Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.01 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
***


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng
toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới
và bài học đối với Việt Nam


Họ và tên sinh viên : Hà Hải Vân
Lớp : Anh 5
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Lan




Hà Nội - 11/2009
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU 4


I. Lý luận chung về lãnh đạo 4
1. Khái niệm về lãnh đạo 4
2. Đặc điểm của lãnh đạo 6
3. Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo 8
II. Lý luận về khủng hoảng toàn cầu 11
1. Khái niệm và chu kì khủng hoảng 11
1.1. Khái niệm 11
1.2. Chu kì khủng hoảng 11
2. Một số loại khủng hoảng về mặt kinh tế 12
2.1. Khủng hoảng tài chính 12
2.2. Khủng hoảng kinh tế 14
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay 17
3.1. Nguyên nhân 17
3.2. Diễn biến 20
3.3. Hậu quả 21
III. Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 21
1. Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 21
2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu 22
2.1. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn 23
2.2. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự 25
2.3. Đảm bảo quản lý các quyết định theo mục tiêu 26
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU 29
I. Thực trạng lãnh đạo của các công ty trên thế giới trong bối cảnh khủng
hoảng toàn cầu 29
1. Những vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn
cầu 29
1.1. Thiếu hụt năng lực lãnh đạo trên toàn cầu 29

1.2. Khả năng lãnh đạo thích ứng với xu thế toàn cầu trong khủng hoảng 30
2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo của các
công ty trên thế giới 33
2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn 33
2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự 36
3. Tìm hiểu các kinh nghiệm lãnh đạo thành công trong khủng hoảng của
các tập đoàn trên thế giới 38
3.1. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn Wal-Mart 38
3.2. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn IBM 43
II. Thực trạng lãnh đạo của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng toàn cầu 49
1. Đặc điểm lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam 49
1.1. Đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam 49
1.2. Thực trạng lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam 53
2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo trong
các doanh nghiệp Việt Nam 58
2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn 59
2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự 62
2.3. Quản lý theo mục tiêu 63
CHƢƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG
BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU 64
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
I. Bài học cho chính phủ Việt Nam 64
1. Hoàn thiện các chính sách về pháp luật, cải tổ bộ máy nhà nước 64
2. Đánh giá sớm và chính xác các tác động của cuộc khủng hoảng 65
3. Tập trung giải quyết các yếu điểm của nền kinh tế trong bối cảnh khủng
hoảng 67
4. Tăng cường biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập
đoàn 69

II. Bài học cho các nhà lãnh đạo 71
1. Tăng cường công tác dự báo ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 71
2. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp hợp lý và linh hoạt 72
3. Đưa ra các chính sách mới tương thích với tình hình kinh tế chung 74
3.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu và hệ thống phân phối mạnh để giành
được thị phần 75
3.2. Xem xét lại toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, ưu tiên cho các
công việc phù hợp với tình hình thực tế 76
3.3. Tiếp tục đầu tư vào thế mạnh của doanh nghiệp 78
3.4. Cân nhắc với thị trường ngoại và các hoạt động Mua lại và Sát nhập
(M&A) 79
4. Phát triển tốt các mối quan hệ tăng cường hợp tác của các bộ phận và
mỗi người trong doanh nghiệp 80
4.1. Củng cố tinh thần nhân viên 80
4.2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp 82
4.3. Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT



CKKTSXTBCN : Chu kì kinh tế sản xuất tư bản chủ nghĩa
KHTC : Khủng hoảng tài chính
KHKT : Khủng hoảng kinh tế
CNTT : Công nghệ thông tin
R&D : Nghiên cứu và phát triển
M&A : Mua bán và sáp nhập

DN : Doanh nghiệp
DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
TQM : Quản lý chất lượng toàn diện
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
BHTG : Bảo hiểm tiền gửi

Khoá luận tốt nghiệp
Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo 9
Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa quản lý truyền thống 10
và lãnh đạo hiện đại 10
Bảng 2.1. So sánh đặc điểm DNVN và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường 50
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng với môi trường làm việc của lãnh
đạo và nhân viên trong tổ chức 57

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Chu kì khủng hoảng kinh tế 11
Biểu đồ 2.1. Tính thanh khoản của các công ty ở Mỹ sụt giảm kỉ lục năm 2008
34
Biểu đồ 2.2. Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản tính từ tháng 1/2006 đến
tháng 11/2008 35
Biểu đồ 2.3. Lãnh đạo công ty Mỹ đối phó với khủng hoảng dựa trên các
quyết định về nhân sự 36
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha tăng lên

trong khủng hoảng 37
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện doanh số của các công ty bán lẻ 40
trong tháng 2 40
Biểu đồ 2.6. Điều tra tâm lý tiêu dùng của khách hàng 41
trong năm 2008 41
Biểu đồ 2.7. Trình độ học vấn của lãnh đạo trong các doanh nghiệp 54
Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của mỗi thách thức đối với tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam 59
Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tình trạng DNNVV ở Việt Nam trong 2008 61

