Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan trắc môi trường các lưu vực sông của việt nam áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông nhuệ đáy đề xuất bộ chỉ thị sinh học đầ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.55 KB, 26 trang )

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG







Chuyên đề
ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ THỊ SINH HỌC ĐẦY ĐỦ VÀ
RÚT GỌN CHO THUỶ VỰC NƯỚC CHẢY Ở
VIỆT NAM

Năm 2008 – 2009











7629-15
28/01/2010





Hà Nội, 2009


1
1. Mở đầu: Một số khái niệm
• Chỉ thị sinh học: là các thông số liên quan đến sinh vật được sử dụng để
đánh giá chất lượng hoặc sự biến đổi của môi trường. Các thông số này có thể là một
loài hoặc nhóm loài mà các chỉ số về chức năng, mật độ và sự tồn tại của chúng
được sử dụng để xác định tính nguyên vẹn của môi trường và hệ
sinh thái.
• Bộ chỉ thị sinh học: là tập hợp các chỉ thị sinh học
• Bộ chỉ thị đầy đủ: là toàn bộ các chỉ thị, được sử dụng khi có đầy đủ, toàn
diện các điều kiện và dữ liệu để xây dựng bộ chỉ thị này
• Bộ chỉ thị rút gọn: là tập hợp các chỉ thị đáp ứng đượ
c các điều kiện hiện tại,
được chọn lọc từ bộ chỉ thị môi trường đầy đủ
2. Đề xuất Bộ chỉ thị sinh học đầy đủ và rút gọn
2.1. Tổng quan Bộ chỉ thị sinh học đầy đủ và rút gọn
Trong điều kiện có đầy đủ các trang thiết bị nghiên cứu, chuyên gia phân loại
nghiên cứu sâu trong các lĩnh vực, kinh phí cho phép, có thể triển khai Bộ chỉ thi
sinh học đầy đủ, với các nhóm đối tượng sau:
• Thực vật nổi (Phytoplankton)
• Thực vật bám (Periphyton)
• Thực vật thuỷ sinh lớn (Macrophyta)
• Động vật nổi (Zooplankton)
• Động vật không xương sống đáy cỡ lớn (Macrobenthos)
• Động vật không xương sống đáy cỡ trung bình và giun tròn (Nematoda)
• Cá (Pisces)
Việc kết hợp nhiều nhóm đối tượng và nhiều loại chỉ thị

sẽ cho phép có được
những đánh giá đúng đắn nhất về chất lượng nước trong mỗi thuỷ vực.
Trong điều kiện hiện tại, Bộ chỉ thị rút gọn được đề xuất chỉ triển khai cho 3
nhóm đối tượng là thực vật nổi, động vật nổi và động vật không xương sống đáy cỡ
lớn, với 3 loại chỉ thị:
chỉ thị loài, chỉ số đa dạng và hệ thống tính điểm BMWP.

2
Bảng 1. Bộ chỉ thị sinh học đầy đủ và rút gọn được đề xuất cho thuỷ vực
nước chảy

Nhóm sinh vật Bộ chỉ thị đầy đủ Bộ chỉ thị rút gọn
Chỉ thị loài Chỉ thị loài
Chỉ số chỉ thị giữa các
taxon

Thực vật nổi
Chỉ số đa dạng Chỉ số đa dạng
Thực vật bám Chỉ thị loài
Thực vật
Thực vật thuỷ sinh lớn Chỉ thị loài
Chỉ thị loài Chỉ thị loài
Chỉ số chỉ thị giữa các
taxon

Động vật nổi
Chỉ số đa dạng Chỉ số đa dạng
Chỉ số đa dạng
Tích tụ kim loại nặng
Động vật KXS đáy cỡ

lớn
Hệ thống điểm BMWP Hệ thống điểm BMWP
Động vật KXS đáy cỡ
trung bình và giun tròn
Mức độ đa dạng
Chỉ số sinh học tổ hợp (IBI)
Động vật


Tích tụ kim loại nặng
2.2. Căn cứ lựa chọn Bộ chỉ thị sinh học rút gọn
2.2.1. Căn cứ lựa chọn cho 3 nhóm đối tượng của Bộ chỉ thị rút gọn
• Động vật nổi và thực vật nổi được chọn là sinh vật chỉ thị do đặc tính nổi bật sau:
+ Với ưu thế kích thước nhỏ, việc đánh giá những thay đổi trên một số
lượng l
ớn cá thể của quần xã động vật nổi và thực vật nổi có thể tiến hành dễ dàng.
+ Thu mẫu động vật nổi và thực vật nổi dễ, không tốn kém, cần ít người
tham gia.
+ Thực vật nổi nhìn chung có tốc độ sinh sản nhanh, chu kỳ sống rất ngắn,
có thể sử dụng chúng làm chỉ thị tác động ngắn hạn.
+ Thực vật nổi là nhóm sản sinh sơ cấp, do
đó bị ảnh hưởng trực tiếp nhất
bởi các tác nhân vật lý và hóa học.
• Nhóm ĐVKXSĐCL ở sông suối và hồ đã sớm được sử dụng trong giám sát ô
nhiễm hữu cơ. Các ưu điểm của nhóm này là:

3
+ Nhiều loài ĐVKXSĐ ít khả năng di chuyển hoặc sống tại chỗ, chúng
đặc biệt thích hợp cho đánh giá các tác động tại chỗ (các nghiên cứu thượng
lưu, hạ lưu sông).

+ Nhiều loài ĐVKXS có có chu kỳ sống phức hợp khoảng 1 năm hoặc hơn.
Các giai đoạn sống nhạy cảm sẽ phản ứng nhanh chóng với các thay đổi của môi
trường sống. Nhiều loài ĐVKXSĐCL
đã được xác định các mức dinh dưỡng và sự
chống chịu ô nhiễm, điều đó cung cấp thông tin cho những tác động tích lũy.
+ ĐVKXSĐCL có thể dễ dàng phân loại họ, thậm chí có thể dễ dàng xác
định nhiều taxa chỉ thị ở bậc phân loại thấp hơn.
+ ĐVKXSĐCL phong phú ở các suối. Nhiều suối lớn (cấp 1 và cấp 2) là
nơi cung cấp nguồn đa dạng Đ
VKXSĐCL.
• Thu mẫu dễ, đòi hỏi ít người, dụng cụ rẻ, ít ảnh hưởng tới môi trường sống.
• Nhiều quốc gia đã thu thập các số liệu giám sát chất lượng môi trường nước
dựa trên ĐVKXSĐCL.
2.2.2. Căn cứ lựa chọn cho 3 loại chỉ thị thuộc Bộ chỉ thị rút gọn:
a) Chỉ thị đa dạng:

