Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.43 KB, 103 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA VIỆT NAM
KHI GIA NHẬP WTO

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Giáo viên hướng dẫn

: Bùi Thị Thanh Nhàn
: Anh 2 – Luật KDQT
: 44
: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ

Hà Nội, tháng 5 – 2009


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ
NGHĨA VỤ CỦA CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN .......................................... 4
I. Tổng quan về dịch vụ phân phối........................................................... 4
1. Khái niệm ............................................................................................ 4


1.1. Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ ................................................... 4
1.2. Khái niệm về dịch vụ phân phối ..................................................... 7
2. Vai trò của dịch vụ phân phối trong nền kinh tế quốc dân ................ 8
2.1. Dịch vụ phân phối một chiếm tý trọng đáng kể trong thu nhập quốc
dân. ...................................................................................................... 8
2.2. Dịch vụ phân phối thu hút đông đảo lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất
nghiệp. ................................................................................................. 9
2.3. Ngành dịch vụ phân phối góp phần tạo nên động lực phát triển
mạnh mẽ cho nền kinh tế. ................................................................... 10
2.4. Vai trò của dịch vụ phân phối trong chuỗi giá trị ........................ 11
2.5. Vai trò của dịch vụ phân phối trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế................................................................................................ 11
3. Đặc điểm của dịch vụ phân phối ...................................................... 12
II. Dịch vụ phân phối trong WTO và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên.
.................................................................................................................. 15
1. Dịch vụ phân phối trong WTO ......................................................... 15
1.1. Dịch vụ đại lý hoa hồng ............................................................... 15
1.2. Dịch vụ bán buôn ........................................................................ 16
1.3. Dịch vụ bán lẻ ............................................................................. 17
1.4. Nhượng quyền thương mại .......................................................... 18
2. Các phương thức mở cửa dịch vụ phân phối theo quy định của WTO
và nghĩa vụ của các nước thành viên ................................................... 20
2.1. Các phương thức mở cửa dịch vụ phân phối theo WTO/GATS .... 20
2.2. Nghĩa vụ của các nước thành viên theo quy định của GATS. ....... 21

i


CHƢƠNG 2: CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO VỀ DỊCH VỤ
PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH

THỰC THI CAM KẾT .............................................................................. 29
I. Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ phân phối ................ 29
1. Cam kết về mở cửa dịch vụ phân phối nói chung ............................ 29
2. Cam kết về mở cửa từng lĩnh vực dịch vụ phân phối cụ thể ............ 31
2.1. Cam kết về mở cửa dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch
vụ bán lẻ. ............................................................................................ 31
2.2. Cam kết về mở cửa dịch vụ nhượng quyền thương mại ................ 33
II. Thực trạng dịch vụ phân phối ở Việt Nam ....................................... 34
1. Thực trạng đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ ................................. 34
1.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 34
1.2. Những tồn tại............................................................................... 37
2. Thực trạng nhượng quyền thương mại ............................................ 39
III. Thực trạng về mở cửa dịch vụ phân phối ở nƣớc ta trong thời gian
qua và những tác động cụ thể. ................................................................ 42
1. Nhận xét chung về tình hình thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ phân
phối. ...................................................................................................... 42
2. Thực trạng mở cửa dịch vụ phân phối kể từ khi gia nhập WTO ..... 46
2.1. Đã tích cực phổ biến về các cam kết của Việt Nam trong WTO. .. 46
2.2. Đã từng bước mở cửa 4 phân ngành dịch vụ phân phối............... 47
3. Đánh giá những tác động do việc mở cửa dịch vụ phân phối .......... 50
3.1. Những tác động tích cực ............................................................. 50
3.2. Những tác động tiêu cực .............................................................. 53
IV. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện
các cam kết trong WTO về mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối ....... 57
1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phân
phối còn yếu. .......................................................................................... 57
1.1. Khả năng về vốn và huy động vốn cịn gặp khó khăn. .................. 57
1.2. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế .............................................. 59
1.3. Khả năng liên kết giữa các nhà phân phối trong nước còn yếu.... 60


ii


1.4. Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam
chưa đa dạng....................................................................................... 60
2. Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn trong năm năm tới................................. 62
3. Chưa tận dụng được các quy định về S&D của WTO trong việc mở
cửa dịch vụ phân phối .......................................................................... 65
CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT CÁC
CAM KẾT TRONG WTO VỀ MỞ CỬA DỊCH VỤ PHÂN PHỐI ........ 70
I. Dự báo sự phát triển của dịch vụ phân phối ở Việt Nam .................. 70
1. Cơ sở để dự báo ................................................................................ 70
1.1. Dân số đông, thu nhập tăng sẽ thúc đẩy DVPP phát triển. .......... 70
1.2. Hệ thống phân phối ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội cũng sẽ thúc đẩy dịch vụ phân phối phát triển hơn. ........... 72
1.3. Các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào thị trường phân
phối Việt Nam khiến cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn sẽ tác động tích
cực tới chất lượng của dịch vụ phân phối. .......................................... 72
2. Số liệu dự báo ................................................................................... 74
2.1. Sẽ xuất hiện ngày càng nhiều mơ hình phân phối hiện đại. .......... 74
2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ có nhiều tác động tích cực
đối với DVPP trong thời gian tới. ....................................................... 75
2. Các giải pháp cụ thể ......................................................................... 75
2.1. Nhóm giải pháp vĩ mơ.................................................................. 75
2.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối ............................................................................... 78
2.3. Một số giải pháp khác. ................................................................ 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90


iii


DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DVPP

Dịch vụ phân phối

GATS

Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới

S&D

Những quy định đối xử đặc biệt và khác biệt

CPC

Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp Quốc

BTA


Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NQTM

Nhượng quyền thương mại

ENT

Kiểm tra nhu cầu kinh tế

DN

Doanh nghiệp

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã
đánh dấu một bước tiến lớn của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã thực sự
hội nhập với kinh tế thế giới với rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhưng để đạt được
điều đó, Việt Nam đã phải trải qua q trình đàm phán kéo dài tới 11 năm mới có
thể đưa ra được những cam kết cuối cùng của mình về mở cửa thị trường khi gia
nhập WTO. Trong đó, Việt Nam cũng đã cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ
phân phối.

