Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tóm tắt: Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.28 KB, 30 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC HUẤN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CƠNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC PHÍA BẮC

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội, 2023


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC HUẤN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CƠNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC PHÍA BẮC

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VŨ VĂN DŨNG

Hà Nội, 2023


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc” được
xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, giáo dục đạo đức trong các trường đại học có vai trị vơ cùng quan
trọng. Bởi lẽ, giáo dục đạo đức không chỉ bồi dưỡng những kiến thức về chuẩn mực
đạo đức nói chung và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về
đạo đức cho sinh viên, mà cịn góp phần phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân
cách con người để mỗi cá nhân trở thành một Công dân tốt của xã hội.
Cùng với giáo dục đạo đức nói chung thì giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng
ln và một nhiệm vụ cần thiết, không thể thiếu được. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp giúp
sinh viên hiểu được vai trò, tầm quan trọng và nội dung của các chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp mà sinh viên cần hiểu biết tốt cho nghề nghiệp tương lai, giúp sinh viên trở thành
người thực hiện có trách nhiệm, có lương tâm nghề nghiệp trong tương lai.
Đối với học viên (sinh viên) các học viên, trường đại học Công an nhân dân
(gọi tắt là các trường đại học Công an nhân dân), giáo dục đạo đức nói chung và giáo
dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng đã và đang là nhiệm vụ cần thiết. Nó góp phần
hình thành những hành vi nghề nghiệp trong tương lai được thực hiện một cách có
trách nhiệm, có tinh thần tự giác, có lương tâm của người cán bộ Cơng an nhân dân.
Trong q trình học tập tại các trường đại học Công an nhân dân, một số học viên vẫn
sai phạm về đạo đức nghề nghiệp như coi bài, ăn trộm của bạn, chưa cấp hành đầy đủ
các qui chế về học tập và rèn luyện của nhà trường.
Hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công

an nhân dân chỉ có thể đạt được chất lượng và hiệu quả tốt khi hoạt động này được
quản lý. Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công
an nhân dân sẽ làm cho hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên được
thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục. Đảm bảo cho
hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên thực hiện tốt đầu vào, quá trình
giáo dục và đầu ra của giáo dục đạo đức cho học viên. Quản lý giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân sẽ khắc phục được những
sai phạm về đạo đức nghề nghiệp mà một số học viên vi phạm đã nêu ở trên, phát huy
được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong hoạt động giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên hiện nay.
Xuất phát từ những lý dao trên chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực
phía Bắc" làm đề tài luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc luận án

1


đề xuất một số giải pháp về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các
trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả của hoạt động quản lý này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tổng quan các Công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến về quản
lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân.
2. Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên các trường đại học Cơng an nhân dân.
3. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục, quản lý giáo dục đạo đức nghề

nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc
và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này.
4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về quản lý giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực
phía Bắc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt đông quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học viện,
trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên theo
mô hình CIPO. Đó là tập trung nghiên cứu các khía cạnh sau: 1) Quản lý đầu vào giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên 2) Quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên; 3) Quản lý đầu ra giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên; 4)
Tìm hiểu tác động của yếu tố mơi trường đến quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc.
3.2.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu thực trạng
Luận án khảo sát thực trạng các khách thể sau: Lãnh đạo các trường đại học
Công an nhân dân; lãnh đạo các phòng ban, các khoa; giảng viên; học viên các trường
đại học ông an nhân dân. Tổng số 520 người.
3.2.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 5 học viện và trường đại học Cơng an nhân
dân. Đó là: 1) Học viện Cảnh sát nhân dân; 2) Học viện An ninh nhân dân; 3) Học
viện Chính trị Cơng an nhân dân; 4) Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Cơng an
nhân dân; 5) Trường Đại học Phịng cháy, chữa cháy.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu sau: Phương
pháp tiếp cận hệ thống; Phương pháp tiếp cận theo hoạt động và nhân cách; Phương

pháp tiếp cận thực tiễn:

2


4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Nghiên cứu văn bản tại liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và tìm ra cách tiếp
cận nghiên cứu của luận án về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các
trường đại học Công an nhân dân.
4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Sử dụng các bảng hỏi được thiết kế để khảo sát định lượng về quản lý giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Luận án tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giảng viên, học viên
các trường đại học Công an nhân dân để làm rõ hơn, sâu hơn hoạt động giáo dục đạo
đức và quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công
an nhân dân.
4.2.4. Phương pháp thớng kê tốn học:
Luận án sử dụng các Cơng thức tốn học để thống kê và xử lý số liệu thống kê để
xử lý các số liệu khảo sát định lượng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp và quản lý
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân.
Các phương pháp từ 4.2.2 đến 4.2.4 sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3 tại
mục tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về lý luận: Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường
đại học Cơng an nhân dân là vấn đề cịn ít được nghiên cứu ở Việt Nam từ góc độ của
khoa học quản lý giáo dục. Nên một số vấn lý luận của đề tài có tính mới. Đó là các
nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân
dân được xác định trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, và của Bộ Công an về giáo dục đạo đức cho học viên tại các trường đại
học Công an nhân dân. Các quan điểm giáo dục này được đặt trên cơ sở lý luận của
khoa học quản lý giáo dục, trước hết là mơ hình CIPO trong quản lý giáo dục.
- Về thực tiễn: Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên và quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
các trường đại học Cơng an nhân dân. Đó là thực trạng giáo dục và quản lý đạo đức
nghề nghiệp cho học viên theo quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh
để lực lượng Cơng an nhân dân là lực lượng luôn trung thành với Đảng và nhân
dân.Luận ánđề xuất được một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên các trường đại học Cơng an nhân dân. Đó là những giải pháp mang tính đặc
thù đối với ngành Cơng an. Đây là những vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều ở
nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú hơn cơ sở lý luận về
quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân
3


dân. Đó là các khái niệm cơ bản, nội dung quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên các trường đại học Công an nhân dân. Nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Cơng an nhân dân cịn khá mới mẻ ở
Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Luận án đã đề xuất được 06 giải pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên các trường đại học Công an nhân dân. Các giải pháp này góp phần nâng
cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các trường
đại học Công an nhân dân, lãnh đạo các khoa và giảng viên nhà trường trong việc

nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục; Nội dung luận án được trình bày trong 04 chương: Chương 1: Tổng quan các
Công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên các trường đại học Công an nhân dân; Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân;
Chương 3: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học
viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc; Chương 4: Các giải pháp
quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Công
an nhân dân ở khu vực phía Bắc.
Chương 1
TỞNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Những nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp
Trong hướng nghiên cứu này có các tác giả sau:Tác giả J.Patric Dobel (1990),
tác giả Blatz C. V (1991), tác giả Jonh Hardwig (1991), Joshua joseph (2000; Daniel
E.Wueste (1998);
Yaghinlou và cộng sự (2003); Mirsepasi (2005); Lashkar Boloulki (2008);
Cheraghi S. (2009); Beigzad và Cộng sự (2010); Javaher Dashti và cộng sự (2008);
Mizgerd (2010); Beigzadvà cộng sự (2010). Các nghiên cứu này cho thấy những tiêu
chuẩn về hành vi đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng đối với việc duy trì và phát triển
một ngành nghề nào đó. Qua hành vi đạo đức nghề nghiệp người ta hiểu về mối quan
hệ đồng nghiệp trong nghề.
UNESCO đã thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội quốc tế về đạo đức trong giáo
dục (IAEE) từ năm 2011 nhằm khuyến khích các nước trên thế giới đưa giáo dục đạo
đức trở thành vấn đề học thuật nghiêm túc và quan trọng để đáp ứng những thách thức
4



về tiến bộ khoa học trên toàn cầu.
Nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp các tác giả sau: Sarah Banks (2015);
Kazuo Inamori. Hiệp hội Tham vấn tâm lý Hoa Kỳ ACA (ACA Code of Ethics, 2005)
quy định về đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ cho mục đích về đạo đức nghề nghiệp
đó là làm sáng tỏ bản chất trách nhiệm đạo đức chung nhất, duy trì sứ mệnh của hiệp
hội. Đối với nghề kế tốn, Liên đồn Kế tốn Quốc tế (IFAC) đã đưa ra 5 tiêu chuẩn
đạo đức chung cần phải có của tất cả các kế tốn chuyên nghiệp. Hiệp hội Tâm lý học
Hoa Kỳ (2010) đã ban hành các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý học.
Ngày nay, ở Việt Nam nhiều ngành nghề đã ban hành các nguyên tắc quy định về các
tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như: ngành kế tốn, tịa án, hội nhà báo.
1.2. Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đã
có một số Cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: Lưu Thu Thủy (2003),
Kiều Thị Kiều Thanh (2013), Phan Văn Nhân (2009), Trần Hữu Quang (2004), Nguyễn
Huy Phòng (2013), Bùi Thị Tuyết Mai, Nguyễn Bá Hùng (2010), Nguyễn Thị Trường
Giang (2010), Nguyễn Hoàng Hải (2012), Nguyễn Anh Tuấn (2008),Nguyễn Thu
Trang, Trần Tiến Khoa, Lê Thị Thanh Xuân (2014), Nguyễn Thanh Nga (2015),Hứa
Thị Kiều hoa (2015), Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (1998), Phạm Minh Hạc
(2005), Trần Hải Minh (2018, Nguyễn Hữu Thụ…Các nghiên cứu này cho rằng đạo
đức nghề nghiệp như “một cái phanh hãm để ngăn chặn sự suy thoái của thể chế, của
bản. Nó là sức mạnh tự bảo vệ để con người và thể chế nhà nước không tự đánh mất
mình, không rơi vào tình trạng tự huỷ hoại… Đó là tình yêu nghề, Có tinh thần trách
nhiệm cao với nghề;
1.3. Những nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Những nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp
có nhiều tác giả quan tâm, song những nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức nghề
nghiệp lại rất khiêm tốn, nhất là ở Việt Nam. Có thể nêu ra một số tác giả sau: Robert
Allan Cooke and Leo V. Ryan (2007), Koehn (1994); Rapkins (1996) ,Joseph A.

Petrick Robert F. Scherer (2005), Nguyễn Thanh Phú (2014).
Nhận xét các cơng trình nghiên cứu
Qua tởng quan các cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước về đạo đức
nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp và quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho thấy ở trên thế giới, việc nghiên cứu các vấn đề về đạo đức, giáo dục đạo đức,
đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp được các nhà triết học, giáo
dục học quan tâm.Các tác giả ngoài nước tiếp cận dưới nhiều góc độ, đề cập tới mọi
khía cạnh khác nhau đảm bảo tương đối hồn chỉnh, có tính khoa học, hệ thống,
chuyên sâu cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn về đạo đức nghề nghiệp.
Ở nước ta, đã có một số cơng trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp, giáo
dục đạo đức nghề nghiệp, quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Các công trình này
nhìn nhận vấn đề đạo đức từ nhiều góc độ. Các nghiên cứu đã phân tích vấn đề từ góc
độ lý luận về đạo đức nghề nghiệp (khái niệm, biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp) và

5


từ góc độ thực tiễn của vấn đề, chỉ ra thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong
nhà trường, thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường, đề ra
một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường. Tuy vậy,
những nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường đại học
còn rất khiêm tốn, đặc biệt cịn rất ít nghiên cứu về giáo dục đạo đức trong các trường
đại học Công an nhân dân dân. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ, cần được nghiên cứu một
cách có hệ thống. Đây cũng là lý do để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Cơng an nhân dân ở
khu vực phía Bắc”.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG AN NHÂN DÂN

2.1. Lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại
học Công an nhân dân
2.1.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp ngành Công an nhân dân
2.1.1.1. Đạo đức
Khái niệm đạo đức: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong
quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức: Nghĩa vụ; Lương tâm;Thiện và ác.
2.1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nghề
nghiệp nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho đáp ứng được các
yêu cầu của nghề nghiệp, phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ
xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
2.1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp ngành Công an nhân dân
Khái niệm: Đạo đức nghề nghiệp ngành Công an nhân dân là tổng hợp các qui
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp ngành Cơng an nhân dân nhờ nó lực lượng
Cơng an nhân dân tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho hồn thành tớt nhiệm
vụ được giao, phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của dân tộc, đảm bảo độc lập tự do
của Tổ quốc, cuộc sống bình yên của nhân dân.
Cơ sở để xác định đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên các trường đại học Công an nhân dân; 1) Chức năng, nhiệm vụ của ngành
Công an nhân dân; 2) Hướng dẫn của Bộ Công an về chương trình đào tạo các trình
độ đại học; 3) Chương trình đào tạo của các Học viện, trường đại học, Công an nhân
dân khu vực phía Bắc
2.1.1.4. Nội dung đạo đức nghề nghiệp ngành Công an nhân dân
Luôn nêu cao tinh thần yêu nước và hành động yêu nước; Rèn luyện, nâng cao

