Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Phân tích tình hình khai thác tàu chuyến của công ty cổ phần vận tải biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.45 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: Khái quát về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (Vosco)
1.1. Lịch sử hình thành Công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động
1.3. Cơ cấu tổ chức. 11
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. 13
1.5. Thuận lợi, khó khăn của Công ty. 16
Phần II: Phân tích tình hình khai thác tàu chuyến của Công ty cổ
phần vận tải biển Việt Nam. 18
2.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 18
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa 17
2.1.2. Phân tích 19
a, Đánh giá nhóm chỉ tiêu sản lượng 21
b, Đánh giá nhóm chỉ tiêu lao động tiền lương. 22
c, Đánh giá nhóm chỉ tiêu tài chính. 23
d, Đánh giá nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân sách. 23
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác tàu chuyến của Công ty. 25
Trang 1
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ khai thác tàu chuyến 25
2.2.2. Phân tích sản lượng vận chuyển theo tàu. 33
2.2.2.1. Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hợp đồng theo tàu 33
2.2.2.2. Bảng đánh giá sản lượng vận chuyển theo tàu 35
2.2.2.3. Bảng đánh giá doanh thu của các tàu vận chuyển 42
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác
tàu chuyến tại công ty. 45
3.1. Kết quả - hạn chế của hoạt động khai thác tàu chuyến 45
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác tàu chuyến
48
KẾT LUẬN 50
LỜI MỞ ĐẦU


Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của sự giao lưu, buôn bán
giữa các nước trên thế giới là sự gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, phát
triển giao thông vận tải, đặc biệt là vận tải biển. Vận tải biển giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng trong chuyên chở hàng hóa trên thị trường thế giới, hàng năm
vận tải biển đảm nhận chuyên chở khoảng 80% lượng hàng trong buôn bán
quốc tế. Vận tải bằng đường biển có lợi thế hơn các ngành vận tải khác bởi giá
thành vận tải rẻ, năng lực vận chuyển lớn, khả năng thông qua của đường biển
Trang 2
lớn, có thể chuyên chở hầu hết các loại hàng hóa…, và đội tàu biển chính là tư
liệu sản xuất chủ yếu để tạo ra sản phẩm của vận tải biển. Vì vậy, để khai thác
tốt lợi thế của vận tải biển cũng như phát triển ngành vận tải biển, cần phải khai
thác tốt đội tàu biển. Để khai thác tốt đội tàu biển, nhà quản lý phải lập kế hoạch
khai thác đội tàu sao cho hiệu quả, tối ưu, để đạt được mục tiêu chung cuối cùng
của mọi công ty vận tải biển là làm sao cho chi phí bỏ ra là nhỏ nhất và lợi
nhuận thu về là lớn nhất.
Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) là công ty hàng đầu
của nước ta trong lĩnh vực vận tải biển. Năm vừa qua là một năm đầy khó khăn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời gian thực tập tại
công ty, em có cơ hội hiểu thêm về công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam, về
quy trình nghiệp vụ khai thác tàu chuyến, về những khó khăn mà công ty gặp
phải trong năm vừa qua.
Bài báo cáo này với đề tài: Đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác tàu
chuyến của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) năm 2013. Qua
phân tích đánh giá ta có thể thấy tình hình khai thác tàu chuyến nói chung cũng
như tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2013 của công ty.
Phần I: Khái quát về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
(Vosco)
1.1, Lịch sử hình thành công ty.
1.1.1, Khái quát về công ty.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại:
Trang 3
VIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: VOSCO
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0200106490 do Sở Kế hoạch
Đầu tư Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01 tháng 01 năm 2008, đăng ký thay đổi lần
thứ 10: ngày 08 tháng 10 năm 2012
Vốn điều lệ: 1.400.000.000.000 đồng (Một nghìn bốn trăm tỷ đồng)
Địa chỉ: Số 215 phố Lạch Tray, phường Đằng Giang, Quậm Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (84-31) 3731 090
Fax: (84-31) 3731 007
Website: www.vosco.vn
Mã cổ phiếu: VOS
1.1.2, Quá trình hình thành và phát triển
Công ty vận tải biển Việt Nam, tiền thân của công ty cổ phần Vận tải
biển Việt Nam được thành lập ngày 01/7/1970 theo quyết định của Bộ Giao
thông Vận tải.
Năm 1974, Vosco là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt
Nam thực hiện phương thức vay mua tàu để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông
Hương, Đồng Nai và Hải Phòng. Cho đến nay, Công ty đã quản lý và khai thác
gần 100 lượt tàu biển hiện đại. Tính bình quân sau 6 đến 7 năm, Công ty hoàn
thành trả nợ vốn và lãi mua tàu
Tháng 7/1997, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam triển
khai áp dụng Bộ luật Quảnlý An toàn Quốc tế (ISM Code) trước khi Bộ luật này
chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
Năm 2002, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng
Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO9001-2000.
Trang 4
Năm 2004, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng

Bộ luật An ninh Tàu và Bến cảng (ISPSCode).
Ngày 29/3/2006, thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Vosco
trở thành Công ty vận tải biển duy nhất có một trung tâm được trang bị hệ thống
thiết bị mô phỏng buồng lái, buồng máy hiện đại để đào tạo, huấn luyện sỹ quan
thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý khai thác đội tàu của Công ty.
Sau 37 năm hoạt động theo mô hình công ty 100% vốn nhà nước, ngày
11/7/2007, thực hiện Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, công ty Vận tải biển Việt Nam đã chuyển đổi sang mô hình công
ty cổ phần. Đến ngày 01/01/2008, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới với tên gọi CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM, tên tiếng Anh là VIỆT NAM OCEAN
SHIPPING JOINT STOCK COMPANY (Vosco) với số vốn điều lệ 1.400 tỷ
đồng, trong đó Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nắm giữ 60% vốn điều lệ, còn
lại là các phần vốn của các cổ đông tổ chức và thể nhân khác với tổng số cổ
đông cuối năm 2012 là gần 4.500 cổ đông.
Ngày 02/12/2008 Công ty đã mua và đưa 2 tàu container Fortune
Navigator và Fortune Freighter (560TEU) vào khai thác chuyên tuyến đánh dấu
sự tham gia của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng container
định tuyến - một lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
Ngày 17/4/2010, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco
Sky, trọng tải 52.523 DWT đóng tại Nhật Bản năm 2004, là tàu hàng rời chuyên
dụng cỡ Supramax đầu tiên của Công ty.
Ngày 08/9/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch phiên
đầu tiên tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng
khoán là "VOS".
Trang 5
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chấp thuận niêm yết cổ phiếu cho
công ty vào ngày 30/8/2010.
Tên cổ phiếu: CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Loai cổ phiếu: CỔ PHẦN PHỔ THÔNG

Mã chứng khoán: VOS
Mệnh giá: 10.000 đồng
Tổng số lượng niêm yết: 140.000.000 cổ phần
Tổng giá trị niêm yết: 1.400.000.000.000 đồng
Giá trị cổ phiếu đang lưu hành: 138.110.000 cổ phiếu phổ thông.
Số lượng cổ phiếu quỹ: 1.890.000 cổ phiếu.
1.2, Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động
1.2.1, Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
a. Phòng khai thác – thương vụ.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội
tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác.
Phòng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạo đôn
đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất.
Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chức thực
hiện hợp đồng.
Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô.
Xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận
tải, doanh thu theo định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn về kinh doanh khai thác
vận tải.
Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn
quyết định phương án quản lý tàu.
Trang 6
Điều động tàu theo kế hoạch sản xuất và hợp đồng vận tải đã ký kết. Đề
xuất phương án thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu các đơn vị kinh
doanh có đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả.
b. Phòng vận tải dầu khí.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác
đội tàu dầu kinh doanh hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng
giám đốc khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phán, ký kết các hợp

