Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC - THỰC TẬP SƯ PHẠM 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.95 KB, 16 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Cơ sở TT Trường THPT Dương Tự Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
Thực tập sư phạm 1

Họ và tên sinh viên: Vũ Viết Tiệp Chương trình ĐT: Sư phạm Toán học
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyết Hồng Lớp: 11A5
A. Phương pháp tìm hiểu
1. Nghe báo cáo của nhà trường về đặc điểm, tình hình trường THPT Dương Tự Minh,
quá trình hình thành và phát triển của trường, ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên,
công nhân viên chức,… và báo cáo của Đoàn trường THPT Dương Tự Minh
Số lượng: 2
2. Nghiên cứu hồ sơ học sinh: Sổ điểm, sơ yếu lí lịch, sổ đầu bài và các loại sổ theo dõi
học sinh.
3. Điều tra thực tế: Thông qua các hình thức như thăm hỏi, trò chuyện, qua phiếu điều
tra,…
4. Thăm gia đình học sinh: học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó,…
B. Kết quả tìm hiểu
1. Tình hình giáo dục
Trường THPT Dương Tự Minh nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, địa phương tạo điều
kiện thuận lợi kết hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh và phối hợp chặt chẽ với nhà
trường trong công tác quản lí học sinh.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường THPT Dương Tự Minh thành lập ngày 24 tháng 02 năm 1972 với tên gọi:


Trường phổ thông công nghiệp cấp 3 thành phố
.
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ở vào
thời kỳ cam go ác liệt nhất. Miền Bắc XHCN vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, việc duy
trì học tập, đào tạo các thế hệ cho mai sau là nhiệm vụ của ngành GD và toàn xã hội. Để đáp
ứng yêu cầu học tập cho con em nhân dân các dân tộc, con em đội ngũ giai cấp công nhân
của các nhà máy Trung ương, địa phương đóng trên khu bắc thành phố Thái Nguyên, Thành
ủy, UBND thành phố Thái Nguyên đã có chủ trương xin lập trường cấp 3 khu bắc thành phố.
2

Ngày 24/2/1972 lễ công bố Quyết định số: 102/TC-UB của UBND tỉnh Bắc Thái về việc
thành lập "Trường PT Công nghiệp cấp III thành phố", dưới sự lãnh đạo của UBND thành
phố và cũng chính là ngày khai giảng khóa học đầu tiên gồm 87 học sinh.
Ngày đầu thành lập CSVC nhà trường còn nhiều thiếu thốn, ngôi trường là những nhà
mái lá đơn sơ, xây dựng trên khu "Đồi 1000 lịch sử". Đồi 1000 thuộc phường Quán triều
thành phố Thái Nguyên là trận địa pháo cao xạ 100m đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 1000 khi
chúng xâm phạm, bắn phá thành phố công nghiệp Thái Nguyên. Từ cuối năm 1972 Mỹ thất
bại trong chiến tranh phá hoại, ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, việc vừa học tập, vừa sản
xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, ngoài việc học tập các
môn văn hóa, HS còn tham gia lao động sản xuất. Từ việc sàng than nhặt cốc, đóng gạch
nung vôi tự tay xây trường, rồi học nghề may, rèn, hàn, nguội, đúc, mộc, đến đan lát, thêu
thùa, gốm, sứ Sản phẩm của HS nhà trường phục vụ cho các em học sinh từ đu quay, cầu
bập bênh, đến bàn ghế, giường, tủ, đã một thời có mặt tại hầu hết các trường mần non,
tiểu học của thành phố Thái Nguyên và một số huyện trong tỉnh.
Trường đã trở thành trường đầu tiên của tỉnh Bắc Thái tham gia vào hệ thống các trường
Vừa học Vừa làm trong cả nước.
Từ năm 1986 cả nước tiến hành công cuộc đổi mới, để phát huy tốt hơn nữa nhiệm vụ
của nhà trường năm 1987 trường được chuyển về địa điểm mới, tiếp thu cơ sở của trường
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân thuộc phường Quang Vinh TP Thái Nguyên trên một diện tích
4500m