6



đạo đức cách mạng; Có lối sống giản dị, trong sáng; Rèn luyện phong cách tư duy và
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; Nêu cao tính tiên phong, xung kích; Ý thức
xây dựng nội bộ; Tình yêu nghề.
2.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công
an nhân dân
2.2.1. Khái niệm
- Khái niệm giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức là quá trình tổ chức hoạt động
truyền thụ và rèn luyện nhằm hình thành ở người học nhận thức, tình cảm, thái độ đối
với các chuẩn mực đạo đức, qua đó hình thành hành vi đạo đức một cách phù hợp và
đúng đắn.
- Khái niệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là q
trình tở chức hoạt động truyền thụ và rèn luyện nhằm hình thành ở người học nhận thức,
tình cảm, thái độ đối với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, qua đó hình thành và tự
giác điều chỉnh hành vi đạo đức nghề nghiệp một cách phù hợp và đúng đắn.
- Khái niệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân
Từ khái niệm đạo đức, giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp ngành Công
an nhân dân có thể xác định giáo dục đạo đức nghề nghiệp như sau:
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học ngành Công an
nhân dân là quá trình tổ chức hoạt động truyền thụ và rèn luyện nhằm hình thành ở học
viên nhận thức, tình cảm, thái độ đối với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành
Cơng an nhân dân, qua đó hình thành hành vi đạo đức nghề nghiệp và tự giác điều
chỉnh hành vi đạo đức nghề nghiệp ngành Công an nhân dân một cách phù hợp và đúng
đắn, sao cho hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của
dân tộc, đảm bảo độc lập tự do của Tổ q́c, cuộc sớng bình n của nhân dân.
2.2.2. Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân
2.2.2.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại
học Công an nhân dân

- Về kiến thức: Giúp học viên các trường đại học Công an nhân dân biết về một
số chuẩn mực, qui tắc, hành vi đạo đức mang tính pháp luật phù hợp với yêu cầu của
nghề nghiệp ngành Cơng an nhân dân, từ đó các học viên ý thức được trách nhiệm của
mình đối với nhân dân và Tổ quốc.
- Về thái độ: Giúp cho học viên các trường đại học Cơng an nhân dân có thái
độ đúng mục, tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ
được giao.Có trách nhiệm với hành động của mình.
- Về hành vi: Các học viên nêu cao trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong
thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, nêu cao các hành vi mang tính lương tâm của
người chiến sỹ Công an nhân dân.
2.2.2.2. Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại
học Công an nhân dân
7


Giáo dục cho học viên nêu cao tinh thần và hành động yêu nước; Giáo dục cho
học viên tinh thần rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng; Giáo dục cho học viên lối
sống giản dị, trong sáng; Giáo dục cho học viên về tinh thần rèn luyện phong cách tư
duy và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Giáo dục cho học viên nêu cao tính
tiên phong, xung kích; Giáo dục cho học viên ý thức xây dựng nội bộ; Giáo dục cho
học viên tình yêu nghề.
2.2.2.3. Hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại
học Công an nhân dân
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên thông qua các môn học trên giảng
đường; Giáo dục đạo đức cho học viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp; Giáo dục đạo đức cho học viên thông qua hoạt động thực hành nghề.
2.2.2.4. Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngành Công an nhân dân
Phương pháp đàm thoại; Phương pháp nêu gương; Phương pháp giáo dục các
phạm trù cơ bản của đạo đức (Nghĩa vụ, lương tâm, thiện và ác).


2.2.3. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm hoạt động học tập của học viên các trường
đại học Công an nhân dân
2.2.3.1. Đặc điểm tâm lý học viên
- Đặc điểm nhận thức: Học viên có khả năng nhận thức tốt về các nội dung
học, về con người, xã hội và tự nhiên. Đây cũng là lứa tuổi ham khám phá và trải
nghiệm cái mới, luôn hướng đến cái mới, đến sự sáng tạo và đổi mới.
- Đặc điểm tình cảm: Học viên có tình cảm về bạn khác giới, tình bạn nói
chung ở mức sâu. Điều này làm cho đời sống tình cảm của học viên phong phú, lãng
mạn và sâu sắc. Học viên cũng ý thức được tình cảm tôn sư trọng đạo đối với các
giảng viên, lãnh đạo của nhà trường, tình cảm với các học học viên khác và tình cảm
với mọi người.
- Đặc điểm hành vi: Ở học viên đã bước đầu hình thành khá tốt khả năng tự
đánh giá và tự giáo dục của mình đối với học tập chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như
trong quan hệ với mọi người.
2.2.3.2. Đặc điểm hoạt động học tâp của học viên các trường đại học Công an
nhân dân
Chương trình học tập của học viên gồm hai hình thức cơ bản. Đó là học tập trên
giảng đường và các hoạt động thực hành nghề. Mỗi ngành có những hình thức thực
hành nghề riêng. Nhưng điểm chung của hoạt động thực hành nghề của các trường là
thông qua các hoạt động thực hành nghề để giáo dục đạo đức nghề cho học viên.
Trong hoạt động học tập, học viên phải thực hiện nghiêm kỷ luật của ngành
Công an nhân dân từ giờ giấc học, đến kỷ luật lớp học, hoạt động tự học tại ký túc xá,
hoạt động ăn, ngủ hàng ngày.
Ngoài hoạt động học tập trên giảng đường, học viên phải thực hiện nghiêm túc
hoạt động tự học ở ký túc xá. Mọi chế độ ăn, mặc, ở của học viên đều do nhà nước
đảm bảo. Do vậy, học viên có thể tồn tâm, tồn ý cho việc học tập, rèn luyện và tu
dưỡng, không phải lo về ăn ở hàng ngày.
8



2.3. Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân
2.3.1. Quản lý
2.3.1.1. Khái niệm quản lý: Quản lý là tác động có tở chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên khách thể và đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra và
làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.
2.3.1.2. Các chức năng của quản lý:
Các chức năng cơ bản của quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,
chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.Trong quá trình quản lý được thực hiện liên tiếp, đan xen
vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lý.
2.3.2. Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại
học Công an nhân dân
2.3.2.1. Khái niệm
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Cơng
an nhân dân là sự tác động có tở chức, có hướng đích của chủ thể quản lý trường đại
học Công an nhân dân lên khách thể và đối tượng quản lý nhằm hình thành ở học viên
nhận thức, tình cảm, thái độ đối với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành Cơng
an nhân dân, qua đó hình thành hành vi đạo đức nghề nghiệp ở học viên và học viên
tự giác điều chỉnh hành vi đạo đức nghề nghiệp ngành Công an nhân dân một cách
phù hợp và đúng đắn
2.3.2.2. Cách tiếp cận CIPO trong quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên các trường đại học Công an nhân dân
- Cơ sở để lựa chọn cách tiếp cận CIPO trong quản lý giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân
Thứ nhất: Cách tiếp cận CIPO là cách tiếp cận kiểm soát được chất lượng giáo
dục đạo đức cho học viên các trường đại học Công an nhân dân.
Thứ hai: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công
an nhân dân và quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân là một quá trình hoạt động diễn ra dưới sự tác động của bối cảnh
giáo dục từ các yếu tố chủ quan đến các yếu tố khách quan.

