Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.41 KB, 118 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



LÊ VĂN PHÁT


GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN
CON NGƯỜI (HDI) TỈNH BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần ðình Thao


Hà Nội - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi cam ñoan rằng bản Luận văn “Giải pháp nâng cao Chỉ số phát triển


con người (HDI) tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Lê Văn Phát









Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tôi ñã
nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân

ñây tôi xin ñược bày tỏ lòng cảm ơn của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS.
Trần ðình Thao ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô
trong Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn, Viện sau ñại học ñã giúp ñỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Cục Thống kê, Sở Giáo dục và ðào
tạo, Sở Kế hoạch và ðầu tư tỉnh Bắc Ninh ñã nhiệt tình cung cấp thông tin
cho ñề tài.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi ñã nhận ñược sự
ñộng viên của cơ quan, bạn bè và gia ñình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự quan
tâm quý báu ñó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

iii

Lê Văn Phát
MỤC LỤC
Phần I: Mở ñầu 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vị nghiên cứu 4

Phần II: Tổng quan của tài liệu 5

2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài 5

2.1.1 Cơ sở lý luận về Chỉ số phát triển con người (HDI) 5

2.1.1.1 Quan ñiểm của thế giới về Chỉ số HDI 5

2.1.1.2 Công dụng của Chỉ số HDI 10

2.1.1.3 Hạn chế của Chỉ số HDI 11

2.1.1.4 Phạm vi tính Chỉ số HDI 11

2.1.2 Các mô hình tính Chỉ số HDI 12

2.1.2.1 Chỉ số HDI theo mô hình 3 nhân tố - Mô hình tam giác,
bao gồm: Sức khoẻ - Giáo dục - Thu nhập


12

2.1.2.2 Chỉ số HDI theo mô hình 4 nhân tố - Mô hình hình thoi,
Bao gồm: Sức khoẻ - Giáo dục - Thu nhập và Lành mạnh xã hội

13

2.1.2.3 Chỉ số HDI theo 5 nhân tố - Mô hình hình sao, bao gồm:
Sức khoẻ - Giáo dục - Thu nhập - Lành mạnh xã hội và Phát triển
văn hoá cộng ñồng


14

2.1.2.4 Một số ñặc ñiểm của Chỉ số HDI 15

2.1.3 Phương pháp tính các chỉ số thành phần 16

2.1.3.1 Chỉ số tuổi thọ 17

2.1.3.2 Chỉ số giáo dục 17

2.1.3.3 Chỉ số thu nhập 19

2.2 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới khi tính Chỉ số HDI 21

2.3 Thực tiễn khi áp dụng thử nghiệm tính Chỉ số HDI trên phạm vị cả
nước và các tỉnh, thành phố


23

2.3.1 Thực tiễn việc tính Chỉ số HDI của Việt Nam 23

2.3.2 Thực tiễn khi áp dụng thử nghiệm tính Chỉ số HDI của các
tỉnh, thành phố

27

Phần III: ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu 30

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

iv

3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Vị trí ñịa lý 30

3.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội 31

3.1.3 Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh 34

3.1.3.1 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế 34

3.1.3.2 Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng ñẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa

37


3.1.3.3 Hoạt ñộng kinh tế ñối ngoại 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu 41

3.2.1 Khung phân tích 42

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 43

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 43

3.2.4 Phương pháp phân tích tài liệu 43

3.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 44

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu ñánh về tuổi thọ 44

3.3.2.Nhóm chỉ tiêu ñánh giá về giáo dục 44

3.3.3 Nhóm chỉ tiêu ñánh giá về thu nhập 44

Phần IV:Kết quả nghiên cứu và thảo luận 45

4.1 Tính Chỉ số HDI giai ñoạn 2005-2010 45

4.1.1 Tính chỉ số tuổi thọ 46

4.1.2 Tính chỉ số giáo dục 48

4.1.3 Tính chỉ số thu nhập 51


4.1.4 Tính Chỉ số HDI 54

4.2 Phân tích các chỉ số thành phần ảnh hưởng ñến Chỉ số HDI giai
ñoạn 2005-2010

54

4.2.1 Chỉ số tuổi thọ 56

4.2.2 Chỉ số giáo dục 60

4.2.3 Chỉ số thu nhập 63

4.3 So sánh Chỉ số HDI với các tỉnh, thành phố trong cả nước 79

4.4 Giải pháp nâng cao Chỉ số HDI 81

4.4.1 Phát huy lợi thế so sánh, phát triển công nghiệp và dịch vụ
theo hướng hiện ñại, ñáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và ñẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông thôn


83

4.4.2 ðẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với việc nâng cao chất
lượng môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững

84

4.4.3 Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực.

85

4.4.4 Giải quyết việc làm cho người lao ñộng 87

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

v

4.4.5 Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và ñẩy mạnh công
tác xóa ñói giảm nghèo
87

4.4.6 Dự báo Chỉ số HDI trong giai ñoạn 2011-2015 88

Phần V: Kết luận và khuyến nghị 90

5.1 Kết luận 90

5.2 Khuyến nghị 92

Danh mục tài liệu tham khảo 95

Phụ lục 97

Phụ lục 1: Trích nội dung chủ yếu Quyết ñịnh 312/Qð-TTg ngày
02 tháng 3 năm 2010 về việc ñổi mới ñồng bộ Hệ thống chỉ tiêu
Thống kê



97

Phụ lục 2: Quyết ñịnh số 43/2010/Qð-TTg ngày 02 tháng 6 năm
2010 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia và
Hệ thống chỉ tiêu Thống kê cấp tỉnh, thành phố có liên quan ñến
ñề tài



