Câu hỏi : Chứng minh
nhận định sau “ Nhà
nước ra đời thay thế
cho tổ chức thị tộc bộ
lạc là một tất yếu
khách quan”.
Bài làm:
Lịch sử phát triển của
xã hội loài người từ
thấp đến cao. Xã hội
nguyên thuỷ mà đỉnh
cao là chế độ thị tộc bộ
lạc xã hội đầu tiên đưa
con người bước vào
cuộc sống sinh tồn và
chống trọi với thiên
nhiên. Như một quy
luật tất yếu chế độ thị
tộc bộ lạc trong xã hội
cộng sản nguyên thủy
tan rã nhường chỗ cho
nhà nước ra đời chính vì
thế đã có nhận định
cho rằng : “ nhà nước
ra đời thay thế cho tổ
chức thị tộc bộ lạc là
một tất yếu khách
quan.”
Nguồn gốc, bản chất,
chức năng,đặc
trưng của nhà
nước?
Nội dung cần được trả lời cơ
bản như sau:
I. Nguồn gốc Nhà nước.
Lịch sử cho thấy không phải
khi nào XH cũng có NN.
Trong xã hội nguyên thuỷ, do
kinh tế còn thấp kém, chưa có
sự phân hóa giai cấp, cho nên
chưa có nhà nước. Đứng đầu
các thị tộc và bộ lạc là các tộc
trưởng do nhân dân bầu ra,
quyền lực của những người
đứng đầu thuộc về uy tín và
đạo đức, việc điều chỉnh các
quan hệ
XH được thực hiện bằng
những quy tắc chung. Trong
tay họ không có và không cần
một công cụ cưỡng bức đặc
biệt nào.
LLSX phát triển đã dẫn đến
sự ra đời chế độ tư hữu và từ
đó XH phân chia thành các
giai cấp đối kháng và cuộc
đấu tranh giai cấp không thể
điều hoà được xuất hiện. Điều
đó dẫn đến nguy cơ các giai
cấp chẳng những tiêu diệt lẫn
nhau mà còn tiêu diệt luôn cả
XH. Để thảm hoạ đó không
diễn ra, một cơ quan quyền
lực đặc biệt đã ra đời. Đó là
NN. NN đầu tiên trong lịch
sử là NN chiếm hữu nô lệ,
xuất hiện trong cuộc đấu
tranh không điều hoà giữa
giai cấp chủ nô và giai cấp nô
lệ.
Tiếp đó là NN phong kiến,
NN tư sản. Nguyên nhân trực
tiếp của sự xuất hiện nhà
nước là mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hoà được.
Đúng như V.I.Lênin nhận
định: "Nhà nước là sản phẩm
và biểu hiện của những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều
hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ
lúc nào và chừng nào mà, về
mặt khách quan, những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều
hoà được, thì NN xuất hiện.
Và ngược lại: sự tồn tại của
NN chứng tỏ rằng những mâu
thuẫn giai cấp là không thể
điều hoà được"1. Nhà nước
chỉ ra đời, tồn tại trong một
giai đoạn nhất định của sự
phát triển XH và sẽ mất đi
khi những cơ sở tồn tại của
nó không còn nữa.
II. Bản chất nhà nước.
Khái niệm Nhà nước:
Nhà nước là một tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị,
có bộ máy chuyên trách để
cưỡng chế và quản lý XH
nhằm thực hiện và bảo vệ
trước hết lợi ích của giai cấp
thống trị trong XH có giai cấp
đối kháng, của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản trong xã hội XHCN.
Bản chất của Nhà nước:
Theo quan điểm lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin, NN
xét về bản chất, là một hiện
tượng thuộc thượng tầng kiến
trúc, tồn tại dựa trên một cơ
sở KT nhất định; là công cụ
để duy trì sự thống trị của giai
cấp này đối với giai cấp khác,
là một tổ chức quyền lực đặc
biệt, có bộ máy chuyên trách
để cưỡng chế và thực hiện
các chức năng quản lý nhằm
thực hiện và bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị trong
XH có giai cấp đối kháng.
