Tải bản đầy đủ (.pdf) (387 trang)

Công trình nghiên cứu : Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 387 trang )


B GIO DC V O TO
TRNG I HC KINH T QUC DN




đề tài độc lập cấp nhà nớc



PHáT TRIểN CáC DịCH Vụ LOGISTICS ở NƯớC TA
TRONG ĐIềU KIệN HộI NHậP QUốC Tế

Mã số: ĐTĐl.2010T/33


Báo cáo TổNG HợP






Chủ nhiệm đề tài : GS.TS Đặng Đình Đào
Cơ quan chủ trì đề tài : Trờng Đại học Kinh tế quốc dân




9153




Hà Nội, năm 2012
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân



đề tài độc lập cấp nhà nớc


PHáT TRIểN CáC DịCH Vụ LOGISTICS ở NƯớC TA
TRONG ĐIềU KIệN HộI NHậP QUốC Tế

Mã số: ĐTĐl.2010T/33
Báo cáo TổNG HợP

Chủ nhiệm đề tài : GS.TS Đặng Đình Đào
Cơ quan chủ trì đề tài : Trờng Đại học Kinh tế quốc dân

Thnh viờn tham gia ti
1. GS.TS. ng ỡnh o i hc Kinh t Quc dõn Ch nhim
2. TS. ng Thu Hng i hc Kinh t Quc dõn Th ký
3. GS.TS. ng Th Loan i hc Kinh t Quc dõn Thnh viờn
4. PGS.TS. Nguyn Vn Tun i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
5. PGS.TS. Phm Ngc Linh i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
6. TS. V Th Minh Loan i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn

7. TS. Nguyn Minh Ngc i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
8. TS. Phm Thỏi Hng i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
9. ThS. Phm Minh Tho i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
10 ThS. Lờ Thu H i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
11 ThS. NCS. ng Thỳy Hng i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
12 ThS. NCS. Nguyn Th Diu Chi i hc Kinh t Quc dõn
Thnh viờn
13 PGS.TSKH. Nguyn Vn Chng
Vin Chin lc v phỏt trin GTVT
Thnh viờn
14 PGS.TS. Bựi Anh Tun
B Giỏo dc v o to
Thnh viờn
15 PGS.TS. Trnh Th Thu Hng i hc Ngoi Thng Thnh viờn
16 PGS.TS. an c Hip UBND TP Hi Phũng Thnh viờn
17 TS. Lờ ỡnh n B K hoch v u t Thnh viờn

18 TS. Vn c Hc vin Ngõn Hng Thnh viờn
19 TS. Nguyn Thanh Thy i hc Hng hi Hi phũng Thnh viờn
20 TS. V Quc Bỡnh Vin Nghiờn cu Phỏt trin KT- XH H Ni Thnh viờn

Hà Nội, năm 2012


i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS 12
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
12
1.1.1. Tổng quan về Logistics 12
1.1.2. Vai trò của Logistics 25
1.1.3. Đặc trưng và yêu cầu cơ bản của dịch vụ Logistics trong nền kinh tế thị trường 29
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ HỆ THỐNG CÁC
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
35
1.2.1. Nội dung phát triển các dịch vụ Logistics 35
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ Logistics 44
1.3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH
VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA
55
1.3.1. Các nhân tố chung 55
1.3.2. Các nhân tố đặc thù 61
1.4. HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐẶT RA
TRONG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA
67
1.4.1. Quá trình hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường dịch vụ 67

1.4.2. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển các dịch vụ Logistics 78
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
LOGISTICS VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 83
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển các dịch vụ Logistics ở một số nước 83
1.5.2. Bài học về phát triển các dịch vụ Logistics đối với Việt Nam 105


ii
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
Ở NƯỚC TA 110
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS 110
2.1.1. Dịch vụ Logistics giai đoạn trước năm 1986 110
2.1.2. Dịch vụ Logistics giai đoạn từ năm 1986 đến 2006 112
2.1.3. Dịch vụ Logistics giai đoạn từ năm 2006 đến nay 114
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở
NƯỚC TA
116
2.2.1. Thực trạng chính sách phát triển các dịch vụ Logistics 116
2.2.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ Logistics 124
2.2.3. Thực trạng phát triển các dịch vụ Logistics 147
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA
169
2.3.1. Tác động của các dịch vụ Logicstics đến sự phát triển kinh tế - xã hội 169
2.3.2. Đánh giá tác động của các dịch vụ Logistics qua phân tích kết quả điều tra,
phỏng vấn sâu 179
2.4. NHỮNG KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ QUA NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA
190

2.4.1. Về những thành tựu 190
2.4.2. Về những tồn tại và nguyên nhân trong phát triển logistics 192
2.4.3. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển logistics 204
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN MỞ
CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ 210
3.1. DỰ BÁO ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA ĐẾN
NĂM 2020 VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC
DỊCH VỤ LOGISTICS
210
3.1.1. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2020 210
3.1.2. Động thái phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta trong điều kiện mở cửa thị
trường dịch vụ đến năm 2020 218


iii
3.1.3. Dự báo các nhân tố tác động tới sự phát triển các dịch vụ Logistics giai đoạn
đến năm 2020 222
3.2. YÊU CẦU VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC
TA ĐẾN NĂM 2020
224
3.2.1. Những yêu cầu đối với sự phát triển 224
3.2.2. Khả năng phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta 226
3.3. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC
TA ĐẾN NĂM 2020
237
3.3.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics 237
3.3.2. Quan điểm phát triển dịch vụ Logistics 238
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN NĂM 2020 239
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách phát triển các dịch vụ

Logistics 239
3.4.2. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng dịch vụ Logistics 240
3.4.3. Phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics 240
3.4.4. Phát triển hệ thống Logistics của Việt Nam theo hướng bền vững và hội nhập
trong hệ thống dịch vụ khu vực và trên thế giới 241
3.4.5. Đào t
ạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao cho ngành Logistics 241
3.4.6. Quy hoạch và xây dựng các Trung tâm Logistics quy mô lớn, tầm quốc gia, vùng
có sự kết nối với các cảng quốc tế nhằm phát triển logistics xanh, nâng cao hiệu
quả hệ thống lưu thông, phân phối hàng hóa, góp phần bảo vệ môi trường 241
3.5. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC TA 242
3.5.1. Giải pháp vĩ mô nhằm phát triển dịch vụ Logistics 242
3.5.2 Giải pháp vi mô nhằm phát triển dịch vụ Logistics 266
3.6. KIẾN NGHỊ 280
3.6.1. Kiến nghị với Đảng và Nhà nước 280
3.6.2. Kiến nghị địa phương, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng 283
KẾT LUẬN 286
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA CÁC
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 288
TÀI LIỆU THAM KHẢO 290



iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3PL Logistics bên thứ 3 LAN Mạng nội bộ
3PLP Nhà cung cấp dịch vụ
Logistics thứ 3
LCL Hàng lẻ

