Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Lv ths luật hoạt động phòng ngừa và điều tra ban đầu của công an cấp phường về tội trộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.8 KB, 95 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI,
cùng với việc xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, Việt
Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, mặc
dù nền kinh tế đã có những bước phát triển tích cực, song tình hình xã hội
Việt Nam vẫn cịn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ và đi liền với nó là
sự tác động tiêu cực của mặt trái của cơ chế thị trường, do đó tình hình tội
phạm cịn diễn biến phức tạp.
Trộm cắp tài sản là một trong số các loại tội phạm xảy ra phổ biến
hiện nay ở nước ta. Thời gian gần đây, loại án này chiếm 80% số các vụ án
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Điều đáng chú ý là, hiện nay loại
tội phạm này xảy ra với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có
nhiều vụ đối tượng phạm tội đã sử dụng những kiến thức mới về khoa học kỹ
thuật để thực hiện hành vi phạm tội. Một điều dễ nhận thấy là, cùng với q
trình đơ thị hóa, các khu chung cư được xây dựng ngày càng nhiều đặc biệt là
ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, điều này sẽ dẫn
đến một thực tế sẽ có ngày càng nhiều các hộ dân đến sinh sống ở các khu
chung cư này. Đi liền với nó tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình
tội trộm cắp tài sản tài sản nói riêng có những diễn biến phức tạp. Thực tế của
cơng tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở cho thấy: địa bàn phạm tội tại các khu
chung cư cao tầng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình, đặc điểm của loại tội
trộm cắp tài sản hiện nay. Theo số liệu thống kê của Cơng an thành phố Hà
Nội, mỗi năm trung bình có từ 3.000 dến gần 4.000 vụ trộm cắp tài sản trên
địa bàn, trong đó số vụ trộm cắp có liên quan đến các khu chung cư cao tầng
chiếm khoảng 70 - 80%.
1


Trước tình hình đó, lực lượng Cơng an nhân dân và các cơ quan bảo


vệ pháp luật đã có nhiều biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm
này trên địa bàn khu chung cư nhưng kết quả cịn rất hạn chế, tỷ lệ khám phá
thành cơng các vụ trộm cắp tài sản ở các khu này mới chỉ đạt 33% đến 37%
số vụ trộm cắp xảy ra, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh,
phịng chống tội phạm.
Bởi những lẽ đó, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn công
tác điều tra ban đầu, xử lý các vụ án trộm cắp tài sản tại các khu chung cư,
qua đó tìm ra được các nguyên nhân của các tồn tại yếu kém và đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa cũng như
hoạt động điều tra ban đầu của công an cấp phường đối với các các vụ trộm
cắp tài sản tại khu chung cư ở các thành phố lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội là
vấn đề cấp bách trong công tác đấu tranh, phịng chống tội phạm trong giai đoạn
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau về tội trộm cắp tài sản như dưới góc độ tội phạm học, khoa học điều tra
tội phạm... để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh,
phòng chống tội trộm cắp tài sản nói chung, đã tập trung sự chú ý của các nhà
nghiên cứu và các cán bộ hoạt động thực tiễn. Dưới góc độ chuyên ngành
Điều tra tội phạm đã có cơng trình nghiên cứu của các tác giả sau đây:
- Tác giả Tăng Văn Sử, nghiên cứu vấn đề Điều tra các vụ án phạm
tội có tổ chức trộm cắp tài sản công dân tại nơi cư trú trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân,
Hà Nội, 1997 [23].
- Tác giả Lê Trọng Hà đề cập đến tội trộm cắp tài sản dưới góc độ
Khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp tài sản riêng công dân xảy ra tại