đồng vận tải của tàu dầu, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của
tàu dầu.
c. Phòng vận tải container.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội
tàu container kinh doanh có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó
tổng giám đốc khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phán, ký kết các
hợp đồng vận tải của tàu container, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt
động của tàu container.
d. Phòng kỹ thuật.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc vè quản lý kỹ thuật
của đội tàu, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn quy trình quy phạm
về kỹ thuật bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, tiêu hao vật tư phụ tùng phục vụ
cho khai thác kinh doanh vận tải hoạt động có hiệu quả. Phòng chịu sự quản lý
trực tiếp của Phó tổng giám đốc kỹ thuật.
Tham gia vào các chương trình kế hoạch đào tạo lại, nâng cao trình độ kỹ
thuật kỹ sư lái tàu về quản lý khai thác kỹ thuật, tham gia giám định sáng kiến
nghiên cứu khoa học, tiết kiệm trong phạm vi quản lý nghiệp vụ của phòng và
công tác kỹ thuật khác do Tổng giám đốc giao.
e. Phòng vật tư.
Quản lý kỹ thuật vật tư, kế hoạch sửa chữa tàu, xây dựng các chỉ tiêu định
mức kỹ thuật, bảo quản vật tư, nhiên liệu.
Trang 7
Nắm bắt nhu cầu sử dụng vật tư kỹ thuật của các tàu để xây dựng định
mức và cung cấp kịp thời cho hoạt động vận tải và các hoạt động khác.
Triển khai vè mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đội tàu.
Xây dựng điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn
và tiêu chuẩn quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị trên tàu.
Quản lý về chất lượng, tính năng về kỹ thuật của trang thiết bị máy móc
trên tàu. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác sử dụng, bảo quản, bảo
dưỡng các trang thiết bị máy móc theo quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật.

f. Phòng tài chính kế toán.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động
tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, kiểm soát
các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ
tiêu tài chính. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình
hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh
và tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác
đội tàu để tìm ra biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong
hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính, có quyền tham gia tổ chức kiểm tra
việc thực hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi toàn công ty.
Trung tâm thuyền viên và trung tâm huấn luyện thuyền viên.
Là trung tâm chức năng chịu trách nhiệm quản lý thuyền viên về tất cả
các mặt đời sống của thuyền viên, chịu trách nhiệm bổ sung thuyền viên cho đội
tàu. Thường xuyên có lớp đào tạo và đào tạo lại tay nghề, nâng cao trình độ cho
đội ngũ thuyền viên, sẵn sàng thuyền viên dự trữ để bổ sung và thay thế thuyền
viên cho các tàu bất kỳ khi nào.
Trang 8
g. Phòng hàng hải
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế,
an toàn hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của công ty. Phòng có
nhiệm vụ chủ yếu sau:
Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh
tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam trên
tàu. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng hải, an toàn lao
động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty.
Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty.
Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số
liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai

thác kỹ thuật cho khi cần cho nghiệp vụ của phòng.
Có quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an
toàn hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc
tế, Việt Nam và các quy chế công ty.
h. Phòng tổ chức – tiền lương.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức
lao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty. Phòng
có chức năng chủ yếu sau:
Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kết quả sản xuất
kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong
và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp.
Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương
phù hợp.
Trang 9
i. Phòng hành chính.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các công việc hành
chính như:
Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn
phòng phẩm.
Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh,
trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc.
Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi.
j. Phòng thanh tra-bảo vệ-quân sự.
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc giải quyết công tác
thanh tra theo quy định và pháp lệnh thanh tra Nhà nước, triển khai công tác bảo
vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty, tổ chức thực hiện các pháp