2
với 2 dãy nhà cấp 4, 6 phòng học cũ, thầy và trò lại tiếp tục xây trường, dựng lớp.
Từ năm học 1992 - 1993 là trường đầu tiên của tỉnh Bắc Thái và là một trong 15 trường
của cả nước thực hiện thí điểm phân ban. Lớp học sinh này đã làm nên thành công tại sân
chơi "7 sắc cầu vồng" do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT và VTV3 đài Truyền
hình Việt Nam tổ chức. Đạt giải nhất các trường THPT tỉnh Thái Nguyên đi thi đấu khu
vực. 5 năm thực hiện chương trình thí điểm chuyên ban nhà trường đã đúc kết nhiều kinh
nghiệm quý báu với Bộ GD - ĐT.
Để chuẩn bị cho kỷ niệm cho 25 năm kỷ niệm thành lập trường và có tên gọi phù hợp
Chi bộ Đảng, BGH nhà trường đó đề nghị với Sở GD- ĐT, UBND tỉnh Bắc Thái xin đổi tên
trường .
Ngày 30/1/1997 UBND tỉnh Thái Nguyên có QĐ số 62/QĐ-UB đổi tên trường phổ
thông Công Nghiệp thành trường PTTH Dương Tự Minh. Từ đó trường được vinh dự
mang tên người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh đoàn thể và ngành GD- ĐT Thái Nguyên
quan tâm cho phép trường lập dự án khả thi mở rộng và xây dựng công trình trường THPT
Dương Tự Minh.
3

Phấn khởi trước những thành tích đã đạt được, vinh dự được mang tên người anh hùng
dân tộc Dương Tự Minh; thầy và trò nhà trường đã thi đua Dạy tốt- học tốt, phấn đấu đạt
nhiều thành tích trong giáo dục toàn diện. Được các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Ngày 24/12/1999 UBND tỉnh Thái Nguyên đã có QĐ số: 4215/QĐ-UB phê duyệt dự
án mở rộng và xây dựng công trình trường THPT Dương Tự Minh. Dự án đó được thực
thi hoàn thành vào năm 2003. Từ đó một ngôi trường khang trang, hiện đại đã hoàn thành
trên diện tích 10.000 m
2
tại phường Quang Vinh thành phố Thái Nguyên đủ điều kiện để
thầy và trò thực hiện tốt nhiệm vụ các năm học.
Trải qua 40 năm phấn đấu và trưởng thành thầy và trò trường THPT Dương Tự Minh
luôn quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học. Chất lượng giáo dục toàn

diện, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng ngày càng cao
- Trường luôn là đơn vị đi đầu trong việc thí điểm thực hiện các hình thức giáo dục mớỉ
cấp THPT như: Phổ thông công nghiệp, Vừa học vừa làm; Thí điểm chuyên ban
- Trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, đã được Chủ tịch
nước tặng Huân chương LĐ hạng ba (năm 1983), Bộ GD tặng cờ thưởng luân lưu, được
UBND Tỉnh, Sở GD- ĐT Thái Nguyên tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
- 7 năm học gần đây: Từ năm học 2003- 2004 đến năm học 2009- 2010 đạt danh
hiệuTập thể Lao động xuất sắc được Bộ GD- ĐT tặng 3 bằng khen; UBND Tỉnh tặng 02
Bằng khen, Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm 2008, được Chủ tịch nước tặng Huân
chương lao động hạng ba năm 2009.
- Các đoàn thể: Chi bộ Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên nhà trường luôn đạt danh
hiệu vững mạnh xuất sắc được các cấp khen thưởng.
* Đội ngũ giáo viên:
Hình thức
tuyển dụng
Trình độ đào tạo
STT Nội dung
Tổng
số
Biên
chế
Hợp
đồng
ThS ĐH TCCN
Dưới
TCCN

