Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nhà nước ra đời thay thế cho tổ chức thị tộc bộ lạc là một tất yếu khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.11 KB, 8 trang )

Câu hỏi :01 Chứng minh nhận định sau “ Nhà nước ra đời thay thế cho tổ
chức thị tộc bộ lạc là một tất yếu khách quan”.
Bài làm:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao. Xã hội nguyên
thuỷ mà đỉnh cao là chế độ thị tộc bộ lạc xã hội đầu tiên đưa con người
bước vào cuộc sống sinh tồn và chống trọi với thiên nhiên. Như một quy
luật tất yếu chế độ thị tộc bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã
nhường chỗ cho nhà nước ra đời chính vì thế đã có nhận định cho rằng : “
nhà nước ra đời thay thế cho tổ chức thị tộc bộ lạc là một tất yếu khách
quan.”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Nguồn gốc ra đời của nhà nước.
Nguồn gốc nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng nhưng cũng rất
phức tạp được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.Cho đến hiện nay có rất
nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc ra đời của nhà nước trong đó có
rất nhiều học thuyết như thuyết thần học, thuyết gia trưởng, thuyết sinh học,
thuyết khế ước thuyết bạo lực. Tuy nhiên trong phạm vi bài tập này em xin
được trình bày nguồn gốc sự ra đời của nhà nước theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lenin. Theo học thuyết Mac – Lenin có nhiều nguyên nhân tác
động dẫn đến sự ra đời của nhà nước trong đó quan trọng nhất là nguyên
nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội.
a. Nguyên nhân kinh tế.
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất: công cụ lao động đã
được cải tiến, con người được phát triển cả về thể lực và trí lực, ngày càng
nhận thức đúng đắn hơn về thế giới và tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong lao động năng suất lao động tăng cao đã tạo ra tiền đề làm thay đổi
phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và đòi hỏi sự phân công lao
động tự nhiên phải được thay thế bằng sự phân công lao động xã hội. Lịch
sử đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn mà mỗi lần lại có những
bước tiến mới làm sâu sắc thêm quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên


thủy.
Lần phân công lao động xã hội lớn đầu tiên: Đó là trong lao động con
người được phát triển, hoạt động của con người ngày càng phong phú, chủ
động và tự giác hơn. Việc con người thuần dưỡng được động vật đã mở ra
một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của xã hội loài người, nghề chăn
nuôi phát triển rất mạnh mẽ cùng với nghành trồng trọt. Của cải dư thừa con
người đã tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết để duy trì cuộc sống của
chính bản thân họ.
Chính những đàn gia súc được thuần dưỡng đã trở thành nguồn tích lũy tài
sản quan trọng, là mầm mống sinh ra chế độ tư hữu, xã hội đã phân chia
thành kẻ giàu, người nghèo. Chế độ tư hữu xuất hiện đã làm thay đổi quan
hệ hôn nhân, chế độ hôn nhân một chồng đã thay thế cho chế độ quần hôn.
Đồng thời với sự thay đổi đó đã xuất hiện chế độ gia trưởng đặc trưng bằng
vai trò tuyệt đối và quyền lực vô hạn của người chồng trong gia đình, “ gia
đình cá thể đã trở thành một lực lượng đang đe dọa thị tộc” xã hội tiếp tục
phát triển với những bước tiến mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
chăn nuôi và trồng trọt thì thủ công nghiệp cũng phát triển. Việc con người
tìm ra kim loại, đặc biệt là sắt đã tạo ra khả năng có thể trồng trọt trên
những diện tích rộng lớn. Sắt mang lại cho những người thợ thủ công
nghiệp những công cụ lao động có giá trị. Nghề dệt, nghề chế tạo đồ kim
loại và những nghề thủ công khác ngày càng được chuyên môn hóa đã làm
cho sản phẩm được làm ra ngày càng nhiều loại và hoàn hảo hơn.
Lần phân công lao động thứ hai là : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
Sự tăng trưởng không ngừng của sản phẩm lao động đã nâng cao giá trị sức
lao động của con người. Sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên, nô lệ
đã ra đời nhưng còn có tính chất lẻ tẻ thì nay trở thành bộ phận cấu thành
chủ yếu của hệ thống xã hội; nô lệ không còn là kẻ phụ giúp nữa mà trở
thành một lực lượng xã hội với số lượng ngày càng tăng “ họ đã bị đẩy đi
làm việc ở ngoài đồng ruộng và trong xưởng thợ, thành từng đoàn mười,
mười hai người một”.

Sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai đã đẩy nhanh quá trình phân
hóa xã hội làm cho sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo, giứa chủ
nô và nô lệ ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng. Nền sản
xuất đã tách ra thành các ngành sản xuất riêng. Làm xuất hiện nhu cầu trao
đổi và sản xuất hàng hóa ra đời.
Lần phân công lao động xã hội thứ ba : do nền sản xuất hàng hóa xuất hiện
thì đồng thời thương nghiệp cũng phát triển. Lần phân công lao động thứ ba
này giữ vai trò rất quan trọng và có một ý nghĩa quyết định. Sự phân công
này làm nảy sinh ra một giai cấp không còn tham gia vào sản xuất nữa, mà
chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là giai cấp thương nhân. Nếu như ở
hai lần phân công lao động xã hội trước. Những nguyên nhân của sự hình
thành giai cấp đều chỉ găn liền với sản xuất mà thôi, thì ở lần phân công lao
động thứ ba này đã xuất hiện “ một giai cấp mà lịch sử loài người trước đó
chưa hề biết đến”. Sự ra đời và bành chướng của thương mại đã kéo theo
sự xuất hiện của đồng tiền, hàng hóa của hàng hóa, nạn cho vay nặng lãi,
quyền tư hữu về ruộng đất và chế độ cầm cố. Tất cả những yếu tố đó, làm
cho sự tích tụ tập trung của cải vào trong tay của một số ít người giàu có
diễn ra nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hóa của quần chúng
và sự tăng nhanh của đám đông dân nghèo. Số nô lệ tăng nhanh cùng với sự
cưỡng bức ngày càng nặng nề của giai cấp chủ nô đối vơi họ.
Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc. Những hoạt
động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu
đất đai đã phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Làm mất đi điều kiện tiên
quyết cho sự tồn tại của chế độ thị tộc. Như vậy sau ba lần phân công lao
động xã hội biến đổi quan trọng và ý nghĩa nhất là sự xuất hiện tư hữu, quá
trình này đã phá vỡ nguyên tắc cùng làm cùng hưởng – nguyên tắc vàng của
xã hội thị tộc.
b. Nguyên nhân xã hội.
Chính sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế mà cụ thể qua ba lần phân công lao
động xã hội đã làm xã hội thị tộc biến đổi sâu sắc. Sự xuất hiện của chế độ

tư hữu đã làm xuất hiện sự phân chia giai cấp, chính sự phân hóa, sự chênh
lệch về khoảng cách lợi ích của các giai cấp không giống nhau đã làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa các giai cấp về quyền lợi đó là mâu thuẫn giữa những
người giàu và người nghèo, giữa chủ nợ và con nợ ngày càng trở nên gay
gắt trong mỗi thị tộc. Đó là sự tập trung một phần lớn tài sản vào tay các
gia đình tù trưởng, thủ lĩnh bộ lạc, thủ lĩnh quân sự của thị tộc và bộ lạc, đặc
biệt là sự tích tụ và sự tập trung của cải vào tay của một số ít người giàu có
chính vì vậy đã thúc đẩy sự bần cùng hóa của quần chúng đặc biệt là nông
dân nghèo, cùng với đó nô lệ ngày càng bị cưỡng bức và bóc lột nặng nề.
Những người giàu có chiếm giữ nhiều tài sản trở thành những người có

×