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình chức năng của doanh nghiệp Việt Nam 51
Hình 2.2. Mô hình chức năng của doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế
kinh tế thị trường 51
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên khắp thế giới, không ai còn xa lạ trước những thống kê về số lao
động mất việc, số hợp đồng bị hủy, số công ty đóng cửa hàng ngày. Khi mà
ngay cả những người khổng lồ ở phố Wall cũng phải gục ngã, thì việc hiệu
ứng toàn cầu đánh tan cái “chủ nghĩa kinh nghiệm” vốn rất phổ biến trong
suốt chặng đường kinh doanh của người Việt cũng không mấy bất ngờ.
Chúng ta cũng có thể tự nhận ra rằng các năng lực lãnh đạo hiện nay của
doanh nhân là chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thời cuộc. Chính vì thế, “lột xác”
để đi lên chính là việc sống còn. Những nhà lãnh đạo, doanh nghiệp Việt Nam

không chỉ phải tìm cách vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay,
mà còn phải biết cách vượt qua khủng hoảng về năng lực kinh doanh của
chính mình. Đó cũng là hành trình bước vào một “thế giới kinh doanh” và
một “thời đại kinh doanh” hoàn toàn đổi khác.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, không chỉ gây ra những tổn thất, mà còn
mang đến một giá trị vô hình rất lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Cái “được” vô hình này lớn không kém gì so với những cái “mất” hết sức hữu
hình mà mọi người đều nhận ra. Đó chính là sự thức tỉnh ở nhiều doanh nhân
Việt Nam, rằng: một kỷ nguyên mới trong kinh doanh đã bắt đầu, kỷ nguyên
mới đòi hỏi phải có những con người với khát vọng mới, năng lực mới và văn
hóa mới. Xã hội đang chờ đợi sự “trở mình” của những doanh nhân muốn
khẳng định mình trong cuộc đua tranh toàn cầu. Xã hội đang sẵn sàng tôn
vinh những người con người dấn thân vào sự nghiệp kinh thương, để tạo dựng
những giá trị vững chắc và trường tồn cho chính mình, cho dân tộc mình và
mang nhiều giá trị cho thế giới.
Khủng hoảng - cũng là tiếng chuông báo hiệu thời đại mới đã vang lên.
Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là nhìn thấy cơ hội, và cách hay nhất để
thoát khỏi bế tắc là nhận ra con đường dài phía trước. Một nền kinh doanh mới
đang chờ đợi chúng ta. Việt Nam đang thực sự cần những nhà lãnh đạo dẫn dắt
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

2
những doanh nghiệp trong hành trình chinh phục kinh tế. Với lý do như vậy,
người viết lựa chọn đề tài khóa luận là : “Lãnh đạo trong bối cảnh khủng
hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu những lý thuyết, quan điểm liên quan đến lãnh đạo
và lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu để có cái nhìn vĩ mô mang

tính lý thuyết về đề tài.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các tập đoàn đang bươn
chải trong khủng hoảng lấy ví dụ ở hai tập đoàn hàng đầu thế giới là tập đoàn
bán lẻ Wal-Mart và tập đoàn Công nghệ thông tin IBM để sàng lọc và đánh
giá những kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng đối chiếu với tình hình
kinh tế Việt Nam hiện tại ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
toàn cầu.
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt
Nam đánh giá về chất lượng, năng lực và các phong cách lãnh đạo thường
được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là gì? Đã mang lại hiệu quả cho
hoạt động của doanh nghiệp hay chưa? Và đã có những biện pháp lãnh đạo gì
để đối phó với khủng hoảng toàn cầu?
Cuối cùng, người viết thực sự mong muốn qua thời gian nghiên cứu,
tìm tòi thực hiện khóa luận sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm có giá trị cho
bản thân đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp các doanh nhân nâng cao nhận
thức và năng lực lãnh đạo để mang lại hiệu quả cao nhất trong môi trường
kinh doanh đầy biến động.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan điểm về lãnh đạo trong thời kì khủng
hoảng, bản thân các nhà lãnh đạo trên thế giới, các nhà lãnh đạo Việt Nam,
các tập đoàn trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu sẽ dừng lại ở các quan điểm mang tính chung và
phổ biến nhất về lãnh đạo trong khủng hoảng kinh tế hiện nay, những hoạt
động lãnh đạo ứng phó với khủng hoảng trên thế giới lấy dẫn chứng ở hai tập
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