101























Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mô hình phát triển qua các giai ñoạn 9

Bảng 2.2 Giá trị biên của các thành phần tuổi thọ, giáo dục và thu nhập

16

Bảng 3.1
Diện tích, dân số, mật ñộ dân số và số ñơn vị hành chính
năm 2010
31

Bảng 3.2
Lao ñộng ñang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân giai
ñoạn 2005-2010
32

Bảng 3.3
Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (GDP) bình quân thời
kỳ 1997-2010
35

Bảng 3.4

Tốc ñộ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh
bình quân thời kỳ 1997-2010
36

Bảng 3.5
Cơ cấu GDP của tỉnh phân theo khu vực kinh tế thời kỳ
1996-2010
38

Bảng 3.6
Cơ cấu GDP của tỉnh phân theo thành phần kinh tế thời kỳ
1996-2010
39

Bảng 3.7
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu
của tỉnh thời kỳ 1996-2010
41

Bảng 4.1 Chỉ số tuổi thọ giai ñoạn 2005-2010 48

Bảng 4.2 Chỉ số giáo dục giai ñoạn 2005-2010 49

Bảng 4.3
GDP bình quân ñầu người giai ñoạn 2005-2010
(Tính theo giá so sánh 1994- tỷ giá sức mua tương ñương 1922)

52

Bảng 4.4

GDP bình quân ñầu người giai ñoạn 2005-2010
(Tính theo giá so sánh 1994- tỷ giá sức mua tương ñương 1922)

53

Bảng 4.5


Chỉ số Thu nhập bình quân ñầu người theo sức mua tương
ñương giai ñoạn 2005 – 2010
53

Bảng 4.6 Chỉ số HDI giai ñoạn 2005 – 2010 54

Bảng 4.7 Mức tăng trưởng chỉ số tuổi thọ giai ñoạn 2005-2010 57

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

vii

Bảng 4.8 Mức tăng trưởng chỉ số giáo dục giai ñoạn 2005-2010 60

Bảng 4.9

Một số chỉ tiêu về trường, lớp, số học sinh học các cấp
năm học 2005-2006 ñến năm 2010-2011
61

Bảng 4.10
Mức tăng trưởng chỉ số thu nhập giai ñoạn 2005-2010 64


Bảng 4.11
Tổng sản phẩm trên ñịa phân theo khu vực kinh tế 65

Bảng 4.12
GDP bình quân ñầu người giai ñoạn 2005-2010 70

Bảng 4.13
Thu nhập bình quân bình quân ñầu người một tháng thời
kỳ 1996 – 2008
71

Bảng 4.14
Cơ cấu thu nhập các nhóm qua các 2 năm 2004-2008 74

Bảng 4.15
Tỷ lệ số hộ nghèo ñói của tỉnh Bắc Ninh năm 2005-2010 76

Bảng 4.16
Chỉ số HDI các tỉnh, thành phố năm 2005 - 2006 80

Bảng 4.17
Dự báo Chỉ số HDI giai ñoạn 2011-2015 89

Bảng 5.1 Hệ thống chỉ tiêu Thống kê cấp tỉnh, thành phố

103


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ

Biểu ñồ 3.1 Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân ñầu người 35

Biểu ñồ 3.2 Cơ cấu GDP theo 3 khu vực kinh tế 38

Biểu ñồ 4.1 GTSXCN theo giá cố ñịnh 1994 67

Biểu ñồ 4.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu 68

Biểu ñồ 4.3 Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng 69

Biểu ñồ 4.4
ðường cong LORENZ biểu thị thu nhập dân cư 2006-
2008
75

Biểu ñồ 4.5 Tỷ lệ hộ nghèo 76


















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia ðông nam châu Á
BHYT : Bảo hiểm y tế
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
DS-KHHGð

: Dân số và Kế hoạch hoá gia ñình
FDI : ðầu tư trực tiếp của nước ngoài
GDI : Chỉ số phát triển giới
GDP : Tổng sản phẩm trong nước
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GEM : Chỉ số quyền lực giới
GNI : Tổng thu nhập quốc gia
GNP : Tổng sản phẩm quốc gia
HDI : Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)
HðKT : Hoạt ñộng kinh tế
HDR : Báo cáo phát triển con người

HDRO : Văn phòng soạn thảo báo cáo phát triển con người
HPI : Chỉ số nghèo tổng hợp
ICP : Chương trình so sánh quốc tế
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
IMR : Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi
KHHGð : Kế hoạch hoá gia ñình
KVI : Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

x

KVII : Công nghiệp và xây dựng
KVIII : Dịch vụ
LðTB&XH : Sở Lao ñộng, Thương binh và Xã hội
LMXH : Lành mạnh xã hội
PPP : Sức mua tương ñương (Purchasinh power parities)
PTTH : Phổ thông trung học
PTVHCð : Phát triển văn hóa cộng ñồng
SMTð : Sức mua tương ñương
TCTK : Tổng cục Thống kê
TðTDS : Tổng ñiều tra dân số
TH : Tiểu học
THCN : Trung học chuyên nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
UNDP : Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
UNESCO : Tổ chức Văn hoá, Giáo dục của Liên hợp quốc
UNFPA : Quỹ Dân số của Liên hợp quốc
USD : ðô la Mỹ
USD-PPP : ðô la Mỹ theo sức mua tương ñương

