Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.5 KB, 98 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI VÀ
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 -2008

Họ và tên sinh viên : Trần Phƣơng Lan
Lớp : Anh 4
Khoá : 44
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lý Hoàng Phú



Hà Nội, tháng 5 năm 2009



MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU
VÀ THỊ TRƢỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI 4
I. VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ. 4
1. Nguồn gốc và các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu 4
1.1. Nguồn gốc và phân loại xăng dầu 4
1.2. Các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu 7
2. Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế tại các quốc gia trên thế
giới 8
2.1. Vị trí của xăng dầu trong nền kinh tế hiện đại 8
2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia đang phát triển 10
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI. 13
1. Nhu cầu 13
2. Nguồn cung 16
2.1. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) 16
2.2. Các nước xuất khẩu dầu mỏ không thuộc OPEC 22
CHƢƠNG II: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƢỜNG
XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ TRONG NƢỚC GIAI ĐOẠN 2004-2008. 28
I. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ TRÊN THỊ TRƢỜNG XĂNG DẦU
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004- 2008. 28
1. Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu Vịêt Nam 28
1.1. Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường nhập khẩu 28
1.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam
.31



2. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam giai đoạn
2004-2008 33

II. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 40
1. Biến động giá xăng dầu tạo ra sức ép đối với đời sống kinh tế - xã hội
40
2. Giảm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước 45
3. Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu 48
4. Nguy cơ lạm phát 50
III. NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY NÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ XĂNG
DẦU TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008 52
1. Nguyên nhân: 52
1.1. Tác động của biến động giá xăng dầu trên thế giới trong thời gian qua
52
1.2. Nhu cầu về xăng dầu ngày càng gia tăng của xã hội 54
1.3. Chính sách quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 57
2. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường 59
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG
DẦU TRONG NƢỚC TRONG THỜI GIAN TỚI 62
I. DỰ BÁO CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG DẦU MỎ TRONG THỜI GIAN
TỚI 62
1. Nguồn cung 62
2. Nhu cầu 65
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT GIÁ XĂNG DẦU TRONG
THỜI GIAN TỚI 67
1. Sự cần thiết và định hướng của việc bình ổn giá xăng dầu trong nước
.67
2. Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước 68



2.1. Xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, giảm bớt nhập khẩu xăng dầu 68

2.2. Mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước 71
2.3. Sử dụng tiết kiệm lượng xăng dầu hiện có 76
2.4. Bảo đảm nguồn dự trữ xăng dầu trong nước 79
2.5. Tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế 81
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á
API : Viện dầu mỏ Mỹ
BP : Tập đoàn dầu khí Anh
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng
DN : Doanh nghiệp
EIA : Cơ quan thông tin năng lượng
IEA : Cơ quan Năng lượng thế giới
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : Quỹ tiền tệ Thế giới
KD : Kinh doanh
NK : Nhập khẩu
NMLD : Nhà máy lọc dầu
NSNN : Ngân sách Nhà nước
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



STT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển
8
Bảng 1.2
Sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới
11
Bảng 1.3
Sản lượng và thị phần trung bình của các nước xuất
khẩu dầu mỏ ngoài OPEC
23
Bảng 2.1
Các lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2008
37
Bảng 2.2
Tổng hợp lượng xăng dầu nhập khẩu 2004-2008
55



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ


STT
Tên biểu
Trang
Biểu đồ 1.1
Sản lượng dầu tiêu thụ từ năm 1997-2007
13
Biểu đồ 1.2
So sánh nguồn cung dầu mỏ thế giới và của OPEC
18
Biểu đồ 1.3
Tỉ trọng nguồn cung dầu mỏ của OPEC
19
Biểu đồ 1.4
Các nước có tổng sản lượng dầu lớn nhất thế giới
năm 2007
24
Biểu đồ 2.1
So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu
xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008
29





1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy trên trái đất, một kỷ nguyên mới cho

ngành năng lượng đã thực sự bắt đầu. Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu
mỏ-trong đó có xăng dầu trở thành năng lượng không thể thiếu đối với loài
người. Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục biến động và ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả các sản phẩm dầu mỏ. Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở các quốc
gia trong khi nguồn cung dầu mỏ có hạn đã làm cho thị trường dầu mỏ liên
tục căng thẳng trong những năm gần đây.
Một trong những sản phẩm dầu mỏ thiết yếu đối với đời sống là xăng
dầu. Xăng dầu là nhiên liệu cần thiết cho tất cả các loại phương tiện hiện đại,
giúp con người thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng cũng là nhiên liệu
dùng cho máy móc trong sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Vì vậy, xăng dầu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống dân sinh, sản xuất
và thương mại.
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng, nhu cầu sử dụng
năng lượng của con người tăng mạnh. Những tác động của cung-cầu và một
số nhân tố khách quan khác khiến giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng mạnh,
kéo giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, cho đến khi nhà máy lọc
dầu Dung Quất đi vào hoạt động vào tháng 02/2009, Việt Nam nhập khẩu
100% xăng dầu nên trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế
giới. Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2004-2008, giá cả xăng
dầu trong nước luôn trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán, gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sản xuất và tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do
đó, vấn đề đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá từ đó rút
ra các giải pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa. Xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em chọn vấn đề: “Tổng quan về thị trường dầu

