Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.63 KB, 64 trang )

Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
PHẦN I (Phần chung)
MUC TIÊU, NÔI DUNG, PH NG PHA P, M C Ô TI CH H Ṕ ́ ́      
VÊ GIA O DUC MÔI TR NG TRONG CA C MÔN HOC CÂ P̀ ́ ̀ ́ ́   
TIÊU HOC. 
I,
I,
MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC
MỤC TIÊU CHUNG CẦN ĐẠT VỀ GDBVMT TRONG CÁC MÔN HỌC
1/
1/
Học viên cần biết và hiểu:
Học viên cần biết và hiểu:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.
- Mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp. giáo dục BVMT trong môn
- Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp. giáo dục BVMT trong môn


học.
học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong


môn học.
môn học.
2/ Học viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định các bài có khả năng lồng
ghép, tích hợp giáo dục BVMT trong môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT.


- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT vào môn học.
*. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
* Mục tiêu của phần này giúp học viên trả lời được các câu hỏi sau:
- Thế nào là môi trường?
- Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
* Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói
chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự
phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và
tồn tại xung quanh chúng ta.
* Học viên làm việc
- Căn cứ vào kinh nghiệm, kiến thức về môi trường và các thông tin về môi trường trên các
phương tiện thông tin mà thầy (cô) biết, hãy thảo luận các câu hỏi sau:
1. Môi trường là gì ?
2. Thế nào là môi trường sống ?
3. Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ?
1. Môi trường là gì?
* Có nhiều quan niệm về môi trường
- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác
động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người.
Tóm lại : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
1
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC

Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
2. Thế nào là môi trường sống ?
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và
không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.
- Môi trường sống của con người được phân thành : môi trường sống tự nhiên và môi
trường sống xã hội
* Môi trường tự nhiên
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của
con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông,
biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở,
đất để xây dựng nhà cửa, trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần
cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để
giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
* Môi trường xã hội
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy
định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh,
huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức
mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh
vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo : Bao gồm tất cả các
nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con
người.
* Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, CSVC trong trường như phòng
học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn,
Đội
* Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng,

cảnh quan, quan hệ xã hội…
* Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan
tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại, Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát
triển.
II. CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG
* Học viên làm việc:
- Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Theo bạn, môi
trường có những chức năng cơ bản nào ?
- Hãy mô tả các chức năng của môi trường qua một sơ đồ ?
- Độc lập suy nghĩ sau đó trao đổi trong nhóm về quan điểm của mình
* CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
2
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
1. Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Khoảng không gian nhất định do môi trường tự nhiên đem lại, phục vụ cho các hoạt động
sống con người như không khí để thở, nước để uống, lương thực, thực phẩm…
- Con người trung bình mỗi ngày cần 4m
3
không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một
lượng lương thực, thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000 -2400 calo năng lượ ng nuôi sống con
người.
Như vậy, môi trường phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người được tính
bằng m
2
hay hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên
cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất
của con người.

Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất,
năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài nguyên gồm:
- Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng lượng, giao thông thuỷ và địa bàn
vui chơi giải trí…
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa…
- Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động
sản xuất và đời sống.
3. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống.
Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới sự tác động của các vi
sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi.
Từ chất thải bỏ đi có thể biến thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật
khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia tăng dân số,
đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi,
nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trờng.
4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin
Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ do các hiện vật, di chỉ phát hiện được
trong khảo cổ học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán được những sự kiện trong
tương lai. Những phản ứng sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con người những sự
cố như bão, mưa, động đất, núi lửa… Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa
dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên…
III. Thành phần của môi trường
Môi trường là một phạm trù rất rộng, nó bao gồm đất, nước, không khí, động vật và thực
vật, rừng, biển, con người và cuộc sống của con người. Mỗi lĩnh vực này được coi là thành phần
của môi trường và mỗi thành phần của môi trường, chính nó lại là môi trường với đầy đủ ý nghĩa
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
3
Không gian sống

của con người
Chứa đựng các
nguồn tài nguyên
thiên nhiên
Chứa đựng các
phế thải do
con người tạo ra
Lưu trữ và cung
cấp các nguồn
thông tin
MÔI
TRƯỜNG
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
của nó ( đất là thành phần môi trường, nhưng đất là một môi trường và được gọi là môi trường
đất. Tương tự, có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh học…)
* Môi trường có các thành phần chủ yếu sau:
 Thạch quyển hay địa quyển ( lớp vỏ đất đá ngoài cùng cứng nhất của trái đất)
 Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất: nước ngọt, nước mặn)
 Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư trú- lớp vỏ sống của trái đất)
 Khí quyển (Lớp không khí dày bao bọc thuỷ và thạch quyển)
IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
* Học viên làm việc
Bằng kinh nghiệm và qua các tài liệu, qua các phương tiện thông tin, bạn hãy thảo luận
trong nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
- Mô tả khái quát và cho ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt
Nam. Nêu nguyên nhân tình trạng đó?
1. Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
- Ô nhiễm môi trường hiểu một cách đơn giản là :
+ Làm bẩn, thoái hoá môi trường sống.

+ Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần bằng những chất
gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp
và làm giảm chất lượng cuộc sống con người.
- Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động kinh
tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh và công
nghệ quốc phòng,…
2. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là gì?
- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật.- Nồng độ carbonic tăng trong khí quyển, khiến
nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.- Tầng ô-zôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái
đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.(Tầng ô-zôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí và
tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên trái đất.)
- Sự tổn hại do các hoá chất.
- Nước sạch bị ô nhiễm.
- Đất đai bị sa mạc hoá.
- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.
- Uy hiếp về hạt nhân.
3. Hiện trạng môi trường Việt Nam :
- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng; chất
thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con
người…
- Ô nhiễm môi trường nước.(Nguyên nhân: Nhu cầu nước dùng cho CN, NN, và sinh hoạt
tăng nhanh; nguồn nước bị ô nhiễm; nạn chặt phá rừng; . . .
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có
phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay.
1/ Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
2/ Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên phù hợp.
3/ Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc không đúng kĩ thuật và lạm dụng
thuốc. .

4/ Khai thác rừng, săn bắn thú rừng … bừa bãi dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên rừng, tài
nguyên đa dạng sinh học.
5/ Hoạt động khai thác dầu mỏ làm chết và hủy hoại nhiều loài hải sản biển…
6/ Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tạo ra chất gây ô nhiễm nước và không
khí.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
4
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
7/ Sự gia tăng dân số và việc sử dụng nước quá tải.
4. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học
- Mục tiêu của phần này giúp học viên trả lời được các câu hỏi sau :
1- Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?
2- Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học là gì ?
3- Các mức độ lồng ghép giáo dục BVMT và các môn học ở cấp tiểu học?

. Khái niệm bảo vệ môi trường
* Học viên làm việc
Bằng sự hiểu biết và qua các phương tiện thông tin, bạn hãy suy nghĩ và trao đổi trong
nhóm về các vấn đề sau:
- Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường ?
- Sự cần thiết phải giáo dục môi trường ?
* Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và
không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới
những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về
sinh thái.
- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm
về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và
BVMT (kiến thức) ; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái
độ, hành vi) ; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham

gia (kĩ năng) ; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động
thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
* Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
- Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường
đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới
- Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây
nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng
nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí
các vấn môi trường trong thực tiễn
V- MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
* Học viên làm việc
- Dựa trên những kiến thức cơ bản về môi trường và giáo dục BVMT mà bạn đã biết, dựa
trên những kinh nghiệm dạy học về BVMT qua môn học ở Tiểu học, bạn hãy thực hiện các nhiệm
vụ sau:
1. Xác định mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
2. Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
1- Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học nhằm
- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết
+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. và quan hệ
giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng,
phố phường…)
- Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây ; làm cho môi
trờng xanh – sạch - đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học

5
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em
trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì
khó làm được ở các cấp học sau”
- GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành
vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những
xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.
- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên
nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới
tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học hiện nay, con
đường tốt nhất là :
- Tích hợp lồng ghép nội dung GDBVMT qua các môn học.
- Đa GDBVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.
- Quan tâm tới môi trờng địa phơng, thiết thực cải thiện môi trờng địa phương, hình thành
và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường.
VI- Phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép
giáo dục bảo vệ môi trờng qua các môn học
* Học viên làm việc:
1. Xác định các mức độ và cách thức lồng ghép GDBVMT qua các môn học.
2. Theo anh (chị) cần sử dụng những phương pháp nào để GDBVMT?
3. GDBVMT qua những hình thức nào?
1/ Phương thức tích hợp, lồng ghép
- Mức độ 1: Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

- Mức độ 2: Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường.
2/ Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ
a) Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)
- Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học
sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách
tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.
b) Mức độ 2 (lồng ghép bộ phận)
- Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì?
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào
trong quá trình tổ chức dạy học?
- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động
dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên
quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường)
chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý
khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng
yêu cầu của bộ môn .
c)* Mức độ 3 (liên hệ)
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
6
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở,
liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi
trường phát triển bền vũng.

- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thờng, phù hợp với
hình thức tổ chức và phơng pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy
học, giáo viên tổ chức, hớng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa,
đúng mức, tránh lan man, sa đà, gợng ép, không phù hợp với đặc trng bộ môn.
3/ Phương pháp
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra
4/ Hình thức lồng ghép
- Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .
- Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên , ở môi trường bên ngoài trường lớp
như môi trường ở địa phương.
- Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi trường lớp học sạch, đẹp ; thực hành giữ
trường, lớp học sạch, đẹp.
- Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
PHẦN II
TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TIỂU HỌC
Môn 1 : Tiếng Việt
I . Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp
- Căn cứ mục tiêu, nội dung Chương trình và SGK môn Tiếng Việt cấp Tiểu học và mục
tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học, hãy trao đổi về hai vấn đề sau :
1. Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt là gì ?
2. Môn Tiếng Việt tiểu học có thể tích hợp giáo dục BVMT theo các phương thức nào?
1- Mục tiêu Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh :
* Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS :
- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội
gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập
viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể chuyện).

- Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung
quanh.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng
xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương,
đất nước; bước đầu biết nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp
hơn.
2- Các phương thức tích hợp:
Căn cứ vào nội dung Chương trình, SGK và đặc thù giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học
việc tích hợp giáo dục BVMT theo hai phương thức sau:
a/ Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài Tập đọc nói về chủ
điểm thiên nhiên, đất nước, ...). GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
7
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu
biết về môi trường được HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ
đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo
vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông
qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.
b- Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có
thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có
ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm
giáo dục HS theo định hướng về GDBVMT. Phương thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những
kiến thức về GDBVMT, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp. GV cũng
cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự
nhiên, hài hoà và có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên
cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học.
* Căn cứ nội dung chương trình, SGK tiếng việt( 1,2,3,4,5), anh (chị) hãy thực hiện các

nhiệm vụ sau:
1. Nội dung tích hợp GD BVMT trong môn TV của từng lớp là gì?
2. Xác định các bài học có khả năng tích hợp (lồng ghép) giáo dục BVMT và nêu nội dụng và
phương thức tích hợp của các bài đó (như ví dụ sau).
Tuần
Bài học
(lớp 3)
Nội dung cần tích hợp về
GDBVMT
Phương thức tích hợp Ghi chú
VD :
12
TĐ :
Cảnh đẹp non
sông
- Yêu quý cảnh đẹp ở các
vùng miền trên đất nước ta.
- Khai thác trực tiếp
ND bài đọc qua câu
hỏi tìm hiểu bài (SGK).
- Sưu tầm
tranh ảnh về
cảnh đẹp nói
đến trong câu
CD.
* Hoạt động của học viên
1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp (lồng ghép) giáo dục BVMT và nêu nội dụng và
phương thức tích hợp của các bài đó (như ví dụ sau).(lớp 4)
Tuần Bài học
Nội dung cần tích hợp về

GDBVMT
Phương thức tích
hợp
Ghi chú
VD :
3 TĐ :
Thư thăm bạn
- Thấy rõ tác hại của lũ lụt ;
có ý thức BVMT để tránh hậu
quả lũ lụt.
- Khai thác gián tiếp
qua bài đọc : liên hệ
mở rộng từ nội dung
bài.
- Sưu tầm
tranh ảnh về
cảnh lũ lụt để
minh hoạ
II. NộI dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT
ở các lớp trong môn Tiếng Việt :
Lớp 1
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 bao gồm :
1.1. Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học (môi trường gần gũi
với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả,
Tập viết), nghe - nói (Kể chuyện).
1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi
ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê
hương, đất nước.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
8

Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
2- Gợi ý về nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể :
Tuầ
n
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
3
Bài 10.
ô - ơ
- Luyện nói về chủ điểm bờ hồ, kết hợp khai thác nội
dung GDBVMT qua một số câu hỏi gợi ý : Cảnh bờ hồ
có những gì ? Cảnh đó có đẹp không ? Các bạn nhỏ
đang đi trên con đường có sạch sẽ không ? Nếu được
đi trên con đường như vậy, em cảm thấy thế nào ?...
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài
luyện nói.
13
Bài 54.
ung - ưng
- Từ khoá bông súng
Liên hệ : Bông hoa súng nở trong hồ ao làm cho cảnh
vật thiên nhiên thế nào ? (Thêm đẹp đẽ).
(Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức
giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước).
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài
học.
14
Bài 55.

eng -
iêng
- Luyện nói về chủ điểm Ao, hồ, giếng, kết hợp khai
thác nội dung GDBVMT qua một số câu hỏi gợi ý :
Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu ? Ao, hồ, giếng
đem đến cho con người những ích lợi gì ? Em cần giữ
gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ,
hợp vệ sinh ?...
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài
luyện nói.
16
Bài 68.
ot - at
- Bài ứng dụng :
Ai trồng cây,... Chim hót lời mê say.
(HS thấy được việc trồng cây thật vui và có ích, từ đó
muốn tham gia vào việc trồng và bảo vệ cây xanh để
giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp).
- Khai thác trực
tiếp nội dung bài
đọc.
17
Bài 70.
ôt - ơt
- Bài ứng dụng :
Hỏi cây bao nhiêu tuổi,... Che tròn một bóng râm.
Liên hệ : Cây xanh đem đến cho con người những ích
lợi gì ? (Có bóng mát, làm cho môi trường thêm đẹp,
con người thêm khoẻ mạnh,...).