3
đoàn đương đầu khá thành công trong khủng hoảng và hoạt động lãnh đạo tại

các doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai mảng nhà nước, tư nhân và những biện
pháp mang tính đối phó với cuộc khủng hoảng tại các doanh nghiệp này nói
chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện khóa luận này là
phương pháp nghiên cứu tình huống. Việc nghiên cứu tại bàn sẽ được tiến
hành trên cơ sở thu thập nhiều nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí và mạng
Internet. Bước này sẽ giúp người viết có cái nhìn toàn diện về thực trạng lãnh
đạo trong bối cảnh khủng hoảng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phương pháp xử lý thông tin là tổng hợp phân tích và đánh giá.
5. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Lý luận chung về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng
toàn cầu
Chương 2: Thực trạng về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu
Chương 3: Bài học kinh nghiệm về lãnh đạo trong khủng hoảng đối với
Việt Nam
Đây là một đề tài còn rất mới đồng thời vẫn còn những tồn tại mà thế
giới phải đối phó trong bối cảnh khủng hoảng do đó khóa luận không thể
tránh khỏi sai sót và hạn chế về mặt cập nhật thông tin. Em hy vọng sẽ nhận
được sự góp ý từ các thầy cô, các nhà lãnh đạo và bạn đọc quan tâm để đề tài
được hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn trường ĐH Ngoại Thương , khoa Quản trị
kinh doanh đã tạ o điề u kiệ n cho em viế t khó a luậ n nà y , đặc biệt cảm ơn Thạc
sỹ Đặng Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận. Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả các tài liệu em
tham khảo và hi vọng khóa luận của em sẽ góp phần là tiền đề cho các công
trình nghiên cứu sau này.


Khoá luận tốt nghiệp


Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

4
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI
CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU

I. Lý luận chung về lãnh đạo
1. Khái niệm về lãnh đạo
Có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ “lãnh đạo”, và chúng ta hay đồng
nhất khái niệm lãnh đạo với quyền lực và cách quản lý nhân viên cấp dưới.
Thuật ngữ “lãnh đạo” có nghĩa khác nhau tùy theo từng lĩnh vực và thời đại.
- Trong thời kỳ phong kiến: “Lãnh đạo” nhằm nói về những người dẫn
đầu trong các nhóm, lực lượng quân đội hay nắm giữ những quyền lực chính trị
lớn như hoàng đế, tướng lĩnh, quan hay người dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa.
- Trong kinh tế: Thuật ngữ này thường được sử dụng để nói đến những
người nắm giữ vai trò và quyền lực quan trọng trong tổ chức, với tư cách là
người đại diện, dẫn đầu, quyết định cho các hoạt động nội bộ, duy trì kỷ luật
và đề xướng hướng đi cho mọi người cũng như khả năng ảnh hưởng đến tính
hiệu quả tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cũng như khả
năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Dù nhìn nhận theo cách nào, lãnh đạo cũng phải đảm bảo được 3 yếu
tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh
hưởng. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các
định nghĩa khác nhau về lãnh đạo.
Theo Stogdill: “Lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng
buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng của một cá nhân đối với người
khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của
người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng”.

1



1
Stogill, R. M. (1974), Handbook of leadership: A survey of theory, and research - The Free Press, 81, New
York.
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

5
Robert House định nghĩa rằng: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng,
kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu
quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc”.
2

Maxwell định nghĩa: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng đến người
khác”.
3
Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn
có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng
ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là:
tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một
số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy
luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí từ những người có chức vụ
quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng
thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế
toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một

giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng
nhóm trong một nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong
các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề
xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ.
Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “nhà lãnh đạo”. Lãnh
đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực
hiện hành động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng
gắn với nhau. Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực
hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà
lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống
và các cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh


2
Robert J. House (2004), Culture, Leadership and Organizations - The GLOBE Study of 62 Societies, Sage
Publications Inc., 35, Thousand Oasks.
3
John C. Maxwell, The 21 Irrefutable Laws of Leadership, 17, New York Tímes.
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

6
hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên
người khác được nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự
việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta.
Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của
mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường
của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ

đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.
Kể từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, các kiểu lãnh đạo - quản lý đã
đi theo hướng tập trung vào việc hoàn thành công việc, nhấn mạnh vào giá trị,
lòng tin cá nhân và sự hỗ trợ trong công tác nhằm đảm bảo các thành viên
đang đi theo đúng hướng đã quy định dưới tác động của hệ thống mở do ảnh
hưởng của các yếu tố chính trị - xã hội bên ngoài. Bên trong một tổ chức là
một hệ thống các văn hóa cá nhân và văn hóa nhóm cùng tồn tại cộng sinh và
tác động mạnh mẽ lên văn hóa tổ chức và khả năng hoàn thành công tác mà
trong đó lãnh đạo đóng vai trò là người điều khiển và hướng dẫn các hoạt
động của nhóm bằng cách sử dụng quyền lực chính trị ở cấp vi mô (và vĩ mô)
của mình.
Điều quan trọng trong khái niệm “lãnh đạo” là người được lãnh đạo
thông thường sẽ thừa nhận quyền lực hợp pháp và khả năng thực thi quyền
lực này của lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không thể gây
ảnh hưởng lên người khác và quyền lực này sẽ được thể hiện qua nhiều hình
thức như tiền thưởng, địa vị, phạt tiền, cảnh cáo, đuổi việc, để khiến người
khác phải làm điều mà lãnh đạo muốn làm.
2. Đặc điểm của lãnh đạo
Qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy “lãnh đạo” nhìn chung có các
đặc điểm sau:
 Thứ nhất, lãnh đạo là một tiến trình hay một chuỗi các tiến trình
gây ảnh hưởng đến người khác trong các hoạt động có tổ chức để đạt được
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