2



nhà riêng ở địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh
sát nhân dân, Hà Nội, 1997 [13].
- Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, với đề tài Tổ chức điều tra khám phá
các vụ án trộm cắp tài sản của công dân theo chức năng của lực lượng Cảnh
sát hình sự Cơng an tỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, năm 1998. Trong luận văn thạc sĩ của mình, tác
giả lại chú trọng tập trung vào phương pháp điều tra vụ án trộm cắp trên một
địa bàn đã được giới hạn, để thấy được tính đặc thù của tội phạm này ở một
tỉnh trung du miền núi.
- Tác giả Khổng Văn Hà, Điều tra các vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại
nhà riêng công dân, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân
dân, Hà Nội, 1994 v.v...
Dưới góc độ chuyên ngành Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội
phạm học, tác giả Nguyễn Thanh Hải đã đề cập vấn đề này để đưa ra những
biện pháp nhằm "Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp", luận văn thạc sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và
pháp luật, Hà Nội, 1998...
Tình hình nêu trên cho thấy, tuy đã được chú ý, nhưng đề tài điều tra
các vụ án trộm cắp tài sản của công dân mới được đề cập ở các khía cạnh, góc
độ nhất định hoặc chỉ ở một số địa phương nhất định, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách chun sâu về đặc điểm của loại tội phạm trộm cắp tài sản
tại các khu chung cư cao tầng hiện nay, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa cũng như hoạt động điều tra ban đầu của
công an cấp cơ sở (cấp phường). Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống chuyên sâu và toàn diện đề tài này ở nước ta có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3



- Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống
và tồn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đặc điểm của
loại tội trộm cắp tài sản tại một địa bàn đặc thù đó là các khu chung cư cao
tầng, nghiên cứu vai trị của cơng an cấp phường trong hoạt động phòng ngừa
và điều tra ban đầu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hai loại hoạt động này.
- Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ
cụ thể sau:
+ Phân tích pháp luật thực định về tội phạm trộm cắp tài sản và lý luận
về hoạt động phòng ngừa cũng như hoạt động điều tra ban đầu tội phạm trộm
cắp tài sản để làm rõ những dấu hiệu pháp lý, đặc điểm hình sự của tội trộm
cắp tài sản nói chung cũng như những đặc điểm hình sự riêng biệt của tội
trộm cắp tài sản tại các khu chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
+ Nghiên cứu khái quát thực trạng của hoạt động phịng ngừa và điều
tra ban đầu của cơng an cấp phường ở những nơi có nhiều khu chung cư cao
tầng hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Trên cơ sở phân tích thực trạng, từ đó đánh giá về hoạt động phòng
ngừa cũng như hoạt động điều tra ban đầu của công an cấp phường về tội
trộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao tầng ở Hà Nội trong tình hình hiện
nay.
+ Dự báo diễn biến tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản tại các khu
chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
+ Phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động phòng ngừa cũng như các hoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộm cắp
tài sản của Công an cấp phường tại các khu chung cư cao tầng hiện nay.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn

4



- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình tội trộm cắp tài sản
trong đó đặc biệt là tình hình trộm cắp tài sản tại các khu chung cư trên địa
bàn thành phố Hà Nội từ năm 1999 đến nay; nội dung, đặc điểm của hoạt
động phòng ngừa và điều tra ban đầu của Công an cấp phường trên địa bàn
Thủ đô. Tài liệu thực tế phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tác giả chủ
yếu được thu thập ở bình diện chung là cấp thành phố và cấp phường nhưng
chủ yếu vẫn là các địa bàn các quận, nơi tập trung nhiều các khu chung cư cao
tầng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu, trình bày trên cơ sở phương pháp luận và
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm của Đảng và Nhà
nước về cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm nói chung và chính sách
hình sự của Nhà nước đối với tội trộm cắp tài sản của công dân nói riêng.
Nội dung của luận văn được hình thành trên cơ sở kế thừa các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình đã được cơng bố trong lĩnh vực khoa học điều
tra tội phạm; các tài liệu, số liệu trong các báo cáo tổng kết của các cơ quan
bảo vệ pháp luật.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp khoa học của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích,
tổng hợp, quy nạp, so sánh, điều tra xã hội học. Trong đó, tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu điển hình
6. Điểm mới của đề tài
Lần đầu tiên đề tài hoạt động phòng ngừa, và điều tra ban đầu về tội
trộm cắp tài sản tại các khu chung cư của công an cấp phường được nghiên
cứu, xem xét một cách có hệ thống, và toàn diện. Luận văn đã nghiên cứu khá