Bản chất của NN thể hiện
dưới hai đặc tính cơ bản:
Thứ nhất, là tính giai cấp
của NN: thể hiện ở chỗ NN
là công cụ thống trị trong XH
để thực hiện ý chí của giai
cấp cầm quyền, củng cố và
bảo vệ trước hết lợi ích của
giai cấp thống trị trong XH.
Bản chất của NN chỉ rõ NN
đó là của ai, do giai cấp nào
tổ chức và lãnh đạo, phục vụ
lợi ích của giai cấp nào?
Trong XH bóc lột (XH chiếm
hữu nô lê, XH phong kiến,
XH tư sản) NN đều có bản
chất chung là thiết chế bộ
máy để thực hiện nền chuyên
chính của giai cấp bóc lột trên
3 mặt: KT, CT và tư tưởng.
Vì vậy, nhà nước tồn tại với
hai tư cách:
Một là bộ máy duy trì sự
thống trị của giai cấp này đối
với giai cấp khác.
Hai là tổ chức quyền lực công
– tức là NN vừa là người bảo
vệ PL vừa là người bảo đảm
các quyền của công dân được
thực thi.
Thứ hai là tính xã hội hay
còn gọi là vai trò KT - XH
của Nhà nước.
Trong NN, giai cấp thống
trị chỉ tồn tại trong mối quan
hệ với các tầng lớp giai cấp
khác, do vậy ngoài tư cách là
công cụ duy trì sự thống trị,
NN còn là công cụ để bảo vệ
lợi ích chung của toàn XH.
Ví dụ: Nhà nước giải quyểt
các vấn đề nảy sinh từ đời
sống XH như: đói nghèo,
bệnh tật, chiến tranh, các vấn
đề về môi trường, phòng
chống thiên tai, địch hoạ, về
dân tộc, tôn giáo và các chính
sách xã hội khác.v.v…
Bảo đảm trật tự chung- bảo
đảm các giá trị chung của XH
để tồn tại và phát triển
Như vậy, vai trò KT - XH
là thuộc tính khách quan, phổ
biến của NN. Tuy nhiên, mức
độ biểu hiện cụ thể và thực
hiện vai trò đó không giống
nhau giữa các NN khác nhau.
Vai trò và phạm vi hoạt động
của NN phụ thuộc vào từng
giai đoạn phát triển cũng như
đặc điểm của mỗi NN, song
phải luôn tính đến hiệu quả
hoạt động của NN.
Để hoạt động có hiệu quả,
NN phải chọn lĩnh vực hoạt
động nào là cơ bản, cần thiết
để tác động. Bởi nếu không
có sự quản lý của NN sẽ
mang lại hậu quả xấu cho
XH. Vì vậy, vai trò của nhà
nước chỉ nên hoạt động và
quản lý trên năm lĩnh vực
sau:
- Ban hành pháp luật và có
các biện pháp bảo đảm thi
hành pháp luật.
- Ban hành các chính sách
kinh tế vĩ mô,điều tiết, điều
phối các chính sách kinh tế -
xã hội, đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường.
- Đầu tư, cung cấp hàng hoá
dịch vụ xã hội cơ bản (cấp
phép, kiểm dịch, kiểm định,
giám sát, kiểm tra các lĩnh
vực.v.v…)
- Giữ vai trò là người bảo vệ
những nhóm người yếu thế
và dễ bị tổn thương trong xã
hội (người già, trẻ em, người
tàn tật.v.v…)
- Hoạt động trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, giao
thông; phòng chống thiên
tai, bão lụt.v.v…
- Ngày nay các nước trên
thế giới đều chú ý quan tâm
nhiều đến vai trò xã hội của
nhà nước vì sự tồn vong
của cộng đồng xã hội.
III. Đặc trưng của Nhà
nước.
Nhà nước có 5 đặc trưng
cơ bản:
1/. Nhà nước phân chia và
quản lý dân cư theo đơn vị
hành chính lãnh thổ.
Nhà nước thiết lập quyền
lực trên các đơn vị hành
chính lãnh thổi, quản lý cư
dân theo đơn vị hành chính
lãnh thổ mà không phụ
thuộc vào huyết thống, giới
tính, tôn giáo.v.v…
2/.Nhà nước thiết lập quyền
lực công để quản lý xã hội
và nắm quyền thống trị
thông qua việc thành lập bộ
máy chuyên là nhiệm vụ
quản lý nhà nước và bộ máy
chuyên thực hiện cưỡng chế
(quân đội, nhà tù, cản
sát.v.v…) để duy trì địa vị
của giai cấp thống trị. Còn
các tổ chức khác trong xã
hội không có quỳen lực này
như tổ chức nghiệp đoàn,
công đoàn, phụ nữ, đoàn
thanh niên, Mặt trận Tổ
Quốc.v.v…
3/. Nhà nước có chủ quyền
quốc gia Chủ quyền quốc
gia thể hiện ở quyền tối cao
của quốc gia trong phạm vi
lãnh thổ của mình.
- Nhà nước tự quyết định về
chính sách đối nội và đối
ngoại, không phụ thuộc vào
lực lượng bên ngoài
4/. Nhà nước ban hành
pháp luật và thực hiện quản
lý buộc các thành viên trong
xã hội phải tuân theo:
- Nhà nước ban hành pháp
luật và bảo đảm thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế.
- Thông qua pháp luật, ý chí
của nhà nước trở thành ý
chí của toàn xã hội, buộc
mọi cơ quan, tổ chức, phải
tuân theo.
- Trong xã hội, chỉ có Nhà
nước mới có quyền ban
hành luật và áp dụng pháp
luật.
5/. Nhà nước quy định và
thực hiện thu thuế dưới hình
thức bắt buộc
- Để duy trì bộ máy nhà
nước.
- Bảo đảm cho sự phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng,
- Giải quyết các công việc
chung của xã hội
Qua năm đặc trương trên
nhằm phân biệt nhà nước
với các tổ chức chính trị,
chính trị xã hội khác (Đảng
phái chính trị, Đoàn thanh
niên, hiệp hội.v.v…), đồng
thời cũng là để phân biệt với
các tổ chức thị tộc (trong xã
hội công xã nguyên thuỷ).
Qua đó cho thấy vai trò to
lớn của Nhà nước trong hệ
thống chính trị mà các tổ
chức khác không có.
Tìm hiểu Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước?
1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
a. Nguồn gốc của nhà nước
Lý luận khoa học về nhà nước, về nguồn gốc bản chất của nhà nước chỉ có thể có được khi vận dụng
quan điểm duy vật về lịch sử vào việc nghiên cứu của sự phát triển của xã hội.
Trong nhiều tác phẩm của mình “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”; “Nhà
nước và cách mạng”, “Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước”. Các nhà kinh điển đã chứng minh rằng
không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước.
- Xã hội cộng sản nguyên thủy
+ Kinh tế còn thấp kém
+ Chưa có sự phấn hóa giai cấp.
+ Chưa có nhà nước
Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, việc điều hành quan hệ xã hội
bằng quy luật chung. Trong tay họ không cần có một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào.
Ăng Ghen viết về xã hội đó: “… Chế độ thị tộc đó quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao ! Không có quân
đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan tòa, không có nhà từ,
không có những vụ xử án thé mà mọi việc đều trôi chảy…”
- Lực lượng sản xuất phát triển
+ Dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu
+ Xã hội phân chia thành giai cấp.
+ Cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được (điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng
những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội)
Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời. Đó là nhà nước.
+ Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không
điều hòa giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.
Trong thị tộc bộ lạc đã xuất hiện những thiết chế có chức năng bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng;
giờ đây khi xuất hiện giai cấp các thiết chế đó biến thành công cụ bảo vệ lợi ích của một giai cấp.
“Tức là lúc đầu xã hội thiết lập ra những cơ quan đặc thù để bảo vệ những lợi íhc chung của mình.
Nhưng với thời gian, các cơ quan ấy, mà cơ quan chủ chốt là chính quyền nhà nước, do phục vụ lợi ích
riêng của mình, đã từ chỗ là tôi tớ cho xã hội biến thành chủ nhân của xã hội” (GTQG trang 521)
- Tiếp theo là nhà nước phong kiến.
- Sau đó là nhà nước tư sản.
Nguyên nhân sự xuất hiện nhà nước.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Sự xuất hiện nhà nước lad mth giai cấp không thể điều hòa được.
* Bất kỳ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được thì nhà nước xuất hiện.
* Sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa
được. (GTQG trang 525, trang 394 GTĐHCĐ)
- Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi
khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
Ví dụ:
* Nhà nước của giai cấp vô sản là nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân do dân và vì nhân dân
* Nhà nước này sẽ mất đi khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.
* Lúc đó xã hội không còn giai cấp, không còn mâu thuẫn giữa các giai cấp, xã hội không cần đến
chức năng của nhà nước, nó tự mất đi chứ không bị ai tiêu diệt như những nhà nước trước kia của giai
cấp thống trị.
b. Bản chất xã hội của nhà nước.
- Các quan niệm cơ bản của các nhà kinh điển về bản chất của nhà nước
Nhà nước ra đời tựa hồ như đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định,
nhưng trên thực tế chỉ có giai cấp có thế lực nhất thống trị về kinh tế.
Theo Các Mác: Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp
này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập ra một trật tự, trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự
áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”
Theo Ăng Ghen: Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một
giai cấp khác (GT ĐHCD trang 394)
Nói cách khác: nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện
hành và đàn áp sự phản kháng các giai cấp khác.
Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ
lợi ích của giai cấp thống trị.
Những nội dung trình bày ở trên là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức là nhà nước của giai
cấp bóc lột.
Tóm lại:
+ Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp.
+ Nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung độ giai cấp mà trái lại nó càng làm cho mâu
thuẫn ngày càng gay gắt.
+ Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.
+ Trong thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ
là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
+ Tuy nhiên cũng có các trường hợp:
* Nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch. Khi cuộc đấu tranh
giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định.
* Nhà nước có thể thực hiện sự thỏa hiệp vể quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại một
giai cấp khác.
* Những trường hợp trên có tính chất ngoại lệ và tạm thời, do sự phát triển của kinh tế - xã hội, cuộc
đấu tranh giai cấp sẽ phá vỡ thế cân bằng, tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào tay một giai cấp nhất
định.
3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước.
Bản chất của nhà nước thể hiện ở đặc trưng cơ bản của nó. Ăng Ghen nhận định: bất kỳ nhà nước nào
cũng có ba đặc trưng cơ bản sau:
a. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
- Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống, còn nhà nước được
hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú.
- Quyền lực của nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trên lãnh thổ không phân biệt huyết thống.
- Xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước.
- Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.
b. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên môn mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong
xã hội.
- Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp, bao gồm: các đội
quân vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù…)
- Bộ máy quy luật hành chính
- Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng chế bạo lực của pháp luật.
c. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.
- Nhà nước tồn tại dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác.
Chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị.
- Hệ thống thuế khóa, cống nạp hoàn toàn không có trong chế độ thị tộc, bộ lạc.
- Nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện
sự bóc lột các giai cấp bị áp bức.
4. Chức năng của nhà nước.
Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện trong những chức năng sau:
a. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp, chức năng giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ
chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn xã hội, bắt nguồn từ
lý do ra đời của nhà nước.
- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung
vì sự tồn tại của xã hội, của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
- Trong hai chức năng trên thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ
thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.
+ Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình.
+ Chức năng giai cấp chỉ có thêt thực hiện được thông qua chức năng xã hội.
+ Xã hội không còn giai cấp thì chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhận
b. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội
cũng như trong đối ngoại.
