Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài kể, nói, viết theo chủ đề ở phân môn tập làm văn lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.66 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NNGHIỆM.
2. 1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
1.
a .Thực trạng.
2.
b .Nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
3.
c . Kết quả của thực trạng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Biện pháp 1: Giáo viên gợi mở đề tài, câu chuyện có mục đích
giúp học sinh nắm vững yêu cầu đề bài, có liên tưởng sự vật có liên
quan đến yêu cầu đề tài bài văn.
Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng sử dụng sơ đồ hình trịn hoặc
bản đồ tư duy để học sinh tìm ý.
Biện pháp 3: Giúp học sinh bieets cách liên tưởng và diễn đạt ý
thành đoạn văn, bài văn.
Biện pháp 4: Giúp học sinh có kỹ năng trinh bày Tập làm văn
thành bài dưới dạng nói hay viết.
2.4 – Hiệu quả của SKKN.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
- Kết luận.
- Kiến nghị.

Trang



1/30


1.Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
Tập làm văn là một trong những phân mơn có vị trí quan trọng của môn
Tiếng Việt. Tập làm văn là phân môn giúp học sinh thực hành và rèn
luyện tổng hợp bốn kỹ năng nghe – nói - đọc- viết, có tính chất tích hợp
các phân mơn khác trong mơn Tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh
có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc viết. Ngơn ngữ là cơng cụ
để phát triển tư duy. Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết
đúng, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ
đó phụ thuộc phần lớn vào việc dạy - học Tiếng Việt nói chung và phân
mơn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình Tập làm văn lớp 3, kiểu
bài Nói, viết theo chủ điểm rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, viết, đồng
thời cũng tạo điều kiện cho các em củng cố những hiểu biết về phạm vi
hiện thực được phản ánh trong chủ điểm học tập.
Để giúp học sinh có thể nói, viết theo chủ đề một cách có hệ thống
và phát triển và cũng là tiền đề để học sinh có thể làm văn tốt hơn ở các
lớp trên thì việc sử dụng bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy trong dạy tập
làm văn ở lớp 3 là một cách làm tương đối hiệu quả. Bản đồ tư duy còn
gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, … là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi
đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung,
hệ thống hoá một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học
thường dễ thuộc nhưng chóng quên, các em thường ghi nhớ nhanh nhờ
vào quan sát hình ảnh sống động, nhiều màu sắc. Để giúp các em tiếp
cận được với tri thức của nhân loại đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của

học sinh. Thay đổi từ việc dạy cho học sinh kiến thức là chính chuyển
sang dạy cho học sinh cách học là chính. Làm thế nào để học sinh nói,
viết được đoạn văn theo chủ điểm đúng yêu cầu đặt ra, đạt được mục
tiêu của môn học? Để đạt được hiệu quả dạy học, qua tìm hiểu tài liệu,
tìm hiểu một số cách dạy học, tôi mạnh dạn “Một số biện pháp vận dụng
bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài Kể, nói, viết theo chủ đề ở phân mơn Tập
làm văn lớp 3 trường Tiểu học Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng nói và viết văn của
học sinh về theo chủ đề trong phân môn Tập làm văn lớp 3 trường TH.
2/30


Giúp học sinh tích cực, hứng thú học tập, giúp cho các em có kỹ năng biết
viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Lý luân dạy học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
-Đối tượng học sinh lớp 3 trường Tiểu học Nga Yờn, huyn Nga Sn, tnh
Thanh Húa.
1.4. Các ph-ơng pháp nghiờn cu .
Trong quá trình làm tôi đà sử dụng các ph-ơng pháp sau:
+ Ph-ơng pháp trực quan.
+ Ph-ơng pháp đàm thoại gợi mở.
+ Ph-ơng pháp luyện tập.
2. Ni dung sỏng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Tập làm văn là phân mơn học khó trong các phân mơn của mơn Tiếng việt.
Do đặc thù của mơn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng nói và
viết một văn bản ở nhiều thể loại khác nhau. Chính vì vậy, phân mơn Tập làm
văn ở Tiểu học có nhiệm vụ quan trọng đối với học sinh là rèn kĩ năng nói, viết,

