Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan trắc môi trường các lưu vực sông của việt nam áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông nhuệ đáy đối chiếu kết quả đánh giá chấ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.27 KB, 16 trang )

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG










Chuyên đề

ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
THEO BỘ CHỈ THỊ SINH HỌC VỚI CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH
GIÁ TỪ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ TÀI KHÁC ĐÃ CÓ








Người thực hiện: Dương Thị Phương Nga






7629-11
28/01/2010



Hà Nội, 2009


2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
I. Đánh giá chất lượng nước theo bộ chỉ thị sinh học từ các
chương trình nghiên cứu đánh giá trong nước 4
1. Đánh giá chất lượng nước ngọt ở Việt Nam 4
1.1. Cơ sở đánh giá 4
1.2. Kết quả nghiên cứu 5
2. Nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh
giá chất l
ượng nước trên 4 hệ thống kênh chính tạo thành phố Hồ
Chí Minh 6
2.2. Kết quả khảo sát về thành phần ĐVKXS cỡ lớn 7
3. Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước 8
4. Quan trắc sinh học thủy vực dòng sông Đu sử dụng nhóm động vật
không xương sống cỡ lớn 9
5. Nghiên cứu thành phần sinh vật nổi tại các thủy v
ực trên địa bàn
huyện Gia Lâm 10
5.1. Các chỉ tiêu thủy lý-thủy hóa 10
5.2. Thực vật nổi 10

5.3. Động vật nổi 11
II. Đánh giá chất lượng nước theo bộ chỉ thị sinh học khi áp dụng thử
nghiệm quan trắc trên lưu vực sông Nhuệ Đáy năm 2009 13
KẾT LUẬN 15







3
MỞ ĐẦU

Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường
nước nói riêng đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Vận dụng sáng
tạo và phát triển các ý tưởng từ các nghiên cứu quốc tế, kết hợp với những
kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn trong điều kiện môi trường nước ta, việc
nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị
để đánh giá chất lượng môi trường nước
cũng đã được tiến hành trong các năm gần đây và đạt được 1 số thành tựu
nhất định.
Việc áp dụng phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng nước
ngày nay đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên,
sử dụng các chỉ thị sinh vật để quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường
nước còn chưa đượ
c áp dụng nhiều ở nước ta. Hiện nay chưa có những tiêu
chuẩn sinh học cụ thể hay các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng nguồn
nước mặt.
Cần phải có những nghiên cứu trên nhiều khu vực để xây dựng một hệ

thống chỉ số sinh học dùng để đánh giá chất lượng nước phù hợp cho từng
vùng. Nhìn nhận môi trường thủy vực dưới góc độ sinh thái cũ
ng như
nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị môi trường mới chỉ bắt đầu để cập
nhưng chưa được thực hiện đồng bộ trên quy mô lớn, và mới chỉ dừng ở
mức đánh giá định tính. Vì vậy chưa có chỉ số riêng cho từng khu vực để
đánh giá giám sát chất lượng thủy vực quốc gia.
Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông theo bộ
chỉ thị sinh học đã
được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến ở Việt Nam những năm gần đây.
Xem xét phương pháp nghiên cứu và số liệu thu được, đối chiếu các kết quả
đánh giá các nghiên cứu; nhằm tiếp thu, thừa kế những thành tựu góp phần
xây dựng bộ chỉ thị có tính ứng dụng phổ biến trên quy mô rộng lớn, phù
hợp với các điều kiệ
n lưu vực sông nước ta và tính chính xác cao về cả mặt
định tính và định lượng.