7
mục tiêu nhất định. Như vậy, để có lãnh đạo, nhất thiết phải có người được
(hoặc bị) lãnh đạo và nhóm phải có mục tiêu hoạt động cụ thể nào đó.
 Thứ hai, người lãnh đạo phải có năng lực dẫn đầu và hướng dẫn

cả nhóm những việc nên và không nên làm thông qua việc giao tiếp bằng
ngôn ngữ để trao đổi thông tin. Nói cách khác, người lãnh đạo được giả định
rằng phải làm điều đúng (do the right things) bởi vì những áp lực về trách
nhiệm, hơn là làm đúng như những gì đã được yêu cầu (do things right) như
là các nhà quản lý.
 Thứ ba, các hoạt động của lãnh đạo luôn gắn liền với các yếu tố
cấu thành như quyền lực, ảnh hưởng, địa vị và các kỹ năng lãnh đạo. Trong
đó, người lãnh đạo sẽ có được quyền và quyền lực từ địa vị đó để gây ảnh
hưởng người cấp dưới bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước cấp cao hơn hoặc
tập thể. Chính vì thế, nhà lãnh đạo phải đáp ứng một số tiêu chí đặc biệt nổi
trội hơn thành viên còn lại trong nhóm để có thể đóng vai trò dẫn đầu trong
công việc, thậm chí thâm niên công tác và bằng cấp cho dù chuyên môn của
họ có thể không liên quan gì đến lãnh đạo.
 Thứ tư, do lãnh đạo thường bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội,
chính trị, kinh tế và văn hóa, và nó cũng tác động ngược lại các yếu tố ngoại
cảnh này, làm cộng đồng dịch chuyển về hướng mới nên bản thân người lãnh
đạo phải có tầm nhìn xa và chính xác để có thể dẫn đầu cả nhóm trong việc
tìm ra hướng đi mới. Đây là khả năng cá nhân trong việc phát huy việc tồn tại
và phát triển của một tổ chức.
Khóa luận này đi sâu nghiên cứu về vấn đề lãnh đạo gắn liền với quản
trị trong doanh nghiệp. Chính vì thế, khóa luận sẽ tập trung phân tích hoạt
động lãnh đạo gắn với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà mục đích chủ
yếu là lợi nhuận và làm thế nào để những người trong doanh nghiệp đi theo
mình, đặt ra mục tiêu, định hướng hoạt động, và hướng mọi người cùng đạt
tới mục tiêu đó.
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

8

Trong doanh nghiệp, hoạt động của nhà lãnh đạo được xác định từ vị
trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể
xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn
bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng
phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm. Càng ở vị trí cao, nhà lãnh
đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn. Lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại
diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và
kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đồng thời duy trì và phát triển
doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu
quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng. Khi lãnh đạo một
doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực hiện những hoạt
động sau:
 Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch
trình để đạt được mục tiêu đó.
 Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu, tập trung vào
yếu tố con người đồng thời kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo
mình hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
 Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh
nghiệp với hệ thống bên ngoài.
 Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao thông qua xây
dựng, thực thi chiến lược, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực của công ty, kiểm
tra và đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
3. Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo
Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên đã có nhiều
quan điểm đồng nhất giữa hai khái niệm này. Peter Ferdinand Drucker, cha đẻ
của quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng: Quản lý là làm việc đúng cách, còn
Khoá luận tốt nghiệp


Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

9
lãnh đạo là làm đúng việc. Drucker muốn nhấn mạnh rằng ở vị trí đứng đầu
luôn có hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. “Nhà quản lý có thể đóng vai trò
của nhà lãnh đạo nhưng nhà lãnh đạo thì không phải lúc nào cũng là nhà quản
lý. Quản lý là quá trình đảm bảo cho chương trình và mục tiêu hành động của
tổ chức được thực hiện trong khi lãnh đạo xây dựng tầm nhìn và tạo động lực
cho mọi người”.
4
(Bảng 1.1.).


Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo

Quản lý
Lãnh đạo
 Lập ra trật tự rõ rang cho doanh
nghiệp
 Nâng cao hiệu quả của nhân viên

 Đảm bảo cho doanh nghiệp ổn định

 Lấy công việc làm gốc, sắp xếp các
nguồn tài nguyên một cách thỏa đáng

 Đưa ra phương hướng đi lên cho
doanh nghiệp
 Nâng cao độ hài lòng của nhân
viên

 Thúc đấy cho doanh nghiệp thay
đổi để phát triển
 Lấy con người làm gốc, động
viên, khuyến khích và liên kết với
nhân viên tạo thành một tập thể
đồng thuận và tích cực.
(Nguồn: Bài giảng của TS. Nguyễn Quốc Phồn)
Trước đây, trong quản lý người ta coi giám sát và đánh giá là trọng tâm
của quản lý truyền thống. Còn lãnh đạo chỉ xem là thứ yếu trong quản lý
truyền thống. Hiện nay và sau này, lãnh đạo trở nên có vai trò nổi trội; nó
không tách ra khỏi quản lý truyền thống, mà trở thành một chức năng quan
trọng mới trong quản lý doanh nghiệp hiện đại. Sự kết hợp giữa khái niệm
mới về lãnh đạo hiện đại với lý luận quản lý truyền thống, sẽ hình thành nên
một lý luận mới, phương pháp mới về quản lý hiện đại. (Bảng 1.2.)


4
Peter F.Drucker, Quản lý trong thời đại bão táp, Nguyễn Minh Tú dịch, NXB Chính trị Quốc Gia, 1993
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

10
Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa quản lý truyền thống
và lãnh đạo hiện đại
Quản lý truyền thống
Lãnh đạo hiện đại
 Chú trọng vào việc giám sát, đánh giá
 Chú trọng vào việc duy trì trật tự
 Chú trọng vào chế độ và tổ chức

 Chú trọng vào việc làm tốt những
công việc đã được quyết định
 Dựa vào nguồn lực và quy tắc
 Coi người quản lý là chủ thể, nhân
viên cấp dưới là khách thể của quản lý
(người quản lý có trách nhiệm vạch ra
quyết định, nhân viên cấp dưới có trách
nhiệm chấp hành và thực hiện quyết
sách, hai đối tượng này không thể vượt
qua giới hạn và xâm phạm các lĩnh vực
của nhau)
 Chú trọng đến các quyết sách và
sách lược kinh doanh của doanh nghiệp
 Quan tâm đến những vấn đề hiện tại
 Quan tâm đến việc mình là trọng tài,
chỉ quen nói mà không làm
 Lấy sự việc, công việc, hiệu suất và
thị trường làm gốc.
 Coi trọng vào việc động viên, khích lệ
 Coi trọng vào việc đổi mới, đột phá
 Chú trọng vào con người
 Coi trọng vào việc quyết đinh và thực
hiện chính xác công việc
 Chủ yếu dựa vào tác dụng của sự ảnh
hưởng phi quyền lực, dựa vào nghệ thuật
lãnh đạo
 Coi cả người lãnh đạo và nhân viên
cấp dưới là chủ thể của hoạt động thực
hiện và hoạt động quyết sách. Giới hạn
giữa hai đối tượng này không rõ ràng

 Quan tấm đến sự sinh tồn và phát
triển của doanh nghiệp
 Quan tâm đến mục đích đằng sau quy
hoạch sách lược, có nghĩa là quan tâm
đến lý do vì sao phải đưa ra quyết định
này, vì sao phải vạch ra sách lược kia
Người lãnh đạo hiện đại học cách làm
người huấn luyện, người phụ trách, người
giáo viên, ngoài ra còn:
+ Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho
nhân viên cấp dưới.
+ Cung cấp sự phục vụ mà nhân viên cấp
dưới cần
 Lấy con người, nhân viên, khách hàng,
hiệu quả và giá trị làm gốc.
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

11
( Nguồn: Bài giảng của Giáo sư Nguyễn Hữu Phồn)
Quản lý hiện đại: thực ra chính là quản lý theo loại hình lãnh đạo
Phương pháp quản lý hiện đại = Cách quản lý truyền thống + Lãnh đạo hiện đại
II. Lý luận về khủng hoảng toàn cầu
1. Khái niệm và chu kì khủng hoảng
1.1. Khái niệm
Khủng hoảng được hiểu như là một giai đoạn hay một trạng thái không
ổn định đặc biệt là khi có những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay
những tình huống đã đến giai đoạn nguy kịch do những mâu thuẫn chưa giải
quyết được. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo chu kì, trong khoảng thời gian

ngắn. Nếu không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp,
khủng hoảng có thể quay trở lại.

