Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

khái quát về công ty đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.41 KB, 29 trang )

HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Phần I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC
GIA
1. Khái niệm, lịch sử ra đời, mục đích hoạt động của các công ty đa quốc gia.
1.1. Khái niệm
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational Corporation) hoặc MNE
(Multinational Enterprises) là công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
1.2. Cơ sở hình thành công ty đa quốc gia.
- Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản
xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế
thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước
mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô,
nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ.
- Thứ hai: đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh
và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực
hiện việc chuyển giao các ngành công nghiệp bậc cao.
- Thứ ba: tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do
ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.
Cơ sở để hình thành nên điều đó chính là cơ sở lý thuyết thương mại quốc tế:
+ Thuyết lợi thế so sánh: chuyên môn hóa làm tăng hiệu quả.
+ Thuyết thị trường không hoàn hảo: Thị trường các yếu tố đầu vào phục vụ không
hoàn hảo.
+ Thuyết Chu kỳ sản phẩm: các sản phẩm có một chu kỳ phát triển nhất định
1.3. Tiêu chuẩn cơ bản của một công ty đa quốc gia.
*Về mặt định lượng:
- Số lượng các quốc gia hoạt động là 2 trở lên.
- Tỉ lệ lợi nhuận thu từ những hoạt động ở nước ngoài phải từ 25 - 30%
- Mức độ thâm nhập thị trường nước ngoài phải vững chắc đủ để ra quyết định.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
1


HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

- Nhiều quốc gia cùng sở hữu công ty.
* Về mặt định tính
- Tổ chức được xem là đa quốc gia khi sự quản lý mang tính quốc tế hóa và hoạt động phải
mang tính quốc tế
- Triết lý quản trị của công ty có thể phân thành : "dân tộc" (hướng nội), đa dạng (hướng theo
thị trường nước ngoài), khu vực hay vùng (hướng đến khu vực rộng hơn, có thể là toàn cầu)
2. Sự khác biệt giữa quản lý tài chính của một công ty đa quốc gia so với công ty
đơn thuần nội địa.
2.1. Về hệ thống tiền tệ:
Trong quản lý tài chính đòi hỏi tính toán lưu lượng tiền tệ luân chuyển vào và ra qua
các nghiệp vụ tài chính phát sinh, do đó phải tính toán bằng tiền bản xứ và qui đổi ra đơn vị
tiền tệ thống nhất (ngoại tệ mạnh). Như thế, trong phân tích tài chính phải có các chỉ tiêu
phân tích tỷ giá hối đoái, hoặc phân tích ảnh hưởng sự biến động giá trị của tiền tệ đối với
tình hình tài chính công ty.
2.2. Về thể chế chính trị và kinh tế:
Mỗi một quốc gia có một khuôn mẫu kinh tế và chính trị riêng, rất đặc thù và rất khác
nhau giữa các quốc gia. Sự khác biệt này là một vấn đề thực sự quan trọng trong đối sách của
công ty đa quốc gia trong việc cố gắng để điều hành và quản lý, trên qui mô toàn thế giới,
các công ty con hoặc các đại lý chi nhánh của chúng.
2.3. Về ngôn ngữ:
Khả năng giao tiếp là yêu cầu hàng đầu trong mọi giao dịch kinh doanh, trong đó ngôn
ngữ đóng vai trò trọng yếu. Vì vậy các nhà doanh nghiệp muốn bành trướng việc kinh doanh
của mình ra khỏi biên giới đất nước thì vấn đề hàng đầu là khả năng ngoại ngữ, càng thông
thạo nhiều thứ tiếng thì khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước khác càng cao.
2.4. Về văn hóa:
Ngay cả các nước ở trong cùng một khu vực địa lý có những mối liên hệ truyền thống
từ xa xưa cũng rất khác nhau về văn hoá. Chính bản sắc văn hoá riêng biệt này đã định hình
và ảnh hưởng sâu xa đến hoạt động kinh doanh trong xã hội và vì thế các công ty đa quốc gia

đã bị ảnh hưởng trong việc xác định mục tiêu kinh doanh ở nước ngoài.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
2
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

2.5. Về vai trò của chính phủ:
Các mô hình tài chính mặc nhiên chấp nhận sự cạnh tranh trên thị trường, nơi đó thuật
ngữ “cạnh tranh” được xác định bởi các thành phần tham gia, chính phủ nắm trong tay quyền
lực thiết lập trật tự kinh tế và luật lệ căn bản cũng tham gia vào quá trình này
2.6. Về rủi ro chính trị:
Trong những tình huống xảy ra những vấn đề chính trị bất lợi, chính phủ có thể áp đặt
quyền lực tối cao lên tài sản của công ty như trưng dụng, sung công mà không có một khoản
bồi thường nào. Qua thực tế, ngay cả nhân mạng cũng không được bảo đảm. Một số đại diện
của các công ty đa quốc gia đã bị bắt làm con tin tại Iraq và Kuwait trong thời kỳ chiến tranh
vùng Vịnh là một ví dụ điển hình.
3. Sự phát triển và ảnh hưởng của công ty đa quốc gia.
3.1. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia đầu tiên.
Dấu vết của các công ty xuyên quốc gia được các nhà lịch sử lần theo từ thế kỉ thứ 17 -
kỉ nguyên của các cuộc khám phá ra vùng đất mới và xâm chiếm thuộc địa. Hai công ty
xuyên quốc gia được coi như là ra đời sớm nhất là công ty British East India Company được
thành lập dưới hiến chương của Hoàng gia Anh để thực hiện buôn bán thương mại với Ấn
Độ vào cuối thế kỉ 17 và Dutch East India Company. Những công ty xuyên quốc gia rất lớn
và có lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens
Từ chỉ 3.000 công ty ĐQG vào năm 1900, nay đã tăng lên đến 63.000. Cùng với
821.000 chi nhánh trên khắp thế giới, các công ty này tuy chỉ đang trực tiếp sử dụng 90 triệu
lao động (trong đó khoảng 20 triệu ở các nước đang phát triển) song đã tạo ra đến 25% tổng
sản phẩm của thế giới - riêng 1.000 công ty hàng đầu chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp
thế giới.
Trái với những ý nghĩ cho rằng đó là những tổ chức rất lớn, phần lớn trong số 63.000
công ty ĐQG có số nhân viên ít hơn 250 người, một số hãng dịch vụ thậm chí có số nhân

viên còn ít hơn.
Tất nhiên, những công ty giàu có nhất (93 trong số top 100) vẫn đóng ở Mỹ, Nhật và
châu Âu, nhưng giả định thường thấy cho rằng các công ty lớn phải là của Mỹ không còn
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
3
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

đúng nữa. Năm 1962, gần 60% trong số 500 công ty ĐQG hàng đầu của thế giới là của Mỹ,
đến năm 1999 tỉ lệ này chỉ còn 36%.
3.2. Quá trình phát triển đến ngày nay và ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia
đến nền kinh tế và xã hội.
Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền
kinh tế của các quốc gia khi mà chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà
chính trị đại diện và chúng có nguồn lực tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công
chúng và vận động hành lang chính trị.
Các công ty ĐQG, cho dù có bị xem là “lợi nhuận là trên hết”, vẫn mang lại lợi ích cho
nước sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp những hàng hóa và dịch vụ trước
đó không có, và trên hết thảy là mang đến vốn, công nghệ và kiến thức quản trị.
Nhưng danh sách các tác hại từ hoạt động của họ cũng dài không kém. Một trong
những lĩnh vực mà người ta thấy rõ sức mạnh nhất là văn hóa. Vì các công ty ĐQG thống
lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông (chỉ có sáu công ty bán 80%
tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới), họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến một
số chính phủ và tổ chức tôn giáo lo ngại có thể làm xã hội mất ổn định. McDonald (với
khoảng 29.000 nhà hàng tại 120 nước) bị cáo buộc là cổ xúy cho chế độ ăn uống không có
lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, tác động của các công ty ĐQG không chỉ dừng ở thời trang và thực phẩm.
Do họ có ảnh hưởng trong việc tạo ra việc làm và nguồn thu thuế, chính phủ ở các nước đang
phát triển cạnh tranh nhau để giành được vốn đầu tư của họ. Trong quá trình đó thuế suất,
chính sách xã hội, quan hệ công đoàn, tập quán kế toán và nhiều điều khác được quyết định
có cân nhắc đến sự hiện diện của các công ty này.

Thoạt tiên khi các công ty bước ra toàn cầu, họ bán hàng ở nước ngoài, nhưng sản xuất
và kiểm soát hoạt động của mình tại quê nhà. Theodore Levitt, trong tạp chí Harvard
Business Review năm 1983, đã đúc kết: dựa vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
và cơ sở sản xuất ngay tại nước nhà, các công ty này xuất khẩu sản phẩm đồng nhất đi khắp
thế giới.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
4
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Nhưng đến đây cũng là lúc bắt đầu hình thành giai đoạn thứ hai của toàn cầu hóa. Trong
giai đoạn này, cả hoạt động kinh doanh và sản xuất được chuyển ra khắp địa cầu, nhưng tổng
hành dinh của công ty mẹ vẫn nắm chặt việc kiểm soát. Do muốn cắt giảm chi phí, các hãng
lớn ở phương Tây di chuyển phần lớn cơ sở sản xuất của họ sang các nước có mức lương
thấp hơn. Trong thập niên 1990, điều này đã góp phần tạo nên mức gia tăng nhanh chóng về
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển lớn về địa điểm của quyền
kiểm soát này. Ngày càng có nhiều công ty ĐQG chuyển hoạt động và quyền kiểm soát các
chức năng kinh doanh chủ chốt ra khỏi tổng hành dinh, theo gương của các công ty như
IBM.
Mới đây, IBM đã mở một tổng hành dinh khu vực ở Singapore, với 1.000 nhân viên
đảm trách các hoạt động ngày càng phát triển trong vùng, và cho biết sẽ đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch các chuyên gia ra khỏi Mỹ. Dự kiến trong năm 2004, hình thức này sẽ tăng tốc
thành điều mà các chuyên gia gọi là kỷ nguyên thứ ba của các công ty ĐQG, mà một số dấu
hiệu có thể kể như sau:
* Ngày càng phân tán các tổng hành dinh. Các công ty lớn hiếm khi chuyển tông hành
dinh chính của họ từ nước này sang nước khác. Nhưng ngày càng có nhiều công ty thiết lập
tông hành dinh khu vực hay dời một số phòng ban sang nơi khác.
* Các qui trình kinh doanh chủ chốt ngày càng được chuyển sang các nước đang phát
triển. Nhờ các kỹ năng và mạng lưới công nghệ thông tin cho việc truyền bá thông tin kỹ
thuật số ngày càng dễ dàng, qui trình này ngày càng nhanh chóng. Một báo cáo mới đây của

Hãng tư vấn Bain & Co ước tính đến năm 2006 thị trường gia công dịch vụ cho nước ngoài
(offshoring) ở Ấn Độ sẽ tăng 57% và thị trường ở Nga sẽ tăng 45%.
* Hãng tư vấn Accenture dự báo sẽ có mức độ tăng trưởng rất mạnh về việc đưa các
dịch vụ tài chính kế toán ra gia công ở nước ngoài; những công việc đó từ lâu không còn
thuộc về tông hành dinh. Các công ty đang dần nhận ra rằng đưa loại công việc này ra gia
công ở nước ngoài chỉ là thay đổi quyền kiểm soát chứ không phải đánh mất quyền kiểm
soát.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
5
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

* Gia tăng hội nhập của các nhà quản lý có quốc tịch khác nhau. Càng lúc sẽ càng có
nhiều tổng giám đốc mang quốc tịch khác với quốc tịch của công ty mà họ làm việc. Hiện
nay số này vẫn còn rất hiếm. Tuy nhiên ở cấp kế cận - nguồn cung cấp các tổng giám đốc
tương lai - ngày càng có nhiều nhà quản lý xuất phát từ các quốc gia khác nhau.
* Gia tăng sử dụng hoạt động R&D từ các nguồn khác ngoài các phòng thí nghiệm của chính
công ty. Ví dụ, năm 2003 Hãng General Motors lắp một số xe hơi của mình với động cơ có thể chạy
xăng hoặc ethanol hay hỗn hợp của cả hai. Động cơ này được phát triển ở trung tâm công nghệ ở
Brazil của Delphi, một hãng Mỹ chuyên sản xuất linh kiện ôtô tự hào cho biết có trụ sở ở Troy,
Michigan, Paris, Tokyo và Sao Paulo…
Top 10 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes:
Vị
trí
Công ty
Quốc
gia
Lĩnh vực
Doanh thu
(tỷ USD)
Lợi