4
I. Đánh giá chất lượng nước theo bộ chỉ thị sinh học từ các chương
trình nghiên cứu đánh giá trong nước
1. Đánh giá chất lượng nước ngọt ở Việt Nam: do Nguyễn Xuân Quýnh,
Steve Tilling, Clive pinder, cùng các cộng sự thực hiện từ 1997-2000
Chính phủ Anh, Hội nghiên cứu Thực địa và Viện Sinh thái nước ngọt
Anh quốc đã phối hợp với Khoa Sinh học- trường ĐH KHTN thực hiện
Chương trình nghiên c
ứu “Bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc sử dụng
ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lượng nước
sông ở Việt nam”.
1.1. Cơ sở đánh giá:
Trên cơ sở nghiên cứu 10 năm, từ 1985 đến 1995, cùng với các dẫn liệu

đã biết trước đây về các thủy vực có nước thải vùng hà nội, Nguyễn Xuân
quýnh đã đề xuất mộ
t hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thủy vực có nước
thải ở Hà Nội dựa trên 1 số tiêu chí cơ bản về sinh học kèm theo những chỉ
tiêu lý hóa học quy định sự có mặt hay vắng mặt 1 số loài hay nhóm loài
ĐVKXS, được coi như SVCT, quy định số lượng và khối lượng của chungs
ở những mức độ khác nhau. ĐVKXS thông qua các giá trị về sinh vật lượng,
sự khác nhau về tính đa dạ
ng, mức độ phong phú về thành phần loài…chỉ thị
tốt cho mức độ ô nhiễm các thủy vực trong mối tươgn quan nghịch. Tác giả
cũng đưa ra 1 số nhận xét về mối liên quan giữa các mức độ ô nhiễm của
thủy vực với 1 số chỉ tiêu thủy lý hóa học và sinh học như sau:
- Mức độ ô nhiễm bẩn của thủy vực tăng lên, các giá trị BOD, COD
tăng, hàm lượ
ng oxy hòa tan giảm xuống, đồng thời thành phân loài
và số lượng ĐVKXS giảm theo.
- Ở các thủy vực bẩn ít, hàm lượng oxy hòa tan cao, COD và BOD còn
thấp, thủy vực ở trong tình trạng giàu dinh dưỡng vừa phải, tạo điều
kiện cho ĐVKXS phát triển tốt nhất, đặc biệt là sinh vật lượng.

5
Ở các thủy vực đã bị nhiễm bẩn nặng, trong thành phần động vật nổi,
Rotatoria bao giờ cũng chiếm ưu thế so với giáp xác nổi. Giáp xác nổi giảm
sút nhiều ở thủy vực bẩn vừa loại α và hầu như mất hẳn ở các thủy vực rất
bẩn. trong thành phần động vật đáy, ấu trùng Chironomidae chiếm ưu thế so
v
ới Oligochaeta ở thủy vực ít bẩn. Ở thủy vực bẩn vừa Oligochaeta và
Chironomidae thay phiên nhau giữ vai trò ưu thế. Nhưng ở thủy vực bẩn vừa
loại α Oligochaeta luôn chiếm ưu thế, còn ở thủy vực rất bẩn đã không còn
gặp ấu trùng Mollusca và Chironomidae.

1.2. Kết quả nghiên cứu:
Khi thu thập mẫu ở các suối nhỏ chảy mạnh trên núi Tam Đảo, ch
ảy
chậm qua các đồng bằng xung quanh, cuối cùng đổ ra sông Cầu, nhận các
nguồn ô nhiễm khác nhau từ các thành phố, thị trấn, các ngành công nghiệp
cũng như nông nghiệp. Qua việc áp dụng hệ thống điểm BMWP
Vietnam

