Phần I
Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh huyện Văn Giang
I. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng chuyên doanh
được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Đây là một ngân hàng giàu truyền thống,
với nhiều thành tích và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước Xã hội Chủ
nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt đây là Ngân hàng đã được Nhà nước phong tặng
danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay
thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là
Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Tháng 8/1990, Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam
đã xét duyệt và lựa chọn mẫu biểu trưng lôgô với 9 hạt lúa vàng uốn cong theo
hình đất nước chữ S trên nền khung vuông hai màu xanh lá cây và mầu nâu đất
với dòng chữ viền 2 cạnh: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết kỳ
họp lần thứ XXIV Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT VN đã công bố chính thức
việc lựa chọn lôgô kể trên là biểu trưng của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam
trong nước và quốc tế.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/QĐ-NHNN về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh
thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao
1
dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam
và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã
có 475 chi nhánh.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam (NHNo&PTNT). NHNo&PTNT hoạt động theo mô hình Tổng công
ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức
tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với
tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển
đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản
góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với
tổng nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷ đồng (tính đến 31/12/2003),
chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt
Nam; Tổng dư nợ lớn nhất: 118 000 tỷ đồng; có số lượng khách hàng lớn nhất:
hơn 10 triệu khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; có mạng lưới phục vụ
rộng lớn nhất gồm trên 1.800 chi nhánh trên toàn quốc với 28.000 cán bộ (chiếm
40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ
hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay,
tổng số Dự án nước ngoài mà Agribank tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với
tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện
nay Agribank đã có quan hệ đại lý với trên 851 NH và tổ chức tài chính quốc tế
ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng
36%. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%…
2
Năm 2001: Đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT 10 năm 2001-2010 trên cơ sở
những thành tựu qua hơn 10 năm đổi mới và những vấn đề tồn tại được Chính
phủ phê duyệt tháng 10/2001 gồm các nội dung chính là: Đánh giá thực trạng
NHNo&PTNT Việt Nam, tầm nhìn 10 năm tới, lộ trình cơ cấu lại nợ và lành
mạnh hoá tài chính, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp (có
phần đề xuất mô hình Ngân hàng chính sách), xác định lộ trình và kinh phí.
NHNo&PTNT được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường
tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng
đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam..
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp
tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch
nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003
phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT
Việt Nam.
II. Giới thiệu về NHNo&PTNT Văn Giang
1. Quyết định thành lập NHNo&PTNT Văn Giang
Cùng với quyết định số 603/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam
về việc thành lập các chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh, huyện đối với các Ngân
hàng thương mại. Tổng Giám đốc của NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định
số 647/QĐ-NHNo&PTNT ngày 26/08/1999 về việc thành lập chi nhánh
NHNo&PTNT Văn Giang, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/09/1999.
NHNo&PTNT Văn Giang với nhiệm vụ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông
thôn của huyện Văn Giang. NHNo&PTNT Văn Giang được thành lập với các
hoạt động chủ yếu là: nhận tiền gửi nội tệ và ngoại tệ, cho vay các thành phần
kinh tế và cho vay đời sống, thanh toán điện tử toàn quốc, chi trả kiều hối, mua-
bán ngoại tệ, các dịch vụ khác.
3
2. Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của NHNo&PTNT Văn Giang
2.1. Mô hình tổ chức chung
Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Văn Giang gồm ban lãnh đạo và các
phòng ban nghiệp vụ. Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và các phó Giám đốc. Giám
đốc phụ trách chung và trực tiếp giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của
các Phó Giám đốc và những vấn đề Giám đốc quan tâm. Giám đốc trực tiếp phụ
trách các khối công việc cụ thể như sau :
- Công tác Tổ chức – Hành chính nhân sự.
- Công tác Kế hoạch – Kinh doanh.
- Công tác Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ
- Công tác thi đua khen thưởng – kỷ luật.