Tổng số
GV,CBQL,
nhân viên

57 56 01 12 40 03 01
I Giáo viên
49 49 0 12 37 0 0

Trong đó số GV
dạy môn

4

1 Toán 8 8 4 4
2 Vật Lý 4 4 4
3 Hoá học 4 4 4
4 Sinh học 3 3 1 2
5 Công nghệ 3 3 3
6 Tin học 3 3 3
7 Ngữ Văn 7 7 5 2
8 Lịch Sử 3 3 3
9 Địa Lý 3 3 3
10 GDCD 2 2 2
11 TD 3 3 3
12 QPAN 2 2 2
13 Tiếng anh 5 5 2 3
II Cán bộ quản lý 3 3 3
1 Hiệu trưởng 1 1 1
2 Phó Hiệu trưởng 2 2 2
III Nhân viên
5 4 1 1 3 1
1 Văn thư, Thủ quỹ 1 1 1
2 Kế toán 1 1 1
3 Y tế 1 1 1

4 Thư viện 1 1 1
5 Bảo vệ 1 1 1

Tỷ lệ trình độ đạt chuẩn: 100%
Có 28 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Thạc sĩ 12/49 đồng chí (có 4 đ/c chuẩn bị bảo vệ, 3
đ/c đang học thạc sĩ)



5

* Cơ sở vật chất:
STT Nội dung Số lượng Bình quân
I Số phòng học
26 Số m
2
/học sinh
II Loại phòng học
-
1 Phòng học kiên cố 23 -
2 Phòng học bán kiên cố 0 -
3 Phòng học tạm 0 -
4 Phòng học nhờ 0 -
5 Số phòng học bộ môn 3 -
6
Số phòng học đa chức năng (có phương tiện nghe
nhìn)
0 -
7 Bình quân lớp/phòng học 21/21 -
8 Bình quân học sinh/lớp 39,0 -

III Số điểm trường
1 -
IV
Tổng số diện tích đất (m
2
) 9.920,30 10,25
V
Tổng diện tích sân chơi, bãi tập (m
2
) 5.325,0 5,50
VI Tổng diện tích các phòng
3.858,00 3,98
1 Diện tích phòng học (m
2
) 1.982,0 2,05
2 Diện tích phòng học bộ môn (m
2
) 216,0 0,22
3 Diện tích phòng chuẩn bị (m
2
) 36,0
3 Diện tích thư viện (m
2
) 63,0
4
Diện tích nhà tập đa năng
(Phòng giáo dục rèn luyện thể chất) (m
2
)
500,0 0,51

5
Diện tích phòng khác (Nhà hiệu bộ, phòng họp,
phòng truyền thống,Nhà để xe HS+GV, nhà vệ
sinh HS, Nhà trực BV) (m
2
)
1.124,0


VII
Tổng số thiết bị dạy học tối thiểu
(Đơn vị tính: bộ)
Số bộ/lớp
1 Khối lớp10
4

6

2 Khối lớp 11
4

3 Khối lớp 12
4

4 Khu vườn sinh vật, vườn địa lí (diện tích/thiết bị)
737m
2
-
VIII
Tổng số máy vi tính đang sử dụng

phục vụ học tập (Đơn vị tính: bộ)
50
Số học sinh/bộ
02/bộ
IX Tổng số thiết bị đang sử dụng
Số thiết bị/lớp
1 Ti vi 4 0,2
2 Cát xét 5 0,23
3 Đầu Video/đầu đĩa 4 0,2
4 Máy chiếu OverHead/projector/vật thể 9 + 3 =12 0,41
5 Thiết bị khác… 0

* Số lượng học sinh:
Những năm đầu thành lập chỉ có 6 - 9 lớp cả 3 khối.
Hiện nay, trường có 820 học sinh chia thành 21 lớp trong đó:
+ Khối 10: 7 lớp
+ Khối 11: 7 lớp
+ Khối 12: 7 lớp
* Kết quả học tập của học sinh năm học 2011 - 2012:
Chia ra theo khối lớp
STT Nội dung
Tổng
số
K10 K11 K12
I Số học sinh chia theo hạnh kiểm 813 245 312 256
1
Tốt
(Tỷ lệ % so với tổng số)
430
52,89