Về lý thuyết, chỉ số đa dạng được xây dựng để đánh giá mức độ đa dạng thành
phần loài của quần xã sinh vật. Ở góc độ sinh thái học, các mức độ đa dạng còn chịu
tác động của điều kiện môi trường. Bởi vậy, các nhà chuyên môn đã xác định chất
lượng môi trường gián tiếp theo chỉ số đa dạng.
Để đánh giá tính đa dạng c
ủa một quần xã thuỷ sinh vật trong thiên nhiên,
người ta thường dùng cách tính toán một số hệ số đa dạng sinh học dùng cho một số
quần xã là đối tượng so sánh về tính đa dạng. Nguyên tắc của các phương pháp tính
toán này dựa trên mối quan hệ giữa số loài và số cá thể có trong một quần xã thuỷ
sinh vật, và theo qui luật tính đa dạng của quần xã thay đổi khi hệ sinh thái thuỷ vực
có biến đổi, đặc bi
ệt khi bị ô nhiễm.
Ưu điểm của cách tính các hệ số này là dễ thực hiện, áp dụng được cho mọi
loại thuỷ vực, mọi loại quần xã; không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thành phần phân

loại học. Mặt hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng được cho một thuỷ vực
có độ lớn nhất định, không cho biết được các thông tin về thành phần phân loại của
loài do chỗ các loài có giá trị tính toán như nhau, và có hạn chế khi đánh giá mức độ

4
biến đổi sinh thái của thuỷ vực vì ngay cả khi thuỷ vực ở tình trạng tự nhiên, tính đa
dạng cũng có thể thay đổi do những nguyên nhân khác.
b) Hệ thống tính điểm BMWP và hệ số ASPT

Hệ thống tính điểm BMWP đã được nghiên cứu và áp dụng tại nhiều quốc gia,
như Anh, Bỉ, Thái Lan, Ngay ở Việt Nam, hệ thống này cũng đã được thử nghiệm
trong nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu, do đó có nhiều dẫn liệu và tài liệu tham
khảo để có thể đối chiếu cũng như kiểm chứng các dữ liệu.
Do yêu cầu phân tích chỉ đến bậc phân loại là họ
, nên việc thu mẫu, phân tích
và tính điểm theo hệ thống BMWP là không khó khăn nhiều cho nhân viên phân tích
(không phải là một nhà phân loại học) nếu được qua một khóa tập huấn ngắn.
c) Chỉ thị loài

Đây là một chỉ thị truyền thống, thường được sử dụng để đánh giá chất
lượng nước.
3. Các chỉ thị được đề xuất trong Bộ chỉ thị sinh học đầy đủ và rút gọn
3.1. Thực vật nổi (Phytoplankton)
3.1.1. Loài/chi tảo chỉ thị
Trong các thuỷ vực, tảo là một nhóm sinh vật chỉ thị quan trọng để đánh giá
chất lượng nước. Ngày nay, các nhà sinh học trên th
ế giới đã sử dụng nhiều loài tảo
khác nhau làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng, xác định nguyên nhân gây ô
nhiễm, dự báo diễn biến môi trường thủy vực. Palmer (1980) đã xác định được 46
loài tảo nước ngọt chỉ thị cho nước sạch, 50 loài và dưới loài thường có mặt trong

vùng nước ô nhiễm hữu cơ. Các dẫn liệu của Đặng Đình Kim và cộng sự trong
những năm g
ần đây đã xác định một số loài tảo lam (Cyanophyta) thuộc các chi
Microcystis, Anabaena chỉ thị cho môi trường nước giàu hữu cơ. Tuy nhiên, các
nhóm tảo này thường phát triển ở các thuỷ vực nước đứng như hồ, ao.
Với môi trường nước chảy, các loài tảo thuộc ngành tảo Vàng ánh
(Chrypsophyta) là Dinobryon có thể chỉ thị môi trường nước sạch, dinh dưỡng ít.
Một số loài thuộc các chi Oscillatoria (tảo lam), Scenedesmus, Spyrogira (tảo lụ
c),
Melosira (tảo Silic) và nhiều loài trong ngành tảo Mắt (Euglenophyta) chỉ thị cho
môi trường giàu dinh dưỡng, hoặc dinh dưỡng trung bình.

5
Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp với khảo sát thực tế,
nhóm nghiên cứu đã đề xuất danh sách các chi tảo có thể sử dụng để làm chỉ thị cho
chất lượng nước (Bảng 2).
Bảng 2. Các chi trong nhóm Thực vật phù du có thể sử dụng để xác định mức
độ ô nhiễm của môi trường nước
Những chi thường có mặt
ở thuỷ vực không ô nhiễm
Những chi thường có mặt ở
thuỷ vực ô nhiễm
Aulacoseira
Cyclotella
Fragilaria
Pediastrum
Staurastrum
Dinobryon
- Vi khuẩn lam (Tảo lam):
o Oscillatoria

o Lynbya
o Spirulina
o Merismopedia
o Microcystis
o Phormidium
- Tảo lục
o Chlorella
o Scenedesmus
o Teraedron
o Stigeoclonium
o Chlammydomonas
o Chlorogonium
o Agmenllum
- Tảo silic:
o Melosira
- Tảo mắt
o Phacus
o Euglena
o Pyrobotryp
o Lepocmena
3.1.2. Chỉ số tỷ lệ giữa các taxon
Có thể tính toán tỷ lệ về thành phần loài giữa các taxon theo 3 cách dưới đây.
Dựa vào các chỉ số này có thể xác định mức độ dinh dưỡng của thuỷ vực.
(1) Tỷ lệ giữa các taxon tảo theo Fefoldy Lajos

6
Bảng 3. Tỷ lệ giữa các taxon tảo tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước
Tỷ lệ giữa các taxon Nghèo dinh
dưỡng
Dinh dưỡng

trung bình
Phú dưỡng
Chỉ số Cyanophyta = Cy/D 0,1-0,3 0,3-3,0 3,0-5,0
Chỉ số Chlorococcales = Chl/D 1 1-2,5 2,5-3,1
Chỉ số Diatomae= C/D 0-0,2 0,2-3,0 3,0-6,0
Chỉ số Euglenophyta = E/(Cy+Chl) 0-0,1 0,1-0,4 0,4-0,5
Trong đó:
Cy = Cyanophyta (số loài thuộc ngành tảo lam);
Chl = Chlorococcales (số loài thuộc bộ Chlorococcales, ngành tảo lục);
C = Centrales (số loài thuộc bộ tảo silic trung tâm, ngành tảo silic);
D = Desmidiaceae (số loài thuộc họ Desmidiaceae, bộ Desmidiales, ngành tảo lục);
E = Euglenophyta (số loài thuộc ngành tảo mắt)
(2) Công thức của Nygaard (1948)
Cy + Chl + C + E
Q =
D
Trong đó: Q = Chỉ tiêu đánh giá
Cy = Cyanophyta (số loài thuộc ngành tảo lam);
Chl = Chlorococcales (số loài thuộc bộ Chlorococcales, ngành tảo lục);
C = Centrales (số loài thuộc bộ tảo silic trung tâm, ngành tảo silic);
D = Desmidiaceae (số loài thu
ộc họ Desmidiaceae, bộ Desmidiales,
ngành tảo lục);
E = Euglenophyta (số loài thuộc ngành tảo mắt)
Bảng 4. Chỉ số Q tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước
Chỉ số đánh giá Nghèo dinh dưỡng Dinh dưỡng trung bình Phú dưỡng
Q <1 từ 1 đến 5 >5




7
(3) Công thức Schroevers (1965)
Chl - D
Q = 100
Chl + D
Trong đó: Q = Chỉ tiêu đánh giá
Chl = Chlorococcales;
D = Desmidiaceae;
Bảng 5. Chỉ số Q tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước
Chỉ số đánh giá Nghèo dinh dưỡng Dinh dưỡng trung bình Phú dưỡng
Q <-20 từ -20 đến 20 >20
3.1.3. Chỉ số đa dạng (H'; D)
Có thể tính toán chỉ số đa dạng theo 2 cách sau:
(1) Chỉ số Shannon-Weiner
N
Ni
N
Ni
H
s
i
ln
1=
∑−=