3PLS Các đơn vị cung cấp
Logistics thứ 3
LIFFA Hiệp hội giao nhận quốc tế Lào
4PL Logistics bên thứ tư LPI Chỉ số hoạt động Logistics
5PL Logistics bên thứ năm LSP Các nhà cung cấp dịch vụ
Logistics
AFAS Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ
MIC Bộ Thông tin và truyền thông
AFTA Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
MOC Bộ Xây dựng
APEC Diễn đàn kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương
MOF Bộ tài chính
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
MOFTEC Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh
tế Trung Quốc
Bath Tiền Thái Lan MOIT Bộ Công thương
BOP Cán cân thanh toán MOLISA Bộ lao động thương binh và xã hội
BOT Cán cân thương mại MONRE Bộ tài nguyên và môi trường
BRICs Nhóm các nước có nền kinh tế
đang nổi lên với tiềm lực kinh
tế hùng mạnh
MOT Bộ Giao thông vận tải
BTA Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa kỳ
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CAAV Cục hàng không Việt Nam MRT Hệ thống tàu điện ngầm cao tốc

CEPT Hiệp định ưu đãi có hiệu lực
chung của ASEAN
MTO Người kinh doanh vận tải đa
phương thức
CFS Trạm (trung tâm) làm hàng lẻ
container - Khu vực kho CFS
NIBT Doanh thu thuần trước thuế
CNTT Công nghệ thông tin NRT Dung tích đăng ký tịnh (Thực sự
chứa hàng)
CPC Hệ thống phân loại các sản
phẩm chủ yếu
NVOCC Dịch vụ người thầu vận chuyển
hàng lẻ, người vận tải công cộng
không vận hành
CSC Công ước quốc tế về an toàn
vận tải container
NXB Nhà xuất bản
CSCMP Hiệp hội các nhà chuyên
nghiệp về quản trị chuỗi cung
ứng
PIATA Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội
Vận tải giao nhận
DNVN Doanh nghiệp Việt Nam PPP Hợp tác Nhà nước - Tư nhân
DWT Tấn trọng tải PSA Cảng vụ Singapor


v
EDI Hệ thống trao đổi dữ liệu
điện tử
R.D Nghiên cứu và phát triển

ESCAP Uỷ ban Kinh tế và Xã hội
châu Á-Thái Bình Dương
RFID Công nghệ định vị bằng sóng
EU Liên minh Châu Âu ROI Lợi nhuận trên đầu tư
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài RTA Hiệp định thương mại khu vực
FIA Cục Đầu tư nước ngoài SC Chuỗi cung ứng
FIATA Liên đoàn quốc tế các Hiệp
hội giao nhận
SCM Quản lý chuỗi cung ứng
GATS Hiệp định chung về thương
mại dịch vụ
TDB Bộ phát triển thương mại
GATT Hiệp định chung về thương
mại và thuế quan
TEU Là đơn vị đo của hàng hóa được
container hóa tương đương với
một container tiêu chuẩn
GDP Tổng sản phẩm quốc nội TLIAP Viện Logistics Châu Á - Thái Bình
Dương
GEA Hiệp hội Chuyển phát nhanh
Toàn cầu
TMĐT Thương mại điện tử
GMS Tiểu vùng sông Mê Công TNHH Trách nhiệm hữu hạn
GPS Dịch vụ định vị toàn cầu TSE Trường Kinh tế Turku
GRT Dung tích đăng ký gộp TSN Sân bay Tân Sơn Nhất
GSO Tổng cục thống kê TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
HNKTQ
T
Hội nhập kinh tế quốc tế UNCTA
D

Hội nghị của LHQ về Thương mại
và Phát triển
HSBC Ngân hàng Hồng Kông
Thượng Hải
USD Đô La Mỹ
ICAO Tổ chức hàng không dân
dụng quốc tế
VICT Cảng container Quốc tế Việt Nam
ICD Cảng thông quan nội địa
(cảng cạn)
VIFFAS Hiệp hội giao nhận kho vận Việt
Nam
ICT Công nghệ thông tin viễn
thông
VITRAN
SS2
Nghiên cứu toàn diện phát triển hệ
thống GTVT bền vững ở Việt Nam
lần thứ 2
IDA Tổ chức phát triển Singapore VPN Dịch vụ mạng riêng ảo
ILO Tổ chức Lao động quốc tế VRA Cục đường bộ Việt Nam
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế VSA Hiệp hội cảng biển Việt Nam
IMO Tổ chức hàng hóa thế giới VSC Hiệp hội chuỗi cung ứng Việt Nam
ISIC Hệ thống phân loại tiêu
chuẩn công nghiệp Quốc tế
WAN Mạng diện rộng
IWT Vận tải thủy nội địa WB Ngân hàng thế giới
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản
WMS Hệ thống quản lý kho bãi




vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố thuộc môi trường Logistics của quốc gia hình thành chỉ
số LPI nội địa 48
Bảng 1.2: So sánh quốc tế về tốc độ tăng trưởng kinh tế 58
Bảng 1.3: Sự quản lý nhà nước đối với các hoạt động Logistics tại Trung Quốc 89
Bảng 1.4: Luật điều chỉnh hoạt động Logistics trước và sau WTO 90
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu về cơ sở h
ạ tầng của Trung Quốc và Việt Nam 92
Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải 113
Bảng 2.2: Một số đại lý tại Việt Nam của các hãng giao nhận quốc tế 116
Bảng 2.3: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở một số nước ASEAN 126
Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm theo nhóm cảng 128
Bảng 2.5: Khối lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam (1995 - 2008) 129
Bả
ng 2.6: Năng lực vận tải biển 129
Bảng 2.7: Chi phí xuất khẩu so sánh của một số quốc gia 130
Bảng 2.8: Năng suất của một số bến container 130
Bảng 2.9: Quy mô đường thủy nội địa 135
Bảng 2.10: Chiều dài của các đuờng chính tuyến của mạng lưới đường sắt Việt Nam 137
Bảng 2.11: Chiều dài của các loại đuờng 137
B
ảng 2.12: Mạng lưới đường bộ theo loại đường và loại phủ mặt 140
Bảng 2.13: Lượng hành khách thông qua các cảng hàng không 142
Bảng 2.14: Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua CHK Nội Bài 143
Bảng 2.15: Đội tàu bay của Vietnam Airline 144

