Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

tăng cường quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 132 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––





NGUYỄN THỊ HƢƠNG



TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC
SÔNG, HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ









THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––





NGUYỄN THỊ HƢƠNG



TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC
SÔNG, HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC TIẾN




THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Tăng cường quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên nước
sông, hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là trung thực và là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi.
Các , số liệu sử dụng trong luận văn do Sở Tài Nguyên và môi
trƣờng Thái Nguyên cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của
đơn vị,
ghi .
Ngày tháng 07 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hƣơng












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về
khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo Trƣờng - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của
Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Quốc Tến - ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các
nhà khoa học, các thầy, cô giáo vào bản luận văn của tôi.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trƣởng tỉnh Thái Nguyên và Cục
thống kê tỉnh Thái Nguyên đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin kính chúc các thầy cô giáo và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, tiếp
tục sự nghiệp đào tạo cho các thế hệ học sinh, sinh viên đạt đƣợc nhiều thành
công hơn nữa trên con đƣờng học tập và nghiên cứu khoa học.


Ngày tháng 07 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hƣơng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
5. Bố cục của luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC 4
1.1.Một số vấn đề lý luận của Quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng

tài nguyên nƣớc 4
1.1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nƣớc đối với sản xuất và đời sống
con ngƣời 4
1.1.2. Khái niệm, nội dung và sự cần thiết quản lý nhà nƣớc về khai thác,
sử dụng tài nguyên nƣớc 9
1.1.3. Yêu cầu và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về khai
thác, sử dụng tài nguyên nƣớc 11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác,
sử dụng tài nguyên nƣớc 12
1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc
một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng Việt Nam 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên
nƣớc ở Singapore 14
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng tài nguyên
nƣớc sông, hồ tỉnh Tuyên Quang 16
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng tài nguyên
nƣớc sông, hồ tỉnh Bắc Ninh 20
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Các câu hỏi đặt ra để đề tài giải quyết 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 26
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin 26
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý tổng hợp thông tin 27
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin 28
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 31
2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu về trữ lƣợng và tình hình khai thác sử dụng

nƣớc sông hồ 31
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu công tác quản lý Nhà nƣớc về khai thác và
sử dụng tài nguyên nƣớc sông hồ 32
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC SÔNG HỒ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 34
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên nƣớc
tỉnh Thái Nguyên 34
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 34
3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 42
3.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến tài
nguyên nƣớc 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng tài nguyên
nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 54
3.2.1. Thực trạng về tài nguyên nƣớc và tình hình khai thác, sử dụng tài
nguyên nƣớc sông hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ
năm 2011-2013 55
3.2.2. Thực trạng công tác Quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng tài
nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 69
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với khai thác và sử dụng tài
nguyên nƣớc sông hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 98
3.3.1. Ƣu điểm và những kết quả chủ yếu 98
3.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 98
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 100

4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu Quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng
tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 100
4.2. Giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cƣờng Quản lý nhà nƣớc về khai
thác và sử dụng tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 101
4.2.1. Những giải pháp 101
4.2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh 106
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 109


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNN : Tài nguyên nƣớc
KCN : Khu công nghiệp
CCN : Cụm công nghiệp
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trƣờng
NCSD : Nhu cầu sử dụng
STNVMT : Sở Tài nguyên và môi trƣờng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng dân số năm 2013 tỉnh Thái Nguyên 41
Bảng 3.2. Tổng hợp tài nguyên nƣớc mặt tỉnh Thái Nguyên 62
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng nƣớc tỉnh Thái Nguyên 65
Bảng 3.4. Tỷ lệ % lƣợng nƣớc khai thác sử dụng so với tiềm năng nguồn
nƣớc năm 2013 68
Bảng 3.5. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài nguyên
nƣớc mặt tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2013 81
Bảng 3.6. So sánh kết quả thực hiện các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý
nhà nƣớc về quản lý tài nguyên nƣớc giai đoạn 2011-2013 80
Bảng 3.7. Phân vùng bảo vệ tài nguyên nƣớc mặt 83
Bảng 3.8. Hồ chứa nằm trong hành lang bảo vệ nguồn nƣớc tỉnh TN 86
Bảng 3.9. Tổng hợp các công trình quan trắc nƣớc mặt dự kiến trong
mạng giám sát TNN tỉnh Thái Nguyên 87