5



hệ thống các nội dung cơ bản của hoạt động phòng ngừa và hoạt động điều tra
ban đầu đối với các vụ trộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao tầng; qua đó
làm sáng tỏ những vấn đề về khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, cũng như đặc
điểm hình sự của tội trộm cắp tài sản ở địa bàn này; khái niệm và đặc điểm của
hoạt động phòng ngừa và hoạt động điều tra ban đầu của Cơng an phường; phân
tích thực trạng và diễn biến của tội trộm cắp tài sản tại khu chung cư cao tầng ở
Hà Nội trong những năm gần đây; đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa và
hoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộm cắp tài sản ở các khu chung cư cao
tầng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa và hoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộm cắp tài sản của công an cấp
phường trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn được hình thành trên cơ sở khái quát lý luận và đánh giá
thực tiễn hoạt động phòng ngừa và hoạt động điều tra ban đầu các vụ án trộm
cắp tài sản của công an cấp phường trong thời gian qua, nên kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần hồn thiện hệ thống lý luận điều tra tội phạm nói chung và
điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của cơng dân nói riêng trong giai đoạn hiện
nay. Luận văn là một tài liệu tham khảo dùng cho các nhà nghiên cứu, giảng
dạy trong các nhà trường có chuyên ngành điều tra tội phạm, đồng thời cũng
là tài liệu giúp cho cơ quan điều tra nghiên cứu áp dụng trong đấu tranh,
phịng chống tội trộm cắp tài sản nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội
nói riêng. Đồng thời, luận văn còn cung cấp cho các cơ quan nhà nước, cơ
quan chức năng và mọi công dân những giải pháp đấu tranh, phòng chống tội
phạm trộm cắp tài sản ở các khu chung cư cao tầng hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:


6


Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và điều tra ban đầu
của Công an cấp phường về tội trộm cắp tài sản tại các khu chung cư cao
tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa và điều tra ban đầu của Công an cấp phường về tội trộm cắp tài
sản tại các khu chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

7


Chương 1
Một số vấn đề lý luận chung

1.1. Những dấu hiệu pháp lý và đặc điểm hình sự của tội trộm cắp tài sản ở
khu chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.1.1. Những dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Đấu tranh phòng chống tội phạm trong đó có đấu tranh, phịng chống
tội trộm cắp tài sản nói chung cũng như tội trộm cắp tài sản tại các khu chung
cư cao tầng nói riêng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của lực
lượng công an để đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội
ở cơ sở. Để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp, có hiệu quả trong cơng
tác phịng ngừa, điều tra ban đầu của công an cấp phường về loại tội trộm cắp
tài sản tại các khu chung cư cao tầng vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xác
định rõ khái niệm cũng như những dấu hiệu pháp lý của tội phạm này. Bởi vì,
chỉ trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ về tội trộm cắp tài sản mới có thể đề

ra được các biện pháp phịng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm
này. Thực tiễn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ở nước ta hiện
nay càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cấp thiết phải làm sáng tỏ
những vấn đề đó. Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự (BLHS) 1999,
tội trộm cắp tài sản được qui định như sau:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm
trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm
trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm...
[21].
8


Quy định như vậy là một bước tiến quan trọng của quá trình lập pháp
hình sự ở nước ta. Trong đó nhà làm luật đã trực tiếp xác định giá trị tài sản
để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Mặc dù việc xác định
giá trị tài sản này hiện nay còn nhiều vấn đề cần phải bàn, nhưng rõ ràng nó
đã khắc phục được những hạn chế, tạo ra sự áp dụng thống nhất trong việc
truy cứu TNHS về tội này trên phạm vi toàn quốc. Tuy vậy, Điều 138 BLHS
1999
vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là nhà làm luật vẫn quy định tội trộm cắp dưới
dạng cấu thành tội phạm giản đơn mà chưa mô tả cụ thể như thế nào là hành
vi trộm cắp. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành
điều khoản này của BLHS., nên việc giải thích chính thức như thế nào là trộm
cắp tài sản hiện nay cịn có nhiều ý kiến và cách hiểu không thống nhất về
khái niệm trộm cắp tài sản cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội
phạm này.
Ví dụ: Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học