2

mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt
Nam giai đọan 2004-2008” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát chung về thị trường dầu mỏ thế giới.
- Tìm hiểu những nét khái quát chung về mặt hàng xăng dầu và thị trường
xăng dầu Việt nam để có cái nhìn tổng quan nhất.
- Phân tích nghiên cứu biến động của giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị
trường Việt Nam và đặc biệt đi sâu tìm hiểu những tác động của nó tới nền
kinh tế nói riêng và toàn bộ đời sống xã hội nói chung trong giai đoạn 2004-
2008. Từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất nhằm đưa ra được những
nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá cả tăng giảm thất thường nêu trên.
- Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực
của biến động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời đưa ra những giải
pháp nhằm điều tiết giá cả trong thời gian tới.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là phương pháp phân
tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá tài liệu,
phương pháp so sánh… Các số liệu được sử dụng trong khoá luận được thống
kê từ nhiều nguồn tài liệu: các loại văn bản của Bộ Tài Chính, trang web, các
phương tiện thông tin đại chúng … Ngoài ra những số liệu còn có sẵn tác giả
tự tổng hợp thành các bản thống kê, biểu đồ so sánh, hệ thống nhằm cụ thể
hóa nội dung cần phân tích.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nội địa;
diễn biến giá cả xăng dầu trên thị trường; các chính sách của nhà nước có liên
quan tới quản lý giá cả xăng dầu. Ngoài ra đề tài cũng đi vào phân tích khái
quát diễn biến giá cả dầu thô thế giới, tình hình giá cả các loại hàng hoá nói
chung nhằm làm nổi bật nội dung vấn đề nghiên cứu.

3

- Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận đi sâu nghiên cứu diễn biến giá cả của mặt
hàng xăng dầu và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai

đoạn 2004-2008.
5. Kết cấu khoá luận
Ngoài lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo… khóa luận gồm có 3
chương:
Chƣơng I: Một số vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu và thị trường dầu
mỏ thế giới.
Chƣơng II: Tình hình biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam
trong những năm gần đây và tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước
giai đoạn 2004-2008.
Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm điều tiết giá xăng dầu trong nước trong
thời gian tới.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô chỉ bảo để khóa luận của
em được hoàn chỉnh hơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn ThS.Lý Hoàng Phú đã hướng dẫn
trong quá trình hoàn thiện khoá luận này. Em cũng xin cảm ơn thư viện Quốc
gia-Hà Nội, thư viện trường đại học Ngoại thương cùng một số người thân
làm ở Cục quản lí giá-Bộ tài chính đã cung cấp nhiều số liệu và tài liệu quan
trọng được sử dụng trong đề tài.





4

CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ
THỊ TRƢỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI


I. VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ.
1. Nguồn gốc và các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu
1.1. Nguồn gốc và phân loại xăng dầu
Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi và vì thế loài
người đã tìm thấy dầu mỏ hàng ngàn năm trước Công nguyên.Tuy nhiên ở
thời kỳ này dầu mỏ mới chỉ được khai thác bằng phương pháp sơ khai và
thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai
thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi cư dân bản địa khai thác dầu mỏ
để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được
tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ
để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.
Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình
công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi
quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm
bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ 19 một số nhà khoa học
đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm
1852 một nhà bác sĩ và điạ chất người Canada tên là Abraham Gessner đã
đăng kí một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối
sạch. Năm 1855 nhà hoá học người Mỹ Beijamin Siliman đề nghị dùng axit
sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt. Người ta cũng bắt đầu đi tìm
những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời
gian từ 1857 đến 1859. Nhà địa chất Hoa Kì Edwin L.Drake phát hiện ra mỏ
dầu lớn đầu tiên tại Pennylvania vào ngày 27 tháng 8 năm 1859. Drake khoan

5

dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ Geogre H.Bissel và đã
tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2m. Phát hiện của Edwin.L
Drake đã đánh dấu một bước ngoặt cho nghành năng lượng toàn cầu và kể từ
đó dầu mỏ trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với con người.

