Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 16 – 18 tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.86 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH TRIỀU

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
CẦU LÔNG LỨA TUỔI 16 – 18 TỈNH BẾN TRE

Ngành

: Giáo dục thể chất

Mã số

: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN QUANG ĐẠI


An Giang, 11/ 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi các số liệu
kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào.



Tác giả luận văn


LỜI CÁM ƠN
Với lời biết ơn chân thành nhất, tôi xin cám ơn Ban Giám Hiệu, q thầy cơ cùng
tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành
phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học An Giang, Trung tâm Huấn Luyện và Thi Đấu Thể Dục
Thể Thao tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
cũng như đã giành nhiều tâm huyết để truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức vô cùng
quý báu về công tác giáo huấn luyện, làm tiền đề cho việc nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn đã tận tình động
viên, giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn quý đồng nghiệp, các em vận động viên cầu lông
trẻ lứa tuổi 16 - 18 tỉnh Bến Tre cùng bạn bè, gia đình đã ln bên tôi trong suốt thời gian
qua và đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khoá học.
Học viên cao học

Nguyễn Thanh Triều


DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CL

Cầu Lông

BCH TW

Ban chấp hành Trung ương


BGD&ĐT

Bộ giáo dục và Đào tạo

CLB

Câu lạc bộ



Cao đẳng

CĐSP

Cao đẳng Sư phạm

ĐH

Đại học

HLV

Huấn luyện viên

ĐHSP

Đại học Sư phạm

GDTC


Giáo dục thể chất

Nxb

Nhà xuất bản

TDTT

Thể dục thể thao

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP

Thành phố

VĐV

Vận động viên

TCTL

Tố chất thể lực

CM

Chuyên môn


TLCM

Thể lực chuyên môn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

Kết quả phỏng vấn các test đánh giá sự phát triển thể lực chuyên
3.1

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

môn cho nam vận động viên Cầu lông trẻ lứa tuổi 16 – 18 tỉnh Bến
Tre.

So sánh tỉ lệ phần trăm của 2 lần phỏng vấn các test thể lực chuyên
môn để đánh giá.
Kết quả đánh giá độ tin cậu của test đánh giá thể lực chuyên môn
của nam vđv cầu lông trẻ lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre.
Kiểm nghiệm tính thơng báo của các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho VĐV nam cầu lông lứa tuổi 16 – 18 tỉnh Bến Tre
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của nam vđv cầu
lông trẻ lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre.
Bảng tổng hợp chỉ tiêu thể lực chuyên môn ủa nam vđv cầu lông trẻ
lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre.
Bảng phát triển thể lực chuyên môn ủa nam vđv cầu lông trẻ lứa tuổi
16 - 18 tỉnh Bến Tre sau 1 năn tập luyện.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của nam vđv cầu
lông trẻ lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre giai đoạn từ 6 tháng đến 1 năm.
Sự phát triển thể lực chuyên môn của nam vđv cầu lông trẻ lứa tuổi
16-18 tỉnh Bến Tre giai đoạn từ 6 tháng đến 1 năm.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của nam vđv cầu
lông trẻ lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre sau 1 năm.
Sự phát triển thể lực chuyên môn của nam vđv cầu lông trẻ lứa tuổi
16-18 tỉnh Bến Tre sau 1 năm tập luyện.
Thang điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của các nam
VĐV Cầu lông lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre trước tập luyện.
Thang điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của các nam

VĐV Cầu lông lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre sau 6 tháng tập luyện.
3.14 Bảng tổng hợp phân loại trình độ thể lực chuyên môn cho VĐV nam

46

47

50
52
53
55
57
59
61
64
67
68
68
70


3.15
3.16
3.17

cầu lông trong giai đoạn huấn luyện ở tỉnh Bến Tre.
Bảng phân loại các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của các nam VĐV
Cầu lông lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre giai đoạn ban đầu.
Bảng phân loại các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của các nam VĐV
Cầu lông lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre sau 6 tháng.
Bảng phân loại các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của các nam VĐV
Cầu lông lứa tuổi 16-18 tỉnh Bến Tre sau 1 năm tập luyện.