- Chức năng đối nội của nhà nước: Nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác
hiện có theo lợi ích của giai cấp thống trị (thực hiện bằng pháp luật và bằng sự cưỡng bức của bộ máy
nhà nước. Ngoài ra nhà nước còn dùng nhiều hình thức khác: bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ
quan văn hóa, giáo dục…) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị. Tóm lại:
+ Chính trị: đàn áp phong trào cách mạng, sử dụng các hệ thống bạo lực để duy trì giai cấp bị áp bức,
bị bóc lột trong vòng trật tự bảo đảm địa vị thống trị của chúng.
+ Kinh tế: Duy trì quan hệ sản xuất bóc lột bằng những chính sách kinh tế. Muốn xóa bỏ quan hệ sản
xuất cũ phải xóa bỏ giai cấp thống trị, xóa bỏ nhà nước thiết lập nhà nước của giai cấp cách mạng,
dùng nó để cải tạo quan hệ sản xuất cũ thiết lập quan hệ sản xuất mới.
- Chức năng đối ngoại của nhà nước:
+ Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với
các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của quốc gia.
+ Nhà nước của giai cấp thống trị bóc lột: mở rộng lãnh thổ, mở rộng phạm vi bóc lột ra nước ngoài.
+ Bản chất nhà nước của giai cấp thống trị là bạo lực và xâm lược. Ph.Ăngghen: “Chiến tranh là
phương tiện làm ăn của giai cấp thống trị và bóc lột”. VI.Lênin: “Chiến tranh là bạn đường của chủ
nghĩa đế quốc, bản chất của giai cấp thống trị” => Chiến tranh phi nghĩa.
+ Bản chất của giai cấp bị thống trị là hòa bình (vì sao giai cấp bị trị lại có chiến tranh?). Ph.Ăngghen:
“Các ông còn đó (chỉ bọn đế quốc xâm lược) chúng tôi phải dùng cái gậy này (cái gậy này là bạo lực
của quần chúng nhân dân)”. VI.Lênin: “Thịt mà chống lại với sắt thép là điều ngây thơ” => Cuộc
chiến tranh này là cuộc chiến tranh chính nghĩa của quần chúng cách mạng chống lại cuộc chiến tranh
phi nghĩa do chủ nghĩa đế quốc gây ra.
+ Cần phân biệt chiến tranh và không nên coi mọi cuộc chiến tranh là tàn ác, không thấy được mặt
nhân đạo của cuộc chiến tranh chính nghĩa là sai lầm.
Những số liệu nói về chiến tranh, bản chất của giai cấp thống trị là chiến tranh và xâm lược
để tham khảo khi giảng.
- Người ta tổng kết lại: từ năm 3600TCN đến năm 1999 trên hành tinh có 14500 cuộc chiến tranh làm
chết 4 tỷ người.
- Các nhà khoa học người Mỹ tính rằng: cách đây 2600 năm, chỉ có 243 năm là hòa bình còn lại là
chiến tranh.
- Các nhà khoa học Liên Xô (cũ ) tính: Từ năm 1945 đến năm 1989 bình quân xảy ra 4 cuộc chiến
tranh trong một năm. Không có thế kỷ nào nhiều cuộc chiến tranh như thế kỷ 20 này.
+ 2 cuộc chiến tranh thế giới cướp đi 150 triệu người.
+ 1 cuộc chiến tranh lạnh kéo dài trên 50 năm.
+ Nhiều cuộc chiến tranh nóng cục bộ.
+ Cuối thế kỷ 20, thập kỷ 90 xảy ra liên tiếp các cuộc chiến tranh như: Ixraen và Palextin; Pakistan
và Ấn Độ, Cô sô vô và Nam Tư.
- Bước sang thế kỷ 21 loài người muốn sống trong hòa bình nhưng thực tế lại trái ngược, chúng ta
đang sống trong một thế giới đang xáo động: cuộc chiến tranh của liên minh Anh, Mỹ đã xảy ra.
nguon:suutam