5

1.2. Chu kì khủng hoảng
Chu kì khủng hoảng không cố định mà phụ thuộc vào từng thời kỳ, đặc
điểm của khoảng thời gian, nền kinh tế, chính trị…
Biểu đồ 1.1. Chu kì khủng hoảng kinh tế

(Nguồn: Wikipedia)


5

Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

12
- Chu kì khủng hoảng là biểu hiện của sự vận động được lặp lại thường
xuyên của sản xuất tư bản chủ nghĩa từ cuộc khủng hoảng kinh tế này đến
cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì
kinh tế tư bản chủ nghĩa (CKKTSXTBCN) diễn ra có tính chất chu kì, trải
qua những giai đoạn có liên quan kế tiếp nhau: khủng hoảng - tiêu điều - phục
hồi - hưng thịnh. Quá trình phát triển của mỗi giai đoạn đã nảy sinh những
điều kiện làm cho việc chuyển sang giai đoạn tiếp theo được hình thành (Biểu
đồ 1.1.).
- Cơ sở vật chất của sự phát triển có tính chu kì của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa và các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa nảy sinh định kì là sự đổi

mới hàng loạt tư bản cố định.
- Độ dài của CKKTSXTBCN khoảng 8 - 10 năm. Bắt đầu từ những
năm 70 thế kỉ 19, CKKTSXTBCN được rút ngắn lại khoảng 7 - 8 năm. Trong
điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại, CKKTSXTBCN có tính chất lạm
phát - suy thoái. Những biện pháp điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa tuy có ảnh hưởng nhất định, nhưng không thủ tiêu được hiện
tượng khủng hoảng kinh tế.
6

2. Một số loại khủng hoảng về mặt kinh tế
2.1. Khủng hoảng tài chính
2.1.1. Khái niệm
Khủng hoảng tài chính (KHTC) là sự thất bại của một hay một số nhân
tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của
mình gây ra trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống lưu
thông tiền tệ, tín dụng, đến tài chính nhà nước.
2.1.2. Nguyên nhân
- KHTC bắt nguồn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị
chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hoặc do chi tiêu vào phúc lợi xã


6

Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

13
hội quá sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc đầu tư nhiều mà không có hiệu
quả, tất cả đều có thể dẫn đến KHTC.

- KHTC xảy ra khi những món nợ đến hạn không thu hồi được, do việc
cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xem xét khả
năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc do giá chứng khoán có phần đột
nhiên giảm sút.
2.1.3. Biểu hiện
Nền kinh tế mất cân đối giữa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng và
kéo dài các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng của ngân hàng, kéo
theo lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng.
7

2.1.4. Khủng hoảng tài chính châu Á (1997 – 1999)
a. Nguyên nhân
- Thứ nhất là do chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế vĩ mô của
nhiều nước bị khủng hoảng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt và
đầu cơ tích trữ là không phù hợp. Trong khi đó, giá trị của đồng nội tệ lại thấp
hơn so với đồng USD.
- Thứ hai là do hệ thống ngân hàng yếu, không quản lý nổi để các dòng
vốn đầu tư vào một cách ồ ạt và thường xuyên có các khoản nợ khó đòi.
- Thứ ba là do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành
pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo
dõi và giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt
đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng.
Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi
hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế
bị thu hẹp.




7


Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

14
b. Diễn biến
Cuộc khủng hoảng châu Á mang mầu sắc của một cuộc khủng hoảng
có nguồn gốc tài chính. Ði ngược với những mô hình khác, quá trình kinh tế
bùng lên ở châu Á trong những năm 80 không dựa vào các thị trường tài
chính để đánh giá các đề án đầu tư. Đầu tư của các doanh nghiệp đã được tài
trợ bằng cách vay vốn ngân hàng. Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực
Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những
năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín
dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân đặc biệt tăng nhanh.
Nhân một cuộc khủng hoảng về bất động sản ở Thái Lan, các ngân hàng, do
thiếu hụt vốn đồng thời phải gánh nhiều nợ nần khả nghi, đã mất khả năng
thanh toán. Một đợt đầu cơ phá giá đồng bath Thái lập tức diễn ra, kéo theo
việc phá giá các đồng tiền khác trong vùng. Nền kinh tế Nhật Bản đã phải
chịu hậu quả nặng nề vì các nước trên thuộc về vùng kinh tế của Nhật không
còn sức mua để nhập hàng. Với một mức lãi suất gần bằng không và những
chương trình khởi động lại kinh tế qua ngân sách nhà nước, Nhật Bản đã tìm
cách gia tăng cầu trên thị trường bên trong song không bù đắp được giảm sút
về cầu trên thị trường bên ngoài ở Đông Nam Á.
2.2. Khủng hoảng kinh tế
2.2.1. Khái niệm
Khủng hoảng kinh tế (KHKT) là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo
dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Trong đó, suy thoái
kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản
phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm.