điểm sinh học trung bình ASPT cho việc phân hạng chất lượng nước một số
thuỷ vực nước chảy phía bắc Việt Nam, có một số nhận xét sau:
• Hầu hết các thuỷ vực sông suối miền núi đều có giá trị ASPT tương
ứng từ mức Ô nhiễm nhẹ đến Khá ô nhiễm. Không có điểm khảo sát nào có
môi trường nước đạt mức Không bị ô nhiễm (nước sạ
ch). Trong khi đó, các
kết quả phân tích môi trường nước thông qua các chỉ số thuỷ lý hoá chỉ danh
ô nhiễm hữu cơ tại hầu hết các thuỷ vực ở đây cho thấy chất lượng nước đều
dưới mức giới hạn cho phép nhiều lần theo tiêu chuẩn Việt Nam. Điều đó
cho thấy các mức phân hạng môi trường nước các thuỷ vực sông suối theo
hệ thống điểm BMWP có th
ể sử dụng để cảnh báo về chất lượng môi trường
sinh thái thuỷ vực.
Những ưu điểm của phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng
nước:
- Những quần xã sinh vật đóng vai trò như là những giám sát viên liên
tục của nước thay cho việc lấy mẫu không liên tục để phân tích hóa học. tuy
nhiên trong khung cảnh nhất định chất thải tuôn ra trong một thời gian ngắn

6
có thể ảnh hưởng đến cá và các sinh vật bơi trong dòng nước chảy, nhưng có
thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành phần của quần xã sinh vật đáy.

- Các quần xã sinh vật phản ứng với chất lượng nước khác nhau ở 1
phạm vi rộng do các yếu tố xác định và những chất ô nhiễm. Quan trắc hóa
học phụ thuộc vào sự hiểu biết chất ô nhiễm đang có m
ặt thuộc dạng hóa
học nào. Với sự phức tạp của ngành công nghiệp ngày càng tăng lên thì khó
khăn này trở nên nhiều hơn.
- Những quần xã sinh vật có khả năng hợp nhất những ảnh hưởng của
các chất độc tổng hợp. Số liệu hóa học sẽ rất cần đến nó để tính toán những
tác động qua lại và để sự đoán ảnh hưởng của ch
ất độc lên khu hệ sinh vật.
2. Nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá
chất lượng nước trên 4 hệ thống kênh chính tạo thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu do Trương Thanh Cảnh, Ngô Thị Trâm Anh, thuộc trường Đại
Học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM thực hiện trong năm 2006
2.1. Nội dung nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này đã khảo sát thành phần động vật không xương
sống (ĐVKXS) cỡ lớn của 4 hệ thống kênh chính của TP. Hồ Chí Minh
nhằm bước đầu góp phần xây dựng hệ thống chỉ thị sinh học đánh giá chất
lượng nước mặt trên TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện
được 28 họ ĐVKXS cỡ lớn. Dùng ĐVKXS cỡ lớn đánh giá chất lượng nước
của 4 hệ thống kênh cho thấy nước kênh bị ô nhiễ
m từ mức độ trung bình
đến rất bẩn. Kết quả này phù hợp với việc đánh giá chất lượng nước mặt
thông qua các chỉ tiêu lý hoá.
Các công việc nghiên cứu:
- Khảo sát thành phần và số lượng ĐVKXS cỡ lớn
- Đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số ASPT
- Đánh giá mối tương quan giữa các chỉ tiêu môi trường nước mặt và
ĐVKXS cỡ lớn


7
- Phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt
Khu vực nghiên cứu là bốn hệ thống kênh và sông chính trong thành phố
1. Kênh Tham Lương – Vàm Thuật
2. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
3. Kênh Đôi – Tẻ – Tàu Hủ – Bến Nghé
4. Hệ thống sông ở khu vực Nam Sài Gòn.
2.2. Kết quả khảo sát về thành phần ĐVKXS cỡ lớn:
Qua kết quả hai đợt khảo sát tại bốn hệ thống kênh khác nhau ở Thành
phố Hồ Chí Minh, đã ghi nhận được 29 họ
ĐVKXS cỡ lớn, bao gồm:
- 19 họ thuộc 08 bộ của ngành Chân khớp (Arthropoda)
- 7 họ thuộc 02 lớp của ngành Thân mềm (Mollusca)
- 1 họ thuộc phân lớp Đỉa (Hirudinea)
- 1 họ thuộc ngành Giun dẹp (Platythelminthes)
- Các đại diện của Giun ít tơ (Oligocheata) và Giun nhiều tơ
(Polychaeta)
Kết quả đánh giá chất lượng nước theo chỉ số ASPT cho thấy các thủy
vực trong thành phố đều bị
ô nhiễm từ mức trung bình bình đến cực kỳ bẩn.
Một số vị trí trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mức độ ô nhiễm cao,
thể hiện qua giá trị ASPT rất thấp: 1 – 3 , điều này cũng tương tự đối với hệ
thống kênh Đôi – Tẻ – Tàu Hủ – Bến Nghé, đặc biệt tại vị trí C2 trên kênh
Tàu Hủ, chất lượng nước được xếp vào loại cực kỳ bẩn giá trị ASPT b
ằng 0.
Các vị trí trên kênh Tham Lương và một số thủy vực ở phiá Nam Sài Gòn,
chất lượng ở mức bẩn trung bình (α) . Chất lượng nước sông Sài Gòn, tại các
vị trí thu mẫu đều có giá trị ASPT trong khoảng 3.0 – 3.5, cho thấy, chất
lượng nước sông cũng bị nhiễm bẩn vào loại trung bình.