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Vòng tuần hoàn nƣớc 5
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khai thác sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc tỉnh Thái Nguyên 69









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc là tài nguyên quý giá không thể thiếu đối với cuộc sống con
ngƣời và các loài sinh vật, là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc đối với
một số ngành kinh tế quốc dân, là thành phần cơ bản tạo nên môi trƣờng sống.
Hiện nay, nhu cầu về nƣớc ngày càng lớn do dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị
hóa cao và do sự phát triển của nền kinh tế, nhƣng tài nguyên nƣớc của toàn
cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng đều có giới hạn. Hơn thế, việc khai
thác, sử dụng bừa bãi gây lãng phí nƣớc và ô nhiễm nguồn nƣớc, kết hợp với
nạn phá rừng trên diện rộng đã làm cho các nguồn nƣớc ngày càng khô kiệt
và tài nguyên nƣớc ngày càng trở nên khan hiếm. Vì thế, tăng cƣờng quản lý
việc khai thác, sử dụng để bảo vệ tài nguyên nƣớc là rất cấp thiết.
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lƣới sông suối khá dày đặc, phân bố
tƣơng đối đều và một số hồ chứa tƣơng đối lớn tạo ra nguồn nƣớc mặt khá
phong phú. Tuy nhiên tài nguyên nƣớc của Thái Nguyên đã có những biểu
hiện suy giảm cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc
do khai thác khoáng sản tràn lan, xả thải của các nhà máy trên địa bàn, khoan
khai thác nƣớc bừa bãi không có cấp phép của đơn vị quản lý , ý thức bảo vệ
của ngƣời dân chƣa cao đã gây ra những tác động tiêu cực đối với nguồn
nƣớc, ảnh hƣởng đối với đời sống con ngƣời cũng nhƣ các ngành kinh tế.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của tài nguyên nƣớc cũng nhƣ

việc quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc và tình hình thực tế nêu trên,
tôi lựa chon đề tài nghiên cứu: " Tăng cƣờng Quản lý nhà nƣớc về khai thác
và sử dụng nguồn tài nguyên nƣớc sông hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên"
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nƣớc về khai thác, sử
dụng tài nguyên nƣớc nói chung, đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản
lý nhà nƣớc việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc sông hồ trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, đánh giá ƣu, nhƣợc điểm, khả năng đáp ứng của tài nguyên
nƣớc mặt đối với nhu cầu sử dụng nƣớc tỉnh Thái Nguyên và nguyên nhân
của tình hình, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc việc
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nƣớc trên địa bàn Tỉnh để đảm bảo
việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc hợp lý, tiết kiệm, bền vững và bảo vệ
nguồn nƣớc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá lý luận Quản lý Nhà nƣớc về khai thác và sử dụng tài
nguyên nƣớc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý Nhà nƣớc về khai
thác, sử dụng tài nguyên nƣớc trên địa bàn và nguyên nhân của tình hình.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối
với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn
của quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc và thực trạng

công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về
khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc sông hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, là tài liệu giúp cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và thực hiện các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài
nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện, có hệ thống và đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc việc khai thác và sử dụng
tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chẳng những có ý nghĩa thiết
thực trong việc tăng cƣờng quản lý tài nguyên nƣớc ở đây, mà còn có thể làm
tài liệu tham khảo đối với các địa phƣơng khác có điều kiện tƣơng tự.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn có 4 chƣơng, bao gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về khai thác
và sử dụng tài nguyên nƣớc.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử
dụng tài nguyên nƣớc tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử
dụng tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC
1.1.Một số vấn đề lý luận của Quản lý nhà nƣớc về khai thác và sử dụng
tài nguyên nƣớc
1.1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sản xuất và đời sống
con người
1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước
Theo thuật ngữ thuỷ văn và môi trƣờng nƣớc: Tài nguyên nước là
lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể
khai thác (nước mặt và nước dưới đất).
Theo điều 2 Luật tài nguyên nƣớc quy định: "tài nguyên nước (của Việt
Nam) bao gồm nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ
Việt Nam".
Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể hiểu:
Tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó
mà con người có thể khai thác sử dụng được xét cả về mặt lượng và chất và