3.18 Xếp loại cho các VĐV cầu lông trẻ tỉnh Bến Tre thời điểm ban đầu .

74


3.19 Xếp loại cho nam VĐV cầu lông trẻ tỉnh Bến Tre thời điểm 6 tháng

75

3.20

So sánh sự tăng trưởng thành tích của các test tuyển chọn ban đầu,
sau 6 tháng tập luyện và sau 12 tháng tập luyện

76


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
3.1
3.2
3.3
3.4

Tên biểu đồ
Nhịp tăng trưởng thể lực chuyên môn của vđv nam cầu lông trẻ tỉnh
Bến Tre sau 6 tháng.
Nhịp tăng trưởng thể lực chuyên môn của vđv nam cầu lông trẻ tỉnh
Bến Tre từ 6 tháng đến 1 năm tập luyện
Nhịp tăng trưởng thể lực chuyên môn của vđv nam cầu lông trẻ tỉnh
Bến Tre thời điểm sau 1 năm tập luyện.
Xếp loại số lượng VĐV thời điểm ban đầu, sau 6 tháng và sau 1
năm tập luyện

Trang

59
63
66
77


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số
1.1

Tên hình vẽ
Mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố tập luyện trong cầu lông

Trang
7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong điều kiện hội nhập của nước ta hiện nay, nhiệm vụ phát
triển thể thao thành tích cao là một trong những chiến lược quan trọng
của Ngành Thể dục thể thao. Để đạt thành tích cao về thể thao thì cơng
tác đào tạo vận động viên trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần
hồn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia đặc biệt là thế hệ
trẻ, nhằm từng bước nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu
trường khu vực và thế giới.
Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược trên, trong thời gian qua Ngành
Thể dục thể thao đã đầu tư nhiều cho công tác tuyển chọn và đào tạo vận
động viên trẻ các môn thể thao trọng điểm thơng qua các cơng trình
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.

Chỉ thị 36CT/TW ngày 24/9/1994 của Ban Bí thư TW Đảng đã nêu
rõ mục tiêu trước mắt phải là: “Đào tạo được một lực lượng VĐV trẻ có
khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến của thế
giới. Tham gia và đạt kết quả ngày càng cao trong các hoạt động thể thao
khu vực, châu Á và thế giới, trước hết ở những mơn thể thao mà ta có
nhiều khả năng”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2001 có đoạn viết: “Có
chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài
năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận
với Châu lục và Thế giới ở những mơn Việt Nam có ưu thế”.
Vì thế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ
tương lai là hết sức quan trọng và cấn thiết. Đại hội Đảng còn nêu rõ:
“Sự cường tráng về thể chất lá nhu cầu của bản thân con người, đồng
thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”.


Theo tinh thần trên, công tác huấn luyện thể lực cho VĐV trẻ ở các
mơn thể thao nói chung và mơn Cầu lơng nói riêng thật sự là “điểm
nóng” mà ngành TDTT hết sức quan tâm và coi trọng.
Cầu lông là một trong những môn thể thao trọng điểm của Việt
Nam. Xuất hiện ở nước ta muộn hơn so với các môn thể thao khác, song
Cầu lông lại phát triển nhanh chóng, rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân
dân. Xuất phát từ những lợi ích mà mơn thể thao này mang lại cho người
tập, đến nay nó đã trở thành mơn thể thao được sự ưa thích của mọi
người. Sự phát triễn môn cầu lông là phù hợp với điều kiện kinh tế của
nước ta hiện nay, phù hợp với tầm vóc, tố chất thể lực, phẩm chất ý chí
của người Việt Nam.
Phát triển tốt chất thể lực là cơ sở, là nền tảng để tiếp thu và nắm
vững yếu lĩnh kỹ thuật môn Cầu lông. Việc tiếp thu và vận dụng có hiệu
quả kỹ thuật chỉ có thể thực hiện trên nền tảng thể lực chung và thể lực