Bảng 2.16: So sánh đội tàu bay của Việt Nam so với các nước trong khu vực 144
Bảng 2.17: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo khu vực vận tải 149
Bảng 2.18: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải 150
Bảng 2.19: Đặc trưng c
ủa các hệ thống thực đơn đơn hàng 160
Bảng 2.20: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ 172
Bảng 2.21: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam năm 2005 – 2010 173
Bảng 2.22: Thực trạng thuê ngoài và tự thực hiện các hoạt động logistics của
các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh (%) 181
Bảng 2.23: Đánh giá về khả năng hỗ trợ của dịch vụ logistics trong việc đả
m
bảo yếu tố thời gian - địa điểm (%) 184
Bảng 2.24: Nhận định về vai trò, tác động của dịch vụ logistics trong việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 189


vii
Bảng 3.1: Các giai đoạn phát triển và nhu cầu về dịch vụ 220
Bảng 3.2: Mục tiêu phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020 (%) 221
Bảng 3.3: Chỉ số năng lực Logistics của Việt Nam năm 2007 và năm 2009 235
Bảng 3.4: Động thái thị trường vận tải biển viễn dương của đội tàu biển Việt Nam 253

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng 15
Sơ đồ 1.2: Các thành phần cơ bản và hoạt động cơ bản của Quản trị Logistics 16
Sơ đồ 1.3: Lịch sử phát triển logistics kinh doanh từ 1950 đến nay 18
Sơ đồ 1.4: Các bộ phận cơ bản của hoạt động logistics 21
Sơ đồ 1.5 : Những hoạt động của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng 22

S
ơ đồ 1.6: Các thành phần cơ bản trong hệ thống logistics quốc gia 61
Sơ đồ 1.7: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter 64
Sơ đồ 1.8: Mô hình liên kết trong các dịch vụ Logistics toàn cầu 69
Sơ đồ 2.1: Mô hình chiến lược phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam 208
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc hệ thống city logistics 250

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Nhận thức về vị trí, vai trò của dịch vụ logistics trong việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 28
Biểu đồ 1.2: Mức nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu của Việt Nam 59
Biểu đồ 1.3: Phân bổ doanh thu từ thị trường 3PL trên thị trường châu Á - Thái
Bình Dương 68
Biểu đồ 2.1: Chi phí dịch vụ logistics ở Việt Nam 127
Biểu đồ 2.2: Hạn chế
của dịch vụ vận tải đường thủy 132
Biểu đồ 2.3: Mạng lưới đường sắt 136
Biểu đồ 2.4. Hạn chế của dịch vụ vận tải đường bộ 138
Biểu đồ 2.5: Phân bổ lưu lượng vận tải theo cảng hàng không 143
Biểu đồ 2.6: Hạn chế của dịch vụ vận tải hàng không 144
Biểu đồ 2.7: T
ỷ lệ các doanh nghiệp không thường xuyên sử dụng các trang
thiết bị thông tin 146
Biểu đồ 2.8: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo loại đường 148
Biểu đồ 2.9: Đào tạo lao động trong các doanh nghiệp logistics 155


viii
Biểu đồ 2.10: Hạn chế của các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa 155

Biểu đồ 2.11: Đánh giá của doanh nghiệp về những nguyên nhân dẫn đến sự
chậm trễ dịch vụ logictics 161
Biểu đồ 2.12: Hạn chế của dịch vụ kinh doanh kho bãi 163
Biểu đồ 2.13: Một số hạn chế chủ yếu trong vấn đề làm thủ tục hải quan 165
Biểu đồ 2.14: Kim ngạch xuất khẩ
u hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2011 175
Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với GDP (%) 176
Biểu đồ 2.16: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 178
Biểu đồ 2.17: Đánh giá của các doanh nghiệp về tác động của logistics đầu vào
và logistics đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh 180
Biểu đồ 2.18: Điểm bình quân do các doanh nghiệp đánh giá về tần suất sử dụng
d
ịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics 181
Biểu đồ 2.19: Điểm bình quân do các doanh nghiệp đánh giá về các nhà cung
cấp dịch vụ logistics 183
Biểu đồ 2.20: Đánh giá của các chủ doanh nghiệp về tác động của dịch vụ
logistics trong việc nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chi phí sản xuất
kinh doanh 186
Biểu đồ 2.21: Điểm bình quân đánh giá của các doanh nghiệp về vai trò của
dị
ch vụ logsistics 186
Biểu đồ 2.22: Điểm bình quân do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
đánh giá về tác động của dịch vụ đối với sản xuất kinh doanh 187
Biểu đồ 2.23: Đánh giá về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh đối với dịch vụ logistics 188
Biểu đồ 2.24: Tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Logistics 195
Biểu đồ 2.25: Những hạn chế về hả
i quan ở nước ta trong hoạt động Logistics 196
Biểu đồ 2.26: Nhập siêu hàng hóa của Việt Nam qua các năm 200
Biểu đồ 2.27: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động logistics hiện nay ở các doanh nghiệp.201

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu GDP toàn cầu tính theo PPP đến năm 2020 phân theo các nước 211

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng và doanh thu 35





1
LỜI MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập, cạnh tranh và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong
những thập kỷ qua đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống phân phối trên toàn thế giới, tạo
ra sự biến đổi nhanh chóng về công nghệ trong lĩnh vực vận tải, lưu kho và dịch vụ
khách hàng. Quá trình vận tải đã gắn kết chặt chẽ v
ới quá trình sản xuất và lưu thông
trong một chuỗi cung ứng liên hoàn. Dịch vụ Logistics ra đời và phát triển nhằm đáp
ứng quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá trên toàn cầu, góp phần quan trọng vào
tăng trưởng kinh tế, bố trí hợp lý nguồn tài nguyên và nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Thực tế hiện nay đang có nhiều định nghĩa về Logistics. Cho dù hiểu theo cách
nào thì bản chất của Logistics vẫn là t
ối ưu hóa ba dòng luân chuyển gồm: hàng hóa,
tài chính và thông tin trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, dịch vụ Logistics luôn song
hành với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiến trình phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia.
Đối với nền kinh tế quốc dân, Logistics đóng một vai trò quan trọng không thể
thiếu trong sản xuất, phân phối và lưu thông. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ

riêng hoạt động Logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của h
ầu hết các nước tại Châu
Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động
Logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước.
Đối với doanh nghiệp, Logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài toán
đầu vào, đầu ra và sản xuất kinh doanh với vấn đề môi trường một cách có hiệu quả.
Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu
chuyể
n nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…Logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất, Logistics là một chuỗi dịch vụ về giao nhận hàng hoá
như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho,
lưu bãi, phân phát hàng hoá tới các địa chỉ đại lý phân phối hoặc nơi tiêu thụ khác
nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn luôn sẵn sàng trong tình trạng khách hàng yêu cầu.
V
ới hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung ứng dịch vụ Logistics sẽ giúp khách hàng
có thể tiết kiệm được tối đa chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho,
lưu bãi và phân phối hàng hoá, cũng như chi phí dịch vụ Logistics.


