Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

thu hoạch thực tế giáo dục thcs phan châu trinh quận bình tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.32 KB, 34 trang )

THU HOẠCH THỰC TẾ GIÁO DỤC
TRƯỜNG THCS –THPT PHAN CHÂU TRINH
(QUẬN BÌNH TÂN)
MỤC LỤC … 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU … 4
1. Mục đích tìm hiểu … 4
2. Phương pháp tìm hiểu … .… 4
II. KẾT QUẢ TÌM HIỂU 5
1. Tình hình giáo dục tại quận Bình Tân … 5
2. Tình hình, đặc điểm của nhà trường … 9
3. Cơ cấu tổ chức trường học: … 17
4. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên phổ thông … 19
5. Các hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu để theo dõi, quản lí học sinh của giáo viên chủ
nhiệm, cách đánh giá và xếp loại học sinh … 21
6. Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học sinh … 23
7. Cách ghi học bạ của học sinh … 29
III. NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM … 30
1. Đối với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm … 30
2. Đối với vai trò là một giáo viên bộ môn … 33
TỔNG KẾT 34
LỜI MỞ ĐẦU
Trường THCS – THPT Phan Châu Trinh là ngôi trường mang tên nhà yêu
nước kiên trung, bất khuất để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trường nằm trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ hơn một năm nữa em sẽ là một giáo viên thực sự. Sự nghiệp và tương lai
đó sẽ như thế nào nếu không có những người thầy, người cô tận tâm hướng dẫn?
Bên cạnh việc trang bị những kiến thức lý thuyết tại trường thì việc đi tìm hiểu thực
tế là điều vô cùng quý giá.
Tuy chỉ trong vòng một học kì tiếp xúc và làm việc tại trường nhưng những
sinh viên năm thứ ba như em đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm về công tác


chủ nhiệm cũng như công tác giảng dạy chuyên môn từ các thầy cô trong trường.
Lần đầu tiên làm quen với môi trường THPT với tư cách là một giáo sinh thực tập,
không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên em đã nhận được sự hướng
dẫn nhiệt tình, tận tâm từ phía các thầy cô, chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh
cho em ngày càng yêu nghề gắn bó với nghề hơn.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện để chúng em có được một thời gian thực tập, làm quen với công việc của
một người giáo viên sau này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường
THCS – THPT Phan Châu Trinh đã tiếp nhận đoàn thực tập chúng em đến thực tập
tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức những
buổi báo cáo về tình hình chung của trường; cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô
trong tổ bộ môn Lịch sử, đã giúp em tìm hiểu về tình hình cụ thể của khối lớp học
chúng em phụ trách. Từ đó đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài thu hoạch này.
2
Em cũng vô cùng cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Loan đã tận tình hướng dẫn
em trong công tác chủ nhiệm lớp. Dưới sự hướng dẫn của cô, em đã trang bị được
cho bản thân những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp của bản thân sau này.
Bài thu hoạch của em được tìm hiểu và viết nên từ những ngày thực tập tại đây với
không ít những lo lắng, bỡ ngỡ. Do thời gian tìm hiểu về trường cũng hạn chế nên
bài làm không khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ
phía quý thầy cô.
Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc
cũng như trong cuộc sống.
3
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
1. Mục đích tìm hiểu:
- Tìm hiểu tình hình giáo dục quận Bình Tân.
- Tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục của trường THCS – THPT Phan Châu Trinh.
- Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, cách đánh giá, cách
cho điểm và cách xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh.

2. Phương pháp tìm hiểu:
* Nghe báo cáo:
Thời gian: Sáng thứ 2, ngày 10/02/2014.
Địa điểm: Phòng Công đoàn, trường THCS – THPT Phan Châu Trinh.
Nội dung:
+ Thầy Hà Văn Vy – hiệu trưởng nhà trường báo cáo về tình hình thực tế
giáo dục của quận Bình Tân nói chung và trường THCS – THPT Phan Châu Trinh
nói riêng.

