Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ thừa cân và béo phì tại bệnh viện phụ sản cần thơ năm 2017 201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ MÀU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KẾT THÚC THAI KỲ
Ở CÁC SẢN PHỤ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ TẠI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN CẦN THƠ
NĂM 2017 – 2018

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
THẠC SĨ NGUYỄN QUỐC TUẤN

Cần Thơ- Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, tơi đã nhận
được sự dạy bảo tận tình của các Thầy cơ, sự giúp đỡ của các bạn bè, sự động viên
to lớn của gia đình và những người thân.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy – Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học,
Bộ môn Phụ Sản – trường Đại học Y dược Cần Thơ, Ban giám đốc, phòng Kế hoạch
tổng hợp và phòng Lưu trữ hồ sơ Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ trong suốt q trình
học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với Ths.Bs Nguyễn Quốc Tuấn người
Thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tơi trưởng thành trên con đường học


tập, nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng, hộ
lý Khoa Hậu Phẫu, Hậu Sản Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin
cảm ơn và chia sẻ với các sản phụ và gia đình sản phụ đã giúp đở tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể các thầy cơ, các anh chị, bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Cần thơ, ngày 14 tháng 06 năm 2018

Nguyễn Thị Màu


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Màu


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Đối chiếu anh –việt

Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3
1.1 Định nghĩa thừa cân, béo phì ............................................................................3
1.2 Những ảnh hưởng của béo phì trong giai đoạn mang thai ...............................4
1.3 Những ảnh hưởng của béo phì trong giai đoạn chuyển dạ ...............................8
1.4 Tác động của béo phì trong giai đoạn sau sinh ................................................9
1.5 Ảnh hưởng béo phì đến thai ...........................................................................10
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................12
2.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................12
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12
2.3 Vấn đề y đức ...................................................................................................20
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................21
3.1 Một số đặc điểm dịch tễ liên quan ..................................................................21
3.2 Một số đặc điểm về tiền căn ............................................................................22
3.3 Đặc điểm thai kỳ lần này ................................................................................24
3.4 Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................................30
3.5 Kết cục thai kỳ ................................................................................................34
Chương 4 - BÀN LUẬN KẾT QUẢ ....................................................................39
4.1 Tỉ lệ sản phụ thừa cân, béo phì .......................................................................39


4.2 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu .............................................39
4.3 Đặc điểm về tiền căn sản khoa .......................................................................40
4.4 Đặc điểm thai kỳ lần này ................................................................................40
4.5 Đặc điểm về cận lâm sàng ..............................................................................43
4.6 Đặc điểm kết cục thai kỳ ................................................................................45
KẾT LUẬN ............................................................................................................48
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................50


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

BCTC

Bề cao tử cung

BHSS

Băng huyết sau sinh

BV PSCT
cm
ĐTĐ
Gr
KTC

Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ
Centimet
Đái tháo đường
Gram
Khoảng tin cậy


Kg

Kilogam

ml

Mililit

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

TKĐM

Trở kháng động mạch

TSM

Tầng sinh môn


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT

Viết tắt
ACOG

Tiếng Việt
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ


Tiếng Anh
American College of
Obstetricians and
Gynecologists

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ

American Diabetes
Association

AFI

Chỉ số ối

Amniotic Fluid Index

BMI

Chỉ số khối cơ thể

Body Mass Index

CI

Khoảng tin cậy

Confidence Interval


Hb

Nồng độ huyết sắc tố

Hemoglobin

IOM

Viện Y học Hoa Kỳ

International Organization for
Migration

OR

Tỉ số chênh

Odds ratio

RR

Nguy cơ tương đối

Relative risk

GDM

Đái tháo đường thai kỳ

Gestational diabetes mellitus


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. 1 Phân loại thừa cân và béo phì cho các nước Châu Á ( 2000) ..... 3
Bảng 2. 1 Mức tăng cân theo khuyến cáo IOM (2009) ............................. 15
Bảng 2. 2 Chỉ số Apgar ............................................................................. 18
Bảng 3. 1 Đặc điểm về tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp của
đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 21
Bảng 3. 2 Đặc điểm tiền căn sản khoa chung............................................ 22
Bảng 3. 3 Đặc điểm tiền thai theo mức BMI............................................. 23
Bảng 3. 4 Đặc điểm phương pháp sinh lần trước ...................................... 23
Bảng 3. 5 Đặc điểm sinh lần trước theo nhóm BMI ................................. 23
Bảng 3. 6 Số lần khám thai........................................................................ 24
Bảng 3. 7 Đặc điểm chiều cao, cân nặng sản phụ trước khi mang thai .... 24
Bảng 3. 8 Đặc điểm BMI trước khi mang thai .......................................... 25
Bảng 3. 9 Đặc điểm mức tăng sản phụ ...................................................... 25
Bảng 3. 10 Đặc điểm tăng cân thai kỳ theo nhóm BMI ............................ 26
Bảng 3. 11 Đặc điểm những bất thường trong thai kì lần này .................. 26
Bảng 3. 12 Đặc điểm những bất thường thai kì theo nhóm BMI .............. 27
Bảng 3. 13 Đặc điểm tuổi thai lúc nhập viện theo nhóm BMI .................. 28
Bảng 3. 14 Đặc điểm bệnh lý lúc vào viện................................................ 28
Bảng 3. 15 Bệnh lý lúc vào viện theo nhóm BMI ..................................... 29
Bảng 3. 16 Đặc điểm ngôi thai trên siêu âm ............................................. 30

