Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.28 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài.
Mỗi công ty là một tế bào của nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợp các yếu tố của
quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo nguồn tích lũy cho xã hội
phát triển.
Những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta đã
có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó một số công ty đã gặp
khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất, các công ty phải sử dụng
một số vốn nhất định để đầu tư, mua sắm các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh như tài sản cố định, trang thiết bị. Vốn đó gọi là vốn kinh doanh của công ty. Vì
vậy vốn là điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mọi công ty, là tiền đề để
công ty tồn tại và đứng vững trên thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
của khoa học kỹ thuật công nghệ, vốn cố định trong các công ty không ngừng tăng lên
và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Quy mô vốn cố định nhiều hay
ít sẽ ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực sản xuất
kinh doanh của một công ty và quyết định tới năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm. Khai thác sử dụng vốn cố định hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của công ty. Việc nghiên cứu và đánh
giá tình hình sử dụng vốn cố định có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng nó giúp cho các
công ty trả lời các câu hỏi: Làm thế nào để vốn cố định được sử dụng có hiệu quả?
Lượng vốn cố định trong cơ cấu vốn đã hợp lý chưa? Vốn cố định cần là bao nhiêu?
Đầu tư vốn cố định như thế nào? Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này cùng với sự hướng
dẫn nhiệt tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Quang Minh trong quá trình thực tập tại:
Công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương, kết hợp với
những kiến thức và thực tế tích luỹ được em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển
nông thôn Hải Dương” làm chuyên đề tốt nghiệp.
1
 Mục tiêu nghiên cứu:
- Thứ nhất: Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về vốn cố định và hiệu quả


sử dụng vốn cố định trong công ty.
- Thứ hai: Phân tích được thực trạng, tình hình sử dụng vốn cố định cũng như
hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông
thôn Hải Dương.
- Thứ ba: Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại ở
công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phân tích nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong 3
năm 2011, 2012 và 2013. Các chỉ tiêu phân tích đánh giá này được dựa trên các bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và một số chứng từ sổ sách của công ty cổ phần
xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương.
 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu: Khi thực tập tại công ty em đã liên lạc với các phòng ban và
xin được số liệu sơ cấp, ngoài ra em còn thu thập thông tin kiến thức từ sách báo và
thông qua internet…
Phân tích số liệu: Phương pháp thống kê để thu thập số liệu và tổng hợp theo
trình tự. Tiếp theo sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu từ đó phân
tích đánh giá một cách khách quan để từ đó rút ra được những mặt mạnh và mặt còn
hạn chế của công ty và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện.
 Kết cấu của chuyên đề : Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về vốn cố định trong công ty.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây
dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương.
Chương III: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ
phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương.
2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH
TRONG CÔNG TY
1.1. Tổng quan về vốn cố định

1.1.1. Vốn cố định
1.1.1.1. Khái niệm vốn cố định
Trong nền kinh tế thị trường để có được tài sản cố định cần thiết cho hoạt động
của công ty phải đầu tư ứng trước nột lượng vốn tiền tệ nhất định. Số vốn công ty ứng
ra để hình thành nên tài sản cố định đươc gọi là vốn cố định.
Vốn cố định của công ty là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố
định mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn
thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Hay nói cách khác: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định.
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn cố định
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc
điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và
cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với
phần hao mòn của tài sản cố định.
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng
lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần giảm xuống cho đến khi
tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị
sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
1.1.1.3. Tính chất vốn cố định
Vốn cố định là số vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định do đó quy mô của vốn
cố định lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng công ty ảnh hưởng tới
tình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ.
3
1.1.1.4. Vai trò của vốn cố định.
VCĐ là một bộ phận đầu tư ứng trước vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Là lượng vốn tiền tệ cần thiết không thể thiếu được để hình thành
cơ sở vật chất kỹ thuật của bất kỳ công ty nào khi tham gia sản xuất kinh doanh. Quy

mô của VCĐ quyết định và chi phối đến quy mô của TSCĐ, quyết định trình độ trang
bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của công ty. Trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ sản
xuất ở mức độ nào đó nói nên trình độ phát triển phát triển của lực lượng sản xuất ở
mức tương ứng và là căn cứ phân biệt thời đại này với thời đại khác. Như quan điểm
của C.Mac “Các thời đại kinh tế được phân biệt với nhau không phải bởi nó sản xuất
ra cái gì mà là dùng cái gì để sản xuất”. Trong sự phát triển của nhân loại vai trò của
VCĐ được thừa nhận và chú trọng thể hiện qua các cuộc đại cách mạng công nghiệp
đều tập trung giải quyết các vấn đề: cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động quy trình sản
xuất đều mới và hoàn thiện TSCĐ. Hơn nữa trình độ trang bị kỹ thuật cơ sở sản xuất
của công ty quyết định năng lực sản xuất, năng suất lao động, chi phí, giá thành, chất
lượng góp phần tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh.
Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố quan
trọng nhất quyết định hòa nhập vào thị trường thế giới. Trong điều kiện khoa học công
nghệ phát triển như vũ báo, vai trò của vốn cố định rất quan trọng trong góp phần
chống tụt hậu về kinh tế.
Từ những vấn đề trên ta thấy: trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
từng công ty nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, VCĐ quy định chung quy mô
của TSCĐ là cơ sở vật chất có vai trò quan trọng nhất. Các TSCĐ được cải tiến hoàn
thiện đổi mới và sử dụng có hiệu quả sẽ là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của các công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.1.2. Phân loại vốn cố định
Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả cần thiết phải tiến hành phân loại VCĐ
trong công ty theo từng tiêu thức khác nhau:
- Theo quan hệ sở hữu về vốn.
- Theo phạm vi huy động vốn.
- Theo nguồn hình thành vốn.
1.1.2.1. Phân loại vốn cố định theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách này người ta chia VCĐ trong công ty thành 2 loại:
4
- Vốn chủ sở hữu: là số VCĐ thuộc quyền sở hữu của công ty, công ty có toàn

quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối, định đoạt. Tùy theo loại hình công ty thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có thể là vốn đầu tư ban đầu hoặc
đầu tư bổ sung từ ngân sách nhà nước, vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần trong các
công ty cổ phần, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận, vốn tích lũy từ khấu hao tài sản cố định.
- Các khoản nợ: là các khoản VCĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng
thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vay của cán bộ công nhân viên trong công
ty, vốn vay từ thị trường tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu công ty chỉ có thể
sử dụng trong một thời hạn nhất định.
1.1.2.2. Phân loại vốn cố định theo phạm vi huy động vốn
Đầu tư vào TSCĐ là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những
TSCĐ cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của công ty. Do đó, việc xác
định nguồn tài trợ cho những khoản đầu tư như vậy là rất quan trọng bởi nó là yếu tố
quyết định cho việc quản lý và sử dụng vốn cố định sau này. Xét một cách cụ thể, có
thể chia làm 2 loại:
- Vốn bên trong công ty: nguồn vốn này được huy động từ nội bộ công ty và
còn được gọi là vốn tự cấp phát của công ty bao gồm phần lợi nhuận công ty dự kiến
để lại hàng năm để bổ sung tăng thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất, quỹ khấu hao
TSCĐ, quỹ khen thưởng phúc lợi ……
- Vốn bên ngoài công ty như vốn góp cổ phần, huy động các công ty, tổ chức
hoặc cá nhân khác góp vốn liên doanh dài hạn, phát hành trái phiếu dài hạn, hoặc vay
dài hạn các tổ chức cá nhân dưới các hình thức khác, vay dài hạn ngân hàng, vay từ
nước ngoài. Ngoài ra còn phải kể đến các trường hợp nhất định công ty được nhà nước
hoặc các tổ chức khác tài trợ cấp vốn đầu tư nhất định cổ phiếu.
1.1.2.3. Phân loại vốn cố định theo nguồn vốn hình thành
Nếu xét theo nguồn vốn hình thành VCĐ có thể chia thành các nguồn sau:
- Nguồn vốn điều lệ: là số VCĐ được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu
khi thành lập công ty hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh
doanh của công ty.
5
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do công ty tự bổ sung trong quá trình sản

xuất kinh doanh như phần lợi nhuận để lại được tái đầu tư (quỹ đầu tư phát triển của
công ty), tiền trích khấu hao TSCĐ hàng năm.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số VCĐ được hình thành từ vốn góp liên
doanh của các bên tham gia công ty liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền
mặt hoặc hiện vật là TSCĐ…. theo thỏa thuận của các bên. Đây là hình thức huy động
vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh liên kết gắn liền với việc
chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng canh
tranh của công ty.
- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín
dụng, vay các công ty khác. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín
dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tùy theo nhu cầu của công ty trên cơ sở các hợp đồng tín
dụng của ngân hàng với công ty.
- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá như
cổ phiếu, trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút
rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong các công ty vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư nói riêng và vốn
sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô vốn của vốn cố định và trình độ quản lý, sử
dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang kỹ thuật. Do ở vị trí then
chốt và đặc điểm của nó lại tuân theo quy luật riêng nên việc quản lý vốn cố định được
coi là trọng điểm của công tác quản trị công ty.
Hiệu quả kinh doanh được biểu thị qua mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong
quá trình sản xuất kinh doanh với toàn bộ những chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Trong đó kết quả sản xuất kinh doanh phải bao gồm cả hai mặt kinh tế và xã hội.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả thì một trong những vấn đề
mà công ty phải quan tâm hàng đầu là phải tổ chức tốt công tác quản lý và sử dung
vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Một đồng vốn cố định của công ty
bỏ ra chỉ có hiệu quả khi nó mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận nhất định. Như
6

vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá
trình khai thác sử dụng vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh với lượng vốn
cố định mà công ty đã bỏ ra.
Quan niệm về tính hiệu quả sử dụng vốn cố định được hiểu trên hai khía cạnh:
Một là, với số vốn cố định hiện có công ty có thể sản xuất thêm một lượng sản
phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ từ đó để tăng doanh thu và tăng thêm lợi nhuận
cho công ty.
Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng
doanh thu tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận cho công ty sao cho đảm bảo tốc độ tăng
doanh thu và tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn cố định.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Mục đích cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới
hiệu quả kinh tế trên cơ sở sử dụng và khai thác triệt để những nguồn lực hiện có. Tạo
lập, sử dụng, khai thác các tiềm lực về vốn có hợp lý hay không sẽ có tác động tích
cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy việc nâng cao hiểu quả
sử dụng VCĐ là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc, đánh giá đúng hiệu quả
sử dụng VCĐ sẽ thấy được chất lượng của việc kinh doanh và khả năng quản lý VCĐ
của công ty. Công việc đánh giá được thực hiện qua việc tính toán, đánh giá và phân
tích các chỉ tiêu sau:
a) Các chỉ tiêu tổng hợp
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố
định
= Tổng doanh thu(DTT) trong kỳ
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ, tùy theo yêu cầu phân tích mà công ty có thể lựa
chọn tử số của công thức trên là doanh thu hoặc doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm. Số
vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân giữa số vốn cố
định đầu kỳ và cuối kỳ.

