếu là thương mại bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH
& DVTD) trong nước, thể hiện ở tổ
ng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng và xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (XK HH & DV) ra thị trường thế
giới, còn ở phía đầu vào của nền kinh tế là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (NK
HH & DV) từ thị trường thế giới.
Sự phát triển của hai đầu ra này cùng với nhập khẩu có ý nghĩa quyết định
đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Một cách tổng quát, mặc dù đã có nhữ
ng bước thăng trầm, nhưng cả
thương mại trong nước và xuất, nhập khẩu đều đã phát triển rất nhanh trong gần
hai thập kỷ qua, dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu thương mại.
Ở phía đầu ra, XK HH & DV trong 19 năm qua đã tăng bình quân
17,76%/năm, cao gấp 2,39 lần nhịp độ tăng trưởng kinh tế (7,43%/năm), còn

5
TMBLHH & DVTD (cùng tính bằng USD như xuất, nhập khẩu) cũng đã đạt

nhịp độ tăng trưởng 16,73%/năm, cao gấp 2,25 lần nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, trong khi XK HH & DV những năm gần đây đã tăng trưởng
chậm lại, TMBLHH & DVTD đã khôi phục được đà tăng trưởng khả quan, nên
đã giữ vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Cụ th
ể, XK HH & DV trong 5 năm 1991 - 1995 tăng bình quân
19,32%/năm, 5 năm tiếp theo 1996 - 2000 tiếp tục tăng và đạt đỉnh 20,34%/năm,
nhưng trong 5 năm 2001 - 2005 chỉ còn tăng 16,49%/năm và 4 năm gần đây tiếp
tục giảm xuống còn 14,30%/năm do bị tác động rất mạnh của cuộc khủng hoảng
tài chính và thế giới.
Trong khi đó, theo chiều ngược lại, sau khi tăng kỷ lục 31,37%/năm trong 5
năm 1991 - 1995, TMBLHH & DVTD đã giảm xuống chỉ
còn 2,37%/năm trong
những năm cuối của thập kỷ này, nên bình quân trong 10 năm này chỉ tăng
15,97%/năm và 5 năm 2001 - 2005 đã bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục,
nhưng cũng chỉ đạt được nhịp độ tăng trưởng 14,30%/năm, còn 4 năm gần đây
đã đạt được nhịp độ tăng trưởng rất đáng khích lệ 21,84%/năm, cho nên bình
quân 9 năm đã đạt đượ
c nhịp độ tăng trưởng cao hơn của XK HH & DV
(17,59%/năm so với 15,51%/năm) và bình quân 19 năm tăng 16,73%/năm, gần
tương đương nhịp độ tăng 17,76%/năm của xuất khẩu.
Hình 1. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch XK và
bán lẻ HHDV (%/năm)
19.32
20.34
19.83
16.49
14.3
15.51
17.76

31.37
2.37
15.97
14.3
21.84
17.59
16.73
0
5
10
15
20
25
30
35
1991-1995 1996-2000 1991-2000 2001-2005 2006-2009 2001-2009 1991-2009
Xuất khẩu
hàng hóa
và dịch vụ
Bán lẻ
hàng hóa
và dịch vụ
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và tính toán của nhóm tác giả
Tính chung lại, nhịp độ tăng trưởng bình quân của hai thị trường đầu ra này
trong thập kỷ 90 đạt 17,82%/năm, cao gấp 2,35 lần nhịp độ tăng trưởng kinh tế
(7,57%/năm), còn trong 9 năm gần đây đã phát triển chậm lại khá rõ, còn
16,54%/năm và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm gần tương ứng xuống chỉ
còn 7,27%/năm và hệ số giữa hai nhịp độ tăng này c
ũng giảm chút ít xuống còn
2,27 lần.

Với những động thái như vậy, năm 1991, doanh thu BLHH & DVTD vượt
trội so với kim ngạch XK HH & DV (3,469 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 59,49% so
với 2,363 tỷ USD và chỉ chiếm 40,51%), đến năm 2000, kim ngạch XK HH &
DV đã bắt đầu lớn hơn (kim ngạch XK HH & DV đã đạt 17,175 tỷ USD và

6
chiếm 52,43%, trong khi TMBLHH & DVTD chỉ đạt 15,580 tỷ USD và chỉ còn
chiếm 47,57%) và khoảng cách này càng được nới rộng vào năm 2008, khi kim
ngạch XK HH & DV đạt tới mức 69,725 tỷ USD và chiếm 54,69%, còn
TMBLHH & DVTD chỉ đạt 57,761 tỷ USD và chỉ chiếm 45,31%.
Thế nhưng, năm 2009, do phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và
kinh tế thế giới, XK HH & DV lần đầu tiên đạt nhịp độ tăng trưởng “âm” 9,84%
kể từ khi mất hầu như toàn b
ộ thị trường xuất khẩu truyền thống do sự sụp đổ
của phe XHCN năm 1991 và giảm rất mạnh xuống 62,862 tỷ USD, chiếm
48,41%, trong khi doanh thu BLHH & DVTD tuy chỉ tăng 15,97%, nhưng vẫn
đạt 66,983 tỷ USD, vươn lên chiếm 51,59% và lớn hơn kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ 4,301 tỷ USD và 6,86%.
Hình 2
Cơ cấu XK và bán lẻ năm 1991
40.5%
59.5%
Tỷ trọng
của xuất
khẩu
Tỷ trọng
của bán lẻ
Cơ cấu XK và bán lẻ năm 2000
52.4%
47.6%

Tỷ trọng
của xuất
khẩu
Tỷ trọng
của bán lẻ

Cơ cấu XK và bán lẻ năm 2008
54.7%
45.3%
Tỷ trọng
của xuất
khẩu
Tỷ trọng
của bán
lẻ

Cơ cấu XK và bán lẻ năm 2009
48.4%
51.6%
Tỷ trọng
của xuất
khẩu
Tỷ trọng
của bán lẻ

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và tính toán của nhóm tác giả
Như vậy, nếu coi thương mại là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế phát triển,
thì trong 19 năm qua, vai trò của thị trường xuất khẩu nói chung vẫn ngày càng
mạnh lên, trong khi vai trò của thị trường trong nước có những giai đoạn rất mờ
nhạt, nhưng khi phải đối mặt với những tác động bất lợi lớn từ thị trường thế

giới, xuất khẩu giảm mạnh, thì s
ự vững mạnh của thị trường trong nước lại giữ
vai trò đặc biệt quan trọng.