Các thành phần hoá học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp
chưng cất phân đoạn. Khi chưng cất dầu thô các sản phẩm thu được từ việc
lọc dầu có thể kể đến là dầu hoả, benzen, xăng, parafin, nhựa đường Xăng
dầu là chỉ các sản của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm:
xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản
phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa
lỏng.
1
Các sản phẩm lọc dầu thô dưới các điều kiện nhiệt độ khác nhau sẽ tạo
ra các sản phẩm xăng dầu khác nhau. Mỗi loại sản phẩm đó lại có các chức
năng khác nhau và được dùng trong rất nhiều các lĩnh vực của đời sống sinh
hoạt và sản xuất. Việc định giá loại xăng dầu nào sẽ phụ thuộc vào sự thiết
yếu của sản phẩm, tính phức tạp trong quy trình lọc hóa dầu để tạo ra được
sản phẩm đó. Do đó, để hiểu rõ tầm quan trọng của các sản phẩm xăng dầu
trước hết cần tìm hiểu các chủng loại, đặc tính từng loại và ứng dụng thực tiễn
của chúng.
Sản phẩm xăng dầu bắt nguồn từ dầu mỏ hay còn gọi là dầu thô, còn
được ví như “vàng đen”, là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục.
Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái đất. Hiện nay,
dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen, và xăng nhiên liệu. Ngoài
ra dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của
ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa
đường… Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại


1
Nghị định 55/ NĐ- CP ban hành 06/04/2007 , chương 1, điều 3, mục 1.

6


dùng cho hóa dầu
2
. Do dầu thô là nguồn năng lượng không thể tái tạo nên
nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt của dầu mỏ trong tương lai không
xa. Các thành phần hóa học của dầu thô được chia tách bằng phương pháp
chưng cất phân đoạn sẽ tạo ra các sản phẩm dầu mỏ. Khi chưng cất dầu thô ở
các nhiệt độ khác nhau sẽ thu được các sản phẩm khác nhau như sau:
- Xăng ête: (40-70°C) là một nhóm hiđrôcacbon lỏng dễ cháy và dễ bay
hơi, được sử dụng chủ yếu để làm dung môi. Xăng ête thu được từ chưng cất
phân đoạn dầu mỏ như là sản phẩm trung gian giữa xăng naphta nhẹ hơn và
dầu hoả nặng hơn. Nó có khối lượng riêng khoảng 0,7 đến 0,8 khối lượng
riêng của nước tuỳ thuộc vào thành phần cụ thể của nó.
- Xăng nhẹ: (60-100°C) hay còn gọi là et-xăng, là một loại dung dịch
nhẹ chứa hiđrôcacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử
dụng như một loại nhiên liệu dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng.
Xăng được dùng trong các loại máy móc chạy bằng xăng như: xe máy, ô tô,
máy bay, máy phát điện. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản là các quốc gia tiêu
thụ xăng lớn nhất trên thế giới.
- Xăng nặng: (100-150°C) dùng làm nhiên liệu cho máy bay, ô tô, xe
máy.
Ngoài các loại xăng, dầu thô còn được thành sản phẩm dầu các loại, cụ thể:
- Dầu hoả nhẹ: (120-150°C) dùng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt
và các sản phẩm làm khô nhanh khác.
- Dầu hoả: (150-300°C) thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở
nhiệt độ 150°C đến 275°C. Dầu hoả được sử dụng như là nhiên liệu cho các
bếp ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường ở đó dầu hoả không đựơc
làm tinh khiết và còn nhiều tạp chất. Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hoả
nặng với các thông số nghiêm ngặt hơn.



2
Bách khoa toàn thư mở: tra cứu ngày
02/02/2009

7

- Dầu diesel: (250-350°C) là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh
chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả và dầu bôi trơn.
Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370°C. Các nhiên liệu diesel
nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi từ 315 đến 425°C còn gọi là dầu Mazut. Dầu
diesel có thể được dùng trong loại động cơ diesel.
- Dầu bôi trơn: (>300°C) được chia thành nhiều loại, mỗi loại được
chia thành nhiều nhóm thường là dựa trên độ nhớt trong đó dầu bôi trơn động
cơ (còn gọi là dầu nhờn, dầu nhớt) chiếm khoảng 40% dầu bôi trơn ở các
nước công nghiệp.
3

Ngoài các sản phẩm chính là xăng, dầu như trên còn có một số sản
phẩm khác có thể thu được từ quá trình chưng cất dầu mỏ như: hắc ín, nhựa
đường và các nhiên liệu khác.
4

Qua đó, có thể thấy dầu mỏ là một loại hàng hóa đa tính năng. Các sản
phẩm thu được từ dầu mỏ rất phong phú về chủng loại và đa dạng về công
dụng, mỗi loại chuyên dùng cho một loại máy móc khác nhau. Thông qua
chức năng và phạm vi sử dụng của các sản phẩm này, chúng ta càng thấy rõ
sự cần thiết của chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
1.2. Các đặc tính cơ bản của mặt hàng xăng dầu
- Đặc tính lý hoá: Xăng dầu là dạng hóa chất ở thể lỏng, dễ bốc hơi,
nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Do đó, việc bảo quản, chuyên chở, và sử

dụng xăng dầu cũng cần có những yêu cầu khác hẳn với các mặt hàng khác
như: phương tiện, thiết bị chuyên dùng, công tác bảo đảm an toàn phòng
cháy, chữa cháy. Hơn nữa, xăng dầu là sản phẩm dễ bị hao mòn hữu hình
thông qua quá trình vận chuyển như: bay hơi, dễ làm giảm hoặc mất phẩm
chất. Vì vậy, yêu cầu về bảo quản để bảo đảm chất lượng xăng dầu là tương
đối cao và phải được chú trọng, nếu không giá trị của xăng dầu sẽ giảm.


