Bài 8: Kỹ thuật quản lý đầu nguồn
Mục tiêu của quản lý đầu nguồn:
Một là, phục hồi những vùng đất hoang hóa, đất sử
dụng sai mục đích, hoặc những vùng đất khác có
nguy cơ cao về xói mòn, rửa trôi và lắng đọng.
Hai là, bảo vệ những vùng đặc biệt nhạy cảm và
ngay cả những vùng đất thông thường.
Ba là, nâng cao những đặc tính tốt của tài nguyên
nước. Điều này được thực hiện thông qua làm thay
đổi một số đặc điểm của vùng đầu nguồn, qua đó có
ảnh hưởng đến quá trình thủy văn và chất lượng
nước.
8.1. Bảo vệ đầu nguồn:
Có hai nhóm kỹ thuật cần xem xét bảo vệ đầu
nguồn:
- Trồng rừng hay tái tạo lại lớp thảm thực vật trên
sườn dốc để bảo vệ lưu vực và sản xuất nông lâm
sản.
- Tạo các bậc thang trên sườn dốc để canh tác theo
hướng bảo tồn.
8.2. Phục hồi vùng đầu nguồn
Các phương pháp phục hồi vùng đầu nguồn nhiệt đới cần
tuân theo những nguyên tắc đã được thừa nhận dưới đây:
- Triệt tiêu hoặc hạn chế những nguyên nhân gây ra
sự nhiễu loạn và thoái hóa vùng đầu nguồn.
- Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật
rừng trên đất trống, đồi núi trọc
- Phân dòng nước để không ảnh hưởng xấu đến
đường xá và cơ sở hạ tầng.
- Khoanh vùng các diện tích ít xung yếu để sử dụng
hợp lý, hiệu quả.
a. Trồng rừng và phục hồi rừng:
Trồng rừng: Việc chọn loài cây trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn nhằm tăng sản lượng nước cần chú ý 4 vấn đề:
Một là, thực bì được chuyển dần từ các loài cây có bộ rễ ăn
sâu sang cây có hệ rễ ăn cạn.
Hai là, độ che phủ của thực vật được thay đổi từ loại cây có
khả năng giữ nước trên tán lá sang loại cây ít có khả năng giữ
nước hơn trên tán lá.
Ba là, cần ưu tiên những loài có phiến lá nhỏ.
Bốn là, loại cây đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm
góp phần tăng thu nhập mà không làm ảnh hưởng xấu đến
khả năng phòng hộ của rừng.
Về nguyên tắc, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng
giống như trồng rừng nói chung, tuy nhiên có một số điểm
khác biệt đáng chú ý sau đây:
- Xử lý thực bì: không phát dọn toàn diện mà thường
chỉ xử lý cục bộ ở những khu vực đào hố cây trồng.
Thực bì phát dọn không đốt mà tập trung thành đống
nhỏ xếp ngang theo đường đồng mức. Cây bụi, cây
tái sinh có trên đất rừng cần phải giữ lại để nuôi
dưỡng, tạo rừng hỗn loài, đa tầng.
- Làm đất chỉ tiến hành cục bộ bằng phương pháp
đào hố. Những nơi áp dụng cơ giới cần chú ý làm
đất theo đường đồng mức.
- Phương thức trồng rừng: hỗn giao hoặc thuần loài trên diện hẹp.
Có thể hỗn giao giữa cây phòng hộ chính với cây phụ trợ hoặc giữa
các cây phòng hộ với nhau.
Phương thức trồng rừng phải nhằm tạo ra kết cấu rừng hợp
lý, theo hướng hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của tầng lâm hạ
che phủ, bảo vệ đất.
Ở những nơi đất đã bị thoái hóa lâu ngày, tầng đất mỏng có
thể áp dụng trồng rừng theo 2 bước:
- Trồng cây cải tạo và che phủ đất như Thời gian kéo dài
khoảng 1 – 3 năm tùy tình hình cụ thể;
- Sau đó trồng rừng như đã mô tả ở trên.
- Kỹ thuật trồng: khi trồng cần chú ý tạo mặt bằng
cục bộ ở hố trồng cây, phần phía dưới gốc nên đắp
gờ cao hơn phía trên dốc một chút để giữ nước cho
cây.
- Mật độ trồng rừng: thường dày hơn so với trồng
rừng kinh tế để rừng nhanh chóng khép tán và phát
huy chức năng phòng hộ.
Khoanh nuôi phục hồi rừng: có 2 mức độ tác động
* Mức độ tác động thấp: Quản lý bảo vệ là chính, bao gồm
các nội dung:
- Cấm chăn thả đại gia súc
- Đối với các loại cây rừng dễ cháy cần có biện pháp phòng
cháy, chữa cháy rừng.
- Bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục
đích
- Được phép tận dụng cây chết khô, sâu bệnh và lâm sản
phụ.
- Được phép trồng bổ sung cây công nghiệp lâu năm, cây lấy
quả, cây đặc sản có độ tán che phủ như cây rừng do dân tự
bỏ vốn đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư trồng bổ sung.
* Mức độ tác động cao: Những nơi có điều kiện cho
phép có thể áp dụng thêm các kỹ thuật sau:
- Phát dọn dây leo, bụi rậm tạo điều kiện cho cây
mục đích tái sinh phát triển.
- Cuốc xới đất theo rạch hoặc theo đám để giữ hạt
và tạo điều kiện cho hạt nảy mầm.
- Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dày sang chỗ thưa.
- Tra dặm hoặc trồng bổ sung các loài cây mục đích
(cây gỗ, cây đặc sản) ở các khoảng trống lớn trên
1000 m
2
hoặc xen kẽ trong tán rừng.
* Mức độ tác động cao: (tiếp):
- Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi: tùy loại cây để lại gốc
chồi có độ cao thích hợp, mặt cắt phải nhẵn, có độ
nghiêng để thoát nước, không bị dập
- Phát dọn và vun xới quanh cây mục đích và cây
trồng bổ sung, mỗi năm 1 – 2 lần trong 2 – 3 năm
đầu.
- Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, chặt tỉa những
cây quá dày.
- Đối với rừng tre nứa: không lấy măng trong giai
đoạn khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh. Chặt và tận dụng
hết các cây bị sâu bệnh, gẫy dập, cụt ngọn.
b. Bảo tồn đất:
Có nhiều biện pháp bảo tồn đất và nước, như trồng
rừng, xây đập, đắp hố bẫy đất, kiểm soát dòng chảy và
sạt lở đất, làm đất bậc thang, trồng cây và cỏ ở dọc
đường ranh giới…
Có thể phân chia hai nhóm sau:
- Các biện pháp liên quan đến kỹ thuật canh tác, phục
vụ cho việc duy trì và nâng cao sản lượng trong thời
hạn trước mắt.
- Các dự án kiểm soát xói mòn, nhằm phục vụ cho việc
ngăn chặn xói mòn và thoái hóa đất trong thời hạn dài
hơn
c. Cải thiện đồng cỏ:
- Quyền chiếm dụng, sử dụng
- Sự suy thoái và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Kiểm soát việc chăn thả: sản suất thức ăn gia súc, cải thiện
điều kiện chuồng trại, xác định phạm vi vùng chăn thả,
thống nhất phương thức chăn thả, nâng cao năng suất vật
nuôi, bảo vệ đất và tạo điều kiện cho sự phục hồi của lớp
thảm thực vật, tập trung phân hữu cơ để cung cấp cho cây
trồng và giảm chi phí phân bón
c. Nông lâm kết hợp
e. Kiểm soát khai thác lâm sản, khoáng sản
Sơ đồ 3.1: Mục tiêu và chương trình bảo tồn đất
- Đất có nguy cơ suy thoái
- Đất mất khả năng sản xuất
Trồng rừng
Xây đập
Trồng cây
Kiểm soát xói mòn
Bảo tồn đất
- Điều kiện thủy văn tối ưu
- Sản lượng nước gia tăng
- Lũ lụt được kiểm soát
- Sức tải của đất tăng lên
- Sức SX của đất tăng lên
- Xói mòn được kiểm soát
Môi trường
trong sạch
Thu nhập của nông dân tăng lên Tài nguyên đất và nước của quốc gia bền vững
Lưu vực được quản lý hiệu quả
f. Kiểm soát xói mòn rãnh và sạt lở đất
+ Kiểm soát xói mòn rãnh: San lấp, tạo hình cho rãnh,
trồng cây bụi. Ở khu vực có cường độ mưa lớn: xây dựng
đập, tạo bậc thang sau đó trải đá, đóng cọc và trồng cây
+ Kiểm soát sạt lở đất nhờ quản lý rừng:
- Chặt trắng: không được áp dụng đặc biệt là vùng ven
sông suối, hồ chứa …
- Chặt dần,
- Chặt chọn,
- Tái sinh chồi,
- Phòng chống lửa rừng
- Chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp và
rừng tự nhiên.
8.3. Cải thiện đầu nguồn cho nâng cao hiệu ích nguồn
nước:
a. Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn:
b. Xây dựng các vành đai bảo vệ dòng sông:
c. Quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn: quản lý đầu nguồn,
kiểm soát xói mòn, các khía cạnh về tưới tiêu, thủy điện,
nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế, môi trường, con người
và xã hội …
8.4. Quy hoạch phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ở
Việt nam: