Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Báo Cáo Tổng Hợp Vận Dụng Phương Pháp Hồi Quy Để Tìm Mối Quan Hệ Giữa Các Nhân Tố Kinh Tế Xã Hội Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.72 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM.............................................................3
1.1 Tổng quan chung về thị trường chứng khoán..............................................3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm, chức năng thị trường chứng khoán................3
1.1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam...................................4
1.2 Các nhân tố kinh tế xã hội có thể gây ảnh hưởng tới sự biến động trong
thị trường chứng khoán.......................................................................................5
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index)................................5
1.2.2. Giá dầu.....................................................................................................7
1.2.3. Giá vàng...................................................................................................8
1.2.4. Tỷ giá........................................................................................................9
1.2.5. Lãi suất..................................................................................................11
1.3 Giới thiệu chung về phương pháp hồi quy tương quan............................14
1.3.1. Khái niệm...............................................................................................14
1.3.2. Phương trình hồi quy – tương quan....................................................15
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY TƯƠNG QUAN ĐỂ
XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI TỚI
CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VN-INDEX:.........................................20
2.1. Giới thiệu cơ quan thực tập và nguồn số liệu sử dụng.............................20
2.1.1. Giới thiệu cơng ty Cổ phần chứng khốn Đông Nam Á:....................20
2.1.2. Giới thiệu nguồn số liệu sử dụng:........................................................21
2.2. Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan phân tích các nhân tố kinh
tế xã hội ảnh hưởng đến chỉ số Vn-index giai đoạn 2005-2015.......................22
2.2.1. Kiểm định tính dừng (kiểm định nghiệm đơn vị- ADF):.....................22
2.2.2. Phân tích mối quan hệ bằng mơ hình đơn biến:.................................23


2.2.3. Mơ hình hồi quy đa biến:......................................................................29


2.3.2. Nhận xét mơ hình..................................................................................31
2.4. Khuyến nghị và kết luận.............................................................................31
PHỤ LỤC.................................................................................................................33


ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Tính cấp thiết của đề tài.
Thị trường chứng khốn là một bộ phận khơng thể thiếu của nền tài chính mỗi
quốc gia trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Kể từ khi chính thức khai sinh ra thị
trường chứng khoán Việt Nam vào năm 1998 tới nay, thị trường đã trải qua rất
nhiều biến động thăng trầm. Cho tới nay, chứng khoán đã là một kênh đầu tư được
nhiều người lựa chọn với nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời bên cạnh những
kênh đầu tư truyền thống như ngoại tệ, vàng hay bất động sản. Thị trường chứng
khoán Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như số lượng vốn
huy động qua thị trường chứng khốn, số lượng cơng ty niêm yết, số lượng cơng ty
chứng khốn, số lượng nhà đầu tư đã tăng trưởng nhanh. Cùng với sự đi lên và lớn
mạnh của thị trường chứng khoán trong nước là việc tìm ra đâu là những nhân tố gây
ảnh hưởng tới tình hình phát triển chung của thị trường để qua đó có những giải pháp
và hướng đi đúng nhằm giúp chứng khoán trở thành một kênh đầu tư minh bạch và
phát triển hơn nữa trong tương lai. Trong khn khổ đề tài này, tơi muốn tìm ra
những nhân tố kinh tế xã hội nào có thể tác động tới chỉ số thị trường chứng khốn
Việt Nam và tìm ra mối quan hệ giữa chúng.
Xuất phát từ thực trạng vấn đề nêu trên, em lựa chọn đề tài “Vận dụng phương
pháp hồi quy để tìm mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế xã hội và thị trường
chứng khốn Việt Nam” làm đề án của mình.
2- Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế xã hội với
chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán Việt

Nam.
+ Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua.

1


+ Làm rõ được các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự biến động của chỉ
số chứng khoán Vnindex trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp thị trường chứng khoán phát triển vững
mạnh hơn trong tương lai.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ số
chứng khoán Việt Nam (Vn-index).
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Nội dung đề tài tập trung vào các nhân tố về kinh tế xã
hội như chỉ số giá tiêu dung CPI, giá vàng, giá dầu, tỷ giá, lãi suất và chỉ số chứng
khoán Việt Nam.
+ Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ năm 2005 đến nay- năm 2015.
4- Nội dung nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tăng giảm của thị trường chứng
khoán.
- Giải pháp giúp thị trường chứng khoán thay đổi lành mạnh và bền vững hơn.
- Kết luận .

2


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHỐN VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
1.1 Tổng quan chung về thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm, chức năng thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán, trao đổi các loại chứng khoán
giữa các chủ thể tham gia. Các chứng khoán dài hạn là các cơng cụ có thời gian đáo
hạn ngay từ khi phát hành dài hơn 1 năm.
Thị trường chứng khốn có các đặc điểm cơ bản sau:
+ Đây là phương thức cung cấp và huy động vốn trực tiếp, người có vốn nhàn
rỗi và người có nhu cầu vốn trực tiếp tham gia thị trường mà khơng thơng qua trung
gian tài chính như ngân hàng.
+ Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo với sự tham gia của
nhiều người mua và bán; giá hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu.
+ Là thị trường vừa gắn với hình thức tài chính dài hạn, vừa gắn với hình thức
tài chính ngắn hạn.
Chức năng của Thị trường chứng khốn
+ Kênh huy động và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh: Đây là chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán. Thị trường
chứng khoán thực hiện chức năng kinh tế cơ bản là đưa các nguồn vốn từ các hộ gia
đình, doanh nghiệp và chính phủ có nguồn vốn dư thừa khi chi tiêu ít hơn thu nhập
của họ sang những chủ thể thiếu vốn khi họ muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập họ
có.
+ Cơng cụ để ổn định kinh tế vĩ mơ: thị trường chứng khốn là một kênh quan
trọng qua đó chính phủ thực thi các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tài
chính- tiền tệ để ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát. Một thị trường chứng khoán
phát triển lành mạnh sẽ tạo điều kiện giảm thiểu vấn đề về sai lệch kép, trong đó các
thị trường trái phiếu và cơng cụ phái sinh đóng vai trò rất quan trọng.

3



+ Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán: thị trường chứng
khoán giúp cho các chủ thể tham gia có thể mua bán chứng khốn một cách thuận lợi,
dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Tính thanh khoản do thị trường
chứng khốn đem tới sẽ giúp cho dòng vốn được luân chuyển nhanh và trở thành một
kênh huy động vốn cũng như kênh đầu tư hiệu quả.
1.1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nền kinh tế thị trường đi cùng với nó tất yếu là việc cần phải có thị trường
chứng khoán làm cầu nối cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh.
Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký nghị định số số 42/CP ban hành về chứng khốn
và thị trường chứng khốn chính thức Việt Nam ra đời thị trường chứng khốn Việt
Nam được hình thành và phát triển với việc thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà
nước với 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán (nay là sở giao dịch chứng khoán):
- Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh
(TTGDCKTPHCM- HOSE) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QD- TTg
ngày 11/7/ 1998 khai trương ngày 20/7/2000 với phiên giao dịch đầu tiên ngày
27/7/2000 với hai cổ phiếu là SAM và REE.
- Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) thành lập ngày
11/7/1998 phiên đấu giá đầu tiên ngày 8/3/2005 phiên giao dịch thứ cấp đầu tiên
ngày 14/7/2008.
Trải qua 15 năm mở cửa, thị trường chứng khốn đã có những bước tiến bộ
vượt bậc cả về lượng vốn hóa, thanh khoản cũng như chất lượng các công ty niêm
yết trên cả hai sàn.
1.1.2.2 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015 đã dần có những bước
chuyển biến mang tính tích cực hơn về sự chuyên nghiệp trong cách vận hành, quản
lý cũng như sự phát triển chung của thị trường. Có thể kể đến việc áp dụng thơng tư
36/2014/TT-NHNN, qua đó thắt chặt hơn nguồn vốn vay “margin” khi tham gia thị
trường chứng khoán, giúp thị trường trở nên vững vàng, khó bị ảnh hưởng tiêu cực


4


theo hiệu ứng domino khi thị trường diễn biến xấu. Hay như việc ban hành quy định
về việc nới room cho các công ty cổ phần với chế tài, hướng dẫn cụ thể góp phần
giúp nguồn vốn ngoại mạnh dạn hơn trong việc tìm tới thị trường Việt Nam vốn lâu
nay bị giới hạn bởi room cho nhà đầu tư nước ngồi (tỉ lệ cổ phần trên mỗi cơng ty
nước ngồi được phép mua tính tới trước khi ban hành quyết định nới room chỉ ở
mức 49% là tối đa). Tình hình thị trường đầu năm ảm đạm do áp lực thanh khoản
đến từ nguồn vay margin của các công ty chứng khốn bị giới hạn bởi thơng tư 36
làm nửa đầu năm thanh khoản thị trường giảm sút mạnh, từ 2-3 nghìn tỉ mỗi phiên
trong năm 2014 xuống cịn hơn 1 nghìn tỉ trong năm 2015, cùng với đó là 5 tháng
đầu năm ảm đạm khi vn-index chỉ dao động quanh mức 530- 545. Tuy nhiên, tính
từ 20/5, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những khởi sắc rõ nét khi chính
thức bước vào thời kì đi lên (uptrend) đến từ việc tăng giá của nhóm cổ phiếu Ngân
hàng và phần nào từ việc kí kết các hiệp định kinh tế như VKFTA, VCUTA, hay
hiệp định kinh tế Bắc Đại Tây Dương TPP.
1.2 Các nhân tố kinh tế xã hội có thể gây ảnh hưởng tới sự biến động trong thị
trường chứng khoán
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ
biến động giá cả chung qua thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
hàng ngày của người dân.
- Một số lưu ý về chỉ số giá tiêu dùng:
+ Chỉ số giá tiêu dùng chỉ phản ánh mức độ biến động của giá cả, không phản
ánh mức giá của hàng hoá và dịch vụ. Chẳng hạn: Chỉ số giá thịt gà và chỉ số giá
thịt bò tháng này so với tháng trước lần lượt là 101,5% và 100,9%, điều này khơng
có nghĩa là giá thịt gà đắt hơn giá thịt bò, mà chỉ đơn giản là giá thịt gà tháng này so
với tháng trước đã tăng (1,5%) cao hơn so với mức tăng giá của thịt bò (0,9%).

+ Chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh mức biến động giá theo khơng gian, có
nghĩa là CPI khơng so sánh mức giá giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
với nhau. Chẳng hạn, chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh A và tỉnh B tháng này so tháng

5


trước lần lượt là 100,5% và 100,3%, có nghĩa là tốc độ tăng giá tiêu dùng chung của
tỉnh A tháng này so tháng trước cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng chung của tỉnh B,
điều này khơng có nghĩa là giá tiêu dùng của tỉnh A cao hơn tỉnh B.
+ Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động thuần tuý về giá (đã loại trừ ảnh
hưởng của những thay đổi về lượng hoặc chất lượng của hàng hoá và dịch vụ liên
quan).
- Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng :
Chỉ số giá tiêu dùng là một trong những chỉ số giá quan trọng trong hệ thống
chỉ số giá của nước ta. Nó là chỉ tiêu chất lượng được nhiều cấp, nhiều ngành quan
tâm.
+ Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay
đổi của mức giá chính là lạm phát.
+ Chỉ số giá tiêu dùng là cơ sở để Chính phủ điều chỉnh chính sách lương cho
cơng nhân viên chức.
+ Chỉ số giá tiêu dùng là công cụ gián tiếp phản ánh tinh hình sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng.
+ Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức sống dân cư.
+ Chỉ số giá tiêu dùng cũng là một trong những chỉ tiêu mà căn cứ vào đó Nhà
nước đặt ra các chính sách tác động đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không những chỉ liên quan đến lĩnh vực sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng mà nó cịn liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ của một
quốc gia. Việc tính tốn một cách chính xác chỉ số giá tiêu dùng rất cần thiết, giúp

cho các cấp lãnh đạo đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế từ đó có những biện pháp
điều chỉnh phù hợp góp phần làm ổn định tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Công thức áp dụng tính Chỉ số giá tiêu dùng:
+ Ở hầu hết các nước số liệu CPI được công bố thường được mô tả là đã được
tính tốn bằng cách sử dụng chỉ số Laspeyres, nhưng các tính tốn thực tế có thể

6


khác nhau do giá giai đoạn cơ sở và số lượng /chi phí được ghi nhận theo thời gian
khác nhau.
+ Tại Việt Nam: Áp dụng cơng thức Laspeyres bình qn nhân để tính chỉ số
giá tiêu dùng (các chỉ số giá có quan hệ tích số với nhau):
n

I

Trong đó: I

t →0

t →0

n

=∏
i=1

( )
Pit


Pi0

w

i

=

∏ (P )
i=1
n

i

i w
t

i w
0

(P )

i=1

i

(1)

Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;


Pt Giá tiêu dùng kỳ báo cáo t;
P0 Giá tiêu dùng kỳ gốc 0;
n

Là số mặt hàng;

ƯW i =

0

0

pi qi
n

∑ p 0i q 0i
i=1

Quyền số cố định kỳ gốc 0.
1.2.2. Giá dầu
Có một lý thuyết phổ biến tồn tại trong giới nghiên cứu thị trường cổ phiếu là:
sự thay đổi ở mức giá của những nhân tố chinh tác động tới nền kinh tế, ví dụ như
dầu, và tình hình chung của thị trường chứng khốn có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Lý thuyết này cho rằng sự gia tăng của giá dầu sẽ làm tăng thêm chi phí cho
phần lớn hoạt động kinh doanh và buộc người tiêu dùng cuối phải chi tiêu nhiều
hơn cho tiền xăng, do đó làm giảm doanh thu của nhà kinh doanh.
Trước hết ta cần xác định cách tính giá dầu chung tại thị trường quốc tế. Có
thể nhiều khi chúng ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi giá dầu không phải lúc nào cũng
được phản ánh chính xác ở tiệm xăng. Giá dầu được xác định liên quan tới rất nhiều

nhân tố liên quan từ chính trị cho tới cách thức vận chuyển. Phía nhà cung cấp và
người mua sẽ sử dụng Brent Crude index- chỉ số giá dầu thô ngọt nhẹ để tính giá
dầu được vận chuyển. Điều cơ bản để xác định mức giá trên thị trường chính là quy