nhuận (tỷ
USD)
Tài sản
(tỷ USD)
Giá trị thị trường
(tỷ USD)
1 General Electric Mỹ Đa lĩnh vực 182,52 17,41 797,77 89,87
2 Royal Dutch Shell Hà Lan Dầu khí 458,36 26,28 278,44 135,10
3 Toyota Motor Nhật
Hàng tiêu
dùng lâu bền
263,42 17,21 324,98 102,35
4 ExxonMobil Mỹ Dầu khí 425,70 45,22 228,05 335,54
5 BP Anh Dầu khí 361,14 21,16 228,24 119,70
6 HSBC Holdings Anh Ngân hàng 142,05 5,73 2.520,45 85,04
7 AT&T Mỹ
Dịch vụ viễn
thông
124,03 12,87 265,25 140,08
8 Wal-Mart Stores Mỹ Bán lẻ 405,61 13,40 163,43 193,15
9 Banco Santander
Tây
Ban
Nha
Ngân hàng 96,23 13,25 1.318,86 49,75
10 Chevron Mỹ Dầu khí 255,11 23,93 161,17 121,70
4. Các dạng cấu trúc tổ chức của công ty.
4.1. Cấu trúc tổ chức cho những công ty mới bắt đầu đi vào thị trường quốc tế.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
6

HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Khi một công ty lần đầu tiên bước vào vũ đài quốc tế, nó đều nhìn nhận những nỗ lực
này là mở rộng hoạt động nội địa. MNC sẽ điều khiển kinh doanh ở hải ngoại trực tiếp thông
qua phòng Marketing, phòng xuất khẩu, hay một công ty con.
4.1.1 Cấu trúc phòng nhập khẩu.
Sơ đồ 1: Cấu trúc phòng nhập khẩu.
4.1.2 Cấu trúc theo chi nhánh.
Sơ đồ 2: Cấu trúc theo chi nhánh
4.2. Cấu trúc bộ phận kinh doanh quốc tế
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
7
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Một công ty đa quốc gia đã có những hoạt động kinh doanh quốc tế lớn mạnh, sâu rộng
thì cấu trúc theo dạng bộ phận xuất khẩu hay theo dạng chi nhánh tỏ ra không còn phù hợp.
Các MNC sẽ tổ chức theo cấu trúc bộ phận quốc tế để tập trung hóa các bộ phận này.
Sơ đồ 3: Cấu trúc theo bộ phận kinh doanh quốc tế
Hình thức này đem lại một số những lợi ích (thuận lợi):
- Cho phép các nhà quản trị tập trung các đầ mối quản lý cấp trung gian tránh sự quá tải của
các hình thức đã nêu ở trên.
- Nâng cao vai trò của hoạt độnng kinh doanh quốc tế so với trong nội địa.
- Giúp công ty phát triển lực lượng nòng cốt những nhà quản trị giàu kinh nghiệm quốc tế.
Nhưng cũng có một vài trở ngại đáng kể (nhược điểm):
- Nó chia cắt hoạt đông kinh doanh thành thị trường trong nuớc và ngoài nước.
- Cách sắp xếp này tạo một áp lực rất lớn cho các quản trị phải suy nghĩ về các vấn đề có tầm
vóc toàn cầu và họ suy nghĩ rất nhiều về phân bổ nguồn lực cho thị trường nào.
4.3. Cấu trúc tổ chức toàn cầu
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
8

HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Khi một công ty đa quốc qia có thu nhập ngày càng nhiều từ các hoạt động ở hải ngoại,
thì chiến lược của họ trở nên tập trung vào toàn cầu hơn và cấu trúc sử dụng để thực hiện
chiến lược này phải phù hợp.Vì thị trường nội địa là hơi nhỏ, các công ty này đã có những
cấu trúc toàn cầu truyền thống .
Gồm 5 loại cơ bản :
- Sản phẩm toàn cầu
- Khu vực toàn cầu
- Chức năng toàn cầu
- Hỗn hợp
- Ma trận
4.3.1 Cấu trúc sản phẩm toàn cầu:
Là cấu trúc mà các sản phẩm nội địa chịu trách nhiệm khắp nơi đối với các nhóm sản
phẩm (hình 4) trong cơ cấu này mỗi bộ phận có đầu ra của nó trên thế giới. Nhìn vào bộ phận
sản phẩm C, nhóm Châu Âu điều hành phần lớn các quốc qia. Tương tự như ở 4 châu lục
khác trong từng trường hợp nhà quản trị sẽ có những hỗ trợ chức năng nội bộ cho những sản
phẩm còn lại. Tất cả các hoạt động sản xuất marketing, nhân sự, tài chính, liên kết với sản
phẩm C sẽ chiu sự điều khiển của bộ phận này.
Sơ đồ 4: Cấu trúc theo bộ phận sản phẩm toàn cầu
Lợi ích:
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
9
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

- Một hãng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau ,cấu trúc này cho phép mỗi loại sản
phẩm đáp ứng những nhu cầu đặc trưng của khách hàng.
- Giúp phát triển một lực lượng cán bộ quản trị giàu kinh nghiệm và được huấn luyện kỹ
lưỡng, hiểu được loại sản phẩm đặc trưng.
- Giúp công ty có những chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu đặc trưng của khách