giao tiếp,... Nói và viết hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác. Đặc biệt hơn nữa,
Ở lớp 2, các em mới bước đầu làm quen với môn học này, viết một đoạn văn
ngắn từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát tranh ảnh, nghe chuyện,... Nhưng
bước sang lớp 3 kỹ năng hình thành một đoạn văn yêu cầu cao hơn từ 5 đến 7
câu, rồi 7 đến 10 câu. Nhưng thực tế hiện nay, phần đa học sinh đều không hứng
thú học phân môn Tập làm văn vì các em nghĩ rằng : Mình sẽ khơng biết nói gì ?
viết gì ? để hồn thành một đoạn văn ngắn theo yêu câu đề bài.
Chính vì vậy mà dạy phân mơn Tập làm văn 3 là rèn luyện cho học sinh các
kỹ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp
phần dạy học sinh sử dụng Tiếng việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm
văn được coi là phân mơn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn
học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân mơn Tập làm văn có rất nhiều
đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn.
Ngồi phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức, ngơn ngữ về đời
sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn
cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết, cách hành văn
cho học sinh. Giáo viên phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong
học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngơn bản, văn bản.
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề,…
3/30


bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đây là
một sơ đồ mở, nó phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Sử dụng bản đồ tư duy là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ diễn
đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm văn. Phương pháp này
hướng đến việc cá thể hố tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản
phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại
văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái

niệm và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong
các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong SGK.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
- Thực trạng:
Từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học, tôi
nhận thấy để các em học sinh lớp 3 kể, nói, viết theo chủ đề, chủ điểm cho sẵn là
vấn đề không đơn giản. Hơn nữa ở lớp 2, các em mới bước đầu làm quen với
môn học này, viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát
tranh ảnh, nghe chuyện,... Nhưng bước sang lớp 3 kỹ năng hình thành một đoạn
văn yêu cầu cao hơn từ 5 đến 7 câu, rồi 7 đến 10 câu theo các chủ đề. Đây là
dạng kiến thức mới. Việc vận dụng kiến thức, vốn hiểu biết của các em đề kể,
nói, viết một đoạn văn theo chủ đề là vấn đề khó, bỡ ngỡ với các em. Do đó, cịn
nhiều em chưa biết cách nói, viết đoạn văn theo trình tự, logic. Nhiều học sinh
còn lúng túng, nghèo vốn từ để viết câu.
- Kết quả thực trạng:
Năm học …………, tôi được phân công dạy lớp 3B. Ngay từ buổi đầu nhận
lớp, tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, khảo sát và phân loại khả năng kể, nói,
viết đoạn văn. Sau khi chấm bài tơi có kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

3B

23

Kể, nói, viết
được đoạn văn
logic, có sáng
tạo.

4

Kể, nói, viết đoạn
Kể, nói, viết
văn nhưng chưa
đoạn đơn giản,
biết cách sắp xếp
đúng u cầu.
ý theo trình tự.
8

8

Khơng
kể, nói,
viết gì

3

Qua kết quả khảo sát phân mơn Tập làm văn khối lớp 3 bản thân tôi nhận
thấy số lượng học sinh chưa biết và biết kể, nói, viết đoạn văn nhưng chưa biết
cách sắp xếp ý theo trình tự còn nhiều. Câu văn lộn xộn, chưa rõ ý, chưa biết
cách sắp xếp trình tự lơgic các sự việc. Nhiều khi các em kể, nói, viết văn như
trả lời câu hỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên trong đó
chủ yếu là các nguyên nhân sau:
4/30


Một là: Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em tiếp thu nhanh nhưng cũng
nhanh quên, mức độ tập trung học tập chưa cao, các em còn mải chơi nhiều hơn