Dịch vụ phân phối là một ngành kinh tế đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Lĩnh vực phân phối là cầu nối mang tính sống còn giữa những nhà
sản xuất và người tiêu dùng. Một khi vai trị này thực hiện thất bại thì nó có thể dẫn
tới những sai lệch lớn trong việc phân bổ nguồn lực kinh tế và thiệt hại kinh tế đáng
kể. Đối với Việt Nam, quy mô nền kinh tế cịn nhỏ, dịch vụ phân phối hàng năm
đóng góp tới 15% GDP1 thì bất cứ một sự xuất hiện các yếu tố nào có thể ảnh
hưởng tới dịch vụ phân phối thì đều đáng quan tâm. Nhất là đối với những cam kết
về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong tổ chức thương mại thế giới WTO thì
lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về dịch vụ phân phối và nghiên cứu các cam kết về mở
cửa thị trường dịch vụ phân phối trong WTO, đề tài sẽ phân tích những vấn đề mà
Việt Nam gặp phải khi thực thi các cam kết đó đồng thời sẽ đề xuất một số giải
pháp nhằm thực thi tốt các cam kết gia nhập WTO và phát triển dịch vụ phân phối
của Việt Nam.
1

Dịch vụ phân phối và bán lẻ chiếm 15% GDP hàng năm-Lao Động số 236 Ngày 13/10/2008 Cập

nhật: 7:43 AM, 13/10/2008.

1


Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Làm rõ những vấn đề cơ bản về dịch vụ phân phối: khái niệm, đặc điểm,


vai trò của dịch vụ phân phối.
-

Tìm hiểu các cam kết dịch vụ phân phối của Việt Nam trong WTO.

-

Thực trạng hoạt động dịch vụ phân phối tại Việt Nam.

-

Nghiên cứu những vấn đề mà Việt Nam gặp phải khi thực hiện các cam

kết gia nhập WTO.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phân phối.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là dịch vụ phân phối và các cam kết về
mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khố luận là phân tích các cam kết về mở cửa dịch
vụ phân phối nói chung theo bốn phương thức và khi tiến hành phân tích các cam
kết từng lĩnh vực dịch vụ phân phối cụ thể, khố luận giới hạn ở bốn loại hình dịch
vụ phân phối là dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch
vụ nhượng quyền thương mại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành cơng việc nghiên cứu, khoá luận sẽ sử dụng các phương pháp

nghiên cứu như: thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích, so sánh.
5. Bố cục của khố luận
Ngồi lời nói đầu, danh mục các từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của khoá luận gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về dịch vụ phân phối
Chƣơng 2: Cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối của Việt Nam
trong WTO và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi cam kết.
Chƣơng 3: Giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết trong WTO
về mở cửa dịch vụ phân phối

2


Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Thị Mơ,
người đã nhiệt tình hướng dẫn em viết khoá luận, đồng thời em cũng xin cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho em hồn thành
tốt khố luận này.

3


CHƢƠNG 1: DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ QUY ĐỊNH CỦA
WTO VỀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN
I. Tổng quan về dịch vụ phân phối
Lĩnh vực phân phối chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường
hiện đại ngày nay. Nó là sự liên kết mang tính sống còn giữa nhà sản xuất với người
tiêu dùng và đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành giá cả. Hoạt động
của lĩnh vực này sẽ có những tác động mạnh mẽ tới lợi ích của người tiêu dùng.
Đồng thời nó cũng cung cấp cho nhà sản xuất nhiều thơng tin cần thiết để họ có thể
điều chỉnh các quyết định của mình theo nhu cầu của người tiêu dùng nhằm giảm

tối thiểu chi phí và nâng cao lợi nhuận. Một lĩnh vực phân phối hiệu quả sẽ hạn chế
được một loạt các loại chi phí khác nhau và tạo cơ hội cho người tiêu dùng có được
một sự lựa chọn hàng hoá đa dạng với giá cả cạnh tranh. Một sự hoạt động không
hiệu quả của lĩnh vực phân phối có thể dẫn tới những sai lệch lớn trong việc phân
bổ nguồn lực và thiệt hại về kinh tế như đã từng xảy ra ở nhiều nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung.
1. Khái niệm
1.1. Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ phân phối trước hết là một trong nhiều loại hình dịch vụ nên nó sẽ
mang những đặc điểm của dịch vụ. Chính vì vậy, điều đầu tiên là cần phải tìm hiểu
về dịch vụ.
Để đưa ra được một định nghĩa chính xác nhất về dịch vụ không phải là một
điều dễ dàng. Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về dịch vụ được chấp nhận trên
phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân là bởi chính những đặc điểm về tính vơ hình, khó
nhận biết, nắm bắt cũng như sự đa dạng và phức tạp của các loại hình dịch vụ khác
nhau đã làm cho việc định nghĩa dịch vụ trở nên khó khăn. Ngồi ra, sự khác biệt về
trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước cũng sẽ dẫn tới những cách hiểu khác nhau
về dịch vụ.