lệnh về dân quân tự vệ, quản lý trang thiết bị tự vệ trong công ty.
Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên
biển.
k. Ban quản lý an toàn và chất lượng.
Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn (IMS Code) vầ hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
1.2.2, Lĩnh vực hoạt động.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là Vận tải biển và viễn dương.
Bên cạnh đó, Công ty đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hàng hải khác
như: Đại lý tàu biển , Logistics, Huấn luyện - đào tạo, cung ứng xuất khẩu
thuyền viên, Đại lý sơn, Đại lý dầu nhờn và vòng bi, Sửa chữa tàu biển, Khai
thác bãi container, Đại lý bán vé máy bay… Tuy nhiên kinh doanh vận tải biển
là hoạt động chính của công ty, chiếm trên 90% doanh thu.
Đội tàu Vosco hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên có một số
khu vực khai thác thường xuyên như: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Tây Phi, Úc,
Trang 10
Nam Mỹ… Riêng 02 con tàu container hoạt động vận tải nội địa chuyên tuyến
Hải Phòng - TP.HCM - Hải Phòng.
1.3, Cơ cấu tổ chức của công ty.
1.3.1, Mô hình quản trị.
Công ty thực hiện việc quản trị doanh nghiệp theo mô hình Công ty cổ
phần quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông
là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ bầu Hội đồng quản trị và
Ban Kiểm soát. Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm Ban điều hành.
1.3.2, Cơ cấu tổ chức của công ty.
Trang 11
Trang 12
1.4, Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam có trụ sở làm việc khang trang
được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, có đội tàu viễn dương lớn nhất

cả nước, có các xưởng, các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của
công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty hiện nay gồm:
Nhà cửa, vật kiến trúc.
Máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc.
Các ch nhánh, các đại lý, các xí nghiệp sửa chữa tàu.
Đội tàu gồm có 22 chiếc.
Đội ca nô đưa đón người ra tàu, từ tàu vào bờ, chuyên trực bến phục vụ
tàu.
Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu.
Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính.
Đội tàu Vosco hiện nay:
Tính đến cuối tháng 12 năm 2013, đội tàu của Công ty có năng lực vận
tải lớn nhất Việt Nam. VOSCO là công ty lớn nhất tại Việt Nam xét về năng lực
vận tải, đội tàu của VOSCO có tổng trọng tải trên 528.500 DWT, chiếm khoảng
20% tổng năng lực vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
(Vinalines) và 10% của đội tàu cả nước.
Đội tàu có độ tuổi trung bình tương đối trẻ so với các công ty cùng
ngành. Xét về độ tuổi, VOSCO hiện đang sở hữu đội tàu tương đối trẻ so với
các đơn vị lớn trong lĩnh vực vận tải hàng rời. Điều này sẽ giúp cho Công ty
nâng cao năng lực cạnh tranh khi hoạt động trên các tuyến vận tải quốc tế.
Đội tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng gồm 18 chiếc (tính đến ngày
31/12/2013) với trọng tải từ 6.500 DWT đến 56.000 DWT (Supramax). Đây là
đội tàu cốt lõi của Vosco, phần lớn được đóng ở các xưởng đóng tàu của Nhật
Bản và hoạt động trên phạm vi toàn thế giới.
Trang 13
Danh sách đội tàu hàng rời của VOSCO
TT Tên tàu
Quốc
tịch

Năm
đóng Nơi đóng
Đăng
kiểm DWT GRT NRT
1
SÔNG
NGÂN
Việt
Nam 1999 Nhật Bản NK-VR 6205 4726 2085
2
VĨNH
THUẬN
Việt
Nam 2000 Việt Nam NK-VR 6500 4143 2504
3 VĨNH AN
Việt
Nam 2001 Việt Nam NK-VR 6500 4089 2448
4
VĨNH
HƯNG
Việt
Nam 2002 Việt Nam NK-VR 6500 4089 2448
5 TIÊN YÊN
Việt
Nam 1989 Nhật Bản VR 7060 4565 2829
6 VĨNH HÒA
Việt
Nam 1989 Nhật Bản VR 7371 5506 2273
7
VĨNH

PHƯỚC
Việt
Nam 1988 Nhật Bản VR 12300 7166 3322
8 LAN HẠ
Việt
Nam 2006 Việt Nam NK-VR 13316 8216 5295
9
VOSCO
SUNRISE
Việt
Nam 2013 Việt Nam VR 56200 31696 18819
10
SILVER
STAR
Việt
Nam 1995 Nhật Bản NK-VR 21967
1386
5 7738
11
VEGA
STAR
Việt
Nam 1994 Nhật Bản NK-VR 22035 13713 7721
12
LUCKY
STAR
Việt
Nam 2009 Việt Nam NK-VR 22777
1485
1 7158