Thứ ba: Cách tiếp cận CIPO để nghiên cứu quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên các trường đại học Công an nhân dân phù hợp với năng lực quản lý của Hiệu
trưởng, Ban Giám hiệu, các bộ phận quản lý của các trường đại học.
b. Nội dung của cách tiếp cận CIPO trong quản lý giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân
- Quản lý yếu tố đầu vào:Quản lý nội dung nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức
cho học viên. Quản lý các nguồn lực: Quản lý giảng viên, học viên; quản lý cơ sở vật
chất phục vụ giáo dục đạo đức cho học viên.
- Quản lý yếu tố quá trình: Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt
động học của học viên. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học viên.
9


- Quản lý yếu tố đầu ra:Quản lý kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức
cho học viên; Quản lý kết quả rèn luyện đạo đức của học viên.
- Quản lý yếu tố bối cảnh:Đánh giá tác động của các yếu tố chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước đến giáo dục đạo đức cho học viên.Đánh giá tác động của
yếu tố khoa học Công nghệ đến giáo dục đạo đức cho học viên. Đánh giá tác động của
các yếu tố kinh tế - xã hội đến giáo dục đạo đức cho học viên.
2.3.2.3. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các
trường đại học Công an nhân dân
a. Quản lý các yếu tố đầu vào của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Quản lý chương trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên; Quản lý
giảng viên;Quản lý học viên; Quản lý các phương tiện vật chất và điều kiện đảm bảo
cho giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
b. Quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
1) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên của giảng
viên: Quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên; Tổ
chức thực hiện kế hoạch giáo dục; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức nghề

nghiệp cho học viên; Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên.
2) Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức của học viên
Chỉ đạo giảng viên xác định nội dung học tập về đạo đức nghề nghiệp của học
viên. Nội dung học tập này dựa trên qui định đạo đức nghề nghiệp của Bộ Cơng an. Đó
là: Nêu cao tinh thần và hành động yêu nước; Tinh thần rèn luyện, nâng cao đạo đức
cách mạng; Lối sống giản dị, trong sáng; Tinh thần rèn luyện phong cách tư duy và nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Nêu cao tính tiên phong, xung kích của người Cơng
an nhân dân; Ý thức xây dựng nội bộ; Tình yêu nghề.
3) Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của
học viên
Hiệu trưởng chỉ đạo xác định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện đạo đức của học viên. Hiệu trưởng tổ chức bộ máy nhân sự kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học viên (gồm người quản lý, các cán bộ
tham gia đánh giá, cơ chế, nguyên tắc và phương thức đánh giá).
4) Quản lý sự phối hợp giữa các phòng ban và các khoa trong nhà trường về
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức sự phối hợp giữa Ban Giám
hiệu với các phòng ban, giữa các phòng ban với các khoa trong trường đại học trong
việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.Hiệu trưởng chỉ
đạocác phòng, các khoa thường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên theo mục đích và nội dung đã xác định.
c. Quản lý đầu ra của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
1)Quản lý đánh giá nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của học viên

10


Việc đánh giá nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của học viên cần căn cứ vào
bài kiểm kết quả học tập giữa kỳ, và cuối kỳ, kết quả học tham tham gia các phong

trào học tập và rèn luyện của học viên.
2) Quản lý hành vi đạo đức của học viên
Quản lý hành vi đạo đức của học viên cần được thể hiện ở các hoạt động thực
hiện các khía cạnh đạo đức nghề nghiệp ngành Cơng an nhân dân của học viên như: tinh
thần và hành động yêu nước; tinh thần rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng; lối sống
giản dị, trong sáng; rèn luyện phong cách tư duy và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; tính tiên phong, xung kích; ý thức xây dựng nội bộ.
3) Cách thức tiến hành quản lý đầu ra của hành vi đạo đức nghề nghiệp cho
học viên
Nhà trường xây dựng kế hoạch thu thập ý kiến nhận xét về hành vi đạo đức của
học viên và kế hoạch kiểm tra kiến thức về đạo đức của học viên. Hiệu trưởng chỉ đạo
và tổ chức cho trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn, giảng viên đưa ra ý kiến nhận xét và
đánh giá hành vi đạo đức của học viên dựa trên các nội dung đạo đức nghề nghiệp.
2.3.3. Chủ thể quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các
trường đại học Công an nhân dân
- Tổng cục Chính trị Bộ Cơng an
- Hiệu trưởng các trường đại học
- Trưởng phòng đào tạo
- Trưởng khoa.
2.4. Các yếu tố bối cảnh tác động đến quản lý giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên
- Yếu tố chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các qui định của Bộ
Công an tác động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
- Yếu tố kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước tác động đến giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho học viên
- Môi trường văn hóa của trường đại học Cơng an nhân dân tác động đến giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
- Điều kiện vật chất, tài chính của trường đại học tác động đến giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên
- Nhận thức của các chủ thể quản lý tác động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp

cho học viên
- Năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường đại học Công an nhân dân
- Đặc điểm tâm sinh lý của học viên tác động đến giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên
- Trình độ chun mơn, sư phạm của giảng viên tác động đến giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên.

11


Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC PHÍA BẮC
3.1. Mẫu khách thể khảo sát và phương pháp nghiên cứu thực trạng
3.1.1. Mẫu khách thể khảo sát
- Tổng số phiếu khảo sát định lượng: 550 phiếu. Sau xem xét các tiêu chí, chất
lượng của các câu trả lời, chung tôi loại ra 30 phiếu, còn lại 520 đủ tiêu chuẩn chất
lượng để đưa vào xử lý số liệu.
Tổng số khách thể khảo sát là 520 người. Theo nhóm khách thể khảo sát nhóm
học viên chiến tỷ lệ cao nhất (61,7%), tiếp đến là giảng viên (30,6%) và thấp nhất là
cán bộ quản lý (7,7%). Số lượng khách thể khảo sát của 5 trường chênh lệch không
đáng kể. Cao nhất là Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân (22,4%)
- Khách thể phỏng vấn sâu: 20 người gồm 5 cán bộ quản lý và 15 giảng viên của
05 Học viện và trường đại học Công an nhân dân (gọi tắt là các trường Đại học Công an
nhân dân). Mỗi trường 01cán bộ quản lý (trưởng phòng đào tạo) và 3 giảng viên.
3.1.2. Địa bàn khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 05 Học viện và trường đại học Công an nhân
dân là: 1) Học viện Cảnh sát nhân dân; 2) Học viện An ninh nhân dân; 3) Học viện
Chính trị Công an nhân dân; 4) Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân

dân; 5) Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy.
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp
toán thống kê
3.1.4. Thang đo và mức điểm của thang đo:
Mức 1: Kém; Mức 2: Yếu; Mức 3: Trung bình; Mức 4: Khá và Mức 5: Tốt.
Chỉ số đánh giá mức độ:
Mức 1- Kém (Chưa đáp ứng được yêu cầu); Mức 2 - Yếu (Đáp ứng được một
phần); Mức 3- Trung bình (Đáp ứng ở mức khơng cao, nhưng cũng không thấp,cơ bản
đáp ứng được); Mức 4- Khá (Đáp ứng được hầu hết, nhưng chưa thật đầy đủ); Mức 5Tốt (Đáp ứng đầy đủ).
Khoảng điểm của thang đo
Từ thang đo 5 mức độ đánh giá, khoảng điểm của thang đo được chia theo 5 mức
độ: 1) Mức tốt, ĐTB từ 4,21 - 5,0; 2) Mức khá, ĐTB từ 3,41 - 4,20.3) Mức trung bình,
ĐTB từ 2,61- 3,40; 4) Mức yếu, ĐTB từ 1,81 - 2,60; 5) Mức kém, ĐTB từ 1,0 - 1,80.
3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học viện,
trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc
Kết quả tổng hợp thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các
học viện, trường đại học Công an nhân dân được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 1:Tổng hợp thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp
12


