Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 259 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH







BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011
Mã số: B11-10





KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM





Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế
Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Nguyễn Hữu Thắng
Thư ký đề tài: ThS Phí Thị Hằng




9104


HÀ NỘI - 2011
.
LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU
AnhTua
1. TS Trần Tuấn Anh Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
AnhTue
2. TS Nguyễn Thị Tuệ Anh Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
BaLX
3. PGS, TS Lê Xuân Bá Viện nghiên cứu QLKT trung ương (CIEM)
ChienLV
4. TS Lê Văn Chiến Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
HaoTrK
5. TS Trần Kim Hào Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
HawngPh
6. ThS Phí Thị Hằng Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
HoaHNg
7. GS, TS Hoàng Ngọc Hòa Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
HoaLT
8. ThS Lê Thị Diệu Hoa Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
LanTrTT
9. ThS Trần Thị Tuyết Lan Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
NgaDH
10. ThS Đặng Hoàng Thanh Nga Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
TanNgTh
11. ThS Nguyễn Thị Minh Tân Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
ThuyH
12. ThS Hồ Thanh Thủy Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

TuanHA
13. TS Hà Văn Tuấn Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
TungNgTr
14. ThS Nguyễn Trí Tùng Viện Kinh tế, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh



2

TỪ VIẾT TẮT

BIS Ngân hàng Thanh toán quốc tế
CDS
Thị trường hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ECB Ngân hàng Trung ương châu Âu
EMS Cơ chế bình ổn châu Âu
EU Liên minh Châu Âu
FESF Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HIPC Các nươc nghèo nặng nợ
HIPCs Các nước nghèo nặng nợ
ICOR Chỉ số đầu vào - đầu ra
IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế
NHNN Ngân hàng nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
OECD Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
SNA Hệ thống tài khoản quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân

WB Ngân hàng Thế giới


3

MỤC LỤC

Mở đầu
1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG
HOẢNG NỢ CÔNG

16
1.1. Nợ công và vai trò của nợ công đối với phát triển kinh tế - xã hội 16
1.2. Khái niệm, nguyên nhân và tác hại của khủng hoảng nợ công 28
1.3. Phương thức phòng, chống khủng hoảng nợ công 38
Chương 2.
THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
TRÊN THẾ GIỚI

44
2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và thực trạng nợ công trên thế giới 44
2.2. Diễn biến, thực trạng, nguyên nhân của khủng hoảng nợ công trên thế
giới hiện nay
57
2.3. Một số bài học về phòng tránh khủng hoảng và khắc phục hậu quả
của khủng hoảng nợ công trên thế giới
77
Chương 3.
GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở

VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI

82
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến nợ công của Việt Nam 82
3.2. Một số giải pháp phòng, chống khủng hoảng nợ công ở Việt Nam từ bài
học về khủng hoảng nợ công trên thế giới 96
Kết luận và kiến nghị
103
Tài liệu tham khảo
113
Phụ lục
118
.


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Nợ công của các nước OECD 52
Bảng 2.2. Nợ công của một số nước châu Á 56
Bảng 2.3. Cho vay của các ngân hàng đối với chính phủ các nước Mỹ Latinh
giai đoạn 1982 - 1988 59
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các nước EU trước và sau
khủng hoảng tài chính toàn cầu 68
Bảng 2.5 Tỷ lệ nợ công so với GDP của một số nước EU 71
Bảng 3.1. Luồng vốn ròng vào các nước đang phát triể
n theo khu vực 84
Bảng 3.2. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 - 2010 92
Bảng 3.3. Một số chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam

năm 2004 - 2010 theo mức ngưỡng của HIPCs 93

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Nợ công trong hệ thống nợ quốc gia 21
Hình 1.2. Nợ công của Hy Lạp so với mức trung bình Khu vực Euro 31
Hình 2.1. Nợ công so với GDP của một số nước thời kỳ 1900 - 2010 47
Hình 2.2. Mức độ nợ công ở một số khu vực thế giới thời kỳ 1980 - 1993 48
Hình 2.3. Nợ công của các nền kinh tế phát triển thời kỳ 1970-2012 49
Hình 2.4. Tỷ lệ nợ chính phủ trung bình của các nước G-7 51
Hình 2.5. Bản đồ tình hình nợ công của các n
ước EU năm 2010 55
Hình 3.1. Nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010 90



1

MỞ ĐẦU
1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi
Nợ công là khoản nợ do các cơ quan nhà nước vay trong và ngoài
nước nhằm trang trải các khoản chi tiêu và góp phần thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình. Trong nền kinh tế hiện đại, nợ công có vai trò rất
quan trọng. Cùng với chi tiêu của chính phủ, nợ công là công cụ tài khóa
góp phần điều chỉnh các cân đối lớn giữa tiêu dùng (C) - tích lũy (S) - đầu tư
(I), điều chỉnh tổng cung - t
ổng cầu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phát triển kết
cấu hạ tầng Dưới hình thức tín phiếu hay trái phiếu chính phủ v.v., nợ
công còn có ý nghĩa tạo lập và thúc đẩy phát triển thị trường tài chính quốc
gia. Do vai trò quan trọng như vậy nên việc vay nợ của khu vực công trở

thành phổ biến không chỉ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà
ở cả những quố
c gia phát triển như Mỹ, Đức; không chỉ ở các quốc gia với
tiềm lực tài chính mỏng mà còn ở các quốc gia có dự trữ tài chính hàng đầu thế
giới như Nhật Bản, Trung Quốc
Tuy nhiên, nếu việc vay nợ và sử dụng các khoản nợ vay này không
hợp lý và kém hiệu quả sẽ dẫn đến mất khả năng trả nợ và khủng hoảng nợ
công thì nó không chỉ làm tăng n
ợ quốc gia, để lại gánh nặng nợ cho nhiều
thế hệ mai sau, mà còn làm giảm thu nhập, tăng thất nghiệp, lạm phát cao,
dẫn đến đổ vỡ, khủng hoảng kinh tế - xã hội và chính trị nặng nề.
Thực tế trên thế giới cho thấy, khủng hoảng nợ công đã xẩy ra từ lâu
như khủng hoảng nợ công ở Pháp năm 1826, khủng hoảng nợ công diễn ra
tạ
i 16 nước Mỹ Latinh những năm 1982 - 1985, trong đó điển hình là
Mêhicô, Achentina, Braxin. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng này là vào
tháng 8/1982, khi Bộ trưởng Tài chính Mêhicô tuyên bố nước này không
thể trả nợ đến hạn và đã gây ra phản ứng dây chuyền tại các nước trong khu