Bảng 3. 17 Đặc điểm ngôi thai theo BMI ................................................. 30
Bảng 3. 18 Đặc điểm trọng lượng thai trên siêu âm.................................. 30
Bảng 3. 19 Đặc điểm trọng lượng thai trên siêu âm theo nhóm BMI ....... 31
Bảng 3. 20 Đặc điểm chỉ số AFI ............................................................... 31
Bảng 3. 21 Đặc điểm chỉ số AFI theo nhóm BMI..................................... 32
Bảng 3. 22 Đặc điểm giảm trở kháng động mạch não giữa ...................... 32
Bảng 3. 23 Đặc điểm monitoring sản khoa ............................................... 32


Bảng 3. 24 Đặc điểm monitoring theo nhóm BMI .................................... 33
Bảng 3. 25 Đặc điểm thiếu máu thai kỳ .................................................... 33
Bảng 3. 26 Đặc điểm nhiễm viêm gan siêu vi B và HIV .......................... 33
Bảng 3. 27 Đặc điểm phương pháp sinh theo nhóm BMI ......................... 34
Bảng 3. 28 Đặc điểm nguyên nhân mổ lấy thai ........................................ 35
Bảng 3. 29 Đặc điểm BHSS và nhiễm trùng hậu sản ................................ 35
Bảng 3. 30 Đặc điểm tuổi thai lúc sinh ..................................................... 36
Bảng 3. 31 Đặc điểm tuổi thai lúc sinh theo nhóm BMI ........................... 36
Bảng 3. 32 Đặc điểm chỉ số Apgar phút thứ nhất ..................................... 36
Bảng 3. 33 Bé phải nằm sơ sinh ................................................................ 37
Bảng 3. 34 Đặc điểm trọng lượng trẻ lúc sinh .......................................... 37
Bảng 3. 35 Đặc điểm trọng lượng trẻ lúc sinh theo nhóm BMI ................ 38
Bảng 3. 36 Dị tật bẩm sinh của trẻ ............................................................ 38


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3. 1 Đặc điểm bệnh lý lúc nhập viện theo nhóm BMI ................. 29
Biểu đồ 3. 2 Phương pháp sinh ..................................................................34



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng
thành đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức
lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia. Năm 2014, toàn thế giới
có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương đương với 39% dân số), trong
đó có 600 triệu người bị béo phì [10]. Như vậy số người thừa cân, béo phì hiện nay
đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980 [10]. Theo kết quả một nghiên cứu được
cơng bố trên tạp chí Lancet ra ngày 29/4/2014, nghiên cứu trên 188 quốc gia, Việt
Nam là nước có tỷ suất thừa cân và béo phì trong nhóm thấp nhất thế giới, nhưng tốc
độ gia tăng nhanh chóng [20]. Trong giai đoạn từ năm 1980-2013, tỷ lệ người lớn
trên toàn cầu thừa cân tăng từ 28,8% lên 36,9% ở nam giới và từ 29,8% đến 38% ở
phụ nữ, tại Việt Nam tỷ suất thừa cân và béo phì ở người trưởng thành tăng từ 5% lên
13% [20]. So sánh theo giới, thì tỷ suất này khác biệt khơng nhiều ở Việt Nam với
14% nam giới và 12% nữ giới trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì [20], [39].
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, những người bị tăng cân và đang gặp tình trạng
thừa cân, béo phì sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các
bệnh mạn tính khơng lây nguy hiểm như đái tháo đường [17], bệnh lý tim mạch[12],
[31], ung thư [25], [36]...
Riêng với béo phì trong thai kỳ có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ bất lợi
nghiêm trọng, bao gồm sẩy thai, dị tật bẩm sinh, tắc mạch do huyết khối, đái tháo
đường thai kỳ, tiền sản giật, thai chết lưu, rối loạn chức năng cơn co tử cung, băng
huyết sau sinh, nhiễm trùng vết mổ và tử vong sơ sinh [14], [26]. Tỷ lệ mổ lấy thai
cao hơn và tỷ lệ bú mẹ thấp hơn ở nhóm phụ nữ béo phì so với những phụ nữ có BMI
bình thường [14]. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng béo phì có thể là một yếu tố
nguy cơ gây tử vong cho bà mẹ [32]. Theo báo cáo của hội Confidential Enquiry into
Maternal and Child Health về tử vong của mẹ trong năm 2003-2005 cho thấy 28% bà
mẹ tử vong đều béo phì, trong khi tỷ lệ béo phì chung ở quần thể thai sản trong cùng
khoảng thời gian là 16% đến 19% [14].



2

Cần Thơ là một thành phố đang phát triển, nên chế độ dinh dưỡng của người
dân nói chung cũng như phụ nữ nói riêng ngày càng tốt hơn, vì thế tỷ lệ người phụ
nữ thừa cân, béo phì có thai sẽ gia tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu để đánh giá tỷ lệ cũng như các biến chứng có thể gặp trong nhóm sản phụ thừa
cân, béo phì trong thai kỳ. Chính vì thế chúng tơi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ
thừa cân, béo phì tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ năm 2017-2018”.
Đề tài gồm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các sản phụ thừa cân, béo phì tại BV
PSCT năm 2017 – 2018.
2. Đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ của các sản phụ thừa cân, béo phì tại BV PSCT
năm 2017 – 2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa thừa cân, béo phì
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình trạng tích
lũy mỡ q mức hoặc khơng bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức
ảnh hưởng tới sức khỏe [40]. WHO khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass
Index – BMI), được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao
(mét), để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo khuyến nghị
chung của WHO, một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của
họ dao động trong giới hạn nhất định từ 18,5 – 24,9 kg/m2. Nếu BMI ≥ 25 kg/m2 thì