hàng.
Những trở ngại đối với cấu trúc sản phẩm toàn cầu
- Sự cần thiết của việc tăng các phương tiện và nhân sự trong mỗi bộ phận.
- Phải mất thời gian để phát triển nhà quản trị điều khiển cấu trúc này.
- Khó kết hợp các hoạt động của những bộ phận sản phẩm khác nhau.
4.3.2 Cấu trúc theo khu vực mang tính toàn cầu
Là cấu trúc mà trách nhiệm điều hành cơ bản được đại diện bởi nhà quản trị khu vực,
mỗi người này chịu trách nhiệm về một vùng địa lý cụ thể. Ví dụ (sơ đồ 5) dưới sự sắp xếp
này mỗi bộ phận chịu trách nhịêm về tất cả các chức năng trong vùng đó, đó là sản xuất,
marketing, nhân sự, tài chính. Xuất hiện một vài điểm tương tự về cấu trúc giữa khu vực
quốc tế và sự sắp xếp sản phẩm quốc tế, tuy nhiên họ điều khiển bằng nhiều cách khác nhau.
Với mỗi sự sắp xếp sản phẩm quốc tế, mỗi bộ phận sản phẩm chịu trách nhiệm cho đầu ra
của nó trên thế giới.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
10
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Sơ đồ 5: Cấu trúc theo khu vực mang tính toàn cầu
Lợi ích
- Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định nhanh chóng do đó
công ty có thể đáp ứng nhu cầu từng quốc gia hơn
- Ngoài ra công ty thu được kinh nghiệm quý giá theo đó thoả mãn thị hiếu địa phương và
xây dựng được một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ
- Hoạt động tốt ở những nơi mà hiệu quả theo quy mô đòi hỏi
Nhược điểm
- Sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu địa phương , cần chi phí gấp đôi cho các phương tiện.
- Khó kết hợp các vùng địa lý bị phân tán thành chiến lược tổng thể .
- Các công ty chủ yếu nhờ vào nghiên cứuvà phát triển để phát triển sản phẩm mới, nhận
thấy các bộ phận khu vực toàn cầu không sẵn sàng chấp nhận.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07

11
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

4.3.3 Cấu trúc chức năng toàn cầu
Trong cơ cấu này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục
tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, bán hàng, tài chính,
marketing sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc- người chịu trách nhiệm phối hợp các
hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động
của công ty.
Dạng biến thể của cơ cấu chức năng là cơ cấu tiền chức năng thường được thấy trong
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chưa phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Trong
cơ cấu tiền chức năng, một người có thể đảm nhiều chức năng khác nhau.
Sơ đồ 6: Cấu trúc chức năng toàn cầu
Lợi ích của cơ cấu chức năng:
- Có sự chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cho phép các thành
viên tập trung vào chuyên môn của họ hơn.
- Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ
năng phù hợp với từng bộ phận chức năng.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
12
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Nhược điểm:
- Không có hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn. Khi hoạt động của công ty tăng về qui
mô, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn
của anh ta sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm mối quan tâm tới các phân đoạn sản phẩm cụ
thể và nhóm khách hàng của từng sản phẩm.
4.3.4 Cấu trúc hỗn hợp
Đây là dang cấu trúc kết hợp nhiều cấu trúc sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công
ty (sơ đồ 7). Các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có những khúc nhu cầu toàn cầu, cung ứng,

đối thủ cạnh tranh khác nhau đòi hỏi cấu trúc quản trị khác nhau. Lợi ích cơ bản là cho phép
công ty tạo nên những thiết kế rõ ràng để đáp ứng nhu cầu tố nhất. Đôi khi nó cũng rất linh
động và khác với những cấu trúc trước đó. Các vấn đề phát sinh với dòng truyền đạt thông
tin, mắt xích điều hành, những nhóm thực hiện cách riêng của nó. Quyết định sử dụng cấu
trúc này hoặc không đòi hỏi các công ty hỉa cân nhắc kỹ lưỡng giữa thuận lợi và khó khăn.
Sơ đồ 7: Cấu trúc tổ chức hỗn hợp
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
13
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

4.3.5 Cấu trúc ma trận địa lý
Cấu trúc ma trận địa lý là sự phối hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu phòng ban.

Hình 8: Cấu trúc ma trận địa lý
Lợi ích :
- Cho phép tập trung vào khách hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự chuyên
sâu vào chức năng.
Nhược điểm :
- Đòi hỏi có sự hợp tác cao độ thì cơ cấu mới hoạt động có hiệu quả.
Bí quyết để điều hành hoạt động của cơ cấu ma trận là thường xuyên tổ chức các cuộc
họp để xem xét lại tình trạng công việc và giải quyết các bất đồng nảy sinh khi nhân viên
phải chịu trách nhiệm về công việc trước nhiều hơn một người quản lý. Cơ cấu ma trận tuy
có nhiều ưu điểm song việc triển khai trong thực tế lại đòi hỏi phải có sự hợp tác và trao đổi
thông tin rất nhiều. Vì vậy, để áp dụng cơ cấu ma trận sao cho có hiệu quả, công ty phải đầu
tư tiền bạc và thời gian để đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần
thiết.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
Quốc gia
Sản phẩm
Quốc gia A Quốc gia B Quốc gia C

Sản phẩm I
Sản phẩm II
Sản phẩm III
14
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Phần II. CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Khái quát về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
1.1. Khái niệm
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác về tập đoàn kinh tế, mà thực chất
xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi. Chẳng hạn, thế nào là một tập đoàn kinh tế?
Gọi là tập đoàn kinh tế hay tập đoàn doanh nghiệp? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư
cách pháp nhân hay không?
Theo bách khoa toàn thư: "Tập đoàn kinh tế là một thực thể pháp lí, mà trong khi được
sở hữu chung bởi một số người tự nhiên hoặc những thực thể pháp lí khác có thể tồn tại hoàn
toàn độc lập khỏi chúng sự tồn tại độc lập này cho tập đoàn những quyền riêng mà những
thực thể pháp lí khác không có. Qui mô và phạm vi về khả năng và tình trạng của tập đoàn
có thể được chỉ rõ bởi luật pháp nơi sát nhập."
Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn bổ sung: “Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các
công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua
đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu
dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo
thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công
ty con”.
Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM : "Khái niệm tập đoàn kinh tế
được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay
nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên
cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công
ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính.
1.2. Sự ra đời và hoạt động của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Tập đoàn kinh tế đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay nhưng lại khá mới mẻ so
với Việt Nam vì các tập đoàn kinh tế Việt Nam thực sự mới chỉ đang ở những bước khởi
động đầu tiên của sự vận hành với chủ trương nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
15
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