VNð : ðồng Việt Nam
WB : Ngân hàng Thế giới




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………


1

Phần I
MỞ ðẦU

1.1.Tính cấp thiết của ñề tài
Như chúng ta ñã biết Lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của loài người.
Trong quá trình ñó, ước mơ có một cuộc sống tự do, dồi dào về vật chất, phong
phú về tinh thần, không ngừng ñược nâng cao về tri thức của mỗi người luôn
ñược ấp ủ và theo ñuổi qua mọi thế hệ, mọi thời ñại. Tuy nhiên trong những
giai ñoạn lịch sử khác nhau, khi theo ñuổi mục ñích ñó, trọng tâm và mục tiêu
phát triển lại không hoàn toàn giống nhau. Hơn hai mươi năm lại ñây, phát
triển ñã trở thành một cơ hội thực sự cho nhiều quốc gia, nhiều cộng ñồng trên
thế giới. Hiện nay ở nước ta về cơ bản vẫn sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
(tăng trưởng của chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội -GDP) ñể ñánh giá thành
tựu phát triển của cả nước cũng như của từng tỉnh, thành phố. ðến nay, cách
nhìn nhận này không phải là hoàn toàn bất hợp lý, song sự thiên lệch quá mức
tới mục tiêu tăng trưởng ñã chi phối tới tư duy phát triển của các quốc gia
trong một thời gian dài. Với cách nhìn nhận ñó, con người với tư cách là mục
tiêu ñích thực của sự phát triển ñôi khi bị xem nhẹ. Cách nhìn thiên lệch về
phát triển như vậy ñã từng là một yếu tố cản trở mạnh mẽ quá trình phát triển

bền vững. Vì vậy, có một cách tiếp cận mới về phát triển, có tính hệ thống,
mang ñậm tính chất nhân văn ñã ñịnh hình ngày càng rõ nét trong tư duy phát
triển của nhiều quốc gia. Phát triển là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của mỗi
con người ñạt ñến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng
ñáng với con người ñã nhận ñược sự ủng hộ ngày càng rộng khắp.
ðể ño lường thành tựu phát triển con người, từ năm 1990 chương trình
phát triển của Liên hiệp quốc ñã ñưa ra phương pháp tính Chỉ số phát triển con
người (Human Development Index-HDI) và hiện có hơn 177 nước ñã thực
hiện tính HDI cho mình, nhiều nước tính cả cho cấp tỉnh trên cơ sở phương
pháp luận của Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), trong ñó
có hầu hết các quốc gia ðông nam châu Á (ASEAN).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

2

ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ XI của ðảng ñã ñề ra ñường lối và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là: “Phấn ñấu ñến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện ñại, chính trị - xã
hội ổn ñịnh, dân chủ, kỷ cương, ñồng thuận; ñời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ñược nâng lên rõ rệt; ñộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ ñược giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục ñược
nâng lên; tạo tiền ñề vững chắc ñể phát triển cao hơn trong giai ñoạn sau”.
Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, ñó là:
Về kinh tế ”Phấn ñấu ñạt tốc ñộ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so
với năm 2010; GDP bình quân ñầu người theo giá thực tế ñạt khoảng 3.000
USD (ðô la Mỹ); Về văn hóa xã hội “ Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương,
ñồng thuận, công bằng, văn minh. ðến năm 2020, Chỉ số phát triển con người
(HDI) ñạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc ñộ tăng dân số ổn ñịnh ở mức
khoảng 1%; tuổi thọ bình quân ñạt 75 tuổi; ñạt 9 bác sỹ và 26 giường bệnh

trên một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao ñộng qua ñào tạo ñạt
trên 70%, ñào tạo nghề chiếm 55% tổng số lao ñộng xã hội, tỷ lệ nghèo giảm
bình quân 1,5-2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe
cộng ñồng ñược bảo ñảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so
năm 2010” [1]. Vì vậy, ñể ñánh giá chính xác và toàn diện trình ñộ phát triển
của mỗi quốc gia, cũng như mỗi tỉnh, thành phố thì việc tính Chỉ số phát triển
con người là cần thiết và ñem lại cách nhìn mới và toàn diện mà trong phát
triển kinh tế, công bằng xã hội gắn với bảo vệ môi trường ñáp ứng ñược mục
tiêu mà ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ XI của ðảng ñề ra.
Ngày 02/3/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết ñịnh 312/Qð-
TTg, về việc phê duyệt ðề án ñổi mới ñồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;
Ngày 02/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết ñịnh 43/2010/Qð-
TTg, về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, theo Quyết ñịnh
này có 350 chỉ tiêu quốc gia ñược tính toán và công bố hàng năm. Trong hệ
thống chỉ tiêu này có chỉ tiêu số 300, mã số 1901, Chỉ số phát triển con người
phân theo tỉnh, thành phố ñược tổng hợp và công bố hàng năm. Do vậy, việc
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

3

nghiên cứu thực trạng và ñề ra các giải pháp ñể nâng cao Chỉ số HDI là một
việc làm cần thiết nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực không chỉ
ở cấp vĩ mô mà còn có ý nghĩa ở cấp vi mô (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương).
Với tầm quan trọng như vậy và xuất phát từ những yêu cầu về lý luận
và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn ñề tài “Giải pháp nâng cao Chỉ số phát triển
con người (HDI) tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục ñích của ñề tài: Từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận về Chỉ số

phát triển con người và vận dụng phương pháp luận ñó ñể tính toán Chỉ số
phát triển con người tỉnh Bắc Ninh trong giai ñoạn hiện nay.
ðề xuất các giải pháp nâng cao Chỉ số phát triển con người của tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá ñược cơ sở lý luận và thực tiễn về Chỉ số phát triển con
người, từ ñó, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phân tích, ñánh giá
thực trạng về Chỉ số phát triển con người tỉnh Bắc Ninh.
Vận dụng phương pháp luận ñể tính Chỉ số phát triển con người của
tỉnh Bắc Ninh.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới Chỉ số phát triển con người của
tỉnh Bắc Ninh.
ðề xuất các giải pháp nâng cao Chỉ số phát triển con người trong thời
gian tới.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu những vấn ñề lý luận về Chỉ số phát triển
con người, Vận dụng phương pháp thích hợp ñể tính Chỉ số phát triển con
người của tỉnh.
ðối tượng khảo sát là các ngành kinh tế trên ñịa bàn.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