2
Vài thập kỷ gần đây, Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết
quả rất tốt ở nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ,…Hiện
nay, nhiều tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và
nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng
chuyên d
ụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình
độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước
ta như tập đoàn APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics…Trong khi đó,
Logistics xuất hiện tại Việt Nam và dịch vụ Logistics vẫn còn là một ngành tiềm tăng

kém phát triển.
Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong
mọi lĩnh vực c
ủa cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics
ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Ở Việt Nam, hiện cả nước có trên 1000 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics là một con số khiêm tốn nhưng thực tế đa
phần là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, so với số lượng doanh nghiệp cả
nước thì
còn quá ít (0,22%) . Mặc dù hiện nay chúng ta đã có đủ các hiệp hội như Hiệp hội
cảng biển, Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội các chủ tàu, Hiệp hội giao
nhận kho vận… nhưng nhìn chung các hiệp hội này vẫn chưa phát huy được vai trò
của mình.
Sự tồn tại những yếu kém trên trong lĩnh vực Logistics của Việt Nam chủ yếu do
nhiều nguyên nhân, cụ thể :
Thứ nhấ
t, về mặt nhận thức và phương diện lý luận, ở nước ta hiện nay vẫn chưa
có nhận thức đầy đủ và sự đồng thuận về quan niệm, vai trò, vị trí của các dịch vụ
Logistics trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay trong giới
nghiên cứu lý luận cũng đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về Logistics, các nghiên
cứu, các bài viết về Logistics còn rấ
t hạn chế, nhất là chưa có các công trình nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ
Logistics của Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
các dịch vụ Logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai, hệ thống văn bản pháp luật, chính sách vẫn còn nhiều rào cản, chưa
tương thích
để tạo môi trường thể chế thuận lợi cho dịch vụ Logistics phát triển. Về
mặt pháp lý, Logistics mới chỉ được công nhận là hành vi thương mại trong Luật
Thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Ngày 5/9/2007 Chính phủ ban hành

Nghị định số 140/2007/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về “Điều


3
kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ Logistics”. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Logistics thì Nghị định
này còn sơ sài đối với một lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ và chưa tạo đủ hành
lang pháp lý để Logistics thật sự phát triển.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản (cả phần cứng, phần mềm) phụ
c vụ cho
hoạt động và phát triển dịch vụ Logistics, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, kho
tàng, bến bãi và kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông vẫn còn nhiều hạn chế ảnh
hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ Logistics.
Thứ tư, cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa có được chiến lược, quy hoạch tổng thể
về phát triển các dịch vụ Logistics. Hiện t
ại một số địa phương, quy hoạch cảng thiếu
tính thống nhất, chưa hợp lý và thiếu tính khoa học. Ngay ở khu vực phía Nam, nơi
kinh tế phát triển cao trong 10 năm qua nhưng sự yếu kém trong công tác lập kế hoạch
và thiếu đầu tư đã dẫn đến tình trạng ùn tắc hàng hóa.
Thứ năm, thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, có
kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc và vận dụ
ng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại
quốc tế. Do từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại
thương, quản trị thương mại, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các
kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh thương mại, ngoại thương, vận tải…Sách
giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng ch
ưa nhiều. Ngay cả như
các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với
yêu cầu phát triển.
Những tồn tại cơ bản trên đã tạo ra những rào cản không nhỏ ảnh hưởng đến sự

phát triển các dịch vụ Logistics ở nước ta. Trong khi đó, hội nhập với nền kinh tế thế
giới, Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân ph
ối từ 1/1/2009, nhu cầu giao lưu
phân phối ngày càng trở nên rất cấn thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước và phát
triển dịch vụ Logistics là nhu cầu tất yếu.
Cho đến nay, ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
trên quy mô lớn về phát triển dịch vụ Logistics như đã trình bày ở trên, nhất là trong
bối cảnh mở cửa thị trường dịch vụ. Với ý nghĩa sâu sắc cả v
ề lý luận và thực tiễn, đòi
hỏi cần có công trình nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển dịch vụ Logistics- đây chính là luận cứ khoa học để tiếp cận nghiên cứu
đánh giá một cách logic, đầy đủ về thực trạng phát triển dịch vụ Logistics của Việt
Nam trong giai đoạn vừa qua. Trên cơ sở đó đề xuất các gi
ải pháp cơ bản giải quyết
chuyên sâu những vấn đề tồn đọng, hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ Logistics


4
ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Do vậy, nghiên cứu đề tài: “Phát triển các dịch vụ
Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” là rất cần thiết, cấp bách cả về
mặt lý luận và thực tiễn đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra về phát triển kinh tế và
phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh mở c
ửa thị trường dịch vụ.
2. NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐỀ TÀI ĐẶT RA NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về
Logistics và dịch vụ Logistics, đề tài tổng quan các quan niệm khác nhau hiện nay về
Logistics, về tiêu thức phân loại, về vị trí, vai trò của dịch vụ Logistics trong nền
kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trườ
ng định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta nói riêng.

Thứ hai, trên cơ sở kế thừa, phát triển các công trình đã có và dựa vào khảo sát
thực tiễn, đề tài đánh giá toàn diện thực trạng phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta
hiện nay bao gồm cả phân tích đánh giá cơ sở hạ tầng ‘phần cứng’ và cả cơ sở hạ tầng
‘phần mềm’ để phát triển d
ịch vụ Logistics; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với dịch vụ Logistics của Việt Nam và
nguyên nhân của những yếu kém trong phát triển.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển các dịch vụ Logistics của một số quốc
gia (Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và Nhật Bản…) và kết hợp với thực tiễn Việt
Nam, đề
tài phân tích yêu cầu và khả năng phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam
đến năm 2020, đề xuất mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển dịch vụ
Logistics trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ.
Thứ tư, đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ để phát triển dịch vụ
Logistics của Việt Nam đến năm 2020. Hệ th
ống những giải pháp này được xây dựng
trên cơ sở quán triệt mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập
quốc tế của nước ta giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thứ năm, đề tài đề xuất các kiến nghị với Đảng và Nhà nước về các nội dung và
biện pháp cụ thể trong việc tạo lập môi trường và điều ki
ện để phát triển dịch vụ
Logistics ở nước ta.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục tiêu tổng quát
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển Logistics ở nước ta, chỉ ra được những khiếm khuyết, yếu kém của sự phát
triển dịch vụ Logistics hiện nay có so sánh với các nước trong khu vực, phân tích yêu
cầu và khả năng phát triển đến năm 2020, t
ừ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng,



