Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tình hình một số hoạt động của nhno&ptnt bắc hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.8 KB, 22 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện
đại hoá đất nước nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế và hội nhập với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới. Cùng với công cuộc phát triển này, hoạt động
đầu tư không kém phần sôi động, hàng loạt các dự án đầu tư lớn nhỏ ra đời. Một dự
án đầu tư được coi là thành công phải đảm bảo nhiều yêu cầu cũng như phải chịu tác
động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó thẩm định dự án đầu tư là yếu tố quan
trọng nhất, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tư.
Bất kỳ một dự án đầu tư tư nào trước khi ra quyết định tài trợ đều phải thẩm
định, do vậy cần thiết phải có một quy trình thẩm định dự án đầu tư hoàn chỉnh cả
về phương pháp luận lẫn thực tiễn để ngày càng phù hợp với pháp luật và tình hình
thực tế của nước ta hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được điều đó?
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân và được thực tập
tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội đến nay báo cáo
thực tập của em đã được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh đã tận tình
hướng dẫn, cùng cán bộ phòng tín dụng NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA
NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NNo&PTNT BẮC HÀ NỘI
Nơi thực tập: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Hà Nội
1. Giới thiệu về Ngân hàng NNo&PTNT Bắc Hà Nội
1.1. Tên, địa chỉ giao dịch.
Tên ngân hàng: Ngân hàng NNo&PTNN BẮC HÀ NỘI
Địa chỉ: 266 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội.


ĐT: (84.4) 37627631
Fax: (84.4) 3678895
1.2. Sự ra đời của chi nhánh:
Tháng 5 năm 2001, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chính thức bước chân
vào thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam. Là chi nhánh ra đời đầu tiên theo chủ
trương mở rộng mạng lưới hoạt động của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Để đứng
vững và khảng định vị thế của một chi nhánh ra đời hoạt động kinh doanh trên địa
bàn thành phố tập trung các nhà đầu tư tài chính lớn trong nước và quốc tế như thủ
đô Hà nội là một lợi thế lớn nhưng đồng thời là những thử thách trong cạnh tranh
gay gắt của chi nhánh ngay từ những ngày đầu thành lập.
Với những suy tư trăn trở đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung sức mạnh trí tuệ
của tập thể đoàn kết, nhất trí định ra những hướng đi của riêng mình với mục tiêu
"tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả" và "Vững bước cùng khách hàng trong
cạnh tranh và hội nhập".
Ngày đầu thành lập chi nhánh chỉ có 36 cán bộ từ các Phòng, Ban trụ sở chính và từ
các địa phương chuyển về, đến nay chi nhánh đã có mạng lưới 6 phòng nghiệp vụ,
11 phòng giao dịch và trên 150 cán bộ CNV, với sức trẻ năng động, sáng tạo và trí
tuệ của mình chi nhánh NHNo Bắc Hà Nội đã từng bước vượt qua mọi khó khăn,
thử thách tự tin, đứng vững trên thương trường. Mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ
tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kinh doanh, là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình
giao dịch một cửa và đã áp dụng thành công chương trình giao dịch IPCAS. Thực
hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, Chủ động nghiên cứu, áp dụng
đưa ra thị trường những sản phẩm tối ưu như: Đa dạng các hình thức huy động
nguồn vốn, áp dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh
toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền. đặc biệt chi
nhánh đang triển khai phát hành các sản phẩm thẻ quốc tế tiện ích mang thương hiệu
Agribank MasterCard, Agribank Visa
3
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động :
SỞ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG BẮC HÀ NỘI

• Ban giám đốc:
+ Giám đốc NHNo&PTNT Bắc Hà Nội, là người điều hành chung mọi hoạt
động của chi nhánh
+ Phó Giám đốc ngân hàng kiêm kế toán kiểm toán ngân hàng có trách nhiệm
điều hành hoạt động của ngân hàng khi giám đốc vắng mặt.
• Phòng kinh doanh:
+Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng:
- Cho vay ngắn hạn;
- Cho vay trung, dài hạn;
- Các nghiệp vụ bảo lãnh;
- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của Tổng
Giám đốc).
GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KTKS
NỘI BỘ
PHÒNG
TC-KT
PHÒNG
KHPT
PHÒNG
TTQT
PHÒNG

KTNQ
PHÒNG
KINH
DOANH
PGD
SỐ 1
PGD
SỐ 2
PGD
SỐ 3
PGD
SỐ 4
PGD
SỐ 5
PGD
SỐ 6
4
+ Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống;
+ Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giám
đốc.
+ Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế
qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.
+ Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để
có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng
thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện .
• Phòng kế toán - ngân quỹ:
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện các dịch vụ
thanh toán đến cá nhân, tổ chức chuyển tiền nhanh.
+ Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo
quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

• Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế
nghiệp vụ của Ngân hàng.
Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ
của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
• Phòng ngoại hối:
Đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân
hàng Phát Triển Nhà.
Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý.
Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác.
Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân
hàng và khách hàng.
• Phòng tài chính & kế toán:
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:
+ Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm).
+ Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh
tế, tài chính.
5
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài
chính.
Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
• Phòng kế hoạch và phát triển:
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách,
giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ
thể.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng
ngày, tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng,
huy động vốn , quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động;
nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh
của Ngân hàng trên Thị trường tài chính - tiền tệ.
Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để
triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển
một sản phẩm - dịch vụ mới.
Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể.
1.3 Dịch vụ & Sản phẩm:
1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm
1. Quy định chung:
• Tiền gửi tiết kiệm: VND, ngoại tệ;
2. Đối tượng phục vụ:
• Mọi cá nhân, người cư trú có CMND hoặc Hộ chiếu;
3. Loại Hình - Kỳ hạn:
• Không kỳ hạn;
• Có kỳ hạn : từ 1 tháng đến 24 tháng;
• Tiết kiệm Bậc thang;
• Tiết kiệm Dự thưởng;
• Tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng; (Tạm dừng huy động)
6
• Tiết kiệm hưởng lãi luỹ tiến của số dư tiền gửi;
4. Phương thức trả lãi:
• Trả lãi hàng tháng, cuối kỳ hoặc trả trước.
• Chi tiết lãi suất: Xem Biểu lãi suất hiện hành .
5. Thủ tục giao dịch:
• Khi đến gửi tiết kiệm lần đầu tại Agribank Bắc Hà Nội, Quý khách:
- Mang theo CMND hoặc hộ chiếu;
- Đăng ký chữ ký mẫu vào “Phiếu lưu”;
- Điền vào phiếu gửi tiền và bảng kê các loại tiền theo mẫu in sẵn;
- Nộp tiền hoặc giấy chuyển khoản;

- Nhận lại CMND/hộ chiếu và sổ tiết kiệm.
• Khi đến gửi hoặc rút tiền tiết kiệm từ lần thứ 2 trở đi, Quý khách chỉ
cần:
- Mang theo CMND;
- Sổ tiết kiệm.
1.3.2 Phát hành giấy tờ có giá
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
Áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức Việt Nam, cá nhân và tổ chức
nước ngoài đang sinh sống và họat động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Phân loại
- Giấy tờ có giá ngắn hạn bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
- Giấy tờ có giá dài hạn bao gồm Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
3. Lãi suất:
Lãi suất áp dụng theo từng loại giấy tờ có giá và từng đợt phát hành
do Agribank Bắc Hà Nội công bố. Xin mời quý khách tham khảo các đợt
phát hành mới nhất.
4. Phương thức trả lãi:
- Trả lãi trước: Quý khách được trả lãi ngay khi mua.
- Trả lãi sau: Quý khách được trả lãi cùng với gốc khi thanh toán.
- Trả lãi định kỳ: Quý khách được thanh toán lãi theo định kỳ hàng tháng,
3 tháng 1 lần và bội số của 3 tháng 1 lần.
7
5. Thanh toán
Tùy theo từng đợt phát hành, AGRIBANK Bắc Hà Nội sẽ quy định cụ thể.
- Thanh toán đúng hạn: khách hàng được trả lãi suất đúng với mức lãi suất
khi mua.
- Thanh toán trước hạn:
- Khách hàng không được rút trước hạn.
Khách hàng được rút trước hạn và sẽ được trả lãi suất không kỳ hạn tại
thời điểm rút vốn tính trên số ngày thực gửi và số tiền thực nộp. Nếu là

giấy tờ có giá trả lãi trước, khách hàng được hưởng lãi suất tiết kiệm
không kỳ hạn tính trên số tiền thực nộp khi mua.
Thanh toán sau hạn: nếu khách hàng không đến nhận khi đến hạn
Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số tiền gốc sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn thông thường, tiền lãi sẽ theo dõi riêng và không hưởng lãi.
Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi theo định kỳ: nếu khách hàng không
đến nhận lãi khi đến kỳ thanh toán, lãi sẽ được trả vào kỳ tiếp theo.
6. Thủ tục mua giấy tờ có giá:
- Khách hàng thực hiện đăng ký thông tin (trong trường hợp giao dịch lần
đầu);
- Viết giấy gửi tiền, ký phiếu lưu và nộp tiền tại các quầy giao dịch.
- Ngân hàng sẽ làm thủ tục và cấp cho khách hàng Giấy tờ có giá.
7. Thủ tục tất toán giấy tờ có giá:
Quý khách xuất trình Giấy tờ có giá, Chứng minh thư nhân dân và
điền đầy đủ các yếu tố quy định trên giấy yêu cầu rút tiền (ký đúng chữ ký
đăng ký mẫu tại Ngân hàng).
Quý khách nhận được tiền vui lòng kiểm đếm lại trước khi ra khỏi
Ngân hàng. Ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm đối với số tiền đã mang
ra khỏi quầy giao dịch.
8. Thủ tục chuyển nhượng Giấy tờ có giá:
Hiện tại, Agribank Bắc Hà Nội mới chỉ nhận chuyển nhượng Trái
phiếu AGRIBANK 2008 với thủ tục như sau:
Bên nhận chuyển nhượng đến Ngân hàng làm bản đăng ký thông tin
khách hàng và xuất trình CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng đến Ngân hang làm
01 bản giấy đề nghị chuyển nhượng (mẫu 02) lấy xác nhận của Ngân hàng
kèm theo Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu. Xuất trình CMND hoặc hộ
chiếu còn hiệu lực tại các quầy giao dịch. Phí chuyển nhượng do hai bên
thỏa thuận nộp cho Ngân hàng.
8