học. Việc tiếp thu bài còn thụ động theo cách truyền tải của giáo viên nên nó ảnh
hưởng đến chất lượng học tập của các em.
Hai là: Môn Tập làm văn là một mơn khó, nhiều em cịn ngại học văn, lười suy
nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài qua loa cho xong
chuyện. Học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ cũng như vốn sống của các em chưa
nhiều, cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý.
Ba là: Các em chưa biết cách sắp xếp trình tự các sự việc diễn ra để kể, nói, viết
dẫn đến khi trình bày kể, nói, viết câu văn thường chưa đủ ý, thiếu mạch lạc,
lủng củng lộn xộn. Trong quá trình làm bài, nhiều em cịn lúng túng khi dùng từ,
diễn đạt ngơn ngữ vụng, có em viết khơng đúng yêu cầu của đề bài, có những
bài làm đảm bảo về số câu nhưng không đủ ý.
Bốn là: Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn
ngơn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự
tin trong học tập. Tổ chức các giờ dạy Tập làm văn ( mẫu) ở trong nhà trường
chưa nhiều vì do tiết Tập làm văn khó dạy nên GV ngại dẫn đến GV chưa có cơ
hội để học tập lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.
Với tình hình trên, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để học sinh nói và viết
Tiếng Việt được tốt hơn. Sau một năn nghiêm cứu, tôi xin đề xuất một số giải
pháp sau.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện:
2.3.1.Giải pháp 1: Giáo viên gợi mở đề tài, câu chuyện có mục đích giúp học
sinh nắm vững yêu cầu đề bài có liên tưởng sự vật có liên quan đến yêu cầu
đề bài văn.
Tập làm văn là một phân mơn học khó, ít lôi cuốn các em nhất là đối với
học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3. Mặt khác dạng tập làm văn nói, viết
về một chủ đề nào đó lại càng khó khăn hơn đối với các em. Bởi vì vốn ngơn
ngữ, sự hiểu biết của các em cịn nhiều hạn chế. Khi nói, viết về một chủ đề nào
đó học sinh thường gặp khó khăn trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách diễn
đạt. Chính vì vậy mà tập làm văn là mơn học ít cuốn hút, khơng có sự hấp dẫn
đối với các em. Vậy để giúp học sinh có hứng thú, biết cách dùng từ ngữ để nói,

viết về một chủ đề cho trước thì người giáo viên cũng cần có những gợi mở chủ
đề cần học thông qua các tranh ảnh, câu chuyện nhằm lơi cuốn, giúp các em có
vốn hiểu biết về chủ đó. Từ đó giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.

5/30


- Khi nắm vững yêu cầu của đề bài học sinh định hình cụ thể đối tượng
nói hay viết trong trí nhớ đồng thời biết đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc
nào?.. vào khung chủ đề. Trong trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì
khung chủ đề cũng chính là chúng
Ví dụ 1: - Khi dạy về chủ đề: “Gia đình” giáo viên có thể dùng tranh, ảnh sau:

1

2

4
3
- Học sinh quan sát tranh và nói về những người trong gia đình có trong
mỗi tranh.
Các bước thực hiện: + GV: treo tranh 1 và yêu cầu học sinh quan sát
tranh.
- Bức tranh có những hình ảnh gì ?
+ HS: Bức tranh chụp gia đình gồm có ông, bà, bố, mẹ, chị gái và bạn
nhỏ.
- Mọi người trong gia đình như thế nào?
+ HS: Mọi người trong gia đình rất vui vẻ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau....
Tương tự với các tranh còn lại.
- GV KL và chỉ tranh giới thiệu :

6/30


Mỗi người đều có một gia đình của mình, nơi đó có những người thân u
như: ơng, bà, bố, mẹ, bạn nhỏ và em bé. Cũng có những gia đình chỉ có bố mẹ
và con cái. Qua mỗi bức tranh các em cũng có thể cảm nhận được mọi người
trong gia đình yêu thương nhau và rất hạnh phúc.
- Bằng những cảm nhận, hiểu biết về gia đình của mình các em hãy suy
nghĩ để cùng nói, viết về gia đình của mình trong chủ đề học ngày hơm nay.
* Như vậy: Với cách giới thiệu gợi mở đề tài như vậy giáo viên sẽ giúp học sinh
nắm vững được yêu cầu của chủ đề cần luyện kể, nói, viết. Từ đó học sinh dễ
dàng liên tưởng đến gia đình của mình và cũng giúp các em dễ dàng hồn thành
u cầu của bài học.
Ví dụ 2: - Nói, viết về chủ đề “Thể thao”, giáo viên có thể lựa chọn những bức
ảnh về một số môn thể thao, cho học sinh quan sát.