5
các giải pháp cũng như các điều kiện để phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam
trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ .
3.2. Mục tiêu cụ thể
Một là: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các dịch vụ Logistics trong
nền kinh tế thị trường; yêu cầu và những đặc trưng cơ bản của các dịch vụ Logistics,
vai trò và hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển.
Hai là: phân tích, đánh giá đúng thực trạng dịch vụ Logistics ở nước ta có sự so
sánh với các nước khu vực và chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển các dịch
vụ Logistics trong những năm đổi mới. Chỉ ra được những điểm phù hợp và chưa phù
hợp trong sự phát triển các dịch vụ Logistics hiện tại so với yêu cầu của quá trình hội
nh
ập quốc tế và mở cửa thị trường dịch vụ, các nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại
những điểm chưa phù hợp và những cản trở trong phát triển.
Ba là: phân tích và làm rõ được các yêu cầu và khả năng phát triển dịch vụ
Logistics của Việt Nam đến năm 2020.
Bốn là: Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng và các giải pháp cơ bản có
tính khả thi về phát tri
ển dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế
giai đoạn đến năm 2020. Phân tích các điều kiện cần thiết và tạo lập môi trường nhằm
bảo đảm thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển dịch vụ Logistics.
4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Khái niệm Logistics được bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho
chính họ trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến. Logistics
có khái niệm liên quan đến kinh doanh bắt đầu từ những năm 1950. Điều này chủ yếu
là do sự gia tăng trong việc cung cấp, vận chuyển trong một thế giới toàn cầu hóa đòi
hỏi phải có những chuyên gia trong lĩnh vực này. Thời gian gần đây, thuật ngữ
Logistics mới bắt đầu được nhắc đến trong các phươ

ng tiện truyền thông, một vài cuộc
hội thảo cũng đã dần hâm nóng chủ đề này. Trong tư duy của nhiều người thì Logistics
chỉ là những mảnh ghép của vận tải, của giao nhận, của kho bãi. Ở Việt Nam, Luật
Thương mại năm 2005 (Điều 233) không đưa ra khái niệm Logistics mà lần đầu tiên
khái niệm về dịch vụ Logistics được pháp điển hóa “Dịch vụ Logistics là một hoạt
độ
ng thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ,
tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hóa để hưởng phí thù lao”.


6
Đánh giá về vai trò của Logistics, tác giả Bùi Thanh Thủy trong nghiên cứu “Bài
toán Logistics tại Việt Nam” cho rằng Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính
dây chuyền, đem lại nguồn lợi khổng lồ, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng
quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, theo tác giả, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4
nhu cầu thị tr
ường Logistics và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số
công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam hiện
vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống Logistics chưa được thực hiện một
cách thức thống nhất.
Logistics là dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng đố
i với khâu sản xuất và kinh
doanh của nhiều ngành nghề và cả nền kinh tế Việt Nam. Nhưng sự yếu kém về hạ tầng
và công tác quy hoạch vẫn đang cản trở sự phát triển của ngành dịch vụ này. Hơn 100
đại biểu đến từ các doanh nghiệp đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về thị
trường Logistics Việt Nam trong hội thảo với chủ đề “Kết nối Vi
ệt Nam với châu Á”

diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/8/2008 do Nhóm tư vấn về chuỗi cung ứng
Việt Nam tổ chức. Nhiều tham luận đã đề cập đến những hạn chế của cơ sở hạ tầng, Việt
Nam được xếp hạng thấp nhất về cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa trong số các nền
kinh tế trọng điểm ở khu v
ực Đông Nam Á. Xuất phát từ việc thiếu thốn về hạ tầng và
năng lực vận tải yếu kém nên chi phí Logistics tại Việt Nam gần như gấp đôi so với các
nước công nghiệp khác. Thực tế chi phí vận chuyển 1 container từ Đà Nẵng vào thành
phố Hồ Chí Minh đắt hơn nhiều từ Đà Nẵng chuyển sang Singapore. Nhiều chuyên gia
cũng cho rằng, với tầm quan trọng và nguồn lợi từ
Logistics việc phát triển cần một
chiến lược dài hạn những cơ chế chính sách pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện và thu
hút sự đầu tư phát triển cho ngành này tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu “Phát triển các công ty giao nhận vận tải thành các công ty
Logistics – Nền tảng để phát triển ngành Logistics tại Việt Nam” tác giả Trần Thị Thu
Hương cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để phát triển Logistics, đặc bi
ệt là
Logistics toàn cầu là phải có tiềm lực tài chính để xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi,
mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, đầu tư xây dựng mạng lưới… Trong
khi đó, phần lớn các công ty giao nhận vận tải Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa
với nguồn vốn hạn chế. Chính vì thế, đa số các công ty giao nhận vận tải Việt Nam
chưa thực sự có tiềm l
ực để phát triển Logistics.
GS.TS. Đặng Đình Đào trong bài viết “Một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực
trong các ngành dịch vụ ở nước ta” tại Hội thảo khoa học quốc gia do Tổng Liên đoàn


7
Lao động Việt Nam và Đại học Công đoàn tổ chức ngày 5/12/2006 đã đề cập đến các
vấn đề về nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ, thực trạng nguồn nhân lực hiện nay
và một số biện pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ thời gian tới.

Bài báo cũng đề cập tới nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, vận tả
i,
giao nhận thuộc lĩnh vực dịch vụ Logistics của nền kinh tế quốc dân.
Logistics đã ra đời giúp con người sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài
lực) một cách tối ưu, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội
một cách tốt nhất. Hiện nay, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, không bao
lâu nữa, mạng điện tử sẽ
cho phép con người vượt qua các trở ngại về thời gian và
không gian, tạo điều kiện cho Logistics toàn cầu phát triển. Để giúp các nghiên cứu
sinh, học viên cao học và sinh viên các chuyên ngành kinh tế tiếp cận với lĩnh vực mới
và đầy hấp dẫn này, năm 2006, tác giả Đoàn Thị Hồng Vân đã giới thiệu cuốn sách
chuyên khảo Quản trị Logistics, gồm những nội dung cơ bản: (1) Những vấn đề lý
lu
ận cơ bản về Logistics, (2) Tổng quan về Quản trị Logistics, (3) Dịch vụ khách hàng,
(4) Hệ thống thông tin, (5) Dự trữ, (6) Quản trị vật tư, (7) Xác định nhu cầu vật tư và
dự báo nhu cầu vật tư, (8) Vận tải, (9) Kho bãi.
Hàng tháng, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam xuất bản ấn phẩm “Việt Nam
Logistics Review”. Ấn phẩm này tập hợp các bài viết có giá trị cung cấp cho người đọc
hình dung nh
ững mảng vấn đề trong bức tranh tổng quát về Logistics Việt Nam và thế
giới. Với dung lượng hạn chế, việc đề cập toàn diện nhiều vấn đề sẽ không thể bảo
đảm được chiều sâu của các nội dung nghiên cứu.
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang trong
qua trình thực hiện từng bước các cam kết mở cửa thị trường d
ịch vụ cụ thể. Cuốn sách
chuyên khảo “Phát triển một số ngành dịch vụ ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO” do
PGS.TS. Nguyễn Đông Phong làm chủ biên, nhà xuất bản Lao động, năm 2007 đã
nghiên cứu tình hình phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam trong thời gian qua
cùng với những phân tích cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, trên cơ sở đó đề ra các
giải pháp phát triển các ngành dị