Hoặc
N
ni
N
ni

H
2
lg∑−=


S: Tổng số loài trong một mẫu thu
Ni: Số cá thể của loài i trong mẫu thu
N: Tổng số cá thể trong mẫu
Từ kết quả Chỉ số Shannon – Weiner (H') tính được, ta có thể đánh giá tính
ĐDSH của hệ sinh thái theo các bậc sau:
Bảng 6. So sánh giá trị của chỉ số Shannon - Weiner với mức độ ĐDSH
Giá trị H' Mức ĐDSH
> 3 Đa dạng sinh học tốt
2 – 3 Đa dạng sinh học khá
1 – 2 Đa dạng sinh học trung bình
< 1 Đa dạng sinh học kém
Mặt khác, theo Chen Quingchao et all, 1994, mức độ ĐDSH còn được đánh giá
qua giá trị tính đa dạng Dv: Dv = H'2 / H'max = H'2 / log
2
S



8
Giá trị Dv được phân hạng theo 5 bậc như sau:
Bảng 7. So sánh giá trị của chỉ số Dv với mức độ ĐDSH
Giá trị Dv Mức ĐDSH
> 3,5 Tính đa dạng rất phong phú
2,6 – 3,5 Tính đa dạng phong phú
1,6 – 2,5 Tính đa dạng tương đối tốt

0,6 – 1,5 Tính đa dạng bình thường
< 0,6 Tính đa dạng kém
(2) Chỉ số Margalef
N
S
D
ln
1

=
Trong đó: D là chỉ số đa dạng Margalef; S là tổng số loài trong mẫu; N là tổng
số lượng cá thể trong mẫu.
Đây là một chỉ số được sử dụng rộng rãi để xác định tính đa dạng hay độ phong
phú về loài. Giống như chỉ số α của Fisher. Chỉ số Margalef cũng chỉ cần biết được
số loài và số lượng cá thể trong mẫu đại diện của qu
ần xã. Ngoài ưu điểm dễ sử
dụng để tính đa dạng cho các nhóm sinh vật khác nhau của quần xã, chỉ số Margalef
còn được áp dụng để phân loại mức độ ô nhiễm của thuỷ vực.
Từ kết quả chỉ số đa dạng Margalef tính được, ta có thể đánh giá tính ĐDSH
của hệ sinh thái theo các bậc sau:
Bảng 8. So sánh giá trị của chỉ số Margalef với mức độ ĐDSH
Giá trị D Mức ĐDSH
> 3,5 Tính đa dạng rất phong phú
2,6 – 3,5 Tính đa dạng phong phú
1,6 – 2,5 Tính đa dạng tương đối tốt
0,6 – 1,5 Tính đa dạng bình thường
< 0,6 Tính đa dạng kém
Tiếp theo, hệ số Shannon – Weiner (H') và Margalef (D) được dùng để đánh
giá mức độ ô nhiễm một thuỷ vực căn cứ vào hiện trạng tính đa dạng của quần xã
thuỷ sinh vật sống trong đó, theo một bảng tính sẵn.

Bảng 9. Phân loại mức độ ô nhiễm theo hệ số Shannon – Weiner (H’) và
Margalef (D) (theo Staub và cộng sự, 1970)
Chỉ số đa dạng (H' và D) Chất lượng nước
0,0 – 1,0 Ô nhiễm nghiêm trọng (Polysaprobic)
1,0 – 2,0
Ô nhiễm nặng (α-mesosaprobic)
2,0 – 3,0
Ô nhiễm trung bình (β-mesosaprobic)

9
3,0 - 4,5 Tương đối sạch (Oligosaprobic)
> 4,5
Không ô nhiễm
Nguồn: K.S. Gilgranmi và cộng sự, 1984
Đánh giá ưu, nhược điểm của Chỉ số đa dạng:
• Ưu điểm:
+ Dễ thu mẫu định tính cũng như định lượng
+ Phân bố rộng (có mặt ở tất cả các trạm quan trắc)
+ Tính toán được đầy đủ các chỉ số đa dạng
+ Chi phí không nhiều
• Nhược điểm: Yêu cầu phải là chuyên gia nghiên cứu sâu trong lĩ
nh vực phân
loại học về tảo (thực vật nổi). Thiết bị nghiên cứu phân loại và đếm số lượng trong
phòng thí nghiệm là kính hiển vi với độ phóng đại 400-1000 lần.
3.2. Thực vật bám (Periphyton)
Loài/chi chỉ thị
Quần xã thực vật bám đáy là chỉ thị rất tốt về ô nhiễm cục bộ cho loại thủy vực
nước chảy, đặc biệt là suối. Thực vật bám
đáy nước ngọt là các loài tảo (thuộc tảo
lục, tảo silíc hoặc tảo lam), có dạng đơn bào, hoặc dạng sợi, thường bám trên các giá

thể ở đáy như sỏi, đá tảng. Thực vật bám đáy có dạng khảm, dạng màng mỏng,
màng dày, sợi Thực vật bám đáy có những đặc tính thuận lợi làm chỉ thị như sau:
• Tảo nhìn chung có tốc độ sinh sản nhanh, chu kỳ sống rấ
t ngắn, có thể sử
dụng chúng làm chỉ thị tác động ngắn hạn.
• Là nhóm sản sinh sơ cấp, tảo bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bới các tác động vật
lý và hóa học.
• Thu mẫu dễ, rẻ, cần ít người tham gia.
• Đã có các phương pháp chuẩn đánh giá các đặc điểm chức năng, cấu trúc
không phải phân loại học (non- taxonomic) của các quần thể tả
o.
• Quần xã tảo là rất nhạy cảm với các chất gây ô nhiễm mà nó ảnh hưởng
không thể nhìn thấy với các quần xã thủy sinh khác, hoặc chỉ tác động tới các cơ thể
khác ở hàm lượng cao hơn (chất diệt cỏ).

10
Bảng 10. Bảng tính điểm mức độ dinh dưỡng của môi trường nước
theo quần xã tảo bám đáy
Điểm Đặc điểm tảo bám và vai trò chỉ thị của chúng
0-1,9 Tảo lục dạng sợi dài chỉ thị môi trường nước từ khá tới giàu dinh dưỡng
phốt pho, hoặc ni tơ. Thường thấy ở đoạn suối có nước thải từ ao giàu
dinh dưỡng hoặc đoạn suối có bùn bám đá.
2-3,9 Tảo lục dạng sợi dài chỉ thị môi trường nước từ khá tới giàu dinh dưỡng
phốt pho, hoặc nitơ.
4-5,9 Quần xã tảo si líc (Diatom) màu nâu nhạt với dạng mảng phủ khá dày chỉ
thị môi trường nước dinh dưỡng phốt pho và ni tơ ít
6-7,9 Quần xã tảo bám bao gồm các loài tảo đơn bào với dạng màng mỏng màu
nâu đỏ, hoặc vi khuẩn lam với dạng màng dày hơi, màu nâu tối, chỉ thị
cho môi trường nước dinh dưỡng thấp.
8-10 Quần xã tảo bám là tảo lục đơn bào, vi kuẩn lam, tảo si líc, dạng màng

mỏng màu xanh hoặc nâu tối phủ trên đá, sỏi, chỉ thị môi trường nước
sạch với hàm lượng dinh dưỡng thấp, hoặc các nhóm động vật KXS ăn
thịt phát triển trong đám sỏi cuội đáy.