Nội dung
ĐTB
ĐLC TB
Thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp
1
23,78
00,378 11
cho học viên

Thực hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp
2
33,64
00,831 22
cho học viên
Thực hiện hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp
3
33,05
00.035 44
cho học viên
Thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức nghề
4
33,21
00,041 33
nghiệp cho học viên
ĐTB chung
33,42
00,632
Tổng hợp các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên tại bảng
trên cho thấy hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên tại các trường đại
học Công an nhân dân được khảo sát đạt ở mức khá với ĐTB chung là 3,42.
Trong 4 khía cạnh của hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
thì khía cạnh “Thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên” với
ĐTB = 3,78; tiếp đến là khía cạnh “Thực hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên” đều đạt ở mức khá, tiệm cận mức tốt.
Có hai khía cạnh đạt ở mức trung bình là “Thực hiện hình thức giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên” và “Thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên”. Như vậy, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên mới cơ bản đáp ứng dược các yêu cầu của hoạt động giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho học viên, vẫn còn hạn chế.

3.3. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học
viện, trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc
TT

3.3.1. Quản lý các yếu tố đầu vào của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Thực trạng quản lý đầu vào của hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên các trường đại học Công an nhân dân được khảo sát được đánh giá ở mức khá với
ĐTB = 3,70. Điều này cho thấy quản lý đầu vào của hoạt động giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên đã được thực hiện khá tốt, đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu cảu
quản lý đầu vào của của hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
Khía cạnh được đánh giá tốt nhất của quản lý đầu vào là “Thực trạng quản lý
giảng viên trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên”; tiếp đến là “Thực trạng
quản lý chương trình của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên” và khía cạnh
được đánh giá thấp nhất là “Thực trạng quản lý các phương tiện vật chất và điều kiện
đảm bảo cho giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên”.
3.3.2. Quản lý quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Thực trạng quản lý quá trình trong quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên được đánh giá ở mức trung bình. Tức là, quản lý quá trình trong giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên đáp ứng được tương đối đầy đủ các yêu cầu của quản lý
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, vẫn còn hạn chế.

13


3.3.3. Quản lý đầu ra của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Thực trạng quản lý đầu ra của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên được
đánh giá ở mức trung bình khá với ĐTB = 3,35. Kết quả này cho thấy quản lý đầu ra
của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đã thực hiện tương đối tốt. Khía cạnh
được đánh giá tốt nhất của quản lý đầu ra là “Thực trạng quản lý đánh giá nhận thức
về đạo đức của học viên” được đánh giá ở mức khá với ĐTB = 3,43. Tiếp đến là

“Thực trạng quản lý hành vi đạo đức nghề nghiệp của học viên” với ĐTB = 3,38.

3.3.4. Tổng hợp thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
Kết quả tổng hợp thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp của học
viên được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.25: Tổng hợp thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp của học viên
TT
Nội dung
ĐTB
ĐLC
1
Quản lý đầu vào của giáo dục đạo đức cho học viên
2

Quản lý quá trình của giáo dục đạo đức cho học viên

3,20

0,036

3

Quản lý đầu ra của giáo dục đạo đức cho học viên

3,35

0,036

ĐTB chung
3,41

Với ĐTB chung =3,41 cho thấy quản lý giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của học
viên đạt ở mức khá. Điều này có nghĩa là quản lý giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của
học viên đã đáp ứng khá tốt, khá đầy đủ các yêu cầu của quản lý giáo dụcđạo đức
nghề nghiệp của học viên ở các khía cạnh quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức và
phương pháp giáo dục và được thể hiện qua quản lý đầu vào, quá trình và đầu ra của
quản lý giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của học viên.Trong ba nội dung quản lý thì quản
lý đầu vào của giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của học viên được đánh giá cao nhất và ở
mức khá. Hai nội dung còn lại là quản lý quá trình và đầu ra đạt ở mức trung bình.
Nội dung quản lý quá trình được đánh giá thấp nhất.
3.4. Thực trạng các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên
Các yếu tố bối cảnh được đánh giá có ảnh hưởng khá nhiều đến quản lý giáo
dục đạo đức cho học viên các trường đại học Công an nhân dân khi ĐTB chung là
3,89. Các ý kiến đánh giá có sự thống nhất cao khi ĐLC = 0,039.
Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất là “Yếu tố chủ trưởng chính sách của
Đảng và Nhà nước, các qui định của Bộ Công an tác động đến giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên” với ĐTB = 4,02. Thực tế cho thấy các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và Bộ Công an là sự định hướng là cơ sở và qui định cho hoạt động
đào tạo và giáo dục tại các trường đại học Công an nhân dân, trong đó có giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên. Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân là cơ sở quan
trọng cho giáo dục đạo đức nghề nghiệp của Cơng an nhân dân nói chung và học viên
các trường đại học Công an nhân dân.
Yếu tố ảnh hưởng ở vị trí thứ 2 là “Năng lực quản lý của Hiệu trưởng các

14


trường đại học Công an nhân dân” (ĐTB =4,00). Khi Hiệu trường các trường đại học
Cơng an nhân dân thì hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên được
quan tâm, được triển khai nhanh chóng và có hiệu quả cao.

Các yếu tố có ảnh hưởng khá lớn là “Đặc điểm tâm sinh lý của học viên tác
động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên”; “Yếu tố kinh tế - xã hội của
đất nước tác động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên” và “Trình độ
chuyên môn, sư phạm của giảng viên tác động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên” với ĐTB từ 3,95 đến 3,98.
Các yếu tố có ảnh hưởng thấp hơn là “Mơi trường văn hóa của trường đại học
Công an nhân dân tác động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên”. Sẽ là sai
lầm khi nói yếu tố mơi trường văn hóa của trường đại học Công an nhân dân tác động
đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ít ảnh hưởng, song đây là yếu tố ảnh
hưởng mang tính gián tiếp hơn so với các yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
3.5. Đánh giá chung hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp và quản lý
giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của học viên
3.5.1. Ưu điểm
Hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên tại các trường đại học
Công an nhân dân và quản lý động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên tại các
trường đại học Công an nhân dân đã được lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo, trước hết
là Hiệu trưởng các trường đại học Công an nhân dân quan tâm, chỉ đạo. Vì các cơ
quan quản lý nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của đạo đức nghề nghiệp
đối với việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân. Do vậy, giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho học viên tại các trường đại học Cơng an nhân dân là rất cần
thiết vì họ là lược lượng Công an nhân dân trong tương lai.
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên tại các trường đại học Công an nhân dân được khảo sát đạt ở mức khá.
Tức là hoạt động này đã đáp ứng khá tốt các yêu cầu về giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên tại các trường đại học Cơng an nhân dân. Trong 4 khía cạnh của hoạt
động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên thì khía cạnh “Thực hiện mục tiêu
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên” được đánh giá cao nhất; tiếp đến là khía
cạnh “Thực hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên”. Hai khía cạnh
này đều đạt ở mức khá, tiệm cận mức tốt.