7
Trong khi XK HH & DV tăng nhanh hơn TMBLHH & DVTD ở hai đầu ra
của nền kinh tế, để đáp ứng cho các nhu cầu này, cũng như cho các nhu cầu của
nền kinh tế nói chung, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (NK HH & DV) trong 19
năm qua vẫn tăng nhanh, mặc dù đã có xuất phát điểm cao hơn hẳn so với XK.
Cụ thể, tổng kim ngạch NK HH & DV năm 1990 đạt 3,535 tỷ USD, cao
hơn 721 triệu USD và 25,62% so với tổng kim ngạch XK HH & DV và gần
bằng TMBLHH & DVTD (3,541 tỷ USD) trong n
ăm này. 19 năm qua, NK HH
& DV vẫn tăng bình quân 17,59%/năm, xấp xỉ với nhịp độ tăng của XK HH &
DV (17,76%/năm) và cao hơn so với của TMBLHH & DVTD (16,73%/năm),
nên quy mô NK HH & DV càng ngày càng vượt trội so với quy mô của cả XK
HH & DV và TMBLHH & DVTD.
Bình quân 19 năm qua, TMBLHH & DVTD đạt 22,751 tỷ USD/năm, kim
ngạch XK HH & DV đạt 23,555 tỷ USD/năm, kim ngạch NK HH & DV đạt
27,563 tỷ USD/năm, quy mô nhập siêu đã lên tới 4,008 tỷ USD và tỷ lệ nhập
siêu 17,51%, còn năm con số tương ứng trong năm 2009 là 66,983 tỷ
USD;
62,862 tỷ USD; 76,786 tỷ USD; 13,924 tỷ USD và 22,15%.
Như vậy, cùng so với GDP, bình quân 19 năm qua, doanh thu BLHH &
DVTD bằng 58,39%, kim ngạch XK HH & DV bằng 60,46% (tính chung hai
thị trường đầu ra bằng 118,85%), kim ngạch NK HH & DV đạt 70,75%. Có thể
thấy xu hướng phát triển rất nhanh chóng của các chỉ số định lượng này, bởi
năm 1990 lần lượt chỉ là 45,36%; 36,04%; 81,40% và 45,28%, nhưng đến năm
2009 lần lượt đã bằng 72,77%; 68,30%; 141,07% và 83,42%.
Hình 3: Tỷ trọng của bán lẻ và XNK HH&DV so với GDP (%)

45.4
72.8
58.4
36.0
68.3
60.5
81.4
141
119
45.3
83.4
70.7
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1990 2009 B.q 1991-2009
TMBLHH &
DVTD
XK HH & DV
Hai đầu ra
NK HH & DV
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và tính toán của nhóm tác giả
Mặc dù đều phát triển rất nhanh, nhưng với nhịp độ khác nhau tương đối xa,
và do xuất phát điểm rất khác nhau, nên cơ cấu thương mại của nước ta đã có

những thay đổi rất cơ bản. Trong đó, điều đặc biệt quan trọng là, càng phát triển,
một mặt nền kinh tế nước ta càng phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, mặt khác,
thương mại ở các
đầu ra đều phải phát triển rất nhanh, nên đây sẽ là những thách

8
thức không nhỏ trong thập kỷ tới, khi thương mại vẫn buộc phải tiếp tục phát
triển mạnh.
Trên góc độ khác, nếu dựa trên hai căn cứ chủ yếu sau đây đánh giá, xem
xét, cũng có thể thấy xu hướng phát triển khác của thị trường trong nước từ năm
2003 đến nay:
- Thứ nhất, nếu so sánh TM BLHH&DVTD như số liệu trên đây của Tổng
cục Thống kê với tổng mức hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước mà
85,122 triệu dân cư nước ta thực mua năm 2008 như kết quả điều tra về thu nhập
và chi tiêu cho đời sống hàng ngày cũng của Tổng cục Thống kê mới được công
bố, thì có sự chênh lệch quá lớn.
Cụ thể là, do mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người mỗi tháng của
dân cư nước ta năm 2008 chỉ là 705 nghìn đồng, nên tổng mức BLHH&DVTD
đã được người tiêu dùng của cả nước thực mua chỉ có thể là 720,135 nghìn tỷ
đồng. Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
theo số liệu thống kê năm 2008 là 1.009,68 nghìn tỷ đồng.
Do vậy, đã xuất hiện tình trạng “còn thừa” tới 289,632 nghìn tỷ đồng hàng
hoá và dịch vụ, tương ứng với 40,22%, được số liệu thống kê xác nhận là đã bán
ra, nhưng không có người mua.
Như vậy, nếu như các kết quả điều tra về thu nhập và chi tiêu của dân cư
cho thấy một “bức tranh chân thực” hơn, thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng 1.009,68 nghìn tỷ đồng mà số liệu thống kê năm 2008 đã
xác nhận là con số quá lớn. Ngược lại, nếu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng 1.009,68 nghìn tỷ đồng mà số liệu thống kê năm 2008 xác
nhận là con số chính xác, có nghĩa là, hầu như toàn bộ 85,122 triệu dân cư nước