+ Thầy Nguyễn Sỹ Trung – phó hiệu trưởng nhà trường báo cáo về hoạt
động giáo dục và hoạt động giảng dạy ở trường trung học phổ thông.
* Nghiên cứu một số hồ sơ học sinh như: danh sách lớp, bảng điểm tổng kết học kỳ
I, sơ yếu lí lịch của học sinh
* Điều tra thực tế giáo dục:
4
- Thông qua việc tiếp xúc, trao đổi với các thầy cô, công nhân viên thuộc tất cả các
ban ngành của trường, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường
và cô Nguyễn Thị Hồng Loan.
*Tìm kiếm thông tin:
- Thông qua các trang web của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh
- Trang web của quận Bình Tân.
- Trang web của phòng giáo dục – đào tạo quận Bình Tân.
- Trang web của trường THCS – THPT Phan Châu Trinh.
- Thư viện trường THCS – THPT Phan Châu Trinh.
- Những văn bản qui định học sinh phổ thông (trích điều lệ trường THPT của bộ
giáo dục và đào tạo, số 7/2007/QĐBGD&ĐT ngày 02/04/2007).
- Qui định về khen thưởng, kỉ luật học sinh (trích điều 42 quyết định số
7/2007/QĐBGD&ĐT ngày 02/04/2007).
- Xếp loại học sinh phổ thông.
- Quy định về việc thực hiện nội qui và xử lí vi phạm (nội qui trường THCS –

THPT Phan Châu Trinh).
II. KẾT QUẢ TÌM HIỂU
1. Tình hình giáo dục tại quận Bình Tân
1.1. Giới thiệu về quận Bình Tân
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị
định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc, xã Bình
Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây.
5

Trong những năm gần đây tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu
như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế-xã hội của quận phát
triển nhanh theo hướng đô thị. Phía Bắc: giáp Quận 12, huyện Hóc Môn. Phía
Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh). Phía Đông:
Giáp quận Tân Bình, Quận 6, Quận 8. Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B,
Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).
Dân số quận Bình Tân trung bình năm 2003 là 265.411 người, trong đó nữ
chiếm 52,55% nam chiếm 47,45%. Do tác động của quá trình đô thị hoá, dân số
quận Bình Tân Tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân
năm giai đoạn 1999-2003 là 16,17%.
Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độ dân cư
đông nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường Tân Tạo
1.592 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các
phường có tốc độ đô thị hoá nhanh như: An Lạc A, Bình Hưng Hoà A, Bình Trị
Đông.
Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ
yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%,
còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước
ngoài… . Tôn giáo có phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo,
Hồi Giáo… trong đó phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo.
6

1.2. Các cơ sở giáo dục của quận Bình Tân:
1.2.1. Phòng giáo dục – đào tạo quận Bình Tân:
- Phó Trưởng Phòng: Ông Phan Thành Lập
- Phó Trưởng Phòng: Bà Cao Thanh Tuyền
- Phó Trưởng Phòng: Bà Nguyễn Đặng An Long
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân được thành lập theo Quyết định số
03/2013/QĐ-UBND kèm theo Quyết định 07/2009/QĐ của Uỷ bạn nhân dân quận
Bình Tân.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân quận Bình Tân.
* Trực thuộc Phòng Giáo Dục – Đào Tạo:
+ Mầm non:
Công lập: 43
Ngoài công lập: 45
+ Tiểu học: 21 cơ sở
+ THCS: 30 cơ sở
+ THPT: 6 cơ sở, gồm: Bình Hưng Hòa, Bình Tân, Nguyễn Hữu Cảnh, Vĩnh Lộc,
An Lạc và Hàm Nghi.
+ THCS – THPT: 3 cơ sở, gồm: Quốc Văn Sài Gòn, Ngôi Sao và Phân Châu Trinh.
7
+ GDTX: Trung tâm GDTX quận Bình Tân.
1.2.2. Hệ thống trường học trên địa bàn của phường Bình Trị Đông B
* Trên địa bàn phường, gồm có:
- Khối mầm non gồm 5 trường: Trường mầm non Trúc Xanh, Trường mầm non
Tuổi Thần Tiên, Trường mầm non An Lạc, Trường mầm non Nụ Cười, Trường
mầm non Hoa Mai.
- Khối tiểu học gồm 2 trường: Trường Tiểu học Bình Trị 2, Trường Tiểu học Ngôi
sao Nhỏ.
- Khối trung học cơ sở, trung học phổ thông: Trường THCS - THPT Phan Châu
Trinh.