được coi là thừa cân, BMI ≥ 30 kg/m2 thì là béo phì [40].
Từ năm 2000, WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và Hội nghiên cứu béo phì
quốc tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu bệnh đái tháo đường quốc tế (IDI), Trung
tâm hợp tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm của WHO để
đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại thừa cân, béo phì cho cộng đồng các nước
Châu Á (IDI & WPRO, 2000). Theo khuyến nghị này thì người được coi là thừa cân
nếu BMI ≥ 23 kg/m2 và người được coi là béo phì khi BMI ≥ 25 kg/m2 [15], [45],
[46].

Bảng 1. 1 Phân loại thừa cân và béo phì cho các nước Châu Á ( 2000)
Phân loại

WHO, 1998

IDI & WPRO, 2000

BMI (kg/m2)

BMI (kg/m2)

Nhẹ cân

< 18,5

<18,5

TTDD bình thường

18,5-24,9


18,5-22,9

Thừa cân

≥ 25,0

≥ 23,0

Tiền béo phì

25,0-29,9

23,0-24,9

Béo phì độ I

30,0-34,9

25,0-29,9

Béo phì độ II

35,0-39,9

≥ 30,0

Béo phì độ III

≥ 40,0



4

1.2 Những ảnh hưởng của béo phì trong giai đoạn mang thai
1.2.1 Béo phì và sẩy thai
Ở những sản phụ béo phì, tỷ lệ sẩy thai cao và béo phì mẹ là một yếu tố nguy
cơ độc lập cho sẩy thai [19], [34]. Một thống kê gồm 6 nghiên cứu được thực hiện
trong năm 2011, trong nghiên cứu này có 28.538 phụ nữ tham gia (3.800 người béo
phì có BMI ≥ 30kg/m2 , 3.792 người thừa cân BMI ≥ 25-29 kg/ m2 và 17.146 người
có trọng lượng bình thường (BMI < 25 kg/m2). So với những người có trọng lượng
bình thường, tỷ lệ sẩy thai tăng ở những người béo phì ( OR = 1,31; 95% CI: 1,181,46) và người thừa cân (OR:1,11 ; 95% CI: 1,00-1,24) [11], [19]. Một phân tích gộp
bao gồm 12 nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 cho thấy những trường hợp có
BMI > 30 kg/m2 tăng tỷ lệ sẩy thai so với nhóm có BMI bình thường (OR = 1,89;
95% CI: 1,14-3,13) trong cả hai nhóm có thai tự nhiên hoặc hỗ trợ sinh sản [11].
Tình trạng béo phì có thể liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang hoặc
liên quan đến tình trạng đề kháng insulin của cơ thể, những bệnh lý này thường làm
cho nội mạc tử cung phát triển kém, vì vậy sẽ làm tăng tỷ lệ sẩy thai [11], [43]. Tỷ lệ
sẩy thai ở những bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang cao hơn 20-40% trong
dân số mang thai chung [11]. Mối liên quan giữa việc dùng metformin trước khi mang
thai và tỷ lệ sẩy thai chưa được thống nhất [11], [24]. Có 3 nghiên cứu cho thấy rằng
những trường hợp sản phụ có hội chứng buồng trứng đa nang khơng dùng metformin
thì tỷ lệ sẩy thai là 62-73%, tỷ lệ sẩy thai ở nhóm có dùng metformin là 9-36% [11].
Tuy nhiên trong phân tích gộp bao gồm 17 nghiên cứu ở những sản phụ mắc hội
chứng buồng trứng đa nang có dùng metformin và có hoặc khơng dùng Clomiphene
citrate để kích thích rụng trứng thì khơng có ghi nhận mối liên quan giữa tiền căn
dùng metformin và tỷ lệ sẩy thai [11].
1.2.2 Bệnh béo phì và đái tháo đường thai kỳ ( GDM)
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng bất dung nạp glucose khởi
phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ [6], [3]. GDM ước tính ảnh hưởng
đến 14% số trường hợp mang thai tùy theo tiêu chuẩn sàng lọc và dân số được sàng

lọc [14]. GDM đang gia tăng trên toàn thế giới sau khi gia tăng tỷ lệ mắc bệnh béo