3
Bách khoa toàn thư mở: , tra cứu ngày 02/02/2009
4
Tổng hợ từ các website: và


8

Bảng 1.1: Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển
Hình thức vận chuyển
Mức hao hụt của xăng(%)
Mức hao hụt của dầu(%)
Đường thủy
0,025
0,015
Đường sắt
0,06
0,022
Đường ống
0,5
0,25
Đường ô tô

0,08
0,004

Nguồn: Nguyễn Cao Vãng, Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, NXB
Chính trị Quốc gia năm 1995
- Đặc tính “chuyển hoá hoàn toàn”: nghĩa là thông qua quá trình
chuyển hoá về lượng và chất tạo ra công năng mới. Nói cách khác, quá trình
tiêu dùng xăng dầu là quá trình gián tiếp tham gia vào giá trị của các sản
phẩm, hàng hóa khác. Đặc tính của xăng dầu có tính đặc biệt như trên nên
việc sử dụng xăng dầu trong đời sống và sản xuất không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của con người. Việc tiết kiệm xăng dầu trong quá trình sử dụng còn
phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố, xét trên toàn bộ quá trình hoạt động, sản
xuất xem có phù hợp hay không, để không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của
xã hội. Với những đặc tính như trên, có thể thấy những yếu tố khách quan như
điều kiện môi trường, khí hậu, quá trình vận chuyển và bảo quản… cũng là
các nhân tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả mặt hàng này.
2. Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế tại các quốc gia trên thế
giới
2.1. Vị trí của xăng dầu trong nền kinh tế hiện đại
Trước đây, các sản phẩm của xăng dầu chủ yếu để làm chất đốt, chất
tẩy các vết bẩn trên quần áo… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã
hội và khoa học kĩ thuật, xăng dầu đã xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội như vận tải, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp v.v…
Ngày nay, trong bất kì một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào cũng chứa một

9

lượng chi phí xăng dầu nhất định. Một trong những ngành tiêu thụ xăng dầu
nhiều nhất là ngành giao thông vận tải. Tất cả các phương tiện giao thông
hiện đại như xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ… hiện nay đều phải sử

dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu để vận hành, các loại dầu bôi trơn để bảo
dưỡng máy móc. Trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có một loại nhiên liệu
nào dùng cho động cơ có thể thay thế tốt hơn và hiệu quả hơn nhiên liệu xăng
dầu. Do đó, trong giá thành sản phẩm ngành vận tải, chi phí xăng dầu chiếm
xấp xỉ 40% tổng giá thành, trong ngành sản xuất nhiệt điện, chi phí xăng dầu
chiếm 22-25% tổng giá thành, đối với các ngành sản xuất công nghiệp, chi
phí xăng dầu khoảng 5-17%, ngành nông nghiệp chi phí xăng dầu chiếm ít
hơn, khoảng 3-15%. Riêng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chi
phí cho ngành này chiếm từ 70-80% tổng phí của một chuyến đi biển
5
. Có thể
thấy chi phí xăng dầu là một bộ phận chi phí quan trọng trong giá thành sản
phẩm. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng giá thành, đồng thời chính là một
bộ phận trong cấu thành giá trị sản phẩm.
Để đánh giá tầm quan trọng của dầu mỏ đối với các quốc gia người ta
có thể căn cứ vào lượng dầu tiêu thụ của các quốc gia đó. Nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu ở các nền kinh tế phát triển liên tục gia tăng trong những năm gần
đây. Theo tổng hợp số liệu từ EIA, lượng tiêu thụ xăng dầu của thế giới trong
năm 2006 đạt gần 85 triệu thùng dầu mỗi ngày trong đó thị trường Bắc Mỹ
tiêu thụ nhiều nhất với hơn 25 triệu thùng mỗi ngày. Riêng Mỹ là nước tiêu
thụ xăng dầu hàng đầu thế giới với gần 21 triệu thùng mỗi ngày năm 2006 và
cũng trong năm này tổng lượng dầu tiêu thụ của các nước thuộc OECD đạt
gần 50 triệu thùng mỗi ngày chiếm hơn 50% tổng lượng dầu tiêu thụ toàn thế
giới
6
. Trong giai đoạn 2002-2007 tổng lượng dầu tiêu thụ tại các nước thuộc