Nếu chỉ tiêu này cao sẽ phản ánh tình hình hoạt động của công ty tốt, sử dụng
VCĐ có hiệu quả cao. Ngược lại sẽ chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ không hiệu quả
7
nhưng cũng có thể là công ty đang gia tăng đầu tư vào TSCĐ nên chưa phát huy tác
dụng cao.
- Hàm lượng vốn cố định.
Hàm lượng vốn cố định =
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Tổng doanh thu (DTT )trong kỳ
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này
phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm (hoặc doanh thu thuần) trong
kỳ thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định.
Như vậy kết quả nhận được ở chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cố
định càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Số vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn cố định bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (sau thuế) về tiêu thụ sản phẩm trong kỳ trong công ty. Cần lưu ý đây
là chỉ tiêu xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định do vậy ta chỉ lấy kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
ngày càng tăng.
Trong ba chỉ tiêu tổng hợp đã nêu trên thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
là chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách tổng quát nhất hiệu quả sử dụng vốn cố định
trong kỳ của công ty. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận là mục
tiêu hàng đầu của mỗi công ty. Nếu đồng vốn của công ty bỏ ra không có khả năng
sinh lời sẽ đe dọa tới sự tồn tại của công ty trên thị trường.
b) Chỉ tiêu phân tích
- Hệ số hao mòn TSCĐ

Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số tiền khấu hao lũy kế
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong công ty so với
thời điểm đầu tư ban đầu, đồng thời đánh giá mức độ thu hồi vốn cố định của công ty.
8
Hệ số càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn tài sản cố định càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu này thường được kết hợp với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định trong quá
trình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định để cho ta những kết luận toàn diện đầy đủ.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng doanh thu (DTT) trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ tham gia vào sản
xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần.
- Kết cấu tài sản cố định của công ty: phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng loại tài
sản cố định trong tổng giá trị tài sản cố định của công ty tại thời điểm đánh giá. Do đặc
điểm sản xuất của các công ty không giống nhau nên kết cấu tài sản cố định giữa các
loại hình công ty là khác nhau. Chỉ tiêu này giúp công ty đánh giá mức độ hợp lý trong
cơ cấu tài sản cố định của mình tránh tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí vốn.
Như vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phải kết hợp cả chỉ tiêu tổng
hợp và chỉ tiêu phân tích. Ngoài ra ta còn phải xem xét các chỉ tiêu hiện vật về tài sản
cố định để có những kết luận chính xác. Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá đã
nêu trên ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là việc khai thác triệt để
khả năng hiện có của công ty như: phát huy hết công suất của máy móc thiết bị, tăng
cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản
phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định.
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Nhân tố này gồm nhiều yếu tố cùng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất

kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Việc đưa ra các đánh giá, quyết định đối
với các yếu tố này là điều cực kỳ quan trọng như:
- Các quyết định đầu tư vào TSCĐ của công ty
Trong trường hợp công ty đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và hợp lý không
những giúp công ty tăng được số vốn cố định hiện có mà còn giúp công ty có được
những TSCĐ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.
Ngược lại, khi công ty có những sai lầm trong các quyết định đầu tư sẽ dẫn đến
việc đầu tư mua sắm TSCĐ không hợp lý hoặc mua sắm phải tài sản lớn, lạc hậu …
làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp, công ty có thể bị mất vốn do ảnh hưởng của hao
mòn vô hình.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Đối với mỗi một ngành nghề kinh doanh thì chủ công ty cần giải quyết các vấn
đề đầu tiên về tài chính gồm:
- Cơ cấu VCĐ của công ty thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra
sao?
- Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá nói chung so với
các đối thủ cạnh tranh đến đâu?
- Nguồn tài trợ cho những TSCĐ đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài
cho sự hoạt động an toàn của công ty hay không?
- Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
Các đặc điểm riêng về kĩ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan
trọng phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử
dụng về thời gian công suất Nếu kĩ thuật sản xuất giản đơn, công ty chỉ có điều kiện
sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với
yêu cầu của khách hàng về vấn đề chất lượng. Do vậy, công ty dễ dàng tăng được lợi
nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài.
- Trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ công ty.
Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh phải
gọn nhẹ, ăn khớp nhịp nhàng với nhau.

10
Các phương thức, loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản
xuất, phương pháp và quy trình vận hành máy móc, số bộ phận phục vụ sản xuất kinh
doanh. Nếu việc quản lý kém hiệu quả sẽ gây ra tình trạng lãng phí thời gian, công
suất, làm cho tài sản bị hư hỏng, mất mát trước thời hạn. Dẫn đến việc công ty không
bảo toàn được VCĐ, gây thất thoát vốn dùng trong sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ trong công ty sẽ có tác động không
nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn nói chung vốn cố định nói riêng. Trong quá trình sử
dụng các bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái. Để tính toán hiệu quả sử dụng VCĐ thì
kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn để đề
xuất những biện pháp giải quyết.
- Do huy động nguồn vốn của công ty. Nếu công ty huy động nguồn vốn
không hợp lý không những công ty phải chịu chi phí sử dụng vốn cao mà còn không
đảm bảo an toàn về mặt tài chính, dễ bị mất vốn khi gặp phải rủi ro trong kinh doanh.
Ngược lại, nếu công ty huy động nguồn vốn đầu tư hợp lý một mặt giúp công
ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn một cách tốt nhất, mặt khác tạo ra sự ổn định
trong nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế và
phân tán bớt rủi ro cho công ty trong kinh doanh, đồng thời phát huy tối đa ưu điểm
của nguồn vốn được huy động.
- Do khấu hao và quản lý sử dụng khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Thông qua khấu hao TSCĐ sẽ thấy được tình hình
tăng giảm VCĐ, hiện trạng TSCĐ trong năm, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong
đầu tư đổi mới, thay thế TSCĐ phục vụ cho mục đích phát triển lâu dài trong tương
lai. Việc khấu hao TSCĐ trong công ty có vai trò quan trọng bởi nếu khấu hao TSCĐ
được thực hiện đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho công ty vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu
tư ban đầu, vừa sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư vào TSCĐ có hiệu quả cao nhất.
-Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong
công ty.
Để phát huy hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ

sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của công
nhân cao. Muốn khai thác tiềm năng lao động một cách có hiệu quả nhất thì công ty
phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng.
11
- Uy tín của công ty:
Các mối quan hệ của công ty với kháh hàng, với nhà cung cấp, các đối tác có ảnh
hưởng lớn đến nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Do đó có
tác động trực tiếp tới doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Công ty có mối quan
hệ tốt với khách hàng, đối tác sẽ giảm được chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
nhanh chóng từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VCĐ.
1.3.2. Các nhân tố khách quan.
- Môi trường kinh tế
Kinh tế thị trường là một sự phát triển chung của xã hội. Nó vừa tạo ra những cơ
hội vừa tạo ra những thách thức đối với các công ty. Vấn đề mà hầu hết các công ty
đều quan tâm hiện nay là những thay đổi liên tục của giá cả đồng tiền, đồng tiền đang
bị mất giá liên tục. Điều đó gây ra tình trạng với một lượng tiền như cũ thì không thể
tái tạo lại (hay mua sắm lại) những tài sản như cũ. Như vậy đương nhiên vốn sản xuất
kinh doanh của công ty bị mất dần.
- Chính sách vĩ mô của nhà nước
Các chính sách vĩ mô của nhà nước có tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng
VCĐ trong công ty. Các quy định về khấu hao, các tỷ lệ thuế như VAT, thu nhập
doanh nghiệp, các quy định về TSCĐ, quy định về bảo vệ môi trường cũng như các
chính sách về bảo hộ sản xuất trong nước hay khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu
trong nước….cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty. Chúng cũng có tác động tới kế hoạch của công ty như kế hoạch thu mua vật tư, kế
hoạch đổi mới công nghệ qua đó tác động đến các chỉ tiêu và hiệu quả sử dụng VCĐ
của công ty.
- Tác động của thị trường:
Môi trường cạnh tranh là một vấn đề mà hầu hết các công ty phải quan tâm. Để tồn
tại trên thị trường các công ty luôn phải cạnh tranh với công ty cùng ngành về giá cả chất

lượng sản phẩm, những cơ hội đầu tư….Các yếu tố của đối thủ cạnh tranh có thể ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, hay ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng VCĐ của công ty.
Do lạm phát của nền kinh tế khiến công ty điều chỉnh không kịp giá trị TSCĐ. Khi
xảy ra lạm phát giá trị các sản phẩm hàng hóa trên thị trường giảm mạnh, trong đó có
12
TSCĐ cũng không tránh khỏi sự sụt giảm về giá trị. Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà công
ty tham gia sẽ tác động đến hiệu quả sử dụng VCĐ.
Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Lãi suất
tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của công ty. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những
biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, TSCĐ.
- Tác động của khoa học kỹ thuật:
Làm cho tài sản của công ty có thể bị mất giá trị nhanh, trong đó có phần giá trị
TSCĐ bị ảnh hưởng trực tiếp của trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng nhu cầu trên thị trường là có những sản phẩm
chất lượng cao, giá thành hạ, đòi hỏi công ty phải chủ động trong việc nghiên cứu, đầu tư
đổi mới máy móc thiết bị mới thay cho một số máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu, không
còn phù hợp với yêu cầu của quá trình sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp công
ty có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệ khác cùng ngành.
- Thị trường ngành
Thị trường có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Các biến
động của thị trường đầu vào của công ty có ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu.
Nếu sản phẩm nhập ngoại của công ty phải chịu thêm ảnh hưởng biến động trên thị
trường thế giới và tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Các biến động trên thị trường đầu ra cũng
có tác động lớn tới hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Nếu quan hệ cung cầu trên thị
trường thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công ty thông qua thay đổi về giá bán, số
lượng sản phẩm tiêu thụ hay doanh thu của công ty. Do đó công ty phải có những dự
toán chính xác về biến động trên thị trường đầu vào và đầu ra.
-Những rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh
Đó là các nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch họa…. có tác động trực tiếp

đến hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Mức độ tổn thất không thể biết trước, chỉ có
thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai.
Ngoài ra hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
khách quan về môi trường pháp luật, môi trường chính trị văn hóa….
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐÊ
KÈ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông
thôn Hải Dương
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xây
dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây Dựng Đê kè và Phát Triển Nông Thôn Hải
Dương
Trụ sở chính của công ty tại: Số 1, đường Thanh Niên, phường Trần Hưng Đạo,
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 03203853830
Công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương tiền thân là
Xí nghiệp gia cố đê và Xí nghiệp kè thuộc sở Thuỷ lợi Hải Dương.
Đến năm 1992 sáp nhập thành công ty xây dựng đê kè Hải Dương theo quyết
định số 925/QĐUB ngày 17/11/1992 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương về việc thành
lập công ty Nhà nước, Công ty Xây Dựng Đê kè Hải Dương là một công ty nhà nước,
có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính có con dấu
riêng, có tài khoản tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Dương, có điều lệ quản lý
phù hợp với quy định của pháp luật. Tháng 09 năm2004 thực hiện chủ trương đổi mới
sắp xếp lại công ty Nhà nước. Công ty đã thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hải Dương số: 3550 /QĐ-UBND "V/v phê duyệt phương án cổ phần hoá- chuyển
công ty Nhà nước Công ty Xây Dựng Đê kè Hải Dương thành công ty cổ phần Xây
dựng Đê kè và Phát triển Nông thôn Hải Dương", hoạt động theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số