Bảng 11. Các chi trong nhóm tảo bám có thể sử dụng để xác định mức độ
ô nhiễm của môi trường nước
Những loài đặc trưng cho
môi trường ít ô nhiễm
Những loài đặc trưng
cho môi trường ô nhiễm
vừa
Những loài có khả
năng chống chịu cao
với ô nhiễm hữu cơ
Achnanthidium
minutissimum
Bacillaria paxillifera Nitzschia umbonata
Aulacoseira granulata Luticola mutica Nitzschia palea
Nitzschia amphibia Aulacosseira distans Cyclotella
meneghiniana
Gomphonema clavatum Luticola goeppertiana Sellaphora minima
Gomphonema
exilissimum
Nguồn: Đặng Đình Kim và nnk. (2009)



11
3.3. Thực vật thuỷ sinh lớn (Macrophyta)
3.3.1. Loài chỉ thị

Các loài thực vật thuỷ sinh lớn (Macrophyton) như loài Bèo tây (Eichhornia
crassipes), Ngổ nước (Limnophila heterophyla), rau Muống (Ipomoena aquatica),
sậy (Phragmites spp.), cỏ Hương bài (Vetiveria zizanioides) thường được sử dụng
làm sinh vật chỉ thị môi trường nước ở mức độ dinh dưỡng thông qua phát triển sinh
khối và mức độ ô nhiễm kim loại nặng thông qua khả năng tích tụ của chúng.
3.3.2. Tích tụ
kim loại nặng
Các thực vật thủy sinh bậc cao thường tích lũy nhiều trong thân/cành, lá và chồi.
Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng thực vật cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị:
• Thuận lợi: Dễ quan sát và thu được mẫu vật; có thể phân tích sinh phẩm (hàm
lượng các kim loại nặng tích tụ).
• Khó khăn: nhóm thực vật thủy sinh bậc cao làm chỉ thị mới dừng ở mức đánh
giá định tính về ô nhiêm dinh dưỡng. Mặt khác, chưa có tính toán xác định mức ô
nhiễm kim loại nặng của môi trường nước, trầm tích cụ thể thông qua hàm lượng
tích lũy trong sinh phẩm cây thủy sinh.

3.4. Động vật nổi
3.4.1. Loài chỉ thị
a) Chỉ thị cho môi trường nước ô nhiễm hữu cơ là các loài trùng bánh xe thuộc
các giống Philodinidae, Lecane.
b) Chỉ thị môi trường nước giàu dinh dưỡng là các loài trùng bánh xe thuộc
giống Brachionus, Lecane; các loài giáp xác râu ngành thuộc các giống
Diaphanasoma, Moina, Moinodaphnia; các loài giáp xác chân chèo Cyclopoida
thuộc các giống như Thermocyclops, Mesocyclops.
c) Chỉ thị môi trường nước dinh dưỡng trung bình hoặc nghèo dinh dưỡng là
các loài giáp xác chân chèo Calanoida thuộc giống Allodiaptomus; giáp xác râu
ngành thuộc các giống Bosmina, Diaphanasoma, Chydorus.
Một s
ố các nghiên cứu so sánh sự hiện diện của một số loài động vật nổi tương
ứng với môi trường nước thông qua chỉ số nhiễm bẩn (Saprobe index):


12
Bảng 12. Sự hiện diện của một số loài động vật nổi tương ứng với
các mức độ nhiễm bẩn
Tên taxon Phân loại ô nhiễm
Trùng bánh xe (Rotatoria)

Asplanchna sieboldi
Ô nhiễm nặng
Rotaria neptunia
Ô nhiễm nặng
Rotaria rotaria
Ô nhiễm nặng
Brachionus quadridentatus
Ô nhiễm nặng
B. caliciflorus
Ô nhiễm nặng
B. angularis
Ô nhiễm nặng
B. urceus
Ô nhiễm nặng
Keratella cochlearis
Tương đối sạch
K. quadrangula
Ô nhiễm nặng
Lecane vurvirostris
Ô nhiễm nặng
Polyarthra vulgaris
Ô nhiễm nặng
Râu ngành (Cladocera)


Bosmina longirostris
Ô nhiễm trung bình
Alona guttata
Tương đối sạch
Chân chèo (Copepoda)

Eucyclops serrulatus
Tương đối sạch
Mongolodiaptomus birulai (Rylop)
Tương đối sạch
Phyllodiaptomus tunguidus
Tương đối sạch
Neodiaptomus haldeli (Brehm)
Tương đối sạch
Heliodiaptomus seratus
Tương đối sạch
3.4.2. Chỉ số tỷ lệ giữa các taxon
Tỷ lệ về thành phần loài giữa một số taxon động vật nổi cũng được xem là chỉ
thị cho chất lượng nước.
• R ≤ Co + Cl chỉ thị nước ít bẩn (olygosaprobe)
• R ≥ Co + Cl chỉ thị nước bẩn vừa (mesosaprobe)
• Chỉ có R, chỉ thị môi trường nước rất bẩn (polysaprobe)

13
Ghi chú: R- trùng bánh xe (Rotatoria); Co- giáp xác chân chèo (Copepoda); Cl-giáp
xác râu ngành (Cladocera).
3.4.3. Chỉ số đa dạng (H’, D)
Sử dụng chỉ số đa dạng cho nhóm động vật nổi cũng tương tự như với nhóm
thực vật nổi.

3.5. Động vật không xương sống đáy cỡ lớn (Macrobenthos) (ĐVKXSĐCL)
3.5.1. Chỉ số đa dạng (H’, D)
Sử dụng chỉ số đa dạng cho nhóm ĐVKXSĐCL cũng tương tự như
với nhóm
thực vật nổi.
3.5.2. Tích tụ kim loại nặng
Xác định hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong mẫu ĐVKXSCL ở đáy.
3.5.3. Hệ thống điểm BMWP
a) Cơ sở đề xuất

Trên cơ sở các nhóm động vật đáy, hệ thống tính điểm số BMWP (Biological
Monitoring Working Party) (Armitage et al., 1983) đã được các nhà sinh thái học
Anh sử dụng để tiêu chuẩn hoá việc đánh giá chất lượng nước. Hệ thống điểm
BMWP đang hiện hành một số bảng tính điểm. Trong đó, có hệ áp dụng ở Anh (theo
Armitage et al., 1983) gọi là hệ tính điểm BMWP
Anh
, một hệ khác được cải tiến và
áp dụng ở Thái Lan (theo Stephan Mustow, 1997) gọi là hệ tính điểm BMWP
Thái
. Ở
Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác giữa một số cơ sở nghiên cứu của Anh như Hội
Nghiên cứu thực địa và Viện Sinh thái nước ngọt với Khoa Sinh học - trường Đại
học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học hai nước đang
nghiên cứu, điều chỉnh hệ thống tính điểm BMWP phù hợp với Việt Nam. Tập hợp
các hệ thố
ng tính điểm đã có, hệ thống tính điểm BMWP
Vietnam
phù hợp với đặc điểm
khu hệ ĐVKXS và điều kiện môi trường tự nhiên của Việt Nam đã được đề xuất và
sử dụng thử để tính toán và phân hạng chất lượng nước trong một số đề tài. Hệ thống

này sử dụng bậc phân loại (taxon) động vật đáy chỉ tới họ.
Một số họ động vật đáy được l
ựa chọn tham gia một lần tính điểm bao gồm các
họ có tính nhạy cảm cao nhất (tương đương với điểm cao nhất - điểm 10) sau đó là
các họ có tính nhạy cảm giảm dần và cuối là các họ có khả năng thích nghi với điều
kiện môi trường thay đổi (tương đương với số điểm thấp nhất-điểm 1).

