Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.28 KB, 17 trang )

Chủ đề:
Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong
tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc – là nhân vật lịch sử vô
cùng vĩ đại. Người không chỉ là sản phẩm của dân tộc Việt Nam, của giai cấp
công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.
Người đã để lại cho chúng ta một tài sản tinh thần vô giá và trường tồn, đó là
Tư tưởng Hồ Chí Minh với hạt nhân là chủ nghĩa Mac - Lênin. Tư tuởng Hồ
Chí Minh có ảnh hưởng lớn và sâu sắc tới Cách mạng Việt Nam cũng như
cách mạng thế giới. Qua thực tiễn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày
càng toả sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu triệu con người.
Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung
quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc.
Nhưng dù xem xét ở bất kì vấn đề nào trong tưởng Hồ Chí Minh ta đều thấy
Bác thể hiện quan điểm của mình trong mối quan hệ biện chứng giữa hai vấn
đề dân tộc và giai cấp. Mối quan hệ biện chứng này là một trong những nhân
tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, là một trong những đóng
góp quan trọng của Người vào kho tàng lí luận cách mạng của chủ nghĩa Mác
– Lênin.
Nói đến vấn đề dân tộc, giai cấp và sự thống nhất biện chứng giữa
chúng là cả một chủ đề lớn, thể hiện ở nhiều mặt lí luận và thực tiễn.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, giai cấp là những tập đoàn
người to lớn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định
trong lịch sử, khác nhau về quan hệ sở hữu của họ đối với những tư liệu sản
1
xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, … Đấu tranh giai cấp là
cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và bóc lột sức lao
động, chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám. Đó là cuộc
đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản
chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Thực chất của đấu tranh


giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt địa vị và lợi ích giữa
giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là những
cuộc cách mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn tới đấu tranh giai cấp là do sự đối
lập về lợi ích cơ bản ( lợi ích về kinh tế ) giữa các giai cấp trong một hệ thống
sản xuất xã hội nhất định. Thông qua đấu tranh giai cấp, mâu thuấn cơ bản –
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất – được giải quyết, từ đó thúc đẩy
sự phát triển của toàn xã hội.
Đi cùng với vấn đề giai cấp là vấn đề dân tộc. Dân tộc là một cộng đồng
người có mối liên hệ chặt chẽ dựa trên một cơ sở chung về kinh tế, văn hoá,
ngôn ngữ. Hiểu theo nghĩa rộng thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là
quốc gia - dân tộc. V.I.Lênin đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra rằng: dân tộc
có hai xu hướng phát triển khách quan: một là, các dân tộc có xu hướng tách
ra để lập nên một quốc gia dân tộc độc lập; hai là, các dân tộc ở từng quốc
gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Khi dân
tộc xuất hiện trong xã hội có giai cấp thì vấn đề dân tộc cũng mang nội dung
giai cấp, trong đó vấn đề giai cấp giữ vai trò quyết định đối với vấn đề dân
tộc. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc cũng có tính độc lập tương đối của nó. Chủ
nghĩa Mac – Lênin khẳng định: chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi
tình trạng áp bức giai cấp bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc mới bị xoá
bỏ. Với thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trở thành giai
cấp cầm quyền, mở ra quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội
chủ nghĩa. Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn là một nội dung
2
quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những
vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó giải quyết
vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân.Trên cơ sở tư tưởng của C.Mac
và Ph.Ănghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu

hướng của vấn đề dân tộc, Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” với ba nội
dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự
quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Trong đó, nội dung thứ ba là nội
dung, tư tưỏng cơ bản. Tư tưởng liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự
thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và
đặc biệt phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải
phóng giai cấp. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến đây ta có thể thấy mối quan hệ biện
chứng giữa vấn để dân tộc và vấn đề giai cấp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Quan hệ giai cấp xét đến cùng cũng qui định sự hình thành dân tộc,
quyết định bản chất, xu hướng phát triển của dân tộc, xác định tính chất các
mối quan hệ dân tộc. Áp bức giai cấp là cơ sở, là nguyên nhân của áp bức dân
tộc. Ngược lại, áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bức giai cấp, nuôi
dưỡng áp bức giai cấp, làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Vấn đề dân tộc là
vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản. Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong
phong trào giải phóng dân tộc. Đấu tranh giải phóng dân tộc tạo cơ sở sức
mạnh cho giải phóng giai cấp. Như vậy vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có
quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít. Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn
đề giai cấp. Nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc là do mâu thuẫn giai cấp qui
3
định. Mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc đều cần có một giai cấp tiến bộ đại
biểu cho dân tộc ở giai đoạn đó.
Những cơ sở lí luận trên đây của chủ nghĩa Mac – Lênin về dân tộc và
giai cấp đã được Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc. Người luôn trung thành
với quan điểm, tư duy của Quốc tế Cộng sản và Chủ nghĩa Mac – Lênin và
vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam.
Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, lịch sử
đã chứng kiến những phong trào yêu nước của người dân Việt Nam chống
thực dân Pháp nổ ra rầm rộ: các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế,
các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái…, nhưng tất cả đều

thất bại, bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Nguyên nhân cơ bản của sự thất
bại này là sự bế tắc về đường lối. Tuy tràn đầy nhiệt huyết và khí phách
nhưng các vị lãnh tụ các phong trào ấy đã không nhận thức được bối cảnh
thời đại, không xác định được giai cấp trung tâm của thời đại này là giai cấp
công nhân – giai cấp tiến bộ của xã hội với phương thức sản xuất mới. Những
nhà nho, sĩ tu yêu nước tuy mang trong mình tấm lòng yêu nước, thương dân,
mang tinh thần dân tộc lớn lao, nhưng lại thiếu một yếu tố quan trọng đó là
lập trường, tư tưởng đúng đắn. Họ không xác định được nền tảng tư tưởng
cho cuộc đấu tranh mà họ lãnh đạo trong thời đại mới. Chỉ cho đến khi
Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, sự bế
tắc ấy mới có lời giải. Người ra đi mang theo chủ nghĩa yêu nước bên mình,
Người tiếp xúc với ánh hào quang chân lí của chủ nghĩa Mác – Lênin, để rồi
từ đó mở ra con đường sáng chói cho dân tộc Việt Nam. Trong tư tưởng của
mình, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ
nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận
thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Điều đó thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc, sự
kế thừa trung thành của Hồ Chí Minh đối với hệ tư tưởng của Mác – Lênin về
4
vấn đề này cũng như mọi vấn đề khác về chủ nghĩa xã hội. Sự kết hợp nhuần
nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiên ở các
điểm sau: Một là, Người khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và
quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt
Nam; Hai là, chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh
công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Ba là,
sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách
mạng của kẻ thù; Bốn là, thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì
dân; Năm là, gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Đi lên từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh một mặt đi theo lí luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, một mặt vẫn luôn nhấn mạnh đến vấn đề dân tộc.
Người cho rằng: giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết, nhưng giải

phóng để giành lại độc lập dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh khác với con đường cứu
nước của ông cha ta – gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế
kỉ XIX ), với chủ nghĩa tư bản ( đầu thế kỉ XX ). Độc lập dân tộc theo ý thức
hệ phong kiến và ý thức hệ tư bản không tránh khỏi những hạn chế và mâu
thuẫn bắt nguồn từ bản chất kinh tế - chính trị của các chế độ ấy – những hình
thái kinh tế-xã hội dựa trên quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ
đối kháng giai cấp.Vượt qua hạn chế đó chỉ có thể là con đường gắn liền độc
lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập
trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Giải phóng
dân tộc dẫn tới độc lập dân tộc là phạm trù thuộc về vấn đề dân tộc. Nhưng
chủ nghĩa xã hội là phạm trù thuộc về vấn đề giai cấp. Năm 1960, Người nói:
“chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc
bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Hồ Chí Minh
khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho
5
mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất…”. Trong xã hội chủ nghĩa không còn mâu
thuẫn giai cấp nữa, vấn đề giai cấp được giải quyết triệt để. Chỉ có xoá bỏ tận
gốc tình trạng áp bức, bóc lột, xoá bỏ đến tận gốc rễ của quan hệ bóc lột giai
cấp; thiết lập một nhà nước mới thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả đều
mang tính dân tộc trên cơ sở nền tảng tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, thì mới
đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát
triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh
phúc của con người. Như vậy, giải quyết vấn đề dân tộc luôn phải gắn với
mục đích để sao cho vấn đề giai cấp cũng đồng thời được giải quyết. Người
khẳng định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Kết luận trên đây của Nguyễn
Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục
tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các

phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc
vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do
Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác –
Lênin làm nền tảng. Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải
phóng dân tộc phải là phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người chỉ
rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội
chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”. Tư tưởng này của Hồ Chí
Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc
trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa
mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng
con người.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu
tranh và chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng
6
giai cấp; bền bỉ chống các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc
địa, đã phát triển lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay từ khi hoạt
động trong phong trào công nhân ở Pháp, Người đã nhận thấy một hố sâu
ngăn cách giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc với giai
cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc địa. Hố sâu ấy chính là chủ nghĩa
sô-vanh nước lớn của các dân tộc thống trị và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của
các dân tộc bị trị. Trong nhiều tham luận tại các Đại hội Quốc tế và trong các
bài viết, Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, phê bình một
cách kiên quyết và chân thành những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng
Cộng sản chính quốc.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, trong
“Chính cương vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã khẳng định: “chủ
trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”. Như vậy là lần đấu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ
Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của

hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân và
giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột. Vấn đề dân tộc được giải quyết
trên lập trường của giai cấp công nhân. Điều đó phù hợp với xu thế thời đại,
phù hợp với lợi ích của các giai cấp và lực lượng tiến bộ của dân tộc. Sức
mạnh đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam không phải là cái gì khác mà
chính là mục tiêu dân tộc luôn thống nhất với mục tiêu giai cấp trên cơ sở
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta đã biết rằng: Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến
với chủ nghĩa Mac – Lênin. Từ đó người đã phát huy cao độ chủ nghía yêu
nước truyền thống Việt Nam trong sự thống nhất với chủ nghĩa Quốc tế vô
sản. Bởi vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh “những tư tưỏng dân tộc chân
7
chính đồng thời cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính” (Ănghen ). Sự
phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự phát triển của thực tiễn
cách mạng Việt Nam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân tộc và giai cấp. Ý
thức giác ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất,
cũng là động lực chủ yếu để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin
và tiếp thu quan điểm Macxit về giai cấp. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân
tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề
dân tộc. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Giải phóng dân
tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai
cấp bị trị khỏi sự áp bức, bóc lột của giai cấp thông trị. Thế nên lợi ích của
giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc. Điều này hoàn toàn phù hợp với
lập luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc
và giai cấp đã đề cập ở phần trên. Trong tiến trình cách mạng, nhất là ở những
thời điểm có ý nghĩa quyết định như khi chuẩn bị tổng khởi nghĩa trong cách
mạng tháng Tám – 1945 hay những năm tháng cam go của cuộc kháng chiến
chống Mĩ sau này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh quyền lợi dân tộc lên trên hết và
trước hết. Tháng 5/1941, Người cùng với Trung ương Đảng khẳng định:
“Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử,

tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được
vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân
tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu,
mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Bởi vì “giai cấp vô sản mỗi nước, trước hết phải giành lấy chính quyền, phải
tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh
cách mạng: giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản, không phải chỉ là sự
chứng minh cho tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn là sự phát
8
triển sáng tạo của Hồ Chí Minh mang giá trị định huớng sâu sắc. Qua thực
tiễn đấu tranh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, luôn bám sát đặc điểm thực
tiễn cách mạng Việt Nam và tham khảo cách mạng các nước khác, Hồ Chí
Minh đã có những giải pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của
lịch sử, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Phân tích sự kết hợp hữu cơ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp, ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã vạch ra hướng đi vô cùng đúng đắn cho
dân tộc Việt Nam, đó là chìa khoá đi đến thành công của cách mạng Việt
Nam, vì những lí do sau đây:
Trước hết, muốn giành đuợc thắng lợi triệt để thì cách mạng giải phóng
dân tộc thời đại mới phải đi vào quỹ đạo và phải là một bộ phận khăng khít
của cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng ấy phải được lãnh đạo bởi chính
Đảng của giai cấp công nhân, nhưng phải có toàn dân tham gia, trong đó lực
lượng nòng cốt là liên minh công-nông. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu
chỉ đưa riêng giai cấp công nhân, thậm chí là cả nông dân vào lực lượng cách
mạng là hoàn toàn không đủ. Chỉ khi nào toàn dân cùng tham gia đấu tranh
thì sức mạnh dân tộc mới trở thành sức mạnh vô song.
Sau nữa, cuộc đấu tranh giai cấp – giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong
nội bộ dân tộc ( tức là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân,
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ) không tách rời cuộc đấu tranh dân tộc

– giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực thù địch xâm
lược. Nhưng trước hết và trên hết là phải giải quyết được vấn đề dân tộc, giải
phóng dân tộc. “Chính lập trường và lợi ích của giai cấp công nhân đòi hỏi
phải giải phóng dân tộc”. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, vấn đề giai cấp được thể
hiện ở vấn đề dân tộc, còn vấn đề dân tộc được giải quyết trên lập trường của
giai cấp công nhân, chứ không phải là hi sinh cái nọ cho cái kia.
9
Từ quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Người đã
khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, và Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất.
Theo Hồ Chí Minh, “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam”. Phát triển sáng tạo
học thuyết Mác – Lênin về Đảng Cộng sản, Người cho rằng: Đảng Cộng sản
Việt Nam là “ Đảng của giai cấp vô sản “, đồng thời là “ Đảng của dân tộc
Việt Nam “. “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là
những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái
nhất,trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân “ (Hồ Chí
Minh toàn tập). Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, với nhân
dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kì của cách mạng Việt Nam. Ngay
từ khi mới ra đời, Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã qui tụ lực lượng và sức
mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Nhờ đó, ngay
từ đầu, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam
và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng. Điều
này cũng thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưỏng
của Bác. Trung thành với những quan điểm của V.I.Lênin, Bác vẫn khẳng
định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn thế nữa,
Bác còn giữ được tinh thần dân tộc trong quan điểm của mình. Trong Báo cáo
chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( tháng 2/1951 ),
Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt

Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là
Đảng của dân tộc Việt Nam”. Năm 1953, Bác viết: “Đảng Lao động là tổ
chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc…
Đảng là đảng của giai cấp lao động mà cũng là đảng của toàn dân”. Năm
10
1957, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”. Năm 1961, Bác tiếp tục
khẳng định: “Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc,
không thiên tư thiên vị”. Năm 1965, Người cho rằng: “Đảng ta xứng đáng là
đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và
của cả dân tộc”. Qua hàng loạt các cách thể hiện khác nhau như vậy, Hồ Chí
Minh vẫn khẳng định được bản chất giai cấp của Đảng ta là Đảng ta mang
bản chất giai cấp công nhân. Nhưng Người quan niệm: Đảng không những là
Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của toàn dân tộc. Quan điểm
này có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam. Đảng đại diện cho lợi ích
của toàn dân tộc cho nên nhân dân Việt Nam coi Đảng Cộng sản Vịêt Nam là
Đảng của chính mình. Trong thành phần của Đảng, ngoài công nhân, còn có
những người ưu tú trong giai cấp nông dân, trí thức và các thành phần khác.
Đảng ta cũng khẳng định rằng, để đảm bảo và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân, Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kì cách mạng. Hồ Chí Minh
rèn luyện Đảng luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và
yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công
nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác. Nghị quyết
Đại hội lần VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân
của Đảng , chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp công nhân với các tầng
lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập.
Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố
dân tộc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét sự thống nhất biện chứng
giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc, tính nhân dân của Đảng

Cộng sản Việt Nam. Mọi hoạt động của Đảng đều đồng thời giải quyết cả vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Mọi biểu hiện tuyệt đối hoá vấn đề giai cấp, coi
11
nhẹ vấn đề dân tộc hoặc quá nhấn mạnh vấn đề dân tộc mà xem nhẹ vấn đề
giai cấp đều đi ngược với quan điểm của Hồ Chí Minh. Thế nên, một trong
bốn nội dung về công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lí luận có nội dung:
Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa
Mác – Lênin, chú ý chống giáo điều, cơ hội, chống chủ nghĩa cá nhân… Thực
tiễn đã cho thấy, trong 80 năm tồn tại và phát triển của mình, Đảng Cộng sản
Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, và cách mạng
Việt Nam 80 năm qua luôn “cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng
chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” để đưa
cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa
đến thành công.
Nói chung đây là một tư tưởng khá lớn trong hệ thống tư tưỏng Hồ Chí
Minh, mang tính sáng tạo cao, nó cho phép khơi dậy sức mạnh đoàn kết,
thống nhất của cả dân tộc, vì lợi ích chung của cả dân tộc. Bởi vậy, trong tư
tưởng của mình, Người luôn thể hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc
trên cơ sở sự lãnh đạo tổng hợp của Đảng Cộng sản. Trong tư tưởng về cách
mạng giải phóng dân tộc, Người cho rằng: Lực lượng của cách mạng giải
phóng dân tộc bao gồm toàn bộ dân tộc. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò
của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ
đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng
lợi. Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò
động lực cách mạng của công nhân và nông dân, nhưng cũng không coi nhẹ
khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp
khác. Người chỉ rõ: công nông là “gốc cách mệnh”; “ học trò, nhà buôn nhỏ,
điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba
hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”. Như thế là Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh yếu tố giai cấp trong lực lượng, nhưng lại luôn giữ vững