5

phì ở phụ nữ có thai [14], [38]. Trong một phân tích tổng hợp, Chu và cộng sự báo
cáo OR không hiệu chỉnh là 2,1 đối với GDM thừa cân, 3,6 ở người béo phì và 8,6 ở
những phụ nữ béo phì nặng (BMI ≥ 35 kg/m2 hoặc BMI ≥ 40 kg/m2 ) [14].
Trong một nghiên cứu đoàn hệ được tiến hành giữa 370.000 phụ nữ Đan Mạch,
sinh ra từ năm 2004 đến năm 2010, nguy cơ GDM tăng lên cùng với trọng lượng cơ
thể, so với phụ nữ có cân nặng bình thường, OR hiệu chỉnh là 3,42 (3,23-3,63) đối
với phụ nữ thừa cân; 7,54 (7,09 -8,03) đối với phụ nữ béo phì và 10,83 (10,10-11,61)
đối với phụ nữ béo phì nặng (BMI ≥ 35 kg/m2 hoặc BMI ≥ 40 kg/m2) [14], [41]. Nguy
cơ tuyệt đối đối với GDM chỉ là 0,9% ở phụ nữ bình thường; 3,1% ở phụ nữ thừa
cân; 6,7% ở phụ nữ béo phì và 9,3% ở phụ nữ béo phì nặng [14], [41].
Những dữ liệu nổi bật từ một nghiên cứu của Thụy Điển trên số đông dân số,
bao gồm 151.025 phụ nữ, cảnh báo về những ảnh hưởng của việc tăng cân giữa các
lần mang thai [14]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu sự gia tăng BMI của người mẹ ở
khoảng 1-2 đơn vị xảy ra giữa các lần mang thai, thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ
tăng lên 20-40%. Nếu bị thừa cân, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ tăng lên 100%.
Nếu trở nên béo phì, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ tăng lên 200%. Giảm trọng
lượng ở những phụ nữ bị béo phì đã làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển GDM. Một
nghiên cứu đoàn hệ dựa trên 4.102 phụ nữ không đái tháo đường bị béo phì trước khi
mang thai đơn đầu tiên cho thấy rằng giảm cân ít nhất 4,5 kg trước lần mang thai thứ
hai làm giảm nguy cơ phát triển GDM lên đến 40% [14].
GDM có ảnh hưởng đối với cả mẹ và con. Nồng độ glucose trong máu tăng lên
ở người mẹ dẫn đến tăng glucose trong bào thai, làm tăng bài tiết insulin. Insulin là
một yếu tố tăng trưởng dẫn đến tăng tỷ lệ thai to và tăng nguy cơ mổ lấy thai, chấn
thương khi sinh (rách âm đạo, kẹt vai và ngạt) [6], [14]. Crowther và các cộng sự tiến
hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên để xác định liệu điều trị của phụ nữ có

GDM làm giảm nguy cơ biến chứng chu sinh. Tỷ lệ các biến chứng chu sinh nghiêm
trọng thấp hơn đáng kể ở trẻ sơ sinh của các đối tượng trong nhóm can thiệp so với
trẻ sơ sinh của nhóm phụ nữ chăm sóc thường quy (1% so với 4%, P < 0,01) [14].


6

Phụ nữ béo phì có GDM thường cần insulin để đạt được kiểm soát đường huyết
tốt hơn so với những phụ nữ có BMI bình thường. Langer và cộng sự đã cho thấy để
đạt được kết quả tốt trong thai kỳ, những phụ nữ béo phì có GDM sẽ cần được điều
trị bằng insulin [14].
1.2.3 Béo phì và tiền sản giật
Tiền sản giật được định nghĩa là sự xuất hiện của tăng huyết áp (huyết áp >
140/90 mmHg đo hai lần riêng biệt cách nhau ít nhất 4 giờ) với protein niệu ( ≥ 300
mg trong 24 giờ hoặc 2 (+) trên que thử nước tiểu) sau tuần thứ 20 của thai kỳ [7],
[14], [16].
Không phụ thuộc vào thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp phổ biến hơn ở phụ nữ béo
phì hơn so với những người bình thường. Tăng BMI trước khi mang thai là một yếu
tố nguy cơ độc lập cho sự phát triển của tiền sản giật [14], [16], [22]. Một nghiên cứu
dựa trên dân số Anh với 287.213 ca sinh đã báo cáo rằng, tỷ lệ tiền sản giật cao hơn
đáng kể ở phụ nữ béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2 ; OR: 2.14) cũng như phụ nữ thừa cân
(BMI = 25.0–29.9 kg/m2; OR:1,44) so với phụ nữ có BMI trong khoảng 20,0-24,9
kg/m2 [30]. Mức tăng nguy cơ tương tự đã được báo cáo trong nghiên cứu thuần tập
ở Úc, trong đó tỷ lệ này từ 2,4% ở phụ nữ có BMI (19,8-26 kg/m2) và 14,5% ở phụ
nữ có BMI > 40 kg/m2 (OR 4,87, KTC 95% CI:3,27 -7,24) [14].
Một đánh giá có hệ thống về các yếu tố nguy cơ tiền sản giật do Duckitt và cộng
sự cho thấy, so với BMI bình thường, BMI cao hơn, như được xác định trong mỗi
nghiên cứu, có liên quan đến tăng 50% nguy cơ tiền sản giật, trong khi BMI > 35
kg/m2 tăng gấp đôi rủi ro tiền sản giật [14]. O'Brien và cộng sự đã xác định 13 nghiên
cứu đoàn hệ, bao gồm gần 1,4 triệu phụ nữ. Nguy cơ tiền sản giật tăng gấp đôi khi

tăng 5,7 kg/m2 so với BMI trước khi mang thai [30]. Mối quan hệ này tiếp tục tồn tại
trong các nghiên cứu khi loại trừ những phụ nữ bị cao huyết áp mãn tính, đái tháo
đường và đa thai, hoặc sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu khác.
Cơ chế giải thích mối quan hệ giữa béo phì và tiền sản giật còn quá phức tạp và
chưa được hiểu đầy đủ. Một số con đường có liên quan đến rối loạn nội tiết và sinh


7

hố bao gồm kháng insulin, hoạt hóa tế bào nội mô, rối loạn lipid máu và tăng
cytokines như yếu tố hoại tử khối u [14], [22].
1.2.4 Béo phì và thai to
Thai to được định nghĩa là thai có trọng lượng trên 4000 gram (ở Châu Âu) hay
trên 3500 gram (ở Việt Nam) [5]. Trong đề tài chúng tôi định nghĩa thai to có trọng
lượng ≥ 3500 gram. Thai to bao gồm thai to toàn phần và thai to từng phần cơ thể.
Thai to từng phần có thể là trường hợp đầu to như não úng thủy, bụng to thường gặp
là bụng cóc hoặc cổ trưởng, thận đa nang, gan to, lách to...[5]. Thai to tồn bộ hay
cịn gọi là thai mập, các kích thước của thai đều tăng một cách cân đối. Trong nghiên
cứu, chúng tôi chỉ đề cập đến trường hợp thai to toàn bộ.
Trọng lượng và sự tăng cân của mẹ trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng quan
trọng đến trọng lượng của trẻ sơ sinh [23]. Việc tăng BMI của mẹ là một yếu tố nguy
cơ cao để một trẻ sơ sinh nặng hơn, mẹ tăng cân nhiều hơn 11 kg có liên quan mật
thiết đến trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn tuổi thai [14].
Sheiner và cộng sự [14] đã phân tích các kết quả thai kỳ trong một nhóm 126.080
ca sinh. Trong đó bệnh nhân tăng huyết áp và ĐTĐ đã được loại trừ. Nhóm sản phụ
béo phì (BMI > 30 kg/m2) có nguy cơ gia tăng nguy cơ thai to với OR 1,4 (95% CI:
1,2-1,7).
1.2.5 Béo phì và thai già tháng
Thai già tháng được định nghĩa là mang thai kéo dài hơn 294 ngày so với thai
kỳ đủ ngày từ 260 đến 293 ngày [8]. Một nghiên cứu gần đây của Thụy Điển ở

186.087 sản phụ có con so kết luận rằng một BMI cao ở mẹ trong tam cá nguyệt đầu
tiên có liên quan đến thời gian mang thai dài hơn và tăng nguy cơ của thai già tháng
[14]. Trong nghiên cứu khác, người ta thấy rằng BMI cao ở mẹ có liên quan đến tăng
nguy cơ chuyển dạ kéo dài và tăng tỷ lệ can thiệp khi sinh [8],[27].
Cơ chế về mối liên quan giữa thai kỳ kéo dài và béo phì vẫn cịn chưa rõ ràng.
Một số giả thuyết cho rằng tỉ lệ thai già tháng tăng trong những trường hợp béo phì
có thể do kinh nguyệt khơng đều vì rụng trứng không đều. Một giả thuyết khác cho


8

rằng có liên quan đến nồng độ trong huyết tương của hoocmon corticotrophin releasing (CRH) (chủ yếu được tổng hợp bởi nhau thai) và cortisol [14].
1.2.6 Béo phì và siêu âm
Đánh giá siêu âm ở bà mẹ béo phì rất khó khăn [37]. Siêu âm sản khoa như là
một thử nghiệm sàng lọc, được quyết định bởi chuyên môn của bác sĩ lâm sàng, chất
lượng của thiết bị và thể trạng của người phụ nữ. Bằng cách hấp thụ sóng truyền vào,
mơ mỡ có thể làm giảm đáng kể tín hiệu siêu âm [14], [37]. Do đó, tín hiệu có tần số
cao, có độ phân giải cao sẽ được hấp thụ đáng kể ở độ sâu nông hơn, giảm chất lượng
hình ảnh và độ sâu trường [14]. Hậu quả đáng lo ngại của béo phì ở người mẹ là giảm
độ nhạy siêu âm - một xét nghiệm sàng lọc bất thường thai nhi [14], [37]. Uhden và
cộng sự thấy rằng, tỷ lệ có được những hình ảnh khơng đầy đủ để đánh giá khuyết tật
tim thai, ở những bệnh nhân mà bào thai có khiếm khuyết, tăng từ 6,4% ở người có
BMI bình thường lên 17,4% ở người béo phì (BMI ≥ 30 kg/m2), và những bệnh nhân
béo phì này có thai nhi bị khuyết tật tim (với RR là 2,04) [37].
1.3 Những ảnh hưởng của béo phì trong giai đoạn chuyển dạ
Nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng những phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị biến chứng
chuyển dạ cao hơn so với những phụ nữ có cân nặng bình thường bao gồm tăng nguy
cơ chuyển dạ ngưng tiến triển, kẹt vai và mổ lấy thai cấp cứu [14], [29]. Một phân
tích tổng hợp của 33 nghiên cứu đoàn hệ cho thấy, OR của mổ lấy thai (chủ động
hoặc cấp cứu) là 1,46 (95% CI: 1,34-1,60) và 2,05 (95% CI: 1,86-2,27), trong số phụ

nữ được xác định là thừa cân, béo phì trong các nghiên cứu cá nhân, so với những
phụ nữ có trọng lượng bình thường [14].
1.3.1 Bất thường trong chuyển dạ
Những phụ nữ béo phì có thời gian chuyển dạ giai đoạn I ( giai đoạn xóa mở cổ
tử cung) kéo dài hơn những người có trọng lượng bình thường [28]. Một nghiên cứu
hồi cứu bao gồm 612 sản phụ con so trong giai đoạn chuyển dạ tự nhiên, pha hoạt
động (cổ tử cung mở 4-10 cm) ở những người thừa cân, béo phì dài hơn những người
có trọng lượng bình thường (7,5-7,9 giờ so với 6,2 giờ) [11]. Tuy nhiên sự kéo dài