nghiệp (DN) Nhà nước, trong đó có các Tổng công ty Nhà nước bằng việc thực hiện chuyển
đổi hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế.
Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 91/TTg, ngày 7-3-1994, về việc
thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh dựa trên các xí nghiệp, công ty cũ. Các tổng công ty
(TCT) được thiết lập trong hàng loạt các ngành, một số trường hợp các TCT chiếm toàn
ngành. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều TCT nhà nước còn thiếu năng động trong kinh doanh,
chất lượng sản phẩm chưa được cải tiến đáng kể, sản lượng thấp.
Ý tưởng về những tập đoàn kinh tế (TĐKT) được Thủ tướng Chính phủ đưa ra ngay từ
khi quyết định thành lập TCT 91, nhưng phải đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ ba, khóa IX (tháng 9-2001), vấn đề thành lập TĐKT mới được đề cập một cách cụ
thể. Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: "Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các
tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành,
trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong
nền kinh tế quốc dân…" .
Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi nền kinh
tế Việt Nam phải có những tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo và điều tiết một số lĩnh
vực quan trọng trong nền kinh tế để hạn chế sự thao túng và chi phối của nhiều công ty đa
quốc gia và các tập đoàn kinh tế tư bản quốc tế xâm nhập vào Việt Nam khi Việt Nam trở
thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
1.3. Những đặc trưng cơ bản của tập đoàn kinh tế Việt Nam.
- Được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các Tổng công ty Nhà
nước theo quyết định của Chính phủ.
Khác với sự hình thành của các tập đoàn kinh tế tư bản nước ngoài (được hình thành trên cơ

sở sáp nhập, mua bán, đầu tư vốn giữa các DN), sự hình thành của hầu hết các tập đoàn kinh tế
Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - con là kết quả và là giải pháp để thực hiện chủ trương đổi
mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN Nhà nước mà cụ thể hơn là các Tổng công ty Nhà
nước của Chính phủ. Hiện nay đã có 8 tập đoàn kinh tế được hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con được thành lập từ kết quả của sự chuyển đổi, sắp xếp lại các Tổng công ty Nhà nước.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
16
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

- Đang hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế, là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Hầu hết các tập đoàn này đều hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia
như: điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, than và khoáng sản, bởi vì đây là các ngành, lĩnh
vực mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc khó thể thực hiện được
do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý. Do đó, hoạt động của các tập đoàn
này không chỉ tác động và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn là một
trong những công cụ điều tiết hiệu quả kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Việc điều hành các tập đoàn
kinh tế cùng tham gia vào việc kìm chế lạm phát trong năm 2008 là một minh chứng sinh động.
Đây có lẽ là đặc trưng rất cơ bản và rõ nét nhất của các tập đoàn kinh tế Việt Nam hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con so với các tập đoàn tư bản nước ngoài và các tập đoàn
kinh tế tư nhân.
- Quy mô và khả năng tích tụ vốn của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam còn hạn chế,
phạm vi hoạt động nhỏ hẹp .
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tập đoàn chỉ được hình thành và có điều kiện phát triển khi
đã đạt tới trình độ nhất định về khả năng tích tụ và tập trung vốn, tài sản và quá trình tập trung hoá
về SXKD, tích tụ, tập trung vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 được chuyển đổi thành các tập
đoàn kinh tế (Điện lực, Bưu chính viễn thông, Than, ) tuy có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn
so với các Tổng công ty khác nhưng vẫn được đánh giá là chậm và yếu so với các nước trong khu
vực và chưa tương xứng với yêu cầu hình thành các tập đoàn kinh tế. Chẳng hạn so sánh với quốc
gia láng giềng, có điều kiện và con đường hình thành tập đoàn kinh tế giống Việt Nam là Trung

Quốc, thì thấy rằng Trung Quốc có 503 tập đoàn nhà nước có công ty mẹ là xí nghiệp quốc hữu,
đã có tới 3 tập đoàn trong danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới về vốn và doanh thu, tài sản
trung bình của một tập đoàn kinh tế là 12,4 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 24.800 tỷ đồng
Việt Nam. Trong khi đó tại Việt Nam chỉ có 3 Tổng công ty là Tổng công ty Điện lực, Tổng công
ty Dầu khí và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là có tổng tài sản vượt mức trung
bình này của Trung Quốc. Nếu so với quy mô vốn các một số tập đoàn của một số nước trong khu
vực và trên thế giới thì các tập đoàn kinh tế nước ta có số vốn còn quá khiêm tốn. Đồng thời, trong
khi phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh tế khác hầu như dàn trải khắp toàn cầu, các khu vực
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
17
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

kinh tế thì phạm vi các hoạt động của các tập đoàn kinh tế giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam, mặc
dù có một số tập đoàn đã thực hiện đầu tư hoặc xuất khẩu ra nước ngoài nhưng tỷ trọng còn nhỏ
bé.
- Hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong Tập đoàn kinh tế chưa cao, chưa
thể hiện được bản chất kinh tế của Tập đoàn kinh tế.
Bản chất các tập đoàn kinh tế Việt Nam là các tổng công ty Nhà nước thực hiện chuyển đổi
trong đó liên kết trong các Tổng công ty chuyển đổi sang tập đoàn kinh tế chưa phù hợp với liên
kết trong tập đoàn kinh tế. Trong các tổng công ty quan hệ giữa các đơn vị thành viên hầu hết là
mang tính hành chính, sự chi phối của tổng công ty đối với đơn vị thành viên cũng vẫn mang tính
hành chính mà chưa thực sự dựa trên cơ sở quan hệ lợi ích kinh tế và tự nguyện theo nguyên tắc
thị trường. Sự điều hành, chi phối của tổng công ty đối với các đơn vị thành viên không hiệu quả,
ví dụ, các tổng công ty hầu như chưa thực hiện được chức năng điều hoà vốn hợp lý giữa các đơn
vị thành viên: tập trung vốn nhàn rỗi của các DN thành viên thừa vốn cho các đơn vị thành viên
thiếu vốn vay Đồng thời, quan hệ về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân công chuyên môn
hoá, nghiên cứu và phát triển giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty chưa thực sự chặt chẽ
và rõ nét đặc trưng quan hệ giữa các DN thành viên trong tập đoàn kinh tế.
- Trình độ tổ chức quản lý - đặc biệt là quản lý tài chính còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu
quản lý đối với tập đoàn kinh tế.