12
tinh thần dân tộc trong đó. Hai yếu tố dân tộc và giai cấp luôn đan xen, gắn bó
trong tư duy của Người và thể hiện ra ở hầu hết nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, việc vận dụng và phát triển
sáng tạo, linh hoạt Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện biện chứng
giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là điều hết sức cấp thiết, có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, có thời kì, trong giai đoạn triển khai
công cuộc xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa, khi vạch ra các nhiệm vụ,
Đảng ta đã vướng vào một số sai lầm, đưa ra các quyết định nóng vội, chủ
quan, duy ý chí, quá nhấn mạnh vấn đề giai cấp mà quên đi hoặc sao nhãng
vấn đề dân tộc trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Điều đó dẫn đến hậu quả là lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội
không được công bằng, không có sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ trong
nhân dân về mục tiêu và lí tưởng, làm cho sức mạnh dân tộc không được phát
huy, không trở thành động lực cốt yếu cho sự phát triển đất nước. Nhưng
ngay sau đó, khi nhận ra sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm, Đảng ta đã có
những cải biến tích cực cả trong nhận thức lí luận và thực hành xã hội, đi
đúng hướng đi của một Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở nước ta, có một số ý kiến cho
rằng: mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp luận chứng trong
chủ nghĩa Mác – Lênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có thể áp dụng
phù hợp cho một số nước khác, không phù hợp với Việt Nam. Việt Nam vốn
là một nước thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng chi phối,
bất cứ khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp thì đều dẫn tới sai lầm. Từ đó
họ đề xuất quan điểm: tách hẳn vấn đề dân tộc ra khỏi vấn đề giai cấp, chỉ
nhấn mạnh tuyệt đối vấn đề dân tộc, hạ thấp vai trò và vị trí cũng như quan hệ
13
mật thiết của vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc. Họ cho là không cần phải lấy