* Chỉ tiêu về giáo dục
- Tất cả các trẻ em từ 5 tuổi trở lên được đi học lớp lá.
- Tất cả các trẻ em từ 6 tuổi trở lên được 100%.
- Tất cả học sinh phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTTHPT.
* Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác giáo dục trên địa bàn phường:
- Thuận lợi: Các trường có cơ sở hạ tầng tốt, tạo được mối liên hệ và sự phối hợp
giữa nhà trường, gia đình, UBND phường. Tất cả các trường đều đạt tiêu chuẩn
trường học an toàn.
- Khó khăn: Một số gia đình không phối hợp với địa phương, không cho con đi
học, một số trường còn khó khăn về cơ sở vật chất.
1.3. Tình hình chung:
Chất lượng giáo dục của các trường THPT và GDTX thuộc quận Bình Tân luôn
được các đơn vị quan tâm đầu tư và và đạt kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp
THPT, tỉ lệ của mỗi trường đều cao hơn bình quân chung của thành phố.
8
2. Tình hình, đặc điểm của nhà trường phổ thông
2.1. Tiểu sử Phan Châu Trinh:

Phan Châu Trinh tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh ngày
9.9.1872 tại làng Tây Lộc, xã Tam Phước nay là xã Tam Lộc, Tam Kỳ, Tỉnh Quảng
Nam. Cha là Phan Văn Bình - một nhân sĩ của phong trào Cần Vương.
Năm 28 tuổi, Phan Châu Trinh đỗ Cử nhân (1900), 29 tuổi đỗ Phó bảng (1901),
cùng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Nguyễn Ái Quốc). Năm
1902, Phan Châu Trinh được triều đình nhà Nguyên bổ nhiệm làm Thừa Biện (một
chức quan nhỏ) Bộ Lễ và đến năm 1904 cụ xin từ quan.
Phan Châu Trinh dành nhiều thời gian cho việc sáng tác văn thơ và kết giao
với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế… đọc “tân thư”, tiếp thu
tư tưởng cách mạng tư sản phương Tây, tìm hiểu cuộc duy tân ở Nhật Bản. Năm
1905, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu
cuộc vận động duy tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí,

hậu dân sinh.
Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuế nổ ra khắp Trung Kỳ, Phan Châu
Trinh bị thực dân Pháp bẳt giam và đày ra Côn Đảo. Được sự can thiệp của Hội
Nhân Quyền Pháp, năm 1911, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động.
Tại Pháp, Phan Châu Trinh viết “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí”, nói về cuộc
dân biến ở Trung Kỳ năm 1908; “Đông Dương chính trị luận”, phê phán chính sách
cai trị của Pháp ở Đông Dương. Năm 1912, cùng với Phan Văn Trường thành lập
“Hội đồng bào thân ái”. Năm 1920, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn
9
Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền hình thành nhóm “Ngũ Long”
(nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp).
Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, nhân dân Sài Gòn nhất là học sinh nồng
nhiệt chào đón cụ. Khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Pháp xử mức án “khổ
sai chung thân”, Phan Châu Trinh gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương đề nghị
ân xá cho Phan Bội Châu. Tháng 11-1925, Phan Châu Trinh diễn thuyết tại nhà Hội
thanh niên Sài Gòn về “Đạo đức luân lý Đông – Tây”; “Quân trị chủ nghĩa và dân
trị chủ nghĩa”.
Sau hai lần tù tội, 14 năm lao động vất vả nơi xứ người, Phan Châu Trinh gầy
yếu và bệnh nặng. Ngày 24-3-1926, lúc 21 giờ 30, cụ từ trần, hưởng thọ 54 tuổi.
Đám tang và Lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành cuộc vận động ái quốc rộng
lớn.
Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng điều đáng quý ở Phan Châu Trinh
là tinh thần yêu nước nồng nhiệt, ý chí đấu tranh bất khuất trước cường quyền và
gian khổ, quyết tâm đổi mới đất nước …
2.2. Quá trình hình thành và phát triển trường THCS – THPT Phan Châu
Trinh:

Trường THCS, THPT Phan Châu Trinh được thành lập theo quyết định số
4056/QĐ-UB-VX ngày 22/06/2000 của Chủ tịch UBND TP.HCM.
Trường tọa lạc tại khu dân cư hiện đại tại Số 12 đường số 23 Phường Bình Trị

Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM, là một ngôi trường thuộc loại lớn của TP.HCM
10
và cả nước với diện tích lên tới 10.000m2, trang thiết bị giảng dạy tiên tiến, cơ sở
khang trang, môi trường học tập xanh - sạch – đẹp.
Mười ba năm qua, kết quả học tập của học sinh, nhất là tỷ lệ đậu tốt nghiệp
THCS nhiều năm đạt 100% đậu tú tài tới 96,5%. Tỷ lệ đậu Đại học - Cao đẳng đạt
khá (xếp thứ 13 trên 113 các cơ sở có thí sinh thi Đại học trong thành phố). Trường
đã có hơn 2.000 học sinh tốt nghiệp các bậc học. Đó được xem là những thành quả
đánh dấu sự trưởng thành của một ngôi trường còn khá non trẻ trong sự nghiệp
“trồng người”, đánh dấu sự nỗ lực học tâp không ngừng vươn lên của học sinh, sự
ủng hộ của các bậc phụ huynh luôn sát cánh cùng nhà trường trong mọi hoạt động
giáo dục.
Năm học 2013, trường tuyển sinh từ lớp 6 đến lớp 12 trong phạm vi cả nước.
Học sinh khối 9 và khối 12 bắt đầu học từ tháng 7 và các khối khác từ tháng 8 hàng
năm.
Hội đồng Sư phạm của Trường luôn được sự ủng hộ sự quan tâm đầu tư cơ sở
vật chất kịp thời của HĐQT, của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành địa phương
cùng với sự chung vai giúp sức của Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhất định trường
THCS,THPT Phan Châu Trinh sẽ giữ vững và phát huy được những thành tích mà
thầy trò đã cùng dày công vun đắp, trở thành thương hiệu và mãi là niềm tự hào của
nhiều thế hệ học sinh.
Trường THCS – THPT Phan Châu Trinh là một trong những trường có truyền
thống dạy tốt - học tốt, có chất lượng cao của thành phố. Trong các kỳ thi học sinh
giỏi cấp thành phố, trong các kỳ thi tốt nghiệp đều đạt tỉ lệ tốt nghiệp trên bình
quân chung của thành phố, có nhiều năm đạt gần 100%; số lượng học sinh đậu đại
học mỗi năm đều cao và trường có điểm bình quân thi đại học.
11
2.4. Thống kê kết quả học tập của trường THCS – THPT Phan Châu Trinh:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2012 -2013
Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm

* Học lực:
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
Cấp THCS 35.8% 44.0% 17.9% 2.2% 0.0%
Cấp THPT 7.8% 36.8% 47.7% 7.3% 0.4%
Toàn trường 12.4% 38.0% 42.8% 6.4% 0.4%
* Hạnh kiểm: 100% đạt hạnh kiểm TB trở lên, không có HS phải rèn luyện thêm
hạnh kiểm trong hè.
Những thành tích nổi bật của trường:
- Trường THCS THPT Phan Châu Trinh nhiều năm đạt danh hiệu Trường tiên tiến
và tiên tiến xuất sắc cấp thành phố.
- Trường đã đạt Nhà trường văn hóa
- Được công nhận tập thể lao động tiên tiến năm 2012-2013.
- Tỉ lệ học sinh giỏi: 12,4%.
- Tỉ lệ học sinh tiên tiến: 38%.
- Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng: 42,8%.
- Tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở: 100%, trung học phổ thông phổ thông : 99.1%
đứng vào tốp đầu của thành phố.
- Học sinh đậu đại học, cao đẳng: khoảng 57,3% .
12
- Phong trào văn thể mĩ:
+ TDTT: Cấp quận: 2 giải.
Hội thi khéo tay kĩ thuật cấp Quận: 2 giải.
2.5 Đội ngũ giáo viên:
Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường là 90 người, trong đó:
Ban giám hiệu: 3 giáo viên.
Tổng số giáo viên là: 58 giáo viên.
Nhân viên: 29 nhân viên.
Bao gồm 10 tổ chuyên môn:
ST
T

Bộ môn Tổng số Tổ trưởng
1 Ngữ văn 7 Nguyễn Văn Hùng
2 Lịch sử 4 Lê Xuân Hoằng
3 Địa lý 2 Trần Thị Duyên
4 GDCD, Nhạc, Mỹ thuật 4 Đinh Thị Thanh Hương
5 Tiếng Anh 6 Lê Trí Dũng
6 Toán 7 Nguyễn Thị Loan
7 Vật lý 5 Phạm Ngọc Huệ
8 Hóa học 5 Phạm Thanh Tân
9 Sinh học 6 Lê Kim Nhung
10 Công nghệ 3 Phạm Thị Ánh Nguyệt
11 Tin học 3 Phan Lưu Quốc Nhựt
12 Thể dục, QP 6 Đinh Thị Hà Thanh
Tổng cộng 58