2

vực. Đây là cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng nhất tại khu vực này từ
trước đến nay. Cuộc khủng hoảng đã gây nên những tổn thất nặng nề cho
các quốc gia này: thu nhập giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế bị đình trệ, thất
nghiệp và lạm phát tăng cao. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tăng
trưởng GDP của ba nước lớn là Achentina, Braxin và Mêhicô giảm m
ạnh từ
mức gần 10% trước năm 1980 xuống -4% đến -6% năm 1981 và -5% đến -
8% năm 1985; lạm phát (theo CPI) tăng từ mức trên 100% năm 1982 lên trên

2.000%-3.000% vào năm 1995. Sau khủng hoảng, nhiều quốc gia bị lệ thuộc
vào các định chế tài chính quốc tế như IMF do phải nhận những gói cứu trợ.
Khủng hoảng nợ công cũng đã và đang diễn ra ở nhiều nước Châu
Phi. Nhiều nước nợ nầ
n chồng chất, mất khả năng trả nợ. Theo số liệu của
Ngân hàng Thế giới, nợ của các nước Châu Phi hiện lên tới trên 300 tỷ
USD, trong đó riêng các nước HIPC có số nợ lên tới 117 tỷ USD. Khủng
hoảng nợ đã làm cho nhiều nước châu Phi kiệt quệ. Đói nghèo, bệnh tật
đang hoành hành tại nhiều nước ở châu lục này.
Khủng hoảng nợ cũng đã diễn ra ở các n
ước châu Á trong cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực năm 1997-1999. Gần đây, khủng hoảng nợ công đã
diễn ra tại Dubai do phải hoãn trả khoản nợ gần 60 tỷ USD của Dubai World.
Khủng hoảng nợ công cũng không chừa các nước phát triển. Hiện tại,
cả thế giới đang chứng kiến khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp - nước đứng thứ 27
thế giới về giá tr
ị GDP, thứ 25 thế giới về GDP bình quân người và thứ 22 về
mức sống. Đến đầu tháng 5/2010, nợ quốc gia của Hy Lạp lên tới trên 300
tỷ Euro, bằng khoảng 125% GDP của nước này- cao gấp đôi mức quy định
của Liên minh Châu Âu (EU) - không quá 60%. Đến nay, tình hình tài
chính - kinh tế của Hy Lạp rất nghiêm trọng, thâm hụt ngân sách lên tới
13,6% GDP - gấp hơn 4 lần mức quy định của EU (dưới 3%). Các tổ chức


3

xếp hạng tín nhiệm như Moody, Standard&Poor, Fitch liên tục hạ thấp mức
tín nhiệm tài chính đối với nước này. Ngày 27/4/2010, Standard&Poor hạ
mức tín nhiệm nợ dài hạn và trung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp tương ứng
từ mức BBB+ và A xuống mức BB+ và B. Để đối phó với khủng hoảng

nợ, Chính phủ Hy Lạp phải thắt chặt mạnh chi tiêu, cắt giảm lương và tăng
thuế vì thế đ
ã làm dấy lên làn sóng biểu tình và bạo lực với hàng chục nghìn
người tham gia. Để tránh rơi vào vỡ nợ, Hy Lạp đã phải nhận gói cứu trợ lên
tới 110 tỷ Euro (tương đương 146 tỷ USD) của Liên minh Châu Âu (EU) và
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với ba điều kiện ngặt nghèo như: cắt giảm thâm hụt
ngân sách xuống mức 3% vào năm 2014, cắt giảm chi tiêu công theo hướng
“thắt lưng, buộc bụng” và tă
ng thuế, chịu sự giám sát tài chính quốc tế.
Khủng hoảng nợ công cũng đang diễn ra ở các nước khác thuộc EU
như Airơlen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Tại Airơlen, tỷ lệ nợ quốc gia so
với GDP cao nhất thế giới (lên tới 310%). Khủng hoảng nợ công ở các nước
châu Âu không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến từng quốc gia này mà còn làm
xáo trộn, chấn động mạnh tới EU và cả
thế giới.
Với các gói kích thích kinh tế khổng lồ nhằm đối phó với Đại khủng
hoảng kinh tế 2007-2009, nợ quốc gia ở nhiều nước tăng lên rất lớn. Theo Tạp
chí Business Week, nhiều nước có nợ quốc gia ở mức nguy hiểm, trong đó có
các nền kinh tế hàng đầu thế giới với tỷ lệ nợ/ GDP và thâm hụt ngân sách so
GDP tương ứng như sau: Mỹ 93,6% và -9,9%; Nhật Bản 227% và -10,2%;
Italia 120,7% và -5,6%; Aixơlen 310% và -9,9%;
Ấn Độ 88,9% và -6,9%;
Đức 84,5% và -4,6%, Pháp 82,6% và -7,1% Mới đây, trên cơ sở nghiên
cứu tình hình nợ nước ngoài tại 75 nước trên thế giới, Hãng tin tài chính
CNBC đưa ra kết quả gây sửng sốt cho cả thế giới: hiện có 15 nước có mức
nợ quốc gia (bao gồm cả nợ công và nợ của khu vực tư nhân) cao hơn nhiều