14
Sau khi tổng hợp các kết quả phân tích và định loại từ các mẫu vật thu được ta
sử dụng phương pháp tính toán theo hệ thống tính điểm BMWP và điểm số trung
bình (ASPT) để đánh giá chất lượng nước.
Bảng 13.a. Hệ thống điểm BMWP ANH
Lớp - Bộ Tên taxon Điểm số
Phù du
(Ephemeroptera)
Siphlonuridae, Heptageniidae, Leptophlebiidae, Ephemerellidae,
Potamanthidae, Ephemeridae
Cánh úp
(Plecoptera)
Taeniopterygidae, Leuctridae, Capniidae, Perlodidae, Perlidae,
Chloroperlidae
Cánh nửa
(Hemiptera)
Aphelocheiridae
Bướm đá
(Trichoptera)
Phryganeidae, Molannidae, Beraeidae, Odontoceridae, Leptoceridae,
Goeridae, Lepidostomatidae, Brachycentridae, Sericostomatidae
10
Giáp xác

(Crustacea)
Astacidae
Chuồn chuồn
(Odonata)
Lestidae, Agriidae, Gomphidae, Cordulegasteridae, Aeshnidae,
Corduliidae, Libellulidae,
Bướm đá
(Trichoptera)
Psychomyiidae (Ecnomidae), Phylopotamidae
8
Phù du
(Ephemeroptera)
Caenidae
Cánh úp
(Plecoptera)
Nemouridae
Bướm đá
(Trichoptera)
Rhyacophilidae (Glossosomatidae), Polycentropodidae, Limnephilidae
7
Giáp xác
(Crustacea)
Corophiidae, Gammaridae (Crangonyctidae)
Chân bụng
(Gastropoda)
Neritidae, Viviparidae, Ancylidae (Acroloxidae)
Hai mảnh vỏ
(Bivalvia)
Unionidae
Chuồn chuồn

(Odonata)
Platycnemididae, Coenagriidae
6
Sán tiêm mao
(Tricladida)
Planariidae (Dogesiidae),
Dendrocoelidae
Cánh nửa
(Hemiptera)
Mesovelidae, Hydrometridae, Gerridae, Nepidae, Naucoridae,
Notonectidae, Pleidae, Corixidae Haliplidae
Bướm đá
(Trichoptera)
Hydropsychidae
Cánh cứng
(Coleoptera)
Hygrobiidae, Dytiscidae (Noteridae), Gyrinidae, Hydrophilidae
(Hydraenidae), Clambidae, Scirtidae, Dryopidae, Elmidae
Hai cánh
(Diptera)
Tipulidae, Simuliidae
5
Đỉa
(Hirudinea)
Pisicolidae
Phù du
(Ephemeroptera)
Baetidae
Cánh rộng
(Megaloptera)

Sialidae
4
Đỉa
(Hirudinea)
Glossiphoniidae, Hirudinidae, Erpobdellidae
3

15
Lớp - Bộ Tên taxon Điểm số
Chân bụng
(Gastropoda)
Valvatidae, Hydrobiidae (Bithyniidae), Lymnaeidae, Physidae,
Planorbidae
Hai mảnh vỏ
(Bivalvia)
Sphaeriidae
Giáp xác
(Crustacea)
Asellidae
Hai cánh
(Dipetra)
Chironomidae (Diptera)
2
Giun ít tơ
(Oligochaeta)
Oligochaeta (whole class)
1
Nguồn:National Water Council, London (1981)
Bảng 13.b. Hệ thống điểm BMWP THAI
Lớp - Bộ Tên taxon Điểm số

Phù du
(Ephemeroptera)
Siphlonuridae, Heptageniidae, Leptophlebiidae, Ephemerellidae,
Potamanthidae, Ephemeridae
Cánh úp
(Plecoptera)
Taeniopterygidae, Leuctridae, Capniidae, Perlodidae, Perlidae,
Chloroperlidae
Cánh nửa
(Hemiptera)
Aphelocheiridae
Bướm đá
(Trichoptera)
Phryganeidae, Molannidae, Beraeidae, Odontoceridae,
Leptoceridae, Goeridae,
Lepidostomatidae, Brachycentridae, Sericostomatidae
10
Giáp xác
(Crustacea)
Astacidae, Atyidae*
Chuồn chuồn
(Odonata)
Lestidae, Agriidae, Gomphidae, Cordulegasteridae, Aeshnidae,
Corduliidae, Libellulidae,
Bướm đá
(Trichoptera)
Psychomyiidae (Ecnomidae), Phylopotamidae
8
Phù du
(Ephemeroptera)

Caenidae
Cánh úp
(Plecoptera)
Nemouridae
Bướm đá
(Trichoptera)
Rhyacophilidae (Glossosomatidae), Polycentropodidae,
Limnephilidae
7
Giáp xác
(Crustacea)
Corophiidae, Gammaridae (Crangonyctidae)
Chân bụng
(Gastropoda)
Neritidae, Viviparidae, Ancylidae (Acroloxidae)
Hai mảnh vỏ
(Bivalvia)
Unionidae
Chuồn chuồn
(Odonata)
Platycnemididae, Coenagriidae, Chlorocyphidae*, Macromidae*
6
Chồn chuồn

Sán tiêm mao
(Tricladida)
Planariidae (Dogesiidae),
Dendrocoelidae
Cánh nửa
(Hemiptera)

Mesovelidae, Hydrometridae, Gerridae, Nepidae, Naucoridae,
Notonectidae, Pleidae, Corixidae Haliplidae
Bướm đá
(Trichoptera)
Hydropsychidae
Cánh cứng
(Coleoptera)
Hygrobiidae, Dytiscidae (Noteridae), Gyrinidae, Hydrophilidae
(Hydraenidae), Clambidae, Scirtidae, Dryopidae, Elmidae,
5

16
Lớp - Bộ Tên taxon Điểm số
Psephenidae*
Hai cánh
(Diptera)
Tipulidae, Simuliidae
Đỉa
(Hirudinea)
Pisicolidae
Phù du
(Ephemeroptera)
Baetidae
Cánh rộng
(Megaloptera)
Sialidae, Corydalidae*
4
Đỉa
(Hirudinea)
Glossiphoniidae, Hirudinidae, Erpobdellidae

Chân bụng
(Gastropoda)
Valvatidae, Hydrobiidae (Bithyniidae), Lymnaeidae, Physidae,
Planorbidae, Thiaridae*
Hai mảnh vỏ
(Bivalvia)
Sphaeriidae, Corbiculidae*
Giáp xác
(Crustacea)
Asellidae
3
Hai cánh
(Dipetra)
Chironomidae (Diptera)
2
Giun ít tơ
(Oligochaeta)
Oligochaeta (whole class)
1
(*) Các họ bổ sung vào Hệ thống điểm BMWP
THAI
so với Hệ thống điểm điểm BMWP
ANH

