Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Báo cáo thu hoạch thực tế giáo dục trường thcs mạch kiếm hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.62 KB, 22 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TIẾNG TRUNG
NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG TRUNG



BÁO CÁO
THU HOẠCH THỰC TẾ GIÁO DỤC
TRƯỜNG THCS MẠCH KIẾM HÙNG

Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Lý
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
MSSV: 4501704035
Khoa: Tiếng Trung
Lớp: K45.Trung.SP

NĂM HỌC 2021 – 2022


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng

BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP
I.

Kết quả tìm hiểu:
1. Tình hình giáo dục tại địa phương:
a) Kinh tế

Quận 5 là một quận thuộc khu vực trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch
sử hình thành và phát triển của vùng đất Quận 5 gắn liền với sự hình thành, phát triển


của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy
ban nhân dân Quận 5 được chính thức thành lập từ tháng 5 năm 1976. Trước năm
1975 tồn quận có 6 phường, năm 1976 chia thành 24 phường, đến năm 1986 chia lại
thành 15 phường cho đến nay.
Trên chặng hành trình 30 song hành cùng Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua
khó khăn, thách thức, vững vàng đi vào vận hội mới, Đảng bộ chính quyền và nhân
dân quận 5 đã đặt nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ, khơi dậy sức thi đua, sáng tạo của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương đưa quận 5 trở
thành một quận nằm trong top dẫn đầu thành phố về sản xuất kinh doanh, tăng trưởng
kinh tế. Thành tựu của chặng đường 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận
khóa VIII (2000 - 2005) là dấu ấn nổi bật nhất ghi nhận sự biến đổi tích cực tồn diện
của quận 5 góp phần vào thành tựu chung của Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình
cơng nghiệp hố hiện đại hóa.
Với Nghị quyết Đại hội Đảng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng "thương
mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp" đã đưa quận 5 từng bước định hình
dáng dấp một trung tâm thương mại dịch vụ lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, giúp
quận 5 đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Các thành
phần kinh tế chuyển biến tích cực và cùng tăng cấp phát triển. Từ năm 2000 đến năm
2005, tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ trên địa bàn quận bình quân mỗi năm đạt
trên 22,67%, doanh thu chiếm tỷ trọng 80% cơ cấu kinh tế toàn quận. Bên cạnh mạng
lưới chợ, trung tâm thương mại, nhiều loại hình kinh doanh được hình thành và phát
triển nhanh như dịch vụ tư vấn pháp lý, tài chính, ngân hàng, du lịch, dịch vụ khám
chữa bệnh… đã góp phần mang lại màu sắc đa dạng, sinh động cho đời sống kinh tế
quận 5.
b) Văn hóa – xã hội
Văn hóa xã hội tiến bộ, đời sống người dân quận 5 tiếp tục được cải thiện mọi
mặt, các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được mở rộng. Trung
tâm Y tế quận và mạng lưới y tế phường được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng
cấp trang thiết bị, bảo đảm công tác khám điều trị tại tuyến cơ sở. Đồng thời, có đủ
khả năng hỗ trợ điều trị cho các khu vực lân cận khác. Bên cạnh đó mạng lưới y tế tư

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
nhân với gần 900 phòng khám đã góp phần tích cực cho cơng tác chăm sóc sức khoẻ
nhân dân trong quận. Đặc biệt phát huy đặc thù của một vùng có thế mạnh về lĩnh vực
y học dân tộc truyền thống, quận 5 đã quy hoạch thành công một khu vực chuyên
doanh y học cổ truyền, làm điểm đến thu hút đông đảo khách tham quan vùng Chợ
Lớn - Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, hội khuyến học được thành lập và phát triển ở nhiều cơ sở kết hợp
với các quỹ học bổng Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Thọ
đã giúp cho hàng ngàn học sinh nghèo học giỏi được tiếp tục đến trường lớp và thành
đạt trong cuộc sống. Đến nay, quận 5 đã được cơng nhận hồn thành phổ cập tiểu học
và trung học cơ sở, có 10 phường được cơng nhận hồn thành phổ cập bậc trung học.
Mỗi năm có từ 98,1 đến 99,8% học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở.
Cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai
rộng khắp đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nếp nghĩ, nếp làm của người dân.
Tạo được sự đồng thuận của cộng đồng hướng về những mục tiêu chung tốt đẹp, nâng
cao tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn. Đồn kết
xây dựng khu phố, tổ dân phố tích cực đấu tranh ngăn ngừa, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Đến nay, quận 5 đã được cơng nhận hồn thành phổ cập tiểu học và trung học
cơ sở, có 10 phường được cơng nhận hoàn thành phổ cập bậc trung học. Mỗi năm có
từ 98,1 đến 99,8% học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở.
2. Đặc điểm tình hình giáo dục của nhà trường
a) Cơ cấu nhà trường – phân cơng cơng tác
- Hiệu trưởng: thầy Lê Phước Đạt
+ Bí thư chi bộ
- Phó hiệu trưởng: thầy Lê Hồng Kiểng
+ Phó bí thư chi bộ