5
Nguyễn Đình Cát, Bí mật thế giới dầu mỏ, báo Nhân dân (2006)

6
Energy Information Administration( EIA), Office of Energy markets and End Use, International Energy
Statistics team.
tra cứu ngày 03/02/2009

10

OECD cũng tăng đáng kể. Con số này đạt gần 48 triệu thùng/ngày năm 2002,
và đạt 49,1 triệu thùng năm 2007, luôn chiếm hơn ½ tổng lượng dầu tiêu thụ
toàn thế giới. Cũng theo số liệu từ EIA trong giai đoạn 2002-2007, Mỹ luôn là
nước tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất thế giới: 19,8 triệu thùng mỗi ngày vào
năm 2002, liên tục gia tăng trong những năm tíêp theo và đạt gần 20,8 triệu
thùng vào năm 2007. Trung bình Mỹ tiêu thụ gần 21 triệu thùng mỗi năm
trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2002-2007 này, khu vực tiêu thụ lượng
dầu lớn nhất là Bắc Mỹ, trung bình mỗi ngày tiêu thụ 24-25 triệu thùng. Tiếp
đó là khu vực châu Á và châu Đại Dương, kể từ năm 2002 đến nay lượng dầu
tiêu thụ ở khu vực này liên tục gia tăng đặc biệt phải kể đến Trung Quốc và
Ấn Độ là những nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới.
2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia đang phát triển
Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chiếm tới hơn 80% dân
số thế giới. Với những đặc trưng cơ bản như nền kinh tế có điểm xuất phát
thấp, dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và có trình độ khoa học công
nghệ thấp. Thực trạng này đòi hỏi các quốc gia này phải nỗ lực rất nhiều
trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cùng với quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hóa nền kinh tế. Rất nhiều nền kinh tế đang phát triển vốn là những
nước giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu mỏ nhưng lại là những
nước nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ. Theo xu hướng phát triển chung của
thế giới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của các nước đang phát triển cũng không
ngừng gia tăng. Tuy sản lượng tiêu thụ dầu mỏ nói chung và xăng dầu nói
riêng ở các nước đang và kém phát triển thấp hơn các nước phát triển nhưng

xăng dầu cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triền kinh tế ở những nước
này khi mà hiện nay không có ngành công nghiệp nào là không cần đến sự
đóng góp của xăng dầu. Vai trò của xăng dầu lại càng quan trọng hơn khi các
nước đang phát triển đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá




11

nên nhu cầu sử dụng dầu mỏ gia tăng là tất yếu. Theo số liệu tổng hợp của
EIA, sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới giai đoạn 2002-
2007 được thể hiện trong bảng sau (đơn vị tính: nghìn thùng/ ngày).
Bảng 1.2: Sản lượng tiêu thụ dầu của từng khu vực trên thế giới

Nguồn: Bảng do người viết xây dựng trên số liệu từ Trang Thông tin Năng lượng EIA
7

Từ số liệu ở bảng trên ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ dầu mỏ ở các
nước đang phát triển tăng đáng kể trong giai đoạn 2002-2007. Khu vực Trung
và Nam Mỹ có sản lượng dầu tiêu thụ trong giai đoạn này tăng trung bình
2,69%/năm, khu vực Trung Đông tăng 3,51%/năm, châu Phi tăng 2,91%,
châu Á và châu Đại Dương tăng 3,194%. Sở dĩ lượng dầu mỏ tiêu thụ trong
giai đoạn này tại các nước đang phát triển lại tăng đáng kể như vậy là do các
nước này đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Trong giai đoạn này các quốc gia này phải đầu tư phát triển rất nhiều
ngành công nghiệp mới như công nghiệp ô tô, khai khoáng Mà những
ngành công nghiệp mới này lại yêu cầu sử dụng một lượng dầu lớn trong quá
trình vận hành và phát triển. Hơn nữa, do mức sống của người dân ở các quốc
gia này đang được cải thiện nhiều nên nhu cầu đi lại và dịch vụ, giải trí cũng



7
tra cứu ngày ngày 03/02/2009

Năm
Khu vực
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Bắc Mỹ
23,806.76
24,207.13
25,045.96
25,220.97
25,070.75
25,174.10
Trung và Nam Mỹ
5,237.88
5,195.68
5,347.07
5,481.75
5,691.71
5,979.86
Châu Âu
16,056.03
16,187.11

16,259.80
16,422.86
16,443.08
16,076.87
Âu á
3,828.45
3,910.22
4,040.80
4,158.81
4,197.50
4,200.20
Trung Đông
5,107.25
5,286.23
5,539.41
5,808.18
6,065.30
6,352.00
Châu Phi
2,667.73
2,715.09
2,819.46
2,972.25
2,984.93
3,078.89
Châu Á và Châu
Đại Dương
21,385.30
22,158.91
23,353.17