Nguồn:Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling (2000)

Bảng 13.c. Hệ thống điểm BMWP
Vietnam

Lớp - Bộ Tên taxon Điểm

Ephemeroptera
(Mayflies - Phù du)
Heptageniidae, Leptophlebiidae, Ephemerellidae,
Potaminthidae, Ephemeridae , Oligoneuridae
Plecoptera
(Stoneflies – Cánh úp)
Leuctridae, Perlidae, Perlodidae
Hemiptera
(Bugs – Cánh nửa)
Aphelocheiridae
Odonata - Chuồn chuồn Amphipterygidae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Phryganeidae, Molannidae, Odontoceridae/Brachycentridae,
Leptoceridae, Goeridae, Lepidostomatidae
10
Crustacea
(Crabs – Cua)
Potamidae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Psychomyiidae, Philopotamidae
8
Ephemeroptera
(Mayflies – Phù du)
Caenidae
Plecoptera
(Stoneflies – Cánh úp)
Nemouridae
Trichoptera

(Caddis-flies - Bướm đá)
Rhyacophilidae, Polycentropodidae, Limnephilidae
7
Mollusca
(Snails - Ốc)
Neritidae, Ancylidae
Trichoptera Hydroptilidae
6

17
Lớp - Bộ Tên taxon Điểm
(Caddis-flies - Bướm đá)
Odonata
(Dragonflies - Chuồn chuồn)
Lestidae, Agriidae (Calopterygidae), Gomphidae,
Cordulegastridae, Aeshnidae, Corduliidae/Libellulidae,
Coenagrionidae/Platycnemidae, Chlorocyphidae, Macromidae
Hemiptera
(Bugs – Cánh nửa)
Veliidae, Mesovelidae, Hydrometridae, Gerridae, Nepidae,
Naucoridae, Notonectidae, Belostomatidae, Hebridae,
Pleidae, Corixidae
Coleoptera
(Beetles – Cánh cứng)
Haliplidae, Dytiscidae, Gyrinidae, Hydraenidae, Hydrophilidae,
Hygrobiidae, Helodidae, Dryopidae, Elmididae,
Chrysomelidae, Curculionidae, Psephenidae, Ptilodactylidae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Hydropsychidae

Diptera
(Dipteran flies – Hai cánh)
Tipulidae, Simuliidae
Platyheminthes
(Triclads – Sán tiêm mao)
Planariidae (Dugesiidae)
Mollusca (bivalves) Mytilidae
5
Ephemeroptera
(Mayflies – Phù du)
Baetidae/Siphlonuridae
Megaloptera – Cánh rộng Sialidae, Corydalidae
Odonata
(Dragonflies - Chuồn chuồn)
Coenagrionidae, Corduliidae, Libellulidae
Mollusca Ambulariidae, Viviparidae, Unionidae , Amblemidae
Oligochaeta
(Leeches - Đỉa)
Piscicolidae
Diptera
(True flies – Hai cánh)
Ephydridae, Stratiomyidae, Blepharoceridae
4
Mollusca
(Snails, Bivalves - Ốc, trai hến)
Bithyniidae, Lymnaeidae, Planorbidae, Thiaridae,
Pachichilidae, Littorinidae, Corbiculidae, Pisidiidae.
Oligochaeta
(Leeches - Đỉa)
Glossiphoniidae, Hirudidae, Erpobdellidae

Crustacea
(Crabs, Prawns – Cua, tôm)
Parathelphusidae, Atyidae, Palaemonidae
Odonata
(Dragonflies - Chuồn chuồn)
Protoneuridae
3
Dipetra
(Midges – Muỗi lắc)
Chironomidae
2
Oligochaeta
(Worms – Giun ít tơ)
Oligochaeta (tất cả lớp)
1
Nguồn: Stepan Mustow, 1997; Nguyen Xuan Quynh, Mai Dinh Yen, Cliver Pinder,
Steve Tilling, 2000
Hệ thống tính điểm BMWP áp dụng cho Anh, Thái Lan và Việt Nam đưa ra giá
trị điểm trung bình cho những taxon tham gia tính điểm không chênh lệch nhau
nhiều. Điều đó cho thấy có thể cải tiến hệ thống tính điểm (thay thế các họ không có
bằng các họ phổ biến, thay đổi điểm chuẩn cho một số họ) để phù hợp với đặc điểm
riêng về khu hệ cũng nh
ư tiêu chuẩn môi trường của mỗi Quốc gia và từng vùng.

18
Ở một số quốc gia như Bỉ, lấy điểm sinh học > 6 là giới hạn chấp nhận với tiêu
chuẩn nước mặt cho năm 1995. Ở Việt Nam hiện nay, đề xuất điểm sinh học giới
hạn cho tiêu chuẩn nước mặt để phấn đấu là > 5, tương ứng với chất lượng nước ở
mức ô nhiễm vừa (β Mesotrobic).
Cuố

i cùng, do yêu cầu phân tích chỉ đến bậc phân loại là họ, nên việc thu mẫu,
phân tích và tính điểm theo hệ thống BMWP là không khó khăn nhiều cho nhân viên
phân tích (không phải là một nhà phân loại học) nếu được qua một khóa tập huấn ngắn.
b) Hệ thống tính điểm BMWPVIET NAM và Chỉ số ASPT

Tập hợp các hệ thống tính điểm đã có, hệ thống tính điểm BMWP
Vietnam
phù
hợp với đặc điểm khu hệ ĐVKXSĐCL và điều kiện môi trường tự nhiên của Việt
Nam đã được đề xuất và sử dụng thử để tính toán và phân hạng chất lượng nước. Hệ
thống này sử dụng bậc phân loại (taxon) ĐVKXSĐCL chỉ tới họ.
Bảng 13.d. Hệ thống điểm BMWP
Vietnam
sử dụng cho Mạng lưới Quan trắc
môi trường
Lớp - Bộ Tên taxon Điểm
Ephemeroptera
(Mayflies - Phù du)
Heptageniidae, Leptophlebiidae, Ephemerellidae,
Potaminthidae, Ephemeridae , Oligoneuridae
Plecoptera
(Stoneflies – Cánh úp)
Leuctridae, Perlidae, Perlodidae
Hemiptera
(Bugs – Cánh nửa)
Aphelocheiridae
Odonata - Chuồn chuồn Amphipterygidae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Phryganeidae, Molannidae, Odontoceridae/Brachycentridae,

Leptoceridae, Goeridae, Lepidostomatidae
10
Crustacea
(Crabs – Cua)
Potamidae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Psychomyiidae, Philopotamidae
8
Ephemeroptera
(Mayflies – Phù du)
Caenidae
Plecoptera
(Stoneflies – Cánh úp)
Nemouridae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Rhyacophilidae, Polycentropodidae, Limnephilidae
7
Mollusca
(Snails - Ốc)
Neritidae, Ancylidae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Hydroptilidae
Odonata
(Dragonflies - Chuồn
chuồn)
Lestidae, Agriidae (Calopterygidae), Gomphidae,
Cordulegastridae, Aeshnidae, Corduliidae/Libellulidae,

Coenagrionidae/Platycnemidae, Chlorocyphidae, Macromidae
6

19
Lớp - Bộ Tên taxon Điểm
Hemiptera
(Bugs – Cánh nửa)
Veliidae, Mesovelidae, Hydrometridae, Gerridae, Nepidae,
Naucoridae, Notonectidae, Belostomatidae, Hebridae, Pleidae,
Corixidae
Coleoptera
(Beetles – Cánh cứng)
Haliplidae, Dytiscidae, Gyrinidae, Hydraenidae, Hydrophilidae,
Hygrobiidae, Helodidae, Dryopidae, Elmididae, Chrysomelidae,
Curculionidae, Psephenidae, Ptilodactylidae
Trichoptera
(Caddis-flies - Bướm đá)
Hydropsychidae
Diptera
(Dipteran flies – Hai cánh)
Tipulidae, Simuliidae
Platyheminthes
(Triclads – Sán tiêm mao)
Planariidae (Dugesiidae)
Mollusca (bivalves) Mytilidae
5
Ephemeroptera
(Mayflies – Phù du)
Baetidae/Siphlonuridae
Megaloptera – Cánh rộng Sialidae, Corydalidae

Odonata
(Dragonflies - Chuồn
chuồn)
Coenagrionidae, Corduliidae, Libellulidae
Mollusca Ambulariidae, Viviparidae, Unionidae , Amblemidae
Oligochaeta
(Leeches - Đỉa)
Piscicolidae
Diptera
(True flies – Hai cánh)
Ephydridae, Stratiomyidae, Blepharoceridae
4
Mollusca
(Snails, Bivalves - Ốc, trai
hến)
Bithyniidae, Lymnaeidae, Planorbidae, Thiaridae, Pachichilidae,
Littorinidae, Corbiculidae, Pisidiidae.
Oligochaeta
(Leeches - Đỉa)
Glossiphoniidae, Hirudidae, Erpobdellidae
Crustacea
(Crabs, Prawns – Cua,
tôm)
Parathelphusidae, Atyidae, Palaemonidae
Odonata
(Dragonflies - Chuồn
chuồn)
Protoneuridae
3
Dipetra

(Midges – Muỗi lắc)
Chironomidae
2
Oligochaeta
(Worms – Giun ít tơ)
Oligochaeta (tất cả lớp)
1
Nguồn: Stepan Mustow, 1997; Nguyen Xuan Quynh, Mai Dinh Yen, Cliver Pinder,
Steve Tilling, 2000.
Điểm số của BMWP được tính như sau:
• Mẫu vật sau khi thu thập được tại các thuỷ vực, tiến hành phân loại và nhận
biết chúng. Lập ra một bảng danh sách các ĐVKXSCL thu được tại khu vực lấy mẫu.

20
• Dựa vào thành phần các họ tương ứng với các họ có mặt trong Bảng tính
điểm BMWP để tính theo từng họ, nếu họ nào không có trong bảng tính điểm thì có
thể bỏ qua.
• Cộng tất cả các điểm số thu được từ mỗi họ tại từng điểm nghiên cứu ta sẽ
được điểm số tổng cộng BMWP.
• Sau khi có điểm tổ
ng cộng BMWP, tính điểm số trung bình ASPT
(Average Score Per Taxon) (hay còn gọi là Chỉ số ô nhiễm hay Chỉ số sinh học)
bằng cách lấy tổng số điểm chia cho tổng số họ đã tham gia tính điểm. Chỉ số này
trong khoảng từ 1-10. Các mức điểm tương ứng với một mức chất lượng nước.
Bảng 13.e. Xếp loại mức độ ô nhiễm các thủy vực theo ASPT
Thứ hạng Điểm số trung bình (ASPT) Đánh giá chất lượng nước
I 10 - 8 Không ô nhiễm, nước sạch
II 7,9 - 6 Ô nhiễm nhẹ, tương đối sạch (Oligosaprobe)
III 5,9 - 5
Ô nhiễm trung bình (β Mesosaprobe)

IV 4,9 - 3
Ô nhiễm nặng (α Mesosaprobe)
V 2,9 - 1 Ô nhiễm nghiêm trọng (Polysaprobe)
VI 0 Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (không có
ĐVKXS)
Nguồn : Environment Agency, UK, 1997. Richard Orton, Anne Bebbington và John
Bebbington, 1995
3.6. Động vật KXS đáy cỡ trung bình và giun tròn (Nematoda)
Động vật không xương sống cỡ trung bình và giun tròn (Nematoda) đã được
nghiên cứu và đề xuất làm chỉ thị sinh học đánh giá chất nước nước sông (TCVN
7220-1: 2002; TCVN 7220-2: 2002). Động vật KXS đáy cỡ trung bình ở đây thực
chất là một số nhóm động vật giáp xác như Copepoda-Haparticoida, Ostracoda
Bảng 14. Phân loại chất lượng môi trường theo mức độ phong phú của động
vật KXS
đáy cỡ trung bình và giun tròn
Phân loại chất lượng môi
trường
Giải thích
Rất tốt Quần xã quan sát được tương đương hoàn toàn hoặc gần như
hoàn toàn với điều kiện của nơi không có các tác động nhân tạo
hoặc các tác động nhân tạo được coi là không đáng kể
Tốt Có các thay đổi nhỏ trong quần xã được quan sát khi so sánh
với quần xã đối chứng

21
Trung bình Thành phần của quần xã được quan sát không giống ở mức
trung bình so với quần xã đối chứng. Các nhóm chính bị thiếu
khi so sánh với các nhóm trong danh mục phân loại của quần
xã đối chứng.
Xấu Thành phần của quần xã được quan sát không giống ở mức

đáng kể so với quần xã đối chứng. Nhiều nhóm bị thiếu so với
các nhóm trong danh mục phân loại của quần xã đối chứng.
Rất xấu Quần xã được quan sát bị suy giảm trầm trọng khi được so
sánh với quần xã đối chứng. Chỉ các nhóm phân loại có khả
năng sống trong điều kiện cực kỳ bị xáo trộn là có mặt.

Bảng 15. Đánh giá mức độ ô nhiễm theo điểm so sánh tổng họ động vật
KXS đáy trung bình và giun tròn
Thang điểm Tổng số họ trong 1 điểm
thu mẫu
1 2 3 4 5
Tổng số họ ĐVĐ trung bình 10 10-19 20-29 30-40 >40
Tổng số họ giun tròn (Nematoda) 1-6 7-13 14-18 19-25 >25
% ưu thế của một họ giun tròn hoặc
của 1 họ ĐVĐTB
>85 >70-85 >55-70 40-45 <40
Chú thích: 1- Ô nhiễm nặng; 2- Ô nhiễm; 3- Ô nhiễm nhẹ; 4- Chưa bị ô nhiễm; 5- Không ô
nhiễm.
3.7. Cá
3.7.1. Chỉ số sinh học tổ hợp (Intergrated Biological Index - IBI)
Chỉ số này thường được sử dụng trên cơ sở tính toán cho nhóm cá. Chỉ số tổ
hợp sinh học cá (IBI) đã phát triển và được ứng dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ. Ngày nay,
chỉ số IBI đang được cải tiến và phát triển ở một số nước khác như ở Pháp
(Oberdorff và Hughes, 1992), ở Ấn Độ (Ganasan và Hughes). Trong quá trình
nghiên cứu phát triển lý thuyết và nguyên lý tính IBI phả
i kể đến Karr et al (1986),
Hughes và Gammon (1987), Oberdorff và Hughes (1992), Lyon et al. (1995). Chỉ số
IBI bao gồm 12 chỉ số cần được tính đến đó là:
1. Tổng số loài cá
2. Số loài cá đáy - gần đáy