0800000584 đăng ký lần đầu ngày 28 tháng 10 năm 2004, đăng
ký thay đổi lần thứ 3 ngày 31 tháng 12 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải
Dương cấp.
Vốn điều lệ của Công ty là 10.000.000.000 VNĐ (10 tỷ VNĐ chẵn)
Chức năng nhiệm vụ:
14
Trên cơ sở giấy phép kinh doanh số: 08 00000584 do Sở Kế hoạch và đầu tư
Tỉnh Hải Dương cấp với ngành nghề kinh doanh: xây dựng các công trình thuỷ lợi,
dân dụng, công nghiệp, giao thông; khảo sát, thiết kế, thi công khoan phụt vữa gia cố
đê và sử lý nền móng các công trình; san lấp mặt bằng; nạo vét các công trình thuỷ lợi;
khảo sát, xây dựng công trình ngầm dưới nước, công trình cấp thoát nước; đầu tư kinh
doanh phát triển nhà, hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp; khai thác, sản xuất và
mua bán vật liệu xây dựng; sản xuất các sản phẩm bằng bê tông đúc sẵn, bột đất sét;
kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ trong nước.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng đê kè và
phát triển nông thôn Hải Dương
Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Hải Dương là một công ty cổ
phần hoạt động theo luật công ty, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh
vực: Thi công xây dựng các công trình thuỷ lợi, dân dụng, công nghiệp, giao thông;
khảo sát, thiết kế, thi công khoan phụt vữa gia cố đê và sử lý nền móng các công trình,
san lấp mặt bằng…
Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây
dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp đặc biệt là các công trình
thuộc hệ thống phòng chống lụt bão và thuỷ lợi nội đồng. Phần nhiều các hợp đồng mà
công ty thực hiện là được khai thác từ công tác đấu thầu. Một số công trình được các
chủ đầu tư giao thầu thi công nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 15% giá trị sản lượng.
Sau khi ký hợp đồng giao nhận thầu xây lắp các công trình, công ty giao cho các Xí
15

Nhận thầu,
đấu thầu
u thầu
Xây dựng định mức, đơn giá,
lập hợp đồng giao khoán cho
các đơn vị sản xuất
Tổ chức thi
công
Lập kế hoạch, tiến độ, biện
pháp thi công
i công
Nghiệm thu,
bàn giao, quyết
toán công trình
nghiệp sản xuất thi công dưới sự giám sát của các phòng ban chức năng công ty và chủ
đầu tư.
Công ty hoạt động theo sơ đồ tổ chức gồm có: Ban giám đốc trực tiếp điều hành
và quản lý sản xuất kinh doanh, Các phòng ban giúp việc, các đơn vị sản xuất (các Xí
nghiệp, ban chỉ huy công trường) trực tiếp quản lý tại hiện trường, theo phương thức
hạch toán báo sổ.
Phạm vi hoạt động của công ty: Trong phạm vi cả nước
Sản phẩm làm ra của công ty không bị ứ đọng, tiêu thụ được ngay và tiêu thụ tại
nơi sản xuất. Vì đặc thù các công trình thuộc hệ thống Phòng chống lụt bão và thuỷ lợi
nội đồng đều có địa bàn thi công phức tạp, phân tán nên trong quá trình sản xuất kinh
doanh bị tác động nhiều của thiên nhiên nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty, sản phẩm sản xuất ra thực sự giám sát chặt chẽ của các chủ
đầu tư từ lúc bắt đầu khởi công cho đến khi xây dựng hoàn thành, bàn giao, thanh
quyết toán. Sản phẩm của công ty là đơn chiếc, thời gian sản xuất ra một sản phẩm dài,
có những sản phẩm sản xuất tới 2 -3 năm mới hoàn thành.
2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý tại công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát

triển nông thôn Hải Dương
Công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương chịu sự quản
lý trực tiếp của hội đồng quản trị, chấp hành sự điều hành trực tiếp của tổng giám đốc
điều hành công ty, thông qua sự tham mưu của các phòng ban chức năng, hoạt động
theo quy chế, điều lệ của công ty và Luật công ty.
Xây dựng mối quan hệ ngang cấp với các phòng ban chức năng và các chi nhánh
khác trong công ty để giải quyết công việc về sản xuất kinh doanh và quản lý đơn vị
thực hiện nhiệm vụ khi được phê duyệt trong các lĩnh vực như: Tìm việc làm, chỉ đạo
sản xuất, tài chính, quản lý tài sản, quản lý lao động trong một thể thống nhất về
quản lý của công ty.
Qua kinh nghiệm điều hành sản xuất thực tế của nhiều năm, nhất là việc tinh
giảm và sắp xếp lại nhân lực trong những năm chuyển đổi cơ chế, bộ máy của công ty
cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương gồm : Ban giám đốc công
ty, ba phòng nghiệp vụ, các xí nghiệp xây dựng.
16
Nhận thầu,
đấu thầu
u thầu
Ngoài ra còn có Đảng bộ và Đoàn thể quần chúng khác như : Công đoàn, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến với chức năng tham mưu thể
hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng đê kè và
phát triển nông thôn Hải Dương