Luật Hà Nội xuất bản năm 2002, trộm cắp tài sản được hiểu là "hành vi lén lút
chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý" [32, tr. 214]. hoặc trong Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự của nhà xuất bản Pháp lý năm 2002 - phần các tội
phạm, thì tội trộm cắp được hiểu là "lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản đang do
người khác quản lý". Theo chúng tôi, "tài sản đang do người khác quản lý" và
"tài sản đang có người quản lý" chỉ là hai cách nói khác nhau của cùng một
nội dung. Trong khi đó, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm
của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân xuất bản năm 2001 lại cho rằng:
"Trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản của người chủ tài sản hoặc người
được giao trực tiếp quản lý tài sản, có thể bằng thủ đoạn lén lút" . Qua
nghiên cứu, tham khảo quy định về tội trộm cắp tài sản trong BLHS một số
nước, chúng tôi thấy:

9


Điều 264 BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997
quy định: Người nào có hành vi trộm cắp tài sản của công dân với mức độ
tương đối lớn hoặc trộm cắp nhiều lần thì bị phạt tù từ 3 năm trở xuống, cải
tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền; nếu trộm cắp với số lượng lớn
hoặc có những tình tiết nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm
và bị phạt tiền; nếu trộm cắp với số lượng quá lớn hoặc có những tình tiết đặc
biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân và
bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản...
Với cách qui định như trên, các luật gia Trung Quốc cũng mới chỉ
dừng lại ở việc nêu tên tội danh, mà chưa mô tả cụ thể hành vi trộm cắp là
hành vi có đặc điểm như thế nào. Hơn nữa, các khái niệm như: "Mức độ
tương đối lớn" hoặc "Trộm cắp nhiều lần" lại chưa được xác định cụ thể nên
khó có thể khẳng định việc vận dụng thống nhất các qui định này ở Trung
Quốc.

Điều 158 BLHS của Liên bang Nga năm 1996, quy định: "Trộm cắp
là bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác". Mặc dù quy định như vậy đã
nêu lên được dấu hiệu đặc điểm cơ bản của tội phạm trộm cắp là bí mật chiếm
đoạt tài sản của người khác. Dấu hiệu này giúp mọi người dễ dàng phân biệt
hành vi trộm cắp với các hành vi khác cùng có dấu hiệu chiếm đoạt. Nhưng ở
đây lại không định lượng mức tài sản cụ thể bị chiếm đoạt là bao nhiêu thì bị
coi là tội phạm. Cho nên, nó đã khơng phân tích rạch ròi giữa hành vi trộm
cắp bị xử lý như vi phạm hành chính với trường hợp bị truy cứu TNHS. Hơn
nữa, nếu chỉ dừng lại ở việc khẳng định "lén lút chiếm đoạt tài sản của người
khác" thì trong nhiều trường hợp, người chiếm đoạt lại chiếm đoạt tài sản
thuộc sở hữu của chính mình nhưng đang do người khác có trách nhiệm quản
lý thì sẽ khơng xử lý được.
Nghiên cứu luật hình sự của Ma-lai-xi-a, chúng ta thấy Điều 378
BLHS của Ma-lai-xi-a quy định: "Người nào nhằm mục đích chiếm đoạt động