Quản lý giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của học viên cũng đạt ở mức khá. Điều
này có nghĩa là quản lý giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của học viên đã đáp ứng khá tốt,
khá đầy đủ các yêu cầu của quản lý giáo dụcđạo đức nghề nghiệp của học viên ở các
khía cạnh quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục và được thể
hiện qua quản lý đầu vào, quá trình và đầu ra của quản lý giáo dụcđạo đức nghề
nghiệp của học viên.
Trong ba nội dung quản lý thì quản lý đầu vào của giáo dụcđạo đức nghề
nghiệp của học viên được đánh giá cao nhất và ở mức khá. Hai nội dung còn lại là

15


quản lý quá trình và đầu ra đạt ở mức trung bình. Nội dung quản lý quá trình được
đánh giá thấp nhất.
3.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm rất cơ bản ở trên, hoạt động giáo dục và quản lý giáo
dục đạo đức nghề nghiệp của học viên tại các trường đại học Công an nhân dân được
khảo sát vẫn cịn một số hạn chế. Đó là các hạn chế sau:
Thứ nhất, hoạt động thực hiện hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên còn hạn chế. Hoạt động này chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho
thấy việc thực hiện hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên mới cơ bản
đáp ứng được các yêu cầu về hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
Hình thức giáo đục được đánh giá thấp nhất là giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên thông qua các môn học trên giảng đường.
Thứ hai, hoạt động thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên còn hạn chế. Hoạt động này chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
Thứ ba, thực trạng quản lý các phương tiện vật chất và điều kiện đảm bảo
chogiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân
được khảo sát được đánh giá ở mức trung bình.
Thứ tư, thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học

viên trong quản lý yếu tố quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên được
đánh giá ở mức trung bình.
Thứ năm, thực trạng quản lý hoạt độngkiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập, rèn
luyệnđạo đức nghề nghiệp của học viên được đánh giá ở mức trung bình.
Thứ sáu, thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các phòng ban và các khoa trong
nhà trường về hoạt động tổ chức học tập, rèn luyệnđạo đức nghề nghiệp của học viên
được đánh giá ở mức trung bình, mức độ cịn hạn chế.
Ngun nhân hạn chế:
Những hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau:
Đặc thù của hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của các học
viên trong các trường đại học Công an nhân dân là mọi hành động phải thực hiện theo
qui định và kỷ luật nghiêm ngặt. Điều này đôi khi hạn chế khả năng thay đởi hình thức,
phương pháp giảng dạy nói riêng và hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho các học viên nói riêng của giảng viên. Giảng viên khó có thể thay đởi quy
trình hay phương pháp giảng dạy đã được nhà trường qui định.
Các phương tiện vật chất của các trường đại học Công an nhân dân rất đa dạng,
phức tạp. Nó khơng chỉ đảm bảo cho hoạt động giảng dạy chun mơn nói chung, mà
cịn phục vụ cho hoạt động huấn luyện sẵn sàng ứng phó với các hoạt động ảnh hưởng
tiêu cực đến an ninh của của đới sống xã hội. Do vậy, việc quản lý các phương tiện
vật chất của các trường đại học Cơng an nhân dân địi hỏi phải có chun mơn tốt,
phải có tinh thần trách nhiệm cao.
Một bộ phận học viên chưa nhận thức tốt vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của
đạo đức nghề nghiệp trong chương trình giáo dục của nhà trường. Họ cịn có hành vi
16


lệch chuẩn trong chấp hành nội qui học tập. Họ còn thiếu ý thức trách nhiệm và tinh
thần tự giác trong tự học tập, tự rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp của người Công an
nhân dân.
Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC PHÍA BẮC
4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
- Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính khả thi, tính thực tiễn; Đảm bảo tính
đồng bộ, hệ thống; Đảm bảo tính hiệu quả
4.2. Các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các
học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận án đề xuất 06 giải pháp
quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Cơng an nhân
dân ở khu vực phía Bắc sau:
4.2.1.Giải pháp 1: Tổ chức đổi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực
phía Bắc
4.2.1.1.Mục đích của giải pháp
Giải pháp này nhằm tở chức đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức này.
Tở chức đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các
trường đại học Cơng an nhân dân là góp phần nâng cao chất lượng thực hiện yếu tố
q trình của mơ hình CIPO về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
4.2.1.2.Nội dung tiến hành giải pháp
Các trường đại học Công an nhân dân cần phải sử dung đa dạng và linh hoạt
các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an
nhân dân.
Các trường đại học Công an nhân dân cần phải đởi mới các hình thức giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân. Tức là, phát
huy những hình thức, những mặt ưu điểm của các hình thức giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên mà các trường đại học Công an nhân dân đang thực hiện và tiến
hành chỉnh sửa, bổ sung các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp mới cho học

viên để các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường đại học
Công an nhân dân đạt chất lượng tốt và hiệu quả cao.
4.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Cách thức thực hiện giải pháp cần chú ý một số điểm sau:
Hiệu trưởng các trường đại học Công an nhân dân tổ chức quán triệt cho các
phòng ban, các khoa của nhà trường về mục đích, nội dung, yêu cầu của giải pháp tổ