115
46,94
161
51,6
154
60,16
2
Khá
( Tỷ lệ % so với tổng số)
273
33,58
94
38,4
93
29,8
86
33,59
3
Trung bình
( Tỷ lệ % so với tổng số)
102
12,55
33
13,5
53
17,0
16
6,25
4
Yếu

( Tỷ lệ % so với tổng số)
09
1,11
03
1,22
06
1,92
0
7

II Số học sinh chia theo học lực 813 245 312 256
1
Giỏi
( Tỷ lệ % so với tổng số)
30
3,69
08
3,27
13
4,17
09
3,52
2
Khá
( Tỷ lệ % so với tổng số)
227
27,92
58
23,7
91

29,2
78
30,47
3
Trung bình
( Tỷ lệ so với tổng số)
447
54,98
150
61,22
164
52,56
133
51,95
4
Yếu
( Tỷ lệ% so với tổng số)
105
12,92
26
10,61
43
13,78
36
14,06
5
Kém
( Tỷ lệ so với tổng số)
04
0,49

03
1,22
01
0,32
0
III Tổng hợp kết quả cuối năm

1
Lên lớp
( Tỷ lệ % so với tổng số)
803
98,76
239
97,55
307
98,4
255
99,6
a.
Học sinh giỏi
( Tỷ lệ % so với tổng số)
30
3,69
08
3,27
13
54,17
09
3,52
b.

Học sinh Tiên tiến
( Tỷ lệ % so với tổng số)
226
23,67
58
28,85
90
28,80
78
30,47
2
Thi lại
( Tỷ lệ % so với tổng số)
64
11,49
25
10,2
29
9,29
0
3
Lưu ban
( Tỷ lệ % so với tổng số)
09
1,62
04
1,63
05
1,61
0

4
Chuyển trường đến/đi
( Tỷ lệ so % với tổng số)
7/26
26,9%
2/16
12,5
%
2/4
50.0%
3/8
37,5%
5
Bị đuổi học
( Tỷ lệ % so với tổng số)
0 0 0 0
6
Bỏ học
( Tỷ lệ % so với tổng số)
07
0,86
4
1,6
02
0,64
01
0,39
IV Số HS đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi

1 Cấp tỉnh, thành phố 88 24 35 29

8

2. Quốc gia , khu vực,một số nước quốc tế 0
V Số học sinh dự thi tốt nghiệp
256 256
VI Số học sinh được công nhận tốt nghiệp
255 255
1
Giỏi
(Tỷ lệ % so với tổng số)
01
0,39

01
0,39
2
Khá
( Tỷ lệ % so với tổng số)
08
3,14

08
3,14
3
Trung bình
( Tỷ lệ % so với tổng số)
246
96,07

246

96,07
VII
Số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng
công lập
(Tỷ lệ % so với tổng số)
185
72,5%

185
72,5%
VIII
Số học sinh thi đỗ đại học, cao
đẳng ngoài công lập
(Tỷ lệ % so với tổng số)

IX Số học sinh nam / số học sinh nữ
487/326

154/9
1
192/13
4
147/10
9
X Số học sinh dân tộc thiểu số
144 48 51 45

3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường:
* Ban giám hiệu:
Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Hợp - Phụ trách chung