23,940.05
24,526.12
25,035.59

12

tăng cao nên cũng cần một lượng dầu lớn cho lưu thông và các dịch vụ khác
trong cuộc sống.
Cùng trong xu thế của khu vực và thế giới, lượng tiêu thụ dầu mỏ nói
riêng cũng như xăng dầu nói chung cũng liên tục gia tăng. Việt Nam là nước
đang phát triển và vừa mới gia nhập WTO, nên nhu cầu về năng lượng đặc
biệt là xăng dầu để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và
hội nhập kinh tế thế giới ngày càng cao. Năm 2002, sản lượng tiêu thụ dầu
mỏ trung bình ở Việt Nam là gần 193 nghìn thùng/ngày, năm 2007 là 270
nghìn thùng/ ngày. Trung bình trong giai đoạn này, sản lượng tiêu thụ dầu mỏ
ở nước ta tăng gần 7,1%/năm
8
. Với đà phát triển như hiện nay, cũng như dự
báo trong những năm tiếp theo, khu vực châu Á đặc biệt là Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trên thế giới.
Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi cần nhiều và nhiều nhiên liệu hơn nữa để phục vụ
sản xuất kinh doanh. Điều này cũng đòi hỏi về nhu cầu đối với các loại năng
lượng hàng đầu như xăng dầu cũng tăng trưởng mạnh.
Như vậy, không thể phủ nhận mối tương quan giữa trình độ phát triển
kinh tế với nhu cầu tiêu dùng xã hội, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng. Nhìn
chung, các quốc gia có lượng tiêu thụ xăng dầu lớn trên thế giới đều thuộc
nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân do kinh tế càng phát triển, các lĩnh vực
sản xuất, vận tải, công nghiệp… càng cần tiêu thụ nhiều năng lượng hơn,
nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Hơn nữa, mức sống của người
dân được nâng cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị hiện đại sử

dụng năng lượng, hoặc các phương tiện giao thông để phục vụ cho hoạt động
đi lại, du lịch… Ngược lại, đối với các nước đang phát triển và kém phát triển
thì nhu cầu năng lượng thấp hơn tuy nhiên các nước này nên cần đẩy nhanh


8
Số liệu tổng hợp từ trang Thông tin năng lượng EIA
tra cứu ngày 03/02/2009



13

nhu cầu sử dụng năng lượng để hỗ trợ các nghành công nghiệp, giao thông
vận tải, thương mại… phát triển. Cho tới nay, xăng dầu vẫn là nguồn năng
lượng chính cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã
hội của các quốc gia trên thế giới.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI
1. Nhu cầu
Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy và con người thấy được vai trò của
dầu mỏ trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế thì nhu cầu dầu mỏ
liên tục gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới. Theo tổng hợp số liệu từ EIA,
sự gia tăng nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới được thể hiện trong sơ đồ
sau: (đơn vị: nghìn thùng/ngày).
Biều đồ 1.1: Sản lượng dầu tiêu thụ từ năm 1997-2007

Nguồn: Biểu đồ được người viết xây dựng dựa trên tổng hợp số liệu từ trang Thông
tin năng lượng EIA
9


Trong vòng 10 năm từ 1997-2007 sản lượng dầu tiêu thụ của thế giới
tăng 17% từ 73,4 triệu thùng/ngày năm 1997 đến 85,9 triệu thùng/ngày năm
2007. Trong đó nhu cầu dầu mỏ đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2003-
2007, năm 2003 sản lượng tiêu thụ ở mức gần 78,1 triệu thùng/ngày và năm


9
Website Trang thông tin năng lượng:



14

2007 con số này đã đạt 85,6 triệu thùng/ngày, tăng gần 8% trong vòng 4 năm.
Sở dĩ nhu cầu dầu mỏ tăng nhanh vì trong quá trình phát triển ở các nước đòi
hỏi một lượng dầu lớn trong sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp.
Hơn nữa cuộc sống phát triển các nhu cầu cuộc sống càng được cải thiện đặc
biệt nhu cầu đi lại và nhu cầu thương mại giữa các quốc gia yêu cầu lượng
dầu lớn để phát triển các dịch vụ vận tải. Đặc biệt ở Mỹ, nơi có lượng người
dân đi lại bằng xe hơi nhiều nhất thế giới, cứ 1 người đi làm bằng xe đạp thì
có 5 người đi bộ, 9 người đi phương tiện công cộng và 154 người đi làm bằng
xe hơi riêng thì cần lượng dầu lớn để đáp ứng nhu cầu đi lại
10
. Hiện nay Mỹ
sử dụng ¼ lượng dầu mỏ mà thế giới sản xuất ra, một nửa trong số đó là cho
nhu cầu đi lại, khiến cho Mỹ ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu từ
nước ngoài. Trong lượng tiêu thụ dầu của thế giới thì nhu cầu dầu mỏ ở các
nước phát triển thuộc OECD chiếm tỉ lệ lớn, trung bình chiếm hơn 61% lượng
dầu tiêu thụ toàn thế giới. Trong 10 năm từ 1997-2007 sản lượng dầu mỏ tiêu
thụ ở các quốc gia phát triển thuộc OECD tăng hơn 5%, mức tiêu thụ hơn 46