4

Các hộ dân cư trên ñịa bàn tỉnh.
Các nhân tố ảnh hưởng ñến việc nâng cao Chỉ số phát triển con người
trên ñịa bàn tỉnh.
Các giải pháp tác ñộng ñến nâng cao Chỉ số phát triển con người của
tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tính các Chỉ số phát triển con người
và các nhân tố ảnh hưởng ñến việc nâng cao Chỉ số phát triển con người của tỉnh.
ðiều tra số trẻ em sinh ra, số người chết, trong ñó số trẻ chết dưới 1 tuổi
trong năm, số người từ 65 tuổi trở lên; Tình hình ñi học của dân cư, từ ñó làm
cơ sở ñể tính các chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục.
Tập trung ñiều tra, tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, các nhân tố ảnh
hưởng ñến tăng trưởng kinh tế trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ ñó làm cơ sở ñể
tính các chỉ số thu nhập.
Phạm vi về không gian: ðề tài tiến hành triển khai nghiên cứu trên
phạm vi ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ phân tích, ñánh giá thực
trạng, tình hình chủ yếu trong giai ñoạn 2005 - 2010.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

5

Phần II
TỔNG QUAN CỦA TÀI LIỆU

2.1.Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1.Cơ sở lý luận về Chỉ số phát triển con người (HDI)
2.1.1.1.Quan ñiểm của thế giới về Chỉ số HDI
ðể ño lường thành tựu phát triển con người, từ năm 1990 chương trình
phát triển của Liên hiệp quốc ñã ñưa ra phương pháp tính Chỉ số phát triển con
người. ðây là chỉ số tổng hợp phản ánh trình ñộ phát triển của con người và
cũng phản ánh mức ñộ ñạt ñược những khát vọng chung của loài người là có
mức sống cao, có học vấn cao, có sức khoẻ dồi dào, xã hội lành mạnh, phát
triển văn hoá cộng ñồng…
Những quan ñiểm trước ñây về phát triển không còn phù hợp với thế giới

hiện ñại khi cho rằng phát triển chỉ gói gọn trong tăng trưởng kinh tế. Có những
quốc gia tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng tình trạng ñói nghèo, bệnh tật và
thất học vẫn còn hiện hữu ở ña số cộng ñồng dân cư ñông ñúc. Do vậy, cuối
những năm 80 của thế kỷ trước, Liên hợp quốc hình thành một nhóm chuyên
gia nghiên cứu cách tiếp cận mới về phát triển. Kết quả nghiên cứu của nhóm
này ñã ñược cả thế giới thừa nhận, rằng tăng trưởng kinh tế chưa hoàn toàn
ñồng nghĩa với phát triển, mà chỉ là một khía cạnh của phát triển, mặc dù ñó là
khía cạnh quan trọng. Phát triển phải là mở rộng phạm vi lựa chọn của con
người ñể ñạt ñến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng
ñáng với con người. Quan ñiểm này ñược gọi là Phát triển con người, bao hàm
2 khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa
chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững.
Mở rộng cơ hội lựa chọn: Chọn thu nhập cao hơn, nhưng ñó chưa phải
là duy nhất, mà còn muốn chọn dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn, ñiều kiện sống
và môi trường dễ chịu hơn, tham gia và hoà nhập vào cộng ñồng. Trong số rất
nhiều cơ hội lựa chọn thì người dân, ñặc biệt những người dân nghèo, những
người lao ñộng bình thường luôn có quan ñiểm lựa chọn ñược sống lâu, khoẻ
mạnh, hạnh phúc và ñược học hành, có việc làm, không bị thất nghiệp, ñược
tham gia vào các hoạt ñộng xã hội và gắn mình hoà nhập với cuộc sống chung
của cộng ñồng.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

6

Tăng cường năng lực lựa chọn: Năng lực ñược hiểu là khả năng ñạt ñến
các mục tiêu ñã lựa chọn. Năng lực chính là ñiều kiện cần thiết ñể biến các cơ
hội sẵn có trở thành hiện thực, và thậm chí còn tạo ra cơ hội mới. Tăng cường
năng lực con người là trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, hay nói rộng
hơn là trình ñộ học thức, học vấn và vận dụng chúng vào cuộc sống.
Quan niệm mới về phát triển con người còn bao hàm nhiều khía cạnh:

Trước tiên: Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con
người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người bền vững.
Thứ hai: Phát triển con người phải do chính con người thực hiện. Mọi
người dân phải có cơ hội ñược tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phát
triển. ðây chính là một khía cạnh của dân chủ. Chính sách Nhà nước phải nhằm
tạo mọi ñiều kiện khuyến khích toàn dân tham gia vào quá trình phát triển.
Thứ ba: Quan niệm mới về phát triển con người dựa trên cách tiếp cận
toàn thể. Cụ thể là ñề cập ñến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả
các khía cạnh của ñời sống xã hội: Lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo
dục, y tế, môi trường, an sinh xã hội, an ninh con người, bình ñẳng giới ,
trong mối liên hệ và tác ñộng qua lại chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi
kinh tế. Cách tiếp cận toàn thể còn bao hàm nghĩa khác là tính ñến tất cả mọi
người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp, giới tính, quốc tịch hay
các thế hệ, phát triển phải là quá trình bền vững, ñược duy trì từ thế hệ này
sang thế hệ khác, không làm tổn hại tới môi trường.
Thứ tư: Ở ñây phân biệt dứt ñiểm khái niệm phát triển con người và
phát triển nguồn nhân lực (còn gọi là nguồn vốn con người). Kinh nghiệm các
nước phát triển cho thấy chi tiêu cho con người không phải là tiêu dùng ñơn
thuần, mà là một khoản ñầu tư ñể hình thành một loại nguồn vốn quan trọng
có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai - ñó là nguồn vốn
con người thông qua việc tạo lập kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực
sáng tạo. ðầu tư vào vốn con người ñược thông qua các hoạt ñộng giáo dục, y
tế, bảo ñảm việc làm là cách ñầu tư thiết thực, hiệu quả nhất ñảm bảo tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cái khác biệt căn bản giữa phát triển con
người và phát triển nguồn nhân lực là ở chỗ trong phát triển con người thì con
người là mục tiêu có quyền và có nhu cầu ñược hưởng thụ, còn trong phát
triển nguồn nhân lực thì con người ñược nhìn nhận như một nguồn vốn cũng
như các nguồn vốn khác, dù rằng là quan trọng.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………


7

Từ những nhận thức ấy, trên góc ñộ thống kê, phát triển con người phải
ñược thể hiện bằng một con số ñược tổng hợp từ các khía cạnh nâng cao năng
lực lựa chọn và mở rộng phạm vi lựa chọn cho con người, ñó là những khía
cạnh về thu nhập, tuổi thọ và trình ñộ tri thức cũng như các khía cạnh liên
quan khác. Con số ñó chính là CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯƠI (HDI).
Lịch sử loài người ñã trải qua nhiều giai ñoạn lên, xuống, thăng trầm.
Nền kinh tế thế giới ñã trải qua rất nhiều các mẫu hình phát triển. Hãy ñúc rút
một cách tượng trưng các mẫu hình phát triển của nền kinh tế thế giới vào
những năm nửa cuối thế kỷ 20 thuộc thiên niên kỷ trước.
Vào những năm thời kỳ 1950-1970, khi thế giới vẫn chỉ mới thoát ra khỏi
ñống tro tàn ñổ nát của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai còn chưa lâu.
Nhiều quốc gia bị tàn phá nặng nề, kể cả một số quốc gia mà bây giờ trình ñộ
phát triển ñứng vào hàng cao nhất. Do bị chiến tranh ñốt ñi nhiều tài sản và của
cải, người dân của nhiều dân tộc bị bần cùng, lâm vào cảnh khó khăn, túng thiếu
và ñói nghèo. Cho nên chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia thời kỳ sau chiến
tranh này là ñáp ứng ñủ các nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của người dân.
Có thể nói rằng Mẫu hình phát triển của giai ñoạn này là ñáp ứng các
nhu cầu thiết yếu.
Mục tiêu phát triển của nhiều Chính phủ là cung cấp nhiều hơn, ñầy ñủ
hơn những nhu cầu cơ bản, cả về vật chất, kinh tế, lẫn các nhu cầu về dịch vụ
xã hội cho dân chúng của nước mình.
Do mẫu hình phát triển và mục tiêu chính sách như vậy, nên hậu quả xã
hội là nguồn vốn con người ñược cải thiện rất chậm chạp, tức là vấn ñề y tế, sức
khoẻ, giáo dục, ñảm bảo về mặt xã hội cho con người ñược thực hiện chậm chạp.
Cũng chính vì vậy, hậu quả kinh tế ñối với quá trình phát triển là tăng trưởng
rất chậm, có thể nói hầu như bằng không, không có tăng trưởng gì ñáng kể.
Trước tình hình ñó, ñể có ñược khối lượng vật chất và dịch vụ ñáp ứng
nhu cầu thiết yếu, ñể vượt lên các quốc gia khác, sang thời kỳ 1970 - 1990,

nhiều quốc gia bắt ñầu chú trọng tới việc tăng trưởng. Hình tượng các con
rồng, các con hổ trên thế giới ñều xuất hiện vào thời kỳ này. Không những
chính sách của các quốc gia là tập trung vào tăng trưởng kinh tế, mà các tập
ñoàn, các công ty cũng tập trung vào tăng trưởng. Người người ñua nhau tăng trưởng.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

