Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Chuyên đề môn dân số phát triển - Vai trò, ý nghĩa môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.61 KB, 20 trang )



























Mở đầu :
Mở đầu :
Dân số & phát triển là một môn học phổ biến và quan trọng trong giáo dục Đại học, hướng
tới nghiên cứu, đánh giá hai phạm trù cơ bản là dân số và phát triển. Theo đó, đối tượng
nghiên cứu chính của môn học là mối quan hệ chặt chẽ hai chiều giữa một bên là dân số và


bên kia là sự phát triển. Với chủ đề 1 : ‘’Mối quan hệ giữa dân số và phát triển cùng vai trò
ý nghĩa của môn học’’, chúng ta sẽ đi làm rõ 2 vấn đề nêu trên để hiểu được nội dung, đối
tượng và mục đích nghiên cứu của môn học, từ đó có thể rút ra được tầm quan trọng cùng
phương pháp học tập bộ môn này cho hiệu quả và thú vị cuối cùng là thu được những kết
quả tương xứng…
Bài luận gồm 2 vấn đề chính cần làm rõ là là : +) Mối quan hệ của Dân số & Phát triển ;
+) Vai trò, ý nghĩa của môn học.
Trên cơ sở luận điểm và những vấn đề của giáo trình Dân số & Phát triển (chủ biên:
PGS.TS Nguyễn Nam Phương) viết, cùng sự góp ý quý báu của cô, chúng em viết theo ý
hiểu của nhóm và có tham khảo thêm những kiến thức của các tài liệu khác. Tuy vậy, chắc
chắn sẽ có nhiều thiếu sót trong bài tập này, nên chúng em rất mong được tiếp thu sự góp
ý và sửa chữa của cô cùng các bạn…
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC
BỘ MÔN DÂN SỐ & PHÁT TRIỂN




BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề 1: Mối hệ giữa dân số & Phát triển cùng
vai trò ý nghĩa môn học.


Nhóm 11: Nguyễn Thanh Tùng;
Nguyễn Tiến Dũng;
Nguyễn Thu Hương;
Nguyễn Thị Hiền;
Mai Thị Phương Anh;
Nguyễn Thị Thu Hà.








Hà Nội, 25/08/2013
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





Mở đầu :
Dân số & phát triển là một môn học phổ biến và quan trọng trong giáo dục Đại học, hướng
tới nghiên cứu, đánh giá hai phạm trù cơ bản là dân số và phát triển. Theo đó, đối tượng
nghiên cứu chính của môn học là mối quan hệ chặt chẽ hai chiều giữa một bên là dân số và
bên kia là sự phát triển. Với chủ đề 1 : ‘’Mối quan hệ giữa dân số và phát triển cùng vai trò
ý nghĩa của môn học’’, chúng ta sẽ đi làm rõ 2 vấn đề nêu trên để hiểu được nội dung, đối
tượng và mục đích nghiên cứu của môn học, từ đó có thể rút ra được tầm quan trọng cùng
phương pháp học tập bộ môn này cho hiệu quả và thú vị cuối cùng là thu được những kết
quả tương xứng…
Bài luận gồm 2 vấn đề chính cần làm rõ là là : +) Mối quan hệ của Dân số & Phát triển ;
+) Vai trò, ý nghĩa của môn học.
Trên cơ sở luận điểm và những vấn đề của giáo trình Dân số & Phát triển (chủ biên:
PGS.TS Nguyễn Nam Phương) viết, cùng sự góp ý quý báu của cô, chúng em viết theo ý
hiểu của nhóm và có tham khảo thêm những kiến thức của các tài liệu khác. Tuy vậy, chắc
chắn sẽ có nhiều thiếu sót trong bài tập này, nên chúng em rất mong được tiếp thu sự góp
ý và sửa chữa của cô cùng các bạn…

Chúng em chân thành cảm ơn
Nhóm 11
Hà Nội 25/08/2013.























Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.






I) Mối quan hệ giữa dân số & phát triển :

1) Các khái niệm liên quan :

a) Khái niệm dân số :
-‘’Theo nghĩa thông thường dân số là số lượng dân trên một vùng lãnh
thổ, một địa phương nhất định, trong một thời điểm nào đó’’-GT DSPT.
Có thể thấy theo nghĩa hẹp này, dân số được xác định tại một khoảng
không gian và thời gian nào đó, được cụ thể hóa. Việc quy định không
gian đó được quy định từ trước (theo quy định tại nước ta, vùng không
gian cấp thấp nhất là xã, phường…) và được nghiên cứu tại một thời
điểm xác định.
+Ví dụ : Thành phố Hà Nội, ở thời điểm 0h ngày 01/4/2009 dân số Hà
Nội có 6.448.837 người, chiếm 7,51% dân số cả nước…
-Tuy nhiên ‘’Dân số nghĩa rộng được hiểu là một tập hợp người. Tập
hợp này không chỉ là số lượng mà còn gồm cả cơ cấu và chất lượng…’’-
GT DSPT. Có thể nói, phức tạp hơn, dân số còn được nghiên cứu trên
các khía cạnh về cơ cấu và chất lượng nữa…Nó thường xuyên biến
động, tăng lên, giảm xuống về số lượng, trẻ hóa, già hóa, hay ổn định,
trình độ dân cư, tỷ lệ giới tính…
+Ví dụ : Trong thập kỷ qua, dân số nam ở Mỹ tăng thêm 9,9% so với
9,5% của dân số nữ. Như vậy, dân số nữ chỉ hơn dân số nam là 5,18
triệu năm 2010 so với 5,3 triệu năm 2000. Tỷ số giới tính (số nam/100
nữ) cũng tăng từ 96,3 năm 2000 lên 96,7 năm 2010 – một sự phục hồi
đáng kể từ năm 1910…
Tóm lại, dân số thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh (một thời
điểm) và trạng thái động (một thời kì), khi nghiên cứu rộng hơn,
chúng ta lại xét tới nhiều vấn đề nảy sinh và liên quan nữa…


b) Khái niệm phát triển :
-‘’Phát triển được hiểu là một khái niệm rộng, chỉ tất cả hoạt động của
con người nhằm thúc đẩy xã hội tiến lên về đời sống vật chất và tinh
thần. Khái niệm phát triển có quá trình hoàn thiện dần từ đơn sơ,
phiếm diện tới toàn diện, và đầy đủ hơn, từ đơn thuần tăng trưởng
kinh tế tới phát triển bền vững’’- GT DSPT.
Có thể hiểu nôm na rằng đó là quá trình một xã hội đạt tới sự thỏa mãn
các nhu cầu mà xã hội đó coi là thiết yếu…
Ví dụ, những nhu cầu thiết yếu của xã hội thường là : Dinh dưỡng, giáo
dục bậc Tiểu học, sức khoẻ, vệ sinh, nước sạch và nhà ở…
-Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ ‘’phát triển bền vững’’ được quan tâm
và xây dựng nhiều hơn. Theo đó, ‘’Phát triển bền vững là quá trình
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





tăng tiến toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc
gia, nó biến đổi liên tục cả lượng và chất của nền kinh tế’’- GT DSPT.
Ta có mô hình của phát triển bền vững :