Sơ đồ trên cho ta thấy chức năng của các phòng ban như sau:
- Hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Mỗi năm công
ty tổ chức đại hội cổ đông thường kỳ một lần trong thời gian 3 tháng đầu năm của năm
17
Ban Giám Đốc

PhòngKế toán – Tài vụ
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
PhòngTổ chức – Hành chính
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Xí nghiệp
XD
Số 2
Xí nghiệp
XD
Số 1
Xí nghiệp
XD
Số 5
Xí nghiệp
XD
Số 11
Xí nghiệp
XD
Số 3
Xí nghiệp
XD
Số 4
Xí nghiệp
XD
Số 6
Xí nghiệp
XD
Số 7

Xí nghiệp
XD
Số 8
Xí nghiệp
XD
Số 9
Xí nghiệp
XD
Số 10
tài chính (Quý I hàng năm). Tất cả các đại hội cổ đông khác được coi là đại hội cổ
đông bất thường.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề có liên
quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại
hội cổ đông.
- Ban kiểm soát: Là những người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
-Ban giám đốc công ty: gồm một tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc
+ Tổng giám đốc là người đứng đầu trong việc quản lý cơ cấu và tổ chức điều
hành mọi hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Thay mặt cho cán bộ
công nhân viên trong công ty với tư cách pháp nhân và dưới sự uỷ quyền của chủ tịch
hội đồng quản trị công ty để ký kết các hợp đồng kinh tế và phân phối thu nhập, là
người có thẩm quyền cao nhất, quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và
kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Một phó tổng giám đốc: Là người giúp tổng giám đốc trong quản lý điều hành
hoạt động xây dựng về mặt kỹ thuật và đấu thầu ở đơn vị.
+ Một phó tổng giám đốc là người đại diện trực tiếp của tổng giám đốc, với đầy
đủ tư cách và trình độ khoa học để điều hành công ty về tổ chức hành chính và kinh
doanh.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có trách nhiệm trong việc đấu thầu, xây dựng kế
hoạch chuẩn bị cho công tác đấu thầu, lập kế hoạch thi công, điều hành công tác thi

công, giám sát việc thực hiện, kiểm tra theo dõi tiến độ kế hoạch thực hiện và chất
lượng công trình, xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm cho công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng đảm nhận toàn bộ công tác tổ chức,
công tác hành chính, lao động tiền lương và bảo vệ kho tàng vật tư của công ty. Tham
mưu cho tổng giám đốc về sự điều chuyển cán bộ cho phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh của công ty theo từng thời điểm.
- Phòng Kế toán - Tài vụ: Có trách nhiệm tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh phát sinh trong công ty, quản lý tiền mặt, vốn và các chi phí
sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về thực hiện chế độ hạch
18
toán kinh tế, chi trả lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên. Kiểm tra thường
xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, hạch toán lỗ - lãi,
phân phối lợi nhuận
- Các Xí nghiệp xây dựng: Có chức năng thực hiện thi công các công trình. Khi
công ty giao các công trình do mình đã trúng thầu cho các xí nghiệp thực hiện thi
công, đồng thời có nhiệm vụ chuẩn bị về hồ sơ thầu và tham gia ký kết các hợp đồng
kinh tế. Tất cả các xí nghiệp đều có quyền chủ động trong việc thi công các công trình,
mua sắm vật tư, thuê nhân công, máy thi công sử dụng lao động kể cả lao động thuê
ngoài theo đúng quy định, có trách nhiệm tham gia tìm kiếm việc làm.
Công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương làm việc
trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của người lao động do vậy công ty có bộ máy quản lý
gọn nhẹ và rất năng động.
2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương trong những năm vừa qua
Quá trình phát triển của công ty từ năm 1992 tới nay, với sự cố gắng nỗ lực của
toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, từ đội gia cố đê vài chục cán bộ công
nhân viên và Xí Nghiệp Đê kè cũng vậy. Chỉ có số vốn ít ỏi khoảng 300 triệu đồng, số
lượng hàng năm chỉ có 500 triệu đồng với các công trình kế hoạch do Bộ Thuỷ Lợi
cấp tới nay, với sự cố gắng của toàn công ty, trước tiên ban giám đốc đã vận dụng sáng
tạo trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm cho nên tới năm 2013 công ty đã