4


so với Hy Lạp. Trong đó, các nước đứng đầu danh sách về tỷ lệ nợ quốc
gia so với GDP như sau: Airơlen (1.312%), Anh (425,9%), Thụy Sỹ
(382,9%), Bồ Đào Nha (235,9%), Hà Lan (376,6%), Bỉ (328%), Đan
Mạch (316%), Thụy Điển (264,3%), Tây Ban Nha (187%) trong khi
Hy Lạp chỉ có 170% Như vậy, nguy cơ khủng hoảng nợ công có thể
xẩy ra ở nhiều nước.
Từ thực tế khủng hoảng nợ công ở các nước trên thế giớ
i cho thấy,
nguyên nhân và tác động của khủng hoảng rất khác nhau ở các quốc gia.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và có
biện pháp khắc phục nhanh hậu quả nếu khủng hoảng xẩy ra.
Việt Nam là nước đang phát triển và bắt đầu bước vào ngưỡng “nước
có thu nhập trung bình”. Do vậy, việc vay nợ của khu vực công để đáp ứng
nhu c
ầu chi tiêu cho đầu tư phát triển là rất lớn. Thời gian qua, việc vay vốn
trong nước và vay nợ nước ngoài dưới nhiều hình thức, đặc biệt là phát
hành trái phiếu chính phủ tăng nhanh. Nợ công cũng vì thế tăng lên đáng
kể. Theo Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nợ của Chính phủ
tăng từ 33,8% năm 2007 lên 41,9% năm 2009 và dự kiến lên 46,4% năm
2010. Tuy tỷ lệ nợ công so với GDP cả nước vẫn nằm trong gi
ới hạn an
toàn, nhưng tốc độ tăng nợ công hiện nay, đặc biệt là nợ nước ngoài, là vấn
đề đáng lo ngại. Với việc triển khai thực hiện nhiều dự án hạ tầng lớn như
các dự án giao thông lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng hai
nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và rất nhiều dự án khác, thì nợ của khu
vực công sẽ tiếp tục tăng mạ
nh. Trong khi đó, hiệu quả đầu tư công có xu
hướng giảm mạnh, chỉ số ICOR tăng nhanh từ khoảng 4 - 5 lần trước năm
2000 lên 8 lần giai đoạn 2007-2009. Ngoài ra, với chính sách tỷ giá kém ổn
định và đồng tiền VND mất giá nhanh đang làm tăng gánh nặng nợ quốc



5

gia, đặc biệt là nợ nước ngoài. Vì vậy, nếu không kiểm soát tốt nợ công thì
Việt Nam rất có thể rơi vào “bẫy nợ” và khủng hoảng nợ công như các
nước Nam Mỹ và một số nước khác. Do vậy, việc nghiên cứu khủng
hoảng nợ công trên thế giới để rút ra những bài học nhằm phòng, tránh
khủng hoảng nợ và hạn chế tác động xấu nếu khủng hoảng nợ xẩ
y ra là
vấn đề rất bức xúc. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu:
"Khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam"
nhằm góp phần nào giải quyết những vấn đề cấp bách nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Khủng hoảng nợ công đã từng xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do
vậy, vấn đề này đã được nhi
ều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa
học ở nhiều nước quan tâm và nghiên cứu. Hiện có không ít công trình
nghiên cứu về nợ công và khủng hoảng nợ công, đặc biệt là ở nước
ngoài. Dưới đây là tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
tới đề tài.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, tình trạng vỡ nợ và khủng hoảng nợ đã diễn ra từ lâu.
Đại khủng hoảng kinh tế
1929 - 1933 xuất phát từ khủng hoảng nợ ngân
hàng của khu vực tư nhân ở Mỹ đã gây ra những đổ vỡ trầm trọng ở nhiều
nước trên thế giới. Sau khủng hoảng, chính phủ nhiều nước tăng cường can
thiệp vào nền kinh tế, vay nợ để đầu tư phát triển. Đặc biệt là sau Đại chiến
thế giới lần thứ hai, chính phủ nhiều nước phải vay n
ợ để khôi phục nền

kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Nợ công ở nhiều nước tăng lên
và nguy cơ mất khả năng thanh toán, vỡ nợ và khủng hoảng tăng lên. Chẳng
hạn năm 1946, nợ công của Mỹ lên tới 271 tỷ - bằng 122% GDP của nước
này lúc bấy giờ. Từ những năm 1980 đến nay, thế giới đã chứng kiến nhiều


6

cuộc khủng hoảng nợ nói chung và nợ công nói riêng. Do tính chất nghiêm
trọng của khủng hoảng nợ nên đã có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế
và các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đặc biệt đến nợ công và khủng
hoảng nợ công. Đến nay, đã có khá nhiều công trình, kết quả nghiên cứu
liên quan tới khủng hoảng nợ công được công bố. Các công trình và kết quả
nghiên cứu liên quan tới đề tài tập trung vào các v
ấn đề sau:
Một là, các công trình và kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến
khủng hoảng nợ nói chung và nợ công nói riêng. Cụ thể như sau:
Tương lai của khủng hoảng nợ công: toàn cảnh và một số gợi ý (The
future of public debt: prospectives and implication), của các tác giả Stephen G
Cecchetti, M.S. Mohanty and Fabrizio Zampolli (2010), xuất bản tại
Mumbai, Ấn Độ. Bài viết phân tích thực trạng cán cân ngân sách, vay nợ
của chính phủ và nợ công ở một số quốc gia; dự báo t
ương lai của nợ công
và nguy cơ khủng hoảng nợ công ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật
Bản, Anh, Pháp Một số gợi ý về chính sách được đề xuất nhằm kiểm soát
nợ công và ngăn chặn khủng hoảng nợ công.
Khủng hoảng nợ trong thế giới thứ nhất (The coming first world debt
crisis), của tác giả Ann Pettifor (2006), Nxb Macmillan, Anh. Với 200
trang, cuốn sách làm rõ những vấn đề về
khủng hoảng nợ ở các nước phát