Số CB, GV đang học Cao học: 4.
13
2.6 Cơ sở vật chất:
* Tổng quát:
Diện tích khuôn viên: 10.000 m
2
. Các khối công trình xây dựng chính, bao
gồm: 1 dãy nhà hình chữ U có 3 tầng; 1 dãy nhà nội trú; tầng hầm để xe GV, CB, ,
NV và HS. khuôn viên trường có những hàng cây to, che bóng mát khắp sân.
* Khối phòng học:
Khối phòng Số lượng Diện tích
1. Phòng học theo chức năng
Phòng học văn hóa 48 56m
2
/phòng

Phòng thí nghiệm 3 56m
2
/phòng
Khoa chứa đồ dùng thí nghiệm 3 21m
2
/phòng
Phòng vi tính 3 56/m
2
phòng
Phòng nghe nhìn 2 112m
2
/phòng
Phòng học nghề (Nhiếp ảnh) 1 56
Phòng học tiếng Anh tăng cường 2 56m
2
/phòng
2. Khối phòng phục vụ học tập
Phòng thiết bị giáo dục 1 21
Phòng Đoàn - Hội 1 56
Thư viện 1 80
3. Khối phòng hành chính quản trị
Phòng Hiệu Trưởng 1 28
Phòng Phó Hiệu Trưởng 2 28m
2
/phòng
Phòng giáo viên 1 112
14
Văn phòng 1 28
Phòng y tế học đường 2 28m
2

/phòng
Kho 1 56
Phòng thường trực, bảo vệ 2
Khu nhà ăn, nhà nghỉ 2016
Khu đất làm sân chơi, sân tập 4292
Khu vệ sinh cho CB, GV, NV 53
Khu vệ sinh HS 616
Khu để xe HS 336
Khu để xe GV, NV 168
Tổng số máy tính:
- Dùng cho hệ thống văn phòng và quản lý: 19
- Số mý tính được kết nối internet: 19.
- Số máy phục vụ học tập: 123.
Số thiết bị nghe nhìn:
- Ti vi: 5.
- Đầu video: 1.
- Máy chiếu: 2.
Nhận xét: Cơ sở, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác giảng
dạy, học tập, nguyên cứu của HS và GV. Tuy nhiên cần trang bị thêm những dụng
cụ, thiết bị còn thiếu (do hỏng hóc hoặc chưa trang bị đầy đủ theo thông tư 01 của
Bộ GD & ĐT năm 2010 về danh mục các thiết bị phục vụ cho giảng dỵ các bộ
môn.
Trang bị thêm phòng học bộ môn đúng quy cách.
2.7 Số lượng học sinh:

15
Tổng số: 582 học sinh, trong đó:
Cấp III
Khối 10: 97 học sinh.
Khối 11: 188 học sinh.

Khối 12: 175 học sinh.
Cấp II
Khối 6: 18 học sinh
Khối 7: 20 học sinh
Khối 8: 36 học sinh
Khối 9: 49 học sinh
2.8 Số lớp:

Tổng số: 19 lớp, trong đó:
Cấp III
Khối 10: 3 lớp
Khối 11: 5 lớp
Khối 12: 6 lớp
Cấp II
Khối 6: có 1 lớp
Khối 7: có 1 lớp
Khối 8: có 1 lớp
Khối 9: có 2 lớp
16
3. Cơ cấu tổ chức trường học:
3.1 Sơ đồ tổ chức trường THCS – THPT Phan Châu Trinh:
17
Hiệu trưởng
Phó Hiệu Trưởng chuyên môn
Phó Hiệu trưởng HC & CSVC
Giảng dạy
Giáo dục
Tổ chuyên môn
Nhóm trưởng chuyên môn
Giám thị, Đoàn