chuyên mơn vững chắc.
Huấn luyện thể lực cịn đảm bảo phát triễn mối quan hệ chặt chẽ
giữa nâng cao năng lực tốt chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao năng
lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân
cách, đặt biệt là giáo dục ý chí cho VĐV. Điều này thể hiện ở những cố
gắng nổ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua bản
thân, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động trong thi đấu.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ thi đấu quốc tế,
thì việc đào tạo lực lượng VĐV Cầu lơng trẻ có thể lực, có thành tích cao
là đội ngũ kế cận cho đội tuyển quốc gia là rất cần thiết. Hiện nay quy
trình đào tạo các tài năng Cầu lơng trẻ cho đất nước, khơng chỉ là việc
tuyển chọn chính xác hay đề ra kế hoạch huấn luyện với các chu kỳ khác
nhau, các bài tập thể lực chung và chuyên mơn có hiệu quả cao, mà cịn


phải định kỳ kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện, trình độ thể lực của
VĐV, giúp cho HLV kịp thời điều chỉnh lượng vận động cho phù hợp với
trình độ tập luyện thể lực của từng VĐV trong các giai đoạn huấn luyện.
Là người Bến Tre, yêu thích thể thao đặc biệt là Cầu lông tôi luôn
mong muốn đội tuyển Cầu lơng q nhà đạt thành tích cao. Tuy nhiên
theo quan sát và tìm hiểu thực tế đội tuyển trẻ Cầu lông nam lứa tuổi 16 18, tôi nhận thấy thể lực các vận động viên còn hạn chế, chưa có thang
điểm đánh giá thể lực cụ thể và số lượng các bài tập để phát triển thể lực
chuyên môn chưa phong phú. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh
dạn chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NAM
VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG TRẺ LỨA TUỔI 16 - 18 TỈNH BẾN TRE”
2. Mục đích nghiên cứu: là nhằm đánh giá sự phát triển thể lực
chuyên môn của nam vận động viên cầu lông trẻ lứa tuổi 16 – 18
tỉnh Bến Tre. Từ đó làm tài liệu tham khảo góp phần nâng cao
cơng tác huấn luyện và đào tạo vđv cầu lông cho tỉnh Bến Tre.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1.

Mục tiêu 1: Lựa chọn và xác định các test đánh giá thể lực
chuyên môn của nam vận động viên cầu lông trẻ cho Tỉnh
Bến Tre.

- Tổng hợp và lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn của
nam vận động viên Cầu lông trẻ.
- Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên về các test đánh giá thể
lực chuyên môn của nam vận động viên Cầu lông trẻ.
- Xác định độ tin cậy và tính thơng báo của các test đánh giá thể lực
chuyên môn của nam vận động viên Cầu lông trẻ.


3.2.

Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của
nam vận động viên Cầu lông trẻ Tỉnh Bến Tre sau một năm
tập luyện.

- Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nam vận động viên
cầu lông trẻ lứa tuổi 16 - 18.
- Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của nam vận động viên
Cầu lông trẻ lứa tuổi 16 - 18.
3.3.

Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên
môn của nam vận động viên Cầu lông trẻ tỉnh BếnTre sau
một năm tập tập luyện.