13
BLUE
STAR
Việt
Nam 2010 Việt Nam NK-VR 22704
1485
1 7158
14
NEPTUNE
STAR
Việt
Nam 1996 Nhật Bản NK-VR 25398
1507
3 8964
15
DIAMOND
STAR
Việt
Nam 1990 Nhật Bản NK-VR 27000
1713
0 9499
16
VOSCO
STAR
Việt
Nam 1999 Nhật Bản NK-VR 46671
2700
3 15619
17
VOSCO

SKY
Việt
Nam 2001 Nhật Bản NK-VR 52520 29367 17651
18
VOSCO
UNITY
Việt
Nam 2004 Nhật Bản LR-VR 53552 29963 18486
Trang 14
Đội tàu dầu sản phẩm
Đội tàu dầu sản phẩm gồm 02 chiếc tàu hiện đại, hai vỏ thế hệ mới với
trọng tải 47.000 DWT mỗi chiếc, chủ yếu vận chuyển các loại dầu sản phẩm và
hiện đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư mở rộng.
T
T
Tên tàu Quốc tịch
Năm
đóng
Nơi đóng
Đăng
kiểm
DWT
CBM
(M
3
)
22 ĐẠI NAM Việt Nam 2000 Nhật Bản
ABS-
VR 47102 53617,5
23 ĐẠI MINH Việt Nam 2004 Nhật Bản LR-VR 47148 52536,7

Đội tàu container
Vận chuyển container theo lịch trình 2 chuyến một tuần (tuyến vận tải
liner) nối liền Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh được thực hiện bởi 2 chiếc tàu
hiện đại có năng lực vận chuyển 560 TEUs/chiếc.
T
T
Tên tàu
Quốc
tịch
Năm
đón
g
Nơi
đóng
Đăn
g
kiểm
DW
T
Sức chở
24
FORTUNE
NAVIGATOR
Việt
Nam
199
8
Nhật
Bản VR 8515
560

TEUS
25
FORTUNE
FREIGHTER
Việt
Nam
199
7
Nhật
Bản VR 8973
560
TEUS
Trong đó, đội tàu khô và đội tàu dầu tham gia vào vận tải tàu chuyến còn
đội tàu container tham gia vào vận tải liner.
1.5, Thuận lợi, khó khăn của Công ty.
1.5.1, Thuận lợi.
Trang 15
Với bề dầy kinh nghiệm cùng với quan hệ lâu năm với các bạn hàng,
VOSCO đã xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trong khu vực và thế
giới.
VOSCO có một đội ngũ thuyền viên dày kinh nghiệm và toàn thể cán bộ
công nhân viên đồng lòng xây dựng công ty ngày càng phát triển. Đông thời đội
ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng
tạo phát huy tốt khả năng của bản thân giúp công ty không ngừng phát triển.
Đội tàu của VOSCO là đội tàu biển lớn nhất Việt Nam với ba đội tàu
hàng khô, tà dầu và tàu container hoạt động rộng rãi trên các tuyến nội địa và
quốc tế, độ tuổi trung bình của đội tàu khá trẻ so với các đội tàu khác trong
nước.
Là doanh nghiệp hàng đầu về vận tải biển của Việt Nam, VOSCO luôn
được chính quyền thành phố và Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho

doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.5.2, Khó khăn.
Hoạt động vận tải biển chịu rất nhiều tác động từ môi trường kinh tế vĩ
mô và các biến động chính trị trên thế giới. Điển hình là giai đoạn 2008 - 2013
vừa qua với xuất phát điểm từ cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái
kinh tế toàn cầu, đến khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền
chung Châu Âu (Eurozone). Bên cạnh đó là các tác động tiêu cực từ chính trị
thế giới diễn biến rất phức tạp càng làm cho nền kinh tế thế giới suy thoái. Điều
này đã ảnh hưởng lớn tới quan hệ thương mại giữa các quốc gia, các khu vực và
toàn cầu, làm giảm sản lượng xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới ngành vận tải biển.
Giá nhiên liệu liên tục tăng khiến làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Việc áp dụng và thực thi nhiều công ước quốc tế mới về hàng hải dẫn tới
yêu cầu về quản lý, về tình trạng kỹ thuật tàu, về chất lượng sỹ quan thuyền
Trang 16
viên, về quyền lợi người lao động đều phải nâng cao làm tăng chi phí trong hoạt
động kinh doanh.
Nguồn hàng khan hiếm làm cho việc tìm nguồn hàng của công ty trở lên
khó khăn khiến hoạt động vận tải của công ty diễn ra không liên tục.
Trong khi giá dầu liên tục tăng thì giá cước vận tải trên thị trường lại
giảm mạnh do cung vượt quá cầu, điều này khiến cho doanh thu từ vận tải của
doanh nghiệp thường không bù đắp được hết chi phí bỏ ra
Trang 17
Phần II: Phân tích tình hình khai thác tàu chuyến của Công ty cổ
phần vận tải biển Việt Nam.
2.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.1, Mục đích, ý nghĩa.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện chế độ hạch toán kinh
tế tự chịu trách nhiệm về quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của mình và

hầu hết chỉ được nhà nước giao cho một chỉ tiêu pháp lệnh đó là chỉ tiêu quan
hệ với ngân sách, trong đó chủ yếu là quan hệ nộp. Các doanh nghiệp đều có
hàm mục tiêu đó là lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng thể chế pháp luật. Tuy nhiên
để phản ánh khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp ta
không chỉ dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh hoặc chỉ tiêu lợi nhuận mà phải dựa vào
nhiều chỉ tiêu và chúng được coi là chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. Trong
doanh nghiệp vận tải biển bao gồm các chỉ tiêu sau:
Nhóm I: Nhóm chỉ tiêu về sản lượng.
o Khối lượng hàng hóa vận chuyển.
o Cự ly vận chuyển bình quân.
o Khối lượng hàng hóa luân chuyển.
Nhóm: II nhóm chỉ tiêu về lao động tiền lương
o Tổng số cán bộ công nhân viên
o Năng suất lao động bình quân
Trang 18
o Tổng quỹ lương
o Tiền lương bình quân
Nhóm III: Nhóm chỉ tiêu về tài chính
o Doanh thu
o Chi phí
o Lợi nhuận
Nhóm IV: Nhóm chỉ tiêu có quan hệ với ngân sách nhà nước
o VAT
o Thuế TNDN
o Thuế thu nhập cá nhân
o BHXH, BHYT, BHTN
o Thuế và các khoản phải nộp khác.
2.1.1.1, Mục đích.
Mục đích của nội dung này là làm cho người nghe, người đọc có thể hình
dung được một cách khái quát cơ bản về doanh nghiệp nghiên cứu, qua đó có sự

quan tâm, có hứng thú cũng như có cơ sở để tiếp cận cũng như tiếp thu các nội
dung phân tích tiếp theo.
Việc phân tích này cho ta thấy khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua đánh giá các chỉ tiêu của doanh nghiệp.
Nhìn nhận dưới nhiều góc độ có thể thấy được đầy đủ, đúng đắn, cụ thể
về tình hình sản xuất của doanh nghiệp, từ đó xác định nguyên nhân làm thay
đổi các chỉ tiêu đó.
Đề xuất các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức để khai thác tốt nhất những
tiềm năng của doanh nghiệp để áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản
xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo các lợi ích cho doanh nghiệp, Nhà nước và
người lao động.
Làm cơ sở cho những kế hoạch chiến lược về phát triển của doanh nghiệp
trong tương lai.
Trang 19
Tóm lại, có thể nói mục đích của việc đánh giá chung tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp là xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp
và đề xuất những biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất.
2.1.1.2, Ý nghĩa.
Do đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nên việc phân tích nó hết sức quan trọng.
Việc phân tích này giúp cho chúng ta nhận ra những mặt tích cực, tồn tại
mà từ đó có những cách khai thác tốt nhất các mặt tốt và hạn chế những mặt tiêu
cực giúp cho doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn trong tương
lai.
2.1.2. Phân tích.
Bảng đánh giá tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của công
ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Trang 20
Bảng đánh giá tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
TT CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch So sánh (%)