Tăng trưởng kinh tế



Môi trường bền vững Tiến bộ xã hội



c) Tổng quan về mối quan hệ giữa dân số và phát triển :
-Dân số và phát triển là hai phạm trù luôn đi kèm với nhau, có sự tác
động qua lại mật thiết với nhau, có thể nói dân số tác động toàn diện
tới phát triển. Điều này có nghĩa là dân số tác động tới tất cả các yếu tố
thành phần của quá trình phát triển, như kinh tế, xã hội và môi trường.
Ngược lại, kết quả của quá trình phát triển cũng nâng cao chất lượng
và phát triển con người toàn diện sẽ tác động trở lại với các quá trình
dân số như : sinh, chết, di dân. Đó là mối quan hệ tác động qua lại,
chuyển hóa nhân quả giữa mức sinh và mức sống nói riêng, trình độ
phát triển và dân số nói chung, giữa dân số và phát triển ta có mối liên
hệ sẽ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ mô tả mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số & phát triển













Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.










D

E A




E
B A




C








-Ta có thể thấy được, qua hai khía cạnh là ‘’quá trình’’ và ‘’kết quả’’ của
dân số và phát triển, quá trình của vấn đề này sẽ tạo ra kết quả của
chính nó, rồi kết quả đó sẽ tác động tới quá trình xảy ra của vấn đề kia,

từ đó tạo thành kết quả của vấn đề còn lại. Nó tạo thành một vòng tuần
hoàn, không có điểm đầu, điểm cuối, mà thực tế, ta xem xét bắt nguồn
từ đâu cũng được. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là ‘’quá trình dân
số’’ lại tác động trực tiếp tới ‘’quá trình phát triển’’ và ngược lại…Điều
đó lại cho thấy, sự tương tác với nhau khá mật thiết của ‘’dân số’’ và
‘’phát triển’’ với nhau.
-Cụ thể, sự tác động của quá trình phát triển tới kết quả của nó được
xác định bởi mũi tên A, việc sử dụng những nguồn lực mà ta có cùng
hoạt động tiết kiệm, đầu tư, được điều chỉnh qua các chính sách của
chính phủ có hiệu quả hay không sẽ được xác định bằng tình trạng sức
khỏe, thu nhập, chất lượng môi trường. Từ đó, đã cấu thành quá trình
dân số (mũi tên C. Tương tự, từ quá trình dân số, bao gồm sinh, chết và
di cư, sẽ tác động trực tiếp tới kết quả của nó, biểu hiện thành quy mô,

Kết quả dân số
-Quy mô dân số;
-Cơ cấu tuổi, giới tính;
-Phân bố dân cư.






Quá trình phát triển
-Sử dụng nguồn nhân lực;
-Sử dụng vật chất (đất, tiền vốn, CN);
-Sử dụng tài nguyên, môi trường;
-Tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ (TP,
y tế, giáo dục, nhà ở…)

-Tích lũy/đầu tư;
-Chi tiêu công.
Quá trình dân số
-Sinh đẻ;
-Tử vong;
-Di cư.





Kết quả phát triển
-Thu nhập và phân phối;
-Việc làm;
-Tình hình giáo dục;
-Điều kiện sức khỏe, sinh dưỡng;
-Chất lượng môi trường;
-Công bằng và bình đẳng xã hội.


Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





cơ cấu và phân bố của nó (mũi tên B). Kết quả này cuối cùng lại quay
trở lại ảnh hưởng tới quá trình phát triển (mũi tên D)…
-Sơ đồ trên đã mô tả mối quan hệ giữa dân số và phát triển, từ đó tạo
lên khung cho nội dung nghiên cứu của chủ đề này. Tuy nhiên, sự tác

động qua lại đó nhìn chung khá phức tạp, nhưng nếu chúng ta nhìn
nhận và phân tích trên các khía cạnh đơn giản hơn, ta có thể sẽ thấy rõ
được mối quan hệ chặt chẽ đó. Cụ thể, ta sẽ nghiên cứu trên những vấn
đề sau đây : Kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. Theo đó, dân số
và phát triển sẽ tác động qua lại theo những vấn đề trên…

2) Phân tích mối quan hệ :

2.1) Tác động của dân số tới phát triển :

a) Tác động của dân số tới kinh tế:
+) Tác động của dân số tới kinh tế được nhìn nhận với những
quan điểm hết sức khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược
nhau…
Theo tài liệu về Dân số & Phát triển của GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện
Dân số và các vấn đề xã hội- Trường ĐH KTQD có viết và nêu một số quan điểm điển
hình sau đây:
-Quan điểm bi quan của R.T. Malthus (1766 -1834) giáo sư kinh tế, người Anh cho
rằng: ‘’ dân số tăng theo cấp số nhân: 1; 2; 4; 8; 16; 32 , thời gian cần thiết để tăng
gấp đôi dân số khoảng 25 đến 30 năm. Trong khi đó, lương thực chỉ tăng theo cấp số
cộng: 1; 2; 3;4; 5; 6; Như vậy, khoảng cách giữa cung và cầu về lương thực cứ rộng
dần.Đây chính là nguyên nhân của nghèo đói…’’.
-Quan điểm lạc quan của J. L. Simon (1932 - 1998) là giáo sư về quản trị kinh doanh
của Trường đại học Maryland ( Hoa Kỳ) viết: ‘’ Dân số có tác động tích cực đến kinh
tế bởi những lẽ sau đây: Quy mô dân số tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên,
thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn ’’
-Quan điểm trung hòa…
-Quan điểm của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Cairô (Ai cập), năm 1994
về dân số và kinh tế :’’ (1)Tăng dân số không đủ để tạo ra thay đổi và phát triển kinh

tế. Phát triển kinh tế phải là kết quả của một chuỗi phức hợp các yếu tố, như thể chế,
quyền sở hữu, chính sách, ổn định chính trị, (2)Tác động tiêu cực của tăng trưởng
dân số đối với phát triển kinh tế nói chung và ở cấp độ gia đình nói riêng và (3)Trong
các giai đoạn biến động khác nhau của mức sinh và mức chết thì có những mối quan
hệ khác nhau giữa dân số và phát triển…’’
+) Tóm lại, ta có thể thấy rất nhiều quan điểm trái chiều của
dân số tác động tới tình hình kinh tế, tuy nhiên mỗi quan điểm
lại tương ứng và có chiều hướng đúng đắn với mỗi giai đoạn,
lịch sử, văn hóa khác nhau. Muốn hiểu rõ được sự tác động của
dân số tới kinh tế, ta phải xem xét tới nhiều khía cạnh trong
lĩnh vực kinh tế với nhiều yếu tố khác nhau như:
⏏Các yếu tố sản xuất:
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