- Xây dựng thang điểm đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận
động viên Cầu lông trẻ lứa tuổi 16 - 18 tỉnh BếnTre.
- Xây dựng bảng phân loại thể lực chuyên môn của nam vận động
viên Cầu lông trẻ lứa tuổi 16-18 tỉnh BếnTre.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1. Đặc điểm của môn cầu lông.
Trong hoạt động hàng ngày ai cũng cần có sức khỏe và thể lực. Sức
khỏe là vốn sẵn có của mỗi người (sự sống) và phụ thuộc vào tình trạng
phát triển (khơng bệnh tật) của mỗi cơ thể. Thể lực là kết quả của q
trình ăn, uống, bồi dưỡng, mơi trường, trạng thái tâm lý, khả năng thích
nghi và sự rèn luyện thể dục thể thao đều đặn.
Sức khỏe khác với thể lực. Sức khỏe thường thường gắn liền với sự
sống, bệnh tật, còn thể lực thường gắn với năng lực, sức mạnh, sức bền.
Có thể người có sức khỏe nhưng thiếu thể lực hoặc khơng có thể lực; và
khi đánh giá hoặc kiểm tra người có thể lực bao giờ họ cũng có đủ sức
khỏe.
Trong hoạt động thể dục thể thao nói chung, nếu người có sức
khỏe và thể lực ở mức bình thường (bẩm sinh) thì khơng thể đạt được
thành tích cao trong tập luyện chun mơn và trong thi đấu. Trong thi
đấu, các mơn thể thao đều có tiêu chuẩn bắt buột rèn luyện nâng cao thể
lực, ngoài yêu cầu thể lực nhất định còn phải biết kết hợp nhuần nhuyễn
các yếu lĩnh về kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và
phương tiện... Một vận động viên có sức khỏe , thể lực tuyệt vời nhưng
nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý, môi trường, phương tiện
thì khơng thể chiến thắng được đối phương, nhất là trong môn thể thao
cầu lông (môn thể thao đối kháng). Ngược lại nếu một vận động viên có

các yếu tố kỹ thuật, thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối
phương. Vận động viên A và vận động viên B, cả hai đều có trình độ kỹ
thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện khác như nhau, nếu
vận động viên A có thể lực hơn vận động viên B thì vận động viên A sẽ


thắng được vận động viên B vào những séc cuối. Cho nên thể lực là nền
tảng, là chỗ dựa để phát huy kỹ thuật, chiến thuật... Ngay trong luyện tập
hàng ngày, vận động viên thiếu thể lực tố chất kém thì cũng khơng thể
đạt được thành tích cao, vì khi thể lực yếu kém thì khơng thể thực hiện
được đúng mức các yếu lĩnh của bài tập và các yếu tố kỹ thuật theo yêu
cầu tập luyện. Từ đó dễ hình thành một thói quen và vận động viên sẽ
kém tiến bộ, thậm chí khơng có tiến bộ trong chun môn. Đặc biệt
những vận động viên thể lực kém rất dễ bị mệt mỏi, chán nản, không bảo
đảm hết khối lượng luyện tập hàng ngày, hàng tuần.
Ngoài ra, vận động viên cịn phải có tinh thần trách nhiệm, quyết
tâm cao ở từng vị trí tập luyện và trong các tình huống thi đấu, có lịng tự
hào về bản thân, q hương và Tổ Quốc mình.
Mặc dù Cầu lơng được du nhập vào Việt Nam hơn 25 năm, tổ chức
liên đoàn cầu lông đã được triển khai tới các tỉnh, thành, ngành, phong
trào ngày nay đã lên đỉnh cao đáng kể; số vận động viên có trình độ cũng
được đào tạo tập huấn thêm… Nhưng qua các cuộc thi đấu quốc tế ở
Thượng Hải năm 1994, Bắc Kinh năm 1995, Indonesia năm 1996 và Sea
games 19 năm 1997, các vận động viên cầu lơng của Việt Nam thường bị
loại ngay vịng đầu mà lí do chủ yếu chỉ vì thể lực yếu… Trước Sea
Games 19 Tổng cục thể dục thể thao và Liên đồn cầu lơng Việt Nam đã
mời huấn luyện viên Indonesia sang Việt Nam huấn luyện cho đội tuyển 4
- 5 tháng và cũng đưa đội tuyển sang Indonesia tập huấn thêm 2 tháng
trước khi thi đấu, nhưng các vận động viên Việt Nam vẫn bị loại ở vịng
đầu.

Vì sao? Nguyên nhân là chúng ta chưa có định hướng chiến lược về mơn
thể thao này, q trình tập huấn, huấn luyện của đội tuyển đầu tư chưa
đúng mức, chưa có hệ thống, đặc biệt về mặt huấn luyện thể lực.


