Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚIHOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN :

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------

Công trình NCKH sinh viên năm 2022
TÊN ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện:

Trương Thị Minh Thoa
Nguyễn Hoàng Dũng
Nguyễn Quốc Khánh

Lớp:

QH2019 E QTKD CLC 4

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phùng Thế Vinh

Hà Nội – 2022

1


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của chuyển
đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học


Kinh Tế - Đại học quốc gia Hà Nội” một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực khơng
ngừng của bản thân cịn có sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các Thầy/Cơ giáo
trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn đến giáo viên hướng dẫn
Thầy TS. Phùng Thế Vinh, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Xin chân thành bày
tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cô trong Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm nghiên cứu trong suốt q trình học tập nghiên
cứu và cho đến khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian, đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm
nghiên cứu sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong rằng sẽ nhận được những
ý kiến và đóng góp của q thầy, cơ để đề tài nghiên cứu được hồn thiện hơn.
NHĨM NGHIÊN CỨU


MỤC LỤC:
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3
2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4

6. Kết cấu bài nghiên cứu......................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG
CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ............................................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .............................................14
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN ................................................................................................................ 19
2.1. Các khái niệm công cụ .................................................................................19
2.1.1. Khái niệm về Chuyển đổi số ....................................................................19
2.1.2. Chuyển đổi số trong giáo dục ..................................................................20
2.1.3. Những yêu cầu để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục .....................21
2.1.4. Cách mạng công nghệ 4.0 ........................................................................22
2.1.5. Dịch bệnh Covid-19 .................................................................................23
2.2. Các nhân tố của chuyển đổi số trong giáo dục đại học ảnh hưởng tới hoạt
động học tập của sinh viên ..................................................................................24
2.2.1. Mơ hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo
dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên ................................................26
2.2.2. Cách thức học tập của sinh viên...........................................................28
2.2.3. Đa dạng nguồn học liệu .......................................................................29


2.2.4. Thay đổi trải nghiệm học tập ...............................................................30
2.2.5. Phương pháp giảng dạy ........................................................................33
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 34
3.1. Quy trình nghiên cứu: ..................................................................................34
3. 2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................35
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn .............................................................35

3.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát .................................................................35
3.2.2.1. Xây dựng bảng hỏi: ...........................................................................35
3.2.2.2. Chọn mẫu: .........................................................................................40
3.2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát: ...............................................................41
3.2.3. .Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................42
3.2.4. Phương pháp thống kê mô tả ...................................................................44
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN ............................ 45
4.1. Bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học ..........................................45
4.1.1. Xu hướng các trường đại học thực hiện chuyển đổi số ...........................45
4.1.2. Chính sách, chủ trương của nhà nước tại Việt Nam ................................47
4.1.3. Yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học phù hợp với xu thế của thế
giới .....................................................................................................................48
4.1.4. Nhu cầu của người học ............................................................................52
4.1.5. Yêu cầu của cách mạng số .......................................................................53
4.2. Đánh giá kết quả khảo sát ...........................................................................54
4.2.1. Thống kê đối tượng khảo sát ...................................................................54
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy................................................................................56
4.2.3. Khám phá nhân tố (EFA) .........................................................................58
4.2.3. Phân tích hồi quy .....................................................................................67
4.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học
tới hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ....71
4.3.1. Bình luận về kết quả nghiên cứu .............................................................71
4.3.2. Những kết quả đạt được ...........................................................................74
4.3.3. Những tồn tại, hạn chế .............................................................................76
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN ............ 78
5.1. Định hướng chung ........................................................................................78
5.2. Giải pháp đối với sinh viên, nhà trường và chính phủ .............................79
5.2.1. Đối với sinh viên......................................................................................79
5.2.2. Đối với nhà trường...................................................................................82

5.2.3. Đối chính phủ ..........................................................................................86


KẾT LUẬN...................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

QTKD

2

ĐHQGHN

3

NCKH


4

LAB

5

AI

6

IOC

Trung tâm thông tin tích hợp

7

UEB

University of Economics and Business

8

ĐHKT

9

CTĐT CLC TT23

Quản Trị Kinh Doanh
Đại học quốc gia Hà Nội

Nghiên cứu khoa học
Laboratory: phịng thí nghiệm
Artificial intelligence: trí tuệ nhân tạo

Đại học kinh tế
Chương trình đào tạo chất lượng cao thơng tư
23
Accreditation Council for Business Schools

10

ACBSP

11

LKĐT

12

CLB

and Programs: Hội đồng kiểm định các trường
học và chương trình đào tạo về kinh doanh
Liên kết đào tạo
Câu lạc bộ

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT

Bảng

1

3.2.

2

4.1.

3

4.2.

4

4.3.

Nội dung
Bảng tổng hợp các khái niệm và thang đo
nghiên cứu dự kiến
Thống kê cơ cấu cỡ mẫu khảo sát
Tóm tắt hệ số Cronbach’s Alpha của các
thang đo trong nghiên cứu
. Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích
nhân tố khám phá EFA lần 1


Trang
45
63
67

69

Tổng phương sai được giải thích trong
5

4.4.

phân tích EFA lần 1

69

Total Variance Explained
6

4.5.

7

4.6.

Bảng ma trận nhân tố xoay
Rotated Component Matrixa
Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân
tố khám phá EFA lần 2


70

71

Tổng phương sai được giải thích trong
8

4.7.

phân tích EFA lần 2

72

Total Variance Explained
9

4.8.

10

4.9.

11

4.10.

Bảng ma trận nhân tố xoay lần 2
Rotated Component Matrixa
Mã hoá lại các thang đo nghiên cứu
Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân

tố khám phá EFA

73
74
76

Tổng phương sai được giải thích trong
12

4.11.

phân tích EFA cho biến phụ thuộc

76

Total Variance Explained
13

4.12.

14

4.13.

Bảng ma trận thành phần
Component Matrixa
Kết quả hồi quy của mơ hình
ii

77

78


15

4.14.