triển - “thế giới thứ nhất”, bao gồm từ lịch sử khủng hoảng nợ trên thế giới
những năm 1970, làm rõ nguồn gốc của khủng hoảng nợ, tình hình nợ công
và nguy cơ khủng hoảng nợ của Anh và Mỹ, nhấn mạnh tính pháp lý và
khía cạnh đạo đức của các khoản nợ.
Từ Bắc chí Nam: khủng hoảng nợ và các chính sách đ
iều chỉnh cơ
cấu (From North to South: Debt crisis and structural adjustment policies),
của tác giả Eric Tousaint (1998) - Chủ tịch Uỷ ban Xử lý nợ đối với các


7

nước thế giới thứ ba. Với dung lượng 396 trang, cuốn sách làm rõ những
vấn đề cơ bản về nợ quốc gia, nợ công, tình hình nợ công và khủng
hoảng nợ công ở các nước “thế giới thứ ba”, đặc biệt là khủng hoảng nợ
công tại các nước Nam Mỹ và Đông Âu giai đoạn 1980-1990. Tác giả
tổng hợp và đánh giá các chính sách điều chỉnh cơ cấu sau khủng hoảng
n
ợ ở các nước này.
Khủng hoảng nợ ở Vương quốc Anh - hướng dẫn thực hiện các luật
phá sản mới (Britain’s debt crisis - a practical guide to the new Bankruptcy
laws), của tác giả Tom Slator (2005). Với 272 trang, cuốn sách làm rõ
những vấn đề cơ bản về khủng hoảng nợ, các quy định pháp lý về khủng
hoảng nợ và phá sản ở Vương quốc Anh, hướng dẫn thực hành về phá sản,
vỡ nợ theo các luật về
phá sản ở Vương quốc Anh, đưa ra những chỉ dẫn để
tránh rơi vào tình trạng phá sản, vỡ nợ và khắc phục nhanh tác động của
chúng nếu gặp phải.
Khủng hoảng nợ quốc tế từ bối cảnh lịch sử (The International debt
crisis in Historical perspective), của nhiều tác giả do Barry Eichengreen và

Peter H.Lindert biên tập (1992), The MIT Press, Cambride. Cuốn sách dày
294 trang, tổng hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu về nợ và nguy cơ
khủng hoảng tài chính tr
ước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng nợ những năm
1980 trên thế giới. Theo đó, do không chú ý đến những kết quả nghiên cứu,
các phân tích về tình trạng nợ ở một số nước và cảnh báo nguy cơ khủng
hoảng nợ nên thế giới đã không tránh khỏi rơi vào khủng hoảng nợ chưa
từng có những năm 1980. Cuốn sách cũng chỉ ra những bài học cơ bản về
ki
ểm soát nợ.
Giải quyết khủng hoảng nợ (Dealing with the debt crisis), của Ngân
hàng Thế giới (1995). Sách gồm 18 chương với 308 trang, làm rõ tình trạng


8

nợ nần chồng chất trên thế giới, nghiên cứu tâm lý hành vi của chủ nợ và
con nợ, chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng nợ, làm rõ mối quan hệ
giữa điều hành vĩ mô với nợ quốc gia, đề xuất một số cách thức phòng ngừa
khủng hoảng nợ.
Lịch sử những năm tám mươi - bài học cho tương lai (Histories of the
Eighties - Lessons for the Future), của Tổ chức Bảo hiểm tiề
n gửi Liên Bang
Mỹ - FDIC (1997), loạt bài viết nghiên cứu khủng hoảng nợ ở các nước
kém phát triển (LCD), trong đó đặc biệt là các nước Mỹ Latinh, làm rõ
nguồn gốc khủng hoảng, tình hình khủng khoảng nợ và những giải pháp
khắc phục khủng hoảng nợ.
Tìm hiểu khủng hoảng nợ (Understanding the debt crisis), của United
Church of Canada (2006). Bài viết làm rõ khái niệm khủng hoảng nợ và
minh họa bằng việc hệ thống hóa kh

ủng hoảng nợ ở các nước trên thế giới: các
nước Nam Mỹ, các nước có tỷ lệ nợ cao ở châu Phi (HIPC). Điều quan trọng là
bài viết này phần nào làm rõ nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng nợ, trong
đó nguyên nhân chủ yếu là kiểm soát vay nợ và sử dụng nợ yếu kém.
Ngoài ra, có hàng chục cuốn sách và hàng trăm bài viết khác về
khủng hoảng nợ dưới nhiều giác độ: toàn cầu, quốc tế, khu vực, nhóm nướ
c
và của một quốc gia. Chẳng hạn, các nghiên cứu dưới đây:
- Bài học phía sau khủng hoảng nợ Hy Lạp, của giáo sư Paul
Krugman, Tạp chí New York Time, ngày 10/4/2010.
- Khủng hoảng nợ tại Hàn Quốc (South Koreans in the debt crisis),
của tác giả Jesook Song (2009).
- Nguyên nhân của khủng hoảng nợ, của tác giả Anup Shah (2007),
Tạp chí Global Issues.