4


Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá
nhưng là phi vật chất. Do vậy, dịch vụ có thể được định nghĩa “là hoạt động của con
người được kết tinh thành các loại sản phẩm vơ hình, được thực hiện nhằm thoả
mãn nhu cầu đời sống của chính con người”1
Từ định nghĩa này có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của dịch vụ. Đầu
tiên, đặc điểm cơ bản nhất của dịch vụ đó là tính vơ hình. Khác với sản phẩm vật
chất mang tính hữu hình, dễ lượng hố, dễ xác định và kiểm sốt được chất lượng
và có khả năng dự trữ thì sản phẩm dịch vụ thường là vơ hình, khó lượng hố, khó

xác định được chất lượng và cũng khó và thường là khơng dự trữ được sản phẩm
dịch vụ…Đặc điểm thứ hai đó là q trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ và tiêu
dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Bởi cung cấp dịch vụ chính là “q trình sản xuất tạo
ra sản phẩm dịch vụ thông qua hoạt động tiếp xúc giữa bên cung cấp và bên sử dụng
dịch vụ đó”2. Chính vì việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và
không thể tách rời như vậy nên dịch vụ rất khó dự trữ được. Chỉ khi có khách hàng
yêu cầu dịch vụ thì người cung cấp dịch vụ mới tiến hành sản xuất. Trọng tâm của
quá trình cung ứng dịch vụ là hoạt động, trong khi trọng tâm của quá trình sản xuất
vật chất là sự biến đổi của vật chất.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau hoặc theo những quan điểm khác nhau về
dịch vụ thì chúng ta cũng có những sự phân loại dịch vụ khác nhau:
- Dựa vào mục đích là kinh doanh, thu lợi nhuận thì dịch vụ có thể phân loại
thành dịch vụ mang tính thương mại và dịch vụ khơng mang tính thương mại. Dịch
vụ mang tính chất thương mại là những dịch vụ được thực hiện, được cung ứng
nhằm mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận (như dịch vụ quảng cáo để bán hàng,
dịch vụ mơi giới…) cịn dịch vụ khơng mang tính chất thương mại (hay dịch vụ phi
thương mại) là những dịch vụ được cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh,
khơng vì mục đích thu lợi nhuận (như dịch vụ cơng cộng thường do các đồn thể,
1

Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB

Lý luận Chính trị.
2

Bài giảng mơn quản trị sản xuất và dịch vụ - Bộ môn quản trị doanh nghiệp, Khoa quản trị kinh doanh -

trường ĐH Ngoại Thương

5



các tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng hoặc do các cơ quan nhà nước cung ứng
khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình).
- Dịch vụ cũng có thể phân loại thành dịch vụ về hàng hoá và dịch vụ về tiêu
dùng dựa vào mục tiêu của dịch vụ 1. Theo đó, dịch vụ về hàng hoá bao gồm dịch vụ
phân phối (bao gồm vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới…)
và dịch vụ sản xuất (bao gồm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư
và kiến trúc cơng trình, dịch vụ kế tốn kiểm toán, dịch vụ pháp lý…) do những
dịch vụ này gắn kết chặt chẽ với việc sản xuất, trao đổi và bn bán các loại sản
phẩm – hàng hố từ ngành nông – công nghiệp như phục vụ cho việc cung cấp đầu
vào cho sản xuất hay phục vụ cho việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường. Các dịch vụ này còn được gọi là dịch vụ trung gian. Dịch vụ về tiêu dùng
gồm dịch vụ xã hội (bao gồm dịch vụ sức khoẻ, y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, dịch
vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác…) và
dịch vụ cá nhân (gồm dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ
giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch…) do các dịch vụ này được tiêu dùng trực tiếp bởi
các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu xã hội và thường khơng liên quan đến
thương mại hàng hố nhưng vẫn mang tính thương mại. Các dịch vụ này cịn được
gọi là dịch vụ cuối cùng.
- Còn trong thương mại quốc tế, theo sự phân loại của Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO) thì dịch vụ được phân chia thành 12 ngành dịch vụ và 155 phân
ngành. Đó là: 1. Các dịch vụ kinh doanh, 2. Các dịch vụ thông tin, 3. Các dịch vụ
xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan, 4. Dịch vụ phân phối, 5. Dịch vụ giáo
dục, 6. Dịch vụ môi trường, 7. Dịch vụ tài chính, 8. Dịch vụ y tế và xã hội, 9. Dịch
vụ du lịch và và dịch vụ liên quan, 10. Dịch vụ giải trí, văn hố và thể thao, 11.
Dịch vụ vận tải, 12. Các dịch vụ khác 2.

1


Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lý

luận Chính trị.
2

Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Giải thích về biểu cam kết cụ thể trong thương mại dịch vụ

của Việt Nam, />
6


1.2. Khái niệm về dịch vụ phân phối
Khi hàng hoá được sản xuất ra để đến được với những người tiêu dùng thì
phải trải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán. Dịch vụ phân phối là thuật ngữ
mô tả tồn bộ q trình lưu thơng tiêu thụ hàng hố đó trên thị trường. Chúng là
những dịng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá qua các doanh nghiệp và tổ chức
khác nhau để tới người mua cuối cùng. Quan niệm về DVPP có thể được xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đối với người sản xuất thì DVPP là những cách thức và sự tổ chức hệ thống
bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối phối giúp họ thực hiện
được mục tiêu kinh doanh. Người sản xuất (hay người nhập khẩu) phải tìm ra các
trung gian thương mại nào thích hợp để đưa sản phẩm của họ đến các khách hàng
cuối cùng nếu như họ khơng muốn tự mình trực tiếp bán hàng hố cho người tiêu
dùng nhỏ lẻ. Nhà sản xuất có thể thơng qua các trung gian như những người bán
buôn rồi từ đó tới những người bán lẻ đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng tiêu
dùng cuối cùng. Vì vậy, có thể nói DVPP là các hình thức lưu thơng sản phẩm qua
các trung gian khác nhau. Khi một doanh nghiệp soạn thảo một chính sách phân
phối sản phẩm sản xuất ra cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó đang lựa chọn những
phương thức phân phối phù hợp nhất cho việc bán một hàng hoá hoặc dịch vụ.

