Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thu hoạch thực tế giáo dục trường THCS Mạch Kiếm Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.67 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG TRUNG

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẾ GIÁO DỤC
TRƯỜNG THCS MẠCH KIẾM HÙNG

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc An
SVTH: Mai Thị Tuyến

MSSV: 4501704039

Ngành TTSP 1: Sư phạm tiếng Trung
Trường TTSP 1: Trường THCS Mạch Kiếm Hùng

Tháng 3/2022

Lớp: 7A5


BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP
I. Kết quả tìm hiểu:
1. Tình hình giáo dục tại địa phương:
a. Kinh tế:
Quận 5 là quận thuộc khu vực trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử hình
thành và phát triển của vùng đất Quận 5 gắn liền với sự hình thành, phát triển của
khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gịn - thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban
nhân dân Quận 5 được chính thức thành lập từ tháng 5 năm 1976. Trước năm 1975
tồn quận có 6 phường, năm 1976 chia thành 24 phường, đến năm 1986 chia lại
thành 15 phường cho đến nay.


Từ sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cùng với
thành phố và cả nước, Quận 5 bước vào giai đoạn mới xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Đảng bộ - chính quyền và nhân dân quận đã khơng ngừng phấn đấu xây dựng Quận 5
ngày càng phát triển đi lên. Trên chặng hành trình 30 song hành cùng thành phố Hồ
Chí Minh vượt qua khó khăn, thách thức, vững vàng đi vào vận hội mới, Đảng bộ
chính quyền và nhân dân quận 5 đã đặt nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ, khơi dậy sức thi
đua, sáng tạo của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa
phương đưa quận 5 trở thành một quận nằm trong top dẫn đầu thành phố về sản xuất
kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Thành tựu của chặng đường 5 năm thực hiện nghị
quyết đại hội Đảng bộ quận khóa VIII (2000 - 2005) là dấu ấn nổi bật nhất ghi nhận
sự biến đổi tích cực tồn diện của quận 5 góp phần vào thành tựu chung của thành
phố Hồ Chí Minh trong tiến trình cơng nghiệp hố hiện đại hóa.
Với Nghị quyết đại hội Đảng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng "thương
mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp" đã đưa quận 5 từng bước định hình
dáng dấp một trung tâm thương mại dịch vụ lớn của thành phố Hồ Chí Minh, giúp
quận 5 đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Các thành
phần kinh tế chuyển biến tích cực và cùng tăng cấp phát triển. Nhiều thương hiệu
hàng hóa quận 5 đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường như : nhựa Đại
Đồng Tiến, Phước Thành, dây cáp điện Tân Cường Thành, Kiện Năng, cầu dao điện
Tiến Thành, các mặt hàng thủy hải sản chế biến của thương hiệu cơng ty Cholimex,
gia vị Việt Ấn…
b. Văn hóa – xã hội:
2


Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai
rộng khắp đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nếp nghĩ, nếp làm của người dân.
Tạo được sự đồng thuận của cộng đồng hướng về những mục tiêu chung tốt đẹp,
nâng cao tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn. Đồn
kết xây dựng khu phố, tổ dân phố tích cực đấu tranh ngăn ngừa, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Nhiều năm qua, quận đã dành một khoản ngân sách khá lớn cho công tác đầu tư
xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp trường học, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho
các cơng dân tương lai. Đã có hàng chục tỷ đồng đầu tư xây dựng mới cho các
trường như Lý Phong, Mầm non 9, Vàng Anh, Hồng Bàng… Bên cạnh đó, hội
khuyến học được thành lập và phát triển ở nhiều cơ sở kết hợp với các quỹ học bổng
Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Thọ đã giúp cho hàng
ngàn học sinh nghèo học giỏi được tiếp tục đến trường lớp và thành đạt trong cuộc
sống. Đến nay, quận 5 đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học
cơ sở, có 10 phường được cơng nhận hồn thành phổ cập bậc trung học. Mỗi năm có
từ 98,1 đến 99,8% học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở.
Văn hóa xã hội tiến bộ, đời sống người dân quận 5 tiếp tục được cải thiện mọi
mặt, các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được mở rộng.
Trung tâm Y tế quận và mạng lưới y tế phường được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất,
nâng cấp trang thiết bị, bảo đảm công tác khám điều trị tại tuyến cơ sở. Đồng thời, có
đủ khả năng hỗ trợ điều trị cho các khu vực lân cận khác. Bên cạnh đó mạng lưới y tế
tư nhân với gần 900 phịng khám đã góp phần tích cực cho cơng tác chăm sóc sức
khoẻ nhân dân trong quận. Đặc biệt phát huy đặc thù của một vùng có thế mạnh về
lĩnh vực y học dân tộc truyền thống, quận 5 đã quy hoạch thành công một khu vực
chuyên doanh y học cổ truyền, làm điểm đến thu hút đông đảo khách tham quan
vùng Chợ Lớn - thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đặc điểm tình hình giáo dục của nhà trường:
2.1. Cơ cấu nhà trường:
- Ban giám hiệu nhà trường:
+ Hiệu trưởng: Thầy Lê Phước Đạt – Bí thư chi bộ
+ Phó hiệu trưởng: Thầy Lê Hồng Kiểng – Phó Bí thư chi bộ
+ Phó hiệu trưởng: Cơ Hồ Thị Lý - Ủy viên chi bộ
- Trường chia làm 6 tổ chun mơn và 1 tổ văn phịng:
3



+ Tổ Toán: TT Thầy Vũ Văn Đức
+ Tổ Ngữ văn: TT Cô Nguyễn Thị Ngọc Thai
+ Tổ Ngoại ngữ: TT Cơ Nguyễn Thị Bích Ngọc
+ Tổ Sử - Địa – GDCD: TT Thầy Trương Công Hải
+ Tổ Văn thể mỹ: TT Thầy Lưu Huỳnh Phú
+ Tổ Lý – Hóa – Sinh – Tin học : TT Cô Nguyễn Uyên Uyên
+ Tổ Văn phòng: TT Thầy Phan Thế Thắng
2.2. Các tổ chức trong nhà trường:
- Chi bộ gồm 13 Đảng viên cấp ủy bao gồm:
+ Bí thư chi bộ: Thầy Lê Phước Đạt
+ Phó bí thư chi bộ: Thầy Lê Hồng Kiểng
+ Ủy viên chi bộ: Cơ Hồ Thị Lý
- Cơng đồn nhà trường:
+ Chủ tịch cơng đồn: Cơ Tăng Thị Thu Sương
- Chi đồn nhà trường:
+ Bí thư chi đồn: Cơ Nguyễn Huỳnh Minh Hiếu
- Liên đội Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
+ TPT Thầy Nguyễn Ngọc Cát Huy
- Hội đồng trường gồm:
+ Đại diện Chi bộ.

+ Ban giám hiệu nhà trường.

+ Tổ trưởng các tổ chuyên mơn.

+ Tổ trưởng tổ văn phịng.

+ Đại diện cơng đồn.

+ Bí thư chi đồn.


+ Tổng phụ trách.

+ Ban đại diện CMHS.

+ Ban Khuyến học.

+ Ban liên lạc Cựu Học sinh.

2.3. Đặc điểm nhà trường:

4


- Trường do Ban quản trị Hội quán Tuệ Thành vận động các nhà hảo tâm tham gia
đóng góp xây dựng trường bao gồm một trệt, một lầu và lấy tên gọi là trường Tuệ
Thành vào năm 1911 (sau khi đã ngưng tổ chức lễ Rước Bà hàng năm để dành kinh
phí xây dựng ngơi trường cho con em đồng hương có chỗ học hành). Đến năm 1950
xây thêm lầu 2 và năm 1958 xây thêm một tòa nhà lầu thay thế tòa nhà cũ tức khu B
bây giờ. Đồng thời cũng đổi tên thành trường Việt Tú và đến năm 1976 đổi tên thành
trường Mạch Kiếm Hùng cho đến nay.
- Năm học 2021 – 2022, trường có 1406 HS chia thành 35 lớp:
+ Khối 6: 8 lớp – 325 HS
+ Khối 7: 8 lớp – 328 HS
+ Khối 8: 10 lớp – 397 HS
+ Khối 9: 9 lớp – 356 HS
2.4. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường:
- Học văn hóa, học tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bên cạnh đó nhà trường đã và đang tổ chức rất nhiều những hoạt động ý nghĩa ví
dụ như:

