Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thưc trang tác động của năng suất yếu tố tổng hợp tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.19 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………….……2
I. Tổng quan về lý thuyết……………………………………………...3
1. Một số khái niệm chung về tăng trưởng kinh tế………………………..3
1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế……………………………………….3
1.2 Nội hàm của tăng trưởng kinh tế…………………………………….3
1.3 Bản chất của tăng trưởng kinh tế…………………………………….5
2. Năng suất các yếu tố tổng hợp trong mối quan hệ với tăng trưởng
kinh tế…………………………………………………………………6
2.1 Khái niệm năng suất các yếu tố tổng hợp…………………………...6
2.2 Bản chất……………………………………………………………..6
2.3 Ảnh hưởng của yếu tố năng suất yếu tố tổng hợp đến tăng trưởng kinh
tế………………………………………………………………………7
II. Thưc trang tác động của năng suất yếu tố tổng hợp tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam………………………………………………….8
1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam………………………..8
2. Đóng góp của TFP đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam…………...15
3. Đánh giá chung về tác động của TFP đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam…………………………………………………………………...18
3.1 Vai trò……………………………………………………………….18
3.2 Nguyên nhân………………………………………………………...19
III. Một số kiến nghị, kết luận……………………………………………..21
KẾT LUẬN………………………………………………………………..24
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU

Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế
có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có
kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng


lạm phát.
Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng
góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và
sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng
57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp
23%.
Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng
trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ
trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay.
Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng
tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn
chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo
chiều sâu.
Để thấy được tầm quan trọng của năng suất yếu tố tổng hợp đến tăng
trưởng kinh tế ngoài những yếu tố cố hữu vốn và lao động và từ đó tìm
hướng đi cho nền kinh tế theo chiều sâu ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Tổng quan về lý thuyết.
1. Một số khái niệm chung về tăng trưởng kinh tế
1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước
trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các
quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát
triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước
phát triển.
Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất
trong nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn
đề này cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng được thể hiện ở
quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít,còn
tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh
sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có
thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản
ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc
tính bình quân trên đầu người.
1.2 Nội hàm của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định( thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở
quy mô và tốc độ.
- Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít:
∆Yt = Yt - Yt-1
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và
phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì:
g = (∆Yt /Yt-1)*100
* Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
 Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự
đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng
lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFP)
 Vốn:
Là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích luỹ lại cộng
với tài nguyên thiên nhiên.Vốn được thể hiện dưới hai hình thức: Hiện vật
và tiền tệ. Vốn bằng hiện vật được thể hiện ở lượng lương thực bình quân
trên một đầu người ở Việt Nam. Vốn bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu
GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên

đầu người
Mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư gọi là hiệu suất sử
dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR. Những nền kinh tế thành công thường
là: Tăng 3% vốn đầu tư thì tăng 1% GDP.Vai trò của nhân tố vốn đối với
tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử
dụng vốn.
 Lao động
Là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là con người có
sức khỏe, có trí tuệ, kỹ năng cao, ý chí và nhiệt tình lao động, được tổ chức
hợp lý. Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững vì:
Con người sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ, và sử dụng chúng để sản xuất.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nếu không có con người các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.Vì
vậy, phát triển giáo dục - đào tạo, y tế... là để phát huy nhân tố con người
 Năng suất các nhân tố tổng hợp:
TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng
suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu.
Gần đây, trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện thông tin đại
chúng, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số
ICOR.
Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản
mà các chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng
trưởng GDP. Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược
lại.
 Tăng trưởng kinh tế xét ở yếu tố đầu ra có ba yếu tố đóng góp. Đó là
sự đóng góp của tiêu dùng cuối cùng, của tích luỹ tài sản, của xuất khẩu
ròng (xuất khẩu ròng được tính bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
Trong phạm vi của bài viết chúng ta sẽ chỉ đề cập đến tăng trưởng kinh tế
khi xét đến các yếu tố đầu vào mà cụ thể là yếu tố TFP và mối quan hệ của

yếu tố này vớ các nhân tố đầu vào khác.
1.3 Bản chất của tăng trưởng kinh tế
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng
của nền kinh tế. Ta thấy tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế mặc dù rất quan trọng nhưng chỉ mới là điều kiện cần
của phát triển kinh tế. Điều kiện đủ của phát triển kinh tế là trong quá trình
tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục
5

×