Đối với người tiêu dùng, dịch vụ phân phối được hiểu là những hoạt động
thực hiện chủ yếu tại các cửa hàng bán lẻ-mắt xích cuối cùng của q trình biến đổi,
vận chuyển, dự trữ và đưa hàng hoá, dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Còn đối với
bản thân những nhà phân phối, DVPP là một lĩnh vực kinh tế riêng biệt có chức
năng trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Từ những quan niệm trên có thể thấy DVPP là hệ thống các quan hệ của một
tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia
vào q trình đưa hàng hố từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nó là một chuỗi
các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong q trình mua và bán hàng hố.
Mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh chắc chắn có sự tham gia vào một hoặc một số
DVPP nhất định. Ví dụ, đối với một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, DVPP của
họ bao gồm: hệ thống thu mua nông sản từ những người nông dân và một hệ thống

7


xuất khẩu nơng sản ra thị trường nước ngồi...Như vậy, DVPP trở thành đối tượng
để tổ chức, quản lý như một công cụ kinh doanh trọng yếu của các doanh nghiệp
trên thị trường.
Trên bình diện vĩ mơ, các DVPP của vô số doanh nghiệp tạo nên một hệ
thống thương mại, hệ thống phân phối hàng hố chung cho tồn bộ nền kinh tế. Đây
là hệ thống lưu thông, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trên thị trường, theo
nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. DVPP
vĩ mơ của mỗi quốc gia có chức năng là tạo ra sự phù hợp giữa cung cầu hàng hố
trên phạm vi tồn bộ nền kinh tế. DVPP vĩ mơ bao gồm tất cả các dịng chảy hàng
hoá và dịch vụ của nền kinh tế từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng (cả
tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất) nhằm đảm bảo hàng hố được lưu
thơng, cung cầu phù hợp và đạt các mục tiêu xã hội. Do đó tồn bộ DVPP vĩ mô là
đối tượng nghiên cứu để hoạch định các chính sách tổ chức và quản lý lưu thơng
phân phối của nhà nước.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong danh mục phân loại ngành
dịch vụ CPC (Provisional Central Product Classification) thì dịch vụ phân phối
được phân thành bốn nhóm dịch vụ chính. Đó là: dịch vụ đại lý hoa hồng
(Commission Agent’s Services), dịch vụ bán buôn (Wholesale Trade Services), dịch
vụ bán lẻ (Retailing Services) và nhượng quyền thương mại (Franchising).
2. Vai trò của dịch vụ phân phối trong nền kinh tế quốc dân
Là một trong những loại hình dịch vụ, làm cầu nối giữa nhà sản xuất và tiêu dùng,
bên cạnh đó cịn là cách thức để q trình lưu thơng hàng hố diễn ra hiệu quả, do vậy
DVPP ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2.1. Dịch vụ phân phối một chiếm tý trọng đáng kể trong thu nhập quốc dân.
Có thể thấy, vai trị đầu tiên của dịch vụ phân phối là việc đóng góp một
phần quan trọng trong tổng thu nhập GDP của nền kinh tế. Dịch vụ phân phối chịu
trách nhiệm về lưu thơng hàng hố trong nền kinh tế, từ đó có tác dụng thúc đẩy sản
xuất và tiêu dùng phát triển, đồng thời là một yếu tố có tác động lớn tới định hướng
phát triển của sản xuất. Sự tăng trưởng của ngành DVPP góp phần tạo nên động lực

8


phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế. Trong tất cả các quốc gia có đầy đủ dữ liệu,
lĩnh vực phân phối (bán buôn và bán lẻ cộng lại) chiếm một phần đáng kể trong các
hoạt động kinh tế. Phần đóng góp của lĩnh vực phân phối trong tổng GDP nằm
trong khoảng từ 8% ở Đức, Ailen đến trên 20% ở Hồng Kông, Trung Quốc và
Panama1. Tại nhiều nền kinh tế, lĩnh vực này chỉ đứng thứ hai sau lĩnh vực chế tạo
về mức đóng góp GDP và vượt trên các lĩnh vực khác như nơng nghiệp, khai
khống, vận tải, viễn thơng và dịch vụ tài chính. Ở Việt Nam, lĩnh vực DVPP cũng
đang ngày càng có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển chung của nền kinh
tế trong những năm gần đây. Từ năm 2000 trở lại đây, DVPP đã chiếm tỷ trọng lớn
thứ 3 trong tổng mức GDP, khoảng 13-15%, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế
biến (20%) và nông nghiệp (18%).

2.2. Dịch vụ phân phối thu hút đông đảo lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp.
Dịch vụ phân phối đang là một trong những lĩnh vực kinh tế thu hút nhiều
lao động nhất trong nền kinh tế quốc dân. Luôn song hành với dịch vụ phân phối là
hàng loạt các hoạt động phụ trợ khác như marketing, dịch vụ tài chính, khuyến mãi,
chăm sóc khách hàng…do đó mà số lao động hoạt động trong lĩnh vực phân phối lại
chiếm một tỷ lệ đáng kể. Thường thì DVPP tạo ra tới 15% tổng số việc làm. Chẳng
hạn tính tốn tới số lao động hoạt động trong ngành bán lẻ, mà cụ thể là trong các
siêu thị có thể thấy rõ điều đó. Chúng ta có thể thấy được ở một siêu thị cần rất
nhiều nhân viên như nhân viên kho, nhân viên thanh toán, nhân viên giám sát bán
hàng…cùng với việc nhân với số ca làm việc và số siêu thị hoạt động thì sẽ nhận
thấy số lao động nhiều thế nào. Đóng góp của lĩnh vực này trong việc tạo công ăn
việc làm thường cịn lớn hơn đóng góp vào GDP. Chỉ số thể hiện tầm quan trọng
của lĩnh vực phân phối trong các hoạt động kinh doanh chính là tỷ lệ số doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong tổng số các doanh nghiệp của một
nền kinh tế: tỷ lệ này nằm trong khoảng từ ít hơn 20% tại Hoa Kỳ, Đan Mạch,….lên
tới 40% tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Tại Việt Nam, DVPP phát triển cũng đã góp
1

Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tổng quan các vấn đề về tự do hoá thương mại dịch vụ, NXB

Chính trị 2005.