1.1 Đặc điểm tố chất thể lực trong môn cầu lơng
Cầu lơng là một mơn thể thao đỏi hỏi tồn diện về các tố chất thể
lực. Cầu lông đồng thời là một trị chơi rất linh hoạt, có u cầu cao về
chiến thuật, kỹ thuật, thể lực và tâm lý. Khó đánh giá được mặt nào là
quan trọng nhất bởi vì:
Một là, nó khơng thể đo lường chính xác.
Hai là, nó phụ thuộc vào lứa tuổi và tiêu chuẩn của từng cá nhân
vận động viên. Đối với một người mới tập thì việc học kỹ thuật là phần
quan trọng nhất.
Tuy vậy, để đạt tới trình độ thi đấu xuất sắc thì các khía cạnh thể lực và
tâm lý vẫn là những phần quan trọng nhất cần phải quan tâm.
Ba là, kỹ thuật tốt có thể bù đắp được một phần hoặc toàn bộ cho
một trạng thái sung sức về thể lực cịn thấp. Tuy nhiên thể lực kém có thể
làm hỏng những kỹ thuật tốt vào cuối séc thứ nhất và trong suốt khoảng
thời gian cuối cùng còn lại của trận đấu. Nói cách khác tất cả các mặt yêu
cầu đối với thể thao đều có liên quan chặc chẽ với nhau đều này được
minh họa ở hình 1.


1
2
Thể lực

Chiến thuật
3


5

4

6
Kỹ thuật

9
11

7

8

10
12

Tâm lý


đồ 1.2.
nhân
tốtập
tập
Hình
1.1. Mối
Mốiquan
quan hệ
hệtương

tươngtác
tácgiữa
giữacác
các nhâ
n tố
luyện
trong
luyện trong mơm
cầu
lơng.mơn cầu lơng.

Hình 1: Tất cả các mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý đều quan
trọng đối với mơn cầu lơng. Phần trình bày theo các mũi tên là những ví
dụ về cách thức mà mỗi mặt có thể gây ảnh hưởng đến các mặt kia. Cách
trình bày có ảnh hưởng xuất phát từ quan điểm cho rằng cầu lông là một
môn thể thao kỹ thuật.
1) Thể lực kém thường ngăn cản cơ hội sử dụng chiến thuật làm kiệt sức
đối thủ.
2) Nếu chọn được một kiểu tấn cơng nào đó thì sẽ phát huy, tăng cường
được các khả năng bột phát.
3) Những cú đập không chính xác làm rút ngắn những loạt đánh qua lại
và khơng có tác dụng nâng cao trạng thái thể lực.
4) Thiếu tốc độ có thể cản trở việc tập luyện những cú đập cầu tấn công.
5) Kỹ thuật tấn công trái tay yếu sẽ làm giảm cơ hội tấn công.


6) Kiểu phịng thủ thơng thường sẽ khơng làm phát triển được quả đập
cầu.
7) Các quả đập dễ trở nên khơng cịn chắc ăn trong các tình thế đang dẫn
điểm.

8) Cảm giác phòng thủ kém sẽ làm giảm mất cơ hội chống lại những đấu
thủ chơi hăng hái.
9) Tinh thần thi đấu có thể huy động được những nguồn sức mạnh tiềm
ẩn.
10)Hoạch định chiến thuật một cách có tổ chức tốt sẽ làm tăng lòng tự
tin.
11) Sự sung sức thể lực ở mức cao sẽ kích thích tinh thần.
1) Có đủ kiên nhẫn để chơi một trận cầm chừng theo chiến thuật hay
không?
Mỗi một cú đập gồm một số động tác phức tạp phải được lặp đi lặp lại
khơng có sai sót, thậm chí các điều kiện từ cú đánh này đến cú đánh sau
đó là hồn tồn khác nhau (cú đánh trả lại chỉ có nghĩa làm cho quả cầu
lơng bay qua lưới).
Hình 1 cũng minh họa tầm quan trọng của sự sung sức về thể lực. Phân
tích lượng vận động thường bắt đầu bằng việc đánh giá toàn bộ các yêu
cầu của môn cầu lông. Sự phù hợp về thể lực quyết định trực tiếp tới mức
yêu cầu để có thể sử dụng kỹ thuật, chiến thuật và các khả năng tâm lí
của người tập.
1.2 Huấn luyện thể lực
Huấn luyện thể lực là dùng các phương tiện của Thể Dục Thể Thao
tác động lên người tập một lượng vận động nhằm biến đổi và hoàn thiện
các chức năng chức phận của cơ thể.