triệu thùng/ngày vào năm 1997 và đến năm 2007 các nước này đã tiêu thụ
hơn 49 triệu thùng/ngày chiếm hơn 57% sản lượng tiêu thụ toàn thế giới. Đây
là những nước công nghiệp phát triển, thu nhập cũng như đời sống cao nên
nhu cầu năng lượng đặc biệt là dầu dùng trong sinh hoạt cũng như trong các
nghành công nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn của thế giới. Dù chiếm chưa đến
20% dân số thế giới, nhưng các nước công nghiệp chiếm tới hơn 80% lượng ô
tô trên thế giới. Với lượng ô tô sử dụng nhiều như vậy thì lượng tiêu thụ dầu
mỏ lớn là điều tất yếu. Trong đó phải kể đến Mỹ là nước tiêu thụ dầu hàng
đầu thế giới. Năm 2007 quốc gia này tiêu thụ 20,7 triệu thùng dầu mỗi ngày
chiếm hơn 50% tổng lượng tiêu thụ của các nước phát triển thuộc OECD và


10
Website:

15

chiếm hơn ¼ tổng lượng dầu tiêu thụ của toàn thế giới. Theo số liệu tổng hợp
của cơ quan thông tin năng lượng thế giới EIA các nước tiêu thụ dầu mỏ
nhiều nhất năm 2007 lần lượt là: Mỹ 20,68 triệu thùng/ngày gấp gần 3 lần
nước thứ 2 là Trung Quốc 7,6 triệu; tiếp đó đến Nhật Bản 5 triệu; Nga 2,82
triệu; Ấn Độ 2,8 triệu; Đức 2,45 triệu; Canada 2,36 triệu thùng/ngày.
11

Do sự phát triển công nghiệp và mức sống cao nên lượng dầu mỏ tiêu
thụ ở các nước công nghiệp phát triển lớn hơn nhiều so với các nước đang và
kém phát triển. Tuy nhiên tỉ trọng tiêu thụ dầu mỏ của các nước ngoài OECD
không ngừng tăng lên trong giai đoạn 1997-2007, năm 1997 lượng dầu mỏ
tiêu thụ ở các nước này chỉ chiếm 36% trong tổng lượng dầu mỏ tiêu thụ toàn
thế giới và năm 2007 tỉ trọng tiêu thụ dầu mỏ ở các nước này đã đạt gần 43%.

Châu Á đang phát triển có nhu cầu lớn về dầu, sản xuất chừng 11% số dầu thô
thế giới, nhưng lại tiêu thụ tới hơn 20%. Sự thiếu hụt này đang ngày càng lớn
hơn khi hai nền kinh tế lớn của khu vực là Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục gia
tăng nhu cầu về dầu. Năm 2003, 44,7% lượng dầu tiêu thụ trong khu vực phải
nhập khẩu so với khoảng 10% vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Cùng
với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nước
ta và GDP luôn ở mức cao đạt mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-
2008 là 7,46% thì nhu cầu dầu mỏ cũng liên tục gia tăng. Trong giai đoạn
2001-2007 sản lượng tiêu thụ dầu mỏ của Việt Nam tăng hơn 50% đạt mức
178,5 nghìn thùng/ngày năm 2001 và 270 nghìn thùng/năm vào 2007. Nước
ta là nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu gần như 100% xăng dầu
nên với sự gia tăng nhu cầu về dầu mỏ và giá dầu biến động liên tục như hiện
nay thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế trong nước và ngân sách quốc
gia. Chính vì vậy cần có những biện pháp để giảm bớt sự ảnh hưởng của giá
dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.


11
Cơ quan Thông tin năng lượng EIA



16

2. Nguồn cung
2.1. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
2.1.1. Nguồn gốc ra đời của OPEC
Vào cuối thập niên 50, việc khai thác dầu mỏ trên thế giới do những
công ty lớn đảm nhiệm, giá dầu và sản lượng khai thác do từng công ty kiểm
soát đã dẫn đến tình trạng dầu liên tục bị mất giá do các công ty đua nhau bán