I Sản lượng
1 Khối lượng hàng hóa vận chuyển T
6.288.068 5.485.356
-802.712 87,23
2 Cự ly vận chuyển bình quân Km
4.459 5.330
871 119,53
3 Khối lượng hàng hóa luân chuyển 10
3
TKm
28.036.466 29.235.655
1.199.189 104,28
II Lao động- tiền lương
1 Tổng số CBCNV Người 1.317 1.236 -81 93,85
2 Năng suất lao động 10
3
TKm/ người
21.288 23.654
2.366 111,11
3 Tổng quỹ lương 10
3
đ 209.309.648 205.120.481 -4.189.167 98,00
4 Tiền lương bình quân 10
3
đ/người/ tháng 13.244 13.830 586 104,42
III Chỉ tiêu tài chính
1 Tổng thu 10
6
đ 2.441.167 2.431.349 -9.818 99,60
2 Tổng chi 10

6
đ 2.490.337 2.618.472 128.135 105,15
3 Lợi nhuận 10
6
đ -31.905 -187.123 -155.218 586,50
IV Quan hệ với ngân sách
1 Thuế GTGT 10
3
đ 3.264.038 4.121.973 857.935 126,28
2 Thuế TNDN 10
3
đ 0 0 - -
3 Thuế thu nhập cá nhân 10
3
đ 10.289.299 9.666.403 -622.896 93,95
4 Nộp BHXH, BHYT 10
3
đ 11.177.032 11.888.264 711.232 106,36
Trang 21
5 Thuế và các khoản phải nộp khác 10
3
đ 3.595.623 3.249.902 -345.721 90,38
Trang 22
Nhận xét chung
Qua bảng số liệu tổng thể về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
(VOSCO) thực hiện trong 2 năm 2012 và 2013, ta có thể thấy:
Trong tất cả các chỉ tiêu, có một số chỉ tiêu tăng và một số chỉ tiêu giảm.
Trong đó chỉ tiêu tăng mạnh nhất là chỉ tiêu VAT, năm 2013 đã tăng 26,28% so
với năm 2012, tương ứng với 857.935 (10
3

đ). Chỉ tiêu giảm mạnh nhất là chỉ tiêu
lợi nhuận, cả hai năm 2012 và 2013 doanh nghiệp đều lỗ, tuy nhiên năm 2013 lỗ
nhiều hơn năm 2012 là 155.218 (10
6
đ). Để có thể đánh giá khách quan và chính
xác về tình hình hoạt động của công ty thì ta cần đi sâu vào phân tích chi tiết từng
nhóm chỉ tiêu cụ thể.
Phân tích
a) Đánh giá nhóm chỉ tiêu sản lượng.
Chỉ tiêu sản lượng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả hoạt động của
doanh nghiệp. Nó thể hiện khối lượng công việc mà công ty thực hiện trong năm.
Đây là chỉ tiêu chủ yếu tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là cơ sở để
tính toán các chỉ tiêu khác như doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2012 là 6.288.068 (T), năm
2013 là 5.485.356 (T) giảm 802.712 (T) tương đương đạt 87,23% so với năm 2012,
đây là chỉ tiêu giảm duy nhất trong ba chỉ tiêu sản lượng.
Nguyên nhân dẫn đến việc sản lượng vận chuyển của doanh nghiệp giảm là
do tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam vẫn chưa ổn
định lại sau thời gian khủng hoảng làm giảm nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của
các doanh nghiệp trong nước cũng như của nước ngoài.
Cự ly vận chuyển bình quân trong năm 2013 tăng so với năm 2012 là
871(Km) tương đương tăng 19,51%. Cự ly vận chuyển bình quân tăng là do trong
Trang 23
năm 2013 đội tàu của công ty chạy nhiều trên các tuyến vận chuyển xa như tuyến
Đông Nam Á – Tây Phi, hoặc Đông Nam Á – Nam Mỹ hơn so với năm 2012.
b) Đánh giá nhóm chỉ tiêu lao động tiền lương.
Sức lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và là yếu tố rất
quan trọng. Tổ chức lao động tiền lương thể hiện trình độ quản lý của các nhà quản
lý.
Trong năm 2013 có sự thay đổi về số lượng cán bộ công nhân viên là tổng