8

Như vậy, Mẫu hình phát triển trên thế giới của thời kỳ 1970 - 1990 là
tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu phát triển và chính sách phát triển của phần lớn các quốc gia là
bỏ trôi các nhu cầu cơ bản, coi nhu cầu thiết yếu của con người là thứ cấp
ñứng sau khát vọng tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng mọi nhu cầu sẽ ñược ñáp
ứng khi có tăng trưởng cao. Trong giai ñoạn này, việc so sánh trình ñộ phát
triển giữa các quốc gia cũng thông qua so sánh tăng trưởng, so sánh tốc ñộ
tăng GDP bình quân ñầu người. Ban ñầu thì sử dụng tỷ giá hối ñoái trung bình
năm, sau tiến ñến sử dụng sức mua tương ñương (PPP - Purchasing Power Parities)
ñể tính chuyển phục vụ so sánh vì nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ chính
xác hơn, vì khi sử dụng sức mua tương ñương là ñã loại bỏ sự chênh lệch giá
giữa các quốc gia hay lãnh thổ với nhau. Ta vẫn gọi nôm na là ñưa về cùng một
mặt bằng so sánh. Trong thời kỳ này, người ta ñã ñánh ñồng giữa phát triển và
tăng trưởng kinh tế, người ta coi tăng trưởng kinh tế chính là phát triển.
Chính vì tập trung toàn lực cho tăng trưởng kinh tế, bỏ mặc những vấn
ñề nhu cầu thiết yếu của con người, nên hậu quả xã hội là làm tăng thêm sự
bất bình ñẳng xã hội, tăng thêm nghèo ñói trong dân chúng, sự chênh lệch
giữa người giàu và kẻ nghèo ngày càng lớn.
Hậu quả kinh tế là tốc ñộ tăng trưởng rất cao và ñồng ñều ở rất nhiều
nước, ñặc biệt là các con rồng và con hổ châu á.
Sang giai ñoạn từ ñầu những năm 1990 ñến nay, người ta mới bừng tỉnh
ra rằng, chỉ có tăng trưởng kinh tế không thể giải quyết ñược hết vấn ñề, mà

còn làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo ñói và bất bình ñẳng xã hội. Tăng
trưởng không hoàn toàn trùng khớp với phát triển, mà chỉ là một mảng của
phát triển, dù quả thật ñó là một mảng rất quan trọng. Do ñó người ta thay ñổi
hẳn quan niệm về phát triển. Thừa nhận tầm quan trọng của Phát triển là tăng
trưởng kinh tế (GDP), mà từ xưa tới nay người ta vẫn sử dụng tiêu thức GDP
và tăng trưởng GDP này ñể phân biệt giữa các nước phát triển và các nước
ñang phát triển, nhưng người ta còn nhấn mạnh thêm khía cạnh xã hội của sự
phát triển (nghèo ñói, sức khoẻ, bất bình ñẳng giới, bất bình ñẳng xã hội, cơ
hội phát triển, ). Khái niệm phát triển ñược mở rộng từ thuần tuý tăng trưởng
kinh tế ấy sang cả việc cải thiện các khía cạnh xã hội của cuộc sống, người ta
ñịnh nghĩa là Phát triển con người (Human Development Index).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

9

Vậy Mẫu hình phát triển của các quốc gia trong giai ñoạn này là mẫu
hình phát triển con người.
Mục tiêu chính sách của các quốc gia là làm thế nào mở rộng phạm vi
lựa chọn của người dân, và nâng cao năng lực lựa chọn cho người dân, ñể họ
ñạt tới mức sống tử tế cho mình.
Hậu quả xã hội của quá trình phát triển như vậy là làm nâng cao nguồn
vốn con người và giảm tỷ lệ nghèo ñói trong dân chúng. Nâng cao nguồn vốn
con người là ám chỉ nâng cao tuổi thọ của họ, nâng cao sức khoẻ, và ñặc biệt
là nâng cao trình ñộ dân trí ñể có khả năng tiếp cận tới mục tiêu mình lựa chọn.
Hậu quả kinh tế của phát triển con người là tạo ñiều kiện ñể xã hội phát
triển một cách bền vững, môi trường ñược bảo vệ và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên vẫn bảo toàn ñược cho các thế hệ mai sau.
Có thể tóm tắt sự tiến hoá của các mẫu hình phát triển qua các thời kỳ
lịch sử như sau:
Bảng 2.1 Mô hình phát triển qua các giai ñoạn

Giai ñoạn
1950 ÷ 1970 1970 ÷ 1990 1990 ñến nay
Mô hình
phát triển
Các nhu cầu thiết
yếu
Tăng trưởng kinh
tế
Phát triển con
người
Mục tiêu
phát triển
ðáp ứng các nhu
cầu thiết yếu, kể cả
các nhu cầu dịch vụ
xã hội
Phó mặc cho phát
triển tự do, bỏ
qua các nhu cầu
thiết yếu
Mở rộng phạm vi
lựa chọn và năng
lực lựa chọn, nâng
cao mức sống tử tế
Kết quả về
mặt xã hội
Chậm cải thiện
nguồn vốn con
người
Tăng thêm ñói

nghèo, tăng thêm
bất bình ñẳng.
Cải thiện ñược
nguồn vốn con người,
giảm nghèo ñói
Kết quả về
mặt kinh tế
Hầu như không có
tăng trưởng ñáng kể
Tăng trưởng
nhanh
Tăng trưởng bền
vững
Như vậy, theo nội dung, quan niệm về phát triển có tầm quan trọng ñặc
biệt vì nó là khung lý thuyết cho toàn bộ các tính toán và phân tích tiếp theo.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