ta đều đã chi cho tiêu dùng hết thu nhập của mình (tổng thu nhập trong cả năm
2008 theo kết quả điều tra chỉ là gần 1.016,4 nghìn tỷ đồng).
- Thứ hai, thông thường, khi thu nhập càng cao, tỷ lệ chi tiêu cho tiêu dùng
hàng có xu hướng giảm, nhưng các số liệu thống kê về TM BLHH&DVTD của
nước ta lại cho thấy tình trạng ngược lại.
Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê nước ta từ năm 1999 đến năm
2008 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế của
nước ta ở hai thời điểm này là 295 nghìn đồng và 995 nghìn đồng, tức là đã tăng
bình quân 14,46%/năm. Trong đó, “bộ ba” số liệu này của dân cư khu vực thành
thị là 517 nghìn đồng; 1.605 nghìn đồng và 13,41%/năm, còn của dân cư khu
vực nông thôn là 225 nghìn đồng; 765 nghìn đồng và 14,52%/năm.
Cũng theo các kết quả điều tra này, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu
người một tháng theo giá thực tế bình quân cả nước ở hai thời điểm này là 221
nghìn đồng (bằng 72,15% thu nhập) và 705 nghìn đồng (bằng 70,85% thu nhập),
tăng bình quân 13,76%/năm. Như vậy, tuy tỷ lệ và nhịp độ tăng chi tiêu cho đời
sống so với thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế của cả
nước trong 10 năm qua đều thấp hơn, nhưng các mức chênh lệch đều không lớn.

9
Nếu quan sát bức tranh này của Trung quốc trong hơn ba thập kỷ cải cách,
mở cửa vừa qua, có thể thấy rất rõ sự khác biệt này. Cụ thể, ở thời điểm 10 năm
sau cải cách, mở cửa năm 1988, khi GDP bình quân đầu người của nước này
mới chỉ đạt 364 USD/năm (tương tự như của nước ta năm 1998 là 357
USD/người), thì tỷ trọng của TTTN so với GDP đạt mức kỷ lục cũng chỉ là
49,51%, đến năm 2001, khi GDP bình quân đầu người đã đạt 1.038 USD/người
(tương tự như của nước ta hiện nay), thì tỷ trọng này đã giảm rất mạnh xuống
chỉ còn 39,26% và năm 2009, khi GDP bình quân đầu người đã tăng rất mạnh
lên 3.036 USD/năm, mặc dù với chính sách kích cầu của Chính phủ Trung Quốc
được đánh giá là rất có hiệu quả, nhưng tỷ trọng này vẫn chỉ nhích thêm 3,54%
so với mức thấp kỷ lục 33,84% năm 2007. Trong khi đó, cặp số liệu tương ứng

của nước ta năm 1998 là 357 USD/người và 51,41%, còn hiện tại là khoảng 1.055
USD/người và 72,77%.
Ngược lại với thực tế thu nhập càng tăng, người dân Trung Quốc chi tiêu
cho đời sống hàng ngày có xu hướng giảm, còn ở nước ta thì thu nhập ngày càng
tăng, người dân lại càng tăng tỷ lệ chi tiêu cho đời sống hàng ngày.
Những phân tích trên cho thấy, xu thế mà số liệu thống kê phản ánh về
TMBLHH & DVTD ở nước ta có nhiều khả năng không phù hợp với thực tế, vì
khi tổng mức chi cho đời sống hàng ngày của 85,122 triệu dân chỉ là 720,135
nghìn tỷ đồng năm 2008 như các kết quả điều tra về thu nhập và mức sống của
dân cư, tỷ trọng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so
với GDP của nước ta cũng chỉ là 48,73%, gần tương tự như của Trung Quốc ở
thời điểm 10 năm sau cải cách. Mặc dù đây là tỷ lệ vẫn còn rất cao, ở thời điểm
GDP bình quân đầu người năm 2001 tương tự như của nước ta năm 2008 (1.038
USD so với 1047 USD), tỷ lệ này của Trung Quốc cũng chỉ là 39,26%, có thể
coi đây là những con số phù hợp với thực tế một phần do phương pháp tính “rổ
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước” giữa hai nước có sự khác biệt và
phần khác là do “tập quán” tiêu dùng cũng có sự khác biệt.
Như vậy, nếu bỏ bớt 289,545 nghìn tỷ đồng khỏi doanh thu hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng trong nước năm 2008 và coi mức tăng 18,6% trong năm 2009
là hợp lý, thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm
2009 sẽ chỉ là 854,08 nghìn tỷ đồng và nhịp độ tăng bình quân của TTTN trong
9 năm gần đây thay vì 24,36%/năm sẽ chỉ là 16,24%/năm, nhưng vẫn cao gấp
2,23 lần nhịp độ tăng GDP, còn cặp số liệu này sau 19 năm sẽ là 22,17%/năm và
2,98 lần.
1.2.2. Cơ cấu thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ
Đến nay, thương mại dịch vụ ở nước ta vẫn chưa được hiểu thống nhất.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thương mại dịch vụ được coi là một
bộ phận thương mại cùng với thương mại hàng hóa hợp thành thương mại nói
chung như thông lệ quốc tế.