3. Số loài cá nổi - sống ở tầng nước trên và giữa
4. Số loài cá bống
5. Số loài cá trơn không vảy (lăng, chiên, nheo, lươn, chạch, trê, )

22
6. Số loài cá nhạy cảm với môi trường
7. % số cá thể là cá ăn tạp
8. % số cá thể là cá ăn ĐVKXS, côn trùng
9. % số cá thể là cá dữ (ăn cá, tôm)
10. Tổng số cá thể cá
11. % số cá thể lai tạp, ngoại nhập
12. % số cá thể bị bệnh, dị tật, u, hỏng vây, và các khuyết tật khác
Cả 12 chỉ số trên được đánh giá theo thang điểm: xấu (1 điểm), trung bình (3
điểm), tố
t (5 điểm). Các thuỷ vực được đánh giá theo 6 mức độ (Karr et al,1986):
• Môi trường rất tốt khi đạt 58-60 điểm đặc trưng là tốt nhất không có tác
động của con người; Có tất cả các loài cá sống trong vùng nước đặc trưng cho
sinh cảnh và cỡ suối bao gồm hầu như tất cả các loài cá nhạy cảm và tồn tại đầy
đủ các thế hệ và ở tất cả hai giống, ổn
định cấu trúc chuỗi dinh dưỡng.
• Môi trường tốt khi đạt 48-52 điểm, đặc trưng bởi sự giàu có thành phần
loài nhưng dưới mức mong đợi, đặc biệt là mất đi những loài nhạy cảm nhất với
môi trường thay đổi, một số loài ít hơn mức tối ưu hoặc phân bố kích thước (cỡ
cá); Cấu trúc chuỗi dinh dưỡng có dấu hiệu bị ức chế.

Môi trường trung bình khi đạt 39-44 điểm, đặc trưng bởi có dấu hiệu suy
thoái bổ xung bao gồm số dạng loài nhạy cảm ít đi, cấu trúc chuỗi dinh dưỡng bị
thu hẹp ( như tăng tần suất của các loài ăn tạp),các lứa tuổi trên của các loài cá
dữ trở nên hiếm.
• Môi trường xấu khi đạt 28-35 điểm, đặc trưng bởi các loài cá ăn tạp, cá

chịu đựng t
ốt với môi trường bị ô nhiễm chiếm ưu thế và các loài sống trong sinh
cảnh, một ít loài ăn sinh vật chết bậc cao, tốc độ sinh trưởng và điều kiện sống
nhìn chung suy giảm, cá lai tạo và cá bị bệnh thường hay gặp.
• Môi trường rất xấu khi đạt 12- 22 điểm, đặc trưng là cá ít mà đại bộ
phận là các loài cá du nhập vào hoặc các loài chịu đựng tốt với môi trường ô
nhiễm, th
ường gặp các dạng cá lai, cá mắc các bệnh, cá bị nhiễm ký sinh, cá bị
hỏng vây và các khuyết tật khác.
• Môi trường đặc biệt ô nhiễm rất nặng không có cá.

23
Bảng 16. Chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI)
Cách tính điểm
STT Các tiêu chí Các chỉ số
5 3 1
1 Tổng số loài cá
phong
phú
vừa phải ít,hiếm
2 Số loài cá đáy - gần đáy
phong
phú
vừa phải ít,hiếm
3
Số loài cá nổi - sống ở tầng nước trên và
giữa
phong
phú
vừa phải ít,hiếm

4 Số loài cá bống > 3 2-3 0
5
Số loài cá trơn không vảy (lăng, chiên,
nheo, lươn, chạch, trê, )
> 4 2-4 < 2
6
I. Thành phần
cấu tạo quần xã
Số loài cá nhạy cảm với môi trường > 4 2-4 < 2
7 % số cá thể là cá ăn tạp < 35 35-60 > 60
8 % số cá thể là cá ăn ĐVKXS, côn trùng > 50 25-50 < 25
9
II. Cấu trúc dinh
dưỡng
% số cá thể là cá dữ (ăn cá,tôm) > 5 2-5 < 2
10 Tổng số cá thể cá nhiều vừa phải hiếm,ít
11 % số cá thể lai tạp, ngoại nhập < 2 2-8 > 8
12
III. Cấu trúc chức
năng, phong phú
và điều kiện môi
trường
% số cá thể bị bệnh, dị tật, u, hỏng vây,
và các khuyết tật khác
< 2 2-5 > 5
3.7.2. Tích tụ kim loại nặng
Xác định hàm lượng tích tụ trong mẫu (tuy nhiên, do là nhóm di chuyển
rộng theo dòng chảy do đó khó xác định chính xác là điểm nào bị ô nhiễm kim
loại nặng). Nhóm này chỉ có thể áp dụng cho nghiên cứu cả một lưu vực rộng
lớn hay 1 khúc sông

.

24
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Bộ chỉ thị sinh học đầy đủ và rút gọn được đề xuất cho thuỷ vực nước chảy 2
Bảng 2. Các chi trong nhóm Thực vật phù du có thể sử dụng để xác định mức độ ô
nhiễm của môi trường nước 5

Bảng 3. Tỷ lệ giữa các taxon tảo tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước 6
Bảng 4. Chỉ số Q tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước 6
Bảng 5. Chỉ số Q tương ứng với các bậc dinh dưỡng nước 7
Bảng 6. So sánh giá trị của chỉ số Shannon - Weiner với mức độ ĐDSH 7
Bảng 7. So sánh giá trị của chỉ số Dv với mức độ ĐDSH 8
Bảng 8. So sánh giá trị của chỉ số Margalef với mức độ ĐDSH 8
Bảng 9. Phân loại mức độ ô nhiễm theo hệ số Shannon – Weiner (H’) và Margalef (D) 8
Bảng 10. Bảng tính điểm mức độ dinh dưỡng của môi trường nước theo quần xã tảo
bám đáy 10

Bảng 11. Các chi trong nhóm tảo bám có thể sử dụng để xác định mức độ ô nhiễm
của môi trường nước 10

Bảng 12. Sự hiện diện của một số loài động vật nổi tương ứng với các mức độ
nhiễm bẩn 12

Bảng 13.a. Hệ thống điểm BMWP
ANH
14
Bảng 13.b. Hệ thống điểm BMWP
THAI

15
Bảng 13.c. Hệ thống điểm BMWP
Vietnam
16
Bảng 13.d. Hệ thống điểm BMWP
Vietnam
sử dụng cho Mạng lưới Quan trắc
môi trường 18

Bảng 13.e. Xếp loại mức độ ô nhiễm các thủy vực theo ASPT 20
Bảng 14. Phân loại chất lượng môi trường theo mức độ phong phú của động vật KXS
đáy cỡ trung bình và giun tròn 20

Bảng 15. Đánh giá mức độ ô nhiễm theo điểm so sánh tổng họ động vật KXS đáy
trung bình và giun tròn 21

Bảng 16. Chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) 23

×