-Trong một nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế được xác định qua
chỉ số GDP hoặc GNP. Chúng được xác định thông qua thu nhập,
lượng hàng hóa được sản xuất ra trong một vùng lãnh thổ,
trong một thời điểm nhất định. Chính vì thế, ta có thể đánh giá
qua năng lực sản xuất của nền kinh tế đó, ta có hàm sản xuất
như sau: Y= f(R,K,L,T). Trong đó: Y: sản lượng;
K: vốn sản xuất;
L: Lao động;
R: Tài nguyên thiên nhiên;
T: Khoa học công nghệ.
-Có thể thấy được dân số sẽ tác động trực tiếp tới những yếu tố
trên; số lượng, cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng tới số lao động (L),

chất lượng dân số sẽ quyết định nền sản xuất đó được cải tiến,
ứng dụng khoa học công nghệ như thế nào(R)? ; có khai thác
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên có không (T)? Số lượng dân
cũng ảnh hưởng tới nguồn vốn chi tiêu của quốc gia đó Vì vậy
từ dân số, ta có thể thấy được năng lực sản xuất của nền kinh tế
đó qua sự tác động tới các yếu tố sản xuất R, K, L, T…Ta sẽ phân
tích cụ thể dân số tác động tới những yếu tố trên như thế nào :
∎Nguồn lao động (L) :
Khi ta xét đến dân số, ta nói đến quy mô, cơ cấu và chất
lượng từ đó sẽ tác động tới nguồn cung lao động, ảnh hưởng
trực tiếp tới năng suất. Cụ thể :
-Về quy mô, cơ cấu : Dân số tác động thông qua ‘’dân số trong
độ tuổi lao động’’ và ‘’tỷ lệ tham gia lực lượng lao động’’.
+Dân số trong độ tuổi lao động thông tường từ 15-59t. Dân
số tăng lên, sau một thời gian nhất định, số người trong độ tuổi
này cũng tăng lên, lực lượng LĐ từ đó mà tăng lên. Khi dân số
tăng, tức là L tăng, khiến tổng sản phẩm tăng, nhưng xét ra theo
bình quân đầu người lại giảm=> Thể hiên sự tăng không tương
xứng của dân số LĐ và chất lượng LĐ, số dân trong độ tuổi LĐ
không quyết định năng suất của nền kinh tế…
+Ví dụ : Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất, cùng diện
tích lãnh thổ lớn thứ 3 trên thế giới, chứa đựng nhiều tài
nguyên và ưu đãi của tự nhiên. Tuy trình độ dân cư ở đất nước
này không cao và không đồng đều. Nhưng bù lại với nguồn lao
động dồi dào và rẻ mạt, tài nguyên dồi dào, đất nước này đã
nắm bắt được thế mạnh vốn có của mình, phát triển, đầu tư
những ngành sản xuất có lợi thế. Hệ quả, năm 2011 đã vượt qua
Nhật Bản trở thành cường quốc đứng thứ 2 trên TG sau Mĩ, tuy
nhiên GDP/đầu người ở nước này khá thấp…
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.






+Ví dụ : Theo thống kê lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên năm 2011 của nước ta là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so
với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là
46,48 triệu người, tăng 0,12%
+Tỷ lệ tham gia lực lượng LĐ phức tạp hơn, vì không phải ai
nằm trong độ tuổi LĐ cũng tham gia LĐ, và cũng không phải ai
nằm ngoài độ tuổi LĐ cũng thôi không LĐ nữa. Những bộ phận
dân số LĐ đã qua đào tạo sẽ có chất lượng và năng suất cao
hơn=>Năng suất sản xuất của nền kinh tế sẽ dựa vào tỷ lệ tham
gia LĐ và chất lượng của lực lượng đó…
Ví dụ : Singapore là nước ít dân cư, LĐ phổ thông, thường
phải thuê LĐ ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên, vì có
chất lượng dân cư tham gia LĐ được đào tạo và có trình độ cao
mà nền kinh tế Sing vẫn rất Pt, GDP năm 2010 đứng đầu TG.
-Về chất lượng : Khi dân số tăng nhanh, làm những nguồn lực
của xã hội phải chia nhỏ để đáp ứng nhu cầu mỗi người, điều
này làm chất lượng cuộc sông bị giảm xuống, do đó năng suất
LĐ không cao , khiến GDP hoặc GNP tăng chậm…
Ví dụ : Tối 23/4/013, Australia đã đón công dân thứ 23
triệu trong bối cảnh các nhà nhân khẩu học dự báo dân số nước
này có thể lên tới 40 triệu người vào năm 2050. Tuy nhiên điều
này gây vô cùng nhiều lo ngại cho đất nước này. Số liệu thống
kê cho thấy trong tài khóa kết thúc tháng 9/2012, tỷ lệ sinh của
Australia tăng 2,7% lên 303.600 trường hợp, trong khi tỷ lệ tử
cũng tăng 1,3% lên 149.100 trường hợp…


Nguồn vốn, công nghệ và tài nguyên :

-Tài nguyên : Dân số tăngCần khai thác nhiều tài nguyên
hơn để phục vụ hđ sản xuất, mặc dù :
LLLĐ tăng GDP (GNP) tăng, nhưng nguồn tài
nguyên có hạn, ví dụ đất, nước sạch… Tổng sp tăng nhưng
bình quân đầu người giảm đi…
-Nguồn vốn : Dân số tăng trong khi nguồn vốn, phúc lợi xã hội
có hạn, ta có : Y=f(K,L)=> Y/L= f(K/l ;1). Với tình trạng trên,
thương số K/L sẽ tăng rất chậm=> Sản phẩm bình quân đầu
người sẽ giảm…
-Công nghệ : Có quan điểm cho rằng, dân số tăng nhanh sẽ tác
động và thúc đẩy máy móc, KHCN phát triển. Nhưng các tiến bộ
KHKT cần nguồn vốn lớn và một thời gian đầu tư dài, nó còn
phụ thuộc chất lượng và công tác giáo dục đào tạo. Trong khi
đó, nguồn vốn đầu tư giảm do dân số tăng=> Tóm lại dân số
tăng vẫn làm CN-KH khó phát triển, khiến nền Kt tăng trưởng
chậm lại…
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





=> Vậy trên góc độ về vốn, công nghệ và tài nguyên ta thấy sự tác
động khá sâu sắc của dân số, mà cụ thể là dân số tăng đều tác
động tiêu cực tới K, R, T, mặc dù có sự tăng trưởng về tổng sản
phẩm nhẹ.
∎Chi tiêu công (G): Nền kinh tế hỗn hợp có sự tham gia điều

tiết của nhà nước bằng ngân sách của mình, nó được sử dụng
vào chi tiêu CP, QS_QP, điều hành nền kinh tế bằng CS tài khóa ;
giải quyết các vấn đề xã hội. Qua đó, ta có thể thấy, việc dân số
tăng sẽ gây ra việc chia nhỏ ngân sách và nguồn lực, gây sự
phân tán, ảnh hưởng tiêu cực…
Cụ thể, dân số tăng làm tăng nhu cầu sử dụng những Dv công,
cần thêm trường học, bệnh viện, các thủ tục hành chính phát
sinh, phức tạp và giải quyết các hậu quả, tệ nạn XH…

