Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề bài tìm hiểu quản lý nhà nước về văn hóa ở việt nam liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.83 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quản lý nhà nước về văn hóa ở Việt Nam? Liên hệ thực tiễn”
Đề số: 104

Sinh viên

: Trần Huyền Trang

Lớp

: Pháp luật đại cương-2-1-22 (N28)

Mã SV

: 22012614

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022


MỤC LỤC
NỘI DUNG

1

1. Khái niệm

1



1.1 Khái niệm quản lý

1

1.2 Khái niệm văn hóa

1

1.2.1 Hoạt động văn hóa 1
1.2.2 Giá trị văn hóa

2

1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa 2
2. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa 2
2.1 Hoạt động xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản pháp luật
về văn hóa

2

2.2 Hoạt động tổ chức thực hiện của bộ máy các cơ quan quản lý nhà
nước về văn hóa

3

2.3 Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn
hóa

4


3. Phương thức quản lý nhà nước về văn hóa

4

4. Một số vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa trong thời kỳ đổi mới

5

5. Giải pháp để đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
văn hóa trong giai đoạn hiện nay
6. Liên hệ thực tiễn

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

7


NỘI DUNG
1. Khái niệm
1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
đến đối tượng và khách thể quản lý bằng hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên
tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn
lực, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
1.2 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khơng gian sống của con người, là phương tiện kiến tạo cuộc sống
của con người, hay văn hóa có tư cách là “hệ thống cấu trúc ý nghĩa cộng đồng,
mà với những ý nghĩa này con người kinh nghiệm, định nghĩa xử lý, thể hiện và
biến đổi thực tại (J.Moellmann). Bởi vậy, văn hóa là hình thái chuẩn mực, hình
thái giá trị và hình thái biểu tượng do con người sáng tạo nên nhằm giúp con
người có những điển quy để hành động, nhân thức và biến đổi thực tại. Văn hóa
là khái niệm đa nghĩa. Tuy nhiên từ góc độ tiếp cận về quản lý, có thể dễ dàng
nhận thấy hai yếu tố quan trọng đó là: hoạt động văn hóa và giá trị văn hóa.
Trong quản lý văn hóa, cách tiếp cận này giúp phân loại các vấn đề cần quản lý
có tính hệ thống, và đương nhiên hoạt động quản lý sẽ cụ thể, hiệu quả hơn.
1.2.1 Hoạt động văn hóa
Các hoạt động mang tính sáng tạo, đáp ứng nhu cầu khơng chỉ vật chất mà cịn
tinh thần của con người được coi là những hoạt động văn hóa. Những hoạt động
như vậy cũng khác nhau trong các cộng đồng người và hồn cảnh lịch sử khác
nhau. Điều đó cho phép hiểu rằng, không phải tất cả các hoạt động sống của con
người đều là hoạt động văn hóa.

1


1.2.2 Giá trị văn hóa
Trước tiên cần phân biệt giá và giá trị. Vật nào đó có thể đem trao đổi, mua, bán
đều có một giá... Bởi thế chúng có giá được quy đổi bằng tiền tệ, vàng bạc hoặc
các vật ngang giá khác. Đó là giá chứ khơng phải là giá trị. E.Kant (1724-1804)
cho rằng: Vật nào có thể đem trao đổi được đều có một giá, duy có một số vật
khơng lấy gì thay thế được thì có một giá trị. Ví như tình bạn, lịng u nước, các
di sản văn hóa có giá trị của các cộng đồng, quốc gia, dân tộc… không thể thay
thế bằng bất kỳ vật ngang giá nào khác, bởi nó là những giá trị xã hội được một
cộng đồng, quốc gia, dân tộc thừa nhận, tôn thờ và khát khao vươn tới. Nó là
những giá trị xã hội mà giá trị văn hóa chỉ là bộ phận. Giá trị văn hóa đề cập ở

đây giới hạn trong phạm vi giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Quản lý
giá trị văn hóa được hiểu là quản lý các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể.
1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa
Quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của
Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm phát triển văn hóa, điều
chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và
liên quan, với mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
2. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa
2.1 Hoạt động xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản pháp luật về
văn hố