9


phần gia tăng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 54.000
doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 40% tổng số doanh nghiệp thuộc thành
phần này) và không dưới 3.000 doanh nghiệp nhà nước tham gia kinh doanh. Một
điều quan trọng nữa là lĩnh vực này đang tạo ra công ăn việc làm đáng kể cho
những người lao động có tay nghề thấp. Điều này tạo ra một ý nghĩa rất lớn về mặt

xã hội khi nó làm giảm sức ép của nghèo đói, góp phần ổn định xã hội.
2.3. Ngành dịch vụ phân phối góp phần tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ cho
nền kinh tế.
Đúng như định nghĩa đã nêu, vai trò của dịch vụ phân phối là sự kết nối sống
còn của nhà sản xuất với người tiêu dùng đặc biệt đặt trong nền kinh tế thị trường
hiện đại, khi phân công lao động phát triển ở trình độ cao. Một nền kinh tế có hệ
thống phân phối hiệu quả sẽ làm tăng lợi ích cho cả người sản xuất và tiêu dùng.
Trong nền kinh tế vốn tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản như là mâu thuẫn giữa sản
xuất khối lượng lớn, chuyên mơn hố của các doanh nghiệp để đạt được hiệu quả
kinh tế theo quy mơ, chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thấp với nhu cầu tiêu dùng
theo khối lượng nhỏ và ngày càng đặc biệt và đa dạng theo sự phát triển của xã hội,
thu nhập của dân cư càng tăng lên. Hay là sự khác biệt về không gian giữa sản xuất
và tiêu dùng do sản xuất tập trung tại một điểm còn tiêu dùng rộng khắp hoặc ngược
lại. Hoặc cũng có thể là sự khác biệt về thời gian do sản xuất và thời gian tiêu dùng
khơng trùng khớp, có thể sản xuất có tính thời vụ cịn tiêu dùng quanh năm hoặc
ngược lại, do đó người sản xuất phải dự trữ hàng hố. Q trình phân phối hàng hoá
sẽ giải quyết được những mâu thuẫn này. Trong q trình lưu thơng hàng hố gắn
liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và khơng gian nên
có thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người
sản xuất và cung ứng hàng hoá để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường,
tạo ra sự ăn khớp về không gian, thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì thế tạo lập
những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc
đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó
mà tăng cường thương mại hố và phát triển thị trường cho các ngành kinh tế sản

10


phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước.

2.4. Vai trò của dịch vụ phân phối trong chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một hệ thống các hoạt động trao đổi được tổ chức chặt chẽ từ
khâu thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp
nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn. Chuỗi giá trị là liên kết cho
người tiêu dùng. Theo tổ chức OECD thì quá trình phân phối hàng hoá tạo ra từ
10% cho đến 50% giá của một loại hàng hoá tiêu dùng1. Hay tại Việt Nam, theo một
khảo sát của trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh,
trong chuỗi giá trị hình thành sản phẩm thì khâu nghiên cứu sản xuất chiếm 30%,
khâu sản xuất chiếm 30% trong khi đó khâu phân phối chiếm tới 40%2. Một hoạt
động có hiệu quả của dịch vụ phân phối sẽ dẫn tới việc giảm giá, giảm sự méo mó
trong cơ cấu giá, tạo điều kiện cho người tiêu dùng hưởng lợi, tạo sự ổn định cho
nền kinh tế.
2.5. Vai trò của dịch vụ phân phối trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Một số doanh nghiệp có tiềm lực sẽ mở rộng hệ thống dịch vụ phân phối ra
nước ngồi thơng qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngồi
hoặc thơng qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của họ ở
nước ngoài để đưa sản phẩm của mình hoặc xuất khẩu sản phẩm trong nước tới
những người tiêu dùng nước ngoài hay một số doanh nghiệp trong nước lại tiến
hành nhập khẩu những hàng hố từ thị trường nước ngồi để tiêu dùng trong nước
thì lúc đó trên bình diện vĩ mơ DVPP cịn có vai trị liên kết thị trường của một
nước với các thị trường còn lại trên thế giới. Điều này thật sự có ý nghĩa đối với các
nước đang phát triển bởi họ ln tìm kiếm cơ hội tham gia vào kênh phân phối tồn
cầu như một cơng cụ cho sự hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, tạo điều
kiện phát triển kinh tế.
1

Regulation and Performance in the Distribution Sector, OECD Economics Department Working Paper No.

180, OECD/GD (97)145, OECD, Paris. Pilat, D. (1997),
2


Đặng Lê Anh, Thị trường bán lẻ Việt Nam: Nguy cơ thua ngay trên sân nhà, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số
23/2007.

