NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
Hỏi: A la nguoi Trung Quoc co hanh vi mua phu nu Viet
Nam ve ban cho nguoi Tung Quoc lam vo bat hop
phap.Trong mot lan lam giay thong hanh sang Viet Nam
choi co 1 phu nu tung bi A lua ban da tron ve duoc nhn ra A
va bao cong an bat.
Xin hoi luat su trong truong hop nay A co bi xu li theo luat
hinh su Viet Nam khong?tai sao?
TRả lời:
Căn cứ vào điều 5 BLHS 1999 có quy định thì:
Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi
phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm
tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được
hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và
1
miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách
nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại
giao.
Từ quy định này cho thấy, bất cứ người nào phạm tội trên
lãnh thổ Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi
và miễn trừ về lãnh sự thì xử lý theo khoản 2 điều 5 nêu trên.
Hỏi: Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự
của nước ngoài hay theo luật Việt Nam?
Trả lời: Theo Điều 1 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng
hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa
các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người
tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế
trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm,
phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi
2
hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Bộ luật Tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi
người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm.
Theo Điều 2 của Bộ luật Tố tụng hình sự, mọi hoạt động tố tụng hình
sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được
tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân nước thành
viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của điều
ước quốc tế đó.
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại
giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam,
theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo tập quán quốc tế, thì vụ án
được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
1. A hiếp dâm B. Vậy, luật hình sự sẽ điều chỉnh mối quan hệ
giữa A và B.
3
Đúng Vì: Có một số quan điểm cho rằng nếu A là nữ thì không
phải chịu TNHS
Nhưng theo quy định của pháp luật hình sự nước ta hiện nay thì không
có quy định nào xác định chủ thể của tội hiếp dâm (theo Điều 11, Bộ
luật Hình sự năm 1999) là nam giới.
Tại khoản 1, Điều 111 (Tội hiếp dâm) của Bộ luật Hình sự 1999 quy
định:
“Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với
nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.”
Như vậy, bất cứ người nào có hành vi được miêu tả theo quy định đã
được viện dẫn ở trên, có đầy đủ các dấu hiệu khác về mặt chủ quan,
khách quan, chủ thể, khách thể tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật. Pháp luật không phân biệt chủ thể của
tội này là nam hay nữ nên cần hiểu chủ thể của tội hiếp dâm có thể là
nam hoặc nữ.
1: Sai. Luật hình sự không điều chỉnh quan hệ giữa A và B.
Luật hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ giữa người phạm tội và Nhà nước
khi xảy ra một tội phạm trên thực tế.
Còn quyền tự do tình dục của B chỉ là khách thể mà Luật hình sự bảo
vệ.
Nói cách khác, trong trường hợp này, Luật hình sự điều chỉnh quan hệ
giữa Nhà nước và A - người phạm tội hiếp dâm.
4
2. Để có đồng phạm đối với tội cướp tài sải, những người trong đồng
phạm có thể không cần có cùng mục đích chiếm đoạt tài sản.?
Sai Vì:
Các dấu hiệu của đồng phạm
+ Dấu hiệu khách quan: có từ 2 người trở lên, hai người này phải
phạm tội với lỗi cố ý (có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp). Ví dụ:
hai người rủ nhau đi trộm cắp tài sản;
+ Dấu hiệu chủ quan: mỗi người trong đồng phạm phải nhận thức
được hành vi của mình đang làm là nguy hiểm cho xã hội và hành vi
của người cùng thực hiện với mình cũng nguy hiểm cho xã hội như
mình. Ví dụ: cả hai rủ nhau đi cướp giật thì cả hai đều nhận thức được
dấu hiệu này.
Ngoài ra, tất cả mọi người trong đồng phạm đều phải nhận thức được
hậu quả từ hành vi của những người trong đồng phạm gây ra, mong
muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra. Ví dụ: A đưa dao
cho B để B đi giết C. Dù A sau đó không quan tâm gì đến hậu quả là C
có chết hay không, A vẫn có đồng phạm với B.
Bên cạnh đó, đối với các tội phạm có dấu hiệu mục đích là dấu hiệu
chủ quan bắt buộc, để có đồng phạm, tất cả mọi người trong đồng
phạm khi thực hiện hành vi phải có cùng mục đích. Ví dụ: đối với tội
cướp tài sản, tất cả mọi người dùng vũ lực phải nhằm để chiếm đoạt tài
sản. Nếu có người không có ý định chiếm đoạt tài sản thì người đó
không bị xem là đồng phạm tội cướp tài sản.