- Phó hiệu trưởng: cơ Hồ Thị Lý
+ Ủy viên chi bộ
• Trường chia làm 6 tổ chun mơn và 1 tổ văn phịng:
+ Tổ trưởng tổ Văn: cô Nguyễn Thị Ngọc Thai
+ Tổ trưởng tổ Toán: thầy Vũ Văn Đức
+ Tổ trưởng tổ Ngoại Ngữ: cơ Nguyễn Thị Bích Ngọc
+ Tổ trưởng tổ Sử - Địa - Công dân: thầy Trương Công Hải
+ Tổ trưởng tổ Văn - Thể - Mỹ: thầy Lưu Huỳnh Phú
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
+ Tổ trưởng tổ Lý - Hóa - Sinh - Tin học: cơ Nguyễn Un Un
+ Tổ trưởng tổ Văn phòng: thầy Phan Thế Thắng
b) Các tổ chức trong nhà trường:
- Chi bộ Đảng gồm 13 Đảng viên cấp ủy bao gồm:
+ Bí thư chi bộ: thầy Lê Phước Đạt
+ Phó bí thư chi bộ: thầy Lê Hồng Kiểng
+ Ủy viên chi bộ: cơ Hồ Thị Lý
- Ban chấp hành cơng đồn gồm 81 cơng đồn viên:
+ Chủ tịch cơng đồn: cơ Tăng Thị Thu Sương
- Chi đồn:
+ Bí thư chi đồn: cơ Nguyễn Huỳnh Minh Hiếu
- Liên đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh:
+ Tổng phụ trách đội: thầy Nguyễn Ngọc Cát Huy
c) Đặc điểm nhà trường
Trường THCS Mạch Kiếm Hùng có diện tích 33046 m2, tọa lạc tại địa chỉ 712
Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại liên lạc: 38 555
254. Địa chỉ trang thông tin điện tử Email: Trang tin điện

tử : machkiemhung.vn
Trường được thành lập vào tháng 3 năm 1911. Lúc đầu mang tên Tuệ Thành,
sau đổi tên thành Việt Tú. Từ năm 1976, đổi tên thành Trường THCS Mạch Kiếm
Hùng. Trường xây dựng được các phòng chức năng như phòng Lab, Tin học, Thực
hành thí nghiệm... Các phịng học được trang bị đầy đủ đèn quạt, trồng cây xanh, đảm
bảo môi trường học tập.
Tỉ lệ học sinh dân tộc Hoa chiếm 43,86% trên tổng số học sinh.
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên hiện có: 81 cán bộ - giáo viên – nhân
viên (66 biên chế + hợp đồng Quận, 5 hợp đồng trường + 10 thỉnh giảng, nhân viên
thời vụ). Trong đó:
Ban giám hiệu: 03 người, 2 đạt trình độ Thạc sĩ.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
Giáo viên: 59 Giáo viên: trong đó 5 đạt trình độ thạc sĩ, chiếm 8,47%; 50 giáo
viên đạt trình độ cử nhân, chiếm 84,75%; 4 giáo viên đạt trình độ cao đẳng, chiếm
6,78%. Hiện 1 giáo viên đang theo học thạc sĩ; 2 GV đang học đại học.
Nhân viên: 8 người, trong đó: 3 đạt trình độ đại học, chiếm 37,5%.
d) Các hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Đôi bạn cùng tiến: giúp đỡ những bạn yếu, kém cùng tiến bộ.
- Gây quỹ giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt: rèn luyện tình thân ái, đỡ đần.
- Tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: giáo dục học sinh “Uống nước nhớ
nguồn”.
- Chào mừng ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3,: nhắc nhở học sinh về
cội nguồn của mình.
- Hoạt động mừng Đảng mừng Xuân.
- Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

- Chuyên đề “Phòng tránh HIV - AIDS” (29/11/2021).
- Tổ chức hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh khối 9, dạy nghề phổ thông cho
học sinh khối 8.
- Tổ chức hội thi “Kể chuyện về Bác”.
e) Thành tựu của trường
Liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cấp thành phố từ trước đến
nay. Năm 2013 - 2014 trường được nhận bằng khen của UBND TPHCM vì đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong đợt tổng kết vừa qua nhà trường đã đạt được thành tích hồn thành xuất
sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục 2013 - 2014 và 2014 – 2015. Trường THCS Mạch Kiếm
Hùng dẫn đầu phong trào thi đua cụm THCS được vinh dự nhận “Cờ thi đua Xuất
Sắc”.
- Chi bộ đạt “Trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền.
- Cơng đồn đạt “Cơng đồn xuất sắc” nhiều năm liền.
- Liên đội đạt “Liên đội xuất sắc” nhiều năm liền.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
- Năm học 2013 - 2014, trường có HS giỏi cấp thành phố mơn Vật lý, Mỹ thuật và
Công nghệ; giáo viên đạt GV giỏi cấp thành phố mơn Địa lý, đồng thời đạt giải khuyến
khích của BGD về giảng dạy chủ đề thích hợp.
- Năm học 2014 - 2015, trường có HS nằm trong đội dự tuyển dự thi thành phố
môn Ngữ văn, Vật lý, Địa lý, Trung văn.
- Năm học 2015 - 2016, trường có 24 học sinh đạt HS giỏi cấp quận và 17 học
sinh nằm trong đội tuyển dự thi thành phố các mơn Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử,
Trung văn.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 và học sinh giỏi Olympic khối 6-7-8.

- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi:
+ Trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: kết quả có 47/60 giáo viên được
cơng nhận “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường và có 22/36 giáo viên được cơng nhận là
“giáo viên chủ nhiệm giỏi” cấp trường năm học 2020 - 2021.
+ Trong hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Quận: trường có 17 giáo viên dạy được
cơng nhận là “Giáo viên dạy giỏi cấp quận” năm học 2020-2021, trong đó đạt 1 giải
nhất, 2 giải nhì, 4 giải 3 và 6 giải khuyến khích.
- Kỳ thi học sinh giỏi cấp quận năm học 2021 - 2022: 35 học sinh được công nhận
là học sinh giỏi cấp quận, 24 học sinh được chọn dự thi cấp thành phố.
- Trong phong trào Thể dục thể thao trường cũng đạt nhiều giải: Cấp quận: 4
HCV, 18 HCB, 19.5 HCĐ. Thành Phố: 3 HCV, 1 HCB, 6 HCĐ.
- Trong hội thi “Khéo tay kỹ thuật” do quận tổ chức lồng ghép vào hội “ Học sinh
giỏi công nghệ”, 01 HS đạt giải cấp quận hội thi Khéo tay kĩ thuật.
- Hội thi Nét vẽ xanh cấp Thành phố: đạt giải tập thể (khuyến khích).
f) Nhiệm vụ năm học mới
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi
đua các ngành bằng việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng đơn vị,
gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống của CBQL, giáo viên và học sinh tại mỗi đơn vị.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý theo hướng
tăng cường phân phối quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực
hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao chất lượng quản trị của nhà trường
của đội ngũ cán bộ quản lý.
Tạo điều kiện để các đơn vị chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương

trình xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông
qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích
hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của học sinh.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức,
kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức thực tập, chú
trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học. Đổi mới nội dung
dạy và học môn Tin học theo hướng hiện đại, thiết thực và có định hướng trên nền mã
nguồn mở. Triển khai chương trình Tin học ứng dụng theo mơ đun kiến thức. Quy
định chuẩn kiến thức về CNTT đối với giáo viên, sinh viên và học sinh.
Tiếp tục tăng cường đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ
lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo
dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp
luật. Tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học,
phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.
Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, KTĐG kết quả học tập và rèn
luyện của HS, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá
trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của GV với tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau của HS; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình
và XH; đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn.
Đẩy nhanh tiến bộ xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục triển
khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho
học sinh.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục THCS, duy trì kết quả phổ cập bậc trung học, giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học.
Triển khai các dự án, đề án về đổi mới PPDH, KTĐG; hướng dẫn và thu hút
nhiều HS nghiên cứu, sáng tạo khoa học-công nghệ; mở rộng diện học sinh được học
2 buổi/ngày.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
Thực hiện nghiêm túc “3 công khai” (Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày
07 tháng 05 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai
đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân).
3. Kết quả tìm hiểu hoạt động chun mơn
a) Tình hình thực hiện giảng dạy
Thuận lợi:
Phòng Giáo dục-Đào tạo đã triển khai, chỉ đạo kế hoạch bộ môn ngay từ đầu
năm học cho giáo viên nắm vững để thực hiện. Sau một thời gian thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy, hầu hết giáo viên đã tích cực bám sát các hướng dẫn chỉ đạo
và cố gắng học hỏi, từng bước đổi mới phương pháp theo yêu cầu, có nhiều cố gắng
và nỗ lực trong việc thực hiện chương trình theo yêu cầu giảm tải và bám sát chuẩn
kiến thức kỹ năng. Phát huy được tính tích cực của học sinh thơng qua các hoạt động
của tổ nhóm. Các bộ mơn đều được cung cấp đồ dùng dạy học đúng theo yêu cầu của
Bộ và Sở.
Khó khăn:
Do đầu vào trình độ của học sinh cịn hạn chế nên việc tiếp thu còn chậm, thụ
động trong học tập. Một số học sinh do hồn cảnh khó khăn, gia đình khơng quan tâm
nên có tâm lý lơ là trong học tập, dễ dẫn đến chán học, bỏ học. Một số giáo viên trẻ
mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm, chưa hoà nhập được vào hoạt động của trường.
Vẫn còn một số giáo viên chưa theo kịp bước tiến chung trong việc đổi mới phương
pháp giảng dạy nên hiệu quả chưa cao.
b) Các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới PPGD:
Giáo viên tham dự đầy đủ các chuyên đề, tập huấn và các tiết thao giảng do
Thành phố và Quận tổ chức.
Giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy và

học ở bộ môn. Liên hệ với thư viện giới thiệu các loại sách tham khảo mới phục vụ
việc tự học, tự rèn trong công tác giảng dạy, giới thiệu các trang web có thể tham khảo
bài giảng điện tử hoặc tranh ảnh phục vụ việc soạn bài giảng điện tử, tham khảo các tư
liệu về tác giả tác phẩm hoặc tư liệu cho bài dạy các chương trình địa phương các
cơng tác chung của trường và Phịng Giáo dục - Đào tạo yêu cầu.
Đẩy mạnh việc sinh hoạt và kiểm tra tổ nhóm chun mơn. Sinh hoạt chun
mơn có hiệu quả, thiết thực, xây dựng các bài soạn, giáo án thống nhất và bổ sung kịp
thời. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nề nếp, quy chế và quy định chun mơn qua việc
thực hiện chương trình, điểm số, kiểm tra, thi cử, xếp loại học sinh.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
Trường khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia phổ cập tin học và
ngoại ngữ. Cho đến nay, 100% giáo viên đã được phổ cập về tin học. Nhờ vậy mà việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy đã trở nên phổ biến trong giáo viên
ở tất cả các bộ môn. Đặc biệt trong Học kỳ 1 vừa qua, Trường đã tổ chức Hội thithiết
kế bài giảng điện từ cấp trường được đa số giáo viên trường hưởng ứng, tạo được
khơng khí thi đua trong đội ngũ giáo viên.
Phụ đạo học sinh yếu. Ngay từ đầu năm, giáo viên bộ môn lập kế hoạch theo nội
dung thống nhất chung trong nhóm chun mơn. Sau đó, chọn lọc danh sách học sinh
yếu sau đợt kiểm tra chất lượng dầu năm và tiến hành phụ đạo học sinh yếu. Phần lớn
học sinh yếu bộ môn đã được củng cố các kiến thức và kỹ năng, giúp các em tự tin
hơn trong học tập.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường đã chú trọng công tác phát hiện
và lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay sau khi kết thúc năm học 2013 - 2014
Giáo viên được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm
và tâm huyết với nghề. Kết quả 17 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp quận,