+ Các hoạt động theo chủ đề mỗi tháng như các chương trình, cuộc thi văn
nghệ, thể dục thể thao, các chủ điểm lớn trong năm học như An toàn giao thông; giao
dục sức khỏe sinh sản, luật hôn nhân gia đình.
+ Hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tổ chức ngày Quốc tế
Phụ nữ 8/3, tổ chức lễ kết nạp Đoàn viên.
Mặc dù trong đầu năm học 2021- 2022 này gặp một số khó khăn như tình hình
dịch bệnh covid 19, các em học online nhưng các hoạt động này vẫn luôn được giáo
viên chủ nhiệm triển khai bằng hình thức trực tuyến.
2.5. Thành tích của nhà trường:
- Nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cấp thành phố
nhiều năm liền.
- Năm 2017, nhà trường được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
3. Kết quả tìm hiểu hoạt động chun mơn:
a. Tình hình giảng dạy:
5


Thuận lợi:
Hầu hết các giáo viên đều tích cực bám sát vào hướng dẫn chỉ đạo và từng bước
đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với yêu cầu thực hiện chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát huy tính tích cực của học
sinh thông qua các hoạt động. Các bộ môn đều có các bộ đồ dùng thí nghiệm nhằm
đáp ứng đúng theo u cầu của Bộ và Sở.
Khó khăn:
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho việc dạy và học của giáo viên
và học sinh đôi khi cịn gặp đơi chút khó khăn. Trình độ đầu vào của học sinh còn
hạn chế nên việc tiếp thu kiến thức còn chậm và thụ động trong học tập.
b. Các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới PPGD:
Giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và học.
Liên hệ với thư viện để giới thiệu các bộ sách hữu ích cung cấp việc tự bồi dưỡng và

giảng dạy.
Nhà trường chú trọng đến việc phát hiện và bồi dưỡng các bạn học sinh giỏi tham
gia vào các đội tuyển học sinh giỏi.
4. Các bước tiến hành dạy học:
a. Ổn định (1-2 phút):
- Là một bước chuẩn bị tâm thể tập trung để bước vào tiết học. Bước này được xây
dựng thành nếp ngay thời gian đầu. Thời gian sau có thể lướt qua khoảng 1 phút. Lớp
trưởng giúp giáo viên ghi sĩ số, vắng mặt, có mặt ở góc bằng trái để giáo viên đỡ mất
thời giờ kiểm tra..
b. Bước kiểm tra bài cũ (2 - 3 phút): Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới thúc đẩy
học sinh làm bài, học bài nghiêm túc.
Nội dung kiểm tra:
Xem việc ghi chép làm bài, chuẩn bị bài (văn, toán, sinh vật... ) của học sinh - tiết
học trước có yêu cầu chuẩn bị, hoặc làm bài để nộp thì nhất thiết phải kiểm tra, đánh
giá, khen chê kịp thời - có thể làm kiểm tra miệng, kiểm tra viết một tiết hay 15 phút;
có thể là nội dung cả bài hay một phần trọng tâm nào đó.
Tuỳ theo chủ đích và u cầu của giáo viên mà chọn nội dung và dành thời gian
thích hợp. Quan tâm kiểm tra các em học yếu và thiếu chăm chỉ để có huvng giúp đỡ
cụ thể.
c. Bước giảng bài mới (35 - 40 phút) - bước trọng tâm
Để giới thiệu bài mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe
giảng Không nhất thiết bài cho cũng làm. Song sự dẫn dắt hấp đến của giáo viên giúp
các em tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn.
6


d. Bước củng cố (2 - 5 phút):
Vừa giảng xong, kiến thức cịn "nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ khi
quả cả thầy lẫn trò, từ đó giáo viên sẽ kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Chỉ cần một
câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho học sinh nếu những điểm nào còn lơ mơ,