Trong các tổng công ty Nhà nước- đơn vị tiền thân của các tập đoàn kinh tế Việt Nam do
chưa thực hiện phân tách rõ ràng giữa quyền sở hữu hoặc đại diện sở hữu và quyền điều hành
DN do đó chưa có sự chuyên môn hoá và chuyên sâu trong công tác quản lý.
2. Vai trò và xu hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam.
Các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay đóng một vai trò lớn trong việc bình ổn giá cả,
góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng
bền vững
2.1. Tập đoàn kinh tế giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, công cụ điều tiết vĩ
mô của Nhà nước.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giữ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như: phân
đạm, khí hóa lỏng, điện. Với nguồn thu chiếm 25% – 30% ngân sách, việc chi phối ngành
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
18
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

dầu khí đã góp phần quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) cung cấp trên 97% tổng lượng than tiêu thụ
trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng. Mặc dù, giá bán than trong nước còn
thấp hơn giá thành sản xuất nhưng TKV vẫn nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ
chưa tăng giá bán cho một số ngành quan trọng để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát. Tập đoàn điện lực (EVN) cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lượng với hệ thống
phân phối tới 100% các huyện trên toàn quốc; vẫn thực hiện bù lỗ cho điện nông thôn bình
quân mỗi năm 5.000 tỉ đồng. Tập đoàn Dệt may (Vinatex) là đơn vị trọng yếu trong ngành
dệt may, với 18% doanh thu xuất khẩu toàn ngành, trong đó nhiều loại mặt hàng chiếm tỷ
trọng cao như: sợi, vải chiếm trên 30%, bông chiếm trên 90%. Đặc biệt, tỷ trọng những mặt
hàng cao cấp của dệt may Việt Nam chủ yếu do Vinatex nắm giữ.
2.2. Quy mô và khả năng tích tụ vốn của các tập đoàn kinh tế ngày càng tăng.
Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình TĐKT, doanh thu và quy mô của các tập
đoàn đều tăng nhanh. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong năm 2006 đạt 180.188 tỉ đồng, tăng
17,5% so với năm trước, chiếm 18% GDP cả nước; nộp ngân sách nhà nước 80.060 tỉ đồng.

Năm 2008 doanh thu của PVN đạt 280,05 nghìn tỉ đồng, tăng 31,2% so với năm 2007. Cũng
trong năm 2008 tập đoàn đã ủng hộ 5.000 căn nhà đại đoàn kết, xây mới 8 trường học và
nhiều chương trình an sinh xã hội khác. Doanh thu năm 2008 của Tập đoàn Tài chính – Bảo
hiểm Bảo Việt đạt 9.182 tỉ đồng, tăng 10,7% so với năm 2007. Theo báo cáo của Tập đoàn
Than – Khoáng sản Việt Nam, doanh thu của tập đoàn trong 6 tháng đầu năm 2008 đã đạt
22.000 tỉ đồng, đạt 56% kế hoạch năm 2008, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó,
doanh thu tiêu thụ than ước đạt 15.162 tỉ đồng, đạt 61% kế hoạch năm, tăng 40% so với
2006. Doanh thu từ xuất khẩu than đạt hơn 9,2 tỉ; xuất than trong nước đạt 5,9 tỉ đồng, bằng
65,6% kế hoạch và tăng 59% so với năm 2006.
3. Chặng đường phía trước gian nan - Bài học kinh nghiệm và một số ý kiến đề xuất
cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay.
3.1. Những thách thức đặt ra.
Thứ nhất, một số TĐKT và TCT nhà nước sử dụng nhiều nguồn lực nhưng kinh doanh
chưa hiệu quả.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
19
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt hiện nay, hiệu quả trong
việc phân bổ nguồn lực sẽ quyết định mức độ phát triển của quốc gia đó, và tất nhiên Việt
Nam không phải là một ngoại lệ. Việc tiếp tục đổ vốn vào và ưu đãi cho những TĐKT và
TCT kém hiệu quả, trong khi khu vực dân doanh đang trưởng thành nhưng lại thiếu nguồn
lực để phát triển là một điều bất cập cần được xem xét lại.
Thứ hai, thể chế, chính sách pháp luật về TĐKT chưa hoàn thiện.
Việc thừa nhận các TĐKT vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các tập đoàn, từ đó cũng chưa thể có những nghiên
cứu sâu, cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của mô hình mới này. Chính vì thế, những nhân tố
mới của nền kinh tế vẫn đang phải hoạt động một cách mò mẫm và chưa có những định
hướng mang tầm vĩ mô.
Một điều nữa cần lưu ý là, do pháp luật về TĐKT chưa hoàn thiện nên dẫn tới cơ chế

quản lý của TĐKT hiện nay còn chồng chéo, chưa rõ ràng, còn hiện tượng “chen chân” nhau
giữa quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản.
Thứ ba, được bảo hộ, độc quyền nên một số tập đoàn đã đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh, "lấn sân" sang các lĩnh vực kinh doanh khác.
Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sự thành công của một công ty phụ thuộc vào khả
năng tham gia vào một chuỗi cung ứng toàn cầu có tính phụ thuộc và tương hỗ. Thế nhưng,
các TĐKT nhà nước ở Việt Nam mới chỉ "quanh quẩn" trong thị trường nội địa mà chưa
chuẩn bị đủ tinh thần ra "biển lớn" để đối đầu với "sóng to gió lớn" của cạnh tranh quốc tế.
Từ tâm lý này dẫn đến tình trạng các tập đoàn đầu tư vốn và mở rộng ngành nghề theo
"chiều ngang".
Việc mở rộng đầu tư vào các ngành ít liên quan đến ngành kinh doanh chính như vậy sẽ làm
phân tán nguồn lực, hiệu quả không cao và chứa đựng rủi ro lớn. Ví dụ, nếu các tập đoàn,
TCT kiểm soát một số ngân hàng, sau đó sử dụng ngân hàng này để tài trợ cho kế hoạch mở
rộng của mình, nếu không có hệ thống kiểm soát tốt, phân tích rủi ro tốt thì điều này sẽ dẫn
tới lạm dụng khoản vay và đầu tư quá mức của các thành viên tập đoàn. Chưa kể, cùng với
sự tăng liên tục về số lượng công ty con, công ty cháu, rồi công ty liên kết, đồng thời sở hữu
chéo của nhau, tất yếu sẽ hình thành những nhóm đặc quyền liên kết với nhau chặt chẽ và tác
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
20
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