9

- Thị trường có giải quyết được khủng hoảng nợ công? (Has the Market
solved the sovereign debt crisis), của tác giả Michael Bowe và Jame Deans
(1997), Princeton University, New Jersey.
- Khủng hoảng nợ tại châu Phi (The African Debt Crisis), của Trevor
W.Parfitt và Stephen P.Riley (1989).
Đặc biệt là từ khi diễn ra khủng hoảng nợ công tại các nước châu
Âu (như Aixơlen, Hy Lạp), có rất nhiều bài viết, bản tin phân tích, đưa
tin về khủng hoảng nợ công của các nước này và ở nhiều nước phát
triển khác. Chẳng hạ
n như:
- Nợ công - “Bom hẹn giờ” sau bầu cử ở Anh quốc? Tạp chí Tài
chính JRJ, Trung Quốc, ngày 5/5/2010 (tài liệu dịch từ tiếng Trung Quốc).

- Khủng hoảng nợ công có nguy cơ lan rộng khắp châu Âu, Tạp chí
New York Time, ngày 29/4/2010 (tài liệu dịch từ tiếng Anh).
- Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng nợ công, Tạp chí Wall Street
(WSJ), ngày 2/3/2010 (tài liệu dịch từ tiếng Anh).
- Khủng hoảng nợ trầm trọng ở châu Âu, Tạp chí The Economist,
ngày 4/2/2010.
Hai là, các công trình nghiên cứu, các bài viết về nợ công và quản lý
nợ công, đưa ra các chuẩn mực về nợ, có tác dụng kiểm soát nợ quốc gia,
ngăn ngừa khủng hoảng nợ. Một số công trình, kết quả nghiên cứu như:
Tài liệu hướng dẫn về quản lý nợ công (Guidelines for Public Debt
management), của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới WB
(2003), Washington DC, USA. Tài liệu gồm 278 trang, làm rõ khái niệm,
vai trò quản lý nợ và
đưa ra các tình huống cụ thể về nợ công của 15 nước
thuộc 4 châu lục, rút ra 6 bài học về quản lý nợ công.


10

Quản lý nợ công (Public Debt Management), của tác giả Missale
Alessandro (2000), Oxford University Press. Sách gồm 309 trang với 7
chương, làm rõ những vấn đề cơ bản về nợ công như khái niệm và phân loại
nợ, cách thức quản lý nợ công, cách giảm thiểu chi phí và rủi ro và đưa ra
một số khuyến nghị về chính sách.
Nguồn vay và quản lý nợ công (Derivates and Public Management),
của giáo sư kinh tế Gustavo Piga (2001), Zurich, Switzerland. Sách gồm 160
trang với 4 chương, làm rõ được nhiều nội dung cơ bản về n
ợ công và quản
lý nợ công như: các nguồn vay nợ và sử dụng tối ưu hóa các nguồn này, lịch
sử các nguồn nợ vay của các nước rơi vào khủng hoảng nợ, vấn đề quản lý

rủi ro đối với nợ công, cải cách hệ thống kế toán để bảo đảm kiểm soát tốt
vay và sử dụng nợ công
Thống kê nợ nước ngoài - hướng dẫn đối với người vay và ng
ười sử
dụng vốn vay (External Debt Statistics - guide for Compilers and Users),
của IMF (2003), Washington D.C. Sách gồm 309 trang với 4 phần và 19
mục, không đơn thuần là số liệu thống kê mà đưa ra những quy định liên
quan tới nợ nước ngoài: khái niệm, cách đo lường, phân loại nợ nước ngoài;
vay nợ, nguồn vay và các nguyên tắc vay nợ nước ngoài; sử dụng có hiệu
quả nợ vay.
Ba là, các hoạt động thực tiễn liên quan tới kiểm soát nợ, ngăn ngừa
kh
ủng hoảng nợ.
Từ sau khủng hoảng nợ những năm 1980, các tổ chức tài chính quốc
tế như WB, IMF tăng cường kiểm soát khủng hoảng nợ trên thế giới, đưa ra
chính sách kiểm soát vay nợi đối với các nước có tỷ lệ nợ cao và có nguy cơ
khủng hoảng nợ. Từ năm 1996, các chủ nợ lớn trên thế giới đưa ra danh
sách các nước nghèo nặng nợ (HIPC) và đề xuất m
ột số sáng kiến nhằm


11

kiểm soát nguy cơ khủng hoảng nợ từ những nước này.
Một trong các hoạt động thực tiễn có ý nghĩa cảnh báo và ngăn ngừa
khủng hoảng nợ là việc cung cấp thông tin về tình hình nợ quốc gia của tất
cả các nước. Theo đó, các tổ chức tài chính quốc tế đã hình thành mạng
truyền thông thông tin về nợ quốc gia tại nhiều trang thông tin điện tử
(Website) như: publicdebtnet.org,
jedh.org/jedh_dbase v.v Theo đó, nợ

nước ngoài của từng quốc gia được cập nhật hàng quý và số liệu mới nhất là
hết quý III/ 2011. Một số quốc gia có nguy cơ khủng hoảng nợ cũng hình
thành các website về nợ quốc gia như Aixơlen (debtAixơlen.org).
Cùng có rất nhiều công trình nghiên cứu về nợ công và khủng hoảng
nợ công, các công trình nêu trên đã góp phần tạo lập một cơ sở lý luận và
thực tiễn góp phầ
n phòng, tránh, ngăn chặn và xử lý những hậu quả của
khủng hoảng nợ công. Nhờ đó, nhiều quốc gia trước đây rơi vào cảnh nợ
nần chồng chất như các nước Mỹ Latinh thì đến nay không những không
lặp lại những sai lầm đó mà còn tránh được khủng hoảng nợ, phát triển kinh
tế vững chắc. Chẳng hạn, Mêhicô, Braxin và một số nước khác đã vượt lên,
trở
thành những nước có nền kinh tế khá mạnh, GDP từ khoảng 200 tỷ USD
những năm 1980 lên trên 1.000 tỷ USD hiện nay.
Tuy nhiên, bất chấp việc có “vô số” các nghiên cứu và kết quả nghiên
cứu về khủng hoảng của rất nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia, các nhà
nghiên cứu thì khủng hoảng nợ vẫn có xu hướng ngày càng gia tăng với
mức độ nghiêm trọng hơn, xẩy ra không chỉ ở các nước nghèo
đang phát
triển mà cả ở những nước phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này, nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất dẫn đến
khủng hoảng nợ là do nhiều quốc gia vẫn chưa rút được những bài học cần
thiết từ rất nhiều khủng hoảng nợ trên thế giới, coi nhẹ những nguyên tắc cơ