14 học sinh được vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp thành phố. Tổ chức các Câu lạc
bộ : Văn Hóa Lý, Sử, Địa, Tiếng Hoa, Bóng rổ, Bóng đá dành cho các em học sinh
u thích bộ mơn, bước đầu tạo hứng thú học tập cho các em.
4. Các bước tiến hành giờ dạy:
a) Ổn định lớp (1 – 2 phút)
Là một bước chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học. Bước này được
xây dựng thành nếp ngay thời gian đầu. Thời gian sau có thể lướt qua khoảng 1 phút.
Lớp trưởng giúp giáo viên ghi sĩ số, vắng mặt, có mặt ở góc bảng trái để giáo viên dỡ
mất thời giờ kiểm tra...
b) Bước kiểm tra bài cũ (2 – 3 phút)
Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới thúc đẩy học sinh làm bài, học bài
nghiêm túc.
Nội dung kiểm tra:
Xem việc ghi chép làm bài, chuẩn bị bài (văn, toán, sinh vật...) của học sinh tiết học trước có yêu cầu chuẩn bị, hoặc làm bài để nộp thì nhất thiết phải kiểm tra,
đánh giá, khen chê kịp thời - có thể làm kiểm tra miệng, kiểm tra viết một tiết hay 15
phút; có thể là nội dung cả bài hay một phần trọng tâm nào đó.
Tùy theo chủ đích và yêu cầu của giáo viên mà chọn nội dung và dành thời
gian thích hợp. Quan tâm kiểm tra các em học yếu và thiếu chăm chỉ để có hưởng
giúp đỡ cụ thể.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
c) Bước giảng bài mới (35 – 40 phút) – bước trọng tâm
Để giới thiệu bài mới, giáo viên có nhiều cách gây sự hứng thú, tập trung nghe
giảng. Không nhất thiết bài nào cũng làm. Song sự dẫn dắt hấp dẫn của giáo viên sẽ
giúp các em tập trung tốt hơn và chỉ cần ngắn gọn.
+ Giáo viên chuẩn bị kỹ để xác định phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ
để giảng giải kỹ càng; phần nào dễ, hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần

nào cũng giảng giải như nhau.
+ Chuẩn bị kỹ nội dung, phương pháp, thời gian, giáo viên sẽ chủ động bài dạy,
không bị “cháy giáo án”.
d) Bước củng cố (2 – 5 phút)
Vừa giảng xong, kiến thức cịn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ
kết quả cả thầy lẫn trò; từ đó giáo viên sẽ kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Chỉ cần
một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho học sinh nêu những điểm nào còn lơ
mơ, chưa hiểu...
Bước dặn dò (1 – 2 phút)
Đây là bước tiếp tục củng cố bài mới chuẩn bị cho bài sau. Khơng nên làm lấy
lệ mà phải có yêu cầu, nội dung cụ thể rõ ràng. Cần thiết phải hướng dẫn tỉ mỉ để các
em thực hiện được.
Dặn dò phải ghi vào giáo án để lần dạy sau giáo viên kiểm tra. Tránh tình trạng
“đánh trống bỏ dùi" như một số giáo viên đã làm. Dặn các em làm một bài, sưu tầm
tranh ảnh, mả giáo viên không thu, khơng kiểm tra đánh giả thì sẽ khơng có tác dụng.
5 bước lên lớp là một quy trình khép kín của một tiết dạy, đều có một ý nghĩa
khoa học và tác dụng nhất định. Nhưng không nhất thiết tiết học nào cũng đủ 5 bước
như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho
phù hợp. Ngay cả thời gian dành cho từng bước cũng vậy.
5. Hồ sơ sổ sách
a) Các loại hồ cơ chung có liên quan đến Giáo viên Bộ môn bao
gồm
a/ Sổ gọi tên và ghi điểm
b/ Sổ ghi đầu bài
c/ Học bạ học sinh.
b) Đối với tổ chuyên môn
a/ Kế hoạch hoạt động chuyên môn (tổ, nhóm)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung



Trường THCS Mạch Kiếm Hùng



















b/ Sổ họp chuyên môn (tổ, nhóm)
c) Đối với giáo viên
a/ Giáo án (bài soạn)
b/ Sổ dự giờ
c/ Sổ điểm cá nhân
d/ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)
e/ Phiếu báo dạy học thực hành ở phịng Bộ mơn
f/ Các văn bản về chuyên môn bao gồm:
Kế hoạch thực hiện PPCT bộ môn – đã được thống nhất trong tổ, nhóm.

Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kỹ năng bộ mơn.
Nội dung giảm tải chương trình bộ môn.
Tài liệu tập huấn chuyên môn trong năm học (nếu có).
Các văn bản của cấp trên: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (Thông tư
số: 58 của Bộ GD&ĐT) và các văn bản khác (nếu có)...
g/ Tập hồ sơ Bài kiểm tra: (các khối lớp do mình phụ trách)
Các đề kiểm tra (15’, 1 tiết trở lên, đề KT học kì, khảo sát đầu năm, thi lại,
thi học sinh giỏi cho từng khối, ... ).
Đáp án, biểu điểm.
Thống kê kết quả bài kiểm tra định kỳ, bài thi của lớp dạy.
6. Kết quả tìm hiểu cơng tác chủ nhiệm
a) Vị trí của giáo viên chủ nhiệm
GVCN là người thay mặt BGH, Hội đồng Sư phạm nhà trường và CMHS
quản lý, tổ chức cho HS thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường.
GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất đối với HS của
lớp.
GVCN là người cố vấn về phong trào, công tác Đội và các hoạt động
Ngoài giờ ở lớp chủ nhiệm.
b) Chức năng của giáo viên chủ nhiệm:
Tổ chức, quản lý học sinh.
Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân.
Tổ chức các hoạt động giáo dục và các quan hệ của HS theo định hướng
phát triển toàn diện nhân cách.
c) Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Tìm hiểu và nắm vững thông tin học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp
tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung



Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
Liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo việc bộ
bản Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan
tronghoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học. Đề nghị khen
thưởng hoặc kỷ luật học sinh. Đề nghị học sinh phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm
trong kỳ nghỉ hè, ở lại lớp, hồn chính việc ghi vào số điểm và học bạ học sinh.
Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.






d) Quyền hạn của GVCN:
Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình.
Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi
giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình.
Được dự các lớp bồi dưỡng. Hội nghị Chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày.
Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
e) Cách thức, phương pháp hoạt động và kinh nghiệm của GVCN

Cách thức và phương pháp:
➢ Bầu ban sự lớp (Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng)
- GVCN cần nắm sĩ số, lý lịch, kết quả học tập, hạnh kiểm trong năm học trước
của các em...,công tác bầu ban cán sự lớp đóng một vai trị rất quan trọng.
- GVCN chia tổ (cần cân đối số lượng HS, học lực, hạnh kiểm)

➔ Lưu ý: Khi bầu cán sự lớp hoặc tổ trưởng,tổ phó nhất thiết học sinh đó phải có
học lực, hạnh kiểm từ khá trở lên và được sự đồng ý của tập thể lớp.
➢ Ổn định nề nếp:
- GVCN họp cán sự lớp để hướng dẫn cách làm việc và trách nhiệm của từng
thành viên.
- Mỗi tuần (SHCN) GVCN kiểm tra, thống kê, khen ngợi hay xử lí tùy mức độ.
➢ Kết hợp với GVBM:
- Tìm hiểu tình hình học tập, nề nếp của HS trong từng mơn học để có biện pháp
hỗ trợ GVBM.
➢ Họp cha mẹ học sinh:
- CMHS ngồi đúng vị trí con em họ để bước đầu GVCN nhận diện.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
- Tìm hiểu những HS có cảnh ngộ đặc biệt hoặc việc học tập, hạnh kiểm HS cịn
hạn...
- Ngồi nội qui của trường GVCN cần có những thống nhất riêng sao cho phù hợp
với tình hình thực tế của lớp.
f) Kinh nghiệm và sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS
- GVCN tổ chức lớp và giáo dục HS phải kết hợp giữa qui định của trường – lớp;
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; hồn cảnh gia đình...
- Trong q trình vận dụng địi hỏi GVCN phải có tính sáng tạo, khéo léo, uyển
chuyển sao cho phù hợp với từng học sinh, từng hoàn cảnh, tạo được sự thuyết phục và
đạt hiệu quả.
- Trong những năm gần đây tệ nạn Xã hội ngày càng nhiều, đạo đức của một bộ
phận học sinh ngày càng sa sút, việc học cũng lơ là và dẫn đến bỏ học...
- Vấn đề duy trì sĩ số là yếu tố quan trọng trong cơng tác của GVCN.
• Những việc làm cụ thể:

- Cho HS học và sinh hoạt nội qui ngay tuần đầu năm.
- Tổ chức điều tra nắm hồn cảnh của từng học sinh (thơng qua lý lịch, hoặc trao
đổi trực tiếp với CMHS nếu thấy cần thiết).
- Họp CMHS thông qua nội qui, thống nhất cách làm việc, liên lạc trao đổi thông
tin về HS khi cần.
- Phối hợp chặt chẽ với GVBM để phát hiện về năng khiếu, sở thích cũng như
những hạn chế của HS để bồi dưỡng và khắc phục kịp thời.
- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội về phong trào thi đua của lớp.
- Phối hợp với Giám thị: Hằng ngày, hằng tuần hoặc đột xuất trao đổi, phối hợp
cùng GT xử lí về nề nếp, kỉ luật HS của lớp mình phụ trách.
- Trong tiết SHL, báo cáo của CBL, GVCN tổng kết chung những mặt ưu và
những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Biểu dương HS có tiến bộ về các mặt. Nhắc
nhở HS còn vi phạm. Củng cố việc học tập. Phổ biến công tác hoặc phong trào tuần
tới.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
7. Cơng tác đồn đội
a) Đặc điểm tình hình
Tổng số HS