động trở lại tới chính sách của các bộ, ngành theo hướng có lợi cho nhóm. Hơn thế, việc mở
rộng hoạt động của các tập đoàn còn đi ngược lại chủ trương của Nhà nước và doanh nghiệp
nhà nước sẽ chỉ tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu đối với nền kinh tế và an sinh xã hội.
Có thể thấy, sự bành trướng quá nhanh và liên kết ngày càng chặt chẽ của các TĐKT nhà
nước sẽ làm cho sự kiểm soát của Nhà nước đối với các TĐKT trở nên khó khăn. Cơn bão
lạm phát vừa qua là một minh chứng cho điều đó.
3.2. Vinasin - Bài học lớn rút ra từ việc quản lý tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế Vinashin được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 2006. Đây là tập đoàn
hoạt động sản xuất kinh doanh đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, trên cơ sở

sắp xếp tổ chức lại Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình công
ty mẹ, công ty con. Tập đoàn có 150 đơn vị trực thuộc, với 71.000 lao động, gồm: Công ty
mẹ, các công ty con gồm: 35 doanh nghiệp nhà nước, 33 Cty TNHH nhà nước một thành
viên, 70 công ty cổ phần, 7 trường nghiệp vụ, 5 công ty liên doanh liên kết. Tổng sản lượng
của toàn tập đoàn năm 2007 là 27.500 tỷ đồng. Với vai trò là lực lượng nòng cốt của công
nghiệp đóng tàu, Vinashin đã có bước phát triển vượt bậc về năng lực đóng mới và sửa chữa
tàu biển. Với đà phát triển lạc quan đó, Vinashin đã không tránh khỏi nôn nóng, muốn “đốt
cháy giai đoạn” trong quá trình phát triển. Tập đoàn phát hành trái phiếu quốc tế để vay vốn
đầu tư phát triển sản xuất, nhận quá nhiều đơn đặt hàng và đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, sự tính toán chủ quan đã không tránh khỏi rủi ro. Đặc biệt là đúng vào thời
điểm Vinashin tưởng như sung sức nhất thì bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu ập
đến từ giữa năm 2008 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp đóng tàu, trong đó có
Vinashin
Ngày 18/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 926/QĐ-TTg về việc
tái cơ cấu Vinashin để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tập trung vào ngành nghề
chính.
Việc tái cơ cấu nhằm đạt 4 mục tiêu. Đó là duy trì và phát triển ngành công nghiệp đóng
tàu và sửa chữa tàu biển; sử dụng có hiệu quả năng lực, cơ sở vật chất đã và đang đầu tư;
không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; đảm bảo đời sống,
việc làm cho người lao động
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
21
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

Từ Vinasahin đã cho thấy 3 vấn đề cần phải rút kinh nghiệm.
Thứ nhất là vấn đề phân cấp. Có thể nói việc giao thầm quyền cho một số tập đoàn hiện
nay là quá lớn. Người ta đã nhắc đến một thực tế là Vinashin đựoc trao quyền quá lớn khi cơ
quan chức năng phát hiện tập đoàn này mua sắm, đầu tư tài chính tràn lan, chẳng hạn như
mua con tàu Hoa Sen trị giá tới 1.300 tỷ đồng để rồi đắp chiếu, hoặc đầu tư cổ phiếu cổ phần
tới hàng nghìn tỷ đồng.

Thứ hai đó là cộng tác quản lý vốn đầu tư. Rõ ràng, vốn chủ sở hữu của Vinashin chỉ là
quá nhỏ so với quy mô và phạm vi đầu tư mà Tập đoàn này đã thực hiện. Điều đáng nói là
Tập đoàn này đã vay thương mại với số lượng quá lớn để đầu tư trung, dài hạn là mạo hiểm
và rủi ro. Đó là chưa nói đến chuyện Tập đoàn này đã đầu tư quá dàn trải và không hiệu quả.
Từ năm 2005 cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào đầu 2008,
danh mục các dự án đầu tư của Vinashin đã lên đến con số 257, với tổng kinh phí hơn 50.000
tỉ đồng. Số tiền này là không nhỏ, nhưng do dàn trải, nên rất nhiều trong số đó không được
cấp đủ số vốn cần thiết. Tới nay, hơn ba phần tư số dự án vẫn còn dở dang. Một bài học cần
rút ra đó là chống đầu tư dàn trải không chỉ là hạn chế đầu tư ra ngoài ngành mà cả đầu tư
trong ngành cũng phải tập trung, đồng thời cân đối giữa năng lực, trình độ quản lý và quy
mô, phạm vi đầu tư.
Thứ 3 đó chính là cung cách quản lý, giám sát các tập đoàn của các cơ quan chức năng.
Từ Vinashin có thể thấy các cơ quan quản lý đã gần như bị động và luôn trong trạng thái
không theo kịp với mỗi bước đi của Tập đoàn này. Vinashin đã đầu tư một cách thoải mái với
nhiều siêu dự án, gồm cả vốn tự có, cả vay nợ trong nước và nước ngoài. Trong khi năng lực
quản lý của cả cơ quan quản lý và của lãnh đạo tập đoàn không theo kịp lại mở rộng quá
mức hoạt động đã gây ra những lỗ hổng nguy hiểm liên quan đến vấn đề quản lý đầu tư,
công nợ, dòng tiền càng làm cho đoàn tàu Vinashin nhanh chóng đi đến bờ vực nợ nần
chồng chất. Có thể nói sự đổ vỡ của con tầi Vinashin có phần trách nhiệm quản lý, gíam sát
của các bộ ngành.
Bài học Vinashin có lẽ không chỉ dành cho Vinashin. Nó chính là lời cảnh báo đối với
hoạt động của các tập đoàn nhà nước nói chung, cũng như đối với một số mặt của nền kinh tế
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
22
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

vĩ mô. Thất bại của Vinashin cần phải tiếp tục được mổ xẻ để rút ra bài học kinh nghiệm để
các tập đoàn khác không dẫm phải vết xe đổ của Vinashin trong tương lai
Tuy vậy, không thể phủ nhận thành công trong vai trò đi trước mở đường của các
tập đoàn kinh tế VN. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines),từ lúc trong