- Ngân hàng cấp III Long Hưng.
- Chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng cơ bản và mua sắm, sửa chữa lớn
tài sản cố địNHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện mối quan hệ với các cơ quan Đảng, chính quyền và các ban
ngành có liên quan..
- Các lĩnh vực thuộc về chế độ, ký ban hành các văn bản hoạt động thuộc
phạm vi chi nhánh theo thẩm quyền.
Mỗi Phó Giám đốc được phân công theo dõi, chỉ đạo điều hành một số
phần hành công việc trong phạm vi cụ thể, Phó Giám đốc được ủy quyền thay
mặt Giám đốc, chủ động chỉ đạo điều hành phòng nghiệp vụ xây dựng, thực hiện
chương trình công tác chuyên đề giải quyết các công việc cụ thể phát sinh hàng
ngày và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các quyết định
của mình, trường hợp có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Giám đốc khác
thì trực tiếp phối hợp với Phó Giám đốc đó theo phân công phối hợp công tác để
giải quyết, nếu vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất thì báo cáo Giám
đốc để quyết định.
Các phòng ban có nhiệm vụ hoàn thành nghiệp vụ của phòng ban mình
dưới sự chỉ đạo của các Phó Giám đốc. Mỗi phòng ban chịu sự chỉ đạo, giám sát
4
của các trưởng phòng. Sau đây là mô hình tổ chức chung của NHNo&PTNT
Văn Giang :
1. Sơ đồ mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Văn Giang
2.2. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ NHNo&PTNT Văn
Giang
* Phòng nghiệp vụ Tín dụng
Phòng nghiệp vụ tín dụng NHNo&PTNT Văn Giang có các nhiệm vụ
sau :
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của NHNo&PTNT
Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp TỉNHNo&PTNT Việt Nam.
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng Tín dụng, phân loại khách
hàng và những đề xuất về hoạt động Tín dụng, về khách hàng, nhằm mở rộng
đầu tư tín dụng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, lựa chọn biện pháp
cho vay đối với khách hàng, đảm bảo an toàn đạt hiệu quả cao.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án Tín dụng theo phân cấp ủy
quyền hoặc hồ sơ dự án, trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
+ Thực hiện các dự án, chương trình thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài
nước hoặc các dịch vụ ủy thác nguồn vốn của các tổ chức, bộ ngành được phép.
5
Ban lãnh đạo
( Giám đốc + 2 Phó Giám đốc)
Phòng Tín
dụng
Phòng Kế toán
- Ngân quỹ
Phòng Hành
chính - Kiểm
tra
NHNo&PTNT
cấp III Long
Hưng
+ Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân, đề
xuất, có biện pháp thực hiện.
+ Tổng hợ, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn,
sử dụng vốn đảm bảo chế độ điều hành.
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, giao chỉ tiêu tín dụng hàng
quý đến cán bộ tín dụng, có kiểm tra điều chỉNHNo&PTNT Việt Nam hợp lý để
thực hiện kế hoạch.
+ Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động Tín dụng trên địa
bàn. Thực hiện công tác Tổng hợp, báo cáo, kiểm tra chuyên đề quy định
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
* Phòng nghiệp vụ Kế toán – Ngân quỹ
+ Trực tiếp hạch toán Kế toán thống kê và thực hiện nghiệp vụ thanh toán
trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT
Việt Nam .
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, tính toán quỹ tiền lương theo chế độ.
+ Giao dịch, khai thác nguồn vốn huy động, tiếp cận các dịch vụ Ngân
hàng, kịp thời bảo đảm chế độ và lợi ích trong kinh doanh.
+ Thực hiện các khoản trích nộp theo chế độ, luật định.
+ Quản lý tài sản, tổng hợp lưu trữ tài liệu về hạch toán kế toán, thông tin
có liên quan, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán,
thống kê và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi
nhánh theo chế độ.