chưa hiểu
e. Bước dặn dò (1 - 2 phút):
Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau. Không nên làm lấy lệ
mà phải có yêu cầu, nội dung cụ thể rõ ràng. Cần thiết phải hướng dẫn tỉ mi để các
em thực hiện được.
Dặn dò phải ghi vào giáo án để lần dạy sau giáo viên kiểm tra. Tránh tình trạng
“đánh trắng bỏ dài như một số giáo viên đã làm. Dặn các em làm một bài sưu tầm
tranh ảnh, mà giáo viên khơng thu, khơng kiểm tra đánh giá thì sẽ khơng có tác dụng.
5 bước lên lớp là một quy trình khép kín của một tiết dạy, đều có một ý nghĩa
khoa học và tác dụng nhất định. Nhưng không nhất thiết tiết học nào cũng đủ 5 bước
như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho
thủ hợp. Ngay cả thời gian dành cho từng bước cũng vậy.
5. Kết quả tìm hiểu về cơng tác chủ nhiệm:
a. Vị trí của GVCN:
- GVCN là người thay mặt BGH, Hội đồng Sư phạm nhà trường và CMHS quản
lý, tổ chức cho HS thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường.
- GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất đối với HS của lớp.
- GVCN là người cố vấn về phong trào, công tác Đội và các hoạt động Ngoài giờ
lên lớp ở lớp chủ nhiệm.
b. Chức năng của GVCN:
- Tổ chức quản lý học sinh.
- Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục và các quan hệ của HS theo định hướng phát
triển toàn diện nhân cách
c. Nhiệm vụ của GVCN:
- Tìm hiểu và nắm vững thơng tin học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp
tổ chức giữa các đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
- Liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo việc bộ
bản Đội Thiều tiên Tiên phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan song
hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.


7


- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối ký và cuối năm học. Đề nghị khen
thường hoặc kỷ luật học sinh. Đề nghị học sinh phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm
trong kỳ nghỉ hè, ở lại lớp, hồn chính việc ghi vào số điểm và học bạ học sinh.
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
d. Quyền hạn của GVCN:
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình.
- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải
quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình.
- Được dự các lớp bồi dưỡng. Hội nghị Chuyên đề về công tác chủ nhiệm
- Được quyền cho phép cả nhân học sinh nghỉ học không qua 3 ngày.
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
e. Cách thức, phương pháp hoạt động và kinh nghiệm của GVCN:
Cách thức và phương pháp
* Bầu ban sự lớp (Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng)
- GVCN cần nắm sỉ số, lý lịch, kết quả học tập, hạnh kiểm trong năm học trước
của các em. Đây là 1 công tác rất quan trọng.
- GVCN chia tổ (cần cân đối số hương HS, học lực, hạnh kiểm)
+ Lưu ý: Khi Bầu cán sự lớp hoặc tổ trưởng. tố phó nhất thiết học sinh, đó phải có
học lực, hạnh kiểm từ khá trở lên và được sự đồng ý của tập thể lớp.
* Ổn định nề nếp:
- GVCN họp cán sự lớp để hướng dẫn cách làm việc và trách nhiệm của từng
thành viên.
– Mỗi tuần (SHCN) GVCN kiểm tra, thống kê 2 khen ngợi hay xứ là tuy mức độ
*Kết hợp với GVBM: tìm hiểu tình hình học tập, nề nếp của HS trong từng mơn
học để có biện pháp hỗ trợ GVBM
* Họp cha mẹ học sinh:

- CMHS ngồi đúng vị trí con em họ để bước đầu GVCN nhận diện
- Tìm hiểu những HS có cánh ngộ đặc biệt hoặc việc học tập, hành kiểm HS cịn
hạn
- Ngồi nội qui của trường GVCN cần có những thống nhất riêng sao cho phù hợp
với tinh hình thực tế của lớp.
f. Kinh nghiệm và sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS:
- GVCN tổ chức lớp và giáo dục HS phải kết hợp giữa qui định của trường - lớp,
tác điểm tâm sinh lý lứa tuổi; hồn cảnh gia đình..