12

bản trong quản lý nợ công và phòng ngừa khủng hoảng nợ công.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đầu những năm 1990, vấn đề nợ công nói chung và nợ

nước ngoài nói riêng cũng đã nổi lên và đã được dàn xếp ổn thỏa với WB, IMF,
CHLB Nga và các nước khác. Từ đó đến nay, nợ công của Việt Nam luôn được
duy trì ở mức an toàn. Do vậy, việc nghiên cứu khủng hoảng nợ công chưa thật
sự
được chú trọng. Tuy vậy, đã có một số công trình nghiên cứu, một số tài liệu
liên quan đề tài, trong đó chủ yếu tập trung vào hai mảng lớn: nợ công và quản
lý nợ công ở Việt Nam ; khủng hoảng nợ công ở nước ngoài.
Về nợ công và quản lý nợ công, các nghiên cứu đã công bố bao gồm
các đề tài khoa học, một số bài viết. Một số bài cụ thể như sau:
- Quản lý nợ
công ở Việt Nam, Đề tài khoa học do Trường đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, TP Hồ Chí Minh 2007. Kết quả
nghiên cứu này làm rõ được một số vấn đề về nợ công và quản lý nợ công,
đánh giá được phần nào thực trạng nợ công và đề xuất được một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ công ở nước ta. Tuy nhiên, do khung khổ
có hạn nên nhiều vấn đề
về nợ công và khủng hoảng nợ công chưa được đề
cập thỏa đáng.
- Quản lý tài chính công ở Việt Nam, của tác giả Vũ Thị Nhài (2007),
NXB Tài chính, Hà Nội. Công trình này bàn về quản lý tài chính công và có
đề cập một phần đến nợ công.
- Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, của tác giả Mai
Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011), Tạp chí Ngân hàng, số 14 (7-
2011). Trong bài viết này, các tác giả đã đ
iểm lại thực trạng nợ công của
Việt Nam đến tháng 10-2011, đánh giá khả năng trả nợ và mức an toàn về


13


nợ công của Việt Nam, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nợ công từ
những giải pháp chung như phát triển nội lực nền kinh tế, xây dựng môi
trường tài chính hiệu quả, đến các giải pháp cụ thể như kiểm soát nợ công ở
mức an toàn, sử dụng nợ công hiệu quả.
- Luật Quản lý nợ công, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2010. Đây
là cơ sở pháp lý quan tr
ọng quy định về nợ công, các chuẩn mực về nợ công
cần tuân thủ, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan liên quan tới nợ công ở
Việt Nam.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác, trong đó đáng chú ý
là nghiên cứu về tài chính công của WB tại Việt Nam. Kết quả này đưa đến
bức tranh chung về tài chính công của Việt Nam, những kết quả đạt được và
những hạn chế về nợ công và quản lý nợ
công.
Về khủng hoảng nợ công, số công trình nghiên cứu về mảng này còn
ít, chủ yếu là các bài viết ngắn về khủng hoảng ở nước ngoài, các bài dịch
của nước ngoài. Dưới đây là một số bài đáng chú ý:
- Khi nợ công trở thành khủng hoảng, của tác giả Nguyễn Ngọc
Trường, Tạp chí Tổ quốc, ngày 8/3/2010. Tác giả điểm qua tình hình khủng
hoảng nợ công tại Hy Lạp và liên hệ v
ới thực tế ở Việt Nam với những lo
ngại do xu hướng vay nợ của Chính phủ ngày càng tăng.
- Có thể xuất hiện một Hy Lạp thứ hai ở châu Á, Vnexpress.net, ngày
16/3/2010. Bài viết chỉ rõ, với gói kích cầu khổng lồ (4.000 tỷ tệ - tương
đương 586 tỷ USD) và việc tăng vay nợ của các công ty đầu tư tài chính địa
phương đã làm tăng nợ công của Trung Quốc lên 2.000 tỷ USD. Cùng với
hiệu qu
ả thấp của các khoản đầu tư công, nước này có nguy cơ rơi vào
khủng hoảng nợ công như Hy Lạp.



14

- Một thế giới nợ nần, của tác giả Phạm Quốc Trụ, trang thông tin
điện tử của Bộ Ngoại giao, ngày 27/4/2010.
- Bẫy nợ nần - lối thoát nào cho các nước nghèo, của tác giả Nguyễn
Thị Hoa, Tạp chí Cộng sản, số 97/2005.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác được đăng tải dưới dạng các đề
tài khoa học, sách tham khảo, các bài viết đăng báo Tuy nhiên, phần lớn
các công trình nghiên cứ
u chủ yếu tập trung vào liệt kê nợ công, chưa có
nhiều công trình nghiên cứu khủng hoảng nợ công. Trong bối cảnh đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu
và khả năng vay vốn của Nhà nước tăng lên rất lớn, tỷ lệ nợ công tăng
nhanh trong những năm tới. Do vậy, cần chú trọng nghiên cứu khủng
hoảng nợ của các nướ
c để rút ra bài học cho Việt Nam để phòng, tránh
khủng hoảng nợ là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan tới khủng hoảng nợ công để rút ra bài học và đề xuất
giải pháp nhằm góp phần phòng tránh khủng hoảng nợ công ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, các mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ đặt ra là:
- Hệ thống hóa một cách toàn diện cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ
công: bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác động của khủng hoảng nợ công
và phương thức phòng tránh, xử lý khủng hoảng nợ công.
- Đánh giá thực trạng khủng hoảng nợ công ở một số nước, nhóm
nước trên thế giới, làm rõ những nguyên nhân chủ yếu, những phương thức
xử lý khủng hoảng nợ công và rút ra một số bài học thực tế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng, chố