ch vụ của Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Trong cuốn sách
này, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã nghiên cứu về “Dịch vụ Logistics trong hội nhập
kinh tế quốc tế” và theo tác giả, Logistics chính là một trong những “chiếc đũa thần” để
giúp Việt Nam hội nhập thành công. Vì vậy, tác giả đã đánh giá những tác động của việc
gia nhập WTO đến dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả
ngành d
ịch vụ Logistics ở Việt Nam mà tác giả đề xuất mới chỉ dừng lại ở những nét
phác thảo, chưa đưa ra những giải pháp thật cụ thể để phát triển các dịch vụ Logistics.


8
PGS.TS. Nguyễn Như Tiến trong cuốn sách chuyên khảo “Logistics khả năng
ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” (Nhà
xuất bản Giao thông vận tải, năm 2006) cho rằng kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận
của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ
được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra trong vận chuyển của xã h
ội đặc biệt là trong
xuất nhập khẩu. Song thực tế cho thấy hoạt động giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện
còn nhiều bất cập mà nổi trội hơn cả chính là hiệu quả của hoạt động. Phát triển đa
dạng, phong phú dịch vụ cung cấp nhưng hiệu quả không cao xuất phát từ nguyên
nhân phương thức kinh doanh chưa thích hợp. Theo tác giả, Logistics chính là phương
thức kinh doanh tiên tiến c
ần được nghiên cứu để áp dụng và phát triển trong các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam.
GS.TS Đặng Đình Đào đã chủ trì và bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ “Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” vào tháng 6 năm 2009. Công trình nghiên
cứu này tập trung chủ yếu nghiên cứu các dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp s
ản
xuất, mà chủ yếu là các dịch vụ Logistics đi và Logistics đến nhằm thúc đẩy sản xuất

kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp. Đề tài chưa đề cập đến các dịch
vụ Logistics chuyên nghiệp, cụ thể là các dịch vụ mà do chính các doanh nghiệp
Logistics đảm nhiệm. Mặt khác, đề tài cũng chưa nghiên cứu đầy đủ các dịch vụ
Logistics tập trung mà chỉ đi sâu vào các dịch vụ phi tập trung tại các doanh nghiệp, cụ
thể là các dịch vụ do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự đảm nhiệm.
Tóm lại, các nghiên cứu trước đây về dịch vụ Logistics đã có những đóng góp
quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình phát triển của lĩnh vực này đồng
thời tạo ra những tiền đề để tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, do Logistics ở Việt Nam
vẫn còn là một ngành dịch vụ chưa phát tri
ển, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển
và do đất nước đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế nên những
nghiên cứu nêu trên cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu quá trình phát triển, chưa
phân tích đánh giá một cách thỏa đáng cũng như chưa đề cập hết những tác động của
các nhân tố mới đối với các dịch vụ Logistics.
4.2. Các công trình nghiên cứu ngoài n
ước
Những năm gần đây, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đi vào phân tích, làm
rõ khái niệm, nội dung và đặc trưng của Logistics trên góc độ vĩ mô nền kinh tế. Tiêu
biểu trong số đó phải kể đến là: “Fundamentals of Logistics management” (Cơ sở về
quản lý Logistics) của Douglas M. Lambert, James R. Stock và Lisa M. Ellram. NXB


9
Irwin McGraw-hill; “Strategic Logistics Management” (Quản lý chiến lược Logistics)
của James R. Stock và Douglas M. Lambert. Mc Graw-hill Mỹ, 2001.
Mọi doanh nghiệp đều phải sử dụng dịch vụ Logistics dưới nhiều dịch vụ khác
nhau. Với các doanh nghiệp có tham gia các hoạt động thương mại quốc tế thì các dịch
vụ Logistics càng đóng vai trò quan trọng. Có thể nói Logistics bao gồm tất cả các vấn
đề đối với nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc liên
quan đế

n các hoạt động thương mại quốc tế như: thủ tục, các điều kiện thanh toán,
điều khoản trong thương mại, các hợp đồng phân phối và bán hàng đại lý, thủ tục hải
quan, đóng gói và vận tải… Nghiên cứu sâu về các vấn đề này phải kể đến nghiên cứu:
“International Logistics” (Logistics quốc tế) của Pierre A David và Richard D
Stewart. NXB Atomic Dog; 12/2006. Bên cạnh việc nghiên cứu các cơ sở lý luận
Logistics và vai trò của hệ thố
ng Logistics quốc tế trong quản lý chuỗi cung ứng toàn
cầu, cuốn “International Logistics” của các tác giả: Donald F. Wood, Anthony
Barone, Paul Murphy và Daniel L. Wardlow. NXB AMACOM; Xuất bản lần 2, năm
2002 còn làm rõ hệ thống thông tin Logistics và kế hoạch hóa việc phân bổ nguồn lực
trong Logistics.
Một số nghiên cứu cho rằng, trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu hiện nay, áp lực
của các quốc gia, địa phương trong việc giúp tạo ra giá trị gia tăng cho các doanh
nghiệp thông qua tiếp giảm chi phí Logistics ngày càng cao hơn bao giờ h
ết. Có một
sự thừa nhận ngày càng được củng cố rằng thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt
động Logistics và hiệu suất trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp đạt được cả hai mục
tiêu là giảm chi phí và thúc đẩy hoạt động dịch vụ. Mục tiêu của việc quản lý chuỗi
cung ứng gắn liền với mục tiêu đạt được về thị trường, mạng lưới phân phối, quá trình
sả
n xuất theo cách mà các doanh nghiệp sẽ được phục vụ tốt hơn và tất nhiên với chi
phí thấp hơn. Nghiên cứu “Logistics & Supply Chain Management: creating value-
adding networks, 3rd Edition” (Quản lý chuỗi Logistics và cung ứng: Khởi tạo các
mạng lưới giá trị gia tăng, tái bản lần 3) của Martin Christopher, Nhà xuất bản FT
Press, Vương quốc Anh, 2005 đã đề cập đến vai trò của Logistics trong việc đạt được
các mục tiêu này.
Khi thị trường phát triển chín muồi gắn liền với nhữ
ng vấn đề mới trong cạnh
tranh toàn cầu dẫn đến sự dư thừa về năng lực ở nhiều ngành sản xuất khác nhau chắc
chắn sẽ dẫn đến áp lực cạnh tranh về giá và chi phí sản xuất. Giá cả luôn là một yếu tố

cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường và các dấu hiệu của nó sẽ trở thành những vấn đề
thậm chí lớn hơn c
ả “quá trình chuyển sản phẩm thành hàng hóa tiêu dùng”. Với quan


10
niệm cho rằng việc quản lý Logistics và chuỗi cung ứng đã trở thành vấn đề trung tâm
trong vòng hai thập kỷ qua. Những quan niệm về hội nhập trong kinh doanh không
phải là vấn đề mới nhưng sự thừa nhận vấn đề này vẫn còn là khá mới mẻ với các nhà
quản lý. Việc quản lý tốt hoạt động Logistics cũng đồng nghĩa với việc khách hàng
được phục vụ một cách hiệu quả và đươ
ng nhiên, chi phí cung ứng dịch vụ cũng được
tiết giảm. Vấn đề này được đề cập khá rõ trong nghiên cứu: “Global Logistics
Management: A Competitive Advantage for the 21st Century” (Quản lý Logistics toàn
cầu: Một lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21) của Kent Gourdin. NXB Wiley-Blackwell,
2006, Mỹ. Nghiên cứu này cũng đồng thời vạch ra đặc trưng mỗi hình thức và các
phân đoạn thị trường của Logistics; khám phá các công cụ thích hợp để tiếp cận hiệu
quả hoạt độ
ng Logistics. Cung cấp thông tin trong việc kiểm soát hệ thống Logistics
và tìm ra cách để nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng mà có thể tiết kiệm được thời
gian cần thiết.
Một số nghiên cứu khác tập trung vào thiết kế xây dựng, duy trì sự hỗ trợ bền
vững của hệ thống Logistics, bao gồm: “Logistics Engineering & Management” (Kỹ
thuật và quản lý Logistics, Ấn bản lần thứ 6) của Benjamin S. Blanchard. Prentice
Hall. NXB New Jersey 2003, Mỹ, đề cập đến các biện pháp nh
ận biết, duy trì, phân
tích Logistics và khả năng hỗ trợ từ đó thiết kế và phát triển hệ thống, các công đoạn
sản xuất, sử dụng, các giai đoạn hỗ trợ ổn định và rút lui và quản lý Logistics. Các
nghiên cứu: “Logistics: Principles and Applications” (Logistics: Các nguyên tắc và
ứng dụng) của John Langford. NXB McGraw-Hill Professional; 12/2006, Mỹ và

“Integrated Logistics Support Handbook” (Liên kết hỗ trợ trong Logistics) của James
Jones. NXB McGraw-Hill Professional, 2006, Mỹ lại chủ yếu đi vào việc thiết kế các
dịch v
ụ Logistics và triển khai, nhận dạng sản phẩm, duy trì và kiểm soát chất lượng,
cung cấp các kỹ thuật về chuỗi cung ứng…
Mặc dù vậy, chưa hề có nghiên cứu nước ngoài nào đi trực tiếp vào việc xác định
các cơ chế, chính sách cũng như các biện pháp cần thiết nhằm phát triển các dịch vụ
Logistics cho Việt Nam hay các nước đang phát triển như nước ta nói chung. Do vậy,
việc nghiên cứu thực trạng phát tri
ển Logistics ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển là yêu cầu bức thiết đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Đề tài tiếp cận các dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế
với tư cách là ngành dịch vụ Logistics có vị trí ngày càng quan trọng v
ới nhiều lợi thế


11
trong ngành kinh tế dịch vụ của Việt Nam và là một khâu trong chuỗi các dịch vụ
Logistics toàn cầu. Đồng thời tiếp cận dịch vụ Logistics trong mối quan hệ biện
chứng giữa sự phát triển các dịch vụ Logistics chuyên nghiệp(3PL) với các dịch vụ
Logistics bên thứ nhất (1PL) hay còn gọi là dịch vụ Logistics phi tập trung trong các
doanh nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng h
ợp phân tích một
số công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước để rút ra những vấn đề lý luận
về phát triển dịch vụ Logistics trong nền kinh tế thị trường và đưa ra các quan điểm
độc lập của nhóm nghiên cứu về vấn đề này.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic
nhằm phân tích, đánh giá, so sánh sự phát triển dịch vụ Logistics trong nền kinh tế thị
trường định hướ
ng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với sự phát triển dịch vụ Logistics
trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở các nước.
- Phương pháp điều tra, thống kê, mô hình hóa để rút ra những kết luận có tính
khoa học và khái quát cao trong việc đánh giá thực trạng phát triển từ kết quả điều tra
trên 10 tỉnh,thành phố trong cả nước với hơn 2000 các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logisitis, doanh nghi
ệp sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất và các nhà quản lý.
Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những kiến nghị cụ thể với Đảng và Nhà nước để tạo lập
môi trường và điều kiện phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2020.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia, tổ chức các hội thảo khoa học, các buổi tọa đàm
khoa học để thu thậ
p ý kiến trực tiếp của các chuyên gia về hiện trạng, động thái xu hướng
phát triển và giải pháp để phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đến năm 2020.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển các
dịch vụ Logistics
Chương 2: Phân tích thực trạ
ng phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ
Logistics ở nước ta trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ


12
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Tổng quan về Logistics
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học - công nghệ và phân
công lao động xã hội sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, khối lượng hàng hóa, dịch vụ và các
sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều, các quan hệ kinh tế c
ũng ngày
càng trở nên phong phú hơn và phức tạp hơn. Đồng thời, do khoảng cách trong các lĩnh
vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng được thu
hẹp, các nhà sản xuất buộc phải chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ
giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm…
trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó,
Logistics có cơ
hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh. Thời gian đầu, Logistics chỉ đơn thuần được coi là một giải pháp mới
nhằm hợp lí hóa hơn quy trình sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao cho các
doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, Logistics đã được chuyên môn hóa và phát
triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế.
Chi phí Logistics ở các nước phát triể
n chiếm khoảng 10-13% GDP còn ở các nước
đang phát triển lên tới 15-20%. Lấy ví dụ ở hai nền kinh tế phát triển và đang phát triển
lớn nhất trên thế giới hiện nay, chi phí Logistics của Mỹ năm 2007 là khoảng 9,9% GDP
còn của Trung Quốc là khoảng 20% GDP.
Logistics hoàn toàn không phải là khái niệm quá xa lạ, cho dù một thực tế là cũng
không phải nhiều người am hiểu sâu sắc về vấn đề này. Logistics đã xuất hiện từ lâu
trong lịch sử
phát triển của nhân loại
1