Tiết kiệm và đầu tư :
Tiết kiệm trong nước là nguồn cấp vốn
an toàn cho đầu tư phát triển. Có TK mới có tiền đầu tư. Tiết
kiệm là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự PT của
nền KT. Tiết kiệm sẽ tạo ra nguồn vốn cho đầu tư, tỷ lệ đầu tư
cao thì tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên TK lại chịu ảnh hưởng rất
lớn của cơ cấu và gia tăng dân số.
Dân số tăng nhanh Tiêu dùng tăng Tiết kiệm giảm
nguồn vốn cho đầu tư cũng sẽ giảm…=> Tóm lại với những
nước nghèo, gia tăng dân số sẽ gây tiêu cực lớn cho TK và ĐT
ảnh hưởng trực tiếp tới sự PT của nền KT. Tuy nhiên với những
nước PT, do cơ cấu dân số, có sự khác biệt, thường là già hóa,
việc tăng dân số, cũng có ý nghĩa tích cực, tất nhiên phụ thuộc
tăng dân số bằng cách nào…

Vậy qua việc phân tích dân số ảnh hưởng tới kinh tế như thế
nào qua những yếu tố tác động tới các biến số sản xuất, ta rút ra
được kết luận, đó là một sự ảnh hưởng sâu rộng, trên mọi mặt,
là thành tố quyết định chính và gần như tất cả tới sự phát triển
kinh tế.


b) Tác động của dân số tới các vấn đề xã hội :
-Trong quá trình phát triển, các quá trình dân số (sinh, chết, di
dân) không tồn tại độc lập với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trái
lại, chúng luôn luôn có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với
nhau. Khi nghiên cứu về tác động của DS tới các vấn đề xã hội,
chúng ta sẽ nghiên cứu trên một số vấn đề khác nhau, tuy
không phải tất cả các vấn đề, nhưng đây là những vấn đề chính :
Dân số tác động tới giáo dục :
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





+) Qui mô và tốc độgia tăng dân sốtác động đến phát triển
giáo dục. Ta có một bảng thống kê sau :
Nội
dun
g
1979
-
1980
1989
-
1990
1995
-
1996
1999
-

2000
2001
-
2002
2004
-
2005
2005
-
2006
2006
-
2007
2007
-
2008
Quy

dân
số
54 65 74 77 79 81 83 84 85
Số
học
sinh
PT
11,6 12,5 15,6 17,7 17,9 17,2
5
16,7
6
16,3

7
15,8

+)Cơcấu dân sốtheo tuổi ảnh hưởng đến phát triển giáo dục :
Qui mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này có số học
sinh Tiểu học > THCS > THPT. Ngược lại ởnhững nước có cơcấu
dân sốgià cấu trúc của nền giáo dục tương ứng sẽcó sốlượng
học sinh Tiểu học < THCS < THPT….
+)Phân bố địa lý dân cư ảnh hưởng đến phát triển giáo dục :
Ởthành thị và các vùng đông dân, kinh tếthường phát triển hơn.
Vì vậy, ở những nơi này hệthống giáo dục cũng phát triển hơn,
nên trẻ em có nhiều cơ hội được đến trường hơn những vùng
kém phát triển dân cư thưa thớt. Ngoài ra, một số quốc gia
không chú ý đến sự phát triển giáo dục ở các vùng hẻo lánh và
nhiều giáo viên cũng không muốn đến làm việc ở các vùng này.
Mật độ dân sốcũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của
giáo dục…
Dân số tác dộng tới y tế : Sự phát triển của hệ thống y tế của
mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Trình độ phát triển kinh tế, xã hội (công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại, khoa học - kỹ thuật ).
+ Điều kiện vệ sinh môi trường (môi trường sinh thái).
+ Tình hình phát triển dân số(qui mô, tốc độ gia tăng, cơcấu,
phân bố dân số…)
+ Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm
sóc sức khỏe nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động
viên các nguồn lực )
Như vậy dân số là một yếu tốcó tính chất khách quan và cùng
với các yếu tố khác, nó qui định sự phát triển của y tế về số
lượng, chất lượng, hiệu quả cũng như cơ cấu của ngành y tế.


Dân số tác động tới bình đẳng giới và an sinh xã hội :
Ảnh hưởng của gia tăng quá nhanh dân số đối với bình đẳng
giới :
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





+)Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng
nam nữ.
+)Sự phân bố địa lý dân cư cũng ảnh hưởng đến thực hiện
bình đẳng nam nữ.
-Các biến dân số đóng vai trò chủ yếu trong kế hoạch hóa pt
của các ngành sản xuất và dịch vụ xã hội để thực hiện mục tiêu
cuối cùng của sự pt là nâng cao mức sống Nd và pt bền vững.
Ta có thể thấy được sự tác động của dân số tới các vấn đề xã
hội trên nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu quyết định sự cân
bằng, bình đẳng trong xã hội,

c) Tác động của dân số tới tài nguyên môi trường :
-Việc dân cư sử dụng và có nhu cầu khai thác TNTN là không
thể tránh khỏi .Nhưng hoạt động khai thác, sản xuất, tiêu thụ
của hàng tỷ người đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, kể
cả nguồn tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo. Mặt
khác sản xuất tiêu dùng đã và đang đưa vào môi trường ngày
càng nhiều chất thải độc hại, đe dọa môi trường, sự sống của
mọi giống loài.
Thực tế theo một báo cáo :’’


Quĩ quốc tế bảo vệ động vật hoang
dã (WWF) cho biết, con người đang sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản
xuất ra nguồn tài nguyên mới của hành tinh.
Theo báo cáo của tổ chức này, hiện nay con người tiêu thụ
nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới
của trái đất. Số lượng động vật sống trên cạn, nguồn nước và
các loài sinh vật biển đã được con người sử dụng hết 40% từ
năm 1970-2000. Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu liệu như than, khí
và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% từ năm 1961-2000…’’

-Sự tác động của DS tới môi trường phụ thuộc vào tổng số dân,
mức độ sử dụng TNTN bình quân đầu người, và trình độ công
nghệ.
Cụ thể, những nước phát triển như những nước ở cộng đồng
chung châu Âu (EU) có dân số ngày càng giảm, nền kinh tế đã
chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ. Ta có thể thấy, môi trường
ở những nước đó càng ngày càng được bảo vệ và người dân có
ý thức, trách nhiệm hơn, các ngành CN khai khoáng còn pt thì
được ứng dụng những công nghệ tiên tiến, nguy hại rất ít tới
môi trường. Thực tế, sự di chuyển những ngành CN nặng, nguy
hại tới m.trường từ những nước PT sang những nước đang pt
đã trở thành xu hướng…
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.






