Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quản lý lưu vực - Giám sát và đánh giá tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.93 KB, 13 trang )

Bài 9: Giám sát và đánh giá các tác động
Giám sát và đánh giá tác động trên lưu vực bao gồm
những nội dung cơ bản sau:
- Mô tả những hành động đã thực hiện, nêu rõ mục tiêu của
chúng, và mô tả những tác động gây ra.
- Mối quan hệ của các hành động đã thực hiện với dự án
quản lý đầu nguồn, kế hoạch sử dụng đất, những chính sách
và giải pháp đối với vùng chịu ảnh hưởng.
- Những tác động tích cực và tiêu cực của những hành động
thực hiện có thể xảy ra đối với vùng đầu nguồn, cũng như hậu
quả trực tiếp và gián tiếp của nó đến môi trường.
- Lựa chọn các hành động được đề nghị (bao gồm cả loại bỏ
một số hành động gây hậu quả xấu đến vùng đầu nguồn)
- Bất kể tác động nào đến môi trường và đến vùng
đầu nguồn mà không thể tránh được thì phải đưa ra
dự báo.
- Những tác động có thể xảy ra chỉ có thể dự báo
nhờ công cụ thống kê, mô hình hóa
- Mối quan hệ giữa việc sử dụng vùng đầu nguồn
trong thời gian trước mắt và với việc duy trì, nâng
cao sức sản xuất của nó trong tương lai.
Giám sát và đánh giá tác động lưu vực bao
gồm những nội dung cơ bản sau (tiếp theo):
9.1. Đầu nguồn: sử dụng đất, sản xuất và thu nhập:
Phương pháp tổng quát để đánh giá tác động:
- Sự thay đổi trong sử dụng đất và độ che phủ của lớp thảm
thực vật: sử dụng số liệu thu thập từ ảnh viễn thám và ảnh vệ
tinh theo định kỳ 5 – 10 năm để đánh giá; sử dụng phương
pháp chọn mẫu phù hợp với mục tiêu cụ thể để thu thập các
thông tin cần thiết.
- Lợi ích gia tăng cho nông hộ: lựa chọn nông hộ để đánh giá,


khảo sát theo định kỳ để so sánh với đường cơ sở, thiết kế
mẫu biểu điều tra về các chỉ tiêu quan tâm (sản xuất, thu
nhập, tiêu dùng…)
- Các lợi ích kinh tế - xã hội khác: điều tra khảo sát theo định
kỳ 5 – 10 năm để so sánh kết quả hiện thời với đường cơ sở,
tiến hành những cuộc khảo sát đặc biệt nếu cảm thấy cần
thiết.
9.2. Hạ nguồn: bồi lấp, lũ lụt và chất lượng nước:
a. Đối với các lợi ích giảm xói mòn và bồi lấp:
- Thiết lập hệ thống theo dõi khí tượng – thủy văn để thu thập
và giám sát số liệu về lượng mưa, dòng chảy sông suối, bồi
lấp để phân tích dài hạn và so sánh.

- Thu thập các số liệu về tốc độ và trữ lượng bồi lấp bùn cát
tại lòng hồ, lòng sông.

- Thiết lập các bãi đo dòng chảy trên sườn dốc để thu thập và
phân tích số liệu về dòng chảy và xói mòn đất dưới các trạng
thái thảm thực vật khác nhau.
b. Đối với các lợi ích giảm lũ lụt:
- Thiết lập hệ thống theo dõi mưa và dòng chảy sông
suối như ở trên.
- Sau những trận mưa lũ dữ dội, cần khảo sát tác hại
để so sánh với số liệu dự báo và với trạng thái ban
đầu.
Các phương pháp đánh giá:
Đánh giá hiệu ích nuôi dưỡng nguồn nước:
Trong một trận mưa, tổng dung lượng tích giữ nước của đất
rừng (W1) được biểu thị như sau:
W1 = Wr + Wm + WL + Wg