2


Chính sách văn hố được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng
chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền
văn hố. Chính sách văn hố đặt ra các ngun tắc chung của sự nghiệp phát
triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước. Các
chính sách về quản lý và phát triển văn hố hiện nay có thể kể đến: sáng tạo các
giá trị văn hoá; bảo tồn, phát huy tài sản văn hoá; phát triển văn hoá cơ sở; giao
lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật và phương thức sản xuất, phân phối
sản phẩm văn hố... Chính sách văn hố có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác
quản lý nhà nước về văn hố song chính sách văn hố không thể thay thế pháp
luật. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về văn hoá nhằm phát huy tác
dụng của văn hố tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống
tinh thần của con người. Chẳng hạn: - Trong quản lý nhà nước về văn hố nghệ

thuật, nhà nước ban hành các chính sách phát triển văn hoá sâu rộng trong quần
chúng nhân dân, phát huy khả năng sáng tạo. Hay, nhà nước còn thực hiện chính
sách bảo trợ vật chất ở mức độ khác nhau cho những loại hình văn hố nghệ
thuật khơng tự tồn tại và phát triển trong quan hệ kinh tế thị trường như sân khấu
tuồng cổ, nghệ thuật chèo...
2.2 Hoạt động tổ chức thực hiện của bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước
về văn hóa
Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hố là Chính phủ; Bộ văn hoá,
thể thao và du lịch (cấp trung ương); UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hố trong địa phương
mình theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm các công việc như
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch; ban hành
và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền;.. Ngoài ra,

3


hoạt động đầu tư tài chính cho văn hố cũng đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
Đầu tư cho hoạt động văn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần
được tính tốn đến hiệu quả, cần xem văn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà
nước, cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chế thị trường cho sự phát
triển văn hoá đúng hướng.
2.3 Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hóa
Đây là một hoạt động có vai trị quan trọng của cơng tác quản lý nhà nước về văn
hoá, sự tác động trực tiếp của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trị đặc biệt
quan trọng. Bởi vì văn hố có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, nó có tác động
trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong xu hướng
xã hội hoá văn hoá hiện nay, các tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, vì
vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý cần phải được quan tâm thực hiện một
cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ với

các bộ, ngành khác.
3. Phương thức quản lý nhà nước về văn hóa
Phương thức quản lý văn hóa là các cách thức, phương pháp tác động có chủ
đích nhằm điều hành các hoạt động văn hóa hướng tới thực hiện những mục tiêu
nhất định. Gồm 3 phương pháp sau:
Phương pháp hành chính: là tác động trực tiếp bằng các quy định dứt khốt
mang tính quyền lực bắt buộc của nhà nước lên khách thể. Đặc điểm của phương
pháp này là tính nguyên tắc và nguyên tắc. Nó địi hỏi đối tượng quản lý phải
chấp hành nghiêm các quy định hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời.
Tính quyền lực địi hỏi các cơ quan quản lý sử dụng đúng và đầy đủ quyền lực

4


của mình trong các tác động hành chính gắn với thẩm quyền của mình. Vai trị
của hành chính là tạo ra các kỷ cương của nhà nước và cộng đồng, yêu cầu sự
chính xác, khoa học.
Phương pháp kinh tế: tác động vào đối tượng quản lý để đối tượng quản lý lựa
chọn phương pháp hiệu quả nhất trong phạm vi của họ. Mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa đều phải tuân thủ các quy luật kinh tế khách
quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,…
Để thực hiện mở rộng, áp dụng các phương pháp kinh tế vào quản lý văn hóa,
nhà nước phải hồn thiện hệ thống các địn bẩy kinh tế nâng cao năng lực vận
dụng các quan hệ thị trường, thực hiện phân cấp quản lý theo hướng mở rộng
quyền hạn cho cấp dưới. Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý
phải có năng lực trình độ nhiều mặt, kiến thức văn hóa, kinh tế, pháp luật,.. và
đạo đức nghề nghiệp.
Phương pháp giáo dục: là cách thức tác động tình cảm, nhận thức của con người
để nâng cao năng lực tự giác và tính tích cực cơng dân trong việc thực hiện
nhiệm vụ chung. Cần dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của

phương pháp này là tính thuyết phục, làm cho con người phân biệt được phải,
trái, đúng sai,.. từ đó nâng cao tính tích cực của cơng dân.
4. Một số vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa trong thời kỳ đổi mới
Vấn đề nhận thức: Trong thực tiễn hoạt động nhiều năm qua, đặc biệt trong thời
kỳ đổi mới, phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế dẫn đến nhiều
hệ lụy về phát triển xã hội, đồng thời làm cho phát triển kinh tế khơng bền vững.
Ngun nhân chính của vấn đề đó là do nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa trong