về năng lượng.
Nƣớc là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của
sự sống và môi trƣờng, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể
mang tai hoạ xuống cho con ngƣời. Nƣớc có thể tự tái tạo về lƣợng, về chất
và về năng lƣợng.
J.A. Jonnes chia tài nguyên nƣớc thành ba loại:
Tài nguyên nƣớc tiềm năng tƣơng lai, là toàn bộ lƣợng nƣớc có trên trái
đất mà trong điều kiện hiện nay loài ngƣời hầu nhƣ chƣa có khả năng khai
thác, nhƣ nƣớc ngầm nằm rất sâu, nƣớc trong băng tuyết hai cực, nƣớc biển
và đại dƣơng…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lƣợng nƣớc có trong lãnh thổ, nhƣng
ở trạng thái tự nhiên con ngƣời khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại,
hoặc xẩy ra rủi do, ví dụ nhƣ: nƣớc lũ, nƣớc ngầm nằm sâu,….
Tài nguyên hiện thực của một vùng, là khái niệm trùng với quan điểm
truyền thống hiện nay, chỉ toàn bộ lƣợng nƣớc có trong các thuỷ vực mặt và
ngầm mà con ngƣời dễ dàng khai thác sử dụng.
1.1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên nước
Trong tự nhiên, nƣớc đƣợc luân chuyển theo một hệ tuần hoàn. Hệ tuần
hoàn nƣớc đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Vòng tuần hoàn nƣớc

Nguồn: Cục địa chất Mỹ
Vòng tuần hoàn nƣớc không có điểm bắt đầu nhƣng chúng ta có thể bắt
đầu từ các đại dƣơng. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nƣớc bằng việc làm
nóng nƣớc trên những đại dƣơng, làm bốc hơi nƣớc vào trong không khí.
Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nƣớc vào trong khí quyển, gặp nơi có

nhiệt độ thấp hơn hơi nƣớc bị ngƣng tụ thành những đám mây. Những dòng
không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va
chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng
thủy (mƣa). Giáng thuỷ dƣới dạng tuyết đƣợc tích lại thành những núi tuyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
và băng hà có thể giữ nƣớc đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng
khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt
đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lƣợng giáng thuỷ rơi trên các đại dƣơng;
hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần
dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu
vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dƣơng. Dòng chảy mặt, và
nƣớc thấm đƣợc tích luỹ và đƣợc trữ trong những hồ nƣớc ngọt. Mặc dù vậy,
không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lƣợng lớn nƣớc
thấm xuống dƣới đất. Một lƣợng nhỏ nƣớc đƣợc giữ lại ở lớp đất sát mặt và
đƣợc thấm ngƣợc trở lại vào nƣớc mặt (và đại đƣơng) dƣới dạng dòng chảy
ngầm. Một phần nƣớc ngầm chảy ra thành các dòng suối nƣớc ngọt. Nƣớc
ngầm tầng nông đƣợc rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lƣợng nƣớc
tiếp tục thấm vào lớp đất dƣới sâu hơn và bổ sung cho tầng nƣớc ngầm sâu để
tái tạo nƣớc ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lƣợng nƣớc ngọt khổng lồ
đƣợc trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lƣợng nƣớc này vẫn luân
chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dƣơng, nơi mà vòng tuần hoàn
nƣớc “kết thúc”… và lại bắt đầu.
* Vai trò của nƣớc đối với sản xuất
Vai trò của nƣớc nói chung là nền tảng của sự sống, không một sinh vật
nào có thể sống thiếu nƣớc. Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã từng đánh
giá:"Vạn vật không có nƣớc không thể sống đƣợc, mọi việc không có nƣớc
không thể thành đƣợc". Bây giờ, mọi quốc gia trên thế giới cũng khẳng định