7


luật cung cầu. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá giảm, ngược lại, muốn mua nhiều hơn
muốn bán thì giá sẽ tăng. Thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển, khả năng lưu
trữ, thời tiết, nền kinh tế, sức khỏe thị trường và sự sẵn có của tiền mặt và tín dụng
đều có ảnh hưởng tới giá dầu.
Mỗi loại chỉ số giá dầu thơ này có thể tăng hoặc giảm tùy theo lượng người
muốn mua dầu vào ngày hơm đó. Rất nhiều người đầu tư vào dầu thô trong những
phiên giao dịch này thực chất khơng bao giờ có ý định mua và sử dụng chúng.
Những người này chỉ muốn mua hợp đồng tại mức giá thấp và sau đó sẽ bán lại khi
chúng đạt mức giá cao hơn. Khi những nhà đầu tư tham gia thị trường thì lúc đó rất
nhiều yếu tố có thể tác động tới cấu trúc giá cả. Tình hình kinh tế chính trị tại một
nơi nào đó trên thế giới có thể gặp tác động xấu, qua đó cũng có thể làm mức giá
dầu tăng lên. Việc một nước sản xuất lên, ví dụ như Trung Quốc gặp khủng hoảng
trong khâu sản xuất, cũng có thể làm nhu cầu dầu thơ giảm, kéo theo đó là việc
giảm giá dầu tên tồn thế giới.

Có thể nói, rất nhiều yếu tố nằm ngồi bản thân

mức giá sản xuất, khai thác dầu mỏ có thể ảnh hưởng tới giá dầu trên trường thế
giới. Và giá dầu, với đặc thù là nguồn nguyên liệu chính của nhiều ngành công
nghiệp nặng, cũng sẽ ảnh hưởng trở lại tới thị trường tài chính, chứng khốn.
1.2.3. Giá vàng
Trong các kim loại quý, vàng là công cụ đầu tư phổ biến nhất. Nhà đầu tư
thường mua vàng như một cách phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là thông qua các hợp

đồng tương lai hay giao dịch phái sinh. Thị trường vàng là sân chơi của những nhà
đầu cơ cũng như những nhà đầu tư từ các thị trường khác.
Từ năm 1919 nguồn tính giá vàng quy chuẩn phổ biến nhất là thị trường thiết
lập giá vàng cố định tại Londo, nơi mỗi ngày có 2 lần thiết lập giá vàng quy chuẩn
thơng qua 5 tổ chức tín dụng vàng lớn nhất. Ngồi ra, vàng còn được giao dịch tại
thị trường thứ cấp trên khắp mọi nơi trên thế giới, mỗi nơi có một mức giá và luật
chơi khác nhau.
Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh
khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003, dẫn từ Nguyễn

8


Thị Hòa, 2011). Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế
trên thế giới trong đó có TTCK. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến lược
quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa
có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch
đảo với xu huớng của TTCK.
Tóm lại, có thể thấy rằng giá vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh
bão” giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh
- các thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như
thế này, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức độ tác động
mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh tế.
1.2.4. Tỷ giá
Khái niệm:
Trong một nền kinh tế mở, khi cư dân các nước thực hiện giao dịch kinh tế với
nhau, một vấn đề nảy sinh là sự khác biệt giữa các đồng tiền mà các nước sử dụng.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền
tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiềncủa
các quốc gia khác nhau. Nó là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi

hàng hóa dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia.
Có 2 cách niêm yết giá, nhưng phần lớn các nước trên thế giới, bao gồm Việt
Nam, đều niêm yết giá theo cách thứ nhất : phương pháp biểu hiện trực tiếp tức là
sẽ niêm yết bao nhiêu đồng nội tệ mua được một đồng ngoại tệ. Theo phương pháp
này thì ngoại tệ là đồng yết giá, nội tệ là đồng định giá. Cách niêm yết thứ hai là
phương pháp biểu hiện gián tiếp: số đồng ngoại tệ mua được môt đồng nội tệ, chỉ
được sử dụng tại 1 số ít quốc gia như Mỹ, Anh, và khu vực châu Âu sử dụng đồng
tiền chung euro. Theo phương pháp này nội tệ là đồng yết giá còn ngoại tệ là đồng
định giá.
Xác định tỷ giá hối đối:
Giống như mọi thị trường hàng hóa thơng thường, mức giá cân bằng của thị
trường chính là mức giá mà ở đó cung cầu hồng hóa cân bằng nhau. Trong thị