số cán bộ công nhân viên trong công ty là 1236 người, giảm 81 người so với năm
2012 tương ứng đạt 93,85%.
Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty giảm là do trong năm là do
trong năm 2013, một số lao động đã đến tuổi nghỉ hưu và đã nghỉ theo chế độ hưu
trí, đồng thời trong năm công ty cũng chấm dứt hợp đồng lao động với một số lao
động theo hợp đồng.
Năng suất lao động trong năm 2013 là 23,65 (10
6
TKm/ người) tăng so với
năm 2012 là 2,36 (10
6
TKm/ người) tương đương tăng 11,09%.
Tổng quỹ lương năm 2013 là 205.120.481,29 (10
3
đ) giảm so với năm 2012
là 4.189.167,10 (10
3
đ) tương ứng đạt 98,00%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm của
tổng quỹ lương so với năm 2012 là do số lượng công nhân viên trong năm 2013
giảm.
Tiền lương bình quân tăng từ 13.244 (10
3
đ/người/tháng) năm 2012 lên
13.830 (10
3
đ/người/tháng) vào năm 2013, tăng 586 (10
3
đ/người/tháng) tương
đương tăng 4,42%. Nguyên nhân của tiền lương bình quân tăng là do trong năm số
lượng lao động làm việc theo hợp đồng giảm, mà đây là những người có mức

lương thấp trong công ty dẫn đến tiền lương bình quân tăng. Đồng thời vào giữa
năm 2013 tiền lương tối thiểu được Nhà nước quy định tăng từ 1.050.000 đ lên
1.150.000 đ cũng ảnh hưởng làm tăng tiền lương bình quân của người lao động.
Trang 24
Cả hai chỉ tiêu tiền lương bình quân và chỉ tiêu năng suất lao động đều tăng,
tuy nhiên năng suất lao động tăng nhiều hơn mức tăng của tiền lương bình quân,
điều này cho thấy doanh nghiệp thực hiện một cách hợp lý việc chi trả lương cho
người lao động.
c) Đánh giá nhóm chỉ tiêu tài chính
Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 2.441.167 (10
6
đ) trong đó năm 2013
đạt 2.431.349 (10
6
đ) như vậy doanh thu giảm so với năm 2012 là 9.818 (10
6
đ).
Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp trong năm
2013 là do giá cước vận tải trên thị trường trong năm 2013 giảm mạnh khiến cho
mặc dù sản lượng luân chuyển của doanh nghiệp tăng nhưng doanh thu của doanh
nghiệp vẫn giảm.
Tổng chi của doanh nghiệp năm 2013 là 2.618.472 (10
6
đ) tăng so với năm
2012 là 128.135 (10
6
đ) tương ứng tăng 5,15%. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng của
chi phí là do trong khi giá cước vận chuyển trên thị trường giảm thì giá dầu nhiên
liệu lại tăng cao làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Trong cả hai năm 2012 và 2013, doanh nghiệp đều lỗ, trong đó năm 2012

doanh nghiệp lỗ 31.905 (10
6
đ), nhưng năm 2013 doanh nghiệp lỗ 187.123 (10
6
đ),
điều này là do trong khi tổng thu của doanh nghiệp giảm thì tổng chi của doanh
nghiệp trong năm 2013 lại tăng mạnh.
d) Đánh giá nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân sách.
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2012 và
năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn hoàn thành tốt nghĩa vụ
với Nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng phải nộp (VAT) năm 2013 của doanh nghiệp là
4.121.973 (10
3
đ) tăng so với năm 2012 là 857.935 (10
3
đ) tương đương tăng
26,28%. Việc tăng VAT phải nộp của doanh nghiệp là do trong năm 2013 doanh
Trang 25

×