cơ sở lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết vấn đề dân tộc, mà có
thể giải quyết vấn đề dân tộc một cách độc lập, riêng rẽ. Họ đồng tình với
mục tiêu “xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, nhưng không nhất thiết phải “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, tức
là họ giải quyết theo hướng phi giai cấp. Quan điểm này thực sự đã đi ngược
với đường lối của tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Đảng, của nhân dân Việt
Nam, và rõ ràng không phù hợp với thực tiễn mà cách mạng Việt Nam đã trải
qua. Thực tiễn đó chỉ ra rằng, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự nghiệp
cách mạng Việt Nam đều phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lợi ích giai cấp và
lợi ích dân tộc, chủ nghĩa dân tộc – chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn luôn
gắn bó hữu cơ với lí tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam. Nền độc lập dân
tộc, sự tự do, yên ấm, hạnh phúc của toàn dân chỉ có thể được giành lại hoàn
toàn, chỉ có thể được giữ gìn và phát triển bền vững khi cuộc đấu tranh dân
tộc dựa trên ý chí và bản lĩnh của giai cấp công nhân. Bởi vậy, ngay từ khi
khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định rõ: đổi mới
không phải là thay đổi mục tiêu “xã hội chủ nghĩa”, mà là hiểu rõ hơn về mục
tiêu ấy để từ đó có những bước đi và hành động phù hợp hơn nữa, tránh mắc
vào những quan điểm sai lầm, lạc lối. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản trong công
cuộc đổi mới là phải giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đến nay, Đảng ta đã
ngày càng cụ thể hoá và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện, thực chất là
nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp đúng đắn và linh hoạt giữa vấn đề dân tộc và vấn
đề giai cấp trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong văn
kiện tại Đại hội lần IX của Đảng ta đã nêu rõ: “mối quan hệ giữa các giai cấp,
các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân,
14
đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chịu
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích
toàn dân tộc trong mục tiêu chung: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội”.
Giờ đây, đứng trong thời bình, nhìn lại quá khứ gian nan mà đầy oanh
liệt của đất nước, ta nhận thấy nhân tố quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đi
đến thắng lợi vẻ vang chính là nhờ có Đảng Cộng sản lãnh đạo tài tình, sâu sa
hơn là nhờ sự thiên tài, sáng suốt của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong điều kiện lịch sử cụ thể của
đất nước. Nét đặc sắc trong mối quan hệ ấy là việc gắn liền độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội. Yếu tố đó xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt
Nam, chi phối các mặt khác của cuộc cách mạng. Đặc biệt trong thế kỉ XX,
một thế kỉ vận động và phát triển mau lẹ và phức tạp của tình hình thế giới,
chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng và sự đúng đắn cao độ trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp. Để tận dụng thời cơ và đẩy lùi
thách thức, Việt Nam đã giải quyết được mối quan hệ này bằng việc giải
quyết tốt mối quan hệ giữa giai cấp với đoàn kết dân tộc, giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc, giải quyết mối
quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với mở rộng hợp tác quốc tế, phát huy
sức mạnh nội lực của dân tộc và tranh thủ sức mạnh của thời đại. Theo Hồ
Chí Minh, sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của
nhân dân lao động thế giới. Người cho rằng, phải dựa vào sức mạnh dân tộc là
chủ yếu nhưng cũng phải biết tận dụng sức mạnh thời đại thì mới dễ bề thắng
lợi.Vấn đề đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tế, cả trong chiến tranh ác liệt
và trong hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong bối cảnh các
dân tộc đang đứng trước những thách thức mới về nguy cơ bạo loạn, lật đổ
của các thế lực thù địch, hiếu chiến, chúng dựa vào sức mạnh và sự hiện đại
15
tối tân của quân sự để gây ra các cuộc chiến đẫm máu, xâm lược các nước có
chủ quyền, bất chấp luật pháp, tư tưởng quan trọng này của Hồ Chí Minh
càng chứng tỏ được sự trưòng tồn vĩnh cửu của nó.
Từ đầu tới giờ, chúng ta đã bàn tới rất nhiều luận điểm cũng như các
mặt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tất cả chỉ để làm sáng tỏ mối quan hệ biện

chứng vô cùng phức tạp và quan trọng trong tư tưởng của Người, đó là mối
liên hệ khăng khít giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Ta có thể thấy hai
vấn đề này luôn tồn tại đan xen nhau trong bất cứ luận chứng nào của Bác.
Khi nói đến vấn đề dân tộc luôn phải lấy cơ sở giai cấp làm điểm tựa để giải
thích và phát triển. Còn khi bàn về vấn đề giai cấp thì chắc chắn phải đi liền
với việc giải quyết cho tốt vấn đề dân tộc. Điều đó không những là minh
chứng đắt giá cho sự trung thành của Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác –
Lênin, mà còn thể hiện sự tài tình của Người trong việc vận dụng hợp lí, phát
triển sáng tạo lí luận ấy trong thực tiễn cách mạng nước nhà. Tư tưỏng ấy như
ánh hào quang le lói đến từng ngõ nhỏ của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, là một
trong những mái chèo đắc lực đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến
bờ thành công rực rỡ.
Bởi thế nên, dù đang sống trong thời bình, mỗi công dân Việt Nam cần
có ý thức trau dồi và rèn luyện để thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu rõ
và sâu mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối
với những cán bộ, Đảng viên và những nhà lãnh đạo đất nước trong việc dùng
đó làm cơ sở để hoạch định chiến lược, chính sách xây dựng và phát triển đất
nước, đưa dân tộc vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững bước trong tiến
trình: xây dựng một đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt là ở thế kỉ XXI này, mở đầu thiên nhiên kỉ
thứ ba của một thế giới đấy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỉ nguyên
hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Nhưng dù thời cuộc biến
16
đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, thì giá trị tư
tưởng của Hồ Chí Minh trong đó có quan hệ dân tộc – giai cấp vẫn luôn là
quốc bảo của đất nước, luôn phù hợp với xu thế thời đại. Từ đó chứng tỏ cho
cả dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giới rằng: Tư tưởng cao đẹp của Hồ Chí
Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lí sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và
phát triển của dân tộc và cả nhân loại./.
___Hết___



17

×