Có thể nói, tác động của quá trình dân số, ảnh hưởng trực
tiếp tới vấn đề TN-MT, các tác động tiêu cực của gia tăng dân số
được thể hiện chủ yếu qua quá trình khai thác quá mức TN, dẫn
tới những hệ lụy mà quá trình đó mang lại, cụ thể :
⦁Sức ép lớn tới TN-TNMT do khai thác quá mức các nguồn
TN phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt…
Chúng ta có thể thấy thực trạng này rất thường xuyên xảy
ra, và được các phương tiện truyền thông đưa tin, ví
dụ :’’

Rừng phòng hộ ở thung lũng Đạ Chơ Mo (xã Phi Tô) hiện
đã mất đi màu xanh vốn có của nó, thay vào đó là màu xanh
tươi mới của những đồi cà phê. Theo Hạt Kiểm lâm huyện Lâm
Hà, khu vực rừng bị phá để làm nương rẫy này thuộc khoảnh 3
và 7, tiểu khu 243 (lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ
Nam Ban quản lý). Thống kê sơ bộ từ năm 2010 đến nay, tại
đây đã có 32,5 ha rừng bị “cạo trọc”. Từ đầu năm nay đến nay,
đã xảy ra 16 vụ đốt, phá rừng trái phép, mỗi đợt có hàng chục
hộ dân ồ ạt kéo vào phá rừng, hầu hết là người dân tộc thiểu
số…’’
⦁Tạo ra những nguồn chất thải tập trung, quá mức, vượt khả
năng phân hủy của môi trường, tạo thành những hệ quả vô
cùng tai hại, không chỉ tác động ngược trở lại con người, mà còn
ảnh hưởng vô cùng lớn tới những loài sinh vật cùng sinh sống
trên TĐ
Những kết cục vô cùng bi thảm của những loài sinh vật
khác khi môi trường sống của chúng bị con người làm ô nhiễm
va phá hủy :‘’

Tràn dầu Montara là sự kiện rò rỉ dầu và khí từ mỏ dầu Montara,

biển Timor, ngoài khơi bờ biển bắc của tây Úc. Đây được xem là thảm họa tràn dầu
tồi tệ nhất của Australia.[1] Vệt dầu rò rỉ từ dàn khoan di động từ ngày 21 tháng 8
năm 2009 cho đến ngày 3 tháng 11 năm 2009, khi mùn khoan được bơm vào giếng
để chặn sự rò rỉ này. Các nhà sinh học cho rằng ảnh hưởng môi trường của vụ tràn
dầu Montara có thể là thảm họa đối với hệ sinh thái biển. Mặc dù là dầu thô nhẹ tràn
từ giàn khoan nhưng nó vẫn gây độc đối với chim, động vật không xương sống biển,
san hô và tảo biển.[5] Hội Bảo vệ động vật hoang dã Úc miêu tả khu vực này như là
"đường cao tốc trên biển", và cá heo và endangered loài rùa lưng bằng đang bị đe
dọa tiệt chủng đang bị nguy hiểm từ vụ tràn dầu.[24] cho đến ngày 3 tháng 9 năm
2009, các thuyền đánh cá thấy các sinh vật biển chết và yếu đi, và không thấy các loài
chim trong khu vực dầu tràn.[17] Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) quan sát
cá heo spinner, nhạn biển đen, rắn biển đốm và đồi mồi và rùa lưng bằng nguy cơ tiệt
chủng bơi trên váng dầu loang, và nhấn mạnh sự quan tâm đến tác động lâu dài của
thảm họa này. WWF cũng quan sát dầu phong hóa giống như sáp từ vụ tràn dầu này’’

⦁Sự chênh lệch về pt Ds giữa các vùng, dẫn tới sự nghèo đói
ở vùng này và sự dư thừa ở vung khác. Sự chênh lệch này càng
tăng này dẫn tới sự di dân từ vùng này sang vùng khác dưới
mọi hình thức, gây ra những bất ổn và mất cân bằng xã hội tại
các vùng đó.
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





Hiện nay trên TG có hiện tượng rất nhiều những kho ổ
chuột lớn gần những thành phố lớn, tráng lệ và hào hoa, do sự
di cư bất hợp lí, ồ ạt kéo về những tp lớn, những khu ổ chuột
này gây ra những tệ nạn Xh, cùng vấn nạn về môi trường và

sinh hoạt của bộ phận nười dân ở đó
‘’
’ Ở Seoul, 구룡마을(Guryong , làng Cửu Long) là một khu ổ chuột lớn nhất còn sót
lại với diện tích 30 hecta. Làng nằm ở phường Geapo ngay trong quận Gangnam, giàu
có ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) vốn trở nên nổi tiếng với bài hát Gangnam Style của ca
sĩ xứ Hàn Psy .Đây là nơi tập trung những căn chòi dựng tạm bợ bằng những tấm gỗ
và tấm bạt, vốn là nơi trú ngụ của những người dân Hàn có nhà bị giải tỏa ở các khu
vực khác hồi năm 1988 để Seoul chuẩn bị cho Thế vận hội.’’

‘’

Ngay giữa thủ đô Bắc Kinh hào hoa tráng lệ, còn tồn tại rất nhiều khu ổ chuột rách
nát cũ kỹ, tại đó có những ngôi nhà mà 5 người trong gia đình chỉ có 18m2 để chui ra
chui vào, Phó thị trưởng Bắc Kinh, Chen Gang cho biết mục đích của dự án là nhằm
nâng cao chất lượng đời sống của dân cư song song với việc phát triển nền kinh tế. “
Những gia đình sống tại các thị trấn chỉ có diện tích sống khoảng 20 m2, thấp hơn so
với diện tích trung bình là 29 m2 do đó dự án cải tạo này sẽ mở rộng diện tích sống
cho các hộ gia đình”.
Ông chỉ ra ba vấn đề lớn đặt ra đối với các khu ổ chuột ở Băc Kinh. Trước hết, chất
lượng không khí sống rất thấp do người dân ở đây sử dụng than và thải khí độc ra
không khí. Thứ hai, tiêu chuẩn xây dựng yếu kém, nhà cửa dột nát đồng nghĩa với
nguy cơ dễ gây cháy nổ, sập nhà và nhiều nguy cơ khác. Thứ ba, lượng lớn dân nhập
cư tại các khu vực như thế này gây ra tỉ lệ tội phạm tăng cao, làm ảnh hưởng tới an
ninh chung toàn thành phố….’’