Kết quả phân tích phương sai ANOVA

79

16

4.15.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến

79

17

4.16.

Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

81

18

4.17.


19

4.18.

20

4.19.

21

4.20.

Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố “Cách
thức học tập của sinh viên”
Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố “Đa dạng
nguồn học liệu”
Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố “Thay
đổi trải nghiệm học tập”
Tóm tắt kết quả khảo sát nhân tố “Phương
pháp giảng dạy”

82

83

83

84


Tóm tắt kết quả khảo sát “Ảnh hưởng của
22

4.21.

chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới
hoạt động học tập của sinh viên”

iii

85


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT

Nội dung

Hình

Trang

Mơ hình các nhân tố tác động đến kết quả
1

2.1

học tập và sự hài lòng của sinh viên trong


31

giáo dục trực tuyến đại học
Mơ hình nghiên cứu dự kiến về ảnh
2

2.2

hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục
đại học tới hoạt động học tập của sinh

32

viên
3

3.1.

Quy trình nghiên cứu

39

4

4.1.

Mức độ hiểu biết về chuyển đổi số

64


5

4.2.

6

4.3.

Đánh giá mức độ cần thiết của chuyển đổi
số
Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ
cho chuyển đổi số

iv

65

66


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, mỗi người trong chúng ta đều có đầy đủ điều kiện để
tiếp cận với nhiều thông tin hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian,
tiết kiệm về thời gian và tất cả đều được thực hiện thông qua một cú nhấp chuột.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc
cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Hiểu đơn giản, đây là cách ứng dụng công nghệ
số một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của đời sống, từ quản lí, sản xuất,
kinh doanh… Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc
gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia…Nội dung chuyển đổi số

rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số (như
dịch vụ cơng trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện
tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng
điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thơng). Trong bối cảnh hội nhập tồn
cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng cũng khơng thể nằm
ngồi xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn
bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại.
Việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục đại học vốn dĩ không phải là chuyện
quá mới mẻ. Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong giáo dục đã giúp
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Theo Connolly và Stansfield (2006), ứng
dụng công nghệ trong đào tạo đã trải qua ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên là từ
1994 đến 1999, được đánh dấu bằng việc sử dụng thụ động công nghệ internet, các
tài liệu giấy truyền thống được chuyển sang định dạng trực tuyến. Giai đoạn thứ hai
là từ 2000 đến 2003, được đánh dấu bằng sự phát triển công nghệ truyền thông băng
tầng cao, gia tăng hiệu quả và hiệu suất kết nối, truyền tải thông tin, phương tiện
truyền phát đa dạng thiết bị, tài nguyên số ngày càng phát triển. Mơi trường học tập
ảo được hình thành với sự kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Giai
đoạn thứ ba hiện đang diễn ra, được đánh dấu bằng sự kết hợp bằng mạng xã hội, kết
nối diện rộng, mô phỏng trực tuyến, học tập trên thiết bị di động (mobile learning).
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá vai trị của cơng nghệ trong học
tập trực tuyến, Rosenberg (2000) và O’Leary (2005) khẳng định học tập trực tuyến
1


dựa trên nền tảng sử dụng các công nghệ internet để cung cấp một loạt các giải pháp
giúp nâng cao kiến thức và hiệu suất đào tạo.
Chuyển đổi số trong giáo dục mà điển hình là giáo dục đại học đang là xu
hướng ngày càng phổ biến trong thời đại 4.0. Với sự phát triển của mạng internet và
các công nghệ kết nối và hiển thị, hoạt động học tập ngày càng dễ dàng và mở ra
nhiều cơ hội mới cho sinh viên các trường đại học. Trong thời gian phòng chống dịch

COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, lợi thế của chuyển đổi số trong giáo dục đã
thể hiện ngày càng rõ nét khi giúp các trường đại học tiếp tục duy trì hoạt động đào
tạo và kết nối hàng triệu lớp học cho sinh viên và giảng viên trên toàn quốc.. Thực tế
chuyển đổi số trong giáo dục đại học cũng làm ảnh hưởng, thay đổi đến thói quen,
phương pháp học tập của sinh viên, cụ thể như: tham gia học các chương trình đào
tạo từ xa trực tuyến hoàn toàn buộc phải cam kết về khả năng sử dụng công nghệ
thông tin, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật như thiết bị học tập và kết nối internet.
Một số trường xây dựng và bắt buộc sinh viên tham gia khoá học Kỹ năng học tập
trực tuyến trước khi bắt đầu vào các môn học khác. Sinh viên theo học các chương
trình này được chuẩn bị khá kỹ để có thể theo học trực tuyến trong một thời gian dài.
Khi các trường buộc phải triển khai giảng dạy và học trực tuyến hoàn toàn để ứng
phó dịch bệnh COVID-19, nhiều sinh viên gặp khơng ít khó khăn trong q trình
thích nghi và tiếp nhận sự thay đổi đột ngột. Sự chuyển biến quá nhanh này có thể
dẫn đến những cảm nhận khác nhau của sinh viên trong quá trình theo học tập và làm
việc. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cũng mang lại những thay đổi tích cực trong hoạt
động học tập của sinh viên. Chuyển đổi số ứng dụng vào hoạt động học tập giúp môi
trường học tập sẽ giúp người học không bị giới hạn về thời gian và không gian, đồng
thời giảm chi phí đào tạo và xã hội (O’Leary, 2005). Chuyển đổi số giúp người học
tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên trực tuyến nhờ công cụ mạnh mẽ nhất để thu
thập và sáng tạo kiến thức: máy tính (Lê Văn Hảo, 2020). Thêm vào đó, chuyển đổi
số trong giáo dục giúp cho người học chủ động hơn: dễ dàng tự định hướng và tự điều
chỉnh việc học tập của bản thân (Nguyễn Thị Thắng, 2019). Việc đăng kí và chứng
thực người học đơn giản và thuận tiện. Người học có khả năng tự kiểm sốt cao thơng
qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản
không cần thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học. Đối với người học,
kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học,
2