W1: là tổng dung lượng tích giữ nước qua trận mưa của đất rừng (tấn)
Wr: là lượng giữ nước trong khe hổng phi mao quản của đất (tấn)
Wm: là lượng tích giữ nước hữu hiệu trong khe hổng mao quản của đất
(tấn)
WL: Là lượng ngăn giữ nước của lớp thảm mục (tấn)
Wg: là lượng hứng giữ nước mưa của tán rừng (tấn)
Khả năng nuôi dưỡng nguồn nước của đất rừng chính là khả
năng chuyển hóa dòng chảy trên mặt đất thành dòng thấm
bên trong đất, cũng tức là khả năng điều tiết dòng chảy trên
mặt đất của nó. Khả năng nuôi dưỡng nguồn nước của đất
rừng qua các trận mưa (F1) được biểu thị như sau

F1 = Wt + W1
Trong đó:
F1: Là lượng nước nuôi dưỡng của đất rừng qua trận
mưa (tấn)
Wt: là lượng nước giữ lại của đất rừng (tấn)
W1: Là lượng nước thấm ổn định của đất rừng (tấn)
Đánh giá hiệu ích phòng lũ:
Lượng chứa nước lũ hữu hiệu của đất rừng được biểu thị
như sau:
Ie = (ec - qo ). h
Trong đó:
Ie: là khả năng (lượng chứa nước lũ hữu hiệu (mm)
ec: là độ xốp mao quản (%)
qo là hàm lượng nước tự nhiên trong đất trước mùa
mưa (%)
h: là diện tích khu rừng (ha).
Đánh giá hiệu ích phòng chống xói mòn đất:

Việc đánh giá hiệu ích phòng chống xói mòn đất của rừng có
thể dựa vào một trong hai công cụ dưới đây:
- Phương trình mất đất biến đổi (USLE) Wischmeri (1962):

Do phương trình này có độ tin cậy cao, tính thông dụng rất
lớn, độ chính xác cao, ít bị hạn chế bởi tính khu vực, nên nó
được ứng dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới:
A = R . K . L . S . C . P
Phương trình mất đất biến đổi (USLE) như sau:
A = R . K . L . S . C . P
Trong đó:
A là lượng xói mòn đất (kg/m
2
/năm
R là lực xói mòn của nước mưa (J/m
2
)
K là tính dễ bị xói mòn (xâm thực của đất)
L là chiều dài của dốc (m)
S là độ dốc (%)
C là nhân tố thực vật
P là nhân tố biện pháp khống chế xói mòn đất.
- Phương pháp sai lệch cao trình: đây là phương pháp tính
lượng đất xói mòn bình quân năm trên một tiểu lưu vực được
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định căn cứ về
những thay đổi về cao trình của những điểm xác định, trong
một khoảng thời gian nào đó của lưu vực.
Vì lượng đất xói mòn là lượng biến đổi về thể tích một loại đất
ở một khu vực, nên được biểu thị bằng công thức sau:
S = V1 - V2 = ∑ ∑ DX . DY [(Zij)1 – (Zij)2)]

Trong đó:
S là sản lượng đất xói mòn bình quân năm (m3)
DX, DY là chiều dài và chiều rộng thực tế của lưới ô
vuông (m)
n, n là số hàng dọc, hàng ngang của lưới ô vuông
Zij là trị số cao trình của lưới ô vuông (m).
Đánh giá hiệu ích kinh tế của rừng nuôi dưỡng nguồn
nước:
Biểu thức tính toán hiệu ích kinh tế về nuôi dưỡng nguồn
nước của rừng phòng hộ trong vùng đầu nguồn như sau:
M = DW . I
Trong đó
M là giá trị tính toán hiệu ích kinh tế về nuôi dưỡng
nguồn nước của rừng phòng hộ (đồng)
DW là trị số hiệu ích về nuôi dưỡng nguồn nước của
rừng phòng hộ (m
3
)
I là chi phí xây dựng một đơn vị dung tích đập nước
(đồng/m
3
).
Tổng hiệu ích hàng năm (Mnăm) của rừng nuôi dưỡng nguồn
nước sẽ là
Mnăm = MDW + M1 + Ms
Trong đó
MDW là trị số tính toán hiệu ích kinh tế nuôi dưỡng
nguồn nước trong năm (đồng/năm)
M1 là trị số tính toán hiệu ích kinh tế lượng chứa nước
lũ hữu hiệu trong năm (đồng/năm)

Ms là trị số tính toán hiệu ích kinh tế phòng chống xói
mòn đất trong năm (đồng/năm)

×