nƣớc là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con ngƣời.
Đối với sản xuất công nghiệp: Có một số ngành nghề không thể hoạt động
đƣợc nếu thiếu nƣớc nhƣ sản xuất điện, dệt may, chế biến thuỷ hải sản…
Đối với sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, cây trồng, vật nuôi: Trong
cấu trúc động thực vật thì nƣớc chiếm tới 95-99% trọng lƣợng các loại cây
dƣới nƣớc, 70% các loại cây trên cạn, 80% trọng lƣợng các loại cá và 65-75%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
trọng lƣợng con ngƣời và các loại động vật. Trong cây nƣớc tham gia cấu tạo
nên tế bào đơn vị sống nhỏ nhất của cây. Ngoài ra, nƣớc còn làm môi trƣờng
lỏng hoà tan và vận chuyển các dƣỡng chất từ rễ lên lá để nuôi cây. Trong quá
trình đó một lƣợng nƣớc lớn bốc hơi khỏi cây, mang theo sức nóng bay đi.
Nhờ vậy, cây đƣợc làm mát không bị cháy khô và không khí xung quanh cũng
dịu đi dù nắng hè đang gay gắt.
* Vai trò của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời
Đối với đời sống con ngƣời, nƣớc tham gia vận chuyển các chất dinh
dƣỡng, các sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi chất, điều hoà nhiệt
độ cơ thể.
Cũng nhƣ không khí và ánh sáng, nƣớc không thể thiếu đƣợc trong
cuộc sống của con ngƣời, nhất là nƣớc sạch. Trong quá trình hình thành sự
sống trên trái đất thì nƣớc và môi trƣờng nƣớc đóng vai trò rất quan trọng.
Nƣớc tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Trong quá trình trao đổi
chất, nƣớc có vai trò trung tâm. Nƣớc là dung môi của rất nhiều chất và đóng
vai trò dẫn đƣờng cho muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cƣ, nƣớc phục
vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
ngƣời dân. Nƣớc là tài nguyên của thiên nhiên, là yếu tố cần thiết để duy trì
sự sống. Nƣớc sạch là một hàng hóa đáp ứng nhu cầu bức thiết của con ngƣời
để tồn tại, là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của xã hội vì

nó góp phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng
đồng con ngƣời. Do vậy, Chính phủ các nƣớc nói chung và Chính phủ Việt
Nam nói riêng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ, duy trì, phát triển nguồn
nƣớc để phục vụ đời sống con ngƣời. Nƣớc còn đóng một vai trò rất quan
trọng trong sản xuất, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nếu
mọi ngƣời trên trái đất đều đƣợc sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống, sinh hoạt
thì sẽ giảm đáng kể các loại bệnh tật do không đƣợc sử dụng nƣớc sạch gây
nên nhƣ bệnh: dịch tả, phụ khoa…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm
có nguyên nhân liên quan tới nguồn nƣớc bị ô nhiễm, vệ sinh môi trƣờng và ý
thức vệ sinh cá nhân kém của ngƣời dân. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp
đang xuất hiện rẩt nhiều tại một số địa phƣơng. Ngoài ra, có nhiều bệnh
truyền nhiễm khác cũng liên quan tới nguồn nƣớc nhƣ: Tả, thƣơng hàn, các
bệnh về đƣờng tiêu hoá, viêm gan A, viêm não… Tại Hội thảo do Viện Tài
nguyên Môi trƣờng và Công nghệ sinh học - Đại học Huế (IREB) phối hợp
với Bộ TN&MT và Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên
thiên nhiên (IUCN) tổ chức tại Huế, năm 2011 cả nƣớc có 992.137 ngƣời dân
nông thôn bị tiêu chảy, 38.529 ngƣời mắc lỵ trực khuẩn, 3.021 ngƣời mắc
thƣơng hàn do sử dụng nƣớc sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, trong đó 88%
trƣờng hợp mắc bệnh là do thiếu nƣớc sạch.
Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc
các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn, song các bệnh liên quan tới nƣớc và vệ
sinh môi trƣờng vẫn là vấn đề lớn về sức khỏe ở Việt Nam. Bệnh tiêu chảy là
một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi
toàn quốc, làm cho khoảng 250.000 ngƣời phải nhập viện mỗi năm.
Theo ƣớc tính mới đây, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc,

giun móc và giun đũa. Đó cũng là một phần lý do tại sao Việt Nam vẫn là một
trong những nƣớc có tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em cao nhất ở Đông Á mà
hầu hết các bệnh nhiễm trùng đƣờng ruột đều do các loại vi khuẩn, vi rút gây
lên. Tuy nhiên, do thời gian tồn tại của từng loại vi sinh vật gây bệnh có khác
nhau nên đặc điểm từng loại bệnh dịch cũng khác nhau và thời gian kéo dài ổ
dịch cũng khác nhau. Do đó nếu không đƣợc sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh
thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn. Nhiều khi do sự thiếu hiểu biết của
ngƣời dân và với suy nghĩ đơn giản là nguồn nƣớc tự khai thác tại gia đình nhƣ
nƣớc giếng, nƣớc mƣa không có mùi vị lạ, không đục là nƣớc sạch, nên ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
dân đã sử dụng phải nguồn nƣớc không đảm bảo vệ sinh, có chứa nhiều chất gây
hại cho sức khỏe mà không biết, dẫn đến việc mắc phải các loại bệnh dịch.
Chính vì vậy, việc triển khai các chƣơng trình cung cấp nƣớc sạch cho
ngƣời dân đang đƣợc Chính phủ hết sức quan tâm với mục tiêu đến năm 2020
100% dân số đƣợc cấp nƣớc sạch với tiêu chuẩn 165 lít/ngƣời/ngày.
1.1.2. Khái niệm, nội dung và sự cần thiết quản lý nhà nước về khai thác,
sử dụng tài nguyên nước
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc.
* Khái niệm về quản lý: Quản lý là sự tác động có mục đích vào một
đối tượng nào đó nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Nói các khác, đó
là quá trình tạo ra, duy trì, điều chỉnh sự vật, sự việc nhằm đạt được những
mục tiêu đã định trước.
* Khái niệm về quản lý nhà nƣớc: Quản lý nhà nước là sự tác động có
tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình kinh tế,
xã hội và hành vi của con người nhằm duy trật tự pháp luật, phát triển kinh
tế, xã hội theo những mục tiêu của đất nước trong từng thời kỳ.

"Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước" đƣợc
hiểu là nhà nƣớc tác động, điều chỉnh hành vi con ngƣời, các mối quan hệ và
sự phát triển kinh tế, xã hội bằng luật pháp, cơ chế, chính sách và thực lực
(sức mạnh) của mình.
Pháp luật thể chế hoá đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, là thể hiện ý chí
của nhân dân, phải đƣợc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. Tuân theo
pháp luật là chấp hành đƣờng lối của Đảng và phục tùng ý chí của toàn dân.
b. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc.
Quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên nước là sự tác động
bằng pháp luật, cơ chế chính sách đối với các tổ chức và cá nhân trong việc
khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước nhằm tối đa hoá lợi ích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính
bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu.
1.1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Nội dung quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc rất rộng. Song nội dung
quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc bao gồm:
+ Tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc
nhƣ: bố trí xắp xếp vị trí việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực của từng vị trí
+ Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách quản lý việc
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc nƣớc nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng nƣớc hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên nƣớc và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nƣớc do các hoạt
động của con ngƣời gây ra
+ Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo
vệ tài nguyên nƣớc