8


- Trong q trình vận dụng địi hỏi GVCN phải có tính sáng tạo, khéo léo, uyển
chuyển sao cho phù hợp với từng học sinh, từng hoàn cảnh, tạo được sự thuyết phục
và đạt hiệu quả.
Vấn đề duy trì sĩ số là yếu tố quan trọng trong công tác của GVCN
*Những việc làm cụ thể:
- Cho HS học và sinh hoạt nội qui ngay tuần đầu năm.
- Tổ chức điều tra nắm hồn cảnh của từng học sinh (thơng qua lý lịch, hoặc trao
đổi trực tiếp với CMHS nếu thấy cần thiết).
– Họp CMHS thông qua nội qui, thông nhất cách làm việc, liên lạc trao đổi về HS
khi cần.
- Phối hợp chặt chẽ với GVBM để phát hiện về năng khiếu, sở thích cũng như
những bạn chế của HS để bồi dưỡng và khắc phục kịp thời.
- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội về phong trào thi đua của lớp
- Phối hợp với Giám thị Hằng ngày, hàng tuần hoặc đột xuất trao đổi phải tr cùng
GT xử lí về nề nếp kỉ luật HS của lớp mình phụ trách
- Trong tiết SHL, báo cáo của CBL, GVCN tổng kết chung những mặt ưu và
những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Biểu dương HS có tiến bộ về các mặt. Nhắc
nhở HS còn vi phạm. Củng cố việc học tập. Phổ biến công tác hoặc phong trào tuần

tới.
6. Các loại hồ sơ học sinh:
- Sổ liên lạc: Thông báo định kỳ hàng tháng cho phụ huynh biết về tình hình học
tập và rèn luyện của học sinh.
- Học bạ: Ghi tóm tắt tiểu sử và tình hình cụ thể về học tập, rèn luyện của học sinh
trong suốt quá trình tại trường.
- Khai sinh: Ghi lý lịch, họ tên cha mẹ và một số trường hợp đặc biệt để GVCN
theo dõi học sinh.
- Sổ chủ nhiệm: Ghi lý lịch, họ tên cha mẹ và một số trường hợp đặc biệt để
GVCN theo dõi học sinh.
- Sổ điểm danh: Theo dõi tình hình chuyên cần của lớp.
- Sổ điểm thi đua: Theo dõi tình hình lớp về mặt kỷ luật, tác phong, vệ sinh... có
chia điểm cho từng cột (sổ này do phịng giám thị quản lí).
- Sổ ghi đầu bài: Theo dõi lớp về mặt học tập, nề nếp của lớp trong từng tiết học,
môn học...
9


- Biên bản Sinh hoạt lớp
- Giáo án HĐGD Trải nghiệm – Hướng nghiệp (K6)
- Sổ điểm điện tử Vietschool
- Hồ sơ theo dõi học sinh cá biệt, học sinh có hồn cảnh khó khăn
7. Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và ghi học bạ của học sinh:
Đối với lớp 6: Áp dụng theo thông tư 22 của Bộ Giáo dục, áp dụng từ ngày
5/9/2021
Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
(theo thông tư 22/2011/TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh.
a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với mơn học, cấp học quy

định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định
trong Chương trình mơn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá
kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong
quá trình rèn luyện và học tập môn học.
c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình
rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn
học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở
đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại
khoản 2 Điều này.
2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá
theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong
Chương trình giáo dục phổ thơng và có nhiều biểu hiện nổi bật.

10


- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương
trình giáo dục phổ thơng và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương
trình giáo dục phổ thông.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định
trong Chương trình giáo dục phổ thơng.
b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá
trở lên.

- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt
trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II
được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt
hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa
đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Đối với lớp 7, 8, 9 vẫn áp dụng thông tư 58/2011/TT-BGDVĐT và thông tư 26/2020/
TT-BGDĐT.
Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh:
Đối với lớp 6: Áp dụng theo thông tư 22 của bộ giáo dục, áp dụng từ ngày 5/9/2021
Hình thức đánh giá:
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ
rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ
yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và
học tập của học sinh.
b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện
nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản
thân.
c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào q trình giáo
dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và
học tập của học sinh.
11


d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử
dụng trong đánh giá thường xun, đánh giá định kì thơng qua các hình thức kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với
đặc thù của môn học.