+ Thực hiện quản lý hạn mức điều chuyển vốn, chấp hành kế hoạch kinh
doanh, đảm bảo an toàn thanh toán, an toàn kho quỹ.
+ Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp thông tin số liệu theo
quy định.
+ Quản lý, sử dụng bảo dưỡng, các thiết bị thông tin, máy móc phục vụ
cho nhiệm vụ kinh doanh hiệu quả cao.
6
+ Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra theo chuyên đề.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
* Ngân hàng cấp III Long Hưng
+ Điều hành thực hiện các nghiệp vụ Tín dụng, nghiệp vụ Kế toán ngân
quỹ về hoạt động kinh doanh chi nhánh cấp III.
+ Giao dịch khai thác các nguồn vốn huy động, tiếp cận các dịch vụ Ngân
hàng kịp thời đảm bảo lợi ích trong kinh doanh.
+ Thực hiện chỉ tiêu Tín dụng, đôn đốc kiểm tra nâng cao chất lượng và
hiệu quả đầu tư.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo kiểm tra theo chuyên đề của các phòng
nghiệp vụ.
+ Quản lý tài sản, bảo dưỡng máy móc thiết bị, tin học, phục vụ tốt cho
hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định.
+ Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
* Bộ phận hành chính – Kiểm tra
+ Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác Hành
chính, văn thư, đón tiếp khách, phương tiện giao thông bảo vệ, y tế của chi
nhánh.
+ Phối hợp với phòng kế toán thực hiện mua sắm, sửa chữa quản lý tài
sản, vật dụng của cơ quan phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh và sinh hoạt.
+ Phối hợp với Công đoàn, phòng chuyên môn chăm lo đời sống vật chất,
thanh toán chế độ của cán bộ viên chức, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ của cán bộ
nhân viên.
+ Bảo vệ chuyên trách kiểm tra việc chấp hành trực cơ quan của cán bộ
viên chức, các tổ trực theo yêu cầu quy định, đảm bảo an ninh trật tự, phòng
chống cháy nổ, an toàn tài sản.
7
+ Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT Tỉnh, giao
việc của Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Huyện theo định kỳ kế hoạch
+ Nội dung Kiểm tra phải đảm bảo trung thực, khách quan theo đúng chế
độ hiện hành, giúp các phòng nghiệp vụ chấp hành tốt nguyên tắc chế độ
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phần II
Các hoạt động nghiệp vụ của NHNo&PTNT Văn Giang
1. Nghiệp vụ Huy động vốn
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và
cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn- hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân
hàng thương mại- đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động
của ngân hàng. Với vị trí là một chi nhánh Ngân hàng No ở nông thôn, nghiệp
vụ huy động vốn của NHNo&PTNT Văn Giang chỉ chủ yếu là nghiệp vụ huy
động tiền gửi : tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội, tiền gửi của dân cư. Ngoài ra còn có thêm một số nguồn nợ khác :
tiền ủy thác, tiền trong thanh toán.
Hiện nay NHNo&PTNT Văn Giang huy động tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều
kỳ hạn ( 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng) và cả tiền
gửi không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiêm có kỳ hạn dự
thưởng( kỳ hạn 7 tháng, 13 tháng). Tiền gửi của các tổ chức xã hội rất ít, chủ
yếu là của Bưu điện huyện, Kho Bạc huyện. Các nghiệp vụ huy động vốn này do
phòng Kế toán phụ trách huy động và nhập vào sổ sách, chứng từ, máy tính.
Những nhân viên phòng Kế toán có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn người dân đến
gửi tiền tiết kiệm sao cho phù hợp nhất với khả năng, nhu cầu của người gửi.
Nhân viên tư vấn cho khách hàng mỗi khi có các loại tiết kiệm dự thưởng để
đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Các nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHNo&PTNT Văn Giang được dựa
trên Quyết định số 165/HĐBT-KHTH của chủ tịch Hội đồng quản trị
8