⦁Sự gia tăng dân số đô thị, tạo thành những đô thị lớn,
những đô thị tự phát khiến môi trường khu vực này có nguy cơ
suy thoái nghiêm trọng, ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất
đai, tiếng ồn…
Có thể nói, dân số ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường và TNTN,

cơ cấu và những đặc điểm của DS sẽ trực tiếp tác động tới
TNTN và MT…

Vậy từ cách phân tích 3 v.đề trên, ta đã hiểu rõ được dân số
tác dộng tới phát triển như thê nào, đó là sự tác động toàn diện,
chặt chẽ dựa trên 3 v.đề chính đặt ra là kinh tế, xã hội,
TNTN&MT. Tuy nhiên để hiểu được mối quan hệ 2 chiều của
dân số và phát triển, ta sẽ phải phân tích chiều còn lại, là phát
triển tác động tới dân số như thế nào qua 3 v.đề trên :

2.2)

Tác động của phát triển tới dân số :

a)
Tác động của kinh tế tới dân số

:

-Qua sơ đồ mối quan hệ giữa dân số & phát triển, ta đã thấy
được phát triển kinh tế sẽ tác động đến dân số thông qua việc
tác động đến mức sinh, mức chết và di cư. Từ 3 khía cạnh như
vậy, ta sẽ đi vào phân tích chi tiết xem tác động của kinh tế tới
dân số như thế nào…
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.






-Đối với mức sinh : Ta thấy có một thực tế rằng, các nước giàu
có thì mức sinh , mức chết, nhất là mức chết trẻ em đều thấp,
còn các nước nghèo đói thì ngược lại. Vậy mối quan hệ ngược
chiều giữa kinh
tế và mức sinh do các nguyên nhân chính như sau:
⦁Thứ nhất, một nền kinh tế phát triển, dựa trên công cụ sản
xuất hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa thường có nhu cầu lao
động ít về số lượng nhưng cao về chất lượng. Điều này sẽ thúc
đẩy các cặp vợ chồng sinh đẻ ít để dành nguồn lực chăm sóc con
cái về sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề.
⦁Thứ hai, khi kinh tế phát triển, con người có thể nảy sinh
nhiều nhu cầu để nâng cao chất lượng cuộc sống, đòi hòi chất
lượng cao hơn đối với việc thỏa mãn các nhu cầu: học tập, nhà
ở, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe, du lịch, vui
chơi, giải trí,… Các nguồn lực, kể cả thời gian dành cho việc sinh
con và chăm sóc con sẽ phải “cạnh tranh” với các nhu cầu này.
Đẻ ít như một giải phải để giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu
cầu nói trên.
⦁Thứ ba, ở các nước giàu có, việc sinh con không có mục tiêu
kinh tế mà đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu về tình cảm. Trong
khi đó chi phí nuôi con lại lớn. Do vậy mức sinh thấp. Ở các
nước nghèo thì tình hình ngược lại.
-Đối với mức chết : Nghèo đói thường đi đôi với tình trạng suy
dinh dưỡng, mù chữ, mất vệ sinh, hệ thống y tế kém phát
triển… Những yếu tố này sẽ nâng cao tỷ lệ bệnh tật và tử vong.
Nghèo đói đôi khi trực tiếp làm cho mức chết tăng lên.Theo
đánh giá của Liên Hợp Quốc, năm 2011, ở vùng Rừng Châu Phi
hàng chục ngàn người đã chết đói, khoảng 12 triệu ng ười có
nguy cơ tử vong do không có thức ăn.
-Đối với di cư : Ở những nơi giàu có, kinh tế phát triển, mức

sống cao tạo nên lực hút cho di cư đến. Ngược lại, những vùng
nghèo đói, việc làm ít, tạo ra lực đẩy nên xuất cư mạnh.
 Vậy do tác động đến cả mức sinh, mức chết và di cư, đương
nhiên kinh tế tác động đến quy mô, cơ cấu, phân bố và chất
lượng dân số.
‘’Sự tác động của phát triển kinh tế lơn tới mức, người ta tin
rằng ‘’Pt là viên thuốc tránh thai tốt nhất’’ và ‘’các vấn đề dân số
sẽ tự được giải quyết khi pt kinh tế-xã hội tăng lên…’’ GT DSPT.
Cụ thể chúng ta có thể đánh giá về dân số qua tình hình kinh tế
của các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.

b)

Tác động của xã hội tới dân số :
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.






∎Ảnh hưởng của giáo dục tới dân số :
-Giáo dục tác động qua dân số chủ yếu trên các yếu tố là : kết
hôn, sinh, chết và di dân. Tuy nhiên, nó có sự tác động lâu dài…
-Ta sẽ phân tích ảnh hưởng của giáo dục tới từng yếu tố một để
làm rõ vấn đề này :
Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân :
⦁Thể hiện quyền lựa chọn bạn đời : Ta có thể thấy với một
nền giáo dục ngày càng phát triển, quyền này có vai trò và tính
chất mạnh mẽ hơn. Ví dụ : Trước đây các cụ có câu ‘’ Cha mẹ đặt

đâu, con ngồi đấy’’, nhưng hiện nay việc lựa chọn người chồng
của mình đã thoáng hơn rất nhiều, người ta có quyền quyết
định với hôn nhân của mình…
⦁Tuổi kết hôn lần đầu : Với một nền giáo dục phát triển, luật
pháp đi vào xã hội, quy định, nữ 18t, nam 20t mới được kết hôn
lần đầu, không có tình trạng tảo hôn như trước đây nữa, và
người ta không chỉ kết hôn một lần mà còn rất nhiều lần…
Cuộc điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ 1994, cho thấy: Tuổi
kết hôn trung vị của phụ nữ chưa đi học là 19,81 trong khi đó
phụ nữ tốt nghiệp THPT trở lên là 23,96.
⦁Ly hôn : Người ta có quyền ly hôn và không sợ dư luận, tai
tiếng của xã hội nữa (nhất là đối với phụ nữ), tất nhiên với xã
hội VN ta ly hôn vẫn không phải giải pháp tốt nhất và được sự
đồng cảm của xã hội cho lắm…
Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh :
⦁Trình độ học vấn càng cao, số con mong muốn càng ít : Điều
này là dĩ nhiên, vì họ hiểu được việc phải tăng thêm nhiều
nguồn lực khác nhau khi phải sinh đẻ nhiều, không chỉ với bản
thân họ mà còn với toàn xã hội.
Ta có bảng thống kê sau :
Trình độ học vấn và số con mong muốn
Trình độ
học vấn
Nhóm tuổi tại thời gian điều tra
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44

45-49
Chưa đi
học
3,03
3,11
3,31
3,67
3,84
3,9
4,12
Chưa TN
tiểu học
2,61
2,74
2,98
3,37
3,5
3,64
3,61
TN tiểu
học
2,5
2,49
2,67
2,91
3,07
3,24
3,3
TN THCS
2,22

2,23
2,34
2,52
2,62
2,71
2,72
TN
THPT
2,00
2,06
2,12
2,18
2,32
2,33
2,48

Nguồn: TCTK. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994
⦁Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai nói chung và BPTT hiện
đại nói riêng tỷ lệ thuận với trình độ học vấn.
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





⦁ Mức sinh tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn.
Giáo dục ảnh hưởng đến mức chết :
Hầu hết các công trình nghiên cứu về mức chết trẻ em ở các
nước đang phát triển đều cho rằng trình độ giáo dục, đặc biệt là
giáo dục của phụ nữ là "chìa khoá" để giảm mức chết trẻ em.