Khối trưởng chủ nhiệm
Giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm
Hội đồng sư phạm
3.2 Tổ chức về nhân sự:
* Về Đảng: chi bộ Đảng gồm 14 Đảng viên.
- Bí thư chi bộ: thầy Hà Văn Vy.
- Phó bí thư chi bộ: thầy Nguyễn Sỹ Trung.
* Về công Đoàn:
- Chủ tịch công Đoàn: cô Đỗ Thị Phú Vy.
* Về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Trợ lý thanh niên: thầy Lê Xuân Hoằng.
- Ban chấp hành Đoàn trường gồm Đoàn viên (là học sinh của trường):
+ Bí thư Đoàn trường: em Ngô Tấn Đạt
+ Phó bí thư Đoàn trường: em Phạm Thị Ý Như
+ Ủy viên ban chấp hành Đoàn trường:
em Đinh Hữu Nhân
em Nguyễn Thị Cẩm Ly
em Nguyễn An Duy
em Nguyễn Thanh Tân
em Nguyễn Thị Ngọc Trinh
* Về tổ chức hành chính:
- Ban giám hiệu: quản lý, tổ chức, kiểm tra hoạt động của thầy cô, học sinh trong
công tác giáo dục và giảng dạy, bao gồm:
+ Thầy Hà Văn Vy – hiệu trưởng nhà trường.
+ Thầy Nguyễn Sỹ Trung – phó hiệu trưởng chuyên môn nhà trường.
- Tổ hành chính: gồm 17 thầy cô, tổ trưởng.
18
4. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên phổ thông
* Chức năng

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công
tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh
niên, cố vấn Đoàn)
* Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:
Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực
hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ,
lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ
chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng
cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm
tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh,
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và
lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Giáo viên chủ nhiệm, có những nhiệm vụ sau đây:
Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt và có biện pháp giáo dục
sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
19
Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ
môn, Đoàn,các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục
học sinh của lớp chủ nhiệm.
Nhận xét, đánh giá, xếp lọai học sinh cuối kỳ, cuối năm, khen thưởng và kỷ luật
học sinh, đề nghị học sinh được lên lớp thẳng, học sinh phải thi lại, hoàn chỉnh việc
ghi sổ điểm và học bạ.

Báo cáo thường kỳ hay đột xuất tình hình lớp với Hiệu trưởng.
* Quyền của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông cũng là giáo viên bộ môn, phụ
trách một môn học. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cũng có những quyền hạn như
giáo viên bộ môn:
Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;
Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo
dục khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng
Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
* Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy trên ở trên, còn có những quyền sau
đây:
Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải
quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
20
Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày;
Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
5. Các hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu để theo dõi, quản lí học sinh của giáo viên chủ
nhiệm, cách đánh giá và xếp loại học sinh
* Phiếu liên lạc:
Dùng để liên lạc phụ huynh học sinh và nhà trường, thông báo định kì hàng tháng
cho phụ huynh học sinh biết về tình hình học tập và rèn luyện của các em.
Phiếu liên lạc gồm những nội dung sau:

Sơ yếu lý lịch của học sinh
Nội quy học sinh
Cách thức xếp loại và đánh giá học lực của học sinh
Phiếu xin phép nghĩ học (do cha mẹ học sinh trực tiếp ghi).
Phiếu theo dõi đi trễ của học sinh (do giám thị ghi).
Phiếu theo dõi về sớm của học sinh (do giám thị ghi)
Kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh giữa học kỳ I, học kỳ I, giữa học kỳ II,
học kỳ II và cả năm.
Phần liên lạc giữa nhà trường và gia đình
Danh sách các giáo viên bộ môn của hai học kỳ.
Thời khoá biểu của lớp.
* Sổ học bạ:
Ghi tóm lược tiểu sử và những kết quả học tập, kỷ luật và phong trào mà học sinh
đã đạt được qua các năm học trong nhà trường, nhận xét của giáo viên chủ nhiệm.
Đây là hồ sơ vô cùng quan trọng để sau này các em học lên cao hoặc đi làm.
21
* Khai sinh, lý lịch
* Sổ chủ nhiệm:
Gồm lý lịch, tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện, điều kiện, hoàn cảnh gia đình và
một số trừong hợp đặc biệt để giáo viên chủ nhiệm theo dõi học sinh.
* Sổ điểm, sổ đầu bài
Theo dõi chung tình hình của lớp về các mặt học tập nề nếp của lớp.
* Sổ sinh hoạt
Mỗi học sinh đều có sổ sinh hoạt để liên lạc giữa phụ huynh học sinh và nhà
trường hàng ngày.
* Bằng tốt nghiệp THCS
* Sổ eschool
Phải ghi chép đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định đã ghi trong sổ.
Điểm kiểm tra hằng ngày, kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên phải do giáo viên bộ môn
đó hoặc cán bộ, giáo viên khác (do hiệu trưởng phân công) ghi vào sổ mới có giá