9


trường ngoại hối, tỷ giá hối đối cân bằng chính là mức tỷ giá cân bằng cung cầu
ngoại tệ trên thị trường.
Cầu ngoại tệ:
Nhu cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối xuất hiện khi các tác nhân kinh tế
trong nước muốn nắm giữ ngoại tệ.
Thứ nhất là để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu mua hàng nước ngoài
sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Thu nhập trong nước, giá cả hàng hóa
nước ngồi và trong nước, tỷ giá hối đối, chính sách thuế nhập khẩu, và các yếu tố
khác. Nhu cầu ngoại tệ cũng phát sinh khi bạn muốn nắm giữ các tài sản nước ngoài
như trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi được ghi bằng ngoại tệ, hoặc bất động sản ở nước
ngoài. Nhu cầu năm giữ các tài sản nước ngoài chủ yếu phụ thuộc vào mức lợi tức
và mức rủi ro của những tài sản này.
Cung ngoại tệ:
Nguôn cung ngoại tệ trên thị trường xuất phát từ hoạt động xuất khẩu của

quốc gia đó. Khi người nước ngồi mua hàng của Việt Nam, họ sẽ cần phải trả
ngoại tệ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, và do đó mang lại nguồn cung ngoại tệ
cho Việt Nam.
Nguồn cung ngoại tệ cũng đến từ hoạt đơng đầu tư nước ngồi vào Việt Nam,
trong đó đáng chú ý nhất là nguồn đầu tư nước ngồi trực tiếp và cho vay chính
thức từ các tổ chức quốc tế.
Ở Việt Nam, một nguồn cung ngoại tệ khá quan trọng cần phải kể đến là
nguồn kiều hối gửi về và các nguồn viện trợ từ các tổ chức chính thức và phi chính
thức khác.
Ngồi ra, nguồn cung ngoại tệ có thể xuất phát từ sự can thiệp của Ngân hàng
trung ương trên thị trường ngoại hối. Khi ngân hàng trung ương quyết định bán
ngoại tệ ra thị trường nhằm điều chỉnh tỷ giá về mức mục tiêu thì nó sẽ làm gia tăng
nguồn cung ngoại tệ.

10


Xác định tỷ giá cân bằng:
Tại mức tỷ giá cân bằng, lượng cung và lượng cầu ngoại tệ cân bằng nhau nên
thị trường sẽ khơng có áp lực phải điều chỉnh tỷ giá, còn khi bị lệch ra khỏi vị trí
này thì sẽ xuất hiện những áp lực từ thị trường để đưa tỷ giá quay trở lại trạng thái
cân bằng. Khi nội tệ lên giá thì thị trường xảy ra tình trạng dư cầu ngoại tệ do mua
hàng nước ngoài tăng lên trong khi lượng hàng xuất khẩu giảm xuống. Tình trăng
dư cầu ngoại tệ sẽ khiến cho ngoại tệ lên giá để cân bằng lại thị trường. Ngược lại,
khi nội tệ mất giá thì thị trường xảy ra tình trạng dư cung ngoại tệ do lượng hàng
xuất khẩu tăng mạnh cịn lượng hàng xuất khẩu giảm xuống. Tình trạng dư cung
ngoại tệ sẽ khiến cho ngoại tệ giảm giá để cân bằng lại thị trường.
1.2.5. Lãi suất
 Khái niệm về lãi suất:
+ Các quan điểm về lãi suất:

Karl Marx : Lãi suất là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất
phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì việc đã sử dụng vốn trogn khoảng thời gian nhất
định
Các nhà kinh tế học về lượng cầu tài sản : Lãi suất là cơ sở để xác định chi phí
cơ hội của việc nắm giữ tiền
Ngân hàng thế giới: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn
Các nhà kinh tế học hiện đại : Lãi suất là giá cả cho vay, là chi phí về việc sử
dụng vốn và những dịch vụ tài chính khác
 Phân loại lãi suất
+ Phân loại theo dộ dài thời gian.
-

Ngắn hạn: dưới 12 tháng

-

Trung hạn: từ 12 tháng đến 5 năm

-

Dài hạn: trến 5 năm

+ Phân loại theo loại tiền
- Lãi suất nội tệ: được tính trên cở sở đồng tiền của quốc gia sử dụng,được áp
dụng trong khuôn khổ đi vay hoặc cho vay bằng đơng tiền của quốc gia đó.