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nƣớc về khai thác sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc cụ thể phân công, phân nhiệm để thực hiện
đƣợc các nội dung sau:
- Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, cơ chế chính sách về khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc
- Phổ biến tổ chức triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch
khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc
- Xây dựng và thực hiện các quy trình, thủ tục cấp phép khai thác , sử
dụng tài nguyên nƣớc
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực và hiệu quả của
quản lý
+ Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách pháp luật về khai thác,
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc và xử lý vi phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.1.2.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc là để đảm bảo
khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc theo phƣơng thức tổng hợp, toàn
diện và hiệu quả cao, đảm bảo an ninh nguồn nƣớc quốc gia cho trƣớc mắt và
lâu dài, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an sinh xã
hội và quốc phòng, an ninh trƣớc diễn biến của biến đổi khí hậu, nƣớc biển
dâng và sự suy giảm nguồn nƣớc.
1.1.3. Yêu cầu và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai
thác, sử dụng tài nguyên nước
1.1.3.1. Yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài
nguyên nước
a. Đối với bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý phải tinh gọn. hiệu lực, hiệu quả
b. Đối với hoạt động quản lý:

- Quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phải rõ ràng, minh bạch,
đúng pháp luật.
- Nghiệp vụ quản lý: Thủ tục đăng ký, cấp phép kiểm tra phải đơn giản,
dễ hiểu, dễ thực hiện và thuận tiện cho các tổ chức và cá nhân.
c. Đối với kết quả quản lý: Phải đảm bảo quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử
dụng các nguồn nƣớc đảm bảo việc khai thác, sử dụng nƣớc đúng pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, hợp lý, an toàn, tiết kiệm, phát triển bề vững và bảo vệ
đƣợc các nguồn nƣớc.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý
+ Về tổ chức và hoàn thiện bộ máy
- Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý
- Số lƣợng và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý
- Bố trí vị trí việc làm phù hợp với trình độ, chuyên môn của đội ngũ
cán bộ quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
+ Về hoạt hoạt động nghiệp vụ và kết quả quản lý nhà nƣớc về khai
thác, sử dụng:
- Số lƣợng và tỷ lệ % công trình khai thác nƣớc mặt tập trung đƣợc
kiểm soát về chất lƣợng, lƣu lƣợng nƣớc khai thác sử dụng.
- Số lƣợng và tỷ lệ % công trình khai thác nƣớc đƣợc cấp phép hoạt động.
- Số lƣợng và tỷ lệ % công trình khai thác, sử dụng nƣớc có báo cáo định
kỳ trên tổng số công trình đƣợc cấp phép khai thác, sử dụng đang quản lý.
- Số lƣợng các công trình khai thác nƣớc tại các nguồn nƣớc không
đảm bảo chất lƣợng và trữ lƣợng.
- Tỷ lệ % các công trình khai thác, sử dụng nƣớc tại các nguồn nƣớc
không đảm bảo chất lƣợng và trữ lƣợng với tổng số công trình khai thác nƣớc.
+ Về hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận

thức của ngƣời dân có các chỉ tiêu:
- Số buổi và số ngƣời đƣợc phổ biến chính sách pháp luật về khai thác,
sử dụng tài nguyên nƣớc.
- Số tài liệu tuyên truyền đƣợc phát hành.
+ Bảo vệ tài nguyên:
- Số lƣợng và tỷ lệ % sông ngòi đƣợc duy trì dòng chảy vào mùa khô
trên tổng số các sông ngòi chính đƣợc quản lý.
- Số lƣợng và tỷ lệ các đoạn sông đƣợc khôi phục cải thiện chất lƣợng
nƣớc trên tổng số các đoạn sông bị ô nhiễm.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về khai thác,
sử dụng tài nguyên nước
* Các yếu tố khách quan:
+ Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
- Địa hình, đất đai, khí hậu: ảnh hƣởng đối với nguồn trữ lƣợng nƣớc
- Đƣờng giao thông: hệ thống đƣờng giao thông, phƣơng tiện giao
thông ảnh hƣởng tới việc đi lại trong quá trình quản lý tài nguyên nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Điều kiện thông tin liên lạc: điện thoại cố định, điện thoại di động,
+ Điều kiện kinh tế: sự tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu
ngƣời ảnh hƣởng đến quản lý tài nguyên nƣớc, khi kinh tế đầy đủ, cuộc sống
không thiếu thốn chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời đƣợc quan tâm nhiều hơn.
+ Dân cƣ: ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài nguyên nƣớc, dân cƣ
đông đúc đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn nƣớc tăng lên, chất thải ra môi
trƣờng nhiều hơn, chi phí bỏ ra để xử lý các vấn đề về môi trƣờng, chất lƣợng
sống, ngày càng tăng và ngƣợc lại
+ Văn hóa – xã hội: Trình độ văn hóa, mặt bằng dân trí ảnh hƣởng đến
nhận thức của ngƣời dân, tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong công

tác quản lý; Phong tục, tập quán canh tác, sinh sống, liên quan đến việc khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc
* Các yếu tố chủ quan:
+ Pháp luật, cơ chế chính sách nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng:
Pháp luật với tƣ cách là điều tiết hành vi của các thành viên trong xã hội nên
có tác dụng rất lớn trong việc định hƣớng quá trình khai thác và sử dụng
TNN. Với tƣ cách là công cụ điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong xã hội,
pháp luật có thể bảo vệ TNN hiệu quả bằng cách đƣa ra những quy tắc xử sự
chung đối với TNN buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
+ Sự hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý tốt
giúp cho mọi ngƣời thực hiện đƣợc chức năng nhiệm vụ của mình một cách
thuận lợi và có hiệu quả hơn
+ Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý: bố trí, sắp xếp đúng ngƣời,
đúng việc và đúng theo năng lực chuyên môn, tạo điều kiện để họ phát huy tài
năng trong công việc.
+ Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý: máy tính,
phần mềm
1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác, sử dụng tài nguyên
nƣớc một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên
nước ở Singapore
Nguồn nƣớc ngọt tự nhiên của Singapore đƣợc cho là ít nhất trên thế
giới. Nguồn nƣớc mƣa, nƣớc ngầm, nƣớc ở các sông suối không đủ cho 5
triệu dân sử dụng, nhƣng đảo quốc này vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh
mẽ trong gần 50 năm. Năm 1961, Singapore phải ký 2 hiệp ƣớc nhập khẩu
nƣớc ngọt chƣa qua xử lý từ Malaysia với số lƣợng khoảng 155 triệu lít mỗi