Ngân hàng sẽ cấp cho bên nhận chuyển nhượng Giấy chứng nhận sở
hữu Trái phiếu mới và thu hồi lại giấy chứng nhận sở hữu cũ.
9. Một số điều kiện khác:
Giấy tờ có giá phải còn nguyên vẹn, không sửa chữa, tẩy xóa.
Nếu bị mất giấy tờ có giá, khách hàng làm đơn có xác nhận của chính
quyền địa phương và mang đến Ngân hàng trình báo trong thời gian sớm
nhất.
Quý khách có thể ủy quyền cho người khác đến tất toán giấy tờ có giá
đã mua. Thủ tục gồm có giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương và
CMND của người được ủy quyền.
1.3.3 Sản phẩm cho vay
1. Điều kiện vay vốn:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật,
- Có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp, dù là tài trợ thương
mại hay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
- Có tình hình tài chính lành mạnh, đủ khả năng trả gốc và lãi đúng cam
kết trong hợp đồng vay vốn,
- Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác,
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi kèm theo
phương án trả nợ khả thi choAgribank Bắc Hà Nội,
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cùng các quy định của
Agribank Bắc Hà Nội.
2. Lãi suất:
• Linh hoạt và có ưu đãi với các khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng
tốt. Chi tiết xem Biểu lãi suất tiền vay.
1.3.4 Dịch vụ bảo lãnh
1. Các loại bảo lãnh
• Bảo lãnh vay vốn: ;

• Bảo lãnh thanh toán;
9
• Bảo lãnh dự thầu;
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
• Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm;
• Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước;
• Bảo lãnh đối ứng;
• Xác nhận bảo lãnh;
• Đồng bảo lãnh.
• Các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông
lệ quốc tế.
2. Các hình thức phát hành bảo lãnh
• Hợp đồng bảo lãnh.
• Thư bảo lãnh.
• Các hình thức khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
3. Điều kiện bảo lãnh
• Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo qui
định của pháp luật. Có trụ sở giao dịch (đối với pháp nhân, doanh
nghiệp tư nhân);
• Mục đích đề nghị Agribank Bắc Hà Nội bảo lãnh là hợp pháp;
• Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được Agribank Bắc Hà
Nộibảo lãnh trong thời hạn cam kết;
• Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh(bao gồm ký quỹ,
cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện
pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật);
• Trường hợp khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì
các điều kiện nêu trên phải tuân thủ theo quy định về quản lý ngoại hối
của Việt Nam.
4. Lệ phí bảo lãnh: Chi tiết theo biểu phí.

5. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng:
Tùy theo loại hình khách hàng, khi có nhu cầu bảo lãnh, khách hàng phải gửi
ngân hàng một số tài liệu.
10
1.3.5 Thẻ ghi nợ nội địa – ATM
1. Đối tượng được phép phát hành thẻ ghi nợ nội địa(ATM)
• Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt
Nam có nhu cầu sử dụng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng thẻ
do Agribank quy định.
• Cá nhân người lao động thuộc các tổ chức, doanh nghiệp
• Các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao và các tổ chức nước ngoài
khác có trụ sở tại Việt Nam
2. Điều kiện được phép phát hành thẻ.
• Có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật của Việt Nam.
• Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mở tại Chi nhánh Agribank
phát hành thẻ.
3. Thủ tục phát hành thẻ:
• Đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.
• Khách hàng chỉ cần mang chứng minh thư/hộ chiếu và điền vào
phiếu yêu cầu mở tài khoản và giấy đề nghị phát hành thẻ theo mẫu của
NHNo.
• Khách hàng sẽ được nhận thẻ trong vòng từ 1 đến 5 ngày làm việc.
4. Một số tính năng của thẻ ghi nợ
• Rút tiền VNĐ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ hoặc
ngoại tệ tại bất cứ máy ATM nào của NHNo mọi lúc, mọi nơi.
• Thanh toán hoá đơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ (Điện, nước,
Internet, điện thoại ) tại máy ATM.
• Thanh toán mua hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của
NHNo.

• Với khách hàng có thu nhập ổn định được chi nhánh NHNo cấp
hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay thanh toán mua hàng hoá
dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng không có số dư.
• Thông tin số dư tài khoản và in sao kê giao dịch (05 giao dịch gần
nhất).
• Thay đổi mã số xác định chủ thẻ (PIN).
• Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
11
• Bảo mật các thông tin từ tài khoản.
• Chuyển tiền trong hệ thống NHNo.
• Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước.
• Tra cứu thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng (tỷ giá, lãi suất
tiền gửi, lãi suất cho vay …).
1.3.6 Thanh toán quốc tế - Kinh doanh ngoại tệ
Trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân
thuộc các quốc gia khác nhau, thanh toán quốc tế đóng vai trò rất quan trọng.
Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt
động kinh tế, không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối
ngoại khó tồn tại và phát triển được. Agribank Bắc Hà Nội với 10 năm kinh
nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế và đội ngũ thanh toán viên chuyên
nghiệp sẽ giúp cho hoạt động thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu của
quý khách được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chính xác. Các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế NH Nông nghiệp Bắc Hà Nội đang cung cấp cho quý
khách:
• Nhận chuyển tiền đến
• Chuyển tiền đi
• Thư tín dụng chứng từ Nhập khẩu
• Thư tín dụng chứng từ Xuất khẩu
• Nhờ thu hàng Nhập khẩu
• Nhờ thu hàng Xuất khẩu