10


sản của người khác mà lấy đi tài sản đó thì bị xử là phạm tội trộm cắp". Theo
đó, đối tượng tác động của tội trộm cắp chỉ là động sản, cịn việc chiếm đoạt
bất động sản khơng bị coi là phạm tội trộm cắp. Thực tế cho thấy, việc xác
định tài sản nào là động sản hay bất động sản ở mỗi quốc gia là khác nhau và
có nhiều tiêu chí để phân biệt, nhưng đối với những tài sản có giá trị đặc biệt
lớn, hoặc do cơng dụng của tài sản đó vẫn có thể được coi là bất động sản và
vẫn có thể bị chiếm đoạt một cách lén lút. Do vậy, quy định như vậy là khơng
đầy đủ. Bên cạnh đó, hành vi "lấy đi tài sản" q chung, khơng thể hiện rõ là
lén lút, bí mật hay là công khai nên không phân biệt được hành vi trộm cắp
với các hành vi chiếm đoạt khác. Cuối cùng, cũng như BLHS của Liên bang
Nga, điều luật cũng không xác định mức độ thiệt hại về tài sản để làm căn cứ
xử lý về hình sự nên việc xác định ranh giới này phụ thuộc vào ý chí chủ quan

của người áp dụng pháp luật.
Qua thực tiễn của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm cũng như
qua việc nghiên cứu về pháp luật hình sự, chúng tôi cho rằng Điều 138 BLHS
1999, cần phải được hiểu như sau:
* Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Là một trong các tội có dấu hiệu mục đích chiếm đoạt, nghĩa là người
phạm tội muốn biến tài sản của người khác hoặc đang do người khác quản lý
thành tài sản của mình, hành vi phạm tội tội trộm cắp tài sản xâm hại khách
thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là quan hệ sở hữu.
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp, theo Hiến pháp năm 1992 bao gồm:
"Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản
xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác" (Điều 58). Tài sản đó có thể là tiền, vàng, hoặc những tài sản có giá trị
khác...

11


Khi nghiên cứu đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản cần phải
xác định, tài sản đó phải là tài sản đang có người quản lý. Đây là dấu hiệu
quan trọng để phân biệt đối tượng tác động của tội Tham ô tài sản - tài sản do
người phạm tội trực tiếp quản lý- tội chiếm giữ trái phép tài sản- tài sản đang
tạm thời chưa có chủ. Trên thực tế tài sản là đối tượng tác động của tội này
thường là của người khác, hoặc của Nhà nước, nhưng có khơng ít trường hợp
tài sản đó lại của chính người phạm tội nhưng đang thuộc quyền quản lý của
người khác. Ví dụ: A cho B mượn một chiếc xe đạp, khi B dựng xe ở sân ký
túc xá để vào chơi với bạn, A đã bí mật dùng chìa khóa dự phịng mở khóa xe và
đem xe đó đi tiêu thụ, B đã phải bồi thường cho A vì đã "làm mất" xe của A.
Trong trường hợp này, A vẫn phạm tội trộm cắp tài sản.
* Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản là những biểu hiện diễn
ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm:
- Hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý.
- Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt và hậu quả tác hại do hành vi trộm
cắp gây ra.
- Những thông tin khác về quá trình thực hiện hành vi trộm cắp tài sản
như: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.
Hành vi khách quan của tội này là hành vi chiếm đoạt tài sản một
cách lén lút. Dấu hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm
đoạt, vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi.
Một hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút, bí mật nếu được thực hiện
bằng những hình thức mà những hình thức đó có khả năng làm cho chủ tài
sản hoặc người đang quản lý tài sản khơng biết có hành vi chiếm đoạt khi
hành vi này xảy ra.

12


ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút, nếu khi thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực
hiện của mình. Việc che giấu này chỉ địi hỏi đối với người quản lý tài sản;
còn đối với những người khác, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản có
thể vẫn là cơng khai. ý thức che giấu này có thể là:
+ Che giấu tồn bộ hành vi phạm tội, là trường hợp mà người phạm
tội không những che giấu đối với chủ tài sản mà còn che giấu cả với những
người xung quanh.
+ Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi phạm tội, là trường hợp
mà người phạm tội chỉ che giấu việc chiếm đoạt đối với chủ tài sản, còn đối
với những người khác họ vẫn có thể biết hành vi này.
Ví dụ: Lợi dụng chủ nhà đi vắng, người phạm tội dùng chìa khóa mở