5


hoạt động thực tiễn, đặc biệt, sự bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về văn
hóa.
Đổi mới kinh tế đi trước một bước: Sự sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể ở nước ta
chỉ có thể đạt hiệu quả với điều kiện phải nhận thức đúng kinh tế đi trước một
bước để tiếp tục đổi mới văn hóa xã hội đồng bộ cùng với phát triển kinh tế. Đi
trước một bước khơng có nghĩa là đổi mới kinh tế xong mới đổi mới văn hóa, hy
sinh văn hóa để phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều nơi, nhiều lúc yếu tố văn
hóa đã bị coi nhẹ vì phát triển kinh tế. Nhìn tổng thể, đổi mới văn hóa chưa theo
kịp đổi mới kinh tế.
Vai trị quản lý nhà nước về văn hóa chưa được nhận thức đúng đắn: Trong xã
hội có người cho rằng văn hóa là nhu cầu của con người, nó phát sinh phát triển
theo nhu cầu tự nhiên, hãy để nó phát triển theo quy luật vốn có của nó. Những
người có quan niệm như vậy không nhiều, nhưng quan niệm ấy lại là cái cớ để
tồn tại những lệch lạc trong nhìn nhận quản lý nhà nước về văn hóa: quản lý hay
khơng quản lý thì văn hóa cũng cứ phát triển theo đường đi của nó.
Đổi mới nhận thức về quản lý nhà nước bất cập so với phát triển văn hóa: Các
hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng, các dịch vụ văn hóa cũng phát triển khá
mạnh, một mặt đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, mặt khác cũng gây nhiều
hệ lụy với những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, gây tâm trạng

bất an trong dư luận xã hội. Quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển, thêm
vào đó cịn tồn tại cách hiểu sai quản lý đến đâu, phát triển đến đó, dẫn đến nhận
thức lệch lạc, quy quản lý nhà nước vào một việc cho và không cho, dẫn đến
cách quản lý hạn chế sự phát triển, không quản lý được thì cấm.

6


Tóm lại, việc nhận thức cho đúng quản lý nhà nước về văn hóa là gì, mục đích, ý
nghĩa và cách thức quản lý ra sao… vẫn đang đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi
cần nghiên cứu, trao đổi, thảo luận làm sáng tỏ.
5. Giải pháp để đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
văn hóa trong giai đoạn hiện nay
Trước hết, phải xây dựng và hồn thiện hệ thống thể chế làm cơng cụ chủ yếu để
Nhà nước quản lý về văn hóa và cơng tác tư tưởng văn hóa. Rà sốt để xố bỏ
những quy định, thủ tục khơng cịn phù hợp, gây phiền hà, trở ngại cho tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân, chẳng hạn như:
phạm vi, thẩm quyền quản lý; thời hạn, hiệu lực của giấy phép kinh doanh... Kịp
thời ban hành những quy định mới làm cơ sở pháp lý cho hoạt động văn hóa và
quản lý nhà nước về văn hóa. Chính sách cho văn hóa khơng thể thay thế luật
pháp trong quản lý văn hóa. Quản lý theo đúng luật vừa đảm bảo cho hoạt động
văn hóa ngày càng đạt được những mục tiêu đã định, đồng thời góp phần quan
trọng vào việc duy trì, đảm bảo kỷ cương xã hội. Cần chú trọng xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật nhằm quản lý thống nhất các hoạt động văn hóa, đẩy
mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa đi đơi với u cầu quản lý văn hóa bằng
pháp luật.
Thứ hai, quan tâm đúng mức việc đầu tư tài chính cho văn hóa và xây dựng
mạng lưới thiết chế văn hóa. Đầu tư tài chính cho văn hóa là đầu tư cho phát
triển, nguồn đầu tư cho văn hóa được triển khai theo hai hướng: tạo nguồn đầu tư
từ phía Nhà nước, từ các tổ chức kinh tế-xã hội và tư nhân. Hiện nay, trong công

cuộc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải xây dựng
những thiết chế văn hóa phù hợp để tổ chức các hoạt động văn hóa. Những năm