trị pháp lý, nhất định không để cho học sinh ghi thay giáo viên.
Hổ trợ thêm cho sổ đầu bài trong công tác quản lý học sinh.
* Bảng kiểm điểm cho học sinh (nếu có)
Giáo viên chủ nhiệm cần lưu giữ những bảng kiểm điểm của học sinh (nếu có) để
khi cần làm bằng chứng trước hội đồng kỷ luật học sinh.
* Nhật kí chủ nhiệm
22
Giáo viên chủ nhiệm ghi chép chi tiết diễn biến của lớp chủ nhiệm về mặt học
tập, đạo đức, vệ sinh, trật tự, phong trào… để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 12, nên có thêm sổ ghi chép các thông tin thi tốt
nghiệp và các thông tin về tuyển sinh đại học, cao đẳng để cập nhật thông tin thi cử
kịp thời cho học sinh, định hướng cho học sinh chọn ngành học và nghề nghiệp sau
này, có những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc cho học sinh.
6. Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học sinh.
6.1. Hạnh kiểm
Theo điều 4 của nghị quyết số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ
Giáo Dục – Đào tạo, hạnh kiểm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên các chuẩn
mực sau:
Quan hệ chuẩn mực đạo đức với thầy cô, cán bộ, công nhân viên nhà trường, ý
thức xây dựng tập thể.
Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.
Thực hiện nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên.
Chấp hành nội quy nhà trường, pháp luật nhà nước, các quy định về trật tự xã hội,
an toàn giao thông.
Rèn luyện thân thể, giử gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Tham gia các hoạt động tập thể của Đoàn, Đội.
Nhà trường quy định mỗi em học sinh sẽ có thang điểm hạnh kiểm chia thành 5
loại: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu kém – Kém.
Loại tốt: học tập tốt, tích cực, trung thực , tiến bộ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, tham
gia đầy đủ, tích cực trong các phong trào của trường lớp, có cuộc sống lành mạnh,

có văn hoá mọi lúc mọi nơi.
23
Loại khá: là những học sinh có mắc những khuyết điểm nhỏ nhưng khi nhắc nhở
thì biết sửa chữa và không tái phạm.
Loại trung bình: có ý thức, thực hiện nhiệm vụ, có tiến bộ nhưng còn chậm,
không đều. Mắc một số khuyết điểm ít nghiêm trọng, khi nhắc nhở biết sửa chữa
nhưng còn chậm.
Loại yếu: có những biểu hiện như vô lễ, quá lười học, trốn các phong trào, đánh
nhau, gian lận trong thi cử,… và không có tiến bộ.
Loại kém: Học sinh có những biểu hiện sai trái rất nghiêm trọng và bị kỷ luật ở
mức độ đuổi học 1 năm.
6.2. Học lực
6.2.1. Cách thức đánh giá và cho điểm.
Chế độ kiểm tra, cho điểm:
Giáo viên có trách nhiệm tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc việc kiểm tra, bảo đảm đủ
số lần quy định.
Trong mỗi học kỳ, mỗi học sinh được kiểm tra ít nhất:
Các môn học có từ 2 tiết / tuần trở xuống: 4 lần.
Các môn học có từ 2.5 đến 3 tiết/ tuần: 6 lần
Các môn học có từ 4 tiết/ tuần trở lên: 7 lần.
Các loại kiểm tra: số lần kiểm tra theo quy định trên bao gồm:
24
Kiểm tra miệng, kiểm tra 15’ (hệ số 1)
Kiểm tra viết 1 tiết trở lên theo phân phối chương trình (hệ số 2)
Kiểm tra cuối học kỳ.
(Trích TT29/TT Bộ GD- ĐT)
Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm
học.
Ban khoa học tự nhiên (KHTN):
Hệ số 2: các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Hệ số 1: Các môn còn lại.
Ban khoa học xã hội và nhân văn ( KHXH - NV).
Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ thứ 1.
Hệ số 1: các môn còn lại.
Ban cơ bản:
Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:
Nếu học 2 hoặc 3 môn nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc theo sách
giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng cao của
môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó.
Nếu chỉ học một môn nâng cao là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn còn
lại trong 2 môn Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn còn lại trong 2 môn
Toán, Ngữ văn; nếu học một môn nâng cao mà môn đó không phải là Toán hoặc
Ngữ văn thì tính thêm cho một hoặc hai môn Toán, Ngữ văn.
Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho hai môn Toán và Ngữ văn.
Hệ số 1: Các môn còn lại.
25

×