10
Xét theo nghĩa đó, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại nước ta đến nay
chủ yếu là nhờ sự phát triển nhanh của thương mại hàng hóa, còn thương mại
dịch vụ vẫn kém phát triển. Điều này không chỉ thể hiện trong xuất, nhập khẩu,
mà ngay cả ở thương mại trong nước.
Trong XK, do phát triển chậm hơn nhiều so với hàng hóa, nên tỷ trọng của
dịch vụ
trong xuất khẩu nói chung trong 19 năm qua đã bị giảm khá mạnh.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng từ 2,404 tỷ USD năm 1990 lên
57,096 tỷ USD năm 2009, tăng bình quân 18,14%/năm, còn xuất khẩu dịch vụ
chỉ tăng từ 0,410 tỷ USD lên 5,766 tỷ USD - tăng bình quân 14,93%/năm, thấp
quá xa so với xuất khẩu hàng hoá. Vì tăng chậm hơn nhiều như vậy, nên tỷ trọng
của dịch vụ trong xuất khẩ
u nói chung trong cùng kỳ đã giảm từ 14,56% xuống
9,17%, trong khi của hàng hóa tăng từ 85,44% lên 90,83%. Xu thế phát triển
như vậy của xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nước ta trong 19 năm qua là trái với
xu thế phát triển chung của thế giới.
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, trong cùng kỳ, xuất khẩu hàng
hóa của toàn thế giới tăng từ 3.442 tỷ USD lên 12.461 tỷ USD, đạt nhịp độ tăng
bình quân 7,01%/năm, dịch v
ụ tăng từ 783 tỷ USD lên khoảng 3.310 tỷ USD,
đạt nhịp độ tăng bình quân 7,88%/năm. Vì tăng nhanh hơn như vậy, nên tỷ trọng
của dịch vụ trong xuất khẩu nói chung cùng kỳ đã tăng từ 18,53% lên 20,99%,
của hàng hóa giảm từ 81,47% xuống 79,01%.
Bảng 1: Cơ cấu thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ của Việt Nam và thế giới
Đv: Tỷ USD và %
1991 2009
Nhịp độ tăng
1991-2009


Thế
giới
Việt
Nam
VN so
với TG
Thế giới
Việt
Nam
VN so
với TG
Thế
giới
Việt
Nam
1.XK HH
3.509 2,087
0,059
12.461 57,096
0,458
7,01 18,14
2.XK DV
824 0,276
0,033
3.310 5,766
0,174
7,88 14,93
3.NK HH
3.626 2,338
0,064

12.647 69,949
0,553
7,04 18,56
4.NK DV
841 0,416
0,049
3.115 6,837
0,219
7,33 12,09
Nguồn: WTO; Tổng cục Thống kê Việt Nam
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế năm 2009, các nhịp độ
tăng trưởng bình quân nói trên của thế giới đều bị giảm sút nhanh, xuất khẩu
hàng hoá giảm tới 22,46%, nhưng xuất khẩu dịch vụ chỉ giảm 10,01% và đây là
những mức giảm kỷ lục kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm
1930 - 1932 (thương mại hàng hoá thế giới trong ba n
ăm này lần lượt giảm
20,30%; 28,90% và 32,09%, trong vòng ba năm đã giảm tổng cộng tới 61,52%).
Ngược lại, mức giảm trong XK dịch vụ của nước ta trong năm 2009 đã lên tới
18,10%, cao hơn hẳn so với mức giảm 8,92% trong XK hàng hoá (gấp 2,03 lần).

11
Những xu hướng trên đều thể hiện rất rõ trong thị phần của nước ta trong
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới. Đó là, tỷ trọng của nước ta trong
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới năm 1991 chỉ là 0,059%, đến năm
1999 đã tăng lên 0,202%, năm 2009 tiếp tục tăng lên 0,458%, nên nước ta đã lọt
được vào danh sách 50 quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giớ
i của
WTO từ năm 1999 đến nay (trừ năm 2008 - trước năm 1999 WTO chỉ xếp hạng
30 quốc gia) và thứ hạng này đã được cải thiện rất đáng kể vào năm 2009
1

. Bên
cạnh đó, tuy chiếm 0,033% vào năm 1991 và năm 1999 chiếm 0,200%, nhưng
thị phần của nước ta trong xuất khẩu dịch vụ của thế giới năm 2009 đã giảm
xuống còn 0,174%.
Như vậy, tuy cùng phát triển nhanh, nhưng cơ cấu hàng hóa và dịch vụ xuất
khẩu của nước ta hiện vẫn còn lạc hậu khá xa so với trình độ phát triển trung
bình của thế giới.
Hình 4
.
V
ị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng 50 quốc gia
XK &NK hàng hóa nhiều nhất thế giới
-50
-50
-50
-47
-49
-50
-50
-50
-50
-51
-39
-49
-45
-47
-43
-43
-44
-43

-46
-41
-41
-35
-60
-50
-40
-30
-20
-10
0
1
9
99
2
00
0
2001
2
00
2
2003
2
0
04
2
005
2
0
06

2
00
7
2008*
2
0
09
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Nguồn: WTO
Ở phía đầu vào của nền kinh tế, cơ cấu hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của
nước ta cũng trong tình trạng tương tự. Cụ thể, KNNK hàng hóa tăng từ 2,338 tỷ
USD năm 1991 lên 69,949 tỷ USD năm 2009, đạt nhịp độ tăng bình quân
18,56%/năm, còn dịch vụ nhập khẩu cũng chỉ tăng từ 0,416 tỷ USD lên 6,837 tỷ
USD, tăng bình quân 12,09%/năm, thấp hơn nhiều so với nhịp độ tă
ng nhập
khẩu hàng hóa. Do vậy, tỷ trọng của dịch vụ trong nhập khẩu nói chung trong
cùng kỳ đã giảm rất mạnh từ 15,09% xuống 8,90%, trong khi của nhập khẩu
hàng hóa tăng từ 84,91% lên 91,10%.
Xu thế phát triển này của nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nước ta cũng trái
với xu thế phát triển chung của thế giới. Các số liệu thống kê của WTO cho
thấy, trong thời gian này, khi nhập khẩu hàng hóa của toàn thế gi
ới tăng từ 3.626

1
Trong năm 2008, Việt nam có thể chỉ đứng thứ 51 trong XK hàng hóa của thế giới (không có
tên trong bảng xếp hạng 50 quốc gia xuất khẩu hàng hoá nhiều nhất thế giới của WTO) vì
trong số liệu thống kê xuất khẩu hàng hoá gồm gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ của WTO

không có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn của Việt Nam.