học viên cịn có thể học mọi lúc, mọi nơi, cho phép người học có thể hồn thành

chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà…
Hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chuyển đổi số
đến hoạt động học tập của sinh viên là vấn đề mang tính cấp thiết. Vì vậy, để giúp
cho các bạn sinh viên và những người làm cơng tác giáo dục có cái nhìn cụ thể, bao
quát hơn về sự ảnh hưởng của việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học đang diễn ra
vơ cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Ảnh
hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên
trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội” để tiến hành phân tích và nghiên
cứu. Trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN, cũng chính là ngơi trường nhóm nghiên
cứu đang theo học, vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích và đồng thời đưa ra một số giải
pháp mang tính thực tiễn giúp nâng cao hiệu quả học tập của các bạn sinh viên trường
Đại học Kinh tế- ĐHQGHN là điều vô cùng ý nghĩa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động học tập của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN thơng qua việc xác định, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu liên quan đến chuyển đổi số trong giáo
dục đại học.
- Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại
học tới hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGH, qua đó
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động học tập của sinh viên.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Chuyển đổi số trong giáo dục đại học ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?
3


- Những giải pháp nào nhằm nâng cao hoạt động học tập của sinh viên Trường

Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng của chuyển đổi số tới hoạt động học tập của sinh viên
trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá về các nhân
tố ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại đến hoạt động học tập của sinh
viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
- Phạm vi không gian: Tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
- Phạm vi thời gian : Từ 08/01/2021 đến 05/02/2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Thu thập tài liệu từ những
công trình nghiên cứu khoa học, bài báo và tài liệu nghiên cứu có liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Tìm ra khoảng trống
nghiên cứu, cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, từ đó kết hợp với những thơng tin
khảo sát của sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN để có thể làm rõ các câu
hỏi của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Nhóm nghiên cứu thu thập kết quả từ bảng
hỏi khảo sát sinh viên trên các nhân tố ảnh hưởng của chuyển đổi số tới hoạt động
học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Sau đó tiến hành phân
tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
- Phương pháp thống kê mơ tả: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để nêu lên mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng
và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau. Phương pháp này được sử dụng để
thống kê và mơ tả những khó khăn mà sinh viên trường Đại học kinh tế- ĐHQGHN
4



gặp phải trong hoạt động học tập trong quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học
để từ đó đề xuất những hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động học tập một cách hiệu quả.
6. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu gồm
có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển đổi số
trong giáo dục đại học tới hoạt động học tập của sinh viên
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển đổi số trong giáo dục đại
học tới hoạt động học tập của sinh viên
Chương 3: Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bình luận
Chương 5: Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động học tập của sinh viên
trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học đã diễn ra từ những
năm 90 của thế kỉ trước. Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyên đổi số
trong dạy học và ứng dụng E-learning vào trong giáo dục đã được nghiên cứu từ
những năm 90, khởi đầu E-learning được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ ở khu
vực Bắc Mĩ, Châu Âu. Sau đó, các nước ở khu vực Châu Á cũng quan tâm nghiên
cứu phát triển, đặc biệt là Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc. Các nghiên
cứu về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy học, ứng dụng Elearning trong giáo dục đã được Mĩ và một số nước ở Châu Âu nghiên cứu, phát triển.
Nghiên cứu về vấn đề thúc đẩy ứng dụng Internet, công nghệ thông tin, chuyển đổi

số trong trường học khẳng định học tập có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin có những
lợi ích nhất định như: Người học có thể tương tác với mơi trường học tập ảo, học tập
theo phong cách học tập của mình và có thể tự tổ chức q trình học tập một cách chủ
động.
Tại Hàn Quốc từ những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Hàn Quốc đã xây
dựng và phát triển hệ thống thơng tin quản lí giáo dục EMIS theo 2 phân hệ cơ bản:
Hệ thống thống kê giáo dục ESS và hệ thống thông tin giáo dục quốc gia NEIS (White
Paper on ICD in Education Korea, 2015) . Năm 2014, Bộ giáo dục Hàn Quốc bắt đầu
triển khai áp dụng mơ hình quản lí chính phủ điện tử 3.0, thực hiện các nhiệm vụ
chính: Cơng khai, minh bạch số lượng và chất lượng thơng tin; Tìm kiếm, sàng lọc,
đánh giá dữ liệu cung cấp cho công chúng; Thúc đẩy giao tiếp và hợp tác giữa các
thiết chế; Cấu trúc dữ liệu lớn dựa trên mơ hình quản trị; quản lí các dịch vụ nhằm
thỏa mãn, đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu của công dân Hàn Quốc trong khn
khổ từng chính sách của Chính phủ. Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, Bộ giáo
dục Hàn Quốc đã áp dụng đồng loạt các giải pháp như: Gia tăng số lượng các đơn vị
giáo dục được phép công khai thông tin (theo Thông tư đặc biệt về việc Cung cấp
thông tin của các cơ sở giáo dục), rà sốt lại các danh mục thơng tin, phương pháp và
6


cách thức cung cấp, mở rộng việc cung cấp thông tin, dữ liệu đa dạng, xây dựng dữ
liệu lớn (Big Data) qua hệ thống NEIS và cung cấp dịch vụ tùy biến cho người sử
dụng; Mở rộng kết nối liên thông giữa NEIS với các hệ thống thuộc các bộ ngành liên
đới, kể cả hệ thống thuế, cứu hỏa hay các chương trình phúc lợi xã hội khác. Hệ thống
ESS: Về cơ bản, trên nền tảng hệ thống Client-Server (C/S), ESS thực hiện cung cấp
các thơng tin mang tính hành chính, quản trị cho giáo dục chính quy (bao gồm giáo
dục tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học); Hỗ trợ thống kê, truy xuất và công bố dữ
liệu giáo dục hàng năm. Tuy nhiên, hệ thống mới chỉ thực hiện chức năng thu thập,
lưu trữ dữ liệu chi tiết liên quan đến quản trị là chủ yếu. Các dữ liệu được thu thập và
phân phối chủ yếu qua kênh khảo sát (dựa trên nền tảng web), hỗ trợ cho việc hoạch