10
Với quan ñiểm về sự phát triển này thì khái niệm phát triển con người khác
với phát triển nguồn nhân lực mà xưa nay vẫn nhiều người nhầm lẫn.
Những công trình nghiên cứu kết hợp nghèo ñói và xã hội học cho thấy
khi phỏng vấn hộ gia ñình về ước nguyện, thì các gia ñình giàu có ñều hầu hết
có ước nguyện muốn kinh doanh nhiều lời lãi hơn, thuận lợi hơn, , nhưng
các gia ñình nghèo khó thì lại ước mơ có ñược gia ñình hạnh phúc, khoẻ
mạnh, con cái ñược học hành ñến nơi ñến chốn, thành ñạt, và ñặc biệt mọi
người có công ăn việc làm, thể hiện rõ tính nhân văn và khía cạnh xã hội của
sự phát triển. Rõ ràng, phát triển hay tăng trưởng là tốt cho người nghèo,
nhưng sẽ tốt hơn nếu tăng trưởng mang ñậm tính nhân văn.
2.1.1.2 Công dụng của Chỉ số HDI
(1) Như ñã nêu, HDI là thước ño tổng hợp ño lường trình ñộ phát triển

của thế giới, của một khu vực, một quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh , thay
thế cho tiêu chí phát triển chỉ thuần tuý sử dụng tốc ñộ tăng trưởng kinh tế
thông qua GDP.
(2) Vì là thước ño tổng hợp sự phát triển, nên HDI ñược sử dụng làm
công cụ quản lý và ñề ra chính sách. Dựa vào HDI và các chỉ số thành phần,
các nhà quản lý và ñề ra chính sách dễ dàng phát hiện khía cạnh non yếu ñể từ
ñó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng
phạm vi lựa chọn cho người dân.
(3) HDI ñược sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan
trọng của các hệ thống chỉ tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực, các
quốc gia, vùng lãnh thổ hay các ñịa phương.
(4) HDI ñược ñưa vào mục tiêu phấn ñấu trong các Chiến lược phát
triển ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia.
(5) HDI ñược sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội.
(6) HDI ñược sử dụng làm một trong những tiêu chí ñánh giá chất lượng
dân số, chất lượng cuộc sống, tiến bộ xã hội
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

11
(7) HDI ñược sử dụng ñể so sánh quốc tế trình ñộ phát triển giữa các
khu vực, các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng, các tỉnh,
các ñịa phương trong một quốc gia.
2.1.1.3. Hạn chế của Chỉ số HDI
ðứng trên góc ñộ nội hàm, phát triển con người bao trùm lên tất cả các
khía cạnh của cuộc sống, như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, an
ninh con người, an sinh xã hội, bình ñẳng giới, sức khoẻ, môi trường
Tuy nhiên, phương châm UNDP ñặt ra cho nhóm nghiên cứu ban ñầu là
làm thế nào HDI phải là một chỉ số dễ tính toán nhằm khuyến khích tất cả các
quốc gia thực hiện ñược. Do vậy, UNDP quy ñịnh HDI chỉ bao gồm 3 thành
phần: Sức khoẻ, kinh tế và giáo dục. Việc thâu tóm 3 thành phần vừa nêu ñủ

ñáp ứng tiêu chuẩn về tính ñơn giản và ñược hầu hết các quốc gia ñồng tình.
Nhưng chỉ với 3 thành phần như vậy thì HDI chưa thể phản ánh một cách bao
quát hết các khía cạnh trong nội hàm của phát triển con người. Rõ ràng còn
một số khía cạnh khác chưa ñược ñề cập trong HDI, như văn hoá, anh ninh
con người, an sinh xã hội và môi trường
Ngoài ra, trong yếu tố sức khoẻ mới chỉ sử dụng một chỉ tiêu là tuổi thọ
bình quân (còn gọi là tuổi hy vọng sống tại lúc sinh) mà chưa tính ñến sự ñóng
góp của sức khoẻ ñó cho xã hội; trong yếu tố giáo dục mới chỉ sử dụng tỷ lệ ñi
học các cấp giáo dục và tỷ lệ người lớn biết chữ, mà chưa tính ñến chất lượng
của giáo dục; trong yếu tố kinh tế mới chỉ sử dụng GDP bình quân ñầu người
mà chưa tính ñến thiệt hại môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra.
Còn một hạn chế khác của HDI là trong công thức tính do UNDP ñề ra,
một số con số cận trên và cận dưới ñược giữ quá lâu, suốt từ năm 1990 ñến
nay (hơn 20 năm) mà không thay ñổi, ví dụ GDP bình quân ñầu người cực ñại
là 40.000 USD-PPP, mặc dù cho tới nay, GDP bình quân ñầu người của một
số quốc gia ñã vượt qua ngưỡng này.
2.1.1.4. Phạm vi tính Chỉ số HDI
Xét theo góc ñộ thời gian, UNDP khuyến nghị tất cả các quốc gia tuỳ
theo hoàn cảnh, nhu cầu, ñiều kiện số liệu, ñiều kiện về nhân lực, tài chính mà
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

12
tự quyết ñịnh chu kỳ tính toán HDI, cũng như viết Báo cáo phát triển con
người (HDR) cho mình, có thể hàng năm (như Ấn ðộ, Nga), hai năm một lần
(như Ni-giê-ri-a, Chi-lê, Phi-li-pin), hay có thể ba năm, 5 năm một lần, nhiều
quốc gia không ñặt thành ñịnh kỳ, khi nào có nhu cầu hoặc ñủ ñiều kiện thì
soạn thảo. Riêng Văn phòng soạn thảo Báo cáo phát triển con người (HDRO)
của UNDP soạn thảo HDR toàn cầu hàng năm.
Xét theo góc ñộ không gian, UNDP khuyến nghị tính HDI và soạn thảo
HDR cho phạm vi toàn thế giới, từng châu lục, từng khu vực, nhóm nước,