Thành tích thể thao của mơn cầu lơng như đã đề cập ở trên là sự
tổng hợp kết quả của nhiều yếu tố hợp thành, nên không thể coi nhẹ bất
kỳ một yếu tố nào, mà phải phát triển đồng bộ và tồn diện. Huấn luyện
thể lực trong cầu lơng là một q trình sư phạm, mang tính giáo dục cao,
được thực hiện trong sự thống nhất với các mặc giáo dục, đạo đức, ý chí,
thẩm mỹ, năng lực tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật. Việc xem xét huấn

luyện thể lực khơng chỉ từ góc độ nâng cao thành tích mà còn ở cả sự
phát triển thể chất, củng cố sức khỏe, chuẩn bị cho con người (người tập)
có khả năng sẵn sàng cao đối với lao động sản xuất và bảo vệ Tổ Quốc.
1.2.1. Sức nhanh
Sức nhanh là tổ hợp những đặc điểm về hình thái chức năng của cơ
thể xác định đặc tính tốc độ của động tác và phản ứng vận động.
Sức nhanh có nhiều loại khác nhau, giữa chúng có ít sự liên quan lẫn
nhau. Chúng bao gồm các thành phần sau:
- Phản ứng vận động
- Tốc độ từng động tác (sức nhanh trong động tác đơn)
- Tần số động tác
Những biểu hiện của các năng lực tốc độ này tương đối độc lập với
nhau. Ví dụ: thời gian phản ứng có thể khơng liên quan gì đến tốc độ
động tác đơn hoặc tần số động tác. Sở dĩ như vậy là vì cơ chế tâm sinh lí
của chúng ta khác nhau và điều đó cũng phản ánh năng lực tốc độ khác
nhau. Do đó, điều có ý nghĩa thực tiễn khơng phải là biểu hiện riêng lẻ,
mà là tốc độ của những vận động hoàn chỉnh như chạy, bơi…
Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt
khá rõ rệt. Việc chuyển hóa trực tiếp của sức nhanh chỉ điễn ra trong
những động tác tương tự về tính chất vận động, có thể chuyển hóa ở giai
đoạn đầu của người tập. Cịn ở những người tập luyện lâu năm, có trình


độ cao hầu như việc chuyển hóa sức nhanh khơng diễn ra. Do vậy, việc
phát triển sức nhanh không chung chung, mà rất cụ thể đối với năng lực
tốc độ.
1.2.2. Sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngồi hoặc chống lại
lực cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp. sức mạnh có liên hệ chặc chẽ với các
tố chất thể lực khác, với kỹ thuật động tác và tâm lí người tập.

Trong hoạt động khắc phục, lực cản là lực chống lại chuyển động.
Trong hoạt động nhượng bộ, lực cản là lực tác động theo hướng của
chuyển động. Cơ bắp có thể phát huy sức mạnh trong những trường hợp
sau:
- Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh lực)
- Giảm độ dài cơ (chế độ khắc phục)
- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ)
Phân loại:
Dựa vào chế độ làm việc của cơ vừa nêu trên, ta có thể phân sức mạnh
thành các loại sau:
+ Sức mạnh tĩnh: thể hiện ở những hoạt động tĩnh hoặc ở các hoạt động
chậm.
+ Sức mạnh tốc độ: thể hiện ở những hoạt động nhanh, giữa lực cản và
tốc độ có mối tương quan tỷ lệ nghịch.
+ Sức mạnh bột phát: biểu hiện chỉ số sức mạnh lớn nhất trong một thời
gian ngắn nhất và được biểu thị bằng công thức:
I = F max / t max
Như vậy, những người có trình độ tập luyện như nhau, song trọng
lượng cơ thể khác nhau thì trọng lượng cơ thể càng lớn sẽ có sức mạnh
tuyệt đối càng lớn, nhưng sức mạnh tương đối sẽ giảm đi.



×