định chính sách thơng qua các phần mềm thống kê.Trong những năm đầu thế kỉ XXI,
Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp các
thông tin, dịch vụ giáo dục thông qua các báo cáo, xuất bản phẩm trực tuyến, ngoại
tuyến, sách hướng dẫn. Đặc biệt, Viện KEDI đã thiết lập cổng thông tin dịch vụ cho
phép tiếp cận rộng rãi, liên tục, kịp thời các nhu cầu về thống kê số liệu trong giáo
dục cho mọi đối tượng: Cá nhân, các nhà nghiên cứu, chuyên gia giáo dục, các nhà
hoạch định chính sách…
Theo nghiên cứu của Vladimir Kryukov (2017) về “Đổi mới công nghệ kỹ
thuật số trong giao dục tại các trường đại học” đã khẳng định yếu tố chính thúc đẩy
sự thay đổi sáng tạo trong các quy trình giáo dục chính là nhờ việc triển khai cơng
nghệ số rộng rãi trong các trường đại học và cũng chính cơng nghệ kỹ thuật số đã trở
thành một phần tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các thể chế giáo dục. Việc phân tích và
áp dụng các đổi mới trong giáo dục dựa trên công nghệ số trong giáo dục đại học cho
phép các tác giả phát triển một mơ hình lớp đánh giá mức độ sẵn sàng của các trường
đại học trong việc triển khai công nghệ số. Các trường đại học ở Úc cung cấp thông
tin cho thấy nhiều người dùng chưa nắm rõ được các nguồn tài liệu và dịch vụ có sẵn
hoặc khơng nắm rõ được cách sử dụng hoặc thậm chí khơng có cơ hội để làm như
vậy (Kryukov & Shakhgildyan, 2012a). Các giảng viên thường khơng có các cơng cụ
để xuất bản ngay lập tức các tài liệu học tập hoặc các tài liệu quy định và tài liệu tham
khảo để cho sinh viên có thể tiếp cận được. Rõ ràng các trường đại học đang thiếu
hụt tài liệu kỹ thuật số chất lượng cao. Những gì giáo viên có thì lại có phần rất khó
“truyền tải” đến sinh viên vì các tài liệu khác nhau (chương trình, bài thuyết trình, bài
7


giảng video, bài kiểm tra, nhiệm vụ cá nhân và sách hướng dẫn,..) không tạo thành
một hệ thống hoặc cơ sở dữ liệu thống nhất về mặt logic. Sinh viên còn gặp vấn đề
phân biệt quyền truy cập dữ liệu cho người dùng và quản trị viên, việc phân tích thông
tin của các nhiệm vụ quản trị dữ liệu quan trọng thường thiếu (Kryokov, 2009). Các
quốc gia cần áp dụng tích cực hơn nữa phần mềm cộng tác, hội thảo trên web, ứng

dụng di động và phương pháp dữ liệu lớn để phân tích kết quả học tập vào quá trình
giáo dục. Cần xem xét các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến việc triển khai công nghệ
kỹ thuật số tại các trường đại học: nhân khẩu học, toàn cầu hóa, thế hệ sinh viên mới,
cải cách giáo dục và những thách thức công nghệ mới. Giá trị của công nghệ thông
tin trong sự phát triển của nghiên cứu đại học là gì? Một số chuyên gia đưa ra các lập
luận sau (Kryukov & Shakhgildyan, 2007):
• Cải thiện chất lượng giáo dục bằng cách sử dụng thơng tin có sẵn đầy đủ hơn
và kích thích động lực của người học và hoạt động sáng tạo của người dạy kèm;
• Nâng cao hiệu quả của quy trình giáo dục bằng cách cá nhân hóa và tăng
cường;
• Áp dụng các cơng nghệ giáo dục mới và chuyển từ học tập thụ động sang
học tập chủ động - giáo dục và học tập dựa trên dự án, trị chơi kinh doanh, trực quan,
mơ hình mơ phỏng, học từ xa và “lớp học lật”;
• Hỗ trợ thơng tin để tích hợp các hoạt động khác nhau (lý thuyết, nghiên cứu
và thực hành) để hình thành các năng lực cần thiết;
• Thay đổi văn hóa doanh nghiệp và giảm sự phụ thuộc của học sinh vào người
dạy kèm của họ;
• Cải thiện chất lượng Đánh giá thành tích học tập bằng cách kiểm tra dựa trên
máy tính.
Sự phụ thuộc của sinh viên vào giáo viên đã giảm đi nhất là trong mơi trường đại học
địi hỏi sinh viên phải tự lập, giảm đi áp lực tâm lý lẫn nhau trong quá trình giao tiếp.
Việc chuyển đổi số đã kích thích sự phát triển của kỹ năng cá nhân, tính độc lập, tính
chủ động, khả năng sáng tạo, phát huy tiềm năng của mỗi người và mở rộng việc giao
tiếp với giáo viên và sinh viên khác.
Theo Irmeli Halinen (2018), tại Phần Lan, trong giai đoạn 2007-2011, chính
phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về xã hội thơng tin, trong đó ưu tiên khai thác,
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tối đa trong lĩnh vực giáo dục.
8



