Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.39 KB, 10 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như ta đã biết, nếu khơng biết đọc thì con người sẽ khơng thể tiếp thu nền
văn minh của lồi người, khơng thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh
phúc Vớiđúng nghĩa của từ trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người đã nhận khả
năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận
thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người có khả năng
chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao tiếp được Với thế giới bên
trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt,
khi đọc các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận
thức mà cịn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tươi đẹp. Khơi dậy
được năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.
Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội
dành cho họ, khơng thể hình thành một nhân cách tồn diện. Đặc biệt trong thời
đại bùng nổ thơng tin hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vỡ nó sẽ giúp cho
học sinh sử dụng các nguồn thơng tin một cách nhanh chúng, kịp thời.
Biết đọc và đọc đúng có ý nghĩa to lớn như vậy nên mơn Tiếng Việt trong
nhà trường tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì mơn Tiếng Việt giúp
học sinh nắm được những đơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Là cơ
sở và hình thành các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều
kiện để cho học sinh tiếp nhận những tri thức khoa học mới. Nếu gọi bậc Tiểu
học là bậc học nền móng thì mơn Tiếng Việt là mơn học đầu tiên để xây dựng nền
móng vững chắc đó và trong mơn Tiếng Việt thì phân mơn Tập đọc lại càng quan
trọng vì phân mơn này giúp các em học đọc, học viết, giúp các em có kĩ năng giao
tiếp tốt.
Tập đọc là một phân mơn mang tính tổng hợp. Ngồi chức năng dạy đọc
phân mơn này cịn trau dồi cho học sinh những kiến thức Tiếng Việt, kiến thức
văn học, kiến thức đời sống và giáo dục tình cảm, tình yêu quê hương đất nước
1/21



cho các em. Hơn thế nữa tập đọc còn rèn cho các em có được kĩ năng đọc đây là
một trong bốn kĩ năng quan trọng mà bậc Tiểu học cần rèn luyện.
Mục tiêu của việc dạy và học Tập đọc ở Tiểu học là hình thành và phát triển
kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh. Vì những lẽ trên dạy đọc có một ý
nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối Với mỗi
học sinh đi học. Đầu tiên là phải “đọc đúng” để giúp các em chiếm lĩnh được
ngôn ngữ. “Đọc đúng” là công cụ giúp ta học cả đời. Bên cạnh đó nếu “đọc
đúng” sẽ giúp các em học tốt các môn học khác.
“Đọc đúng” cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngơn ngữ cũng như tư duy
của người đọc vì vậy việc dạy đọc đúng giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở
các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em cách nghĩ logic cũng như biết
tư duy có hình ảnh về sự việc. Vì thế đọc gồm cả giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển.
Còn đối với học sinh lớp 2 yêu cầu đọc trong phân môn tập đọc là phải đọc
đúng và rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, các cụm
từ đọc trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn. Bước đầu
biết đọc thầm, biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc và hiểu được ý chính
của đoạn văn vừa đọc.
Theo thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng tốc độ đọc cần đạt ở mỗi học kì
có khác nhau:
Giữa học kì I: khoảng 35 tiếng/phút.
Cuối học kì I: khoảng 40 tiếng/phút.
Giữa học kì II: khoảng 45 tiếng/phút.
Cuối học kì II: khoảng 50 tiếng/phút.
Trong thực tế ở trường tôi, chất lượng đọc của học sinh vẫn chưa cao,
nhiều em đọc chưa lưu lốt, cịn đọc sai từ, tiếng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, còn
sai khi phát âm: hỏi thành ngã, ngã thành hỏi, đọc tr thành ch, s thành x….. Đây
2/21



là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng của phân môn Tập đọc
chưa được nâng lên và cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục
của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên tơi chọn đề tài “Rèn kỹ năng đọc đúng cho
học sinh lớp 2 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1. Sử dụng một số biện pháp để khắc phục một số sai sót mắc lỗi tiếng địa
phương của học sinh trong môn tập đọc.
2. Bổ sung thêm một số phương hướng dạy học tập đọc, nhằm nâng cao
chất lượng rèn đọc đúng cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1. Học sinh lớp 2A

2. Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2; Tạp chí giáo dục và các
tài liệu thay sách.
3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tập đọc ở lớp 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu nội dung này tơi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết : Tôi đọc các tài liệu:
+ Các vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học.
+ Phương pháp dạy tập đọc, các tạp chí giáo dục - thời đại, chuyên đề
giáo dục Tiểu học.
+ Phương pháp dạy học Tiếng Việt và các tài liệu khác liên quan đến
đổi mới giáo dục.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thơng tin
Qua q trình dạy và dự giờ giáo viên, kiểm tra việc đọc của học sinh và
khảo sát chất lượng học sinh lớp 2, tôi đã nắm bắt và thu thập các thông tin liên
quan đến tình hình dạy và học tập đọc lớp 2, tìm hiểu nguyên nhân.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.


3/21


Tổng hợp kết quả khảo sát thực tế, phân tích tình hình, phân loại đối
tượng học sinh, ... để tìm ra biện pháp.

2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của việc dạy tập đọc
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thơng, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính
thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy
Tiếng Việt có vai trị cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống
của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội,
văn hóa giáo dục, thành tựu của các ngành khoa học nói chung đó dẫn tới những
yêu cầu mới trong việc dạy học Tiếng việt ở nhà trường. Đặc biệt trong khi dạy
phân môn Tập đọc cần chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng sử
dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc từ lớp 2 trở đi đã thể hiện đầy đủ
và rõ nét những nhiệm vụ cơ bản của phân môn tập đọc. Đây là phân mơn mang
tính chất thực hành là chủ yếu. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành
năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo lên từ bốn kĩ năng (cũng là
bốn yêu cầu về chất lượng đọc) đó là đọc đúng, đọc nhanh (lưu lốt, trơi trảy)
đọc hiểu, đọc diễn cảm. Trong bốn kĩ năng trên khó có thể nói kĩ năng nào làm
cơ sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay nhờ hiểu đúng mà đọc
đúng. Vì vậy trong dạy đọc khơng thể xem nhẹ kỹ năng nào. Bên cạnh đó tập
đọc cịn có nhiệm vụ quan trọng khác là giáo dục cho các em lòng ham học, giúp
cho kiến thức về ngôn ngữ, về đời sống, về văn học của các em phong phú hơn,
khả năng tư duy lôgic và khả năng giao tiếp được phát triển. Tập đọc cịn góp
phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
2.2/ Thực trạng của việc dạy tập đọc lớp 2
4/21



Từ thực tế đứng lớp giảng dạy tôi thấy học sinh lớp 2A (do tôi trực tiếp
giảng dạy) và khi dự giờ GV dạy khối 2, khi học sinh đọc mức độ đọc chưa cao.
Đa số các em trong lớp là ở vùng nông thôn nên khi đọc bài các em còn mắc
phải một số lỗi cụ thể là:
- Chưa phân biệt được đúng tiếng có phụ âm đầu: s/x, ch/tr, r/d/gi, i/iê.( lỗi
phương ngữ)
Ví dụ: Trong bài “Bím tóc đuôi sam” học sinh thường đọc sai các tiếng:
sam – xam, reo – gieo, trường – chường
- Phát âm chưa đúng tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
Ví dụ : Trong bài “Trên chiếc bè” học sinh thường đọc sai các tiếng:
rủ - rũ, Dế Trũi – Dế Trủi, bãi – bải, đã – đả
- Học sinh còn chưa biết cách ngắt, nghỉ ở một số câu dài.
Ví dụ: Bài “Có cơng mài sắt, có ngày nên kim” câu Mỗi khi cầm quyển
sách cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở. Học sinh thường
đọc ngắt, nghỉ như sau:
Mỗi khi cầm /quyển sách cậu chỉ đọc /vài dòng đã ngáp / ngắn ngáp dài
rồi bỏ dở.//
Hay bài: “Câu chuyện bó đũa” các em ngắt, nghỉ câu dài như sau:
Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả bẻ / gãy từng chiếc một / cách
dễ dàng.//
- Học sinh còn đọc sai giọng đọc (chưa phân biệt được giọng đọc của từng
nhân vật Vớingười dẫn chuyện)
Ví dụ: Bài “Bác sĩ Sói” học sinh thường đọc sai giọng đọc của Sói: Bên
xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh ta chữa giúp
cho. Trong đoạn này giọng của Sói phải đọc giả giọng hiền lành nhưng các em
lại đọc Với giọng hung dữ.
5/21