11


- Lãi suất ngoại tệ: đây là lãi suất được tính trên cơ sở những đồng tiền của

nước ngồi được thực hiện khi đi vay hoặc cho vay bằng ngoại tệ.
+ Phân loại theo phương pháp tính lãi
- Lãi suất đơn: là lãi suất chỉ tính trên số tiền vốn,khơng bao gồm số tiền lãi kỳ
trước.
-

Lãi suất kép: được hình thành bằng cách ghép lãi đơn trong kỳ vào vốn để

tính lãi cho kỳ tiếp theo và có thể tiếp tục mãi.
+ Phân loại theo giá trị thực:
- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất của tài san trên đơn vị tiền tệ.
- Lãi suất thực tế: là lãi suất được chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự
tính về mức giá,do đó nó phản ánh chính xác hơn chi phí thực của việc vay tiền.
+ Phân loại theo nghiệp vụ ngân hàng.
- Lãi suất huy động: là lãi suất mà ngân hang đưa ra nhằm huy động vốn nhàn
rỗi trong xã hội,trong đó lãi suất tiền gửi có vị trí quan trọng.
- Lãi suất cho vay: là lãi suất mà người đi vay của ngân hàng căn cứ vào đó để
trả lãi vay cho ngân hàng.
 Phương pháp đo lường lãi suất:
+ Lãi suất đơn : Là lãi suất mà việc thanh toán tiền gốc và tiền lãi chỉ được
tiến hành một lần tại thời điểm hợp đồng đến hạn
C1 = C0 + C 0 .i
C2 = C1 + C0.i = C0 + 2. C0 .i = C0 (1 + 2i)
….
Cn = C0 ( 1 + ni)
+ Lãi suất kép : Những hợp đồng tài chính có nhiều kỳ tính lãi, mà lãi của kỳ
trước được gộp chung với gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo, phương pháp tính lãi như
vậy được gọi là lãi suất kép ( lãi mẹ đẻ lãi con)
C1 = C0 + C0.i
C2 = C1 + C1.i

= C0 ( 1+ i)2

12


………
Cn = C0 (1+ n)n
Lãi suất hoàn vốn : là lãi suất cân bằng giá trị hiện tại của dòng tiền thanh tốn
tương lai với giá trị hơm nay của khoản tiền đó
Cn = C0 ( 1+ n )n
 C0 = Cn / ( 1+ i)n
 Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
Lãi suất trong nên kinh tế thị trường luôn biến động phụ thuộc vào các nhân tố
kinh tế vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác.
-

Ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay.

Lãi suất là giá cả của việc cho vay vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cungcầu quỹ cho vay hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều dẫn đến
sự thay đổi của lãi suất trên thị trường.
-

Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng.

Khi mức lạm phát có xu hướng tăng lên trong một thời kỳ nào đó,lãi suất cugn
có xu hướng tăng lên.
-

Ảnh hưởng của bội chi ngân sách.
Một cách đơn giản nhất,bội chi ngân sách của trung ương và địa phương


trực tiếp làm cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất.
-

Những thay đổi về thuế.

Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất
giông như khi thuế tác động lên giá cả hàng hóa.Nếu các hình thức về thuế này tăng
lên cũng có nghĩa là điều tiết đi một phần thu nhập của nhưng cá nhân và tổ chức
cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người than gia kinh doanh chứng khoán.
-

Những thay đổi trong đời sống xã hội.

Ngồi nhứng yếu tố được trình bày ở trên,sự thay đổi của lãi suất còn chịu
ảnh hưởng của những yếu tố về đời sống xã hội khác.

13


1.3 Giới thiệu chung về phương pháp hồi quy tương quan
1.3.1. Khái niệm
1.3.1.1. Khái niệm hồi quy - tương quan
Hồi quy - tương quan là phương pháp phân tích dựa trên mối liên hệ phụ thuộc
của một biến kết quả (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến nguyên nhân ( biến
độc lập), mối liên hệ phụ thuộc này được xây dựng dựa trên phương trình hồi quy
có thể là tuyến tính hay phi tuyến, trên cơ sở phương trình hồi quy có thể ước lượng
và giải thích được sự biến động của các biến phụ thuộc dựa vào sự biến động của
các biến độc lập.
1.3.1.2. Liên hệ hàm số và liên hệ tương quan

Tùy theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các hiện tượng thì ta có thể
chia mối liên hệ thành hai loại là liên hệ hàm số và liên hệ tương quan.
Liên hệ hàm số: là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, tức là khi hiện tượng này
thay đổi thì hồn tồn quyết định sự thay đổi của hiện tượng có liên quan theo một
tỷ lệ tương ứng chặt chẽ. Liên hệ hàm số khơng những được biểu hiện ở tổng thể
mà nó còn được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt. Liên hệ hàm số được viết dưới
dạng tổng quát y = f(x).
Liên hệ tương quan: là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ, tức là khi hiện
tượng này thay đổi thì có thể làm cho hiện tượng liên quan thay đổi nhưng khơng
hồn tồn quyết định. Đây là mối liên hệ mà với một giá trị của tiêu thức nguyên
nhân sẽ tương ứng với nhiều giá trị của tiêu thức kết quả. Chỉ có quan sát số lớn thì
bản chất của mối liên hệ mới được biểu hiện vì vậy mối liên hệ tương quan không
được biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt mà chỉ được biểu hiện trên tổng thể (số lớn).
1.3.1.3 Nhiệm vụ của phương pháp hồi quy tương quan
Xây dựng phương trình hồi quy và giải thích ý nghĩa các tham số trong
phương trình hồi quy. Từ phân tích định tính dựa trên mối liên hệ giữa các hiện
tượng kinh tế - xã hội để tìm ra các mối liên hệ tức là xác định tiêu thức kết quả và
các tiêu thức nguyên nhân từ đó xác định phương trình hồi quy.