cửa một cách cơng khai và chuyển tài sản lên ơ tơ đàng hồng như là có việc
chun chở hàng hóa bình thường. Trong trường hợp này, người phạm tội
không che giấu hành vi thực tế mà chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành
vi. Những người không phải là chủ tài sản vẫn biết sự việc xảy ra, nhưng có
thể khơng biết đó là hành vi trộm cắp.
Về giá trị của tài sản bị chiếm đoạt và hậu quả tác hại. Theo qui định
tại vào khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999, chỉ được coi là phạm tội trộm cắp
tài sản trong những trường hợp sau:
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ năm trăm nghìn đồng trở lên (đến
dưới năm mươi triệu đồng).
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt tuy chưa đến năm trăm nghìn đồng, nhưng
gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt (bất kỳ tội nào xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt), chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.

13


Về nguyên tắc khi xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt cần phải thông
qua hội đồng định giá tài sản. Tuy vậy trong một số trường hợp như tài sản
bị chiếm đoạt khơng cịn hoặc đã bị hủy hoại một phần thì việc xác định giá
trị tài sản khá phức tạp. Để giải quyết vấn đề này Thông tư liên tịch số
02/2001/TT-LT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp
hướng dẫn một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu của
Bộ luật hình sự năm 1999" đã qui định một số nguyên tắc xác định như sau:
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của
tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt. Trong trường
hợp tài sản thực tế bị chiếm đoạt dưới năm trăm nghìn đồng nhưng có đầy đủ
căn cứ chứng minh rằng người có hành vi trộm cắp có ý định chiếm đoạt đến

tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ là từ năm trăm nghìn
đồng trở lên thì vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Để xác định đúng giá trị tài sản trong trường hợp khơng tìm thấy tài
sản bị trộm cắp. Cơ quan điều tra cần lấy lời khai những người biết về tài
sản này để xác định tài sản đó là gì; nhãn mác của tài sản đó như thế nào;
giá trị của tài sản theo thời giá thực tế tại địa phương vào thời điểm tài sản
bị mất trộm là bao nhiêu, tài sản đó cịn khoảng bao nhiêu phần trăm… Trên
cơ sở đó có kết luận cuối cùng về giá trị tài sản bị xâm phạm.
- Trong trường hợp một người thực hiện trộm cắp nhiều lần nhưng
mỗi lần có tài sản giá trị dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự
và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình
sự, đồng thời trong các lần trộm cắp đó chưa có lần nào bị xử phạt hành
chính và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính, nếu tổng giá trị
tài sản các lần trộm cắp từ năm trăm nghìn đồng trở lên thì vẫn xác định là
đủ yếu tố cấu thành tội phạm nếu:

14


+ Các vụ trộm cắp thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt
thời gian.
+ Việc trộm cắp tài sản có tính chất chun nghiệp, lấy tài sản trộm
cắp làm nguồn sống chính.
+ Với mục đích trộm cắp, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan
nên việc trộm cắp phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị
xâm phạm mỗi lần dưới năm trăm nghìn đồng.
Trường hợp trộm cắp dưới 500.000đ nhưng "gây hậu quả nghiêm
trọng". Theo đó, "gây hậu quả nghiêm trọng" được hiểu là "hậu quả phải do
hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và
hậu quả). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc

hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội). Ví dụ: A trộm cắp tài sản có giá trị 450.000đ nhưng đó lại là
tiền, tài sản do nhân dân quyên góp để ủng hộ đồng bào bão lụt.
Trường hợp trộm cắp dưới 500.000đ nhưng trước đó "đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt", được hiểu là:
Nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau
đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là
chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên
chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng điều lệnh, điều lệ của lực
lượng vũ trang;