11


3. Đặc điểm của dịch vụ phân phối
Là một loại dịch vụ nên DVPP cũng mang đầy đủ những đặc điểm của dịch
vụ nói chung. Bên cạnh đó với vai trị của mình, DVPP cũng có một số đặc điểm
khác của một lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành. Đó là:
- DVPP mang tính chun mơn hố và phân cơng lao động cao.
Để đảm bảo cho hàng hoá đến được tay người tiêu dùng thì trong q trình
lưu thơng hàng hố phải diễn ra các hoạt động như: chuyển quyền sở hữu, đàm
phán, vận động vật chất của hàng hoá, thanh tốn, xúc tiến đặt hàng, chia sẻ rủi ro,
tài chính, thu hồi, tái sử dụng lại bao gói…Các hoạt động này diễn ra khơng ngừng,
liên tục như những dịng chảy riêng biệt. Các dòng chảy này kết nối các thành viên
của DVPP với nhau. Mỗi dòng chảy là một tập hợp các chức năng phân phối được
thực hiện bởi các thành viên tham gia vào hệ thống phân phối. Tất cả các chức năng
phân phối trong mỗi DVPP đều cần được thực hiện bởi một doanh nghiệp hoặc cá
nhân nào đó. Tuy nhiên mọi doanh nghiệp khơng nhất thiết là phải tham gia vào tất
cả các dòng chảy. Các tổ chức kinh doanh nhất định chun mơn hóa vào một hoặc
một số công việc phân phối nhất định. Với sự đòi hỏi phát triển mạnh mẽ trong điều
kiện hội nhập kinh tế thế giới diễn ra rộng rãi thì từng dòng chảy này được đầu tư
tập trung thực hiện dẫn tới các hoạt động này ngày một chun mơn hố cao và sự
phân cơng lao động cũng vì thế mà tăng cao. Vì thế doanh nghiệp sản xuất và nhập
khẩu sử dụng những trung gian thương mại hoặc tổ chức bổ trợ khác để thực hiện
công việc phân phối là vì họ thực hiện các chức năng phân phối hiệu quả hơn.
- DVPP vận hành theo mơ hình chuỗi gồm nhiều cấp, tạo thành kênh phân phối.
Điểm đầu của một kênh phân phối luôn là những nhà sản xuất ra sản phẩm

và điểm cuối của kênh phân phối đó là những người tiêu dùng cuối cùng. Q trình
hàng hố từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng có thể đi qua các kênh phân phối
dài, ngắn khác nhau; trực tiếp hay gián tiếp. Cấp kênh phân phối là một trung gian
bất kỳ thực hiện một cơng việc nào đó nhằm đưa hàng hoá và quyền sở hữu hàng
hoá đến gần người mua cuối cùng. Một công ty phân phối có thể đảm nhận một
hoặc tất cả các cấp trong chuỗi phân phối, tuỳ thuộc vào tiềm năng tài chính hoặc
mục tiêu kinh doanh của cơng ty (Xem hình 1).

12


Hình 1. Các kênh phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất cho tới ngƣời tiêu dùng
cuối cùng
Kênh trực
tiếp

Kênh ngắn

Kênh trung
bình

Kênh dài
Nguồn: Bộ Cơng Thương - Trung tâm thơng tin công nghiệp và thương mại, WTO và hệ
thống phân phối Việt Nam, NXB Lao Động (2008).

Nhà sản xuất có thể đưa hàng hố của mình trực tiếp đến người tiêu dùng,
không qua trung gian nào cả thông qua việc bán sản phẩm của mình tại các cửa
hàng giới thiệu sản phẩm của công ty hay qua điện thoại…hoặc bằng cách gián tiếp
là có thể thơng qua các trung gian như đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ
để đưa tới tay người tiêu dùng sản phẩm của mình.

- Cơ cấu ngành của dịch vụ phân phối
Cơ cấu ngành phân phối thay đổi tuỳ theo mức độ phát triển, sự khác biệt đặc
trưng về cấu trúc và các chính sách của mỗi quốc gia. Song chúng ta vẫn có thể khái
quát hoá một số vấn đề chung về lĩnh vực phân phối. Thứ nhất, tại hầu hết các nước,
phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ chỉ có một cửa hàng và có quyền sở hữu duy nhất.
Thứ hai, một phần lớn lĩnh vực này, cả về số doanh nghiệp lẫn doanh số bán lẻ, liên
quan đến bán lẻ thực phẩm. Các mặt hàng quan trọng khác là vải sợi, quần áo và
giày dép, các thiết bị gia dụng và phụ tùng ô tô. Thứ ba, đặc trưng của lĩnh vực này
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một số lượng lớn, lương thấp và sử dụng
nhiều lao động có trình độ thấp. Tuy nhiên, với sự thay đổi về thị hiếu của người
tiêu dùng và thay đổi công nghệ thể hiện ở các sản phẩm ngày càng phức tạp, tinh

13


vi hơn đã tạo nên sự chuyển biến trong lĩnh vực phân phối theo hướng nâng cao
chất lượng dịch vụ, và do vậy, cũng làm tăng nhu cầu đối với lao động có trình độ
cao trong ngành này.
Hiện nay đang có những thay đổi quan trọng diễn ra trong lĩnh vực phân
phối, đặc biệt là tại các nước phát triển. Sự thay đổi này tác động đến cơ cấu của
từng phân ngành trong lĩnh vực phân phối cũng như tầm quan trọng tương đối của
mỗi phân ngành này. Trước hết, lĩnh vực phân phối ngày càng trở nên tập trung
hơn. Điều này thể hiện cả ở việc xuất hiện một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực
này và việc mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, những người bán buôn và những
người bán lẻ ngày càng gần gũi hơn, đặc biệt thông qua việc tạo ra các mạng lưới
phân phối hàng hoá. Cụ thể như trong lĩnh vực bán lẻ, những cửa hàng nhỏ truyền
thống bán những sản phẩm thiết yếu đã được thay thế bằng hệ thống các cửa hàng
bách hố lớn hơn. Thêm vào đó, quy mơ trung bình của các cửa hàng cũng đã tăng
nhiều cả về mặt doanh thu và số nhân công bán hàng, và mật độ các cửa hàng bán lẻ
cũng giảm xuống. Các cửa hàng nhỏ đó khơng biến mất mà nhập vào thành một