2. Đánh giá bằng điểm số
a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học
sinh.
b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá
định kì thơng qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện
và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của mơn học.
3. Hình thức đánh giá đối với các mơn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật,
Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01
(một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học
trong Chương trình giáo dục phổ thơng, trừ các mơn học quy định tại điểm a khoản
này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10,
nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số
nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn
số.
Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình,
thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó
chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo
dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh
(theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định
tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề
học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
12



b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số
(không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau
đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Mơn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;
- Mơn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;
- Mơn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.
3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi
học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả
của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập.
Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của
01 (một) lần đánh giá thường xun của mơn học đó và ghi vào Sổ theo dõi và đánh
giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học
theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Đánh giá định kì
1. Đánh giá định kì (khơng thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh
giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy
hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học
(không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút,
đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ
60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề
kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu
cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét,
bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu
cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng trước khi
thực hiện.
2. Trong mỗi học kì, mỗi mơn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh
giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.

3. Trong mỗi học kì, mỗi mơn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng
điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐG gk) và 01 (một)
điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
13


4. Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại
khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù
với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra,
đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
5. Trường hợp học sinh khơng tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại
khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với
lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
1. Kết quả học tập của học sinh theo môn học
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét.
- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi mơn học của học sinh được đánh giá
theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này
và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01
(một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.
b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.
- Điểm trung bình mơn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi mơn học
được tính như sau:

TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình mơn cả năm (ĐTBmcn) được tính như sau:

ĐTBmhkI: Điểm trung bình mơn học kì I.
ĐTBmhkII: Điểm trung bình mơn học kì II.
14


2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTB mhk
được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTB mcn
được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả
học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một)
trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có
ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 mơn học có ĐTBmhk,
ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có
ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 mơn học có ĐTB mhk,
ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức
Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng
điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; khơng có mơn học nào có ĐTB mhk,
ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập
Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02
(hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này
chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) mơn học thì mức đánh giá kết quả học
tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.
Đánh giá học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục
quốc phòng và an ninh
1. Học sinh gặp khó khăn trong học tập do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật, bị tai
nạn hoặc bị bệnh phải điều trị được miễn học phần thực hành mơn Giáo dục thể chất,
Giáo dục quốc phịng và an ninh.
15


2. Hồ sơ xin miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc
phòng và an ninh gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy
chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc
phòng và an ninh đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong
năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài được
áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh
được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an
ninh theo từng học kì hoặc từng năm học.
4. Đối với học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo
dục quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều này được kiểm tra, đánh giá thay
thế bằng nội dung lý thuyết để có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định.
Đánh giá học sinh khuyết tật
1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo
nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết
quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được

yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình
thường nhưng có giảm nhẹ u cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt
động giáo dục mà học sinh khuyết tật khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu chung
được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá
những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
3. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết
quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng
được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành
cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh
khuyết tật khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo
kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, khơng được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được cơng nhận
hồn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
16


a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn
luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức
Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo
quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học khơng q 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục
01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng, bao gồm nghỉ
học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại
Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại mơn học trong kì nghỉ hè
thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì khơng được

lên lớp hoặc khơng được cơng nhận hồn thành chương trình trung học cơ sở,
chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh
khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc cơng nhận
hồn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thơng đối với
học sinh khuyết tật.
Rèn luyện trong kì nghỉ hè
1. Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải
rèn luyện trong kì nghỉ hè.
2. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do Hiệu trưởng quy định. 3. Căn cứ vào
hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện
trong kì nghỉ hè cho học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh. Cuối kì nghỉ hè, nếu
nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hồn thành (có báo cáo về
quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học
sinh) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện
cả năm học của học sinh. Kết quả đánh giá lại được sử dụng thay thế cho kết quả rèn
luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Đối với lớp 7, 8, 9 vẫn áp dụng thông tư 58/2011/TT-BGDVĐT và thông tư 26/2020/
TT-BGDĐT.
II. Kết quả thực tập tại trường THCS Mạch Kiếm Hùng:
17