không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, sản lượng của công ty đã không
ngừng phát triển năm sau cao hơn năm trước. Cho đến nay sản lượng của công ty hàng
năm đã đạt trên hai trăm tỷ đồng và được thể hiện dưới bảng 2.1
- Tổng doanh thu: Tổng doanh thu năm 2012 tăng 12.879.157.887 đồng (tức
tăng 5,84%) so với năm 2011 nhưng lợi nhuận sau thuế giảm đi cho thấy kết quả sản
xuất kinh doanh năm 2012 không hiệu quả bằng năm 2011. Tổng doanh thu tăng do sự
tăng cao của tổng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2013 tổng
doanh thu tăng 139.418.598.061 đồng (tức tăng 59,17%) so với 2012. Tổng doanh thu
tăng và lợi nhuận sau thuế tăng đã phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2013
có tiến triển hơn năm 2012. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2013
19
có tiến triển hơn so với năm 2012. Chứng tỏ công ty đã chọn được hướng đi đúng đắn,
nắm bắt được thời cơ, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách mạnh dạn đầu tư
vào công nghệ.
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 426.766.808 đồng (tức
giảm 8,5%) so với 2011 do tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu. Năm 2012 giá nguyên
vật liệu đầu vào, chi phí nhân công cùng chi phí sản xuất chung tăng dẫn tới giá vốn
hàng bán tăng nhưng công ty lại không thể tăng giá các gói thầu lên nhiều nhằm duy
trì mức giá hợp lý khi nền kinh tế suy thoái, không những thế chi phí lãi vay, chí phí
quản lý công ty đang tăng lên. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 2.585.231.018 (tức
tăng 51,9%) so với 2012 cho thấy công ty đã có những biện pháp kiểm soát chi phí lãi
vay, chi phí quản lý công ty Công ty đã đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn
năm 2012.
- Tổng chi phí của công ty qua ba năm đều tăng lên. Chi phí năm 2012 tăng
13.541.578.691 đồng (tức tăng 6,35%) so với năm 2011 nguyên nhân chính là do sự
tăng lên của giá vốn hàng bán do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí nhân công
cùng chi phí sản xuất chung tăng lên.
Năm 2013 chí phí tăng 135.432.802.419 đồng (tức tăng 59,73%) so với năm
2012 nguyên nhân chính là do sự tăng lên của giá vốn hàng bán do giá nguyên vật liệu
đầu vào tăng, chi phí nhân công cùng chi phí sản xuất chung tăng lên. Mặt khác trong

năm 2013 do công ty tập trung mở rộng quy mô nên đã làm tăng chi phí tài chính (do
phát sinh từ các khoản lãi vay ngân hàng) cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp.
Như vậy cho thấy công ty sử dụng quá nhiều chi phí, chi phí ở các năm bỏ ra
gần như bằng với doanh thu tạo ra, đây là một điểm yếu của công ty. Vì vậy công ty
muốn tăng lợi nhuận sau thuế thì công ty phải có những biện pháp kiểm soát chi phí
một cách chặt chẽ hơn nữa.
20
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Đồng
(Nguồn: Tính toán theo báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011 – 2013)
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch Chênh lệch
Năm 2011 - 2012 Năm 2012 - 2013
+/- % +/- %
1 Tổng doanh
thu
220.596.048.604 233.475.206.411 372.893.804.472 12.879.157.887 5,84 139.418.598.061 59,71
2 LNTT 7.412.350.962 6.749.930.078 10.735.725.720 (662.420.884) -8,94 3.985.795.642 59,05
3 LNST 5.444.640.929 4.981.874.121 7.567.105.139 (462.766.808) -8,50 2.585.231.018 51,90
4 Chi phí 213.183.697.642 226.725.276.333 362.158.078.752 13.541.578.691 6,35 135.432.802.419 59,73
22
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây
dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương giai đoạn 2011 - 2013
2.2.1. Kết cấu vốn kinh doanh tại tại công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát
triển nông thôn Hải Dương
Nhìn vào bảng phân tích 2.2 ta thấy rằng:
- Nợ phải trả của công ty chiếm rất cao. Năm 2011 nợ phải trả của công ty là
177.838.021.263 đồng. Năm 2012 nợ phải trả của công ty tăng 40.556.631.163 đồng
tức tăng 22,81% so với năm 2011. Năm 2013 nợ phải trả vẫn tiếp tục tăng với số tiền
là 41.551.422.372 đồng với tỷ lệ tăng 19,03% và tăng thấp hơn tỷ lệ tăng năm 2012.

Tỷ trọng của nợ phải trả với tổng nguồn vốn của năm 2011, năm 2012 năm 2013 liên
tục tăng lần lượt là 90,42%; 90,86%; 91,11%.
Trong đó, nguồn vốn vay ngắn hạn là chủ yếu thường chiếm trên 96% trong
tổng số nợ phải trả, nguồn vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm cao nhất
năm 2012 chiếm khoảng 3% trong nợ phải trả. Sở dĩ có tình trạng như vậy bởi trong
giai đoạn này đang có sự suy thoái của nền kinh tế nên kinh doanh ngày càng gặp
nhiều khó khăn, nhu cầu vốn của công ty tăng lên. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa xác
định được rõ nhu cầu vốn. Chính vì vậy, công ty thường xuyên phải huy động nguồn
lực từ bên ngoài mà chủ yếu là vốn vay để chi trả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đặc thù là công ty xây dựng phải sử dụng lượng vốn vay nhiều để đáp ứng cho việc
thi công các công trình nên lượng vốn vay chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn có thể
chấp nhận được.
- Vốn chủ sở hữu tăng lên trong ba năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2011 VCSH
là 18.848.796.492 đồng, năm 2012 VCSH tăng 3.112.844.120 đồng tương ứng tăng
16,51% nguyên nhân do công ty hoàn thành, bàn giao công trình thu được lợi nhuận
tương đối để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Năm 2013 VCSH tăng 3.403.313.730
đồng với tỷ lệ tăng là 15,50% và tăng thấp hơn năm 2012. VCSH năm 2012 tăng là do
nguồn kinh phí và các quỹ giảm, quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 1.526.158.226 đồng.
Thực tế cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng hoàn toàn là nguồn vốn quỹ đây là
dấu hiệu tài chính tốt, nó cho thấy công ty có đủ khả năng tà chính đảm bảo có đủ vốn
đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trang bị kỹ thuật, công nghệ mới bằng số vốn của
mình.
23
Bảng 2.2: Kết cấu vốn kinh doanh công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011-2012 So sánh 2012-2013
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng

(%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
+/- (%) Tỷ
trọng
(%)
+/- (%) Tỷ
trọng
(%)
I. Nợ phải trả 177.838.021.263 90,42 218.394.652.426 90,86 259.946.074.798 91,11 40.556.631.163 22,81 0,44 41.551.422.372 19,03 0,25
1. Nợ NH 174.628.480.945 98,20 211.786.374.082 96,97 253.546.074.798 97,54 37.157.893.137 21,28 -1,23 41.759.700.716 19,72 0,57
2. Nợ DH 3.209.540.318 1,80 6.608.278.344 3,03 6.400.000.000 2,46 3.398.738.026 95,89 1,23 -208.278.344 -3,15 -0,57
3. Nợ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
II. Nguồn VCSH 18.848.796.492 9,58 21.961.640.613 9,14 25.364.953.986 8,89 3.112.844.120 16,51 -0,44 3.403.313.730 15,50 -0,25
1. VCSH 17.751.795.678 94,20 20.435.482.387 93,05 25.364.953.986 100 2.683.686.710 15,12 -1,15 4.929.471.600 24,12 6,95
2. Quỹ khen
thưởng phúc lợi
1.097.000.814 5,80 1.526.158.226 6,95 0 0 429.157.412 39,12 1,15 -1.526.158.226 -100 -6,95
Tổng vốn 196.686.817.755 100 240.356.293.039 100 285.311.028.784 100 43.669.475.284 22,2 - 44.954.735.745 18,7 -
(Nguồn: Tính toán theo bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2011-2013)
24
Điều này rất tốt cho việc tạo lập uy tín của công ty, tạo điều kiện cho công ty

trúng thầu nhiều hơn cũng như tạo lòng tin với khách hàng và các ngân hàng khi cần
vay vốn.
2.2.2. Kết cấu nguồn vốn cố định tại công ty cổ phần cổ phần xây dựng đê kè
và phát triển nông thôn Hải Dương.
Nhận xét bảng 2.3:
Nhìn chung ta thấy công ty có một kết cấu VCĐ tương đối hợp lý thể hiện ở chỗ:
Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất với 50,08% năm 2011, chiếm 45,82%
năm 2012 và 41,01% năm 2013. Phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm một tỷ trọng
tương đối lớn trong tổng VCĐ với 27,63% năm 2011, 33,78% năm 2012 và 41,54%
năm 2013. Nhà cửa vật kiến trúc cũng chiếm một tỷ trọng tương đối không nhỏ trong
tổng VCĐ chiếm 19,99% năm 2011, 16,60% năm 2012 và 15,01% năm 2013. Thiết bị
quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chỉ đạt 2,30% năm 2011, 2,38% năm 2012 và 2,44%
năm 2013. Có sự chênh lệch về tỷ trọng như trên là do công ty đang dần tự động hóa
quá trình sản xuất, sử dụng máy móc là chủ yếu. Mặt khác do máy móc thiết bị liên
quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm của công ty nên
công ty chủ yếu mua sắm đổi mới máy móc để tăng chất lượng sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận….
Tổng VCĐ của công ty tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013 cụ thể : Năm
2012 tăng 7,51% tương ứng với số tiền là 6.301.538.892 đồng, năm 2013 tiếp tục tăng
lên tới 65,56% so với năm 2012 ứng với số tiền tăng là 9.635.079.580 đồng. Sự tăng
này do sự thay đổi của các yếu tố trong cơ cấu VCĐ:
Giai đoạn 2011-2012: công ty có xây dựng thêm nhà cửa vât kiến trúc làm
nguyên giá tăng lên và do giá trị hao mòn lũy kế tăng nên VCĐ ở bộ phận này tăng
969.729.990 đồng tương ứng tăng 57,77%. Máy móc thiết bị có sự đầu tư lớn làm
nguyên giá tăng và khấu hao lũy kế tăng nhẹ nên VCĐ ở bộ phận này tăng lên một
lượng là 2.530.599.990 đồng tương ứng tăng 48,18%. Giai đoạn này công ty chú trọng
đầu tư thêm phương tiện vận tải nên làm cho VCĐ ở bộ phận này tăng lên
2.664.509.484 đồng tương ứng tăng 113,98%. Dụng cụ quản lý được mua thêm làm
cho VCĐ ở bộ phận này tăng 156.699.428 đồng tương ứng tăng 81,31%.
25

Bảng 2.3: Kết cấu nguồn VCĐ của công ty tại công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương
giai đoạn 2011-2013
ĐVT : Đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011 -2012 So sánh 2012- 2013
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ
trọng
(%)
+/- (%) Tỷ
trọng
(%)
+/- (%) Tỷ
trọng
(%)
1 Nhà cửa vật
kiến trúc
1.678.595.693 19,99
2.648.325.683
16,60

3.651.427.386
15,01 969.729.990 57,77 -3,39 1.003.101.703 37,88 -1,59
2 Máy móc
thiết bị
4.204.090.817 50,08
6.734.690.807
45,82 9.979.307.564 41,01 2.530.599.990 60,19 -4,26 3.244.616.757 48,18 -4,81
3 Phương tiện
vận tải
truyền dẫn
2.320.092.598 27,63
4.964.602.082
33,78 10.107.029.420 41,54 2.644.509.484
113,98
6,15 5.142.427.338 103,5
8
7,76
4 Thiết bị
dụng cụ
quản lý
192.707.780 2,30
349.407.208
2,38 594.340.992 2,44 156.699.428 81,31 0,08 244.933.784 70,10 0,06
5 Tổng VCĐ 8.395.486.888 100 14.697.025.782 100 24.332.105.362 100 6.301.538.892 7,51 - 9.635.079.580 65,56 -
( Nguồn : Tính toán theo báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011 - 2013)
Bảng 2.4 : Thực trạng biến động vốn cố định công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương
26

×