• Thanh toán biên giới
2. 2. Tình hình hoạt động của ngân hàng
2.1. Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng
Thuận lợi:
+ An ninh, chính trị trong nước tiếp tục ổn định vững chắc, các chính sách
pháp luật, kinh tế của Nhà nước đặc biệt là chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước đã thông thoáng hơn có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần
kinh tế phát triển, thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
+ Các chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội luôn nhận được sự chỉ đạo kịp
thời của Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ cấp trên, đã tạo thế và lực cho hoạt
động kinh doanh ngân hàng ngày một tốt hơn.
+ Sự đoàn kết, nhất trí của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên trong chi nhánh luôn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, tích cực chủ
động kinh doanh vì sự tồn tại và phát triển không ngừng của chi nhánh.
+ Chính sách khoán tài chính đến nhóm người lao động đã thực sự đi vào
đời sống và đã có tác dụng tốt. Là động lực để cho cán bộ công nhân viên trong cơ
quan tích cực phấn đấu, để mỗi một dịch vụ, mỗi một khách hàng được phục vụ
ngày càng có chất lượng, số lượng hơn. Đời sống của cán bộ công nhân viên ngày
12
một ổn định.
Khó khăn
+ Khó khăn đầu tiên đó là quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về
việc tăng lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và chiết khấu. Cụ thể, từ tháng 2-2008, lãi suất
cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5% lên 7,5% và
lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5% lên 6%. Tín hiệu này cho thấy NHNN sẽ hạn chế
“rót” tiền vào nền kinh tế thông qua các “cửa sổ” tái cấp vốn và chiết khấu, một
cách gián tiếp hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng.
+ Lạm phát tháng 1-2008 đã lên đến 2,38%, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục
tăng lãi suất huy động để giữ chân cũng như thu hút khách hàng. Thực tế đã có một
vài ngân hàng tăng lãi suất huy động.

+ Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn giữa các
ngân hàng về mặt lãi suất khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc giữ khách
hàng và mời chào khách hàng mới. Riêng trên địa bàn Bắc Hà Nội có các ngân hàng
lớn nhỏ: ngân hàng Công Thương Bắc Hà Nội, ngân hàng cổ phần nhà, ngân hàng
Nam Á, các NHNo&PTNT cùng hệ thống. Ngoài ra còn có 6 quỹ tiết kiệm của các
chi nhánh ngân hàng thương mại (chưa kể đến hệ thống huy động tiết kiệm của bưu
điện).
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh
Đi lên từ con số không, những năm qua chi nhánh đã từng bước khảng định
năng lực tài chính của mình, đưa tổng nguồn vốn huy động bình quân 8.000 tỷ đồng
với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ổn định, tập trung vào mở rộng màng lưới để tăng
cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng như: sinh
viên các trường Đại học (Trường đại học KTQD, Đại học Ngân hàng, Đại học
Thăng long, đại học Thuỷ lợi), các dự án do nước ngoài tài trợ, nguồn tiền gửi dân
cư và các tổ chức kinh tế , không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ
động đầu tư đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn.
Với phương châm "Đi vay để cho vay" trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng dư nợ
an toàn, hiệu quả và hướng tới hội nhập. Trải qua 8 năm xây dựng và trưởng thành,
chi nhánh đã đưa tổng số dư nợ cho vay các thành phần kinh tế, các dự án đầu tư lên
đến trên 2.500 tỷ đồng. Đồng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Hà Nội đã có
mặt trên khắp mọi miền tổ quốc. Từ nhà máy chế tạo và cung cấp thiết bị thuỷ công
cho dự án Thuỷ điện Sơn la, các dự án thuỷ điện ở khu vực Miền trung, Tây nguyên
do Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp làm đại diện liên doanh các Nhà thầu
thi công có giá trị hợp đồng hàng ngàn tỷ đồng, Nhà máy cán nóng thép tấm Cái lân
Quảng Ninh do NHNo Bắc Hà Nội bảo lãnh và cho vay trên 30 triệu USD sắp được
khánh thành cho ra mẻ sản phẩm đầu tiên, dự án Thuỷ điện Cửa đạt - Thanh hoá
13
cuối năm hoà lưới điện quốc gia và phục vụ cho gần 100 ngàn ha lúa vùng hạ lưu
Sông Chu, dự án Thuỷ điện Bắc Bình đem ánh sáng đến cho đồng bào vùng cao