ngày. Tình trạng lệ thuộc vào nguồn nƣớc ngọt nhập khẩu kéo dài trong nhiều
năm đã gây những tổn thất nặng cho nền kinh tế. Trƣớc thực trạng đó, chính phủ
Singapore xem chính sách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc ngọt là quốc sách
hàng đầu. Chiến lƣợc tiết kiệm, tái tạo nguồn nƣớc ngọt và sạch đƣợc đặt ra và
thực hiện bằng nhiều biện pháp gắn với lộ trình phát triển cụ thể của đất nƣớc.
Một là: Nâng cao chất lƣợng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nƣớc,
xây dựng ý thức tự quản và tự thực hành tiết kiệm cho mỗi ngƣời dân. Chính
phủ thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động mỗi ngƣời
dân nâng cao ý thức về sự cần thiết phải thực hành tiết kiệm hàng ngày. Việc
tiết kiệm nƣớc đƣợc thực hiện bằng các hành động cụ thể, diễn ra ở mọi lúc,
mọi nơi. Từ năm 2003, cuộc vận động tuyên truyền tiết kiệm nƣớc luôn đƣợc
tiến hành sâu rộng trên toàn quốc. Khẩu hiệu “mỗi ngƣời dân dân tiết kiệm
5% lƣợng nƣớc sinh hoạt trong một tháng” đã thu hút 250.000 hộ dân trên 70
khu vực của toàn lãnh thổ cam kết thực hiện. Một trong các nhóm giải pháp
đƣợc hƣớng dẫn và đạt kết quả cao là “7 biện pháp tiết kiệm nƣớc”, gồm: (1)
kiểm tra hóa đơn nƣớc hàng tháng để có biện pháp tiết giảm; (2) Chỉ xối nƣớc
cần thiết khi tắm; (3) Mở lƣợng nƣớc vừa đủ khi rửa rau, rửa bát; (4) Chỉ giặt
máy giặt khi đủ công suất máy; (5) Dùng nƣớc xả của máy giặt để rửa bồn
cầu, nhà vệ sinh; (6) Không để cho nƣớc rò rỉ ở các van và các mối nối dù chỉ
một giọt; (7) Chỉ dùng ½ lƣợng nƣớc trong bồn xả có thể làm sạch bồn cầu
sau khi đi vệ sinh. Bằng cách đó, mỗi gia đình có thể tiết kiệm đƣợc 15-20 lít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
mỗi ngày. Cuộc vận động tuyên truyền thực hành tiết kiệm nƣớc trên toàn
quốc nhanh chóng thu đƣợc kết quả khả quan. Số liệu điều tra, thống kê hàng
năm của chính phủ về thực trạng tiêu dùng nƣớc cho thấy vào cuối những
năm 90 của thế kỷ XX, mỗi ngƣời dân sử dụng hết 176 lít nƣớc mỗi ngày.
Đến năm 2003 còn 162 lít/ ngày/ ngƣời, năm 2012 chỉ cồn 155 lít/ ngày/

ngƣời. Singapore đã giảm đƣợc tỷ lệ thất thoát nƣớc về mức thấp nhất
(khoảng 4.6% bằng với Nhật Bản).
Bên cạnh đó chính phủ Singapore áp dụng cách tính giá nƣớc theo
phƣơng pháp lũy tiến và thu thêm các loại thuế, phí (thuế bảo vệ nguồn nƣớc,
phí sử dụng nƣớc trên định mức tiêu thụ ), thu theo mục đích sử dụng.
Hai là, phát triển mọi khả năng khai thác nƣớc ngọt, đảm bảo phát triển
bền vững. Chính phủ thực hiện nhiều dự án phát triển nguồn nƣớc ngọt quy
mô lớn đầy quyết tâm và sáng tạo nhƣ: tiến hành làm sạch các lòng sông, đầu
tƣ xây dựng hệ thống tích trữ, thu gom nƣớc ngọt trên toàn quốc với một đập
ngăn nƣớc sông đổ ra biển (đập Marina trên sông Singapore).
Ngoài ra, quốc gia này còn tiến hành xây dụng các nhà máy lọc nƣớc
trọng điểm với công suất lớn. Hai nhà máy lọc nƣớc biển. Trong tƣơng lai
gần, đảo quốc này dự kiến xây thêm 4 nhà máy lọc nƣớc biển để có thể đáp
ứng đƣợc 20% nhu cầu tiêu dùng nƣớc ngọt cho mọi hoạt đọng kinh tế - xã
hội của đất nƣớc.
Tuy nhiên thành công lớn nhất của quốc gia này là chính phủ đã hoàn
thiện hệ thống kênh dẫn, hồ chứa và cho xây dựng 5 nhà máy lọc nƣớc thải có
quy mô lớn. Công nghệ hiện đại của các nhà máy này có thể lọc đƣợc mọi
loại nƣớc thải thành nƣớc sinh hoạt. Để tạo thêm nguồn thu cho đất nƣớc,
Singapore còn biến “Dây chuyền sản xuất “nƣớc mới” thành một điểm đến du
lịch để khách tham quan khám phá “ sự tái sinh của nƣớc”.
Thứ ba, chính phủ có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các
tập thêr, cá nhân có thành tích xuất sắc vào công cuộc bảo vệ, phát triển

×