từng quốc gia và cấp thấp hơn (ví dụ Ấn ðộ tính HDI cho toàn quốc và tất cả
các bang, các tỉnh, ñồng thời soạn thảo HDR cho 8 Bang; hầu hết các quốc gia
khác ñều tính HDI cho tất cả các tỉnh của mình).
2.1.2. Các mô hình tính Chỉ số HDI
Hiện nay, trên thế giới ñã và ñang sử dụng một số mô hình sau ñể tính HDI.
2.1.2.1.Chỉ số HDI theo mô hình 3 nhân tố - Mô hình tam giác, bao
gồm: Sức khoẻ - Giáo dục - Thu nhập
- Về sức khoẻ: Nói chung nếu con người khoẻ mạnh thì cuộc sống sẽ
trường thọ. Ngược lại, trường thọ là một biểu hiện của một cơ thể khoẻ mạnh.
Vì vậy, sức khoẻ ñược “lượng hoá” bằng chỉ tiêu tuổi thọ trung bình hay còn
gọi là kỳ vọng sống trung bình ñược tính từ khi sinh ra.
- Về Giáo dục: ðược ñánh giá bằng kiến thức, hay còn gọi là trình ñộ tri
thức, là sự tổng hợp theo tỷ lệ biết chữ của người lớn (với quyền số 2/3) và tỷ
lệ nhập học của tất cả các cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
và sau trung học với quyền số tổng cộng chung là 1/3).
- Về Thu nhập: ðược ño bằng giá trị GDP bình quân ñầu người thực tế
theo sức mua tương ñương (PPP-Purchasing Power Parity và thường ñưa về USD).
Công thức tính Chỉ số HDI
HDI = (I
tuổi thọ
+ I
tri thức
+ I
GDP
)/3
I
tuổi thọ
là chỉ số tuổi thọ;
I
tri thức

là chỉ số giáo dục;
I
GDP
là chỉ số thu nhập.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

13
Mô hình
















2.1.2.2.Chỉ số HDI theo mô hình 4 nhân tố - Mô hình hình thoi, bao
gồm Sức khoẻ - Giáo dục - Thu nhập và Lành mạnh xã hội
Trong quá trình tính Chỉ số HDI của các nước trên thế giới, hàng loạt câu
hỏi ñã ñược ñặt ra: phải chăng học vấn, sức khoẻ và mức sống ñã ño lường
chính xác và ñầy ñủ sự phát triển của con người. Trong khi ñó, ở nhiều nước
trên thế giới vấn ñề an toàn xã hội hay còn gọi là Lành mạnh xã hội ñang ñặt ra

nhiều thách thức với nhiều loại tệ nạn xã hội như: Tội phạm các loại, gái mại
dâm, tệ nạn nghiện hút ma tuý, tình hình nhiễm HIV … ðiều này cho thấy, phát
triển con người không những cần làm cho kinh tế, giáo dục, y tế phát triển, môi
trường tự nhiên trong lành mà còn phải ñẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo sự
lành mạnh cho xã hội.
Xét từ quan ñiểm con người, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn nghiện hút ma
tuý có tác ñộng trực tiếp làm giảm tất cả các chỉ số kinh tế, giáo dục và tuổi thọ.
Với chỉ số kinh tế, một người nghiện hút không thể làm việc với cường
ñộ và năng suất cao mà còn dẫn tới bỏ bê rồi nghỉ việc, lang thang, không
tham gia lao ñộng. Bản thân người ñó ñã không tham gia phát triển kinh tế cho
gia ñình và ñể có tiền mua ma tuý ñã sinh ra trộm cắp, thậm trí giết người,
cướp của cá nhân, tập thể, cộng ñồng…
Với chỉ số giáo dục, nếu người nghiện hút là học sinh thì sẽ dẫn ñến bỏ
học, nếu ñối tượng nghiện hút là cha mẹ thì con cái trong gia ñình không ñược
quan tâm ñến học hành và cũng dẫn ñến bỏ học.
Chỉ số
Tuổi thọ
Chỉ số
Giáo dục
Chỉ số
Thu nhập
HDI

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………

14
Với chỉ số tuổi thọ, ñiều hiển nhiên mọi người ñều biết là những người
nghiện hút thường có tuổi thọ thấp do sức khoẻ suy kiệt. Bên cạnh ñó, do tiêm
chích và sinh hoạt bừa bãi, những người nghiện hút rất dễ lây nhiễm
HIV/AIDS cho cộng ñồng. Như vậy, những cái chết từ các căn bệnh này ñã

làm giảm chỉ số tuổi thọ của xã hội.
Từ những phân tích trên, nhiều nước trên thế giới ñã tính thêm chỉ số
Lành mạnh xã hội nhằm phản ánh khả năng phòng ngừa tệ nạn của cộng ñồng.
Công thức tính Chỉ số HDI
HDI = (I
tuổi thọ
+ I
tri thức
+ I
GDP
+ I
LMXH
)/4
I
tuổi thọ
là chỉ số tuổi thọ;
I
tri thức
là chỉ số giáo dục;
I
GDP
là chỉ số thu nhập;
I
LMXH
là chỉ số lành mạnh xã hội.
Mô hình
















2.1.2.3.Chỉ số HDI theo 5 nhân tố - Mô hình hình sao, bao gồm: Sức
khoẻ - Giáo dục - Thu nhập - mạnh xã hội - Phát triển văn hoá cộng ñồng.
Như chúng ta ñã biết, trong ñời sống hàng ngày thì có nguồn thu nhập
cao ñều là ước vọng của mọi người. Nhưng nếu không có ñời sống tinh thần,
lợi ích phi vật chất, mà trong ñó bao gồm cả các quyền hưởng thụ giá trị văn
Chỉ số
Tuổi thọ
Chỉ số
Giáo dục
Chỉ số
Thu nhập
HDI

Chỉ số
Lành mạnh
xã hội

×