- Nhiều học sinh cũng chưa nắm được nội dung bài.
- Trong tiết dạy Tập đọc học sinh còn đánh vần, đọc chưa trơi chảy nên
trong một tiết học cịn phải kéo dài thời gian làm ảnh hưởng rất nhiều đến các
môn học khác.
2.3. Kết quả và nguyên nhân của thực trạng
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại lớp 2A vào học kì
1 năm học ………. Kết quả bài kiểm tra định kì lần 1, lớp 2A đạt được như sau:
Tổng số

Đọc đúng mẫu

Ngắt, nghỉ hơi chưa đúng

HS

20 em

SL

TL

6 em

30%

SL
9 em

TL
45%


Đọc sai âm
đầu,vần, thanh
SL
5 em

TL
25%

Với kết quả như trên thì chưa thể đáp ứng Với yêu cầu giáo dục của nhà
trường trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để đạt yêu cầu mới đã đặt ra thì khơng
phải là một vấn đề dễ dàng. Qua quá trình dự giờ thăm lớp, qua việc khảo sát
thực tế tôi vẫn thấy tồn tại một số vướng mắc trong quá trình dạy Tập đọc hiện
nay mà bản thân tơi và đồng nghiệp vẫn cịn phải băn khoăn. Ngun nhân này
khơng phải từ một phía mà cịn tác động bởi các yếu tố sau:
*Về phía giáo viên:
Trong những năm học trước, qua việc dự giờ thao giảng, tôi nhận thấy đa
số giáo viên chủ quan khi dạy phân môn tập đọc, coi đây là phân mơn ít phải
động não nên giáo viên thường dạy qua loa, đơi khi cịn bỏ bước, kĩ năng đọc
mẫu, giọng đọc chưa chuẩn dẫn đến học sinh cịn đọc theo cơ. Bên cạnh đó một
số giáo viên còn chưa quan tâm nhiều đến phương pháp rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh và chưa chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh mà chỉ chú trọng
đến học sinh đọc tốt, chưa biết vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học và phối
hợp dạy tập đọc ngồi giờ chính khóa.
*Về phía học sinh:
6/21


- Do học sinh còn bị ảnh hưởng bởi phương ngữ địa phương, do thói quen
thiếu ý thức, các em còn đọc vẹt theo bạn. Khi đọc các em chỉ chú ý đọc qua loa

cho nhanh hết bài chưa chú ý đến bài đọc sao cho đúng, cho hay.
- Việc chuẩn bị bài của các em còn chưa chu đáo.
- Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc luyện đọc của
con ở nhà, còn xem nhẹ môn học này nên không đôn đốc các em luyện đọc.
Trên đây là một số nguyên nhân mà trong quá trình dạy học phân mơn
Tập đọc giáo viên và học sinh thường mắc phải. Là một cán bộ quản lý phụ
trách chuyên môn đứng trước những thực trạng đã nêu ở trên tôi đã mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp dưới đây để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc
nhằm nâng cao chất lượng môn học.
2.4. Các biện pháp thực hiện
1. Phân loại đối tượng học sinh để kèm cặp, bồi dưỡng
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm
của năm học trước và kết quả khảo khát đầu năm tơi đó tiến hành phân loại đối
tượng học sinh để kèm cặp. Tơi đã bố trí cho các em đọc bài và tiếp thu bài tốt
ngồi cạnh những em đọc và tiếp thu bài còn chậm . Như vậy các em kém hơn
vừa học tập theo bạn, vừa học bạn cách học. Dành nhiều thời gian cho các tiết tự
học Tiếng Việt để kèm cặp thêm cho các em đọc đang còn yếu, giao bài cho học
sinh học tốt tự học, giao bài cho học sinh ở mức trung bình hay cịn hạn chế có
sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên và của các bạn. Khi giao bài tùy theo năng
lực của học sinh đảm bảo tính vừa sức, phát huy tối đa tính tự giác, tự học, tích
cực của học sinh trong quá trình học tập.
2. Chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy
a. Đối với giáo viên:

7/21


Hiệu quả của tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo
viên. Trong phân môn Tập đọc, trước khi dạy một bài tập đọc, để có một tiết dạy
hiệu quả, trong việc chuẩn bị tôi đã làm những việc sau:

- Nghiên cứu kĩ bài dạy, soạn bài trước khi lên lớp để nắm vững các thao
tác, các bước lên lớp của phân môn.
- Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến bài dạy như: sách thiết kế,
từ điển Tiếng Việt….và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp.
- Một số bài tập đọc có nhiều giọng đọc khác nhau, tơi đã luyện đọc nhiều
lần trước khi dạy.
Ví dụ: Dạy bài “Sáng kiến của bé Hà” có nhiều nhân vật, nhiều sắc thái
giọng đọc khác nhau nên tôi phải luyện đọc bài nhiều lần trước khi dạy.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo.
Ví dụ: Dạy bài “Sự tích cây vú sữa” tơi đã chuẩn bị tranh minh họa cây vú
sữa, trang phục cho học sinh sắm vai.
b. Đối với học sinh:
- Tôi có biện pháp và kế hoạch cụ thể để các em chuẩn bị tốt bài trước khi
đến lớp cụ thể là:
- Nhắc các em bài Tập đọc hôm sau là bài gì để học sinh chuẩn bị trước ở
nhà.
- Nhắc học sinh cần phải có sách giáo khoa trong giờ tập đọc.
- Các em phải đọc bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Ví dụ: Dạy bài “Mẹ” tơi yêu cầu học sinh về nhà đọc bài nhiều lần nên
đến bước luyện đọc thuộc lòng các em đọc rất nhanh thuộc bài thơ.
3. Nắm vững quy trình dạy Tập đọc
Về cơ bản tơi sử dụng quy trình trong sách giáo viên Tiếng Việt 2. Bởi vì
quy trình này hồn tồn phù hợp với cơ sở ngơn ngữ của Tập đọc, đảm bảo mục
8/21


tiêu môn học, mục tiêu từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, trong từng tiết dạy, bài
dạy, tôi đã sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
dạy học linh hoạt để tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả cao. Mỗi một kĩ năng thể hiện
qua bài tôi đều chú ý phân bố thời gian hợp lí. Tơi tiến hành áp dụng quy trình

dạy Tập đọc trong các tiết dạy như sau:
1. Kiểm tra bài cũ.
Học sinh đọc bài Tập đọc hoặc học thuộc lòng bài đó học ở tiết trước.
Giáo viên nhận xét và có thể hỏi thêm về nội dung đoạn, bài đã học để củng cố
kĩ năng đọc – hiểu.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Luyện đọc từng câu (kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ).
- Luyện đọc đoạn, bài.
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi trong SGK
và một số câu hỏi gợi ý thêm.
2.4. Luyện đọc lại / học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu ).
Luyện đọc lại được thực hiện sau khi học sinh đó nắm được nội dung bài
đọc. Hình thức tổ chức luyện đọc lại là thi đọc. Yêu cầu chính của khâu này là
luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Riêng HS học
tốt GV có thể giúp học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể
sau:
- Thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật.
- Thể hiện được tình cảm của người viết.
9/21


THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh
nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để

hỗ trợ ngay nhé!

10/21



×