Bình Thuận, đầu tư xây dựng những giảng đường, trường học khang trang, tiện nghi
cho sinh viên trường Đại học Thăng Long, Trường tiểu học, trung học cơ sở Phương
Nam và rất nhiều dự án phục vụ sản xuất, xuất khẩu, phục vụ đời sống xã hội đã
được đầu tư bằng đồng vốn của AgriBank Bắc Hà Nội.
Thực hiện định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT Việt nam lấy nông nghiệp nông thôn là đối tượng phục vụ. Trong
những năm qua AgriBank Bắc Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các chủ
trương, chính sách của Đảng, chương trình của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước.
Đẩy mạnh cho vay thu mua hàng hoá xuất khẩu đối với các khách hàng: Công ty
Thực phẩm miền Bắc, Công ty CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim, Tổng công ty
Lương Thực Miền Bắc, Công ty Lương thực Hà Nội, cho vay kinh doanh phân bón
phục vụ nông nghiệp đối với Công ty CP Thái sơn những người bạn đồng hành
tin cậy, thuỷ chung đã cùng AgriBank Bắc Hà Nội vượt qua những khó khăn thử
thách, vượt qua những cơn sóng gió thời khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế
toàn cầu. Trong những năm qua hàng chục ngàn tỷ đồng vốn của ngân hàng Bắc Hà
Nội đã đến tay người nông dân vùng Tây nguyên mỗi năm thu mua hàng trăm ngàn
tấn cà phê, cao su, hạt tiêu xuất khẩu , góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn gạo cho nông
dân vùng đồng bằng Sông Cửu long đem lại nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước.
Ngoài ra, mỗi năm chi nhánh còn đầu tư hàng trăm triệu USD cho các Doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân
Do có được hướng đi đúng từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh doanh
của chi nhánh luôn đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng ổn định luôn vượt xa kế
hoạch được giao, các hoạt động phong trào đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên
luôn được quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ được nâng cao. Là một
trong những chi nhánh hàng đầu của NHNo&PTNT Việt nam với Tổng nguồn vốn
huy động thời điểm cao nhất lên tới 13 ngàn tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay thời điểm
cao nhất lên tới hơn 5 ngàn tỷ đồng. Nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp, không chỉ như vậy,
Chi nhánh NHNo Bắc Hà Nội luôn là điểm đến và là địa chỉ đáng tin cậy của khách
hàng với đội ngũ cán bộ giao dịch viên được đào tạo từ các trường đại học chuyên

ngành lớn trong nước, trẻ trung, năng động, nhiệt tình. Trụ sở giao dịch được xây
dựng khang trang, hiện đại, hệ thống an ninh bảo vệ an toàn tuyệt đối luôn đáp ứng
yêu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
14
2.3. Tình hình huy động vốn
Hoạt động của ngân hàng thương mại là “Đi vay để cho vay” nên việc huy
động vốn của chi nhánh là vô cùng quan trọng. Chi phí huy động vốn được xem là
giá đầu vào của quá trình kinh doanh, muốn có được chi phí thấp thì ngân hàng phải
luôn cố gắng tìm những nguồn rẻ. Ngân hàng phải làm thế nào để vừa thu hút được
nhiều vốn, vừa không gây đọng vốn để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả
hơn.
Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 %2008/2007
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền ±%
I.Tiền gửi
1. của TCTD
2. của KH
- Nội tệ:
+ Không kỳ hạn
+ < 12 tháng
+ > 12 tháng
- Ngoại tệ:
+ Không kỳ hạn
+ < 12 tháng
+ > 12 tháng
II. PH GTCG

- Ngắn hạn
- Dài hạn
Tổng
3239.57
367.24
756.34
664.53
253.57
91.81
319.15
393.47
144.27
157.39
91.81
1132.32
100.553
1031.77
4371.89
74.1
8.4
17.3
15.2
5.8
2.1
7.3
9
3.3
3.6
2.1
25.9

2.3
23.6
100
3508.52
21.62
1162.30
627.10
189.21
324.36
113.53
535.20
10.81
205.43
318.96
1897.52
183.81
1713.72
5406.046
64.9
0.4
21.5
11.6
3.5
6
2.1
9.9
0.2
3.8
5.9
35.1

3.4
31.7
100
268.95
-345.61
405.96
-37.43
-64.36
232.55
-205.62
141.73
-133.46
48.04
227.15
765.20
83.25
681.95
1034.16
8.30
-94.11
53.67
-5.63
-25.38
253.30
-64.43
36.02
-92.51
30.52
247.41
67.58

82.79
66.10
23.65
Nguồn: báo cáo quyết toán năm 2008 của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Qua số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng 1034.16 tỷ đồng, tỷ lệ
tăng trưởng 23.65%. So với kế hoạch của năm 2007 thì chỉ tiêu đạt được 95,5 % (kế
hoạch năm là 987.62 triệu). Một trong những nguyên nhân làm cho việc thực hiện
kế hoạch nguồn vẫn chưa cao là do 6 tháng đầu năm chi nhánh quán triệt phương
châm: hạn chế huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Thật vậy, ta thấy tiền
gửi của tổ chức tín dụng giảm 345.61 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 94.11 %. Trong khi tiền
gửi của các tổ chức tín dụng giảm mạnh thì tiền gửi của khách hàng tăng 405.96 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 53.67% thì nguồn tiền gửi vẫn tăng 268.95 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
8.30%.
Huy động nội tệ của khách hàng giảm nhẹ 37.43 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 5.63%
trong đó tiền gửi trên 12 tháng là giảm nhiều nhất 205.62 tỷ đồng, tỷ lệ giảm
15
64.43%, tiền gửi dưới 12 tháng tăng mạnh 232.55 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 253.3%, đồng
thời tiền gửi ngoại tệ tăng 34,0% so với năm 2007 và đạt giá trị 141.73 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong năm qua là việc phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh từ
1132.32 tỷ đồng năm 2007 lên 1897.52 tỷ đồng năm 2002, tỷ lệ tăng là 67.58%,
trong đó chủ yếu là phát hành thêm giấy tờ có giá dài hạn. Nguồn huy động từ việc
phát hành giấy tờ có giá dài hạn là 681.95 tỷ đồng, tốc độ tăng 66.10%
2.4. Hoạt động tín dụng
Cũng như các NHTM khác, hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chủ yếu là hoạt động tín dụng, nó đem lại nguồn thu lớn
cho chi nhánh. Vì vậy, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội luôn tìm mọi cách để mở rộng tín
dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro
góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Cơ cấu dư nợ tính đến 31/12/2008

Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 Xu hướng
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng dư nợ 3507.899 4978.689 1470.790 41.9
Phân theo thời hạn
- Ngắn hạn 2449.488 50.5 3176.404 63.8 726.916 29.7
- Trung hạn 1058.411 24.5 1239.694 24.9 181.283 17.1
- Dài hạn 876.975 25 562.592 11.3 -314.383 -35.8
Phân theo TP KT
- DNNN 1213.733 34.6 1334.289 26.8 120.556 9.9
- HTX 350.790 10 278.807 5.6 -71.983 -20.5
- Công ty tnhh.CP 484.090 13.8 970.844 19.5 486.754 100.6
- Hộ cá thể 470.058 13.4 886.207 17.8 416.148 88.5
-Khác 989.228 28.2 1508.543 30.3 519.315 52.5
Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2008 của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Dư nợ tính đến 31/12/2008 đạt 4978.689 tỷ đồng tăng 1470.790 tỷ đồng so
với 31/12/2007, tốc độ tăng trưởng 41.9%; đạt 107% so với kế hoạch năm.
Cơ cấu dư nợ phân chia theo thời hạn có sự thay đổi. Về tỷ trọng, dư nợ ngắn
hạn chiếm 50.5% ở năm 2007 và tăng lên tương đối ở năm 2008 63.8%. Tỷ trọng
tăng và dư nợ ngắn hạn tăng so với năm 2007 là 726.916 tỷ đồng, tốc độ tăng là
29.7%; dư nợ trung hạn tăng 181.283 tỷ đồng, tốc độ tăng 17.1%; dư nợ dài hạn ở
năm 2007 là khá cao đạt tỷ trọng 25% tương đương 876.975 tỷ đồng nhưng đến năm
16
2008 giảm đi 314.383 tỷ đồng.
Mặc dù dư nợ cho vay tăng nhanh theo thời gian nhưng lại có sự mất cân đối
về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ, cụ thể là dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn qua
các năm. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm
dần vì tình hình kinh tế suy thoái, để tìm được dự án đầu tư tốt và gặp ít rủi ro là gặp
rất nhiều khó khăn.
Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. Cho vay doanh

nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao 34,6% ở năm 2007. Điều này chứng tỏ vị
thế của chi nhánh đã được các doanh nghiệp Nhà nước chú ý bởi chính sách khách
hàng đã được đặt lên hàng đầu. Mặc dù việc cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà
nước có lãi suất thấp hơn song doanh thu của các khoản vay này là thường xuyên và
ổn định, nhất là khi các dự án của doanh nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế thường có
của khách hàng kinh doanh, doanh thu ổn định như công ty in Tài chính, công ty
Xuất nhập khẩu y tế… Đến 31/12/2008, dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 1334.289
tỷ đồng tăng 120.556 tỷ đồng so với 31/12/2007, tốc độ tăng 9.9%.
Cho vay công ty TNHH, công ty cổ phần tăng mạnh từ 484.090 tỷ đồng năm
2007 lên 12.440 tỷ đồng vào năm 2008, tốc độ tăng 100.6%; cho vay hộ cá thể cũng
tăng mạnh 416.148 tỷ đồng, tốc độ tăng 88.5%. Cho vay khác (cầm cố giấy tờ có
giá, tiêu dùng) chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cho vay dưới hình thức này có
rủi ro thấp nhất mà lãi suất lại lớn hơn các loại cho vay khác. Chi nhánh đã tổ chức
công tác xác minh, thẩm định đầy đủ và chính sách khách hàng hợp lý nên đã
thường xuyên có được số khách hàng truyền thống và cho vay tiêu dùng có mức dư
nợ tăng hơn. Cho vay tiêu dùng áp dụng chủ yếu đối với cán bộ công nhân viên Nhà
nước, nhất là trên địa bàn Thủ đô có hàng ngàn doanh nghiệp Nhà nước với hàng
chục vạn cán bộ công nhân viên đang công tác và có nhu cầu về phương tiện sinh
hoạt, nhà ở… là rất cao.
3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI
3.1. Những kết quả đạt được
3.1.1. Về kỹ thuật thẩm định
Công tác thẩm định dự án đầu tư được tiến hành trên cơ sở vận dụng những
phương pháp có tính khoa học với cách nhìn toàn diện về mọi mặt của dự án đầu tư:
Từ thẩm định năng lực pháp lý, khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách
hàng cho đến thẩm định khía cạnh pháp lý, công nghệ, thị trường, kỹ thuật, tài chính
dự án …Do vậy đã làm tăng thêm độ tin cậy cho việc thẩm định dự án đầu tư.
17
Thực tế cho thấy nhiều dự án mà NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thẩm định sau

