Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu nghiệp vụ giao nhận xuất nhập khẩu hàng container của TNHH đại nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.13 KB, 27 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Sinh viên: Bùi Đức Mạnh
MSV: 40426
Lớp KTB51-DH2
Khoa: Kinh tế vận tải biển
Đề tài: Nghiên cứu nghiệp vụ giao nhận xuất nhập khẩu hàng
container của TNHH Đại Nam
Nội dung báo cáo: Gồm 2 phần chính :
- Chương I : Giới thiệu về công ty TNHH thương mại Đại Nam.
- Chương II : Quy trình giao nhận xuất nhập khẩu hàng Container
Giáo viên hướng dẫn.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
1
BÁO CÁO THỰC TẬP
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương I : Giới thiệu về công ty TNHH thương mại Đại Nam 4
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4
2. Đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức 4
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 5
4. Quy trình nghiệp vụ về quy trinh giao nhận container hàng 6
nhập khẩu
Chương II : Quy trình giao nhận xuất nhập khẩu hàng 8
Container
I. Quy trình thực hiện nhập khẩu hàng container 8
II. Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa 19
Chương III : Phụ lục các giấy tờ liên quan 25
Kết luận 26


LỜI MỞ ĐẦU
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
2
BÁO CÁO THỰC TẬP
Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh và
mạnh tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển như Việt
Nam .Trong mối quan hệ với các nước, vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hàng
đầu và con đường buôn bán ngoại thương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều
đó. Để đạt được những bước tiến vững chắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướng của nhà nước, cần có tầm nhìn
sâu rộng về các kĩ năng nghiệp vụ ngoại thương, từ thăm dò thị trường, lựa chọn
đối tác, nghệ thuật kí kết hợp đồng… Doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến
lược sử dụng và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh
vực ngoại thương, yếu tố tiên quyết tới thành công của doanh nghiệp. Nắm bắt
được ý nghĩa của việc đào tạo và tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao
trong ngành ngoại thương, nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên hệ hợp tác với
các trường đại học chuyên ngành, tạo điều kiện giúp đỡ cho các sinh viên được
thực tập và làm việc trong môi trường thực tế kết hợp với những kiến thức kĩ
thuật nghiệp vụ ngoại thương được giảng dạy trên lớp.
Trường đại học Hàng Hải nằm trong số những trường đại học đã và
đang áp dụng thành công mô hình này. Với sự quan tâm từ phía nhà trường, sinh
viên ngành kinh tế ngoại thương đã được tạo điều kiện đi thực tập tại các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics hay vận tải đường bộ , từ đó có cơ
hội nắm bắt vận dụng những kiến thức đã học. Trong thời gian thực tập nghiệp
vụ vừa qua em đã có điều kiện được thực tập tại Công ty TNHH thương mại Đại
Nam - một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực vận tải đường bộ, giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và những cảng khu vực lân cận. Sau
đây em xin trình bày báo cáo của em tại công ty về các quá trình và thủ tục để
tiến hành giao nhận hàng hoá nhập khẩu, là một trong những nghiệp vụ chủ yếu

và quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận hàng hóa.
Chương I: Giới thiệu về công ty TNHH thương mại Đại Nam
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
3
BÁO CÁO THỰC TẬP
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Giới thiệu chung
Công ty TNHH thương mại Đại Nam là doanh nghiệp được thành lập dựa
trên số vốn góp của một số thành viên của công ty .Công ty hoạt động trên cơ sở
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4602003545 do sở kế hoạch và đầu tư thành
phố Hải Phòng cấp ngày 25/07/2006, với mã số thuế: 0200581224
Tên công ty: Công ty TNHH thương mại Đại Nam/Dai Nam commercial
co.ltd
-Trang web : www.dainamcorp.com.vn
-Điện thoại, Fax: 0313.797.799/0313.797.799
-Địa chỉ: Số 4, Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Hải Phòng
-Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VND
-Vốn thực góp: 40.375.000.000 VND
-Tài khoản tại Ngân Hàng ACB: (VND) 36377134 (USD) 25511854
-Tên người đại diện theo pháp luật: giám đốc Dương Đức Thọ
Từ một công ty chỉ kinh doanh nội địa và các dịch vụ nhỏ khi mới thành
lập, đến nay với sự nỗ lực của mình, công ty đã phát triển thành một công ty
thương mại XNK mạnh
Với phương châm kinh doanh “duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh
nội địa, đẩy mạnh kinh doanh XNK, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển
quan hệ với nhiều nước trên thế giới.” Hiện nay, công ty đã có quan hệ kinh
doanh XNK với nhiều nước trên thế giới.
Luôn đề cao vai trò nguồn vốn con người là một trong những nhân tố quan
trọng có tính chất quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, Công ty đã