1

2

3

4

7/30


- Học sinh kể tên về các môn thể thao có trong tranh.
- Tương tự như chủ đề gia đình giáo viên cũng gợi mở đề tài của bài học
giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu đề bài và từ tranh ảnh học sinh dễ dàng nắm bắt

nội dung, từ ngữ cần thiết liên quan đến bài học.
2.3.2.Giải pháp 2: Giúp học sinh lập bản đồ tư duy và hình thành kĩ năng sử
dụng trong kể, nói, viết về một chủ đề.
Để có bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy) phục vụ cho tiết dạy giáo viên
phải có sự chuẩn bị kỹ, phải suy nghĩ, tìm tịi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo
yêu cầu của từng chủ đề. Khi thiết kế cần phải đảm bảo đúng kiến thức của từng
bài, từng chủ đề, đảm bảo tính thẩm mỹ.
* Hướng dẫn lập bản đồ tư duy: Có thể hiểu bước lập bản đồ tư duy cũng chính
là bước hướng dẫn học sinh lập dàn ý để chuẩn bị cho phần kể, nói, viết theo
chủ điểm.
Yêu cầu học sinh: + Nghĩ trước khi viết
+ Viết ngắn gọn
+ Viết có tổ chức
+ Viết theo ý của mình, có chừa khoảng trống để bổ sung.
Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh thao tác vẽ khung trung tâm và viết
chủ đề vào khung trung tâm này. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng vốn từ ngữ đã
thu thập được qua q trình chuẩn bị để tự hồn thành bản đồ tư duy của chính
mình. Từ bức ảnh trung tâm hoặc từ Chủ đề, học sinh có thể chia thành nhiều
nhánh, mỗi nhánh là một ý chính, từ ngữ có liên quan đến chủ đề. Từ nhánh
chính học sinh vẽ thêm các nhánh nhỏ với các từ ngữ để miêu tả cho ý chính đã
nêu. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản
đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi học sinh vẽ một kiểu khác
nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề
nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng “Bản đồ tư duy” theo một cách
riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của
mỗi học sinh.
8/30


Ví dụ: - Đây là khung sơ đồ tư duy thiết kế sẵn có khung trung tâm và

các nhánh chính.

Chủ đề

- Từ khung sơ đồ đơn giản này học sinh viết tên chủ đề vào khung trung
tâm, tìm các từ ngữ chính có liên quan đến chủ đề điền vào các nhánh chính.
Học sinh có thể tìm các từ ngữ miêu tả cho các sự vật ở nhánh chính thì vẽ thêm
nhánh phụ...
* Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập làm văn:
- GV có thể thiết kế sơ đồ tư duy trống hoặc có thể để học sinh tự lập bản đồ viết
chủ đề bài học, yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận để điền từ trọng tâm có liên
quan đến chủ đề.
Khi có được các thiết kế rồi giáo viên chú trọng đến việc hướng dẫn học
sinh hình thành các kỹ năng sử dụng nó để xây dựng ý và lập dàn ý cho bài văn.
- Với mỗi chủ đề giáo viên đưa bản đồ tư duy để học sinh tập trung động
não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ
ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy. Khi tiến hành hoạt động này GV cần sử
dụng một trong các bước sau:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát
triển ý. Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinh
nghiệm riêng của các em.
Ví dụ đối với văn miêu tả, câu hỏi có thể được triển khai theo hướng mở sau:
Em thấy gì? Em nghe gì? Em nghĩ gì? Em cảm thấy gì?...
- Đưa ra một khung sơ đồ trong đó cho sẵn vài ý, phần cịn lại để học sinh
suy nghĩ và đưa thêm ý vào để hồn thành sơ đồ (khung sơ đồ có thể được trình
bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung từng bài : Bơng hoa,
chùm bong bóng, mạng nhện, một cây với những cành lá...
- Học sinh viết các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh chủ đề. Giáo viên
tuyệt đối tránh viết chốt lại một số từ về đề bài. Cần xoá đi những ý đã được ghi
lên bảng trong giai đoạn làm mẫu nghĩa là khi học sinh làm việc cá nhân trong