khi vay vốn đã đi vào hoạt động có hiệu quả, có khả năng thu nợ chắc chắn, mang
lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế như các dự án của công ty in tài chính, dự án
mua máy mổ mắt của công ty xuất nhập khẩu y tế và nhiều dự án khác.
3.1.2. Về cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã được cơ cấu hoạt động cho công tác thẩm định
theo kiểu phân cấp từ cán bộ tín dụng lên trưởng phòng kinh doanh đến giám đốc
nên đảm bảo luồng thông tin được thông suốt và các kết quả thẩm định được sàng
lọc cẩn thận, chặt chẽ. Việc tách bạch giữa khâu kiểm soát và thẩm định tạo nên tính
khách quan trong việc xét duyệt dự án. NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã triển khai
công tác tiếp cận doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn đúng quy
định, tạo điều kiện cho mọi thủ tục được hoàn thành đầy đủ và nhanh chóng.
3.1.3. Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
Trong những năm qua, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã cử nhiều cán bộ đi đào
tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các trường đại học, mở nhiều lớp bồi dưỡng
kiến thức, tổ chức đào tạo theo các chương trình dự án quốc tế, bồi dưỡng lý luận
nghiệp vụ. Do vậy trình độ cán bộ ngân hàng không ngừng nâng lên. Đội ngũ cán bộ
thẩm định của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội với bề dày kinh nghiệm đã và đang được
trau dồi thêm các kiến thức tổng hợp về mọi mặt: thị trường, tài chính, pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển và các cơ chế, chính sách nhà
nước.
Song bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác thẩm định của
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được nhìn nhận một
cách khách quan vì đây chính là cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng thẩm định tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
18
3.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Về quy mô của Ngân hàng
Do NHNo&PTNT Bắc Hà Nội là một ngân hàng cấp quận nên việc tiếp xúc
với các dự án đầu tư có quy mô lớn là rất hạn chế. Chẳng hạn tại NHNo&PTNT Bắc
Hà Nội hầu hết chỉ có các dự án vừa và nhỏ, số vốn đầu tư chỉ vài chục tỷ mà hầu

như cũng rất đơn giản. Chẳng hạn như dự án vay vốn thanh toán cho công ty bột
ngọt MIWON của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư với số tiền cũng kha khá nhưng
phương án kinh doanh lại hết sức đơn giản hoặc là dự án liên doanh mua máy của
công ty xuất nhập khẩu Y tế II cũng vậy. Đối với các dự án ở dạng này cán bộ tín
dụng chỉ cần tính một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và một số chỉ tiêu tài chính của dự án. Do yếu tố quy mô nên một
phần nào kỹ năng và kinh nghiệm của cán bộ không được bổ sung trau dồi thêm.
- Về công tác thông tin và tư vấn
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã có một kho lưu trữ thông tin về từng ngành,
từng lĩnh vực kinh tế nhưng chỉ do từng cán bộ chuyên trách từng mảng đảm nhiệm
và chưa mang tính chất chuyên nghiệp nên chất lượng khai thác thông tin chưa được
tốt.
Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng là giúp cho doanh nghiệp lựa
chọn được phương án tối ưu, song trên thực tế doanh nghiệp chỉ gửi đến ngân hàng
một phương án kinh doanh do đó ngân hàng không có điều kiện để đánh giá so sánh
các phương án với nhau. Về điều này chi nhánh cũng chưa yêu cầu doanh nghiệp
thực hiện nên thực tế chỉ thẩm định một phương án duy nhất mà khách hàng đưa ra.
- Về chất lượng thẩm định
Mặc dù tất cả các dự án cho vay vốn gửi đến đều được ngân hàng tiến hành
thẩm định song chất lượng thẩm định chưa cao nhiều khi chỉ mang tính hình thức,
thủ tục, chưa đi sâu vào đánh giá một cách khách quan, toàn diện các khía cạnh của
dự án, đặc biệt là những dự án vay vốn theo chỉ định của nhà nước thông qua ngân
hàng.
19
Việc thẩm định dù tiến hành theo đúng quy trình với đầy đủ các bước nhưng
nội dung trong mỗi bước còn sơ sài, chung chung. Các nội dung thẩm định thị
trường, kỹ thuật, môi trường, tài chính nhiều khi chấp nhận theo ý kiến của chủ đầu
tư hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phê duyệt. Cán bộ thẩm
định chỉ đưa vào các số liệu do doanh nghiệp cung cấp để tính toán các chỉ tiêu kinh
tế- tài chính mà không chủ động thu thập các thông tin ở các nguồn đáng tin cậy