8
Kết quả đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ thị ĐVKXS cỡ lớn cho
kết quả tương ứng khi đánh giá chất lượng nước dựa vào các chỉ tiêu lý hoá.
Điều này cho thấy có thể sử dụng ĐVKXS cỡ lớn để làm chỉ thị đánh giá
chất lượng nước trong 4 hệ thống kênh chính của TP. Hồ Chí Minh.
- Hầu hết các kênh chính tại TP. Hồ Chí Minh đều bị
ô nhiễm nặng,
nhất là kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè.
- Nghiên cứu đã phát hiện có 28 họ ĐVKXS cỡ lớn: 19 họ thuộc 08
bộ của ngành Chân khớp (Arthropoda), 7 họ thuộc 02 lớp của ngành Thân
mềm (Mollusca), 1 họ thuộc phân lớp Đỉa (Hirudinea) và 1 họ thuộc ngành
Giun dẹp (Platythelminthes).
- Sử dụng ĐVKXS cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước cho thấy hầu
hết các hệ thố
ng kênh chính của Tp.Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm. Mức độ ô
nhiễm từ trung bình đến rất bẩn. Đánh giá này trùng hợp với phương pháp
đánh giá bằng các tiêu chuẩn lý hoá.
- Nghiên cứu cho thấy có thể dùng chỉ thị sinh học ĐVKXS cỡ lớn để
đánh giá mức đô ô nhiễm của các nguồn nước mặt tại TP. Hồ Chí Minh. Đây
là phương pháp có nhiều ưu điểm góp phần đa dạng hoá các phươ
ng pháp
đánh giá chất lượng nguồn nước mặt.
3. Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước
Nghiên cứu này tiến hành ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng nhằm nghiên cứu thành phần động vật không xương sống (ĐVKXS)
cỡ lớn tại cánh đồng Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, TP.
Đà Nẵng, nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại các khu vực nghiên cứu
thông qua chỉ số BMWP
VIET
và chỉ số ASPT:

Chỉ số này không phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học loài và sự thay
đổi mùa trong năm. Do đó có khả năng đánh giá chất lượng nước hiệu quả
hơn điểm BMWP trong một số trường hợp. Tuy nhiên chỉ số này lại có
nhược điểm là chỉ phản ánh được ô nhiễm hữu cơ, ít có khả năng phản ánh
về ô nhiễm các độc tố vì không tính
đến các đơn vị phân loại.