. Cho đến nay, ở nước ta, vẫn chưa tìm được
thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt. Có tài liệu dịch là
hậu cần, có tài liệu dịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là giao
nhận… Tuy nhiên, có thể thấy rằng tất cả các cách dịch đó đều chưa thỏa đáng, chưa

1
Ở Phương Đông, theo sử ký Tư Mã Thiên, thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng Nhà Hán, Trương Lương lần
đầu tiên đưa ra khái niệm hậu cần và do Tiêu Hà phụ trách, năm 202 trước Công nguyên. Ở Phương Tây, thời kỳ
Hy Lạp cổ đại, đế chế Roman và Byzantine đã có sĩ quan “Logistikas” – Người chịu trách nhiệm về các vấn đề
tài chính ,cung cấp và phân phối.


13
phản ánh đúng đắn và đầy đủ bản chất của Logistics. Vì vậy, giữ nguyên thuật ngữ
Logistics như trong Luật thương mại 2005 là cần thiết, không dịch sang tiếng Việt và
bổ sung thêm thuật ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta.
Ngày nay, Logistics đã hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế,
mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia
nổi tiế
ng trên thế giới. Tuy nhiên, một điều thực tế là Logistics được phát minh và ứng
dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự.
Napoleon đã từng định nghĩa: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội” và
ông cũng đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về
Logistics”. Logistics được các quốc gia ứng dụng r
ất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến
thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với một khối lượng lớn vũ khí và đảm
bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động Logistics là yếu tố có tác
động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh
vào vùng Normandie tháng 6/1944 chính là nhờ vào sự nỗ lực củ
a khâu chuẩn bị hậu

cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, các chuyên gia Logistics trong
quân đội đã áp dụng các kỹ năng Logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời
hậu chiến. Đây cũng là lúc hoạt động Logistics trong thương mại lần đầu tiên được
ứng dụng và triển khai. Trước những năm 1950, công việc Logistics chỉ
đơn thuần là
một hoạt động chức năng đơn lẻ. Trong khi các lĩnh vực marketing và quản trị sản xuất
đã có những chuyển biến rất lớn thì vẫn chưa hình thành một quan điểm khoa học về
quản trị Logistics một cách hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ và quản lý cuối thế kỷ XX đã tạo cho Logistics bước phát triển mới, có thể gọi
đó
là giai đoạn phục hưng của Logistics (Logisticsal renaissance). Trong lịch sử Việt
Nam, hai người đầu tiên ứng dụng thành công Logistics trong hoạt động quân sự chính
là vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá
quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện
Biên Phủ (1954) và chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước - Trên tuyến
đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử (1975).
Trong lịch sử phát tri
ển, Logistics được nghiên cứu và áp dụng trong lĩnh vực kinh
doanh, nếu giữa thế kỷ XX rất hiếm doanh nghiệp hiểu được Logistics là gì, thì đến
cuối thế kỉ, Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ
hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn
trong khu vực dịch vụ.


14
Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Á -Thái Bình Dương (Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific - ESCAP), Logistics phát triển qua 3 giai đoạn -
Phân phối vật chất, Hệ thống Logistics và Quản trị Logistics.
- Giai đoạn phát triển hệ thống phân phối vật chất (Physical distribution): Vào

những năm 60,70 của thế kỷ 20 , Logistics là hoạt động cung ứng sản phẩm vật chất,
hay còn gọi là Logistics đầu ra. Logistics đầu ra là quản lý một cách có hệ thống các
hoạt động liên quan đến nhau để
đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng
một cách có hiệu quả.
- Giai đoạn phát triển hệ thống Logistics (Logistics system): Vào những năm 80, 90 của
thế kỷ 20, hoạt động Logistics là sự kết hợp cả hai khâu đầu vào (cung ứng vật tư) và đầu ra
(tiêu thụ sản phẩm) để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả. Đây gọi là “quá trình Logistics”.
- Giai đoạn quản trị dây chuyền cung ứng - Quả
n trị Logistics (Supply chain
manangement): Đây là giai đoạn phát triển của Logistics vào những năm cuối thế kỷ
XX. Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng
(Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP): “Quản trị Logistics
là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm
soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ
cũng như những thông tin
liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt
động của quản trị Logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập,
quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới
Logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dị
ch vụ thứ ba.
Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của Logistics cũng bao gồm việc tìm
nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị Logistics
là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logistics cũng như
phối hợp hoạt động Logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản
xuất, tài chính, công ngh
ệ thông tin”.
Cũng theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng “Quản trị
chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm
nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị Logistics. Ở mức độ

quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác
trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách
hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên
trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp
với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh


15
chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh
doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt
động quản trị Logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối
hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản
phẩm, tài chính, công nghệ thông tin”. Có thể hình dung vị trí của dịch vụ Logistics
trong chu
ỗi cung ứng theo Sơ đồ 1.1.










Sơ đồ 1.1: Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng
Đối với các doanh nghiệp, Logistics có vai trò rất to lớn. Logistics hóa giải cả
đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các
nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu,
hàng hoá, dịch vụ,… Logistics giúp nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, sử dụng hợp

lý và tiết kiệm các nguồn lực nhờ đó giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệ
p.
Sơ đồ 1.2 cho thấy Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi
các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi
yếu tố tạo nên sản phẩm từ việc nhập nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ
sản phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư,
nhân lực mà còn bao hàm cả dị
ch vụ, thông tin, bí quyết và công nghệ. Các hoạt động
này cũng được phối kết hợp trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh
nghiệp từ tầm hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ,
tồn kho, bảo quản, vận chuyển đến thông tin, bao bì, đóng gói…Và chính nhờ vào sự
kết hợp này mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách t
ối ưu, nhịp nhàng và
hiệu quả, tạo ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ
những giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Dịch vụ logistics
Dòng thông
i
Dòng sản
h

Dòng tiền tệ
Khách
Sản xuất Bán lẻ
Bán
ô
Nhà máy

×