9

giai đoạn II chuyển dạ (giai đoạn sổ thai) không có lên quan đến tình trạng tăng BMI
[11], [28].
1.3.2 Béo phì và mổ lấy thai
Một số nghiên cứu cho thấy rằng béo phì trước khi mang thai là yếu tố nguy cơ
độc lập làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai cho cả 2 phương pháp là mổ lấy thai chủ động và
mổ lấy thai cấp cứu [11], [33]. Một nghiên cứu cho thấy rằng BMI trước khi mang
thai tăng 1 đơn vị thì nguy cơ mổ lấy thai tăng 7% [11]. Dietz và cộng sự đã phân tích
24.423 sản phụ sinh con so. Tỷ lệ mổ lấy thai ở người có BMI <19,8 kg/m2 là 14,3%
và tăng đến 42,6% đối với những người có BMI ≥ 35 kg/m2 [14]. So với nhóm có
trọng lượng bình thường thì nguy cơ mổ lấy thai ở nhóm thừa cân (BMI= 25-29,9
kg/m2) tăng 1,4 (95% CI: 1,0-1,8), nhóm béo phì (BMI =30-34,9 kg/m2) tăng 1,5(95%
CI: 1,1-2,1) và béo phì nặng (BMI=35 kg/m2) tăng 3,1 (95% CI: 2,3-4,8) [11]. Tình
trạng tăng tỷ lệ mổ lấy thai ở những sản phụ thừa cân, béo phì thường do giai đoạn
một của chuyển dạ tiến triển chậm. Mặt khác trong giai đoạn sổ thai, khi phần thai
xuống chậm thì các bác sĩ có khuynh hướng mổ lấy thai hơn là giúp sinh qua ngã âm
đạo bằng dụng cụ do lo ngại nguy cơ kẹt vai khi sinh thai to [11].
1.4 Tác động của béo phì trong giai đoạn sau sinh
1.4.1 Nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản là các nhiễm trùng xuất phát từ bộ phận sinh dục trong
thời kỳ hậu sản. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong
các tai biến sản khoa [4].
Những trường hợp béo phì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sinh (nhiễm trùng
vết mổ, vết cắt may tầng sinh môn, viêm nội mạc tử cung) bất chấp phương thức
chấm dứt thai kỳ và phác đồ sử dụng kháng sinh dự phịng [11]. Tình trạng giảm
lượng máu tới nuôi vết mổ kết hợp với sự tụ dịch và máu ở vết mổ làm tăng nguy cơ
nhiễm trùng vết mổ.
1.4.2 Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, là khi
lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh là: ≥ 500 ml máu qua


10

đường âm đạo hoặc mất ≥ 1000 ml máu sau mổ lấy thai; hoặc Hct giảm > 10% so với
trước sinh; hoặc lượng máu mất bất kỳ có ảnh hưởng đến huyết động học [2].
Mối liên quan giữa béo phì và BHSS chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu với cỡ
mẫu nhỏ thì khơng phát hiện mối liên quan này. Tuy nhiên, ở một nghiên cứu đoàn
hệ trong cộng đồng cho thấy những sản phụ có BMI > 30 kg/m2 thì tăng 44% tình
trạng BHSS (OR= 1,44; 95% CI: 1,30-1,60) [11]. Trong một nghiên cứu khác chỉ ra
rằng, thừa cân, béo phì ở mẹ làm tăng gấp đơi nguy cơ BHSS bất kể phương thức
sinh [21].Các tác giả cho rằng tăng tỷ lệ BHSS là do thai to hoặc cơ tử cung ở những
người béo phì khơng đáp ứng với thuốc tăng co liều thông thường [11]. Tuy nhiên
những giả thiết này chưa được chứng minh.
1.4.3 Béo phì và cho con bú
Một nghiên cứu đoàn hệ tại Hoa kỳ cho thấy rằng những trường hợp béo phì
trước khi mang thai và những trường hợp tăng cân nhiều khi có thai sẽ chậm lên sữa
và thời gian tiết sữa ngắn [11],[14]. Tuy nhiên có 2 nghiên cứu tại Châu Âu lại khơng
tìm ra mối liên quan này. Mối liên quan giữa béo phì và tình trạng chậm tiết sữa chưa

rõ ràng, tuy nhiên trục hạ đồi-tuyến yên- buồng trứng và sự chuyển hóa mỡ có thể là
nguyên nhân làm chậm tiết sữa [11]. Nói chung, với những trường hợp thừa cân, béo
phì thì sự tiết prolactin đáp ứng chậm với động tác nút núm vú của trẻ trong một tuần
đầu sau sinh và có thể liên quan đến sự chậm lên sữa [11],[14].
1.5 Ảnh hưởng béo phì đến thai
1.5.1 Dị dạng bẩm sinh
Mẹ béo phì có liên quan đến tình trạng tăng tỷ lệ thai dị dạng và nguy cơ này
tăng khi trọng lượng mẹ tăng [11], [35], [42]. Mối liên quan chưa rõ ràng nhưng có
thể do rối loạn dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai (cường insulin trong
máu) [11].
Một tổng quan hệ thống (39 nghiên cứu) thực hiện năm 2009 và phân tích gộp
(bao gồm 18 nghiên cứu) [11]. Các nghiên cứu này so sánh trọng lượng và BMI của
người mẹ trước khi mang thai và ba tháng đầu thai kỳ với dữ kiện liên quan đến thai
dị dạng. So sánh với nhóm sản phụ có BMI bình thường thì thai nhi ở những sản phụ