14


Đánh giá chiều hướng và cường độ của mối liên hệ tương quan là mối liên hệ không
chặt chẽ nên khi tìm được mối liên hệ và phương trình hồi quy cần đánh giá trình độ
chặt chẽ và chiều hướng của mối liên hệ cũng như đánh giá xem tiêu thức nguyên
nhân giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến động của tiêu thức kết quả.
1.3.2. Phương trình hồi quy – tương quan
1.3.2.1 Phương trình hồi quy – tương quan đơn
Phương trình hồi quy tương quan đơn thể hiện mối quan hệ giữa một biến phụ
thuộc và một biến độc lập bằng phương trình tuyến tính – phương trình bậc nhất

theo biến số. Do số liệu thu thập được là số liệu từ điều tra mẫu nên phương trình
hồi quy được xây dựng trên số liệu mẫu có dạng:
Y^i = β0 + β1X

(1)

Hàm (1) biểu diễn mối quan hệ tất định giữa hai biến X và Y ngụ ý rằng nếu
biết giá trị của biến X thì ta sẽ biết chắc chắn giá trị của biến Y mà không có sai số.
Tuy nhiên trong thực tế, điều này là khơng phù hợp vì ngồi biến X biến Y cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Mặc dù muốn quan sát chính mối quan hệ tuyến
tính giữa X và Y nhưng cũng không thể bỏ đi mối quan hệ của tất cả các biến khác.
Do đó để hợp lý hơn, ta viết (1) lại như sau:
Yi = β0 + β1 Xi + ε i

(2)

Phương trình (2) được gọi là phương trình tổng thể chung.
Hàm hồi quy tương quan bội là sự mở rộng của hàm hồi quy tương quan đơn
về số lượng biến độc lập. Do đó phương pháp ước lượng mơ hình, ý nghĩa các hệ
số, đặc điểm và tính chất… của hàm hồi quy tương quan đơn cũng tương tự như
hàm hồi quy tương quan bội. Để tìm hiểu một cách tổng quát, những nội dung trên
sẽ được trình bày chung khi tìm hiểu hàm hồi quy – tương quan bội.
1.3.2.2 Phương trình hồi quy – tương quan bội
Mơ hình hồi quy hai biến trong mục 1.3.2.1 cho phép đánh giá tác động của
một biến độc lập X lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi các giả thiết từ 1
– 5 thỏa mãn:

15



 Giả thiết 1: Biến độc lập là phi ngẫu nhiên, nghĩa là các giá trị của biến này
đã được xác định. Vì phân tích hồi quy là nghiên cứu sự biến động của biến phụ
thuộc với điều kiện xác định của biến độc lập.
 Giả thiết 2: Kỳ vọng tốn của sai số bằng 0, nghĩa là khơng có sai số trong
mơ hình do đó sẽ khơng ảnh hưởng đến biến động của biến phụ thuộc.
E(εi) = E(ε / Xi ) = 0
 Giả thiết 3: Phương sai của sai số không đổi, nghĩa là các giá trị của biến phụ
thuộc biến thiên quanh giá trị trung bình với phương sai bằng nhau:
V(εi) = V(εj) =σ 2 ∀ i¿ j
 Giả thiết 4: Khơng có tương quan giữa các sai số, nghĩa là các sai số là ngẫu
nhiên:
Cov(εi , εj) = 0 ∀ i¿ j
 Giả thiết 5: Biến độc lập và sai số khơng có tương quan với nhau, nghĩa là:
Cov( εi, X) = 0
Tuy nhiên mơ hình hồi quy tuyến tính đơn thường bị vi phạm giả thiết 5 – một
giả thiết quan trọng làm cho kết quả ước lượng khơng cịn giá trị sử dụng. Điều này
dẫn đến sự cần thiết của mơ hình hồi quy với nhiều biến độc lập hay cịn gọi là mơ
hình hồi quy bội.
1.3.2.3. Phương trình hồi quy bội tổng thể chung
Phương trình hồi quy bội tổng thể chung là phương trình được xây dựng dựa
trên kết quả nghiên cứu tổng thể có sự tham gia của nhiều biến độc lập. Mơ hình hồi
quy tổng thể bội có dạng:
Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + .…+ βkXk + εi
 Các biến số của mơ hình: Mơ hình hồi quy gồm hai loại biến số:
- Biến phụ thuộc: Là biến số mà ta đang quan tâm đến giá trị của nó, thường
kí hiệu là Y và nằm ở vế trái của phương trình. Biến phụ thuộc cịn được gọi là biến
được giải thích hay biến phản ứng.