phần trong dây chuyền lớn các cửa hàng bán lẻ hoặc hoạt động theo thoả thuận
nhượng quyền của các công ty lớn, hướng tới các phân đoạn chuyên biệt hơn trên
thị trường. Thứ hai là vị thế của các nhà bán bn truyền thống nhìn chung đã suy
giảm trên thị trường, với ảnh hưởng mạnh nhất đối với phân đoạn thị trường của
nhóm “hàng rẻ tiền mau hỏng”. Tuy nhiên, một vài loại hình bán bn vẫn rất
mạnh, ví dụ những hãng bán bn chun cấp hàng cho những đối tượng sử dụng
đặc thù như trường học, bệnh viện, những hãng cung cấp trọn gói hàng hố trong
những lĩnh vực như hàng tiêu dùng có giá trị cao và những hãng bán buôn trong
những lĩnh vực vật liệu truyền thống và các sản phẩm có số lượng lớn.
- DVPP chịu sự tác động mạnh mẽ của thương mại điện tử
Sự phát triển của thương mại điện tử có thể mang lại sự thay đổi toàn diện
trong lĩnh vực phân phối. Theo định nghĩa hẹp nhất phạm vi của thương mại điện tử
chỉ bao gồm các sản phẩm mà có thể được giao qua mạng điện tử. Trong khi đó,
định nghĩa rộng hơn lại gồm cả những sản phẩm được quảng cáo, đặt mua và thanh
toán qua mạng điện tử. Thực tế có thể nhận thấy là các cửa hàng trên mạng bán hoa,

14


sách báo, ơtơ, băng đĩa, máy tính hoặc phần mềm máy tính và thậm chí cả hàng tạp
hố cũng đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào hệ thống bán lẻ truyền thống thông
qua việc chuyên kinh doanh một số mặt hàng hoặc nhóm sản phẩm nhất định. Điều
này có được là do những ưu thế của các cửa hàng trên mạng như giảm chi phí tìm
kiếm, giao dịch và phí lưu kho, đa dạng hố khả năng lựa chọn mặt hàng, doanh thu
cao, nguồn cung cấp hàng rẻ hơn và thơng tin thị trường chính xác hơn. Ví dụ, việc
mua sách và hàng hoá khác qua mạng cho phép dễ dàng tìm kiếm nhóm mặt hàng
cần mua và người bán có thể quảng cáo và đưa thơng tin tới đúng khách hàng dựa
trên những sở thích của họ. Nhờ đó, những dự báo về việc bán các sản phẩm theo
yêu cầu của khách hàng qua mạng rất lạc quan.
II. Dịch vụ phân phối trong WTO và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên.

1. Dịch vụ phân phối trong WTO
Theo WTO, trong Danh mục Phân loại ngành dịch vụ, tài liệu mã số
MTN.GNS/W/120 (hay W/120) được xây dựng trong Vòng Uruguay và phần lớn
dựa trên Phân loại Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp Quốc
(CPC), thì DVPP được phân thành bốn nhóm dịch vụ chính: dịch vụ đại lý hoa
hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền thương mại (franchising)
(Xem phụ lục 1).
1.1. Dịch vụ đại lý hoa hồng
Dịch vụ đại lý hoa hồng là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và
bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua, bán hàng hố cho bên
giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù
lao (hoa hồng)1.
- Bên giao đại lý, bên đại lý:
o Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền
mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại
lý cung ứng dịch vụ.
1

Điều 166-Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005

15


o Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền
mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
- Cách hình thức đại lý:
o Đại lý bao tiêu: Là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán
trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao
đại lý.
o Đại lý độc quyền: Là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định

bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc
cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
o Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ: Là hình thức đại lý mà
bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực
thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh
nghĩa của tổng đại lý.
o Các hình thức đại lý khác mà các bên thoả thuận
- Quyền sở hữu trong đại lý thương mại:
Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý.
- Hoa hồng đại lý: Thù lao đại lý có thể được trả cho bên đại lý dưới hình
thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá hoặc cũng có thể tuỳ theo thoả thuận khác của
hai bên.
o Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá
cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ
phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ.
o Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá
cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại
lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa
giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn
định cho bên đại lý.

1.2. Dịch vụ bán buôn

16


Theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hố của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam thì bán bn là hoạt động bán hàng

hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng.
Dịch vụ bán buôn bao gồm việc bán hàng cho những người bán lẻ, những
doanh nghiệp sử dụng của các ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức hoặc các
đơn vị chuyên môn, hoặc cho những người bán bn khác.
Dịch vụ bán bn có đặc điểm là bán hàng với số lượng lớn, và thường là
nguyên hộp, nguyên đai, nguyên kiện cho bên mua với giá thấp hơn giá bán lẻ. Giá
bán buôn thường được quy định theo kiểu bậc thang theo khối lượng hàng hoá bán
ra nhằm khuyến khích khối lượng đặt hàng của đại lý mà vẫn đảm bảo sự cân bằng
và công bằng về giá trong hệ thống thương mại.
Các đơn vị kinh doanh dịch vụ bán buôn thường là các doanh nghiệp và cá
nhân có nguồn vốn lớn, quan hệ rộng trong sản xuất kinh doanh. Các nhà bán buôn
thường áp dụng hệ thống quản lý hiện đại với những chính sách bán hàng và
marketing chuyên nghiệp (cấp thẻ cho người mua hàng, in catalogue quảng cáo
hàng bán…) và đặc biệt giá bán bn ln mang tính cạnh tranh cao.
Các dịch vụ bán buôn theo danh mục CPC của Liên Hợp Quốc gồm CPC
622, 61111, 6113, 61211.
1.3. Dịch vụ bán lẻ
Cũng theo định nghĩa của Nghị định 23/2007/NĐ-CP thì bán lẻ là hoạt động
bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Việc kinh doanh bán lẻ có
thể diễn ra trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng hoặc có thể
qua rất nhiều khâu trung gian thương mại khác nhau. Dịch vụ bán lẻ bao gồm hoạt
động bán hàng tại những địa điểm nhỏ, cố định như cửa hàng hay kiốt, hoặc cũng
có thể thơng qua đường bưu điện với số lượng nhỏ và người mua là người tiêu dùng
1

Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên Việt Nam II (MUTRAP II) - Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa

vụ của Việt Nam theo Hiệp định GATS.