11

thừa cân, béo phì tăng nguy cơ bị khiếm khuyết ống thần kinh (OR= 1,78; 95% CI:
1,62-2,15), cột sống chẻ đôi (OR= 2,24; 95% CI: 1,86-2,69), bất thường về tim
(OR=1,30; 95% CI: 1,12-1,51), sứt môi (OR=1,23; 95% CI: 1,03-1,40), não úng thủy
(OR=1,68 ; 95% CI: 1,19-2,36)… Tuy nhiên, nguy cơ thoát vị thành bụng của trẻ sơ
sinh ở những sản phụ béo phì lại giảm hơn những trường hợp sản phụ có trọng lượng
bình thường (OR= 0,17; 95% CI: 0,10-0,30).
Một phân tích tổng hợp bao gồm 12 nghiên cứu bệnh chứng và đoàn hệ thực
hiện năm 2008 cho thấy rằng tình trạng tăng trọng lượng của sản phụ có liên quan
đến sự tăng tỷ lệ khiếm khuyết ống thần kinh. Kết quả như sau: so với những trường
hợp sản phụ có trọng lượng bình thường, nguy cơ sinh trẻ có khiếm khuyết ống thần
kinh đối với những nhóm: thừa cân (OR=1,22; 95% CI: 0,99-1,49), nhóm béo phì
(OR=1,70; 95% CI:1,34-2,15) và nhóm béo phì nặng (OR= 3,11; 95% CI:1,75-5,46)

[14].
Một tổng hợp hệ thống các nghiên cứu và phân tích tổng hợp của 14 nghiên cứu
bệnh chứng và đoàn hệ được thực hiện vào năm 2014 đã cho thấy rằng sự tăng BMI
của người mẹ có liên quan với bệnh lý tim bẩm sinh: so với những người bình thường,
nguy cơ tăng bệnh lý tim bẩm sinh ở người béo phì trung bình (BMI 30,1-34,9 kg/m2
hoặc 30,1-39,9 kg/m2) là OR= 1,12 (95% CI:1,04-1,20) và người béo phì nặng (BMI
≥ 35 kg/m2 hoặc BMI ≥ 40kg/m2) là 1,38 (95% CI:1,20-1,59) [11].
1.5.2 Tử vong thai nhi
Một thống kê hệ thống và phân tích tổng hợp những nghiên cứu đồn hệ cho
thấy tình trạng tăng BMI của mẹ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai, tỷ lệ tử vong chu
sinh và tỷ lệ tử vong năm đầu tiên [11]. Nguy cơ tử vong trên mỗi 10.000 sản phụ có
BMI là 20; 25 và 30: tỷ lệ thai chết trong lòng tử cung: 76; 82 và 102; tỷ lệ tử vong
chu sinh là 20; 21 và 24; tỷ lệ trẻ tử vong trong 1 năm đầu tiên là 33; 37 và 43 [11].
Khi BMI tăng mỗi 5 đơn vị thì nguy cơ tương đối của: thai chết trong tử cung
tăng 1,21 (95% CI: 1,09-1,35; 7 nghiên cứu); tử vong chu sinh tăng 1,15(95% CI:
1,00-1,35; 11 nghiên cứu); tỷ lệ tử vong của trẻ trong năm đầu tiên tăng 1,18 (95%
CI: 1,09-1,28; 4 nghiên cứu) [11].


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các sản phụ đến sinh tại BV PSCT từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 05
năm 2018.
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả sản phụ được chọn phải thỏa toàn bộ các tiêu chuẩn sau:
- Sản phụ có BMI ≥ 23 kg/m2(được tính ở lần khám thai đầu tiên và tuổi thai ≤ 8

tuần).
- Tuổi thai từ ≥ 22 0/7 tuần.
- Không bệnh lý nội khoa từ trước khi mang thai: suy tim, bệnh van tim, suy thận,
ung thư, hen, đái tháo đường, tăng huyết áp.
- Trạng thái tâm thần kinh ổn định.
- Có khả năng nghe hiểu và nói Tiếng Việt.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Những thông tin thu thập từ sản phụ không đầy đủ.
- Hồ sơ bệnh án không ghi đủ những thông tin cần thu thập.
2.1.4 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: từ tháng 04/2017 đến tháng 05/2018.
- Địa điểm: khoa Hậu Phẫu, Hậu Sản BV PSCT.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo hàng loạt ca
2.2.2 Cỡ mẫu
Lấy mẫu thuận tiện từ tháng 04/2017 đến tháng 05/2018.


13

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tất cả các sản phụ đến
sinh tại BV PSCT thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
+ Chọn trong số những sản phụ đến sinh tại BV PSCT trong thời gian nghiên
cứu, chọn ra những sản phụ có BMI ≥ 23 kg/m2 .
 Phỏng vấn các đối tượng tại thời điểm hậu sản ngày thứ hai hoăc hậu phẫu
ngày thứ ba. Hỏi chiều cao, cân nặng từ đó tính chỉ số BMI của sản phụ trong lần
khám thai đầu tiên, xem lại sổ khám thai trong 8 tuần đầu thai kỳ.