17


chức đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại
học Công an nhân dân. Điều này nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và
giảng viên của nhà trường, định hướng cho các cán bộ quản lý và giảng viên của nhà
trường về đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
Sau cuộc họp quán triệt này, Hiệu trưởng nhà trường ký ban hành quyết định
triển khai tở chức đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
các trường đại học Cơng an nhân dân đến các phịng ban và các khoa.Các phịng ban
và các khoa của nhà trường tở chức họp để bàn cách triển khai và phối hợp với nhau
trong thực hiện quyết định của Hiệu trưởng về đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên.
Các khoa triển khai xuống đến các giảng viên và học viên về tở chức đởi mới
các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Đặc biệt là các khoa phải
làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức đổi mới các hình thức giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân.
4.2.1.4. Điều kiện thức hiện giải pháp
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu các trường đại học Công an nhân dân cần quan tâm
đến đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại
học Công an nhân dân. Chỉ đạo các phòng ban, các khoa, các giảng viên để các chủ
thể này nhận thức đầy đủ vấn đề đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên các trường đại học Công an nhân dân trong nhà trường. Các phòng ban

của nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các khoa, các tổ chức chính trị, đồn thể
(Đảng ủy, chi bộ, Cơng đồn, đồn thanh niên Cơng sản Hồ chí Minh, Hội sinh viên
của nhà trường) triển khai thực hiện đổi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên nhà trường.
Lãnh đạo các khoa, giảng viên trong nhà trường triển khai u cầu đởi mới các
hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Cơng an
nhân dân trong chương trình học chính khóa và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
để đảm bảo việc đởi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đạt
kết quả tốt.
4.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức đổi mới các phương pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực
phía Bắc
4.2.2.1. Mục đích của giải pháp
Giải pháp này nhằm tở chức đổi mới các phương pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân phía Bắc.
Tở chức đởi mới các phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
các trường đại học Công an nhân cũng là giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt
động học tập, rèn luyện đạo đức của học viên trong quản lý yếu tố q trình của mơ
hình CIPO về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
4.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Các trường đại học Công an nhân dân tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề

18


nghiệp cho học viên thông qua phương pháp đàm thoại. Phương pháp đàm thoại là
phương pháp tở chức trị chuyện giữa giảng viên viên và học viên về các vấn đề đạo
đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi, nội dung giáo dục đã được chuẩn bị trước.
Các trường đại học Công an nhân dân tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên thông qua phương pháp nêu gương. Nêu gương là phương pháp

cơ bản của hoạt động giáo dục đạo đức. Cơ sở tâm lý xã hội của phương pháp này là
hành vi bắt chước xã hội. Con người ta sẽ bắt chước những người mà người ta kính
trọng, thành đạt hay có những thành tích xuất sắc, có tính thần trách nhiệm cao…Các
trường đại học có thể lấy các tập thể học viên và các học viên có thành tích xuất sắc
trong học tập, rèn luyện, phấn đấu, trong giúp đỡ học viên khác, trong vượt khó học
tập…Các học viên và các tập thể học viên có thể noi theo các cá nhân và tập thể có
thành tích xuất sắc này.
4.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng các trường đại học Công an nhân dân tở chức qn triệt cho các
phịng ban, các khoa của nhà trường về mục đích, nội dung, yêu cầu của phương pháp
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân.
Điều này nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường,
định hướng cho các cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường về tổ chức các
phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an
nhân dân.
Sau cuộc họp quán triệt này, Hiệu trưởng nhà trường ký ban hành quyết định
triển khai tổ chức phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường
đại học Cơng an nhân dân đến các phịng ban và các khoa.
Các phòng ban và các khoa của nhà trường tổ chức họp để bàn cách triển khai
và phối hợp với nhau trong thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên.
4.2.2.4. Điều kiện thức hiện giải pháp
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu các trường đại học Công an nhân dân cần quan tâm
đến đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Chỉ đạo các
phòng ban, các khoa, các giảng viên để các chủ thể này nhận thức đầy đủ vấn đề đổi
mới phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Cơng an nhân dân.
Các phịng ban của nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các khoa, các tở chức
chính trị, đồn thể (Đảng ủy, chi bộ, Cơng đồn, đồn thanh niên Cơng sản Hồ chí
Minh, Hội sinh viên của nhà trường) triển khai thực hiện phương pháp giáo dục đạo

đức nghề nghiệp cho học viên.
4.2.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo tăng cường hiệu quả quản lý các phương tiện vật
chất và điều kiện đảm bảo chogiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học
viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc
4.2.3.1.Mục đích của giải pháp
Giải pháp này nhằm chỉ đạo tăng cường hiệu quả quản lý các phương tiện vật

19


chất và điều kiện đảm bảo chogiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học
viện, trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc đạt kết quả giáo dục đạo
đức cho học viên tốt hơn.
Giải pháp chỉ đạo tăng cường hiệu quả quản lý các phương tiện vật chất và
điều kiện đảm bảo cho giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học viện,
trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc là thực hiện nội dung quản lý
đầu vào của mơ hình CIPO về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
4.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Để tăng cường hiệu quả quản lý các phương tiện vật chất và điều kiện đảm bảo
chogiáo dục đạo đức nghề
Chuẩn bị giảng đường để tiến hành giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
Giảng đường phải có các phương tiện như máy chiếu, internet, điều kiện ánh sáng và
nhiệt độ dảm bảo. Giáo dục trên giảng đường là hình thức giáo dục đạo đức cơ bản
cho học viên.
Các trường đại học Công an nhân dân chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên thực hiện ở bên ngồi giảng
đường. Đó là hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở hội trường, ở
không gian ngoài giảng đường của nhà trường.
4.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng trường đại học Công an nhân dân chỉ đạo các phòng ban liên quan

đánh giá nguồn lực tài chính của nhà trường phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên, trên cơ sở đó lập kế hoạch chi tiêu của phù hợp và hiệu quả.
Hiệu trưởng trường đại học Công an nhân dân chỉ đạo các phòng ban liên quan
đánh giá cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên gồm: phòng học, trang thiết bị phục vụ phòng học, các thiết bị phục vụ hoạt động
giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên. Trên cơ sở đó lập kế hoạch
sử dung cơ sở vật chất này một cách hiệu quả.
Hiệu trưởng trường đại học Công an nhân dân chỉ đạo các phòng ban liên quan
kiểm tra đánh giá việc sử dụng tài chính, cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
4.2.3.4. Điều kiện thức hiện giải pháp
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu các trường đại học Công an nhân dân cần quan tâm
đến quản lý các phương tiện vật chất và điều kiện đảm bảo chogiáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên. Chỉ đạo các phòng ban, các khoa, các giảng viên để các chủ thể
này nhận thức đầy đủ vấn đề quản lý các phương tiện vật chất và điều kiện đảm bảo
chogiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
Lãnh đạo các khoa, giảng viên trong nhà trường triển khai yêu cầu về quản lý
các phương tiện vật chất và điều kiện đảm bảo chogiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên để sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất này đạt kết quả tốt.
4.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý hoạt độnggiáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho học viên trong quản lý yếu tố quá trình của giáo dục đạo
20


đức nghề nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Cơng an nhân dân ở
khu vực phía Bắc theo mơ hình CIPO
4.2.4.1. Mục đích của giải pháp
Giải pháp này nhằm tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên trong quản lý yếu tố quá trình giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Cơng an nhân dânở khu vực phía Bắc.