Tài liệu của GS. Nguyễn Đình Cử viết :’’

Theo số liệu điều tra
nhân khẩu học giữa kì 1994 thì tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là
80,32 phần nghìn v ới con của các bà mẹ mù chữ; 50,77 phần
nghìn với con của các bà mẹ chưa hết cấp I; 33,88 phần nghìn
với con của các bà mẹ hết THCS và 31,69 phần nghìn với con
của các bà mẹ hết THPT trở lên. Sở dĩ có tình trạng trên
là vì phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con
hơn, khoảng cách giữa hai lần sinh thường ngắn hơn 24 tháng.
Đồng thời những phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường ít
hiểu biết cách nuôi con và phòng chống các bệnh tật, có thu
nhập thấp nên không có điều kiện để chăm sóc con tốt hơn khi
bị ốm đau. Tóm lại, giáo dục có ảnh hưởng rất mạnh đến quá trì
nh sinh và chết của dân số. Tuy nhiên giáo dục là một trong các
nhân tố thuộc yếu tố kinh tế xã hội, chỉ tác động đến sinh và
chết thông qua các yếu tố trung gian như tuổi của bà mẹ khi
sinh, khoảng cách giữa hai lần sinh, số con sinh ra trong gia
đình và tỷ lệ thực hiện các biện pháp tránh thai, điều kiện chăm
sóc khi ốm đau bệnh tật. v.v…’’

Vậy qua phân tích những yếu tố mà giáo dục ảnh hưởng tới
dân số như vậy, ta có thể kết luận đó là mối quan hệ vô cung
chặt chẽ, những chương trình và cách giáo dục sẽ ảnh
hưởng lâu dài tới những yếu tố của dân số, từ đó dần dần sẽ
định hướng sự phát triển cơ cấu, đặc điểm của dân số thế
nào…

∎Ảnh hưởng của y tế tới dân số :
Với những thành tựu to lớn của khoa học nói chung và y học nói

riêng, ngày nay con người đã có phương pháp và phương tiện
điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấu tranh chống lại bệnh tật, giảm
bớt mức chết, kéo dài tuổi thọ. Ta sẽ phân tích ảnh hưởng của y
tế tới dân số qua 2 yếu tố sau :
Y tế tác động đến mức sinh : Với sự tiến bộ của KH-KT càng
ngày việc sinh đẻ đã dễ dàng hơn, xuất hiện nhiều hình thức
sinh mới (Thụ tinh ống nghiệm ; sinh sản vô tính…), nhiều dịch
vụ cũng phát triển như đẻ thuê,…tuy nhiên cũng kéo theo
những vấn đề về đạo đức con người.
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.






’ Cừu Dolly (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú
đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới [1][2]. Nó dược tạo ra bởi Ian
Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh,
Scotland.
Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng
trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã
chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể
tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những
tế bào soma đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số
điều kiện nhất định có thể chuyển thành những dạng toàn năng
(pluripotent) chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển thành những bộ phận
của cơ thể con vật [3]. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được tạo ra từ
tuyến vú của một con cừu cái, do đó nó được đặt theo tên của Dolly Parton,
nữ ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng có bộ ngực đồ sộ

’’.
Y tế tác động tới mức chết : Ngày nay, những dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho trẻ em và người gìa (những đối tượng nhạy
cảm) đã tăng lên, không chỉ về số lượng và chất lượng. Trẻ em
được tiêm phòng, chăm sóc trong những điều kiên khá tốt,
những bệnh trước đây dễ lây truyền đã được phòng ngừa, chữa
trị đơn giản hơn. Người già đến với những dịch vụ chăm sóc tốt
hơn, đa dạng và đảm bảo hơn. Những điều đó làm giảm mức
chết của dân cư xuống, tăng tuổi thọ trung bình của dân cư…
‘’

Nhằm cải thiện đời sống tinh thần của người cao tuổi, các công ty và các
viện nghiên cứu ở Nhật Bản đang chạy đua nghiên cứu, chế tạo các robot
giúp đỡ, chăm sóc và trò chuyện với người già. Hầu hết các robot phục vụ
người già đều được trang bị hệ thống nhận dạng giọng nói để trò chuyện và
giúp họ điều khiển các thiết bị trong nhà. Chúng có hình dáng thích hợp và
khá gần gũi với người già như thú nuôi. Một trong số các robot này là Yorisoi
ifbot của công ty Business Design Laboratory, được bán rộng rãi ở Nhật từ
năm 2004 với giá 604.800 yen. Robot này nói chuyện chậm rãi, có thể thay
đổi giọng nói để giúp người già nghe rõ hơn. Ngoài ra nó còn có thể bày tỏ
tình cảm với người sử dụng, hát những bản nhạc xưa theo yêu cầu Một
robot khác là Chapit của công ty Ray Tron, có thể giúp người già vận hành
thiết bị điện tử trong nhà, chỉ cần họ ra lệnh “tôi muốn xem tivi” hoặc “tắt
đèn”. Robot này trông giống một chú búp bê, có giọng nói nhỏ nhẹ và dễ
thương như một đứa trẻ lên 5, dễ dàng lôi cuốn người già nói chuyện với nó.
Nó có đôi mắt sáng, cổ có thể xoay làm cho người trò chuyện có cảm giác
như thực. Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu của ĐH Waseda đang cố gắng cải
thiện sức khỏe người già bằng cách làm cho họ cười nhiều hơn với robot
Tocco-chan. Nếu người sử dụng chạm vào các công tắc gắn trên đầu, tai và
tay của robot, nó sẽ lập tức thực hiện các tư thế vui nhộn, rồi trò chuyện với

giọng thong thả chậm rãi. Nhóm nghiên cứu này dự định thêm các chức năng
khác vào robot để nó có thể tạo những tình huống vui nhộn cho đến khi
người sử dụng nó bật cười.’’