Hiệu phó: Cô Vương Thị Thu Hương - Phụ trách chuyên môn
Hiệu phó: Cô Nguyễn Thị Chất - Phụ trách vật chất, thi đua
* Đoàn thể:
Chi ủy: Cô Nguyễn Thị Hợp - Bí thư
Chi bộ Đảng: Gồm 30 đồng chí
Ban chấp hành Công đoàn: Thầy Phạm Minh Tiến - Chủ tịch Công đoàn
Ban chấp hành Đoàn trường: Cô Hoàng Thị Đào - Bí thư đoàn
Gồm 22 chi đoàn: Trong đó 21 chi đoàn học sinh và 1 chi đoàn giáo viên
* Nhà trường gồm 5 tổ: 4 tổ chuyên môn, 1 tổ hành chính
1. Văn - Sử - Địa: Tổ trưởng là Cô Nguyễn Thị Tuyết Hồng
2. Hóa - Sinh - Công nghệ - Tin: Tổ trưởng là Cô Nguyễn Thúy Nga
9

3. Toán - Lý: Tổ trưởng là Cô Phan Thị Bích Nga
4. Ngoại Ngữ - GDCD - TCQP: Tổ trưởng là Cô Bùi Thị Thơm
5. Hành chính: Tổ trưởng là Thầy Nguyễn Hữu Ngọc
4. Nhiệm vụ của giáo viên
* Nhiệm vụ của giáo viên:
Trích Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương IV GIÁO VIÊN
Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của
nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt
động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao
chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm
tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh;
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm
việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học
và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có
những nhiệm vụ sau đây:
10

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương
pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều
kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên
quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình
chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen
thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại,
phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ
điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều
này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học
được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản
lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên
THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ
chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc
bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp
các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
* Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp:
1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp hiệu trưởng theo dõi việc kiếm tra cho
điểm theo quy định của Quy chế này.
2. Tính điểm trung bình các môn học từng học kỷ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa
điểm của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ.
3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập
danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học
sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện
về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học.
11

5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:
a) Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh
tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiếm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm
trong kỳ nghỉ hè;
c) Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn điện của học sinh.

6. Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học
sinh.
5. Các loại hồ sơ học sinh
- Học bạ của học sinh
- Giấy khai sinh
- Sơ yếu lí lịch trích ngay của học sinh
- Sổ điểm lớn của học sinh
6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh:
Trích Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương II
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm
1. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và
hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã
hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể
của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi
trường.
2. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), trung bình (viết
tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm
học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
12

a) Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường;
thương yêu và giúp đỡ che em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn,

được các bạn tin yêu;
b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị,
khiêm tốn;
c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập;
d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật
tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ
nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các
hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp
đỡ gia đình.
2. Loại khá: thực hiện được những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến
mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và các bạn
góp ý.
3. Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1
Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu sửa
chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện
quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên
nhà trường;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;
d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây rối
trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;
đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất độc hại; lưu
hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC

Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực
1. Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:
13

a) Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS, cấp
THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra;
2. Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung
bình (viết tắt: Tb), loại Yếu (viết tắt: Y), loại Kém (viết là: Kém).
Điều 9. Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả
năm học
1. Đối với THCS:
a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn;
b) Hệ số 1: các môn còn lại.
2. Đối với THPT:
a) Ban Khoa học tự nhiên (KHTN):
- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học;
- Hệ số 1: các môn còn lại.
b) Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV):
- Hệ số 2: các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ thứ nhất;
- Hệ số 1: các môn còn lại.
c) Ban Cơ bản:
- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:
Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao (học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc theo
sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng cao của
môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó;
Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là Toán hoặc Ngữ văn thì tính thêm cho môn còn lại
trong 2 môn Toán, Ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải là Toán hoặc
Ngữ văn thì tính thêm cho 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn;
Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn Toán và Ngữ văn.

- Hệ số 1: các môn còn lại.
3. Đối với học sinh THPT chuyên:
a) Hệ số 3: môn chuyên;
b) Hệ số 2: nếu học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn học nâng cao,
trừ môn chuyên; nếu học ban Cơ bản thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều
này, trừ môn chuyên;
c) Hệ số 1: các môn còn lại.
14

4. Đối với học sinh THPT kỹ thuật, điểm hệ số 2: các môn Toán, Kỹ thuật nghề; điểm hệ
số 1: các môn còn lại.
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên
thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên
thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên
thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5.
4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm
trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: các trường hợp còn lại.