Chiến lược này đã phát triển đến một kế hoạch tổng thể mang tầm quốc gia với 8 mục
tiêu lớn, 43 hành động cần đạt trong lĩnh vực giáo dục: Mục tiêu quốc gia và sự thay
đổi có hệ thống, các kĩ năng của người học trong tương lai, các mơ hình sư phạm và
thực hành, học liệu E-learning và các ứng dụng, hạ tầng nhà trường và các dịch vụ hỗ
trợ, nhận diện giáo viên, đào tạo giáo viên và uy tín sư phạm; văn hóa quản lí và lãnh
đạo trong nhà trường, quản trị và kết nối hợp tác .
Theo Josep M. Mominos - Juli Carrere (2016), tại Bồ Đào Nha, các nghiên
cứu thuộc chương trình chuyên gia tập huấn môi trường học tập ảo (Trainers Training
to Virtual Learing Communities) cung cấp một mơ hình hỗ trợ cho các nhà giáo dục
và hướng dẫn viên phát triển các năng lực để sử dụng và tích hợp cơng nghệ thông
tin trên công nghệ web, theo cách tiếp cận học tập hợp tác. Các khóa học được thiết
kế thơng qua mục tiêu: Phát triển thái độ đối với việc sử dụng và tích hợp cơng nghệ;
Phát triển năng lực để lập kế hoạch và giám sát giáo dục từ xa dựa trên web; Phát
triển năng lực tích hợp và sử dụng công nghệ thông tin truyền thông cho giáo dục từ
xa thông qua web; Phát triển các chiến lược, phương pháp để thúc đẩy q trình học
tập trong mơi trường giáo dục dựa trên web.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Pinchuk, Olga P. và cộng sự (2019) về
“Chuyển đổi số của nền giáo dục: Khía cạnh hoạt động nhận thức của học sinh”,
chuyển đổi số mang lại những lợi ích tích cực đối với nền giáo dục ngày càng phát
triển như ngày nay, các phương pháp tiếp cận độc đáo và khả năng tiếp nhận kiến
thức thực tế,môi trường giáo dục hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật số, hỗ trợ tồn bộ q
trình giáo dục / học tập, cũng như phát triển các khóa học, tương tác với cộng đồng,
v.v.: Quỹ đạo giáo dục cá nhân của mỗi học sinh (với khả năng giáo dục khơng đồng
bộ hồn tồn, kết hợp giữa q trình giáo dục và các hoạt động ngoại khóa, với sự
kèm cặp của quỹ đạo này bởi người cố vấn); Hệ thống đánh giá linh hoạt tập trung
vào việc hỗ trợ động lực của học sinh; Nguồn lực (học sinh và giáo viên) cho các thí
nghiệm học tập cá nhân và nhóm; Kiến trúc linh hoạt của các cơ sở giáo dục, cho
phép thực hiện một số lượng lớn các định dạng giáo dục cho các hoạt động độc lập
và nhóm của học sinh; Giáo dục theo chiều ngang trong cộng đồng, bao gồm cả việc
sử dụng mạng điện tử; …

Theo quan điểm của tác giả Ömür Hakan Kuzu (2020) về “Chuyển đổi kỹ
thuật số trong giáo dục đại học: Nghiên cứu về các kế hoạch chiến lược ” Chuyển đổi
9


số đã trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu của các cơ sở giao dục đại học cũng như
nhiều tổ chức lớn hiện nay. Điều này mang đến cho giáo dục đại học có những phương
thức học mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và thay đổi các nghiên cứu,… Song
song với những lợi ích và tầm nhìn của con người về chuyển đổi số sẽ mang lại những
giá trị to lớn cho nền giáo dục đại học thì những thách thức trên con đường đạt được
đó cũng rất nhiều. Sự chuyển đổi qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong
các lĩnh vực như quản lý mơ hình kinh doanh, mơ hình giáo trình, chương trình đánh
giá, phân tích thơng tin và học tập,… Mục đích chính mà chuyển đổi số mang lại
trong nền giáo dục cao cấp là tái thiết lập lại mơ hình giáo dục và nâng cao chất lượng
giảng dạy. Dường như sự chuyển đổi số trong giáo dục đại học đang dần trở thành
điều kiện tiên quyết để các sinh viên chọn trường và với các giáo viên thì việc có
những bước chuyển đổi số đã giúp cho quá trình nghiên cứu của họ dễ hơn và truyền
tải lại cũng tốt hơn.
Trong nghiên cứu của tác giả David Mhlanga (2020) về “COVID-19 and the
Digital Transformation of Education: COVID-19 và sự chuyển đổi kỹ thuật số của
giáo dục: Chúng ta học được gì qua 4IR ở Nam Phi ?” Trong nghiên cứu này, nghiên
cứu thứ cấp được thực hiện để tìm hiểu tác động của COVID-19 trong việc ảnh hưởng
đến chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực giáo dục. Về bản chất, nghiên cứu đã điều
tra cách ngành giáo dục áp dụng việc sử dụng các công cụ 4IR trong thời gian khóa
COVID-19. Trong thời gian bị phong tỏa, ngành giáo dục Nam Phi đã áp dụng ồ ạt
các công cụ 4IR (chuyển đổi kỹ thuật số) khác nhau từ giáo dục tiểu học đến giáo dục
đại học và đại học. Việc khóa mạng đã thúc đẩy việc tạo ra học tập ảo, sử dụng các
ứng dụng được xếp hạng 0 và các trang web giáo dục, ra mắt trường học kỹ thuật số
khóa STEM, và cuối cùng, lĩnh vực này nói chung chuyển sang học từ xa (học trực
tuyến). Điều này cho thấy rằng, trong thời gian bị khóa, các cơng cụ 4IR khác nhau

đã được sử dụng cho giáo dục tiểu học đến giáo dục đại học và đại học, nơi các hoạt
động giáo dục chuyển sang học từ xa (học trực tuyến). Các quan sát ở trên chỉ ra thực
tế rằng Nam Phi nói chung có một số điểm xuất sắc để thúc đẩy ngành giáo dục vào
4IR, vốn có tiềm năng tăng khả năng tiếp cận giáo dục. Tiếp cận giáo dục, đặc biệt là
ở trình độ giáo dục đại học, luôn là một thách thức do số lượng không gian hạn chế.
Đại dịch này đã mang lại nhiều đau khổ cho con người trên tồn cầu, nó tạo cơ hội
để đánh giá những thành công và thất bại của các hệ thống đã triển khai, chi phí liên
10