phiếu học tập thì trên bảng chỉ cịn lại khung mạng trống.
9/30


Đồng thời để hướng dẫn cho học sinh có kỹ năng sử dụng sơ đồ tư duy
phải giúp học sinh đảm bảo các bước sau:
Bước 1: Động não ý tưởng:
Để xây dựng bài kể, nói có sáng tạo là nên để người học đóng vai trị chính
trong việc tìm hiểu nội dung chủ đề. Giáo viên cung cấp chủ đề cho học sinh,
yêu cầu học sinh liệt kê các ý tưởng quanh chủ đề đó.
Bước 2: Phân loại ý tưởng:
Trong bước này học sinh bắt đầu tìm mối liên kết giữa các ý tưởng và phân loại
chúng sao cho bản đồ tư duy trở nên có hệ thống và dễ dàng phân tích.
Bước 3: Ghi chép và trình bày ý tưởng:
Ghi chép và trình bày ý tưởng bằng bản đồ tư duy một cách trực quan sinh
động.
- Ví dụ như: khi dạy Tiết Tập làm văn về chủ đề: “Gia đình”, giáo viên có thể
đưa ra từ khóa "Gia đình" làm từ trung tâm, sau đó từng học sinh sẽ lên vẽ
nhánh điền các từ ngữ để nói về từng người trong gia đình của mình bằng những
từ trọng tâm có liên quan đến chủ đề. Tương tự mời học sinh tiếp theo khác lên
vẽ nhánh và điền thêm các từ khác hoặc có thể bổ sung thêm từ mà các bạn đã
xây dựng trước đó. Lần lượt như vậy, sau cùng chúng ta sẽ có một bản đồ hồn
chình. Giáo viên cũng cỏ thể chuẩn bị sẵn hoặc lấy một bản đồ tư duy mà cả lớp
đã tham gia chinh sửa hồn chinh để học viên trình bày, thuyết minh.
- Đây là sơ đồ tư duy sau khi được học sinh hồn thiện.
Làm ruộng,
nghỉ hưu,…

Cơng nhân, giáo
viên,…

đồn kết, …

Ơng, bà,....
Gia đình em

Sinh viên, học
sinh,…

bố mẹ,
Anh, chị, em…

u thương,
chăm sóc,…
Chăm chỉ, ngoan
ngoãn,…

Học giỏi,…

* Như vậy với việc hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy của một bài kể, nói, viết
đoạn, bài văn ở lớp 3 này là giáo viên đã giúp học sinh lập dàn ý, một sườn cơ
bản của bài văn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng kể, nói, viết đoạn văn, bài văn.
10/30


2.3.3.Giải pháp 3: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học dạng bài kể, nói, viết
theo chủ đề.
- Sử dụng bản đồ tư duy dạng lược đồ:
Đối với dạng văn kể hay nói, viết theo chủ đề là một đề tài khó đối với
học sinh lớp 3, chính vì vậy khi dạy dạng bài này để tiết học có hiệu quả, học
sinh có kỹ năng kể, nói, viết một cách có trình tự, logic theo chủ đề thì người

giáo viên sử dụng bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy) như một phương tiện trực
quan trong các tiết tập làm văn.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn về chủ đề “Quê hương”
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên giúp học sinh hiểu đề
bài.
- Giáo viên phát bảng nhóm vẽ sẵn sơ đồ tư duy; u cầu học sinh thảo luận
nhóm, tìm từ ngữ trọng tâm, có liên quan đến chủ đề: “Quê hương” vào trong sơ
đồ theo các gợi ý:
+ cảnh đẹp ở quê hương em ở đâu?
+ Cảnh đó có gì đẹp?
+ Yêu quê hương, em làm những gì để quê hương ngày càng thêm đẹp?...
Thành phố,…
Nhà cao tầng, siêu
thị,..
Xe cộ đi lại đông
đúc,…

Cây đa, bến nước, lũy
tre …
Quê hương em

Cơng viên…

Dịng sơng, con đị,…

Cánh đồng,…

Làng q,.....

Sau khi học sinh điền từ xong được như bảng trên, giáo viên cho học sinh

lựa chọn quê hương em ở thành thị hay nông thôn. Hướng dẫn HS viết các từ
ngữ chỉ cảnh vật ở các nhánh chính; tìm các hình ảnh so sánh, gợi tả để điền vào
các nhánh phụ,…; tiếp tục tìm các từ ngữ nói lên tình cảm của mình…với nơi
mình đang ở. Sau khi tìm các từ ngữ xong giáo viên hướng dẫn học sinh nêu
miệng các câu mà mình lập được. Ban đầu có thể chưa theo một trình tự nhất
định nhưng các em phải nói trọn vẹn câu. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự sắp
xếp các câu sao cho hợp lí hơn.
- Học sinh sắp xếp các câu vừa đặt thành một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em
điều chỉnh.
- Yêu cầu học sinh sau khi viết xong, tập kể trong nhóm.
11/30


- Trình bày trước lớp: Đại diện các nhóm, học sinh lên kể, nói trước lớp.