5
Sai. Đối với các tội phạm có dấu hiệu mục đích là dấu hiệu chủ
quan bắt buộc, để có đồng phạm, tất cả mọi người trong đồng phạm khi
thực hiện hành vi phải có cùng mục đích. Ví dụ: đối với tội cướp tài
sản, tất cả mọi người dùng vũ lực phải nhằm để chiếm đoạt tài sản. Nếu
có người không có ý định chiếm đoạt tài sản thì người đó không bị xem
là đồng phạm tội cướp tài sản.
1/Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật
sai Bởi vì hai loại văn bản trên vấn có đặc thù của nó. Văn
bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật
được áp dụng nhiều lần trong thực tiến Là cơ sở để ban hành ra
văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Còn văn bản áp dụng pháp luật có chứa đựng những mệnh lệnh
cá biệt, áp dụng một lần trong từng trường hợp cụ thể.
2/Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật.
sai Bởi vì quan hệ pháp luật sẽ bằng quan hệ xã hội cộng với
các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó.Nên các
quan hệ xã hội mà không được hoặc chưa được pháp luật điều
chỉnh thì không thể là quan hệ pháp luật. mà chỉ là quan hệ xã hội
thôi.
3/Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.
6
Câu 3. cái này tự làm nhé.
4/trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam bao gồm cả
trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm của tổ chức.
sai. Bởi vì chủ thể của luật hình sự chỉ là cá nhân chứ không
có tổ chức .Nên không có chuyện tổ chức chịu tránh nhiệm hình
sự.
5/Hình phạt tù chung thân và tử hình được áp dụng với mọi chủ
thể thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự.
Sai Vì không phạt tù chung thân hoặc tử hình với người
chưa thành niên phạm tội Khoản 5 điều 69 bộ luật hình sự ).
1. lỗi luôn luôn có trong mọi loại tội .
đúng bởi vì để xác định có phạm tội hay không trước hết
phải xác định lỗi-nguyên tắc quan trọng của luật hình sự là
nguyên tắc lỗi.
2. người bị hạn chế NLHV là người không chịu trách nhiêm
hình sự trong mọi trường hợp.
sai nếu hạn chế năng lực hành vi một phần thì vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự
7
3.hỗn hợp lỗi là trường hợp mà người phạm tội luôn luôn phạm
tội từ 2 lỗi trở lên, và 2 lỗi này phải khác nhau.
đúng bởi vì hỗn hợp lỗi là có từ hai lỗi trở lên và hai lỗi
đó khác nhau như là cố ý về hành vi vô ý về hậu quả theo điều
104 cũng là hỗn hợp lỗi
4. động cơ và mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu
thành phạm tộI
sai động cơ và mục đích không phải là yếu tố bắt buộc
trong cấu thành tội phạm.có một số tội chỉ có động cơ chứ
không nhất thiết phải có mục đích ví dụ:như điều 78 tội phản
bội tổ quốc mục đích là lật đổ chính quyền còn động cơ không
bắt buộc
5. Cấu thành phạm tội trong lỗi vô ý vì quá tự tin luôn luôn là
cấu thành tội phạm vật chất.
mình nghĩ câu này sai nhưng không bít giải thích. có gì
sai mong bạn chỉ
6. người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã
hội do sựu kiện bất ngờ trong mọi trường hợp không phải chịu
TNHS.
8
7. Phạm tội chưa đạt do nguyên nhân khách quan thì
người phạm tội không phải chịu TNHS.
Sai dù cho nguyên nhân khách quan thì người phạm tội
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tôi chưa đạt.câu hỏi này
của bạn mình thấy có vẻ không đúng
8. Các giai đoạn thực hiện tội phạm luôn đặt ra với các tội thực
hiện ở mọi loại lỗi.
Sai bởi vì giai đoạn phạm tội chỉ đặt ra ở lỗi cố ý trực
tiếp và gián tiếp còn vô ý không bị
9. Người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
TNHS trong mọi trường hợp.
.người tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội chỉ được
miễn trách nhiệm hình sự với điều kiện khi tự ý nửa chừng
chấm dứt hành vi phạm tội không có ai ngăn cản thứ hai hậu
quả chưa xảy ra
10. Cấu thành tội phạm hình thức là loại tội phạm mà dấu hiệu
hậu quả là không bắt buộc.
Sai bởi vì cấu thành hình thức hậu quả cũng xảy ra trên
thực tế như theo điểm khoản 3 điều 111
11. Ngưới bị cưỡng bức về mặt tinh thần trong mọi trường hợp
không phải chịu TNPL.
9
Sai có thể cấu thành tội bức tử
12. Hình phạt trục xuất áp dụng cho tất cả các chủ thể có hành
vi tội phạm lãnh thổ xâm phạm an ninh quốc gia.
Sai bởi vì hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ anh ninh
quốc gia chỉ bị trục xuất đối với chủ thể là người nước ngoài
còn người việt nam không bị
10