Như vậy, ngoài giáo dục, y tế cũng ảnh hưởng khá mật thiết
tới dân số, cải thiên mức sinh mức chết, đem tới một chất
lượng dân số tốt hơn trên nhiều mặt nhất là về sức khỏe và
tuổi thọ bình quân.
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





Như vậy, qua 2 khía cạnh là giáo dục và y tế, chúng ta đã thấy
được tác động của xã hội tới dân số như thế nào, nó là cả một
quá trình thay đổi nhưng sẽ thay đổi một cách toàn diện, sâu
sắc trên nhiều mặt của đời sống XH, quyết đingh chất lượng dân
số…

c)

Tác động của môi trường tới dân số :
-Môi trường bao quanh cuộc sống con người, những thứ con
người cần thiết đều lấy từ môi trường. Chính vì vậy mà môi
trường tác động vô cùng lớn tới dân số.
-Các yếu tố ô nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây
bệnh cho con người là ô nhiễm không khí, nước, đất hay tiếng
ồn, trường điện từ, phóng xạ
 Ô nhiễm không khí làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp :

‘’ Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh
nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân
chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra. Kết quả thống kê cứ 100.000 dân có
đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi; 3,8% viêm họng và viêm amidan
cấp; 3,1% viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Người lao động là đối
tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường không khí của khu vực sản
xuất bị ô nhiễm. Trong đó, người lao động trong các cơ sở sản xuất công
nghiệp thường bị mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, bệnh ngoài
da và một số hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì Còn bệnh bụi phổi nói chung,
bệnh bụi phổi silic nói riêng là loại bệnh phổ biến ở các ngành khai khoáng,
xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí-luyện kim. Số ca bệnh bụi
phối-silic chiếm tới 74,5% trong tổng số ca bệnh nghề nghiệp trong phạm vi
toàn quốc. Ô nhiễm không khí từ các khu vực sản xuất công nghiệp, làng
nghề không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng
đồng dân cư sống ở khu vực xung quanh. Một số nghiên cứu y tế đối chứng
đã cho thấy các bệnh hô hấp cả cấp tính và mãn tính ở các vùng gần khu vực
sản xuất cao hơn rõ rệt so với các vùng nông thôn. Ngoài ra, các bệnh về mắt,
bệnh tim mạch, hội chứng dạ dày, thiếu máu, rối loạn thần kinh ở vùng ô
nhiễm cũng cao hơn…’’
Ô nhiễm nguồn nước làm gia tăng các bệnh về đường tiêu
hóa :
‘’ Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế từ năm 1997 đến năm 2000
đã có gần 1.400 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 24.000 người mắc và hơn
200 người chết. Chỉ tính riêng 5 bệnh (tả, thương hàn, lỵ trực trùng, lỵ amib
và tiêu chảy) đã có trên 3,5 triệu người mắc và hơn 200 người chết. Theo
các chuyên gia, một số bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới
nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân của
người dân còn kém. Nguyên nhân mắc bệnh thường do tiếp xúc trực tiếp với
nước: Khi tắm rửa do các hoá chất và vi sinh vật trong nước; do ăn uống
thức ăn bị nước làm ô nhiễm qua hệ sinh thái do các hoá chất hay các chất

phân huỷ của chúng.’’

Ô nhiễm đất tác động đến sức khỏe con người : ‘’

Dư thừa đạm,
thuốc trừ sâu trong đất hoặc trong cây đều có những tác hại đối với môi
trường và sức khỏe con người. Không chỉ vậy, những chất hóa học độc hại
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





còn tác động tiêu cực tới hoa màu, sinh vật, mất cân bằng sinh thái, điều đó
sẽ dần tác động tới cuộc sống của con người lâu dài. Hiện nay, tại một số
vùng ở Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng của các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh (đặc biệt là dioxin) còn tồn lưu trong đất. Các chất độc hóa
học/dioxin thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy trong nguồn nước dưới đất,
thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người và gây ra các bệnh về tim mạch,
thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư, để lại những di chứng…’’
Như vậy, qua việc phân tích sự tác động của môi trường tới
dân số, ta đã minh chứng thêm một khía cạnh của sự phát triển
ảnh hưởng tới dân số như thế nào. Đó là sự ảnh hưởng sâu rộng
về sức khỏe, chất lượng, và sự cân bằng của dân cư. Là một yếu
tố rất quan trọng, việc nghiên cứu mối tác động của môi trường
tới dân số cần phải sâu sắc hơn nữa…

⦿Cuối cùng, vẫn là qua 3 vấn đề : kinh tế, xã hội, môi trường, ta
đã phân tích được chiều còn lại của mối quan hệ dân số & phát
triển, đó là chiều phát triểndân số.

Nhìn nhận qua 2 chiều đã phân tích đó, ta tổng quan được mối
quan hệ giữa dân số & phát triển, khẳng định lại rằng đó là mối
quan hệ chặt chẽ luôn đi kèm với nhau, tác động toàn diện tới
nhau và quyết định nhau. Nghiên cứu dân số & phát triển sẽ là
nghiên cứu cụ thể và chi tiết mối quan hệ này trên nhiều góc độ
và khía cạnh phức tạp…

II)

Vai trò, ý nghĩa của môn học :
1)

Vai trò môn học :

+) Vai trò định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động nhằm làm
thay đổi xu hướng hiện tại của dân số cho phù hợp và đảm bảo cho sựphát
triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững của toàn xã hội và của từng ngành,
địa phương, cơ sở.
+) Giúp sv nắm vững lý luận và thực tiễn về các chủ t rương, biện pháp,
quy định, hướng dẫn của chính sách dân số sẽ giúp sinh viên sau khi ra
trường có đủ kiến thức và năng lực trong việc tổ chức thực hiện có hiệu
quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, những ngành và lĩnh vực
kinh tế liên quan tới dân số và phát triển.
2)

Ý nghĩa của việc nghiên cứu bộ môn :

- Cơ sở lập kết hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm , 10 năm…
- Cơ sở lập kết hoạch phát triển tổng thể như xây dựng bệnh viện ,
trường học , khu vui chơi giải trí…

- Dự báo mất cân đối về năng lượng . môi trường , nước ngọt…
Nhóm 11- Chủ đề 1: Mối quan hệ giữa dân số & phát triển cùng vai trò, ý nghĩa của môn học.





- Cung cấp cho ta bức tranh dân số thế giới và Việt Nam hiện tại và
tương lai,
- Cung cấp cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa dân số và các hiện
tượng kinh tế, xã hội , môi trường và ngược lại,
- Đưa ra các chính sách tác động vào quá trình dân số cho phù hợp
với thực trang phát triển kinh tế địa phương,
- Là cơ sở của việc lồng ghép các biến dân số vào việc hoạch định các
chính sách , chương trình , dự án phát triển trong tương lai,
- Giúp đạt được các mục tiêu phát triển là : Nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần cho con người…


Các tài liệu tham khảo :
-Giáo trình Dân số và Phát triển
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Nam Phương (Chủ biên)- Trường ĐH
Kinh tế Quốc dân.

-Báo cáo Dân số & Phát triển - TCDS Việt - Tổng cục Dân số.

-Tài liệu bổ sung chuyên môn DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
dân số-kế hoạch hoá gia đình)- GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện
trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội , trường Đại học Kinh

tế Quốc dân-Tổng biên tập.

-Tài liệu dân số & phát triển đào tạo sơ cấp dân số y tế- Bộ y tế
2011.

-Các bài báo trên báo dân trí, vietnamnet, lao động, thanh niên,
tuổi trẻ online về vấn các vấn đề liên quan…


HẾT






×