15


c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có
thẩm quyền...
Cũng theo Mục I điểm 1 Thông tư số 02/2001, bị coi là "đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt" nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về
một trong các hành vi sau có tính chiếm đoạt được qui định trong BLHS.
Trường hợp trộm cắp dưới 500.000đ nhưng "đã bị kết án về một tội
chiếm đoạt", cũng theo Thông tư số 02/2001, được hiểu là: Nếu trước đó đã bị
kết án mà chưa được xóa án về một trong các tội sau đây:
a. Cướp tài sản (Điều 133 BLHS);
b. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS);
c. Cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS);

d. Cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS);
đ. Công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS);
e. Trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS);
g. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS);
h. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS);
i. Tham ô tài sản (Điều 278 BLHS);
k. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280
BLHS);
Tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài
sản. Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa, để từ đó
làm căn cứ xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa cần phải dựa vào tính
chất của loại tài sản, đặc điểm, cũng như vị trí cất giữ tài sản bị chiếm đoạt.

16


Thứ ba, về công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hồn
cảnh phạm tội. Cơng cụ, phương tiện mà các đối tượng sử dụng để thực hiện
hành vi trộm cắp là kìm cộng lực, vam phá khóa hay chìa khóa vạn năng. Thủ
đoạn được áp dụng ở đây là lợi dụng chủ quản lý tài sản vắng nhà, lơi lỏng
trong quản lý phá cửa đột nhập lấy tài sản hay xin ngủ nhờ đến đêm khuya
dậy lấy tài sản và tẩu thoát. Lợi dụng sơ hở của chủ nhà, nấp sẵn trong nhà
chờ cơ hội thuận lợi chiếm đoạt tài sản.
Về thời gian, địa điểm, hành vi trộm cắp tại các khu chung cư cao
tầng thường xảy ra vào các khoảng thời gian mà chủ tài sản vắng nhà. Nên
thông thường kẻ phạm tội hay đột nhập vào nhà vào ban ngày từ 8h đến 10
sáng; chiều từ 13h30 đến 16h.
* Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan.
Nếu như mặt khách quan là những biểu hiện bên ngồi của tội phạm thì mặt

chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan của
tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan
của tội phạm. Nói cách khác, hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội
luôn gắn liền với biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan của tội
phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý của một
người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do
hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý [30, tr. 132].
Lý trí và ý chí là hai yếu tố cần thiết tạo thành lỗi. Lý trí thể hiện năng
lực nhận thức thực tại khách quan cịn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành
vi trên cơ sở nhận thức. Đây là những yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hoạt
động có ý thức của con người.

17


Lỗi của người phạm tội trộm cắp tài sản chỉ có thể là cố ý trực tiếp.
Theo BLHS, cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội,
thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra [32, tr. 136].
Về lý trí, người phạm tội trộm cắp tài sản nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm cho xã hội về hành vi của mình trên cơ sở nhận biết đối tượng sẽ chiếm
đoạt là tài sản của người khác, nhận biết mức độ thực hiện hành vi, công cụ,
phương tiện phạm tội cũng như các phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa
điểm thực hiện tội phạm... sẽ gây thiệt hại đến tài sản của người khác.
Về ý chí, cũng như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm
tội trộm cắp tài sản ln mong chiếm đoạt được tài sản. Do đó, lỗi của người
thực hiện hành vi trộm cắp tài sản là cố ý trực tiếp mà khơng thể có trường
hợp cố ý gián tiếp hay vô ý.
Trong tội trộm cắp tài sản, động cơ vụ lợi mục đích chiếm đoạt ln là
dấu hiệu đặc trưng. Là tội có tính chất chiếm đoạt, điều đó có nghĩa là chỉ cần

người phạm tội chiếm lấy tài sản của người khác và biến tài sản đó thành của
mình cịn sau đó kẻ phạm tội sử dụng tài sản chiếm đoạt được và mục đích gì
khơng ảnh hưởng đến việc định tội danh.
* Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực TNHS; đạt đến
một độ tuổi nhất định.
- Năng lực trách nhiệm hình sự: BLHS hiện nay khơng qui định cụ thể
như thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ qui định những trường hợp
khơng có năng lực TNHS. Theo đó người có năng lực TNHS là người có khả
năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và có năng
lực điều khiển được hành vi theo những đòi hỏi tất yếu của xã hội. Họ là