tay chỉ có 7 tàu bay, bây giờ có 42, độ tuổi trẻ thứ ba Đông Nam Á nhưng 21 năm qua không
có vụ tai nạn nghiêm trọng nào.
Hay trong lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đầy những khó khăn, Tập đoàn Cao su ba
năm trở lại đây có những bước tiến cực kỳ ngoạn mục, không chỉ thành công ở Tây Bắc mà
còn trúng thầu ở nước ngoài như Lào và Campuchia.
3.3. Một số ý kiến đề xuất cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật để tạo hành lang pháp lý an toàn cho
các tập đoàn hoạt động.
- Nhà nước sớm ban hành các quy định về tính pháp lý, mô hình và nguyên tắc hình
thành các TĐKT, những yêu cầu và tiêu chí về quy mô tổ chức, phương pháp tổ chức, các hệ
thống quản lý, đội ngũ cán bộ, số vốn pháp định, các chỉ tiêu kinh tế tối thiểu… Song song
với khung khổ cơ bản nhất về pháp lý, Nhà nước có những quy định rõ ràng hơn trong cơ
chế hoạt động và mối quan hệ bên trong mỗi tập đoàn liên quan đến kinh doanh, đầu tư, tài
chính, thông tin, nhân sự, tài sản, trách nhiệm… Quan trọng nhất là phải xác định và phân
biệt một cách rõ ràng hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước và của chủ sở hữu.
- Đổi mới thể chế về đầu tư: các cơ quan chức năng cần ban hành kịp thời các văn bản
hướng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp, trong đó cần công khai những ưu đãi đầu tư.
- Đổi mới thể chế về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh: lập quy hoạch, kế hoạch
chi tiết sử dụng đất đến tận xã, phường và công khai các quy hoạch này để xây dựng hệ
thống cơ quan đăng ký đất trong cả nước…
- Đổi mới thể chế về vốn: đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng để cung
cấp thông tin tín dụng cho tập đoàn, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp.
- Tiếp tục đổi mới thể chế về thuế, bao gồm các loại thuế liên quan đến tập đoàn như
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất, nhập khẩu.
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
23
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc

- Tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính, như thủ tục hải quan, thủ tục về công chứng, nhất
là đổi mới đăng ký kinh doanh đối với tập đoàn, rà soát bãi bỏ các giấy phép kinh doanh

không cần thiết.
Thứ hai, thực hiện đa dạng hóa sở hữu và cổ phần hóa doanh nghiệp.
Vấn đề xác định chủ sở hữu là yếu tố then chốt để tạo động lực cho các tổng công ty và
doanh nghiệp thành viên. Thực hiện đa dạng hóa sở hữu bằng cách:
- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, phát hành trái phiếu, tham gia thị
trường chứng khoán là những kênh để huy động vốn cho TĐKT.
- Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh
nghiệp thành viên của TCT. Doanh nghiệp thành viên của TCT sau khi chuyển đổi thành
công ty TNHH một thành viên sẽ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 (khác với Luật
Doanh nghiệp nhà nước trước đây).
Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý, giám sát TĐKT.
- Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc quản lý và giám sát TĐKT, như
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn vào doanh
nghiệp khác thuộc lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, giám sát các danh mục đầu tư, các ngành nghề
kinh doanh chính và ngành nghề liên quan; Bộ Nội vụ theo dõi, đánh giá năng lực cán bộ
lãnh đạo doanh nghiệp; Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả kinh
doanh của công ty mẹ và toàn bộ hoạt động của TĐKT, giám sát việc tăng vốn điều lệ của
công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, phát hành cổ phiếu, việc vay vốn đầu tư vào lĩnh
vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư,
các nguồn lực bên trong tập đoàn và ngoài tập đoàn.
- Giao quyền và năng lực đầy đủ cho kiểm toán nhà nước để kiểm toán thường xuyên
TĐKT nhà nước, với mật độ kiểm toán dày hơn. Kiểm toán vừa bảo đảm cái lợi về lâu dài
cho năng lực cạnh tranh của tập đoàn vừa giúp Nhà nước quản lý tốt hơn.
- Hệ thống ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng thương mại quốc doanh cần kiểm soát
vốn vay tốt hơn. Hiện nay, các khoản tín dụng cho vay đối với TĐKT vẫn còn mang tính bao
cấp chứ chưa xem xét tính khả thi của dự án. Vì vậy, cần xóa bỏ tình trạng bao cấp trong
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
24
HP: Tài chính quốc tế GVHD: TS. Nguyễn Ngọc


hoạt động tài trợ vốn cho danh nghiệp, thay vào đó là các khoản vay mang tính chất thương
mại.
- Xây dựng cơ chế về mối quan hệ, liên kết và tính liên thông giữa các tập đoàn để phục
vụ cho lợi ích của dân tộc và tránh tình trạng "vườn ai nhà nấy rào", "đèn ai nhà nấy rạng".
Ví dụ như, sự liên thông về vốn đầu tư, công nghệ… giữa các tập đoàn.
- Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền và đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
để phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết WTO. Có như vậy mới
nâng cao năng lực cạnh tranh của các TĐKT và giải phóng được các nguồn lực kinh tế khác.
Thứ tư, tổ chức lại các mô hình hoạt động cho các TĐKT nhà nước
Xuất phát từ thực trạng hoạt động của các TĐKT hiện nay, tình hình kinh tế đất nước
cũng như bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta có thể tổ chức lại các TĐKT theo các hướng sau:
Ngoài ra, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các TĐKT nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các
tập đoàn. Để hỗ trợ tập đoàn đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự kết nối giữa các tập đoàn
với cơ sở đào tạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với trung tâm nghiên
cứu khoa học, Nhà nước cần có cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đào
tạo….
- Tập đoàn công nghệ là một tổ chức kinh tế hội tụ các doanh nghiệp có quan hệ mật
thiết xung quanh một dây chuyền công nghệ khép kín, từ khai thác, cung ứng nguyên vật
liệu, sản xuất và bán sản phẩm, đến nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới… Các doanh nghiệp ở
nhóm này thường tập trung trên một vùng lãnh thổ nhất định và điều này càng có ý nghĩa
chiến lược trong việc phát triển kinh tế khu vực. Thế mạnh của mô hình tập đoàn công nghệ
là mức độ tập trung nội lực cao, thu hút được đầu tư trọng điểm vào công nghệ, cơ cấu tổ
chức quản lý rành mạch. Mối quan hệ với các doanh nghiệp thành viên khác phải được thiết
lập theo cơ chế thị trường.
- Tập đoàn tài chính là mô hình phổ biến, được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều nước trên
thế giới. Nếu như mô hình tập đoàn công nghệ lấy phân hệ sản xuất làm hạt nhân, thì tập
đoàn tài chính lấy phân hệ tài chính làm trọng điểm. Do vậy, để bảo đảm việc quản lý hiệu
Công ty đa quốc gia Nhóm: 07
25

×