ng khủng hoảng nợ


15

công; kiến nghị việc ứng dụng các bài học rút ra từ khủng hoảng nợ của
thế giới cho Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khủng hoảng nợ công ở một số nước, khu
vực trên thế giới, làm rõ những biểu hiện, những nguyên nhân và rút ra bài
học cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là tập trung làm rõ khủng hoảng kinh tế các
nước châu Âu hiện nay, đồng thời có xem xét khủng hoảng của khu vực Mỹ
Latinh những năm 1980.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu sau:
Về phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tiếp cận và giải quyết vấn đề,
xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động không ngừng và trong sự tương
tác lẫn nhau gắn với nhữ
ng điều kiện lịch sử, cụ thể.
Về phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi phải sử
dụng nhiều phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa, hệ
thống hóa v.v Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng nhiều với tần
suất cao để tổng hợp tư liệu, phân tích tình hình, diễn biến; phương pháp so
sánh nhằm làm nổi bật khái niệm, b
ản chất và các nội dung về kiểm soát lạm
phát ở Việt Nam.
6. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Báo cáo tổng hợp được kết
cấu thành 3 chương, 8 tiết.


16

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ CÔNG
VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

1.1. Nợ công và vai trò của nợ công đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nợ công

Khái niệm nợ công
Vay nợ là hoạt động bình thường trong nền kinh tế nhằm thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức trong xã hội để đáp ứng nhu
cầu về vốn của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Từ việc vay nợ
hình thành nên nghĩa vụ trả nợ, bao gồm cả gốc, lãi vay và chi phí liên quan
tới món vay. Việc vay vốn của các chủ thể kinh doanh là điều bình thường
và xu
ất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, việc vay nợ của
chính phủ ở các quốc gia được hình thành muộn hơn, gắn với nhu cầu chi
tiêu trong các thời kỳ có chiến tranh, hoặc sau các cuộc khủng hoảng tài
chính - kinh tế. Nghiên cứu của hai chuyên gia về nợ công là Carmen M.
Reinhart - Viện Kinh tế quốc tế Petersen và Kenneth S. Rogoff - Trường đại
học Harvard, chuyên gia của IMF, nợ công đã xuất hiện từ rất lâu trên thế
giới. Trong công trình
Thập niên của nợ [61] hai chuyên gia này đã lựa
chọn và nghiên cứu nợ công tại hơn 20 nước gồm Mỹ, Anh, Tây Ban Nha,
Hy Lạp và một số nước khác. Kết quả cho thấy, nợ công bình quân của các

nước này vào những năm 1900 đã ở mức trên 60% GDP, những năm sau
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất khoảng 75% và đạt tới đỉnh cao gần 90%
vào những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nợ công ở nhiề
u nước
trên thế giới đặc biệt tăng nhanh từ những năm 1930, sau Đại khủng hoảng
kinh tế thế giới (1929 - 1933). Từ đó, hình thành nên một loại hình vay mới,
một khái niệm mới ra đời - nợ công (public debt, liabilities ).


17

Như vậy, sự hình thành nợ công gắn sự gia tăng vai trò của nhà nước
trong nền kinh tế trên thế giới. Đến nay, nợ công đã trở thành thuật ngữ khá
phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về nợ
công và có khá nhiều thuật ngữ tương đồng, dễ gây nhầm lẫn như: nợ quốc
gia, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của chính phủ Việc đưa ra khái niệm và
n
ội hàm phù hợp có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định, tính toán, quản lý
và kiểm soát nợ công một cách hiệu quả.
Trước hết, cần phân biệt rõ giữa nợ (debt) và nghĩa vụ nợ (liabilities)
của khu vực công. Nói đến nợ công (public debt) là nói đến khoản nợ hoặc
số nợ cụ thể phải trả, bao gồm cả gốc, lãi vay và chi phí phát sinh từ khoản
vay nợ. Còn nói đến nghĩa vụ nợ (liabilities) của khu vự
c công là nói đến cả
các khoản nợ cụ thể và các khoản nợ tiềm tàng. Chẳng hạn, các khoản vay
của doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ thực tế của doanh
nghiệp nhưng chỉ là khoản nợ tiềm tàng của chính phủ. Một phần khoản vay
này (trong phạm vi trách nhiệm bảo lãnh) sẽ biến thành nợ thực tế của chính
phủ nếu người được bảo lãnh (doanh nghiệ
p) không trả được nợ. Và ngược

lại, nếu doanh nghiệp trả được nợ bình thường thì khoản vay này không
phải là nợ chính phủ. Do các khoản nợ tiềm tàng này rất khó xác định (lúc
nào thì trở thành nợ và lúc nào thì không) nên nói đến nợ công, người ta
thường tách bạch ra nợ công và nợ do khu vực công bảo lãnh. Điều này thể
hiện rõ trong Luật Quản lý nợ công năm 2009 hay trong thống kê nợ công
của Việt Nam hiện nay, đồng th
ời đó cũng là quy định của một số tổ chức
tài chính quốc tế như WB và IMF.
Thứ hai, cần phân biệt giữa nợ công và nợ chính phủ (trung ương), nợ
của chính quyền địa phương, nợ của NHNN, nợ của DNNN và nợ của các
tổ chức nhà nước khác.