7


qua, các địa phương đều quan tâm xây dựng trung tâm văn hóa, bảo tàng, phịng
truyền thống, điểm bưu điện - văn hóa, cơng viên.
Thứ ba, kịp thời kiện tồn bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá, quy định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa.
Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác này ở các cấp địa phương hiện nay cịn
thiếu tính chun mơn hóa, chun nghiệp hóa. Cần phải rà sốt lại đội ngũ cán
bộ cơng chức làm cơng tác quản lý về văn hóa, từ đó có chính sách, kế hoạch
khoa học và cụ thể trong sắp xếp bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, chế độ
đãi ngộ đối với cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực này.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời uốn nắn những lệch lạc,
xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động văn hóa. Nên coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn hơn là để những sự
việc tiêu cực xảy ra rồi mới xử lý. Hoàn thiện và bổ sung văn bản pháp luật làm
cơ sở pháp lý là điều kiện quan trọng để điều hành việc kiểm tra, giám sát các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ văn hóa.
Tóm lại, phát triển trong thời đại ngày nay địi hỏi con người có chất lượng cao
về trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, đạo đức, lối sống, đồng thời cũng đòi hỏi đáp ứng
nhu cầu cao, phong phú, đa dạng tinh thần, tình cảm hơn nhiều so với trước đây.
Cái chính yếu của văn hóa là xây dựng tinh thần, tình cảm con người. Để văn
hóa thực sự là "nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển của xã hội" đòi hỏi huy động trách nhiệm về ý thức và sự
tham gia của tồn xã hội, trong đó vai trị quản lý của Nhà nước là hết sức quan
trọng và cần thiết.


8


6. Liên hệ thực tiễn
(Quản lý Nhà nước về văn hóa ở huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ)
Thực hiện theo Thơng tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV thì UBND
huyện Tam Nơng đã ban hành quy chế, biên chế đối với bộ máy làm việc của
Phịng Văn hóa-Thơng tin, thực hiện quản lý Nhà nước về các lĩnh vực văn hóa,
gia đình, thể thao, du lịch,.. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn
hóa, truyền thơng,.. đối với cán bộ, cơng chức phường.v.v.. Sự nghiệp văn hóa
cũng được cải thiện bằng cách đầu tư xây dựng các cơng trình văn hóa-thể thao;
trùng tu, tơn tạo các di tích; trong cơng tác tuyên truyền xây dựng các thiết chế
văn hóa-thể thao; hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát huy giá trị các di tích.v.v..
Các hoạt động ấy đã phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa và
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý văn hóa trên địa bàn huyện.
Ngồi ra, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông,
họ đã đưa ra các: hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động (tuyên truyền trực
quan, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở),
quản lý di tích lịch sử-văn hóa và lễ hội truyền thống, quản lý hoạt động xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở (hoạt động xây dựng các danh hiệu văn hóa, quản
lý hoạt động văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ; thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang; xây dựng gương tốt, việc tốt và điển hình tiên tiến),
quản lý thiết chế văn hóa (hệ thống thiết chế văn hóa, tổ chức hoạt động của các
thiết chế văn hóa), hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa (dịch vụ karaoke, kinh
doanh băng đĩa hình,..), cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9



1. TS. Trần Minh Hương, 2008, Giáo trình Luật Hành chính, NXB CAND,
Trường Đại học Luật Hà Nội
2. ThS. Phùng Quang Luyến, 2004, Đổi mới quản lý nhà nước về văn hoá trong
điều kiện hiện nay
3. Trần Xuân Lực, 2017, Luận văn quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn Tam
Nơng, Phú Thọ
4. Đỗ Hồng Tồn, 2006, Giáo trình quản lý xã hội, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội
5. %C4%83n-T
%E1%BB%9Bi-1-QU%E1%BA%A2N-L%C3%9D- NH%C3%80-N%C6%AF
%E1%BB %9AC/ag52aWV0YW5oLWRvY2pheHIVCxINZG9jc19kb2N1bW
VudBjR8AEM
6. />7. />
10



×