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9


1270

384

345

269

272

Tổng số CĐ

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

31

9

8

7

7


b) Phong trào thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy:
• Chương trình “Tự hào truyền thống – Tiếp bước cha anh”:
- Giáo dục đội viên, học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, kính u Bác Hồ
thơng qua các buổi tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đội với nội dung như:
kể những mẫu truyện ngắn về Bác, đố vui,...
- Sinh hoạt cho các em hiểu ý nghĩa về các ngày lễ lớn trong năm như: 2/9, 20/11,
22/12.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề chào mừng kỉ niệm 100 năm ngày sinh anh hùng
Lý Tự Trọng.
- Lập kế hoạch và phát động đến học sinh tháng hành động “Măng non sẵn sàng
vì biển đảo quê hương” với các nội dung hoạt động như: viết thư, đóng góp vật dụng
tặng con em nhân dân và chiến sĩ đang công tác, sinh sống ở các vùng biển. Chào
mừng 70 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014).
- Tham gia Hội trại “Một ngày làm chiến sĩ” do Quận Đoàn 5 tổ chức tại Đoàn 2
— Sư Đoàn 9 có 11 học sinh tham gia.
- Tham gia phong trào “Em yêu chủ bộ đội” thu được: 1450 gói mì, 156 xà bơng,
115 kem đánh răng các loại, 273 bàn chải đánh răng, 32 khăn mặt.
- Thực hiện tốt phong trào chống tệ nạn xã hội và giữ gìn trật tự an tồn giao
thơng như phát hiện, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, duy trì hoạt động của các đội
hình tuyên truyền măng non tình nguyện, các đội sao đỏ trong công tác tuyên truyền
xây dựng ý thức văn hóa giao thơng, giữ gìn trật tự, an tồn giao thơng khu vực cổng
trường vào giờ tan học.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
- Tổ chức chương trình “Cùng em vững bước” trao 4 suất học bổng mỗi suất trị
giá 1.000.000 đồng.

- Giáo dục cho các em học sinh ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của nhà trường;
Luật giao thơng đường bộ và vận động đội nón bảo hiểm đạt chất lượng cho Đội viên
– học sinh.
- Phát động thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy qua việc thực hiện nhật kí
“Liên đội em làm nghìn việc tốt” và “Chi đội em làm nghìn việc tốt”.
- Giáo dục lòng tự hào trong Đội viên như: biết yêu quý khăn quàng đỏ, hiểu về
truyền thống Đội qua các tiết sinh hoạt Đội.
- Tổ chức ôn truyền thống 70 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
cho đoàn thể học sinh-đội viên trong trường.
- Tổ chức tham quan học tập tại Ấp Bắc-Tiền Giang.
• Chương trình “Học tập sáng tạo - Vươn tới tương lai” :
- Tổ chức cho các em học thuộc bài hát chủ đề năm học 2014 – 2015 và các bài
hát hoạt động sinh hoạt tập thể, các bài hát của Đội TNTP Hồ Chí Minh,...
- Thực hiện tốt các phong trào “thì đua học tốt, sáng tạo” thơng qua việc đẩy
mạnh hoạt động của các CLB – đội – nhóm như CLB Ngoại Ngữ, CLB Tốn học,...
- Phát động các em tham gia hội thi khoa học kỹ thuật dành cho thanh thiếu nhi
thành phố năm 2014.
- Phát động phong trào thi đua học tập như: “Hoa điểm 9, 10” chào mừng Đại hội
Liên đội nhiệm kỳ 2014 – 2015, “Mỗi điểm 10 là 1 bông hoa tặng thầy cô” chào mừng
kỷ niệm 32 năm ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói” để đẩy mạnh phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh học tích cực”.
- Thường xuyên tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình “Hoa chăm
ngoan”, “Người tốt việc tốt” dưới sân cờ, các em học sinh "Nhặt của rơi và trả lại cho
người bị mất”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung



Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
- Thành lập CLB Ong kỹ năng bồi dưỡng các kiến thức thực hành nghi thức nghi
lễ Đội, kỹ năng dành cho người chỉ huy Đội cho Đội viên - Học sinh.
- Tổ chức thi trung hội thi trực tuyến dành cho thiếu nhi năm 2013 với chủ đề
“Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Có 3 học sinh vào vòng chung kết gồm Trần Thục Phấn
– 9A2 – Nhì tuần 4, Võ Hồng Thúy Vy – 9A7, Trần Kiến Lương – 6A7.
- Tham gia hội thi “Khéo tay kỹ thuật” đạt giải các môn như: điện, xếp hộp giấy,
nấu ăn,.... đạt 2 giải nhì và 4 giải ba.
- Liên Đội có 17 em được cơng nhận là học sinh giỏi cấp Quận và 12 em vào đội
tuyển dự thi học sinh giỏi cấp Thành phố.
- Tổ chức chương trình Hành trình khám phá tri thức, Học từ thiên nhiên với
chương trình tham quan học tập tại KDL Vinh Sang – Vĩnh Long và trại rắn Đồng
Tâm – Tiền Giang.
• Chương trình “Rèn luyện chăm ngoan – Thiếu nhi sẵn sàng”:
- Giáo dục cho các em kĩ năng sống, kĩ năng thực hành xã hội vào các tiết học
kĩ năng sống và các buổi hoạt động ngoại khóa.
- Phát động đến tồn thể Đội viên, thiếu nhi phong trào “Nói lời hay - Làm việc
tốt”: mở đầu lời trao đổi xã giao bằng câu “Xin lỗi - cám ơn - vui lịng”; “Dạ - Thưa”
với thầy cơ, cha mẹ và người lớn tuổi hơn và việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị
với cuộc vận động “Thiếu nhi thực hiện văn hóa xếp hàng” như xếp hàng lên lớp, xếp
hàng khi mua quaf bánh, xếp hàng khi ra về,...
- Tổ chức hội thao học đường cấp trường gồm các mơn cầu lơng, chạy, nhảy xà,
bóng đá,... đã thu hút được nhiều đội viên, học sinh tham gia. Tham gia giải thể thao
học đường Quận 5 đạt được 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 6 huy chương
đồng.
- Tổ chức rèn luyện, tập huấn Nghi thức Đội, điều lệ Đội và chương trình rèn
luyện Đội viên để thực hiện tính kỷ luật của tổ chức Đội. Công nhận chuyển hiệu Đội
viên theo tháng chủ đề cho các em học sinh đăng kí.
- Tập huấn đội hình sao đỏ tham gia tốt trong việc giữ trật tự, an toàn trong
trường và nhắc nhở về an toàn giao thông cho các bạn.

- Tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam 20/11 cho
các em học sinh tri ân thầy cô. Đồng thời, tuyên dương các tập thể và cá nhân có thành
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
tích tốt trong các hoạt động phong trào đợt hoạt động chào mừng 32 năm ngày truyền
thống nhà giáo Việt Nam.
- Tổ chức ngày hội đọc sách với chủ đề “Hướng về biển đảo Hoàng Sa - Trường
Sa” cho các em học sinh.
- Phối hợp với Trung tâm văn hóa Quận 5 tổ chức chuyên đề “Sách và cuộc
sống” tại Trung tâm văn hóa Quận 5 - cơ sở 2 cho các em học sinh.
- Tổ chức và phát động đến học sinh toàn trường đợt hoạt động kỷ niệm 32 năm
ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam 20/11 với các phong trào “Mỗi điểm 10 là một
bông hoa tặng thầy cô giáo”, viết thư “Tri ân thầy cô” và hội thi văn nghệ chào mừng
gày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tham gia hội thi viết thư “Tri ân thầy cô” cấp Quận.
- Tăng cường rèn luyện, tập huấn Nghi thức Đội, điều lệ Đội và chương trình
rèn luyện Đội viên để thực hiện tính kỷ luật của tổ chức Đội.
- Tổ chức truyền thông sức khỏe cho các em học sinh về bệnh sởi, HIV/AIDS
và tay chân miệng.
- Tham gia Liên hoan Sử ca học đường với chủ đề Đội ta lớn lên cùng thành
phố và Liên đội xuất sắc đạt giải B liên hoan.
• Chương trình “Làm nghìn việc tốt - Hoa thơm dâng Bác”:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và ý thức tiết kiệm trong đội
viên thiếu nhi giúp đỡ các bạn có hồn cảnh khó khăn thơng qua phong trào “Kế
hoạch nhỏ”, “Nụ cười hồng 1” thu được 1080 quyển tập trắng và nộp về Hội đồng Đội
500 quyển tập trắng. Phần còn lại trao tặng cho các em học sinh khó khăn tại trường
và khen thưởng cho các em học sinh “Làm việc tốt”.
- Thực hiện tốt phong trào học tập và làm theo lời Bác với các nội dung: kể

chuyện, đố vui... qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đội.
- Hội thu giúp đỡ giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn
tổng hội thu được 6.862.000 đồng.
- Xây dựng Câu lạc bộ Phát thanh măng non của từng chi đội để thực hiện tốt
công tác tuyên truyền và giáo dục “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” ở trường, ở nhà, cùng
giúp đỡ người lớn tuổi, giúp bạn và giúp gia đình...
- Liên Đội có trang mạng xã hội ghi nhận những hình ảnh hoạt động của đơn vị,
giới thiệu những gương Đội viên thiếu nhi tiêu biểu tại đơn vị.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục tinh thần lao động tốt trong đội viên, học sinh
như: phụ giúp việc gia đình, tham gia trực nhật lớp, làm sạch đẹp trường lớp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
- Thực hiện tốt phong trào “Nói lời hay – làm việc tốt” để giáo dục ý thức, hành
vi và thói quen vệ sinh cả nhân, bảo vệ môi trường cho đội viên, thiếu nhi.
c) Hoạt động bảo vệ giáo dục và chăm sóc thiếu nhi
- Trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho Đội viên - học sinh gắn với chương
trình “Cùng em vững bước”. Duy trì việc tư vấn tâm lý cho thiếu nhi và tiếp nhận các
vấn đề liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thơng qua hộp thư “Điều em
muốn nói”.
- Liên Đội có phịng tư vấn tâm lý học đường dành cho học sinh trong trường.
d) Cơng tác xây dựng đội:
• Cơng tác Đội viên:
- Tổ chức Lễ phát động chủ đề năm học 2021 – 2022 lồng ghép với lễ khai
giảng năm học.
- Tham dự lễ tổng kết năm học 2020 – 2021 và phát động chủ đề năm học 2021
– 2022 cấp Quận, Liên đội đã đăng kí cơng trình măng non “Xây dựng vườn sinh học”
với tổng trị giá 20.000.000 đồng.

- Thực hiện tốt chương trình rèn luyện Đội viên sửa đổi và trang bị thẻ Đội viên
cho các em Đội viên.
- Tiến hành xây dựng kiến thức cho đội nòng cốt, đội nghi thức – nghi lễ.
• Cơng tác chỉ huy Đội:
- Tập huấn cho BCH Liên đội, Chi đội về công tác Đội trong mỗi tháng.
- Tổ chức thành công Hội nghị Chi đội và Đại hội Liên đội nhiệm kỳ 2021 –
2022.
- Giới thiệu BCH Liên đội và báo cáo kết quả Đại hội Liên đội, hệ thống chỉ
tiêu năm học 2021 – 2022, trao quyết định BCH Liên Đội trước toàn trường.
- Triển khai kế hoạch hoạt động Đội đến BCH Liên - Chi đội, phụ trách chi.
- Tham gia Hội nghị tập huấn Chỉ huy Đội Quận 5 tại Tp Vũng Tàu có 4 chỉ
huy Đội tham gia.
- Thành lập CLB Ong Kỹ năng phối hợp với CLB trường THPT bồi dưỡng các
kiến thức, kĩ năng Đội cũng như nghi thức, nghi lễ Đội
- Chỉ huy Đội tham gia sinh hoạt CLB Chỉ huy Đội Quận 5.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
- Tổ chức hội thi Chỉ huy Đội giỏi cấp trường năm học 2021 – 2022 và tham gia
hội thi Chỉ huy Đội giỏi cấp quận với 9 chỉ huy Đội và có 6 em đạt được công nhận là
chỉ huy đội giỏi quận 5, trong đó có em Nguyễn Phan Tăng Nghiêm đạt hạng nhất
khối 8 và đại diện Quận 5 tham gia hội thi cấp thành phố.
• Xây dựng liên đội, chi đội:
- Thực hiện tốt việc xây dựng “Chi đội, Liên đội 3 tốt” (học tập tốt, phong trào
tốt, tự quản tốt).
- Tổ chức tốt Đại hội Chi đội và đại hội Liên đội theo đúng điều lệ và tiến độ.
- Phát huy tính chủ động và vai trị tự quản Ban chỉ huy Chi Đội, Liên Đội trong

các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
- Duy trì họp BCH Liên đội, chi đội hàng tháng nhằm triển khai kịp thời đến
Chi đội đội viên hoạt động trong tháng đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ đạo của Hội
đồng Đội Quận 5.
- Phấn đấu xây dựng Chi đội mạnh, Liên đội mạnh theo tiêu chuẩn đã quy định.
- Gửi thông tin hoạt động thường xuyên cho wedsize Quận Đoàn 5 và được
đăng thơng tin hoạt động lên wedsize Quận Đồn 5.
- Tổ chức sinh hoạt Liên Đội theo chuyên để chủ điểm từng tháng từng đợt hoạt
động, cụ thể:
+ Đợt 1: Chủ đề “Noi gương anh Lý Tư Trọng” – người Đoàn viên thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh đầu tiên (Tháng 9,10/2011)
+ Đợt 2: Chủ đề “Măng non sẵn sàng vì biến đảo q hương” (Tháng
11,12/2014)
• Cơng tác phụ trách đội
- Tổng phụ trách tham gia lớp tập huấn do Hội đồng Đội Tp. Hồ Chí Minh tổ
chức tại trường đồn Lý Tự Trọng.
- Tổng phụ trách tham gia CLB phụ trách Đội Quận 5 và hỗ trợ hoạt động CLB
chỉ huy Đội Quận 5.
- Tổng phụ trách tham gia “Ngày hội phụ trách Đội cụm 1”.
- Tham gia hành trình du khảo Phụ trách Đội Quận 5 với chủ đề “Phụ trách Đội
Quận 5 với biên giới, hải đảo” và tham gia ngày hội phụ trách Đội toàn thành năm
2022.
II. Kết quả thực tập tại trường THCS Mạch Kiếm Hùng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung


Trường THCS Mạch Kiếm Hùng
1. Những thuận lợi và khó khăn của bản thân:
Thuận lợi:

Ngay từ những ngày đầu tiên về trường em đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các
thầy cơ, các cơ chú, anh chị cơng nhân viên của nhà trường. Được hỗ trợ và giúp đỡ
rất nhiệt tình về đồ dùng dạy học giúp cho em có thể hồn thành tiết dạy rất tốt và sự
hợp tác hết mình của các em học sinh trường THCS Mạch Kiếm Hùng. Và cùng với
sự hướng dẫn vô cùng tận tình của các cơ hướng dẫn mà em đã học tập được rất nhiều
kinh nghiệm bổ ích để làm hành trang bước vào nghề sau này.
Khó khăn:
Đây là lần đầu tiên bước vào ngôi trường với tư cách là một giáo sinh cho nên em
còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, chưa thông thạo hết được sơ đồ lớp học và các phòng
chức năng của nhà trường và những buổi đầu đứng lớp giảng dạy. Nhưng tình trạng
này nhanh chóng được khắc phục khi được sự chỉ dẫn của các thầy cô hướng dẫn và
các cô chú công nhân viên của nhà trường.
2. Những công việc được giao trong thời gian thực tập:
- Công tác dạy học:
+ Tổng số tiết dự giờ: 2 tiết
+ Tổng số tiết dạy học: 2 tiết
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: 1 tiết
- Công tác chủ nhiệm:
+ Điều khiển sinh hoạt lớp chủ nhiệm: 1 tiết
+ Nhắc nhở, khảo bài lớp chủ nhiệm.
- Cơng tác Đồn - Đội:
+ Phụ trách gian hàng trò chơi Hội xuân Mậu Tuất 2022.
+ Cùng Đồn trường phát q tại chùa Kì Quang 2.
+ Hỗ trợ học sinh tham gia nghi thức đội.
+ Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 26/3 với chủ đề: “Vững
bước tiến lên Đoàn”.
3. Những kinh nghiệm rút được từ đợt thực tập:
- Có những kiến thức thực tế về tâm sinh lý của học sinh THCS.
- Thấy được vị trí, vai trị, nhiệm vụ lớn lao của người giáo viên THCS ( dạy
học và làm công tác chủ nhiệm ), nhờ đó tích lũy thêm kiến thức cho bản thân và kinh

nghiệm thực tế. Giúp hiểu đúng về nghề nghiệp của mình sau này.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Thúy
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Trung



×