9
Kết hợp hai chỉ số trên có thể hạn chế nhược điểm của từng phương
pháp riêng biệt. ASTP thấp và điểm BMWP
VIET
thấp chỉ thị cho sự ô nhiễm
hữu cơ. Nếu ASTP cao hơn và chỉ số BMWP
VIET
thấp sẽ chỉ thị cho môi
trường bị ô nhiễm do độc tố và các tác động vật lý. Căn cứ trên đó, các nhà
nghiên cứu ở trường Đại học Đà Nẵng đã phát hiện được 26 họ ĐVKXS cỡ
lớn có trong bảng điểm BMWPVIET; chất lượng môi trường nước mặt tại
đây đã bị ô nhiễm từ mức “nước bẩn vừa α” (α-Mesosaprobe) đế
n “nước rất
bẩn” (Polysaprobe).
4. Quan trắc sinh học thủy vực dòng sông Đu sử dụng nhóm động vật
không xương sống cỡ lớn
Thạc sĩ Hoàng Thu Hương và nhóm cộng sự đã lựa chọn sông Đu,
nằm trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, chảy qua vùng đông dân, tiếp nhận
nguồn nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, khai khoáng trước khi đổ vào sông
Cầu ở Sơn Cẩm.
Kết quả quan tr
ắc các thông số môi trường cho thấy, vào mùa mưa,
dòng sông Đu có độ sâu trung bình cao hơn mùa khô, nhưng nhiệt độ lại

thấp hơn và phần trăm bão hòa oxy trong nước mùa mưa cao hơn mùa khô.
Nồng độ chất hữu cơ mùa mưa như BOD
5
cao hơn rõ rệt so với mùa khô. 19
thông số lý hóa đặc trưng được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường
nước sông Đu.
Trong 7 đợt quan trắc, nhóm nghiên cứu đã thu thập 70 taxa động vật
không xương sống cỡ lớn đáy sông Đu, nhiều nhất là nhóm côn trùng (48
taxa). Nhưng quan trọng nhất là họ đã xác định được mối quan hệ mật thiết
giữa đa dạng sinh học với các thông s
ố về lưu lượng nước, chỉ tiêu lý hóa
trong nước tại các điểm quan trắc. Kết quả quan trắc cho thấy, quần thể đa
dạng sinh học đáy sông Đu phong phú vào mùa mưa, đặc biệt ở thượng
nguồn. Dựa vào đa dạng sinh học quần xã động vật không xương sống cỡ
lớn trên sông Đu có thể phân loại chất lượng môi trường tại các điểm nghiên
c
ứu. Nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố lý hóa học trong nước có liên
quan mật thiết đến phân loại dựa trên quan trắc sinh học(đối với mùa mưa là

10
nồng độ kim loại nặng, hàm lượng N-NO
2
trong nước, mùa khô là hàm
lượng P-PO
4
trong nước và hàm lượng Ni tơ trong trầm tích).
5. Nghiên cứu thành phần sinh vật nổi tại các thủy vực trên địa bàn
huyện Gia Lâm do Ngô Thành Trung, Nguyễn Thanh Hà, Lê Mạnh Dũng -
Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp
5.1. Các chỉ tiêu thủy lý-thủy hóa

Qua các chỉ tiêu đánh giá thủy lý hóa của các thủy vực tại 3 xã đại diện
cho 3 vùng của huyện Gia Lâm có thể thấy rằng: các chỉ tiêu
thuỷ lý - hoá
của địa bàn nghiên cứu có những
chỉ tiêu đạt TCCP như: độ trong, độ
pH, DO,
CO
2
. Chỉ tiêu nhiệt độ trung bình thấp hơn so với
TCCP.
Các chỉ tiêu muối hoà tan, như muối nitơ
NH
4+
, muối phosphate PO
43-

đều hơi thấp hơn so với tiêu chuẩn, chứng tỏ các thuỷ vực tại địa bàn nghèo
chất dinh dưỡng. Các chỉ tiêu về hàm
lượng Fe tổng số, khí độc H
2
S
đều cao hơn so
với tiêu chuẩn (tuy không nhiều) song điều đó
chứng tỏ
các thuỷ vực đã có nguy cơ bị ô nhiễm, đặc biệt khu vực xã Đông Dư đại
diện cho vùng đê sông Hồng của huyện Gia Lâm.
5.2. Thực vật nổi
Về thành phần thực vật nổi (Phytoplankton):
đã bước đầu định loại
được 4 nhóm là nhóm Vi