18


những người đạt độ tuổi theo luật định và không thuộc trường hợp khơng có
năng lực TNHS được qui định ở Điều 13 BLHS.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 12 BLHS 1999 quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [21, tr. 21].
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 138 BLHS, người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phải chịu TNHS về tội này khi họ phạm vào khoản 3 hoặc khoản 4 vì
đây là tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, còn nếu phạm vào
khoản 1 và khoản 2 Điều 138 BLHS thì khơng bị truy cứu TNHS vì là tội ít
nghiêm trọng và nghiêm trọng. Đối với người tù đủ 16 tuổi trở lên không hạn
chế phạm vi chịu TNHS.

1.1.2. Đặc điểm hình sự của tội trộm cắp tài sản tại các khu chung
cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đối với những người tiến hành tố tụng nói chung, điều tra viên nói
riêng, sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm hình sự của các loại tội phạm có ý
nghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để xây dựng phương pháp điều tra đối với
từng loại tội phạm cụ thể, phát huy tính tích cực, sáng tạo và tư duy khoa học
của cán bộ điều tra trong quá trình điều tra từng vụ án. Mặt khác, nắm vũng
được đặc điểm hình sự của tội phạm cịn giúp chúng ta đề ra được những biện
pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với loại hành vi phạm tội này.
Khi nghiên cứu về đặc tính hình sự của các loại tội phạm cụ thể, các
chuyên gia hình sự đều có cùng quan điểm khẳng định vai trị quan trọng của

19


việc nắm vững đặc tính hình sự của các loại tội phạm trong quá trình điều tra
để đề ra phương pháp điều tra các loại tội phạm cụ thể, nhưng quan niệm về
đặc tính hình sự của tội phạm đến nay vẫn cịn có ý kiến khác nhau.
Các nhà khoa học hình sự Xơ viết cho rằng, khái niệm về đặc tính
hình sự của tội phạm bao hàm cả dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, đặc điểm
của tội phạm như: phương thức, thủ đoạn gây án, dấu vết đặc trưng để lại ở
hiện trường, đặc điểm nghề nghiệp... Theo quan điểm trên, mặc dù về nội
dung đặc điểm hình sự của tội phạm được đề cập ở các mức độ khác nhau
nhưng các tác giả đều thống nhất với nhau ở: nguồn gốc thông tin về tội
phạm, phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm, phương thức che giấu tội
phạm, những dấu vết vật chất đặc trưng của tội phạm và những nơi có thể tìm
thấy những dấu vết đó, đặc điểm về người phạm tội, thời gian và địa điểm
thực hiện tội phạm.
Trong bài báo "Đặc tình hình sự của tội phạm" đăng trên tạp chí Cơng
an nhân dân số 7/1992, PGS.TS Nguyễn Đức Thuận cho rằng, nội dung đặc

điểm hình sự của tội phạm bao gồm:
Đặc điểm nguồn tin ban đầu về tội phạm; đối tượng mà tội
phạm thường nhằm để xâm hại và hậu quả tác hại do tội phạm gây
ra; động cơ, mục đích phạm tội và thủ đoạn thực hiện tội phạm
được thể hiện trong việc chuẩn bị gây án, tiến hành gây án, che giấu
công cụ, phương tiện gây án tương ứng; thời gian địa điểm xảy ra
tội phạm; những dấu vết phổ biến và nơi phát hiện dấu vết; đặc
điểm nhân thân của người phạm tội; những nguyên nhân và điều
kiện nảy sinh tội phạm [24].
Trong giáo trình "Lý luận của khoa học điều tra hình sự" của Trường
Đại học Cảnh sát nhân dân (nay là Học viện Cảnh sát nhân dân), Bộ Công an,
PGS.TS Nguyễn Huy Thuật cũng quan niệm: "Đặc điểm hình sự của tội phạm

20



×