khác hoặc tiến hành khảo sát thực tế khu vực dự định đầu tư xây dựng để kiểm tra
tính hợp lý của các dòng thu nhập, chi phí, làm cho những chỉ tiêu được tính toán ra
thiếu cơ sở khoa học và trở nên không có ý nghĩa.
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội phần lớn cho vay trung dài hạn đối với các doanh
nghiệp nhà nước và là những khách hàng truyền thống, có uy tín. Song điều đó
không có nghĩa là cán bộ tín dụng được phép dễ dãi, buông lỏng trong khâu thẩm
định, tạo cơ hội cho doanh nghiệp lợi dụng để chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, mặc dù cán bộ thẩm định có
tiến hành lập bảng số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và có tính toán
một số chỉ tiêu kinh tế nhưng việc lập và tính toán các chỉ tiêu này không được phân
tích sâu sắc triệt để. Thường cán bộ thẩm định rút ra nhận xét rất chung chung: tình
hình sản xuất kinh doanh là khá tốt, tình hình tài chính tương đối ổn định. Trong khi
nếu được phân tích kỹ càng sẽ có không ít những chỉ tiêu khiến cho người thẩm
định phải cân nhắc trước khi đưa ra nhận xét.
Các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, điểm hoà vốn, phân tích độ nhạy
là có ý nghĩa rất lớn trong việc thẩm định dự án đầu tư nhưng ngân hàng chỉ mới
khai thác nó ở mức độ thấp. Trong quy trình thẩm định nói chung có đề cập đến việc
phân tích rủi ro của dự án dựa trên việc tính toán và phân tích độ nhạy của dự án,
song thực tế không được sử dụng. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, chi
nhánh chưa hiểu đúng bản chất của thẩm định tài chính. Do đó, đã quá tập trung vào
việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án qua việc tính toán nguồn trả nợ
20
bằng khấu hao + lợi nhuận ròng. Ngân hàng rất ít quan tâm đến hiệu quả tài chính
cuối cùng của toàn bộ dự án đầu tư. Xuất phát từ quan điểm như vây, ngân hàng đã
lựa chọn các dự án đầu tư không dựa nhiều vào các hiệu quả NPV, IRR. Có những
dự án chi nhánh tính cả hai nhóm khấu hao + lợi nhuận để lại hàng năm với tỷ lệ
khá lớn nên đến khi trả nợ doanh nghiệp không trả nợ được và phải gia hạn nợ.
Khi tính chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, cán bộ tín dụng đã không lưu ý đến giá
trị thời gian của tiền tệ nên chỉ tiêu tính toán không được chính xác. Cán bộ tín dụng
chỉ tính trên giá trị luỹ kế của lợi nhuận và khấu hao hàng năm với tổng mức vốn

đầu tư một cách đơn thuần chứ không tính đến giá trị thời gian của đồng tiền. Chúng
ta biết rằng đồng tiền có những giá trị khác nhau theo thời gian, chẳng hạn một đồng
ngày hôm nay sẽ có giá trị hơn ngày mai. Ở đây cũng vậy, thời điểm bỏ vốn đầu tư
và thời điểm thu hồi vốn là khác nhau và thường cách xa nhau nên giá trị của nó
cũng khác nhau. Do vậy nếu tính thời gian hoàn vốn theo cách đơn thuần và cách có
tính đến giá trị thời gian của tiền tệ (hệ số chiết khấu) thì kết quả sẽ khác xa nhau.
Cụ thể ở thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà may sản xuất thức ăn chăn nuôi gia
súc: Nếu tính thời gian hoàn vốn giản đơn như doanh nghiệp và ngân hàng tính thì
có kết quả là 3,14 năm còn theo cách điều chỉnh (có tính đến lãi suất chiết khấu
10%) thì thời gian này lên tới 4 năm 8 tháng.
Ngân hàng hầu như bỏ qua việc phân tích báo cáo việc lưu chuyển tiền tệ của
doanh nghiệp trong khi đó nó mới là báo cáo phản ánh đúng tình hình thực tế ngân
quỹ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, còn các số liệu trên bảng cân đối kế
toán chỉ là số liệu trong sổ sách.
Hiện nay việc thẩm định tài sản đảm bảo vẫn chưa được chi nhánh quan tâm
đúng mức . Đối với các doanh nghiệp Nhà nước khi vay vốn hầu như không cần tài
sản đảm bảo còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì ngược lại, ngân
hàng chỉ cho vay khi có đầy đủ tài sản đảm bảo. Vì vậy đã làm ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như chính ngân hàng. Có những dự án rất khả
thi nhưng do không có đủ tài sản đảm bảo nên đã không được duyệt vay. Thực tế
điều này là không hợp lý vì theo cơ chế đảm bảo tiền vay: khách hàng vay vốn
21
(không phân biệt là doanh nghiệp Nhà nước hay ngoài quốc doanh) đủ điều kiện
quy định thì được tổ chức tín dụng xem xét, lựa chọn cho vay không có tài sản đảm
bảo. Nên chăng chi nhánh cần xem xét lại vấn đề này bởi vì không phải tài sản thế
chấp bao giờ cũng có đủ giá trị hoặc dễ phát mãi (chẳng hạn như thế chấp dây
chuyền công nghệ lạc hậu). Nếu quá chú trọng đến tài sản đảm bảo thì sẽ gây nên sự
chủ quan, yên tâm cho cán bộ cán bộ tín dụng vào tài sản thế chấp, ảnh hưởng đến
hiệu quả cho vay cũng như uy tín của ngân hàng.
- Về đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán cộ thẩm định dự án ở phòng kinh doanh hiện nay chưa được
nhiều, số cán bộ có chuyên môn cả về nghiệp vụ ngân hàng và chuyên ngành kỹ
thuật là rất hạn chế. Chi nhánh vẫn chưa có tổ thẩm định do quy mô còn nhỏ, điều
này dẫn đến tính thống nhất đầy đủ các nội dung thẩm định là chưa cao. Được biết
hiện nay hệ thống ngân hàng công thương quy định cán bộ cho vay độc lập với cán
bộ thẩm định. Phải chăng chi nhánh chưa thực hiện vấn đề này là một nguyên nhân
gây nên không đảm bảo tính khách quan trong quá trình thẩm định.
3. Hướng lựa chọn đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI NHN
0
& PTNT BẮC HÀ
NỘI.
22

×