 Xác định tuổi thai của đối tượng qua phỏng vấn trực tiếp và hồ sơ khám thai
(nếu có). Tuổi thai được tính dựa trên siêu âm ba tháng đầu thai kỳ hoặc tính theo
ngày đầu kỳ kinh cuối đối với sản phụ có kinh nguyệt đều, chu kì 28 ngày.
 Tất cả những sản phụ được chọn sẽ tiếp tục được phỏng vấn về tiền căn bệnh
lý nội khoa từ trước khi mang thai. Nếu tiền căn có những bệnh lý nội khoa nặng như:
suy tim, bệnh lý van tim nặng, suy thận mạn, ung thư, hen, đái tháo đường, tăng huyết
áp (từ trước 20 tuần) hoặc có tình trạng tâm thần kinh hiện tại khơng ổn định đều
không được chọn vào nghiên cứu.
- Sau những bước trên, lập ra được danh sách đối tượng nghiên cứu.
- Việc phỏng vấn đối tượng được thực hiện vào thời điểm hậu sản ngày thứ hai,
sau khi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng, tiến hành thu thập những thông tin còn lại
dựa theo hồ sơ bệnh án của sản phụ.
- Trước khi tiến hành phỏng vấn, tất cả các đối tượng đều được người phỏng vấn
giải thích về mục đích nghiên cứu, nếu sản phụ đồng ý tham gia sẽ tiến hành phỏng
vấn. Nếu trong quá trình phỏng vấn sản phụ không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên
cứu hoặc hồ sơ bệnh án không ghi nhận đủ những thông tin cần thu thập, sản phụ sẽ
được loại khỏi nghiên cứu.


14

2.2.4 Nội dung nghiên cứu
 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi mẹ: là biến định lượng liên tục, ghi nhận năm sinh thật sự của đối tượng,
sau đó lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh để có tuổi đối tượng. Phân làm ba nhóm tuổi:
< 20 tuổi, từ 20- < 35 tuổi và ≥ 35 tuổi. Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp
đối tượng.
- Địa chỉ: biến định tính, là nơi sống và diễn ra các sinh hoạt ít nhất 12 tháng.
Phân làm hai khu vực thành thị và nông thôn. Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực
tiếp đối tượng.

- Nghề nghiệp: là biến định tính, ghi nhận nghề nghiệp hiện tại lúc phỏng vấn.
Phân làm các nhóm: Nội trợ, làm nơng, bn bán, cơng nhân, cơng nhân viên và
nhóm khác. Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối tượng.
- Học vấn: là biến định tính, ghi nhận lớp cao nhất mà đối tượng theo học, sau đó
phân làm các giá trị; khơng biết chữ, cấp 1 (lớp 1 – lớp 5), cấp 2 (lớp 6 – lớp 9), cấp
3 (lớp 10 – lớp 12), trên cấp 3 (trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học). Phương
pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối tượng.
 Đặc điểm về tiền căn sản phụ khoa
- PARA: bao gồm 4 số: số lần sinh đủ tháng, số lần sinh thiếu tháng, số lần sẩy
thai, số con hiện cịn sống tính đến khi đi sinh. Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực
tiếp đối tượng.
- Tiền sử bệnh của mẹ: là biến định tính, bao gồm các bệnh đái tháo đường thai
kỳ, cao huyết áp, biến được đánh giá là có hoặc khơng, phương pháp thu thập: phỏng
vấn trực tiếp đối tượng.
- Đặc điểm sinh lần trước: là biến định tính, phân làm các giá trị: sinh ngã âm
đạo, sinh mổ, sinh giúp. Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối tượng.
 Đặc điểm trong thai kỳ lần này
- Số lần khám thai: biến định lượng, ghi rõ số lần khám thai, phân làm 3 nhóm: <
3 lần , 3-7 lần hay > 7 lần. Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp đối tượng, sổ
khám thai.


15

- Chiều cao sản phụ: biến định lượng, phân làm các nhóm: nhóm < 145cm; từ
145-<155 cm; từ 155-<165 cm và nhóm ≥ 165 cm. Phương pháp thu thập: ghi nhận
từ hồ sơ bệnh án, ghi rõ chiều cao theo centimet.
- Cân nặng sản phụ: biến định lượng, phương pháp thu thập: ghi nhận từ hồ sơ
bệnh án, tính theo kilogam.
- Tăng cân trong thai kỳ: cân nặng lúc nhập viện trừ đi cân nặng trước khi mang

thai, ghi rõ số tăng cân theo kilogam.Phân loại mức tăng cân theo khuyến cáo của
IOM (2009):

Bảng 2. 1 Mức tăng cân theo khuyến cáo IOM (2009)
Phân nhóm cân

BMI

Tổng số cân

Tỉ lệ tăng cân

nặng trước khi

(kg/m2)

nặng cần tăng

trong tam cá

(kg)

nguyệt II và III

mang thai

(kg/tuần)
<18,5

12,7-18,2


2,2 (2,2-2,8)

18,5-24,9

11,3-15,9

2,2 (1,7-2,2)

25-29,9

6,8-11,3

1,3 (1,1-1,5)

≥ 30

5-9,1

1,1 (0,8-1,3)

Nhẹ cân
Trung bình
Thừa cân
Béo phì

- BMI: là biến định lượng, đánh giá thông qua cân nặng và chiều cao sản phụ theo
công thức:
BMI=


P (kg)
H2 (m2 )

P: cân nặng

H: chiều cao

Đơn vị tính bằng kg/m2
 Đặc điểm khi nhập viện
- Chẩn đoán lúc nhập viện: biến định tính, phương pháp thu thập: hồi cứu hồ sơ
bệnh án.
- Bệnh lý đi kèm: biến định tính, gồm: tiền sản giật, thiểu ối, đa ối, thai non tháng,
thai già tháng, ngôi mông, đa thai, ối vỡ non, ối vỡ sớm… phương pháp thu thập: hồi
cứu hồ sơ bệnh án.


×