4.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Các trường đại học Công an nhân dân xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học viên. Đó là các mục tiêu về kiến thức, thái độ, hành vi và kỹ
năng đạo đức nghề nghiệp của học viên. Các mục tiêu này phải được thể hiện trong
hoạt động giảng dạy của giảng viên từ khâu biên soạn bài giảng, hoạt động giảng dạy
trên giảng đường, hoạt động thực hành, kiểm tra đánh giá học viên.
Các khoa và giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên. Kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên dựa trên
các qui định của Bộ Công an về đạo đức nghề nghiệp của ngành Công an, dựa vào
những yêu cầu thực tiễn đấu tranh chống kẻ thù, yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ,
bảo vệ Tổ quốc, sự bình yên của nhân dân. Các phòng ban, các khoa tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Việc tổ chức thực
hiện kế hoạch phải được tiến hành một cách nghiêm túc, thường xuyên.
4.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng trường đại học Công an nhân dân phổ biến cho các giảng viên về
mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Các mục tiêu về kiến thức, thái
độ, hành vi và kỹ năng đạo đức nghề nghiệp của học viên phải được thể hiện trong hoạt
động giảng dạy của giảng viên từ khâu biên soạn bài giảng, hoạt động giảng dạy trên
giảng đường, hoạt động thực hành, kiểm tra đánh giá học viên.
Hiệu trưởng trường đại học Cơng an nhân dân chỉ đạo các phịng ban, khoa và
các khoa chỉ đạo các tổ chuyên môn và giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên dựa trên các qui định của Bộ Công an về đạo đức nghề nghiệp của ngành Công an,
dựa vào những yêu cầu thực tiễn đấu tranh chống kẻ thù, yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ
chế độ, bảo vệ Tổ quốc, sự bình yên của nhân dân.
Các khoa, tổ chuyên môn tổ chức các sinh hoạt chuyên đề đẻ rút kinh nghiệm
về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này.
4.2.4.4. Điều kiện thức hiện giải pháp
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu các trường đại học Công an nhân dân cần quan tâm

đến tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên trong quản lý yếu tố quá trình của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên. Chỉ đạo các phòng ban, các khoa, các giảng viên để các chủ thể này nhận thức
đầy đủ vấn đề tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên trong quản lý yếu tố quá trình của giáo dục đạo đức nghề nghiệp

21


cho học viên.
Các phòng ban của nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các khoa, các tở chức
chính trị, đồn thể (Đảng ủy, chi bộ, Cơng đồn, đồn thanh niên Cơng sản Hồ chí Minh,
Hội sinh viên của nhà trường) triển khai thực hiện tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
độnggiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trong quản lý yếu tố quá trình của giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân.
4.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt độngkiểm tra, đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên các học viện, trường
đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc
4.2.5.1. Mục đích của giải pháp
Giải pháp này nhằm chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt độngkiểm tra, đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên các học viện, trường đại
học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc.
Giải pháp chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt độngkiểm tra, đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên các trường đại học Công an nhân dân
là góp phần thực hiện yếu tố quản lý q trình trong mơ hình CIPO về quản lý giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
4.2.5.2. Nội dung của giải pháp
Các trường đại học Công an nhân dân cần xác định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên. Các tiêu chí kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học
viên phải dựa trên các yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội. Đó là làm
việc có trách nhiệm; thực hiện tốt nghĩa vụ của mình theo vị trí xã hội đảm nhận; hoạt
động nghề nghiệp theo lương tâm; hoạt động nghề nghiệp phải hướng tới cái thiện, cái
tốt, cái nhân văn, cái cao đẹp và mang tính tự giác cao; hoạt động nghề nghiệp phải
tránh cái ác, cái xấu xa, cai thiếu nhân văn.
Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học
viên phải dựa trên các yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện
nay, thực tiễn hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng số 4.0.Các tiêu chí
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học viên phải cụ thể, rõ
ràng, có tính logic và khơng mâu thuẫn với nhau.
4.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng trường đại học Cơng an nhân dân chỉ đạo các phịng ban liên quan
đánh giá các tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nghề
nghiệp của học viên. Chỉnh sửa các tiêu chí khơng cịn phù hợp và bở sung các tiêu
chí mới cần thiết nhàm hồn thiện tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên. Trên cơ sở các tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện đạo đức của học viên nhà trường xây dụng kế hoạch chi tiêu
của phù hợp và hiệu quả.
Hiệu trưởng các trường đại học Công an nhân dân tổ chức quán triệt cho các

22


phịng ban, các khoa của nhà trường về mục đích, nội dung, yêu cầu của phương pháp
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên.
4.2.5.4. Điều kiện thức hiện giải pháp
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu các trường đại học Công an nhân dân cần quan tâm
đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nghề
nghiệp của học viên. Chỉ đạo các phòng ban, các khoa, các giảng viên để các chủ thể

này nhận thức đầy đủ vấn đề quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên.
Các phòng ban của nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các khoa, các tổ chức
chính trị, đồn thể (Đảng ủy, chi bộ, Cơng đồn, đồn thanh niên Cơng sản Hồ chí
Minh, Hội sinh viên của nhà trường) triển khai thực hiện quản lý hoạt động kiểm tra,
đánh giá giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên.
4.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức tăng cường phối hợp giữa các phòng ban và các
khoa trong nhà trường về quản lý hoạt động tổ chức học tập, rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp của học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu
vực phía Bắc
4.2.6.1.Mục đích của giải pháp
Giải pháp này nhằm tổ chức tăng cường phối hợp giữa các phòng ban và các
khoa trong nhà trường về quản lý hoạt động tổ chức học tập, rèn luyện đạo đức nghề
nghiệp của học viên các học viện, trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc.
Giải pháp tổ chức tăng cường phối hợp giữa các phòng ban và các khoa trong
nhà trường về quản lý hoạt động tổ chức học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của
học viên các học viện, trường đại học Cơng an nhân dân ở khu vực phía Bắc góp phần
thực hiện yếu tố q trình của mơ hình CIPO về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên.
4.2.6.2.Nội dung của giải pháp
Các trường đại học Công an nhân dân xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Ban
Giám hiệu với các phòng nam, giữa các phòng ban với các khoa trong trường đại học
trong việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Trong kế
hoạch này cần chỉ ra mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức phối hợp giữa Ban Giám
hiệu với các phòng ban, giữa các phòng ban với các khoa trong trường đại học trong
việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
Các trường đại học Công an nhân dân tổ chức sự phối hợp giữa Ban Giám hiệu
với các phòng bam, giữa các phòng ban với các khoa trong trường đại học trong việc
tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.
4.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng trường đại học Cơng an nhân dân chỉ đạo các phịng ban liên quan
nhằm tăng cường phối hợp giữa các phòng ban và các khoa trong nhà trường về quản
lý hoạt động tổ chức học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên
Hiệu trưởng các trường đại học Công an nhân dân tở chức qn triệt cho các
phịng ban, các khoa của nhà trường về mục đích, nội dung, yêu cầu của tổ chức tăng
23


×