16



- Biến độc lập: là biến số được cho là có tác động đến biến phụ thuộc, thường
kí hiệu là X và nằm ở vế phải của phương trình. Biến độc lập cịn được gọi là biến
giải thích hay biến điều khiển. Các biến số này có giá trị quan sát được.
 Sai số ngẫu nhiên: Sai số ngẫu nhiên là yếu tố đại diện cho các yếu tố có tác
động đến biến phụ thuộc ngoài những biến độc lập trong mơ hình. Trong mơ hình
chúng ta khơng có các quan sát về nó, vì thế đơi khi nó cịn được gọi là sai số ngẫu
nhiên không quan sát được. Do đó, để hàm hồi quy có ý nghĩa cần đưa ra giả thiết
cho thành phần này là tại mỗi giá trị của X thì kỳ vọng của sai số ngẫu nhiên bằng
0.
 Các hệ số hồi quy: bao gồm β1, β2, .. βk thể hiện mối quan hệ giữa biến X và
Y khi các yếu tố bao hàm trong sai số ngẫu nhiên là không đổi.
1.3.2.4 Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Trong phương trình hồi quy mẫu thì dấu và giá trị của các hệ số hồi quy cho
phép xác định chiều hướng và sự thay đổi trung bình của tiêu thức kết quả khi từng
tiêu thức nguyên nhân thay đổi. Tuy nhiên chưa cho chúng ta biết được vai trị hay
tầm trọng của mối liên hệ đó, ngun nhân là do đơn vị và tính chất của các biến
độc lập trong phương trình là khác nhau. Để xác định vai trò tác động của biến độc
lập tới biến phụ thuộc ta sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa. Hệ số hồi quy chuẩn hóa
của tiêu thức nguyên nhân nào lớn hơn thì sẽ có tác động lớn hơn.
Cơng thức xác định như sau:
Bi = b i

σx

i

σy

Trong đó: Bi : hệ số hồi quy chuẩn hóa ứng với tiêu thức nguyên nhân i

bi : hệ số hồi quy ứng với tiêu thức nguyên nhân i
σ : độ lệch chuẩn
Như vậy, hệ số hồi quy chuẩn hóa phản ánh chiều hướng giống b i và dùng để
so sánh ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.

17


1.3.2.5 Đánh giá sự phù hợp của mơ hình
Nói chung sẽ có sự sai lệch giữa các giá trị mẫu của biến phụ thuộcY i và các
ước lượng của nó Y^i. Nếu sai lệch là nhỏ, ta nói rằng hàm hồi quy mẫu khá phù hợp
với số liệu mẫu, còn nếu sai lệch là lớn thì hàm hồi quy mẫu là phù hợp thấp với số
liệu mẫu. Để đánh giá một cách định lượng sự phù hợp của hàm hồi quy mẫu,
chúng ta sử dụng khái niệm hệ số xác định kí hiệu R 2. Để đưa ra định nghĩa cho
khái niệm này, chúng ta đưa ra một số ký hiệu sau:
n

SST =∑ (Y i −Y )2 : độ dao động trong mẫu của biến phụ thuộc, thể hiện sự biến
i=1

đổi của Y quanh giá trị trung bình của mẫu nó.
n

2
SSE ¿ ∑ (Y i−Y^i ) : Tổng bình phương các phần dư
i=1

n

SSR = ∑ (Y^i−Y^ ) : Độ dao động của giá trị ước lượng, thể hiện sự biến đổi của

2

i=1

các giá trị ước lượng Y^i quanh giá trị trung bình mẫu của nó
Khi mơ hình có hệ số chặn thì: SST = SSE + SSR . Như vậy, sự biến đổi của
Y là tổng của hai thành phần: sự biến đổi của phần dư (thể hiện cho các yếu tố
khơng đưa vào mơ hình) và sự biến đổi được thực hiện bởi mơ hình kí hiệu là SSR.
Tỷ số

SSE
thể hiện phần trăm sự biến đổi của biến Y trong mẫu được giải
SST

thích bởi mơ hình, cịn được gọi là hệ số xác định của mơ hình hồi quy và được kí
hiệu là R2
R2 =

SSR
SSE
=1−
SST
SST

Vì SSR, SSE và SST đều không âm nên 0 ≤ R 2 ≤ 1. Khi R2 =1 thì biến X giải
thích được 100% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Khi R2 = 0 thì biến X hồn tồn
khơng giải thích được sự thay đổi của biến Y, khi đó ta nói rằng mơ hình là khơng
phù hợp, nghĩa là quan hệ giữa biến X và biến Y được thể hiện bằng mơ hình hồi
quy mẫu là hồn tồn khơng phù hợp với số liệu mẫu dẫn đến mơ hình hồi quy tổng
thể cũng không phù hợp.


18



×