Suy thoái kinh tế có thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời của các chỉ số
kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận
doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát),
hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

15
KHKT là một giai đoạn của chu kì tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện
bằng hàng hoá sản xuất thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, sản xuất
giảm sút, vốn đầu tư cơ bản bị rút bớt, thất nghiệp và lạm phát tăng lên,
những tỉ lệ chủ yếu của tái sản xuất bị rối loạn.
8

2.2.2. Nguyên nhân
- Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; từ đó nảy sinh một loạt mâu
thuẫn phái sinh như mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa sản
xuất và tiêu dùng, mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong các xí nghiệp riêng
biệt và tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội.
- Khối lượng hàng hoá sản xuất vượt quá khối lượng nhu cầu có khả
năng thanh toán. Do đó, nảy sinh những sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế
quốc dân, và do đó "chủ nghĩa tư bản cần trải qua một cuộc khủng hoảng mới
tạo nên được một sự cân đối thường xuyên bị phá hoại" (V. I. Lênin).
2.2.3. Biểu hiện
 Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu
hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất
lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
 Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu
tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ

đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề
thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và
tổng cầu không tương xứng với tổng cung.
 Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu
thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh
hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra
suy thoái kinh tế.
9



8

9

Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

16
2.2.4. Đại Suy thoái (1929 – 1933)
a. Nguyên nhân
Cuộc Đại Khủng hoảng của Mỹ năm 1929-1933 có nguyên nhân lớn từ
sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận
hành với chủ trương trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất
lương thực, sản xuất đồ dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể
những gì mà phần còn lại của thế giới sản xuất ra. Điều này tạo nên trạng thái
cán cân thương mại rất có lợi cho Mỹ, những nó không thể tồn tại lâu. Mỹ
thiết lập nhiều rào cản thương mại để bảo vệ hoạt động kinh doanh của những
doanh nghiệp Mỹ, nhưng nếu Mỹ không muốn mua hàng từ đối tác Châu Âu

thì những đối tác đó sẽ không có tiền để mua hàng từ các đối tác Mỹ. Cho đến
khi những đối tác Châu Âu thậm chí không còn đáp ứng được lãi suất cho
những khoản vay từ nước Mỹ, họ không thể mua hàng nữa thì hoạt động xuất
khẩu của Mỹ giảm 30% và tiếp tục sụt giảm trong thời gian sau đó. Đây là
một trong những yếu tố góp phần vào cuộc Đại khủng hoảng.
b. Diễn biến
Thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu từ sau sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba
Đen tối). Tháng 10/1929, cổ phiếu trên phố Wall sụt giảm mạnh sau thời kỳ
tăng trưởng bùng nổ những năm 1920. Chỉ trong hai ngày, chỉ số công nghiệp
Dow Jones giảm 25% (kết thúc vào ngày thứ Ba đen tối, 29/10/1929). Lượng
giao dịch cổ phiếu trên sàn đạt mức kỷ lục trong 40 năm. Trước khi hạ xuống
mức thấp kỷ lục vào tháng 7/1932, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã hạ 89%
và chỉ số này đã không thể hồi phục lại mức đỉnh cao hồi năm 1929 cho đến
mãi năm 1954. Con số thống kê cho thấy Đại khủng hoảng đã làm cho 13
triệu người thất nghiệp, sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới
năm 1932, số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932. Từ năm
1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản. Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

17
Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới,
phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu
nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như
bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất
mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm. Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị
ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy
theo từng nước, được coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay
3.1. Nguyên nhân
3.1.1. Nguyên nhân sâu xa
Thứ nhất là do chu kỳ phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản và bản
chất của kinh tế thị trường: Từ sau cuộc đại suy thoái kinh tế ở thập niên 40
cho đến cuối thế kỷ 20, thị trường tài chính toàn cầu hình thành và phát triển
rất mạnh. Với chính sách tự do hóa tài chính, Mỹ và các nước Tây Âu đã tạo
ra được một hệ thống thị trường tài chính sôi động, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển nhanh chóng - đó là mặt tích cực. Trên thị trường, người ta giao dịch các
công cụ tài chính truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu thì ít, giao dịch các
công cụ phái sinh mang nặng tính đầu cơ thì nhiều. Giá giao dịch của các
công cụ tài chính trên các thị trường đã bỏ xa giá trị thực của nó, hình thành
một nền tài chính bong bóng. Quả bong bóng tài chính đã bị xẹp xuống khi
nền kinh tế có vấn đề và lạm phát xuất hiện.
Thứ hai là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ những bất ổn
trong nền kinh tế tài chính mà chính phủ không kiểm soát được các định chế
này: Trong vòng 20 năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới phát triển theo
khuynh hướng khuếch đại vai trò của kinh tế tài chính, làm xuất hiện một tầng
lớp rất đặc trưng là các nhà tư bản tài chính. Tầng lớp các nhà tư bản tài chính
càng ngày càng lớn lên cả về số lượng, cả về chất lượng của sự giàu có. Các
định chế tài chính và các quỹ tài chính mà đứng đằng sau là các nhà tư bản tài
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