khuẩn lam - Cyanobacteria, nhóm Tảo lục -
Chlorophyta, nhóm Tảo silic - Bacillariophyta và
nhóm Tảo mắt -
Euglenophyta, gồm tổng số 28
loài thuộc 12 họ. Trong đó phong phú
nhất là
nhóm Vi khuẩn lam với 9 loài. Các thủy vực ao,
hồ, đầm có thành
phần loài thực vật nổi phong phú hơn (25 loài) so với ruộng trũng (18
loài).
Trong đó, xuất hiện nhiều loài Tảo mắt với mức
độ gặp cao (50 -
75% mẫu) chứng tỏ các thủy
vực có dấu hiệu bị ô nhiễm.
5.3. Động vật nổi
Thành phần động vật nổi có tại các ao
nghiên cứu khá phong phú,
có 36 loài trong 13 họ thuộc 3 nhóm: Copepoda, Cladocera và

11
Rotatoria. Trong ba nhóm thì Rotatoria chiếm
thành phần lớn nhất, có 15
loài chiếm 41,7%,
Cladocera có 13 loài chiếm 36,1% và Copepoda chiếm
thành phần thấp nhất, có 8 loài chiếm 22,2%.
Đặc biệt có sự khác biệt về sự có mặt của
các loài động vật nổi tại
thủy vực ao, hồ đầm và
ruộng trũng. Kết quả điều tra cho thấy ở ao, hồ,
đầm có 31 loài trong khi đó ruộng trũng chỉ có

25 loài. Nguyên nhân của
sự sai khác này là do
loại hình thủy vực ruộng trũng thường bị thay
đổi
độ sâu của nước, các yếu tố tác động do canh tác của con người.
Ngoài ra, hầu hết các loài động vật nổi ở
các thủy vực nghiên cứu
đều là các loài phân bố rộng, hầu như không thấy sự có mặt của các loài
ưa điều kiện giàu dưỡng. Như vậy, thông qua
thành phần loài động vật
nổi có thể bước đầu
đánh giá chất lượng nước tại các thủy vực
nghiên cứu tương đối nghèo dưỡng. Kết quả
này phù hợp với kết quả
phân tích các chỉ tiêu
thủy lý, thủy hóa (cụ thể là hàm lượng các muối
hòa
tan tương đối thấp).
Về thành phần động vật nổi (Zooplankton):
đã xác định
được 36 loài trong 13 họ thuộc 3
nhóm: Copepoda, Cladocera và
Rotatoria. Trong
đó, Rotatoria chiếm thành phần lớn nhất với 15 loài chiếm
41,7%, Cladocera có 13 loài chiếm
36,1% và Copepoda chiếm thành phần
thấp nhất
với 8 loài chiếm 22,2%.
Hầu hết các loài đều là
những loài phân bố rộng, ít xuất hiện các loài

động vật nổi chỉ sống được trong môi trường
giàu dưỡng, chứng tỏ các
thủy vực tại địa bàn
nghiên cứu là nghèo dưỡng. Thành phần loài
trong
ao, hồ, đầm với 31 loài là phong phú hơn
so với ruộng trũng, chỉ có 25 loài.
Mật độ và sinh
khối động vật nổi tương đối thấp
(53.309 -62.853 con/
3

tương ứng với 3,06 - 3,71g/m
3
). Hai
chỉ tiêu này vào mùa mưa cao hơn mùa
khô và
trong ao, hồ, đầm cao hơn so với ruộng trũng.