quan đến chúng và mở rộng quy mô này để cải thiện khả năng tiếp cận. Do đó, chính
phủ Nam Phi nên đề xuất các cơ chế mở rộng tài khóa để cố gắng cung cấp kinh phí
cho việc chuyển đổi một số khía cạnh của giáo dục trực tuyến và thúc đẩy việc áp
dụng 4IR. Việc chuyển đổi số mang lại những khó khăn và lợi ích rõ rệt đối , giảm
thiểu lượng người bị nhiễm Covid 19, góp phần đẩy lùi dịch bệnh tuy nhiên vẫn còn
một số khó khăn nhất định về cơ sở vật chất và phong cách học.
Nhóm tác giả Bogdandy, B.; Tamas, J.; Toth, Z.; Ieee (2020) với chủ đề
“Chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục trong thời COVID-19”. Chuyển đổi kỹ thuật
số là quá trình chậm chạp trong giáo dục và đã trở thành một chủ đề cấp bách vào
mùa xuân năm 2020 do COVID-19. Vào giữa tháng 3, Chính phủ Hungary đã đóng
cửa các trường học và đại học và các lớp học được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Điều này khiến cả học sinh và giáo viên phải đối mặt với những thách thức bất ngờ.
Cuộc khảo sát được thực hiện giữa các sinh viên Khoa học Máy tính và Công nghệ
Thông tin của Đại học Eszterhazy Karoly vào cuối học kỳ. Cuộc khảo sát của trường
tập trung vào trải nghiệm, cảm xúc và biểu hiện tổng thể của học sinh liên quan đến
giáo dục kỹ thuật số và những thay đổi gần đây. Hơn nữa, cuộc khảo sát cịn có những
câu hỏi về sự chuẩn bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Các câu trả lời được xử lý bằng các
cơng cụ phân tích dữ liệu thống kê nổi tiếng. Dựa trên kết quả, các sinh viên rất thích
nền giáo dục kỹ thuật số và một nửa trong số họ sẵn sàng tiếp tục nó trong tương lai.
Ngoài ra, sinh viên muốn sử dụng thiết bị cá nhân trong các buổi học bởi những tiện

ích và hiểu biết của họ giúp họ có thể tập trung vào việc học. Thật không may, một
số sinh viên đã gặp sự cố kỹ thuật có thể do mơi trường phần mềm khơng đồng nhất
và có thể được giải quyết bằng tài liệu hỗ trợ. Chuyển đổi kỹ thuật số được coi là
thành cơng và phản hồi sẽ được tích hợp vào các lớp học trực tuyến của trường.
Nghiên cứu của Bence Bogdandy và cộng sự (2020) về chủ đề “Chuyển đổi
số trong giáo dục thời kỳ Covid 19: Nghiên cứu điển hình”, nhóm tác giả đã tiến hành
khảo sát bao gồm 27 câu hỏi tập trung vào trải nghiệm, cảm xúc và biểu hiện tổng thể
của học sinh liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục và những thay đổi trong thời
kỳ Covid 19 cùng với một số câu hỏi liên quan đến sự chuẩn bị về kỹ thuật và cơ sở
hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. Kết quả từ khảo sát được xử lý bằng
Python thông qua thư viện gấu trúc. Đầu tiên, tác giả sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo khơng
có sự trùng lặp về dữ liệu đồng thời loại bỏ thông tin cá nhân của người làm khảo sát.
11


Sau đó, các câu hỏi được đánh số bằng cách sử dụng ký hiệu Qi. Sự tương quan giữa
các câu hỏi được tính tốn nhằm kiểm tra, đánh giá mối quan hệ giữa chúng. Kết quả
nhận được là hầu hết các câu hỏi có sự tương quan với nhau và có một số câu hỏi có
sự tương quan mạnh. Trong đó, câu hỏi 23 khơng có sự tương quan với bất kì câu hỏi
nào khác. Có thể thấy, việc học sinh cần hay không cần sự tương tác trong lớp học là
yếu tố ngẫu nhiên. Khi phân tích các hệ số tương quan, nhóm tác giả nhận thấy có ba
nhóm câu hỏi có sự tương quan cao, từ đó nhận định được rằng:
-

Nếu ai đó gặp vấn đề với việc thay đổi hình thức giáo dục kỹ thuật số thì
nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiết bị học tập của họ chưa đáp ứng được
yêu cầu của môn học

-


Nếu một sinh viên thích các lớp học trực tuyến thì họ sẽ nhận thấy được việc
học trực tuyến mang lại hiệu quả

-

Nền tảng cơng nghệ số có sự tương quan cao với nhau

Nghiên cứu kết luận rằng, nhìn chung, chuyển đổi số trong giáo dục có thể được
coi là một sự thành công khi phân nửa sinh viên cảm thấy thích thú với nền giáo dục
kỹ thuật số hơn là phương pháp giáo dục truyền thống. Nghiên cứu của nhóm tỏc gi
Branco, F., Martins, J., Gonỗalves, R., Bessa, J., & Costa, A. (2015) về “ Quan điểm
của sinh viên trong giáo dục đại học về hệ thống thông tin quản lý giáo dục: Đề xuất
mơ hình thành cơng ban đầu” Khi giáo dục đại học phát triển thành một hoạt động đa
diện và phức tạp, việc kết hợp hệ thống thông tin quản lý giáo dục (education
management information systems-EMIS) cho phép tiếp cận thơng tin có liên quan,
có tổ chức và có cấu trúc, trở thành nhu cầu thiết yếu đối với cả học viên và sinh viên.
Mặc dù công nhận u cầu này, tài liệu hiện có khơng tập trung vào cách EMIS có
thể tạo ra sự thành cơng của học sinh. Với ý nghĩ này, một đề xuất ban đầu về mơ
hình thành cơng EMIS đa góc độ được trình bày và xác nhận sự tồn tại có thể có của
các mối tương quan tuyến tính giữa các bối cảnh mơ hình được mơ tả. Các mối tương
quan vừa phải đã được phát hiện giữa phần lớn các bối cảnh của mơ hình và mối
tương quan rất chặt chẽ đã được phát hiện giữa sự hài lòng của sinh viên và sự phát
sinh các lợi ích liên quan đến việc sử dụng EMIS.
Để thực hiện xác nhận ban đầu về mơ hình khái niệm được đề xuất, một nghiên
cứu thực nghiệm, dưới hình thức khảo sát nhằm vào sinh viên trình độ đại học, đã
12