12
tỷ USD lên 12.647 tỷ USD, tăng bình quân 7,04%/năm, thì nhập khẩu dịch vụ
tăng từ 841,4 tỷ USD lên 3.115 tỷ USD, đạt nhịp độ tăng bình quân tương đối
khiêm tốn 7,33%/năm. Vì tăng hơn không quá nhiều như vậy, nên trong cùn kỳ
tỷ trọng của dịch vụ trong nhập khẩu nói chung chỉ tăng từ 18,83% lên 19,76%,
của hàng hóa giảm từ 81,17% xuống 80,24%.
Xu hướng trên cũng thể hiện rất rõ trong thị phần củ
a nước ta trong nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới. Cụ thể, tỷ trọng của nước ta trong nhập
khẩu dịch vụ của thế giới năm 1991 chỉ là 0,049%, thì năm 1999 đã tăng lên
0,25%, đến năm 2009 giảm xuống còn 0,219%.
Trong khi đó, mặc dù chỉ chiếm 0,064% vào năm 1991, nhưng thị phần của
nước ta trong nhập khẩu hàng hóa của thế giới năm 1999 đã tă
ng rất mạnh lên
0,198%, năm 2009 tiếp tục tăng mạnh lên 0,553%, nên nước ta đã không chỉ lọt
vào danh sách 50 quốc gia nhập khẩu hóa nhiều nhất thế giới từ đó đến nay, mà
còn với thứ hạng ngày càng cao hơn: năm 1999 xếp thứ 49; năm 2000 xếp thứ
45; năm 2002 xếp thứ 43; năm 2007 xếp thứ 41 và năm 2009 đã vươn lên xếp thứ 35.
Ở thị trường trong nước, thị phần c
ủa dịch vụ tuy có xu hướng tăng và tỷ
trọng của dịch vụ trong doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cũng cao hơn
hẳn so với trong kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhưng sự phát
triển mới chỉ bắt đầu bước vào thế ổn định.
Hình 5
Tỷ trọng của dịch vụ trong XNK và bán lẻ trong nước (%)
0
5
10

15
20
25
30
35
40
1
9
9
0
1
9
9
1
1
9
9
2
1
9
9
3
1
9
9
4
1
9
9
5

1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0

0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
*
2
0
0
9
Tỷ trọng của DV
trong XK
Tỷ trọng của DV

trong NK
Tỷ trọng của DV
trong TT BLHH
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Năm 1991, dịch vụ chỉ chiếm 11,66% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ và 15,09% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, tỷ trọng của dịch
vụ trong doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước cũng chỉ chiếm
12,63%, đến năm 2009, tỷ trọng của dịch vụ trong doanh thu hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng trong nước tăng rất mạnh lên 21,53%, trong kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh xu
ống còn 8,90% và trong kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ cũng giảm rất mạnh xuống 9,17%, và ngược lại, tỷ trọng
của hàng hóa trong ba “rổ” này đều giảm và tăng tương ứng.

13
Trong quá trình này, tỷ trọng của dịch vụ trong TMBLHH & DVTD trong
nước những năm đầu thập kỷ 90 đều thấp hơn 15%, hai năm giữa thập kỷ này đã
vượt qua ngưỡng 20%, nhưng liên tục sáu năm sau đó lại tụt xuống dưới ngưỡng
này và chỉ khôi phục và ổn định ở mức trên 20%/năm từ năm 2002 đến nay.
Thực tiễn cho thấy, sự trồi sụt trong nhịp độ t
ăng của dịch vụ trong
TMBLHH & DVTD trong nước gắn rất chặt với nhịp độ tăng trưởng và trình độ
phát triển của nền kinh tế. Do vậy, gia nhập nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ có
mức thu nhập trung bình (thấp) từ năm 2008
2
, tức là đã có được “điều kiện cần”,
nhưng “điều kiện đủ” để thương mại dịch vụ của Việt Nam có thể phát triển ổn
định và tăng tỷ trọng cả trong xuất, nhập khẩu lẫn trong TMBLHH & DVTD ở
thị trường trong nước những năm tới là sự phát triển nhanh và bền vững của nền
kinh tế cùng với sự chuyển dị