luôn cố gắng hoàn thành tốt công tác tổ chức cán bộ, coi trọng nhân tài, bố trí
đúng người đúng việc. Hàng năm ngoài việc tuyển dụng bổ sung lực lượng lao
động trẻ từ các trường Đại học, Cao đẳng công ty đã đào tạo và đào tạo lại về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, lý luận chính trị
cho CBCNV phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển sản xuất.
1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
- Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
- Dịch vụ khai thuê hải quan;
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
4
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Dịch vụ hợp tác lao động;
- Dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
- Đại lý mua bán, ký gửi, lưu kho hàng hoá xuất nhập khẩu
2. Đặc điểm cơ cấu bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là những bộ phận có trách nhiệm khác
nhau, nhưng quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau , được bố trí theo từng khâu, từng
cấp quản lý để tạo thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu và chức năng
quản lý xác định. Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận được chuyên
môn hóa với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Các bộ phận có mối
liên hệ mật thiết với nhau và được bố trí theo các khâu khác nhau để thực hiện
các chức năng quản lý. Cơ cấu tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
có hiệu quả, đối phó với những biến động của thị trường. Do đó, cơ cấu tổ chức
phải đảm bảo một số yêu cầu :
- Không thừa, không thiếu một bộ phận nào.
- Có tính linh hoạt để không gây khó khăn cho người lao động.
- Mô hình quản lý gọn nhẹ, ít chi phí.
- Giám đốc là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Do đó họ có quyền
được thông tin đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty; biểu quyết

về chiến lược và các kế hoạch phát triển trong những năm tới và giải quyết
những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển công ty.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
5
Giám đốc công ty
Phòng
quản lý
hàng
xuất
khẩu
Phòng
quản lý
hàng nhập
khẩu
Phòng sale/
marketing
Phòng
kế toán
Nhân viên
BÁO CÁO THỰC TẬP
Sau đó là phó giám đốc có chức năng kiểm soát hệ thống và các qui chế
của công ty; xem xét tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý…hỗ trợ đắc lực cho giám đốc.
- Phòng quản lý hàng xuất khẩu: với chức năng thực hiện các hợp đồng
xuất khẩu dựa trên kế hoạch đã đề ra.Lo liệu,thực hiện các công việc liên quan
đến giao nhận vận tải hàng xuất khẩu, các dịch vụ liên quan hoạt động xuất khẩu
hàng hóa theo sự ủy thác của khách hàng hoặc của công ty.Quản lý hàng hóa
xuất khẩu lưu kho bảo quản hàng hóa,
- Phòng quản lý hàng nhập khẩu: với chức năng thực hiện các hợp đồng

nhập khẩu dựa trên kế hoạch đã đề ra.Lo liệu,thực hiện các công việc liên quan
đến giao nhận vận tải hàng nhập khẩu, các dịch vụ liên quan hoạt động nhập
khẩu hàng hóa theo sự ủy thác của khách hàng hoặc của công ty.Quản lý hàng
hóa nhập khẩu lưu kho bảo quản hàng hóa.
- Phòng sale / marketing: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh đáp
ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của công ty. Xây dựng trình giám đốc
duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh từng tháng và cả năm. Có
chương trình, biện pháp cụ thể trong kế hoạch tiếp thị quảng cáo thu hút nhiều
khách hàng đến với công ty, tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.Tìm kiếm
khách hàng, xây dựng hợp đồng kinh tế, hợp đồng vận chuyển thực hiện kế
hoạch của công ty.Phối hợp với phòng kế toán để xác lập tình hình công nợ theo
các hợp đồng kinh tế và đôn đốc việc thu hồi công nợ.
- Phòng kế toán: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ
chức và sử dụng nguồn vốn của công ty,tổ chức công tác kế toán, quản lý chi thu
và các vấn đề có liên quan đến tài chính của công ty. Lưu trữ hồ sơ giấy tờ, thủ
tục, công văn, quản lý tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách như: bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm. Một số công việc hành chính khác như công việc bảo vệ,
tạp vụ, vệ sinh
+ Trưởng phòng kế toán: phụ trách chung công việc của phòng kế toán, chỉ
đạo công tác của các kế toán viên ký duyệt các chứng từ sổ sách hàng tháng,
quý, năm, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán,
báo cáo thuyết minh tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và cơ
quan nhà nước về các thông tin kinh tế do mình cung cấp
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH thương mại Đại Nam thực hiện quản lý: Giám đốc chỉ đạo
trực tiếp các phòng. Các phòng có nhiệm vụ vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác, nhằm đảm bảo tất cả
các lĩnh vực công tác của công ty được tiến hành đồng bộ và nhanh chóng.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426

6
BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG II : Quy trình giao nhận xuất nhập khẩu hàng container
I. Quy trình thực hiện nhập khẩu hàng container
1. Sơ đồ các bước thực hiện nghiệp vụ:
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
7
BÁO CÁO THỰC TẬP
2. Chi tiết các bước thực hiện
Sau khi ký kết được hợp đồng ngoại thương công ty nhanh chóng thực
hiện những thủ tục cần thiết để hoàn tất công việc nghĩa vụ của mình. Trong
trường hợp lô hàng được nhập khẩu theo điều kiện FOB nên công ty TNHH
Thương mại Đại Nam phải thực hiện những công việc sau:
2.1. Thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa
a)Thuê tàu
Công ty tìm hiểu lịch trình, giá cước của các hãng tàu sau đó quyết định
thuê tàu của hãng SITC, hãng tàu mà công ty vẫn hợp tác.
Công ty đã booking trên tàu CTP FORTUNE đi ngày 17/ 12/ 2013 từ
Kwangyang và ngày dự tính đến cảng Hải Phòng vào ngày 9/ 1/ 2014.
Sau khi hãng tàu ký Booking note, công ty sẽ thông qua đại lý của mình tại
Myanmar để lấy Cont rỗng của hãng tàu giao cho phía HLYAN HTET ASIA
Co đóng hàng và thông báo ngày giờ đóng hàng vào cont. Khi nhận container,
người giao nhận phải kiểm tra chi tiết, cẩn thận, chu đáo các tiêu chuẩn của
container
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
8

Liên hệ với hãng tàu để lấy DO

Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ
người nhập khẩu
Thuê tàu + Mua bảo hiểm cho
hàng hóa
Lấy hàng tại Cảng
Khai báo và làm thủ tục Hải Quan
Giao hàng đến kho riêng
BÁO CÁO THỰC TẬP
 Kiểm tra bên ngoài container: Quan sát và phát hiện các dấu vết cào
xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập, Phải kiểm tra
phần mái, các mối lắp ghép của container
 Kiểm tra bên trong container: Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép
kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe
nứt, kiểm tra các đinh tán rivê xem có bị hỏng hoặc nhô lên không,
 Kiểm tra cửa container: tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và
chốt đệm cửa có bảo đảm đóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín
không để nước xâm nhập vào
 Kiểm tra tình trạng vệ sinh container: container phải được dọn vệ sinh
tốt, khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn. Đóng hàng vào container không đạt
tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây ra tổn thất cho hàng hoá, đồng thời dễ bị từ chối khi cơ
quan y tế nước gửi hàng kiểm tra phát hiện
 Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container: thông số kỹ thuật của
container ghi trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận an toàn. Các thông số này bao
gồm: trọng tải toàn phần của container, trọng tải tịnh của container, trọng lượng
vỏ container và dung tích của container
Nếu khi kiểm tra mà những yêu cầu trên không được thoả đáng thì người
giao nhận phải yêu cầu đổi container khác.
b) Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Công ty TNHH Thương mại Đại Nam lựa chọn mua bảo hiểm của công ty
bảo hiểm Bảo Việt,

2.2. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá của chủ hàng.
Nhận được bộ chứng từ gốc từ phiá ngân hàng gồm:
- Comercial invoice
- Bill of lading
- Packing list
- C/O
- Certificate of weight and quality
- Certificate of phytosanitary
- Certificate of fumigation
Kiểm tra thông tin trên những chứng từ đó kèm theo ngày cấp, số hiệu, con
dấu, có phù hợp hay không.
2.3. Đến đại lý hãng tàu để đổi B/L lấy lệnh giao hàng (D/O).
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
9
BÁO CÁO THỰC TẬP
Trước tiên ta vần phải liên lạc với đại lý hãng tàu để biết lịch tàu bởi đại lý
hãng tàu chỉ cấp D/O khi tàu cập cảng đích. Sau khi có thông tin từ đại lý hãng
tàu, có thông tin về ngày tầu cập cảng, tiến hành lấy D/O
Khi đến hãng tàu để lấy D/O cầm theo những giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu ( có dấu công ty)
- Bill gốc + bill photo , (nếu không có Bill gốc co thể thay bằng giấy báo
hàng đến, hoặc Bill surrender nếu giao hàng bằng điện).
- Cmt Photo
Nhân viên hãng tàu kiểm tra giấy tờ, sẽ đưa ta 1 tờ lệnh photo để ta kí
nhận lệnh và ghi số điện thoại + 1 tờ debit note kê khai những phí phải nộp khi
lấy lệnh
Nhân viên giao nhận ký tên ghi số điện thoại và mã số thuế lên tờ debit
note, cầm chuyển sang quầy lên hoá đơn.
Trong hoá đơn thường có những khoản phí sau:

+ Phí THC ( thu hộ cảng)
+ Phí cân bằng vỏ cont ( thu hộ cảng)
+ Phí vệ sinh cont ( thu hộ cảng)
+ Phí chứng từ D/O
Sau khi đóng những khoản phí đó ta sẽ được cấp hoá đơn đỏ, cầm hoá đơn
đỏ quay lại nơi cấp lệnh, nhân viên hãng tàu kiểm tra và trả lại hoá đơn sau đó sẽ
cấp 2 D/O,đóng dấu vào tờ bill photo lúc đầu ta mang tới.
Do công ty muốn kéo cont về kho riêng để rút ruột nên nhân viên giao nhận
cần phải làm thủ tục mượn vỏ container. Thủ tục mượn vỏ container của hãng
tàu để đưa về kho của chủ hàng tiến hành bằng cách: cầm lệnh và giấy giới thiệu
, đọc mã số thuế cho nhân viên ở quầy cuợc vỏ và nộp tiền cước vỏ. Chú ý việc
mượn vỏ container này được hãng tàu miễn phí trong 5 ngày.
Ngoài thời hạn này phải trả phí lưu container theo ngày cho hãng tàu.
2.4. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng.
Để làm thủ tục hải quan cho lô hàng tiến hành khai báo hải quan điện tử,
việc khai báo được thực hiện trên phần mềm khai báo ECUS_K4.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
10
BÁO CÁO THỰC TẬP
Phần mềm khai Hải quan ECUS-K4 là công cụ dùng để giúp doanh nghiệp
thực hiện quy trình thủ tục hải quan. Doanh nghiệp nhập thông tin tờ khai, các
chứng từ liên quan như trong bộ hồ sơ giấy sau đó gửi đến Hải quan. Hệ thống
tiếp nhận của Hải quan sẽ tiến hành cấp số và phân luồng cho tờ khai, doanh
nghiệp lấy các phản hồi của Hải quan, in tờ khai và làm tiếp các bước theo quy
trình nghiệp vụ cho đến khi lô hàng được thông quan. Ngoài ra phần mềm
ECUS-K4 còn quản lý toàn bộ thông tin tờ khai tại doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp theo dõi toàn bộ số liệu xuất nhập khẩu, có thể thông kê, báo cáo với
nhiều tiêu chí khác nhau: số lượng hàng, số tờ khai, theo khoảng thời gian, theo
khách hàng…