1. Những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
Từ lúc vừa mới về trường em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ
phía khơng chỉ BGH nhà trường mà còn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của các
giáo viên trong trường. Em được giáo viên hướng dẫn là cô Nguyễn Thị Ngọc An
hướng dẫn rất nhiệt tình, cơ chia sẻ những kinh nghiệm đứng lớp của cô, chỉ bảo tụi
em những điều khi tụi em làm chưa đúng và cách để điều chỉnh sao cho phù hợp.

* Khó khăn:
Đây là lần đầu tiên bước chân vào ngôi trường với tư cách là một giáo sinh thực
tập cho nên em có rất nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, chưa thành thạo được hết sơ đồ lớp
học và các phòng chức năng của nhà trường và còn rất run trong lần đầu tiên đứng
lớp. Nhưng nhờ có các thầy cô hướng dẫn và các cô chú công nhân viên trong nhà
trường nên tình trạng này đã nhanh chóng được khắc phục.
2. Công việc được giao trong thời gian thực tập:
- Công tác dạy học:
+ Tổng số giờ dự giờ: 2 tiết
+ Tổng số giờ dạy học: 2 tiết
- Công tác chủ nhiệm: Nhắc nhở HS về phòng dịch, quy tắc 5K.
3. Kinh nghiệm rút ra từ đợt thực tập:
- Có kiến thức thực tế về tâm lý học sinh ở THCS.
- Thấy được vị trí, vai trị của giáo viên, giúp bản thân tích lũy thêm kinh nghiệm
thực tế cho bản thân sau này từ đó giúp hiểu đúng về nghề nghiệp của bản thân sau
này.
- Từ những tình huống thực tế gặp phải trong quá trình thực tập, em rút ra được
nhiều kinh nghiệm cho bản thân và tự nhận thấy bản thân mình cần phải cố gắng thật
nhiều.
4. Tự nhận xét về bản thân thông qua đợt thực tập:
* Ưu điểm:
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của trường thực tập và đoàn thực tập.
18


- Tôn trọng, quý mến các thầy cô, cô chú nhân viên và học sinh.
- Sẵn sàng tiếp thu ý kiến, góp ý từ thầy cơ.
- Tạo được mối quan hệ tốt với học sinh nhất, nhất là lớp chủ nhiệm.
* Khuyết điểm:
- Đơi khi do cịn thiếu kinh nghiệm nên chưa thật sự hòa nhập vớ.

- Những ngày đầu cịn nhiều bỡ ngỡ về cơng tác chủ nhiệm cũng như công tác
giảng dạy.
5. Cảm nghĩ của bản thân:
Trong suốt quãng thời gian thực tập vừa qua, bản thân em đã học tập được rất
nhiều kinh nghiệm, những bài học quý giá từ các thầy cô giáo trong trường. Tuy
những ngày đầu rất khó khăn, những nhờ có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình, thân thiện
và sự quan tâm của các thầy cơ đã giúp em nhanh chóng vượt qua được những khó
khăn ban đầu. Tuy rằng đợt thực tập chỉ vọn vẹn trong 5 tuần nhưng đã để lại trong
em một ấn tượng vô cùng sâu sắc, em học được những bài học kinh nghiệm về
chuyên môn, công tác chủ nhiệm. Cùng với đó em xin chân thành cảm ơn trường
THCS Mạch Kiếm Hùng đã tạo mọi điều kiện để em và các bạn trong đồn thực tập
có thể hồn thành tốt vai trị của một người giáo viên đứng trên bục giảng với tất cả
nhiệt huyết, tình cảm của mình nhằm truyền đạt được kiến thức đến cho các em học
sinh. Em tin rằng tất cả những bài học và những kinh nghiệm em có được trong lần
thực tập tại trường THCS Mạch Kiếm Hùng sẽ là hành trang vô giá đồng hành cùng
em trên con đường giảng dạy của mình.

19



×