6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5
Điều này, nhưng do ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị
xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống
loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K;
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải
xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống
loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải
xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
7. Các hoạt động giáo dục ttrong nhà trường
Các hoạt động chuyên môn nổi bật:
15

- Về đổi mới phương pháp dạy học: Đa số giáo viên đã nhận thức được nhu cầu đổi mới
phương pháp giảng dạy, có nhiều tiết dạy, tiết kiểm tra được tổ chức theo tinh thần đổi mới
về nội dung lẫn hình thức.
- Để tăng cường sử dụng CNTT trong giảng dạy, nhà trường đã quan tâm đầu tư trang
thiết bị như máy tính, Projector tại phòng học và các phòng thực hành để giáo viên thuận
tiện sử dụng khi dạy học, tập huấn và sử dụng các phần mềm có hiệu quả.
- Các hoạt động chuyên môn khác như thao giảng, dự giờ, các quy định chuyên môn
được giáo viên thực hiện nghiêm túc.
- Quan tâm đúng mức ôn tập cho học sinh khối 12 ngay từ đầu năm học có hiệu quả tốt.
Các hoạt động khác:
- Lao động, hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp được triển khai có chất lượng theo
các văn bản chỉ đạo của Sở và Bộ, cụ thể như tổ chức hướng nghiệp cho học sinh đáp ứng
từng nội dung cụ thể; tổ chức tư vấn kịp thời cho học sinh lớp 12 trước khi làm hồ sơ tuyển
sinh vào ĐH, CĐ,THCN. Tổ chức lao động xây dựng cảnh quan môi trường và vệ sinh
sân bãisạch sẽ.

- Các chuyên đề, ngoại khoá được các tổ CM triển khai tốt, hoạt động giáo dục NGLL
được chú trọng. Các nội dung giáo dục an toàn giao thông,giáo dục môi trường, phòng chống
ma tuý, tội phạm đều đã được triển khaicó hiệu quả thiết thực.
- Thông qua tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn đã tiến hành giáo dục truyền thống cách
mạng của địa phương, của đất nước cho học sinh vàhưởng ứng các kế hoạch, phong trào
của huyện. Cán bộ, giáo viên và họcsinh đã tham gia tốt công tác xã hội, các hoạt động nhân
đạo, từ thiện. Nhiều học sinh diện chính sách, hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn được
kịpthời quan tâm giúp đỡ. Không có học sinh nghỉ học do hoàn cảnh khó khăn.
- Triển khai thực hiện khá tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh ", các cuộc vận động lớn của ngành; riêng phong trào thi đua "Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực" được công nhận đơn vị thực hiện đạt kết quả tốt.

C. Các bài học rút ra từ thực tế.
- Về chuyên môn: Cần chuẩn bị kĩ giáo án trước khi tới lớp. Sau những buổi dự giờ rút ra
được kinh nghiệm giảng dạy.
Cách kết hợp giữa các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng lớp học (nâng cao, cơ
bản).
- Về chủ nhiệm: cần thường xuyên có mặt tại lớp, theo dõi sát sao học sinh để tìm hiều
tình hình lớp, theo dõi tình hình lớp qua sổ đầu bài, sổ nề nếp.
16

Thường xuyên giao lưu nói chuyện với học sinh để tìm hiểu tâm lí học sinh.
Thường xuyên theo dõi bản tin để nhắc nhở lớp tham gia các hoạt động của nhà trường.
Có sự liên hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và ban cán sự lớp để nắm rõ
tình hình lớp.
Quan sát chú ý đến một số em cá biệt trong lớp và một số học sinh có hoàn cảnh khó
khăn.

Thái Nguyên, Ngày 20 tháng 10 năm 2012
SINH VIÊN



Vũ Viết Tiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP GIÁO DỤC
















GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM



Nguyễn Thị Tuyết Hồng

×