Học sinh lớp 3B thảo luận nhóm hồn thiện sơ đồ tư duy trong tiết Tập làm văn

Ví dụ: - Tiết tập làm văn: Kể về người hàng xóm (TV3 tập1 SGK T68).
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên giúp học sinh hiểu
đề bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ về người hàng xóm:
+ Người đó là ai?
+ Làm cơng việc gì?
+ Tình cảm của người đó đối với gia đình em?
+ Tình cảm của em đối với người hàng xóm…?
- Giáo viên phát bảng nhóm vẽ sẵn sơ đồ tư duy; yêu cầu học sinh thảo luận
nhóm, tìm từ ngữ trọng tâm, có liên quan đến người hàng xóm vào trong sơ đồ.
Giáo viên hướng dẫn Học sinh nhìn vào sơ đồ suy nghĩ, hồi tưởng về chủ đề, đặt
câu cho từng từ ngữ vừa tìm được đã được đánh dấu theo thứ tự.

1,2,3... để học sinh có thể dễ nhận biết sự việc nào nói trước, viết trước, sự vật
nào nói sau, viết sau.
Sau khi tìm các từ ngữ xong giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu
mà mình lập được. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự sắp xếp các câu sao cho hợp
lí hơn.
- Học sinh sắp xếp các câu vừa đặt thành một đoạn văn, bài văn hoàn
chỉnh.
- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các
em điều chỉnh.
- Yêu cầu học sinh sau khi viết xong, tập kể trong nhóm.
- Trình bày trước lớp: Đại diện các nhóm, học sinh lên kể trước lớp.

12/30


Yêu mến, yêu
thương,…
Sang chơi, chỉ dẫn,…

Bác Cúc, bác Hai,
chú....
Người hàng xóm
Khoảng chừng 30- 40
tuổi,…

Kính u, biết ơn,…
Cơng nhân, nơng dân, giáo
viên…

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu mà mình lập được. Sau đó,

mới u cầu học sinh tự sắp xếp các câu sao cho hợp lí hơn. Đồng thời, giáo
viên yêu cầu các học sinh khác lắng nghe để chỉnh sửa cách dùng từ, đặt câu cho
các bạn. Giáo viên chỉ là cố vấn, trọng tài để các em tự hoàn thiện được bản đồ
tư duy, hình thành được đoạn văn.
- Giao việc về nhà: Từ bản đồ tư duy mà các em lập được ở lớp, giáo viên yêu
cầu học sinh viết thành đoạn văn theo chủ điểm chuẩn bị cho tiết Tập làm văn
viết.

Học sinh đang hoàn thiện bài trên sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp.
* Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh điền từ vào sơ đồ tư duy, giáo viên cần lưu ý
học sinh tìm các từ khóa, từ trọng tâm, từ làm điểm tựa để dùng phát triển thành
câu, thành ý từ đó học sinh dễ dàng phát triển thành đoạn, bài văn ngắn.
Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình
cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song
song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả
lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng, cách ứng xử hay. Từ
đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng diễn đạt mạch lạc, lơgíc, câu văn
có hình ảnh, có cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài văn của các em sẽ trôi chảy, sinh

13/30


động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt
trong cuộc sống.
- Sử dụng bản đồ tư duy dạng tranh ảnh :
Ngoài việc sử dụng bản đồ tư duy nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp
3, chúng ta sử dụng bản đồ tư duy hình ảnh. Bản đồ tư duy hình ảnh là một
phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy tập làm văn, người giáo
viên cũng phải suy nghĩ, tìm tịi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của
từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng

kiến thức của từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh
tiếp nhận kiến thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn.
Ví dụ: cũng về chủ đề Gia đình ta sử dụng bản đồ tư duy hình ảnh sau:

Với bản đồ tư duy này giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tương tự như
đối với bản đồ hình trịn trên.
Ưu điểm của bản đồ tư duy hình ảnh là từ tranh ảnh thật học sinh dễ dàng
liên tưởng, liên hệ đến các mối quan hệ của những người có trong gia đình hơn
bản đồ tư duy dạng lược đồ. Tuy nhiên việc chuẩn bị sẽ công phu và mất nhiều
thời gian hơn.

14/30


THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh
nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!

15/30



×