Tiến hành khai báo lần lượt theo các mục và chờ lấy phản hồi từ Hải Quan.
Sau khi hoàn tất việc khai báo, truyền tờ khai đến Chi cục HQ khu vực, sau
đó nhận được phản hồi từ Hải quan.
Khi nhận được phản hồi từ Hải quan tùy thuộc theo kết quả phan luồng mà
tiến hành các bước tiếp theo
- Nếu tờ khai được phân luồng xanh:
Doanh nghiệp in 1 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp,
đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ Hải quan để đóng dấu thông quan
hàng hóa.
-Nếu tờ khai được phân luồng vàng:
Doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử,2 bản tờ khai trị giá, ký tên, đóng
dấu doanh nghiệp, kèm với toàn bộ hồ sơ giấy cần thiết đem ra cơ quan Hải
Quan làm thủ tục.Sau khi kiểm tra hồ sơ giấy hợp lệ thì cán bộ hải quan xác
nhận vào phiếu đã kiểm tra chứng từ giấy, và đóng dấu thông quan vào tờ khai
điện tử
Hồ sơ giấy bao gồm:
+ Giấy giới thiệu
+ Tờ khai hải quan NK: 02 bản chính
+ Tờ khai trị giá :02 bản chính
+ Delivery Order: 01 bản chính ( do hãng tàu cấp)
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng: 01 bản sao
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, 1 sao y
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
11
BÁO CÁO THỰC TẬP
+ Bản kê chi tiết: 01 bản chính, 1 sao y
+ Vận tải đơn: 01 bản copy có dấu hãng tàu
Tùy từng trường hợp cụ thể đối với từng loại hàng hóa mà cần them các

giấy tờ chứng từ khác
- Nếu tờ khai được phân luồng đỏ:
Doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, 2 bản tờ khai trị giá, ký tên, đóng
dấu doanh nghiệp, kèm bộ hồ sơ giấy cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan. Tờ
khai sẽ được xử lý qua khâu kiểm hoá để kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp
này, cán bộ kiểm hóa đóng dấu quan hàng hóa
Quy trình kiểm hóa:
- Lấy lệnh giao hàng của hãng tàu.
- Đăng ký thủ tục kiểm hóa với cảng( nộp phí dịch vụ)
- Cơ quan hải quan làm thủ tục kiểm hóa( nếu tờ khai hải quan bị lấy mẫu
thì lấy mẫu niêm phong kẹp chì hải quan)
- Lấy hàng.
Với những mặt hàng khi bị xác định luồng đỏ của lãnh đạo chi cục hải
quan sẽ phải thực hiện việc kiểm hoá với các mức độ: 5%, 10%, hoặc toàn bộ lô
hàng 100%. Người làm thủ tục hải quan sẽ phải thực hiện các công việc sau:
- Đăng ký vào sổ kiểm hoá của hải quan khu vực mở tờ khai.
- Đăng ký kiểm hoá với quản lý cảng: trình diện lệnh giao hàng và lấy
phiếu kiểm hoá, xác định vị trí contaner hàng,chuẩn bị chì niêm phong.
- Đưa giấy kiểm hoá cho bộ phận tiếp nhận tại cảng _ bộ phận có nhiệm vụ
ghi số chì xác định hiện trạng của contaner.
- Kiểm tra hàng hoá theo nội dung khai báo: việc kiểm tra phải có mặt 2
cán bộ hải quan và người khai hải quan, kiểm tra hàng hoá có đúng với như khai
báo hay không, nếu đã đúng người khai hải quan sẽ ký vào tờ khai. Bộ phận
quản lý contaner sẽ ghi lại số chì đã niêm phong sau kiểm hoá.
- Cán bộ hải quan sẽ xác định hàng hoá đúng với nội dung khai báo đồng
thời xin chữ ký của lãnh đạo chi cục vào tờ khai
Ví dụ : Với lô hàng hạt đậu xanh sau khi khai báo in ra tờ khai sẽ có
thông tin như sau:
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426

12
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Chi cục hải quan: chi cục HQ CK cảng HP KV I.
- Chi cục Hải quan cửa khẩu: Cảng Hải Phòng
Số tham chiếu 35223
Số tờ khai : 717
Ô 1: Người xuất khẩu: HLYAN HTET AISA CO., LTD
Ô 2: Người nhập khẩu: Công ty TNHH thương mại Đại Nam
Số 4, Nguyễn Trãi, Ngô, Quyền, Hải Phòng
MST: 0200581224
Ô 3: Người ủy thác
Ô 4: Đại lý Hải Quan
Ô 5: Loại hình nhập khẩu: NKD01 Nhập kinh doanh
Ô 6: Hóa đơn thương mại: Số: HHA/007/2013
Ngày: 13/12/2013
Ô 7: Giấy phép (nếu có).
Ô 8:Hợp đồng: HHA/007/2013
Ngày: 13/12/2013
Ngày hết hạn:
Ô 9: Vận đơn (số/ngày): 13YGNHPH0827
13/12/2013
Ô 10: Cảng xếp hàng: YANGON, MYANMAR
Ô 11: Cảng dỡ hàng: C007
Cảng Hải Phòng.
Ô 12: Phương tiện vận tải: Đường biển
Tên, số hiệu: CTP FORUNE V.120N
Ngày đến: 09/01/2014
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
13

BÁO CÁO THỰC TẬP
Ô 13: Nước xuất khẩu: MM
Myanmar (Burma)
Ô 14: Điều kiện giao hàng: FOB
Ô 15: Phương thức thanh toán: TT
Ô 16: Đồng tiền thanh toán: USD
Ô 17: Tỉ giá tính thuế: 21.036
Ô 18: Mô tả hàng hóa: Hạt đậu xanh dùng làm thức ăn cho người (tên
khoa học Vigna radiata) hàng chưa qua sơ chế, không phù hợp để gieo trồng,
50kg/bao, mới 100%
Ô 19 : Mã số hàng hóa: 07133190
Ô 20: Xuất xứ : Myanmaw (Burma)
Ô 21: Chế độ ưu đãi : C/O mẫu D
Ô 22: Lượng hàng: 288
Ô 23: Đơn vị tính: TAN
Ô 24: Đơn giá nguyên tệ: 860
Ô 25: Trị giá nguyên tệ:
Trị giá nguyên tệ =giá trị Ô 22 * giá trị Ô 24
= 247.860
Ô 26: Thuế nhập khẩu:
Trị giá tính thuế/ Số lượng chịu thuế: 5.289.712.560/288
Ô 27: Thuế tiêu thụ đặc biệt:.
Trị giá tính thuế/ Số lượng chịu thuế: 5.289.712.560/288
Ô 28: Thuế bảo vệ môi trường:
Trị giá tính thuế/ Số lượng chịu thuế: 5.289.712.560/288
Ô 29: Thuế GTGT:
Trị giá tính thuế/ Số lượng chịu thuế: 5.289.712.560/288
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
14

BÁO CÁO THỰC TẬP
Ô 30: Tổng số tiền thuế: Đây là số tiền được cộng từ các ô 26,27,28,29
bằng chữ và bằng số.
Ô 31: Lượng hàng, số hiệu cont:
a Số hiệu container (chi tiết phụ lục đính kèm)
b Số lượng kiện trong container: 5760
c Trọng lượng hàng trong container :288.460kg/288.000kg
Ô 32: Chứng từ đi kèm :
Ô 33: Đây là ô xác nhận trách nhiệm của Giám Đốc công ty TNHH
Thương mại Đại Nam thể hiện bằng cách ký tên và đóng dấu vào ô này.
Ô 34: Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan
Tờ khai phải xuất trình chứng từ
Luồng vàng/đề nghị doanh nghiệp mang hồ sơ giấy lên kiểm tra chi tiết
Sau khi truyền tờ khai cho lô hàng đậu xanh, kết quả lô hàng này được phân
luồng Vàng, DN mang hồ sơ giấy lên kiểm tra chi tiết tại đơn vị Hải Quan KV I
Hồ sơ giấy của lô hàng này gồm :
+ Giấy giới thiệu
+ Tờ khai hải quan NK: 02 bản chính
+ Tờ khai trị giá :02 bản chính
+ Delivery Order: 01 bản chính ( do hãng tàu cấp)
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng: 01 bản sao
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, 1 sao y
+ Bản kê chi tiết: 01 bản chính, 1 sao y
+ Vận tải đơn: 01 bản copy có dấu hãng tàu
+ C/O form D 1 bản gốc
+ Giấy nộp tiền thuế vào ngân sach nhà nước 1 bản copy
+ Chứng thư kiểm dịch : 1 bản gốc
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426

15
BÁO CÁO THỰC TẬP
Để có chứng thư kiểm dịch ta phải kiểm dịch trước khi mở tờ khai
Quy trình kiểm dịch :
* Căn cứ vào Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ nên lô hàng
nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tiến hành kiểm
dịch trước khi thông quan.
a) Đăng ký kiểm dịch.
Hồ sơ đăng ký kiểm kiểm dịch
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch lô hàng này nhập khẩu gồm:
- 1 Giấy giới thiệu;
- 1 Giấy “Đăng ký kiểm dịch” (Khai theo mẫu,ghi rõ thời gian,địa điểm
kiểm dịch hàng hóa)
- 1 Hợp đồng mua bán (bản sao);
- 1 chứng thư nước xuất khẩu cấp (bản gốc);
- 1 Vận đơn(bản sao);
Cầm bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Chi cục kiểm dịch thực vật, nộp hồ
sơ tại phòng “Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả”, nộp lệ phí và nhận phiếu kiểm
dịch.
b) Xin công văn kiểm dịch:
Hồ sơ xin công văn hải quan bãi gồm:
- 1 Công văn;
- 1 Giấy giới thiệu;
- 1 Lệnh phôtô;
- 1 Vận đơn photo
- Giấy đăng ký kiểm dịch 1bản gốc và 1 photo
Nộp hồ sơ tại Đội giám sát kho bãi thuộc chi cục hải quan cửa khẩu cảng I
c) Kiểm dịch tại cảng.
Hàng được đặt tại cảng Tân Cảng.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh

MSV : 40426
16
BÁO CÁO THỰC TẬP
Mang hồ sơ gồm:
- Lệnh chính;
- Giấy cược vỏ;
Nộp tại phòng cấp lệnh của cảng Tân Cảng đóng tiền kiểm dịch và tiền
nâng để lấy phiếu giao nhận kiểm dịch và phiếu giao nhận container.
Mang lệnh nâng container tới phòng trực ban điều bộ lấy phiếu đăng ký
làm hàng
Mang lệnh nâng container, phiếu giao nhận container và chứng từ xuống
hải quan bãi ký đóng dấu , lập biên bản xác nhận số chì mới .
Sau khi cán bộ kiểm dịch tới, gọi nhân viên phòng giao nhận kho hàng ,đưa
phiếu làm container cho họ để cắt chì mở cont lấy mẫu đưa cán bộ kiểm dịch
làm kiểm dịch và đợi kết quả.
Kẹp chì mới và đổi số chì mới trên lệnh, xuống phòng giao nhận kho để
đóng dấu rồi quay lại phòng Hải quan bãi làm biên bản, rồi trở lại phòng tiếp
nhận hồ sơ để đóng dẫu đã hoàn tất thủ tục.
Sau khi có đủ chứng từ cần thiết nhân viên giao nhận mang toàn bộ hồ sơ
giấy đến Hải quan. Địa điểm làm thủ tục hải quan là tại Chi cục Hải quan Hải
Phòng khu vực I.
Các thông tin này sẽ được nhân viên Hải quan kiểm tra, chứng thực. Vì các
giấy tờ đã hợp lệ nên lô hàng được xét duyệt thông quan.
Sau khi theo dõi thấy tờ khai của mình đã được đóng dấu thông quan. Nhân
viên giao nhận nhận lại tờ khai va 1 phiếu kiểm tra chứng từ giấy( ký tên,ghi
ngày tháng vào phiếu kiểm tra chứng từ giấy ). Ghi số tờ khai, loại hình vào sổ,
nộp lệ phí 20.000 đồng/tờ khai
Đến đây hoạt động làm thủ tục hải quan được thực hiện xong, nhân viên
giao nhận có thể mang tờ khai đã được thông quan ra cảng để nhận hàng.
2.5. Đổi lệnh , lấy hàng tại cảng

Sau khi hoàn thành những bước trên, tiến hành đổi lệnh tại cảng cần các
chứng từ sau :
+ D/O của hãng tàu: 1 bản chính
+Giấy cam kết mượn container về kho riêng: 1 bản chính ( do hãng tàu
cấp lúc cược vỏ )
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
17
BÁO CÁO THỰC TẬP
Nộp chứng từ trên cho nhân viên làm thủ tục cấp lệnh ở văn phòng cảng ,
nộp tiền Nâng Hạ. Nv giao nhận sẽ được cấp phiếu giao nhận cont (thông
thường 1 cont gồm 3 liên xanh vàng hồng , tùy cảng chỉ có 1 liên hồng)
+ Liên hồng: Công ty giữ
+ Liên xanh: đưa giao nhận kho hàng
+ Liên vàng: hải quan bãi đóng dấu, hải quan cổng đóng dấu khi lấy hàng
đưa cho bảo vệ cổng
Sau khi có Phiếu giao nhận cont, qua khu vực hải quan giám sát bãi , hải
quan cổng để kiểm tra phiếu giao nhận, và tờ khai đã thông quan. Hải quan kiểm
tra rồi đóng dấu vào phiếu giao nhận cont và tờ khai
. * Giao phiếu giao nhận container của cảng và tờ khai hải quan cho lái xe
lấy hàng.
Lái xe phải đưa xe vào cảng để lấy các container hàng chở về kho chủ
hàng. Khi ra vào cảng lái xe phải xuất trình phiếu giao nhận container và tờ khai
hải quan đã có dấu thông quan cho bảo vệ cảng và hải quan
2.6. Giao hàng về kho riêng
Lái xe chở các container hàng đến kho chủ hàng và giao cho chủ hàng
cùng tờ khai hải quan của lô hàng.
Việc đưa hàng đến kho chủ hàng phải được người thông báo chính xác cho
chủ hàng về thời gian để chủ hàng sắp xếp nhân lực rút hàng ra khỏi container.
Người giao nhận cũng cần phải thoả thuận với chủ hàng về khoảng thời gian chủ

hàng rút hàng ra khỏi container để lái xe chở container rỗng về trả vỏ lại cho
hãng tàu.
* Trả lại vỏ container rỗng lại cho hãng tàu.
Sau khi lái xe chở cont hàng lên kho chủ hàng để rút hàng xong cần chở
container rỗng về trả cho hãng tàu. Việc trả vỏ các container rỗng của lô hàng
này theo quy định của hãng tàu. Khi trả vỏ container rỗng ở nơi trả phải xuất
trình phiếu giao nhận cont bởi trên đó có quy định nơi trả vỏ. Tiếp theo ta phải
làm thủ tục trả vỏ tại văn phòng của cảng nơi trả vỏ. Đại diện của hãng tàu tại
cảng nơi trả sẽ xác nhận việc trả vỏ của người giao nhận bằng giấy giao nhận
container tại cảng.
* Quay lại hãng tàu lấy tiền cước mượn vỏ container.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
18
BÁO CÁO THỰC TẬP
Sau khi các xác định trả vỏ của cảng nơi nhận vỏ, ta quay lại hãng tàu
xuất trình phiếu giao nhận container và giấy xin mượn vỏ để lấy lại tiền cước
mượn cỏ container. Quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu kết thúc tại đây.
II. Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa
Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài công ty tiến
hành các công việc để chuẩn bị nguồn hàng thực hiện các bước công việc đảm
bảo cho việc thực hiện hợp đồng đã ký kết.
1.Chuẩn bị hàng để xuất khẩu.
2. Thuê phương tiện vận tải
a. Lựa chọn tàu và gửi đăng ký lưu khoang lưu cước tàu
Căn cứ vào thực tế về điều kiện cơ sở giao hàng, khối lượng và đặc điểm
hàng hóa, điều kiện vận tải công ty sẽ quyết định lựa chọn phương thức vận tải
đường biển và lựa chọn con tàu phù hợp để vận tải lô hàng.Hiện nay công ty chủ
yếu ký kết HĐXK với khách hàng theo điều kiện giao hàng FOB hoặc CNF
được điều chỉnh bởi Incoterm 2000, 2010, lô hàng không phải có giá trị cao có

mức độ rủi ro lớn nên việc mua bảo hiểm cho hàng hoá là không cần thiết.Với
số lượng hàng hóa ký kết trong hợp đồng công ty tính toán xác định loại cont và
số cont cần thiết cho việc đóng hàng.
Sau khi xác định số lượng hàng cần chuyên chở, tuyến đường, thời điểm
giao hàng cho đủ theo như hợp đồng thì công ty tiến hành nghiên cứu các hãng
tàu, lịch trình chạy và cước phí để lựa chọn cho phù hợp. Công ty thường ký kết
các hợp đồng chuyên chở theo kỳ hạn với các hãng tàu để vận chuyển hàng xuất
khẩu, thường là các hãng tàu như Marina, Evergreen, Yangming, OOCL,
MMC… với thời hạn chuyên chở là 1 năm. Sau khi xác định số lượng hàng cần
chuyên chở của mỗi chuyến hàng, tuyến đường, thời điểm giao hàng cho đủ theo
như hợp đồng thì công ty tiến hành nghiên cứu các hãng tàu, lịch trình chạy và
cước phí tại các thời điểm đó để lựa chọn tàu cho phù hợp.
b. Thuê vỏ và đóng hàng vào cont
Bước 1: Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác liên hệ với hãng tàu
qua mail hoặc điện thoại (tùy theo hãng tàu) để đề nghị cấp vỏ.
Bước 2: Sau khi liên hệ xong, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác
lên hãng tàu lấy lệnh có kèm theo giấy giới thiệu của công ty, hãng tàu sẽ cấp
lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và kèm theo số chì.
Bước 3: Sau khi, lấy book về văn phòng photo ra làm nhiều bản tương ứng
với số lượng vỏ book gấp 2 lần.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
19
BÁO CÁO THỰC TẬP
VD: 1 book có số lượng 10x 20 DC, thì photo lấy 20 bản,
Bước 4: Photo xong, ta kẹp 2 tờ thành 1 bộ và đóng dấu công ty.
Bước 5: Cấp cho lái xe xuông bãi CY lấy vỏ về cơ sở đóng hàng.
Thông thường lượng hàng xuất khẩu của một hợp đồng là lớn, công ty
thường đăng ký thuê trước container và chiụ chi phí chở container rỗng từ bãi
container (CY) về cơ sở của mình, đóng hàng vào container rồi mới giao cho

hãng tàu.
3. Làm thủ tục hải quan
Sau khi hàng về có đầy đủ số cont, số chì, trọng lượng thì ta tiến hành khai
hải quan.
Bước 1: Lập tờ khai hải quan : Với các ô như ở phần trên
Bước 2 : Chứng từ kèm theo
 Vận đơn
Căn cứ vào vận đơn để nhập những thông tin dưới :
•Loại vận đơn : đường biển
•Số vận đơn :
•Người nhận hàng :
•Cảng dỡ hàng :
•Ngày vận đơn :
•Nơi phát hành :
•Tên phương tiện vận tải :
•Loại phương tiện vận tải :Container biển
•Ngày khởi hành :
•Ngày đến:
•Người giao hàng : Công ty TNHH thương mại Đại Nam
•Cảng xếp hàng :
•Địa điểm giao hàng :
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
20
BÁO CÁO THỰC TẬP
•Tổng số kiện :
•Loại kiện:
•Ngày xếp hàng :
•Địa điểm chuyển tải :
•Chi tiết danh sách container/Chi tiết hàng đóng gói :

 Hợp đồng thương mại
 Hóa đơn thương mại
Bước 4: Khai báo
Bước 5: Chuẩn bị chứng từ xin dấu thông quan
Sau khi phân luồng, ta tiến hành in 1 bộ chứng từ để lên cơ quan hải quan
Hải Phòng khu vực III xin dấu. Một bộ chứng từ bao gồm:
1. Tờ khai xuất khẩu : 2 bản chính
2. Commercial Invoice: 1 bản chính
3. Packing list : 1 bản chính
4. Hợp đồng ngoại thương: 1 bản photo
5. Hợp đồng mua bán vôi: 1 bản photo
6. Hóa đơn GTGT mua vôi của nhà lò: 1 bản photo
7. Giấy phép ĐK kinh doanh của công ty cung cấp vôi cho Hoàng Diệp
8. Hóa đơn Đá giữa công ty sản xuất vôi và công ty cung cấp nguyên liệu
đá
9. Giấy phép khai thác khoảng sản của công ty khai thác Đá
10. Giấy phép ĐKKD của công ty khai thác Đá
Bước 6: Nộp thuế xuất khẩu ngay
Bước 7: Nhận hàng
Khi đã xin dấu thông quan của cơ quan hải quan, ta cầm tờ khai gốc về
photo thêm 1 bản rồi gửi cho hãng tàu để xin dấu giám sát của hải Quan Cảng và
đóng hàng tại Cảng, chờ tàu xuất đi.
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
21
BÁO CÁO THỰC TẬP
4. Thiết lập vận đơn gửi cho hãng tàu vẫn chuyển
Sau khi hàng đã lên tàu, ta tiến hành làm yêu cầu lập vận đơn, những thông
tin cần có trong vận đơn để hãng tàu cấp cho mình B/L để gửi khách hàng khi
tàu chạy

5. Yêu cầu bên công ty đối tác thanh toán
Khi đến ngày tàu chạy, t lập 1 bộ chứng từ và yếu cầu khách hàng thanh
toán
1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người
nhập khẩu
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng
hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền
gửi ngân hàng phục vụ mình
(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý
(hoặc chi nhánh)- ngân hàng trả tiền
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng
6.Thanh toán hợp đồng và giải quyết khiếu nại
. Làm thủ tục thanh toán:
Thanh toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đó là kết quả cuối cùng của
một chuỗi công việc: giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng . Do
vậy, công ty luôn tiến hành kiểm tra cẩn thận, chu đáo từng công việc trong
khâu thanh toán.
Phương thức thanh toán mà công ty thường sử dụng là Điện chuyển tiền
(Telegraphic Transfer Remittance). Phương thức này áp dụng đối với các đối tác
đã có quan hệ buôn bán lâu dài, có uy tín, những người nhập khẩu không có đại
diện ở Việt Nam để đảm bảo quyền lợi cho công ty. Ngoài ra công ty còn áp
dụng hình thức thanh toán LC, người mua phải trả trước cho công ty số tiền là
khoảng 50% giá trị hợp đồng bằng chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng, số
còn lại sẽ được trả hết sau khi giao hàng.
Tùy đối tượng khách hàng giấy tờ công ty sẽ chuyển cho đối tác để làm thủ
tục thanh toán bao gồm :
+ Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) :
+ Bảng kê số container kèm theo tờ khai (Packing list) : kê khai chi tiết
ký hiệu container cùng với số chì của container sẽ được vận chuyển, được đính
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh

MSV : 40426
22
BÁO CÁO THỰC TẬP
kèm với tờ khai hải quan như một bản phụ lục trong trường hợp danh sách số
hiệu kiện của container quá dài.
+ Vận đơn (Bill of Lading) : chứng từ chuyên chở hàng hoá của công ty
vận tải mà công ty hợp tác là Yang Ming Marine Transport Corporation, xác
nhận việc vận chuyển đến tay khách hàng.
+ Phiếu cân (Weighting list): được gửi qua email hoặc bằng fax
Có nhiều trường hợp còn kèm theo giấy chứng nhận xuất xứ nếu như khách
hàng yêu cầu, đây là trường hợp khách hàng có mối quan hệ hợp đồng lâu dài
với công ty.
. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Sau khi hàng hóa đã được giao cho người nhập khẩu, nếu có những vấn đề
gì phát sinh liên quan đến phẩm chất, quy cách… của hàng hóa cần được báo
ngay kịp thời cho phía xuất khẩu trong thời gian quy định trong hợp đồng, ngoài
thời gian này phía xuất khẩu sẽ không chịu trách nhiệm đối với những phát sinh
này.
Nếu khách hàng khiếu nại đòi bồi thường thì phải có thái độ nghiêm túc,
thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của họ.
- Xem hồ sơ khiếu nại của khách hàng có đầy đủ, có đúng thủ tục, có hợp
lệ, có trong thời gian quy định hay không.
- Xem yêu cầu của khách hàng có chính đáng, có cơ sở hay không.
- Các chứng từ đi kèm có hợp lệ, có mâu thuẫn với nhau không.
Mọi khiếu nại của hai bên đều phải được giải quyết thoả đáng trên tinh thần
hữu nghị, nếu không giải quyết được thì sẽ giải quyết theo như đã thoả thuận
trong hợp đồng.
7. Thanh lý hợp đồng
Sau thời gian hiệu lực, hợp đồng sẽ tự được thanh lí nếu trước đó không có
các phát sinh giữa các bên có liên quan.

Sơ đồ hoá các bước thực hiện hợp đồng:
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
23
BÁO CÁO THỰC TẬP
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
Ký Hợp đồng
xuất khẩu
Vận chuyển
hàng đến cảng
Làm thủ tục hải
quan
Ký HĐKT thu
mua hàng trong
nước
Chuẩn bị chứng
từ thanh toán
gửi cho KH
Giao hàng cho
hãng tàu vận tải
Yêu cầu KH
thanh toán trước
50% giá trị HĐ
Nhận đơn đặt
hàng của KH
Yêu cầu KH
thanh toán 50%
còn lại GTHĐ
Thanh lý HĐ

24
BÁO CÁO THỰC TẬP
Chương III : Phụ lục các giấy tờ liên quan
Sinh viên : Bùi Đức Mạnh
MSV : 40426
25

×