phá giá. Trước tình hình đó, các nước xuất khẩu dầu trên thế giới nhận thấy
cần có một tổ chức chung để điều hành và thống nhất giá và sản lượng khai
thác dầu trên thế giới, bảo vệ lợi ích của từng quốc gia. Họ đã ngồi lại cùng
bàn và ngày 14/09/1960, tổ chức OPEC ra đời. Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu lửa trong tiếng Anh viết tắt là OPEC-Organization of the Petroleum
Exporting Countries. OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi
các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại
Bagdad (từ 10 tháng 09 đến 14 tháng 09 năm 1960). Các thành viên Qata
(1961), Indonesia (1962), Libia (1962), các tiểu vương quốc Ả Rập Thống
nhất (1967), Algerie (1969), và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau
đó. Trong số các nước thành viên, có hai nước gia nhập sau, nhưng sau đó lại
rút khỏi OPEC là : Ecuador (gia nhập năm 1973, rút khỏi năm 1992), Gabon
(gia nhập năm 1975, rút khỏi năm 1995). Trong năm năm đầu tiên trụ sở của
OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ , sau đó chuyển về Wien, Áo từ tháng 09 năm
1965.
12

Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng
dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.
13
Sự phát triển
của từng thành viên OPEC cũng không đồng đều, các nước vùng Vịnh như
Kuwait, Qatar, Saudi Arabia, và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất có trữ
lượng và sản lượng khai thác cao hơn, tạo nên sự thịnh vượng cho đất nước


12
Website: , tra cứu ngày 04/02/2009
13
Website:


17

và cũng luôn biết dùng giá dầu như một công cụ chính trị quan trọng chi phối
thế giới, nhất là các nước phương Tây. Mọi động thái của OPEC đều có thể
gây ảnh hưởng lớn đến giá dầu thế giới trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là
trong những biến động về giá dầu trong những năm gần đây.
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước
thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu
14
. Hội nghị các bộ
trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức
mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù
hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau
theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.
2.1.2. Vai trò của OPEC trên thị trường dầu mỏ thế giới
Do tầm quan trọng của dầu, một trong những nỗi quan ngại lớn nhất đối
với các nước tiêu thụ dầu là an ninh nguồn cung dầu từ các nước sản xuất dầu
chính (OPEC). Dưới các điều kiện thích hợp, những nước này có thể đáp ứng
được nhu cầu tăng cao về dầu trên thế giới. Hiện tại các nước OPEC có thể
đáp ứng được 40% cầu của thế giới và cũng có thể mở rộng sản lượng để đáp
ứng nhu cầu đang tăng lên trong tương lai. Mặc dù giếng dầu có thể tìm được
ở nhiều nơi trên thế giới, một phần lớn nhất tập trung ở Trung Đông. Theo số
liệu của BP, năm 2005 trữ lượng dầu trên thế giới khoảng 1200 tỉ thùng. Cũng
trong cùng năm trữ lượng dầu của OPEC được tính toán chiếm 743 tỉ thùng
hay 62% tổng trữ lượng thế giới. Khu vực này còn được tận hưởng chi phí sản
xuất thấp nhất trên thế giới, ở Iraq chỉ khoảng 1-2 đôla/thùng.
15
Kể từ khi ra
đời, OPEC luôn có vai trò to lớn trong việc cung cấp một lượng dầu lớn cho

thế giới và vì thế tổ chức này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động giá
cả trên thị trường dầu mỏ thế giới.


14
Tổng hợp từ các webste www.vietnamnet.vn và www.vi.wikipediaa.org , tra cứu ngày 04/02/2009
15
Website: , tra cứu ngày 04/02/2009

18

Chúng ta có thể thấy rõ vai trò của OPEC đối với nguồn cung dầu mỏ
thế giới qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ1.2: So sánh nguồn cung dầu mỏ thế giới và của OPEC

Nguồn: Trang thông tin năng lượng thế giới
16

Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp tăng đều
trong giai đoạn 1960-1970, đạt hơn 10 triệu thùng/ngày vào năm 1960 và đến
năm 1972 sản lượng đã đạt gần gấp 3 lần năm 1960 đạt gần 30 triệu thùng/
ngày. Sau đó trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần đầu tiên 1973-1975 nguồn
cung dầu mỏ của thế giới cũng như của OPEC đều giảm nhẹ. Và cuộc khủng
hoảng dầu mỏ lần thứ 2 vào những năm 1980 làm nguồn cung dầu mỏ trên
toàn thế giới suy giảm nặng nề. Và nguồn cung dầu mỏ của OPEC cũng như
trên toàn thế giới liên tục giảm trong những năm tiếp theo từ 1982-1986.

17
Vào năm 1986, sản lượng dầu mỏ OPEC cung cấp chỉ đạt được 18,8 triệu
thùng/ ngày và của thế giới đạt 56,2 triệu thùng/ngày. Qua giai đoạn khủng

hoảng này nguồn cung dầu mỏ thế giới tương đối ổn định, có biến động tăng


16
Biểu đồ được trang thông tin năng lượng thế giới tổng hợp

17
Phân tích từ số liệu của EIA
/>2007&search.x=28&search.y=15 tra cứu ngày 06/02/2009

×