18

- Nợ chính phủ: là một bộ phận cơ bản của nợ công, do chính phủ
trung ương hoặc do cơ quan nhà nước được chính phủ ủy quyền vay trực
tiếp trong và ngoài nước. Luật Quản lý nợ công 2009 của Việt Nam quy
định: “Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,
nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính
phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền
phát hành theo quy định củ
a pháp luật” [37].
Nợ chính phủ được sử dụng để (i) đầu tư phát triển; (ii) bù đắp thiếu
hụt tạm thời NSNN; (iii), cơ cấu lại nợ; (iv) cho vay lại; (v) mục đích khác.
Nợ chính phủ được hình thành thông qua: phát hành công cụ nợ (tín phiếu,
hối phiếu, trái phiếu, công trái ) và thông qua thỏa thuận vay (gồm cả hiệp
định, hợp đồng vay) trong và ngoài nước.
- Nợ của chính quyền địa phương: cũng là một bộ phậ
n của nợ công,

do chính quyền địa phương vay trực tiếp trong nước bằng trái phiếu, vay từ
các tổ chức tài chính hợp pháp và vay lại các nguồn vốn nước ngoài của
Chính phủ. Luật Quản lý nợ 2009 quy định: “Nợ chính quyền địa phương là
khoản nợ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành
hoặc uỷ quyền phát hành”. Chỉ có UBND cấp tỉnh mới có quyền vay nợ,
còn chính quyền các cấp d
ưới không được vay nợ.
- Nợ NHNN: là nợ do ngân hàng nhà nước phát hành nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Loại nợ này không đưa vào nợ chính
phủ mà được tính thành mục riêng.
- Nợ của DNNN và các tổ chức kinh tế khác của Nhà nước. Về mặt
pháp lý, DNNN và các tổ chức kinh tế nhà nước là những định chế công.
Tuy nhiên, nợ của DNNN và các tổ chức này do doanh nghiệp và các tổ
chức chịu trách nhiệm tự vay, t
ự trả. Nguồn trả nợ không phải từ NSNN mà


19

từ lợi nhuận của chính doanh nghiệp và thu nhập của tổ chức. Hơn nữa, do
DNNN chịu trách nhiệm hữu hạn nên chủ doanh nghiệp là Nhà nước chỉ
chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào doanh nghiệp đó. Do vậy, trong
tổng số nợ của DNNN, chỉ tính vào nợ công các khoản do Nhà nước bảo
lãnh theo luật định. Theo Luật Quản lý nợ công 2009, Bộ Tài chính là cơ
quan cấp bảo lãnh chính phủ đối với kho
ản vay hoặc phát hành trái phiếu
trong và ngoài nước. Các khoản vay được bảo lãnh không phải để kinh
doanh thông thường mà chỉ được cấp bảo lãnh để thực hiện các chương
trình mục tiêu, các dự án do Quốc hội hoặc Chính phủ quyết định chủ
trương đầu tư, hoặc các dự án ưu tiên cấp quốc gia.

Thứ ba, khái niệm nợ công của các tổ chức quốc tế cũng không hoàn
toàn giống nhau. Chẳng h
ạn, theo Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
(OECD), nợ công là tổng các khoản nợ của tất cả các định chế công.
Định nghĩa này cũng được sử dụng trong Hệ thống Tài khoản quốc gia
(SNA) 1993 và Hệ thống Tài khoản châu Âu 1995 [
51]. Theo quan niệm
như vậy, nợ của DNNN và tất cả các tổ chức kinh tế khác của nhà nước
đều là nợ công.
Định nghĩa về nợ công như vậy khác với quy định trong Hiệp ước
Maastrichs của EU ký kết năm 1991. Theo đó, có hai điểm khác biệt trong
quy định về nợ công theo Hiệp ước này: (i) Nợ công không bao hàm tín
dụng thương mại và các chi phí phát sinh liên qua đến khoản vay; (ii) Khi tính
nợ công thì trái phiếu chính phủ được định theo giá chuẩ
n khác với định giá
theo thị trường như quy định của SNA nói trên.
Trong khuôn khổ của WB và IMF, nợ công được coi là một bộ phận
của nợ quốc gia, bao gồm nợ công và nợ được bảo lãnh bởi khu vực công;
do nhà nước, ngân hàng nhà nước trung ương và các doanh nghiệp nhà


20

nước vay trong và ngoài nước; gồm cả các khoản vay ngắn và dài hạn;
dưới các hình thức như trái phiếu, tín phiếu, các khoản vay, tiền mặt và
giấy tờ có giá, vay thương mại và các nghĩa vụ nợ khác [
52].
Như vậy, hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế đều quan niệm nợ
công theo nghĩa rộng. Theo đó, nợ công là tổng các khoản nợ của khu
vực công, của tất cả các định chế công.

Nợ quốc gia là tổng số dư nợ hiện tại mà một quốc gia phải trả trong
tương lai, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí gắn với các khoản nợ đó. Nợ
qu
ốc gia bao gồm cả nợ trong nước, nợ nước ngoài của khu vực công và
khu vực tư nhân.
Nợ của khu vực công: bao gồm nợ của Chính phủ, nợ của chính
quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ của các doanh nghiệp
nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế
nhà nước trực tiếp vay trong và ngoài nước.
Nợ của khu vực tư nhân: là nợ
của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
thuộc khu vực tư nhân trực tiếp vay trong và ngoài nước. Nợ nước ngoài
của khu vực tư nhân là các nghĩa vụ nợ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế thuộc khu vực tư nhân với nước ngoài.
Theo nghĩa rộng hơn, nợ công bao gồm tất cả những món nợ mà Nhà
nước sẽ phải có trách nhiệm trả. Ngoài những khoản nợ chính thức mà Nhà
n
ước đi vay, nợ công còn bao gồm cả những khoản nợ tiềm tàng như tiền
trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà Chính phủ sẽ phải chi trả,
hay nợ của doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước bảo trợ.
Để hình dung được nợ công, cần xem xét từ bức tranh tổng thể mà bắt
đầu từ nợ quốc gia (Hình 1.1).

×