ch tích cực và mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế.
1.2.3. Cơ cấu thương mại bán buôn và bán lẻ
Nhịp tăng trưởng của doanh thu thương mại bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng từ 1991 đến 2009 không đồng đều, có xu hướng tăng dần về tỷ trọng so
với GDP. Nhịp tăng bình quân của thương mại bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng cao nhất trong giai đoạn 1991-1995, đạt 44,8% (xấp xỉ 50% GDP thực tế
),
đến giai đoạn 2006 -2009 đạt 25,66% tương đương với 67,72% GDP, trong cả
thời kỳ 1991-2009 bằng 60% GDP và nhịp tăng bình quân hàng năm là 24,36% .
Tỷ trọng này là khá cao nếu so sánh với nước ngoài, đồng thời, xu hướng tăng
dần về tỷ trọng so với GDP (trong khi thu nhập bình quân đầu người cũng có xu
hướng tăng dần) cũng ngược với xu hướng chung của thế giới. So với Trung
Quốc, nhịp tăng bình quân của doanh thu bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
của nước này sau 8 năm gia nhập WTO (2002- 2009) là 17,07%, bằng 36,64%
GDP và xu hướng giảm dần tỷ trọng so với GDP tính từ 1970 đến nay.
Bảng 2
: Doanh thu thương mại BLHH&DVTD thời kỳ 1991 – 2009
Giai đoạn Tỷ đồng*
Nhịp độ tăng
bình quân*
So với GDP
(%)*
So với nhịp tăng
GDP (lần)*
1991-1995 73.308,3 44,80 49,87 1,11
1996-2000 182.941,2 12,71 51,15 0,90
2001-2005 347.765,3 16,86 54,59 1,23
2006-2009 887.351,5 25,66 67,72 1,40
* Theo giá thực tế

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Hệ thống số liệu thống kê của nước ta hiện không có sự phân định cơ cấu
thương mại theo tiêu chí bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, nếu coi bán buôn là

2
Theo phân loại của WB hiện nay, những quốc gia và vùng lãnh thổ đạt được mức thu nhập
quốc gia bình quân đầu người/năm (GNI) từ 936 USD đến 3.855 USD thì thuộc nhóm thu
nhập trung bình thấp (dưới 936 USD là thu nhập thấp). Do vậy, với GDP bình quân đầu người
đạt trên 1.000 USD từ năm 2008, nước ta đã thuộc về nhóm thu nhập trung bình thấp.

14
hoạt động mua bán giữa những người sản xuất và kinh doanh với nhau, còn bán
lẻ là hoạt động mua bán giữa một bên là người sản xuất hoặc kinh doanh với
một bên là người tiêu dùng cuối cùng, thì tuy đều phát triển rất mạnh mẽ trong
thời kỳ 1991-2009, nhưng quy mô thương mại bán buôn đã phát triển gấp nhiều
lần so với bán lẻ. Nền kinh tế và sản xuất ngày càng phát triển là căn nguyên cho
sự phát triển mạnh mẽ
của thương mại nói chung. Sự gia tăng của thương mại
bán buôn còn do có sự cộng hưởng của hai yếu tố: Thương mại đầu tư tăng,
XNK hàng hóa tăng, đặc biệt là nhập siêu tăng. Bên cạnh đó, thương mại bán
buôn tăng mạnh hơn thương mại bán lẻ còn bắt nguồn từ những tồn tại và bất
cập vẫn phổ biến trong một nền kinh tế hi
ện vẫn đang còn ở trình độ phát triển
thấp. Trước hết, do cơ chế kinh tế thị trường mới được vận hành chưa lâu, hầu
hết các chủ thể kinh doanh mới được hình thành, quy mô còn rất nhỏ bé, kể cả
các doanh nghiệp, đặc biệt là thiếu sự gắn bó, liên kết dọc và ngang thành các hệ
thống hoạt động thông suốt… trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa đầ
y đủ,
chưa hoàn thiện, hoạt động quản lý của Nhà nước cũng còn nhiều bất cập, nên
tình trạng “mua bán vòng vèo” vẫn còn phổ biến.

Như vậy, tuy đều tăng rất nhanh, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhịp độ gia tăng thương mại bán buôn đã cao hơn hẳn bán lẻ, làm cho cơ cấu
thương mại bán buôn và bán lẻ của nước ta hiện nay đã khác hẳn so với trước đây.
Theo số liệu
điều tra của Viện Nghiên cứu Thương mại năm 2005 về thực
trạng hệ thống mua bán, lưu thông phân phối của các ngành hàng xi măng, sắt
thép và phân bón ở nước ta thời kỳ 2000- 2005, những cơ sở chuyên doanh bán
buôn và bán lẻ, đại lý chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ cả về số lượng doanh nghiệp và
quy mô hoạt động (doanh thu, số lao động, tài sản doanh nghiệp, vốn,…), còn
lại phần lớn là các cơ sở kinh doanh vừa bán buôn, bán lẻ và đại lý.
Kênh phân phối sản phẩm của 3 nhóm hàng này chủ yếu là theo truyền
thống, thường qua nhiều khâu trung gian trước khi đến người tiêu dùng cuối
cùng, vì vậy, tỷ trọng khâu bán lẻ trong chuỗi phân phối thấp mặc dù số lượng
các đơn vị (doanh nghiệp và cơ sở cá thể) chiếm đa phần trong khâu bán lẻ.
Liên kết dọc trong chuỗi phân phối từ sản xuất (hoặc nhập khẩu) qua trung
gian (bán buôn, đại lý…) đến bán lẻ đã hình thành, thường là trong hệ thống tiêu
thụ sản phẩm của các Tổng công ty (xi măng, sắt thép, phân bón), nhưng tỷ
trọng các sản phẩm này được tiêu thụ trong chuỗi chỉ chiếm chưa đến 30%, còn
lại trên 70% được tiêu thụ ngoài hệ thống của các tổng công ty.
Các thành phần kinh tế đều tham gia vào phân phối các mặt hàng này,
nhưng thành phần kinh tế tư nhân và ngoài quốc doanh chiếm đa số về số lượng,
đặc biệt trong khâu bán lẻ.
Có sự khác biệt và chênh lệch rõ rệt về số lượng đơn vị kinh doanh, quy mô
hoạt động giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung nhiều ở thành phố
lớn và các trung tâm kinh tế do đặc thù cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển của

15
từng địa phương, dẫn đến sự khác nhau về số lượng các khâu trung gian trong
tiêu thụ những hàng hóa này ở những địa bàn khác nhau.
1.2.4. Cơ cấu thương mại theo ngành sản xuất/ sản phẩm

Ở nước ta hiện nay, cơ cấu thương mại theo ngành sản xuất hay theo sản
phẩm được đồng thời phân tổ theo hai cách khác nhau.
Theo cách phân loại của nước ta, hàng hóa xuất khẩu được chia thành bốn
nhóm: (1) Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; (2) Hàng công nghiệp nhẹ và
tiểu thủ công nghiệp; (3) Hàng nông, lâm sản và (4) Hàng thủy sản. Trong khi
đó, hàng hoá nhập khẩu được chia thành hai nhóm lớn: (1) Tư liệu s
ản xuất và
(2) Hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, theo thông lệ quốc tế, hàng hóa xuất, nhập khẩu đều được
chia thành ba nhóm lớn: (1) Hàng thô hoặc đã sơ chế; (2) Hàng chế biến hoặc đã
tinh chế và (3) Nhóm những hàng hóa không thể xếp vào hai nhóm hàng trên
(phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương - SITC).
1.2.4.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Theo cách phân loại của nước ta, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong những
năm qua đã có sự chuyển biến theo chiề
u hướng rất tích cực.
Bảng 3:
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu thời kỳ 1991 - 2009
Đv: Triệu USD và %
1991 2009

Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
Nhịp độ tăng

trưởng bình
quân 1991-
2009
Tổng số
2.087,1 100,00 57.096,3 100,00 18,14
1. Hàng CNN và
khoáng sản
697,1 33,40 7.621,0 13,35 14,15
2. Hàng CN nhẹ và
TTCN
300,1 14,38 37.727,0 66,08 23,97
3. Hàng nông, lâm sản 803,5 38,50 7644,7 13,39 11,85
4. Hàng thủy sản
285,4 13, 67 4251,3 7,45 16,36
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: từ xuất phát điểm
chỉ với 300,1 triệu USD và chiếm tỷ trọng 13,38% năm 1991, nhưng với nhịp độ
phát triển cao nhất 23,97%/năm, nên đến năm 2009 nhóm hàng này đã đạt kim
ngạch 37,727 tỷ USD và chiếm tỷ trọng cao nhất với 66,08% kim ngạch xuất khẩu.
- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: đã đạt 697,1 triệu USD và
chiếm tỷ trọng 33,40% năm 1991, như
ng do chỉ đạt nhịp độ tăng 14,15%/năm,
nên sau 19 năm nhóm hàng này chỉ còn chiếm 13,35% kim ngạch xuất khẩu.

16
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm mạnh như vậy chủ yếu là do hai
năm gần đây nước ta đã từng bước hạn chế xuất khẩu tài nguyên khoáng sản chủ
yếu (điển hình là dầu thô và than đá), mặt khác, do những tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu vừa qua làm cho giá của nhóm hàng
này giảm nhanh, đặc biệt là giá dầu mỏ (tỷ trọng của nhóm hàng này liên tục

trong bố
n năm sốt nóng giá cả thế giới 2004 - 2007 vẫn dao dộng trong khoảng
32,95-36,41%).
- Nhóm hàng thủy sản: Từ xuất phát điểm thấp nhất chỉ với 285,4 triệu
USD và chiếm tỷ trọng 13,67% năm 1991, nhưng do đạt nhịp độ tăng gần bằng
nhịp độ tăng chung của xuất khẩu (16,36%/năm so với 18,14%/năm), nên nhóm
hàng thủy sản năm 2009 vẫn còn giữ được tỷ trọng 7,45%.
- Nhóm hàng nông lâm s
ản: Năm 1991 đã đạt 803,5 triệu USD và chiếm tỷ
trọng 38,50%, nhưng do chỉ đạt nhịp độ phát triển khá khiêm tốn 11,85%/năm,
nên tỷ trọng của nhóm hàng này sau 19 năm bị giảm chỉ còn 13,39% kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa.
Sự chuyển dịch cơ cấu nói trên cho thấy, xuất khẩu hàng hoá của nước ta
đã từng bước khắc phục được tình trạng phụ thuộc quá nặng nề vào các ngành
khai thác tài nguyên. Đi
ều này cũng được thể hiện rất rõ trong cơ cấu hàng hoá
xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thương.
Hình 6
Cơ cấu HH XK theo tiêu chuẩn
ngoại thương (SITC) năm 1991
82.45%
17.55%
Tỷ trong
của hàng
thô, sơ
chế (%)
Tỷ trọng
của hàng
chế biến
(%)

Cơ cấu HH XK theo tiêu chuẩn
ngoại thương (SITC) năm 2008
46.63%
53.37%
Tỷ trọng
của hàng
thô, sơ
chế (%)
Tỷ trọng
của hàng
chế biến
(%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Theo đó, nhóm hàng thô và sơ chế, tuy đã đạt 2,087 tỷ USD và chiếm tới
82,42% trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 1991, nhưng do chỉ đạt
nhịp độ tăng trưởng thấp hơn khá nhiều so với nhịp độ tăng trưởng chung
(17,43%/năm so với 20,10%/năm), nên nhóm hàng này năm 2008 chỉ còn chiếm
47,60%.
Trong khi đó, nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế tuy chỉ đạt 366,3 triệu
USD và chỉ chiếm tỷ tr
ọng 17,55% năm 1991, nhưng do đạt nhịp độ tăng trưởng
vượt trội với 22,96%/năm, nên tỷ trọng của nhóm hàng này năm 2008 đã vươn lên
chiếm 53,33%.