Mật độ và sinh khối
Tương ứng với mật độ, sinh khối trung bình của nhóm động vật nổi tại
các loại hình thủy vực ao, hồ, đầm tại ba xã nghiên cứu cũng tương đối
thấp:

12
ở Đông Dư là 3,06 g/m
3
, ở xã Đặng Xá là
3,71 g/m
3

và ở Đình Xuyên là
3,57 g/m
3
. Giá trị
này tại các nước nhiệt đới như Việt Nam theo
Hoàng
Thị Ty (1999) đạt 4 - 5 g/m
3
.
Điều này cho thấy, với các thủy vực nghèo
dưỡng thể hiện ở hàm lượng các muối hữu cơ
trong nước như muối
phospho, các muối nitơ
thấp
có ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của các loài
sinh vật thủy sinh nói chung cũng như các loài động vật nổi nói riêng.
Các chỉ tiêu thuỷ lý - hoá của địa bàn nghiên
cứu có những chỉ tiêu đạt
TCCP như: độ trong
(16,67-19,10 cm), độ pH (6,6 - 7,19), DO (5,97 -
9,09 mg/l), CO
2
(5,03- 5,53 mg/l). Chỉ tiêu nhiệt
độ trung bình (18,30
o
C

-
18,96

o
C) thấp hơn so
với TCCP. Các chỉ tiêu muối hoà tan, như muối
niơ NH
4+
(0,63 - 0,97 mg/l), muối phosphate
PO
43-
(0,32 - 0,45 mg/l) đều
hơi thấp hơn so với
TCCP, COD chỉ đạt 8,25 - 9,67mg/l chứng tỏ
các thuỷ vực tại địa bàn nghiên cứu là tương đối nghèo dưỡng. Các chỉ tiêu
về hàm lượng Fe tổng
số, khí độc H
2
S đều cao hơn so với tiêu chuẩn
(tuy không nhiều) song điều đó chứng tỏ các
thuỷ vực đã có nguy cơ bị
ô nhiễm, đặc biệt khu
vực xã Đông Dư đại diện cho vùng đê Sông
Hồng của huyện Gia Lâm.


13
II. Đánh giá chất lượng nước theo bộ chỉ thị sinh học khi áp dụng thử
nghiệm quan trắc trên lưu vực sông Nhuệ Đáy năm 2009 do Trung tâm
Quan trắc môi trường thực hiện
Khi áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học cho quan trắc lưu vực
sông Nhuệ-Đáy, căn cứ vào các kết quả thu thập được nhận thấy 1 số đặc
điểm các số liệ

u thu thập được khi quan trắc 8 đợt trong năm 2009 như
ASPT, BMWP, H, D tương đối ổn định, đối với những điểm nhận nguồn
thải Khánh Phú, Độc Bộ, Cầu phao Kiện khê (sông Nhuệ) và công Liên
Mạc, cống Nhật Tựu, Đò Kiều (sông Đáy) có các chỉ số sinh thái thấp so với
các điểm quan trắc khác.
Lịch trình quan trắc được đưa ra là hết sức ngẫu nhiên để cho kết quả
có tính khách quan nh
ất, tuy nhiên giữa mùa mưa và mùa khô trong năm
không sai khác nhiều về mức độ dao động biến đổi chất lượng nước. Các chỉ
số hóa học cho thấy ở các điểm quan trắc có những biến đổi nhất thời về
chất lượng nước.
Sự sai khác này không mang tính chất phủ nhận lẫn nhau, trong khi
các chỉ số hóa lý có thể chỉ ra các tác động nhất thời, phản ánh những biến
đổi tại th
ời điểm quan trắc, tại vùng quan trắc; còn các chỉ thị sinh học
không chỉ ra các tác động ngay tại thời điểm quan trắc.
Do khi gặp những tác động từ môi trường, các sinh vật có thể thích
nghi bằng các phản ứng kháng lại, hấp thụ các chất độc hại, hoặc biến đổi 1
số đặc tính để tồn tại.
Do đó quan trắc môi trường nước bằng chỉ thị sinh học ch
ỉ đánh giá
các tác động mang tính chất lâu dài, hoặc có nồng độ cao các chất độc hại
cho sinh vật. Số liệu nghiên cứu sinh học cho thấy chất lượng nước thủy vực
không có những biến động lớn, chất lượng nước luôn ở mức ô nhiễm loại α.
Kết quả kiểm tra hóa học không thể không tính đến những sai số khi
lấy mẫu nước như ảnh hưởng của th
ời tiết, nhiệt độ, thời điểm cống thoát
nước đóng hay mở. Những đặc tính vật lý của từng vùng không gian quan