được thực hiện. Cuộc khảo sát được tham khảo là một phần của dự án nghiên cứu
nhằm tìm hiểu tình trạng hiện tại của EMIS ở cấp đại học, cũng như đưa ra kết luận

về các hành động cần được thực hiện để làm cho các hệ thống thông tin này thực sự
quan trọng đối với việc quản lý học tập dẫn đến sự thành công của sinh viên. Với
nghiên cứu ban đầu này, nhóm nghiên cứu thu thập 186 câu trả lời hoàn chỉnh từ một
sinh viên đại học Bồ Đào Nha, những người sử dụng EMIS hàng ngày trong các hoạt
động học tập của họ và kết quả thống kê theo thang đánh giá đã được nhóm nghiên
cứu đặt ra trước đó.
Theo tác giả Vincenzo Maltese(2019) về “Những thách thức về chuyển đổi kỹ
thuật số đối với các trường đại học: Đảm bảo tính nhất qn của thơng tin trên các
dịch vụ kỹ thuật số ” đã chia sẻ rằng các trường đại học đang gặp vấn đề về cung cấp
đầy đủ tài liệu, cập nhật và nhất quán về các nguồn tài liệu học cho đông đảo sinh
viên trên các nền tảng chuyển đổi số và các kênh truyền thơng khác nhau. Vấn đề khó
khăn lớn nhất là việc phân mảnh dữ liệu căn bản và tính đa dạng của dữ liệu, các dữ
liệu thường nằm rải rác trên nhiều website và thông tin đôi khi bị trùng lặp và khó
tương quan về sự đa dạng về định dạng và tại trường Đại học Trento Ý sẽ đưa ra
hướng giải quyết khó khăn này. Trường đại học này đã triển khai vấn đề từ năm 2015
và vẫn đang được tiếp tục, với mục tiêu là biến dữ liệu thành tài sản có giá trị thơng
qua các chiến lược quản trị đảm bảo chất lượng và tạo điều kiện sử dụng lại thơng tin
có sẵn. Áp dụng sự kết hợp của cả hai phương pháp tiếp cận LIS và BI. Mơ hình hóa
dữ liệu, quyền hạn và từ khóa là những bước cơ bản trong việc quản lý dữ liệu. Với
giai đoạn chuyển đổi quy trình ETL, tính đa dạng của dữ liệu được giải quyết bằng
cách mã hóa dữ liệu một cách thống nhất trong lược đồ và thuật ngữ, đồng thời bằng
các chỉ định nhất quán một số nhận định dạng duy nhất cho dữ liệu về cùng một dạng
ban đầu. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tải với các dữ liệu cơ bản được giải quyết bằng
việc thu thập và kéo vào cùng một kho dữ liệu về cùng một thực thể, sau đấy mở cơ
sở hạ tầng hệ thống. Việc chuyển đổi số trong giáo dục thực sự đã tạo ra những thử
thách mới cho các trường đại học. Nổi bật trong đó là khả năng cung cấp thông tin,
tài liệu học, cập nhập và liên tục cho sinh viên qua các kênh liên lạc khác nhau và các
kênh quản lý của nhà trường là cần thiết. Tại đại học Trento ở Ý, họ đã thiết lập những
cơ sở I.T dựa trên mô hình Hub - Spoking mà trực tiếp đề cập đến sự phân chia dữ
13



liệu theo một phương pháp có thể áp dụng các ngun tắc mơi trường kiểm sốt ngơn
ngữ.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Phùng Thế Vinh (2021) về vấn đề chuyển đổi số trong quản
trị đại học thì chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong quản trị đại học không
phải là về đổi mới cơng nghệ mà cịn là vấn đề văn hóa và con người. Theo tác giả,
các trường đại học là các tổ chức nghiên cứu và cung cấp dịch vụ giáo dục, truyền bá
và phát triển tri thức của con người, do đó, nếu khơng chuyển đổi số và khơng chuyển
đổi số thành cơng thì sẽ khơng thể là nơi thu hút, đào tạo và dẫn dắt về tri thức đối
với các nhà khoa học, sinh viên và doanh nghiệp. Do đó, việc thúc đẩy chuyển đổi số
trong quản trị đại học sẽ tạo ra động lực cho đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng
đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay. Tác giả đã tiến hành tổng
quan thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam,
qua đó nhận thấy rằng, mặc dù chuyển đổi số trong quản trị đại học ở Việt Nam đã
được tăng cường và đẩy mạnh do các ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 tuy nhiên,
các trường đại học vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ cả các
yếu tố chủ quan và khách quan, từ nền tảng cơng nghệ đến con người. Bên cạnh đó,
hành động và chiến lược cụ thể cho tiến trình cơng nghệ hóa giáo dục đến nay nhìn
chung vẫn cịn chậm và việc chuyển đổi số ở trường đại học mới chỉ ở bước đầu.
Nhìn nhận được những vấn đề cịn vướng mắc, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất
nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị đại học và nhận định, sự quyết tâm của
lãnh đạo thôi là chưa đủ, chuyển đổi số đòi hỏi mọi cá nhân, phịng ban bước ra khỏi
“vùng an tồn” để sẵn sàng thay đổi thì quá trình chuyển đổi số mới thành công.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã chọn ra những trường hợp điển hình để tiến
hành nghiên cứu. Những trường đại học được chọn bao gồm cả những trường cơng
lập và trường tư thục nhằm đảm bảo tính hợp lệ và độ tin cậy cho nghiên cứu. Tác
giả tiến hành thu thập số liệu của các trường đại học này thông qua một bảng khảo
sát trực tuyến và sử dụng thêm phương thức phỏng vấn sâu tổng cộng 60 người bao

gồm các cán bộ quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các giảng viên từ các trường
đại học. Những câu hỏi phỏng vấn sâu xoay quanh hành vi, nhận thức của họ về
chuyển đổi số như:
14