18
chính đó đã xuất hiện một cách vô chính phủ. Chính phủ Mỹ hay bất kỳ chính
phủ nào cũng không đủ năng lực để giám sát các quỹ tài chính này và nó trở
thành những kẻ du canh, du cư trên toàn bộ nền kinh tế tài chính thế giới. Sự
khủng hoảng của kinh tế thế giới hiện nay thực chất là sự khủng hoảng của

nền kinh tế tài chính và khủng hoảng trong việc các chính phủ không đủ cảnh
giác, không đủ kinh nghiệm, thậm chí không đủ kiến thức để quản lý nền kinh
tế tài chính.
3.1.2. Nguyên nhân trực tiếp
Thứ nhất là do khủng hoảng tín dụng thứ cấp bất động sản tại Mỹ:
Chính phủ Mỹ đã buông lỏng việc giám sát hoạt động cho vay địa ốc dưới
chuẩn. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ tình trạng quá dễ dãi của các ngân
hàng Mỹ trong 10 năm gần đây, cho vay ồ ạt các khoản tiền lớn để mua nhà
với những hợp đồng không đạt tiêu chuẩn, tạo thành “nền kinh tế bong bóng”.
Để tăng năng lực đầu tư tài chính, các ngân hàng đầu tư đã liên kết với các
công ty địa ốc sản xuất ra hàng trăm ngàn căn hộ bán trả góp cho người tiêu
dùng, với sự bảo lãnh của ngân hàng. Khi thị trường bất động sản hạ nhiệt thì
hàng triệu người đi vay không thể trả được cả vốn lẫn lãi, khiến các ngân
hàng, nhà đầu tư bị lỗ nặng và mất khả năng thanh toán.
Thứ hai là do sự mất cân đối toàn cầu: Sự mất cân đối toàn cầu xảy ra
do một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung
Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền
này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong
lĩnh vực cho vay tín dụng. Những can thiệp sai lầm này của chính phủ Mỹ
được “xuất khẩu” đi toàn cầu. Rất nhiều các quốc gia cũng áp dụng các chính
sách kích thích tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ, dẫn đến cấu
trúc sản xuất toàn cầu bị méo mó.
Thứ ba là chính sách của Mỹ đã không giám sát chuyện lương thưởng
của các CEO ngành tài chính.: Hệ thống thù lao trong đó quyền chọn cổ phiếu
Khoá luận tốt nghiệp

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

19
chiếm phần chủ đạo trong gói lương thưởng của các CEO cho phép họ dám

đưa ra những quyết định liều lĩnh với tiền của doanh nghiệp. Trong trường hợp
thành công, CEO có thể lĩnh hàng trăm triệu USD tiền thưởng, còn nếu thất
bại, họ cũng chẳng phải gánh chịu hậu quả, có chăng chỉ là tiền thưởng ít đi.
Thậm chí trong trường hợp CEO khiến doanh nghiệp đổ vỡ, CEO vẫn ra đi với
những gói bồi thường thôi việc khổng lồ. Cách trả lương thưởng như vậy được
xem là một nguyên nhân quan trọng của cuộc khủng hoảng tại Mỹ hiện nay.
Nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp áp dụng hình thức trả thù lao trong
đó quyền chọn cổ phiếu chiếm phần chính trong gói lương thưởng của CEO
thường chịu những khoản lỗ lớn bất thường nhiều hơn so với những doanh
nghiệp trả cho CEO chủ yếu bằng tiền mặt hay cổ phiếu.
Thứ tư là do sự thiếu quản lý tốt của hệ thống tài chính: Các tập đoàn
tài chính sáng tạo quá cao trong việc phát triển những cơ cấu và công cụ mới
để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cao của giới đầu tư. Những công
cụ này mang tính rủi ro cao hơn những gì người ta có thể hình dung về chúng.
Quá lạc quan về sự gia tăng tiếp theo của giá tài sản, các nhà đầu tư không
chịu nhìn gần vào bản chất của loại tài sản mà họ đã mua. Thay vào đó, họ
dựa vào những phân tích mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cung cấp. Trong
khi đó, trong một số trường hợp, các tổ chức đánh giá này thậm chí còn bán
lời khuyên về việc làm thế nào để có thể “bịt mắt” hệ thống xếp hạng tín
nhiệm. Hệ thống giám sát tài chính tỏ ra lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá
hạn chế. Hệ thống tài chính phi ngân hàng - một mạng lưới có độ ràng buộc
lẫn nhau cực cao, gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, các tổ chức cho
vay địa ốc - lại không nằm dưới sự giám sát của các quy chế chặt chẽ. Sự sụp
đổ của một đối tượng nào đó có thể dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền khiến tất cả
các đối tượng trong hệ thống mất niềm tin nghiêm trọng vào nhau và sự tháo
chạy của giới đầu tư khỏi toàn bộ thị trường tài chính phái sinh và chứng
khoán hóa. Khi đó, các công ty làm ăn tốt và người tiêu dùng có khả năng trả

×