14

trắc khác nhau dẫn đến sai khác với những điểm quan trắc khác có thế không
do tác động của con người. Vì vậy cần có sự xem xét đánh giá toàn diện, đối
chiếu giữa các kết quả đạt được với chuỗi số liệu của những công trình
nghiên cứu trong vùng có nội dung tương tự làm cơ sở đối chiếu.

15
KẾT LUẬN

Dù có ô nhiễm hay không thì sự khác nhau về vật lý cũng như hóa học
giữa các con sông đều có thể ảnh hưởng len quần xã sinh vật đáy. Các
nghiên cứu trước đây đã cho thấy hệ thống tính điểm BMWP và ASPT có
thể khác nhau đáng kể giữa 2 con sông kề nhau có chất lượng nước giống
nhau nhưng khác nhau về đặc điểm vật lý. Những biến đổi được thừa nh
ận
là có tác động đến các quần xã động vật không xương sống cỡ lớn gồm kinh
độ, vĩ độ, độ dốc, độ cao, khoảng cách từ nguồn, chiều rộng và độ sâu trung
bình, nền đáy và độ kiềm.
Ở Việt Nam mặc dù việc nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễmcác
thủy vực đã được quan tâm từ lâu, nhưng cho đến năm 1995 hầu như vẫn
chưa có hệ
thống phân loại độ nhiễm bẩn các thủy vực. Các chỉ tiêu trong
các thang bậc phân loại độ ô nhiễm được tham khảo để áp dụng nghiên cứu
trong nước ta đều là các dẫn liệu được nghiên cứu ở vùng ôn đới, hoàn toàn
khác với điều kiện tự nhiên, đặc tính sinh học ở các thủy vực nước ta.
Giám sát chất lượng nước bằng bộ chỉ thị sinh học có thể phát hiện ra
những biế
n đổi sinh thái chỉ thị sự thay đổi chất lượng nước, nhưng không
biết đươc nguyên nhân rõ ràng của sự thay đổi đó. Chỉ biết được nguyên
nhân đó qua phân tích hóa học. Do đó cần tiến hành cả 2 phương pháp cùng
lúc. Để kết quả khảo sát sinh học chính xác cần phải tuần thủ đúng yêu cầu

kỹ thuật từ khâu thu mẫu và bảo quản mẫu đến khi phân tích, tuy nhiên việc
làm này thường không được chú trọ
ng nên kết quả thu đước có sai số rất lớn.
Bên cạnh đó các số liệu sinh thái thường khó hiểu cho những người không
có kiến thức về sinh học.
Trong quan trắc, khi kết quả lý hóa không hoàn toàn tương đồng với
kết quả quan trắc thủy sinh, không có nghĩa chúng phủ nhận nhau. Chúng sẽ
bổ sung cho nhau trong công tác định hướng cải tạo môi trường và quản lý
lưu vực sông từng khu vực.

16
Áp dụng bộ chỉ thị sinh học vào quan trắc môi trường là việc làm cần
thiết, nhằm đánh giá chính xác hơn chất lượng nước sông, bổ sung thông tin
về chất lượng nguồn nước không mang tính chất tạm thời như các chỉ số hóa
lý.
Tuy nhiên, các thông số lý hóa phản ánh tức thời các biến động môi
trường để các nhà quản lý kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục như pha
loãng, hay yêu cầu ngừng ho
ạt động các cơ sở xả thải chưa đúng tiêu chuẩn.
Để đạt được mục đích phát triển bền vững, nhà nước cần thực hiện công tác
quản lý nguồn thải, hỗ trợ các công trình xử lý ô nhiễm, bên cạnh việc giám
sát và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo định kỳ.

×