-

Cơ hội và thách thức từ chuyển đổi số đối với các trường đại học

-

Quá trình chuyển đổi số trong trường đại học của bạn đang diễn ra như thế
nào

-

Trường đại học cần làm gì để tăng cường hoạt động chuyển đổi số

Nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2020) về “Chuyển đổi số và thúc đẩy bình
đẳng trong giáo duc đại học: Cách tiếp cận mới và kinh nghiệm từ Đại học Văn Lang”
đã phân tích ảnh hưởng của chuyển đổi số đến nâng cao chất lượng đào tạo và thức
đẩy bình đẳng trong giáo dục đại học, cùng với việc thảo luận vai trị của cơng nghệ
trong việc giám sát bình đẳng giáo dục đã chỉ ra rằng, việc chuyển đổi số trong giáo
dục đại học có thể tại ra đột phá trong việc thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục ở hai
phương diện: tăng cường sự tiếp cận của người học, đặc biệt là thành phần yếu thế;
và nâng cao chất lượng đào tạo nhờ khai thác sức mạnh công nghệ. Bài viết cũng chia
sẻ những định hướng và một số kinh nghiệm bước đầu về chuyển đổi số của Trường
Đại học Văn Lang và đưa ra một số khuyến nghị chính sách để đẩy mạnh chuyển đổi
số trong giáo dục của Việt Nam. Tác giả cũng đề xuất, để đẩy mạnh quá trình chuyển

đổi số hướng đến bình đẳng trong giáo dục, Nhà nước và Bộ giáo dục & Đào tạo cần
có những ưu tiên chính sách sau:
(i)

Rà sốt, điều chỉnh các quy định khơng cịn phù hợp cản trở việc chuyển
đổi số;

(ii)

Hỗ trợ các trường đại học với cơ chế tài chính và các khung khổ hướng
dẫn chung cho q trình chuyển đổi số, trong đó ưu tiên các trường đi
tiên phong không phân biệt công hay tư;

(iii)

Cho phép một số trường đại học đi tiên phong trong chuyển đổi số thử
nghiệm các mơ hình đào tạo mới đột phá;

(iv)

Và xây dựng platform để gắn kết học sinh phổ thông và phụ huynh với
các trường đại học nhằm tăng động lực và sự tiếp cận đại học của học
sinh, đặc biệt đối với các em thuộc thành phần yếu thế trong xã hội.

Đinh Tiến Minh và cộng sự (2021) trong nghiên cứu về “Chuyển đổi số trong
giáo dục: Blended Learning tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM” nhằm trình bày sự
cần thiết của cơng cuộc chuyển đổi số cần được áp dụng ngay và tức thì tại các cơ sở
giáo dục nói chung và tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nói riêng, qua đó đánh
15



gia thực trạng học tập từ các tình huống điển hình của các trường đại học trên thế giới
và Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 9.706 người học trên cả 3 đối tượng
là đại học chính quy, vừa làm vừa học và sau đại học cùng với các phản hồi từ giảng
viên đã nổi lên một số điểm sau: Người học nhận thấy được nhiều điểm tích cực khi
học tập – nghiên cứu trực tuyến cùng với giảng viên. Tuy khơng thể thay thế hồn
tồn mơ hình đào tạo truyền thống khi được xem xét ở nhiều góc độ sư phạm khác
nhau nhưng cũng khơng thể phủ nhận những hiệu quả mà những hoạt động đào tạo
trực tuyến đem lại. Bên cạnh những mặt tích cực thì phương pháp này cũng có những
khó khăn nhất định: đó là làm hạn chế khả năng tương tác giữa giảng viên và sinh
viên, giữa sinh viên và sinh viên; chất lượng hạ tầng kỹ thuật như vấn đề về đường
truyền mạng, các sự cố về kỹ thuật trên các ứng dụng học trực tuyến hay thậm chí là
ảnh hưởng bởi lịch cúp điện; khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ và việc học
online cũng khiến người học dễ rơi vào trạng thái xao nhãng, dễ mất tập trung. Sau
cùng, tác giả đã đề xuất các bước mà Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cần thực hiện
nhằm triển khai thành cơng Blended Learning cho các chương trình đào tạo.
Trong khi đó, Trần Đức Hịa và cộng sự (2021) đã tiến hành khái quát bối cảnh
chuyển đổi số và nhu cầu về nhân lực có năng lực số, đối sánh một số khung năng
lực số đang được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới, từ đó đề xuất một khung
năng lực số dành cho sinh viên Việt Nam với bảy nhóm năng lực: Vận hành thiết bị
và phần mềm; Năng lực thông tin và dữ liệu; Giao tiếp và hợp tác trong môi trường
số; Sáng tạo nội dung số; An ninh và an tồn trên khơng gian mạng; Học tập và phát
triển kỹ năng số và năng lực số liên quan đến nghề nghiệp. Việc nghiên cứu khung
năng lực số và xây dựng chương trình đào tạo năng lực số cho người trẻ, cụ thể là
sinh viên là một bước đi cần thiết cho giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên
cứu này mới chỉ là bước đầu tiên của tiến trình đào tạo nhân lực số - đề xuất một
khung năng lực số cơ bản. Tác giả thông qua đây cũng mở ra hướng đi mới cho các
nghiên cứu tiếp theo đó là cần đánh giá cụ thể hiện trạng bối cảnh kinh tế, xã hội Việt
Nam, từ đó đưa ra một khung năng lực số chi tiết để làm cơ sở đề xuất các chương
trình đào tạo năng lực số tích hợp và các bậc đào tạo tại Việt Nam, trong đó có bậc

đại học.
Ngồi ra, trong một nghiên cứu về “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học:
nghiên cứu tổng quan”, Dương Thị Thái và cộng sự (2021) đã hệ thống tổng quan tài
16


×