17
Như vậy, mặc dù còn rất nhiều tồn tại và bất cập, nhưng cơ cấu hàng hóa
xuất khẩu của nước ta trong gần hai thập kỷ qua đã có những tiến bộ đáng kể, tỷ
trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và sơ chế có xu hướng giảm, tỷ trọng của nhóm
hàng chế biến và tinh chế có xu hướng tăng dần.

1.2.4.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
Trong khi cơ cấ
u hàng hoá xuất khẩu của nước ta trong 19 năm qua đã có
những chuyển biến tích cực như nói trên, cơ cấu hàng hoá nhập lại không có
những thay đổi rõ nét, mặc dù tăng với nhịp độ rất nhanh và hiện đã đạt quy mô
rất lớn như đã nói ở trên.
Theo cách phân loại của nước ta, nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn ngày càng
được ưu tiên trong nhập khẩu, kim ngạch đã tăng từ 2,013 tỷ USD và 86,09%
năm 1991 lên 63,514 tỷ USD và 90,80% năm 2009, đạt nhịp độ tăng bình quân
18,97%/năm, trong khi nhóm hàng tiêu dùng trong cùng kỳ chỉ tăng từ 325 triệu
USD lên 6,435 tỷ USD, chỉ đạt nhịp độ tăng 15,60% và tỷ trọng giảm từ 13,91%
xuống còn 9,20%.
Mặc dù tăng rất mạnh như vậy, nhưng ưu tiên chủ yếu trong nhập khẩu tư
liệu sản xuất trong 19 năm qua vẫn dành cho nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu.
Cụ thể, nhóm hàng máy móc, thiế
t bị, dụng cụ và phụ tùng, từ 509 triệu USD,
chiếm 21,77% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 1991, tăng bình quân
19,03%/năm, nên chỉ đạt 20,635 tỷ USD và chiếm tỷ trọng 29,50% năm 2009,
trong khi nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu trong cùng kỳ từ 1,504 tỷ USD,
chiếm 64,31% đã tăng lên 42,879 tỷ USD và chiếm 61,30% do đạt nhịp độ tăng
bình quân chỉ kém chút ít 18,94%/năm.
Hình 7:
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ 1990 đến 2009
0
10
20
30
40
50
60

70
80
199
0
1
99
2
1994
B
.
q

91
-
95
1997
199
9
B.
q
9
6
-00
200
1
2
00
3
2005
2

00
6
2008
B.q 06-09
B.
q
9
1
-09
Nhóm hàng
m.móc, th.bị
(%)
Nhóm hàng
ng.nhiên,
v.liệu (%)
Nhóm hàng
tiêu dùng
(%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Tuy nhiên, bức tranh cơ cấu trên đây đã bị biến dạng sau khi trải qua cuộc
khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, tức là sau thời điểm giá nguyên liệu

18
thế giới bị giảm mạnh. Cụ thể là, cho đến thời điểm năm 2008, kim ngạch nhập
khẩu của thế giới về nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đã đạt kỷ lục 54,014 tỷ
USD, năm 2009 đã giảm tới 11,135 tỷ USD và 20,62% (chiếm tỷ trọng kỷ lục
66,92% năm 1990), còn nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và
phụ tùng của nước ta năm 2008 chỉ l
ớn hơn năm 2009 là 865 triệu USD và mức
giảm trong năm 2009 chỉ là 4,02%. Điều đó có nghĩa là, nhịp độ tăng nhập khẩu

của nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu cho đến thời điểm năm 2008 vẫn luôn ở
mức rất cao.
Như vậy, ưu tiên nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu vẫn là xu thế phát triển
chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu thương mại theo nhóm hàng trong nhập kh
ẩu
của nước ta suốt 19 năm qua. Điều này cũng cho thấy, đến nay, nhập khẩu công
nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản
phẩm, sức cạnh tranh của nền kinh tế và yêu cầu CNH, HĐH đất nước vẫn chưa
được chú trọng đúng mức.
Theo tiêu chuẩn ngoại thương, trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta,
nh
ập khẩu nhóm hàng thô và sơ chế tuy tăng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn nhóm
hàng chế biến và tinh chế, nên nhóm hàng chế biến và tinh chế vẫn thường
xuyên chiếm tỷ trọng quá lớn trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, còn nhóm
hàng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Cụ thể, quy mô nhập khẩu nhóm hàng thô và sơ chế từ 800 triệu USD năm
1991 và với nhịp độ tăng bình quân 19,75%/năm, đạt 20,712 tỷ USD năm 2008,
tỷ
trọng trong kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của nước ta đã từ 34,23% giảm
mạnh xuống chỉ còn 25,66%, trong khi nhóm hàng chế biến và tinh chế trong
cùng kỳ tăng từ 1,516 tỷ USD lên 58,082 tỷ USD, tăng rất nhanh 21,03%/năm,
dẫn đến tỷ trọng cũng tăng mạnh từ 64,82% lên 71,96% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu.
Hình 8
Cơ cấu HH NK theo tiêu chuẩn
ngoại thương (SITC) năm 1991
34.23%
64.82%
0.95%
Nhóm hàng

thô, sơ chế
(%)
Nhóm hàng
chế biến,
tinh chế (%)
Nhóm hàng
khác (%)
Cơ cấu HH NK theo tiêu chuẩn ngoại
thương (SITC) năm 2008
25.66%
71.96%
2.38%
Nhóm hàng
thô, sơ chế
(%)
Nhóm hàng
chế biến,
tinh chế (%)
Nhóm hàng
khác (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Số liệu thống kê chi tiết theo bốn phân nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh thế
cho thấy, phân nhóm hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu trong 9 năm gần

×