17


trực tiếp. Dịch vụ bán lẻ có thể gồm cả những dịch vụ phụ trợ như giao hàng. Trong
thương mại, người bán lẻ mua hàng hoá với số lượng lớn trực tiếp từ nhà sản xuất,
thông qua người nhập khẩu hoặc người bán buôn và bán cho người tiêu dùng với số
lượng nhỏ hơn. Người bán lẻ giữ vai trò cuối cùng trong chuỗi cung ứng và có vai
trị rất quan trọng trong chất lượng phân phối của các công ty vì họ là những người
gần gũi với người tiêu dùng cuối cùng nhất.
Những doanh nghiệp/người bán lẻ bán hàng phục vụ mục đích tiêu dùng cá
nhân hoặc hộ gia đình.
Danh mục CPC xác định rằng “dịch vụ chính do các nhà bán buôn và bán lẻ
thực hiện là bán lại hàng hoá, kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có liên quan
khác như: bảo quản lưu kho hàng hoá; lắp ráp, sắp xếp và phân loại đối với hàng
hoá khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hoá khối lượng nhỏ, dịch
vụ giao hàng, dịch vụ bảo quản lạnh, các dịch vụ khuyến mãi do những người bán
buôn thực hiện, và các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ như
chế biến phục vụ cho bán hàng, dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe”.
1.4. Nhượng quyền thương mại
Dịch vụ nhượng quyền thương mại mang mã số CPC 8929 trong danh
mục CPC.
Theo Điều 284, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì Nhượng quyền
thương mại được định nghĩa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hàng việc mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
o Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hố, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
o Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền

trong việc điều hành công việc kinh doanh.

18


Về hình thức của nhượng quyền thương mại có thể được phân loại theo các
căn cứ khác nhau.
- Nếu căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh thì nhượng quyền thương
mại gồm có các hình thức sau:
+ Nhượng quyền sản xuất (Processing Franchise): Là loại hình nhượng
quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất, cung ứng ra thị trường các hàng hoá
mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Trong nhượng quyền sản xuất, bên nhượng
quyền còn cung cấp cho bên nhận quyền thơng tin liên quan tới bí mật thương mại
hoặc những cơng nghệ hiện đại, thậm chí là cả những công nghệ đã được cấp bằng
sáng chế. Ngồi ra, bên nhượng quyền cịn có thể hỗ trợ bên nhận quyền và một số
khía cạnh như hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, phân phối và các dịch vụ hậu mãi.
+ Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (Service Franchise): Là
loại hình nhượng quyền trong lĩnh vực hoạt động có tính chất dịch vụ như sửa chữa,
bảo dưỡng ơtơ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng…Bên
nhượng quyền đã xây dựng và phát triển thành cơng một hoặc một số mơ hình dịch
vụ nhất định mang thương hiệu riêng. Bên nhận quyền sẽ được cung ứng các dịch
vụ ra thị trường theo mơ hình và với thương hiệu của bên nhượng quyền.
+ Nhượng quyền phân phối: Trong hình thức nhượng quyền này, mối quan hệ
giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ
giữa nhà sản xuất và nhà phân phối thông thường tức là bên nhượng quyền sản xuất ra
các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân
phối trực tiếp tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền.
- Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền, xét về cơ bản có các hình thức:
+ Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp (Unit Franchising): Hình

thức này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động trong
phạm vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với
việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền.
+ Nhượng quyền mở rộng (Franchise diveloper agreement): Thực chất là bên
nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số

19


lượng một số lượng đơn vị kinh doanh theo đúng thoả thuận phạm vi một lãnh thổ
nhất định và không được nhượng quyền cho một bên thứ ba.
+ Nhượng quyền khởi phát (Nhượng quyền phụ - Master Franchise): Là
nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế. Nghĩa là bên nhượng quyền và bên
nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau.
2. Các phương thức mở cửa dịch vụ phân phối theo quy định của WTO và nghĩa
vụ của các nước thành viên
2.1. Các phương thức mở cửa dịch vụ phân phối theo WTO/GATS
Theo quy định của Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS), các
nước muốn gia nhập WTO thì phải cam kết mở cửa dịch vụ phân phối theo bốn
phương thức cung cấp dịch vụ. Bốn phương thức này được xác định trên cơ sở xuất xứ
của người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ đó, cũng như mức độ và hình
thức hiện diện trên lãnh thổ của các bên vào thời điểm dịch vụ được chuyển giao.
Trong biểu cam kết, các phương thức cung cấp dịch vụ được đánh theo số thứ tự:
Phương thức 1 - “Cung cấp qua biên giới” - Cross-border Supply.
Phương thức 2 - “Tiêu dùng ở nước ngoài” - Consumption Abroad.
Phương thức 3 - “Hiện diện thương mại” - Commercial Presence.
Phương thức 4 - “Hiện diện của thể nhân”- Movement of natural person.
Phƣơng thức 1: Cung cấp qua biên giới - Là phương thức theo đó dịch vụ
được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên này sang lãnh thổ của một nước
thành viên khác. Trong phương thức này thì chỉ có bản thân dịch vụ di chuyển qua

biên giới mà khơng có sự di chuyển của con người. Có thể kể đến ví dụ về dịch vụ
phân phối G7 của Việt Nam được cung cấp sang Nhật Bản thông qua phương thức
kinh doanh nhượng quyền thương mại. Nhà cung cấp dịch vụ không thiết lập bất kỳ
một hiện diện nào trên lãnh thổ nước thành viên tiêu dùng dịch vụ.
Phƣơng thức 2: Tiêu dùng ở nƣớc ngồi - Là phương thức theo đó người
tiêu dùng của một nước thành viên di chuyển sang lãnh thổ một nước thành viên
khác để tiêu dùng dịch vụ. Về bản chất, dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng
trên lãnh thổ nước thành viên không phải là nơi người tiêu dùng đó cư trú. Ví dụ

20


×