(HS cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của cây xanh ; có ý
thức BVMT thiên nhiên).
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài
ứng dụng.
20 Bài 82.
ich - êch
- Bài ứng dụng :
Tôi là chim chích... Có ích, có ích.
(HS yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên
nhiên và cuộc sống).
- Khai thác trực
tiếp nội dung bài
đọc.
27
Tập đọc
Hoa ngọc
lan
- HS trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài (Nụ hoa lan màu
gì?... Hương hoa lan thơm như thế nào ?) / GV liên hệ
mở rộng để HS nâng cao ý thức yêu quý và BVMT :
Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho
cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần
được chúng ta gìn giữ và bảo vệ...
- HS luyện nói (Gọi tên các loài hoa trong ảnh – SGK) /
GV khẳng định rõ hơn : Các loài hoa góp phần làm cho
môi trường thêm đẹp, cuộc sống của con người thêm ý
nghĩa...
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.

29 Tập chép
Hoa sen - GV nói về nội dung bài, kết hợp GDBVMT trước khi
HS tập chép (hoặc củng cố cuối tiết học) : Hoa sen vừa
đẹp lại vừa có ý nghĩa (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn), do vậy ai cũng yêu thích và muốn gìn giữ để hoa
đẹp mãi.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
9
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
32
Tập chép
Hồ
Gươm
- HS tập chép đoạn văn : Cầu Thê Húc màu son,...
tường rêu cổ kính. / GV kết hợp liên hệ GDBVMT (cuối
tiết học) : Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi
tiếng ở Thủ đô Hà Nội và là niềm tự hào của mỗi người
dân Việt Nam. Càng yêu quý Hồ Gươm, chúng ta càng
có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để Hồ Gươm đẹp mãi.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
33
Tập đọc
Cây bàng

- HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (Theo em, cây bàng
đẹp nhất vào mùa nào ?) / GV nêu câu hỏi liên tưởng
về BVMT : Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải
được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào ?...
- HS luyện nói (Kể tên những cây được trồng ở sân
trường em) / GV tiếp tục liên hệ về ý thức BVMT, giúp
HS thêm yêu quý trường lớp.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
33
Tập đọc
Đi học
- HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (Đường đến trường có
những cảnh gì đẹp ?) / GV nhấn mạnh ý có tác dụng
gián tiếp về GDBVMT : Đường đến trường có cảnh
thiên nhiên thật đẹp đẽ, hấp dẫn (hương rừng thơm,
nước suối trong, cọ xoè ô râm mát), hơn nữa còn gắn
bó thân thiết với bạn HS (suối thầm thì như trò chuyện,
cọ xoè ô che nắng làm râm mát cả con đường bạn đi
học hằng ngày).
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
33
Kể
chuyện
Cô chủ
không
biết quý
tình bạn
- Dựa vào nội dung câu chuyện, GV có thể rút ra bài

học và liên hệ về ý thức BVMT cho HS : Cần sống gần
gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng
tình cảm bạn bè dành cho mình.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
35
Tập đọc
Anh hùng
biển cả
- HS trả lời câu hỏi trong SGK và kết hợp luyện nói (bài
tập 3) : Hỏi nhau về cá heo theo nội dung bài :
+ Cá heo sống ở biển hay ở hồ ?
+ Cá heo đẻ trứng hay đẻ con ?
+ Cá heo thông minh như thế nào ?
+ Con cá heo trong bài đã cứu sống được ai ?
(HS nâng cao ý thức BVMT : yêu quý và bảo vệ cá heo
- loài động vật có ích)
- Khai thác trực
tiếp nội dung bài
tập đọc và nội
dung luyện nói.
3- Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1
3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên được nói đến trong
các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập
đọc – Chính tả ở chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước ở phần Luyện tập tổng hợp).
3.2. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm được nói đến trong các bài
Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài Tập đọc – Chính tả trong phần Luyện
tập tổng hợp (tập trung ở các chủ điểm Gia đình, Thiên nhiên - Đất nước).
3.3. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm
sóc cây trồng (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc – Chính tả ở

các chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước, Gia đình ở phần Luyện tập tổng hợp).
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
10
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
3.4. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (một số loài vật
nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần ; trong bài Tập đọc, Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng
hợp).
Lớp 2
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm :
1.1. Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội (đặc biệt là cuộc sống ở gia
đình, nhà trường và ngoài xã hội) được đề cập đến qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ
năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập
làm văn. Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao chất
lượng cuộc sống con người
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : không phá hoại môi trường tự nhiên, trồng cây
gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh; yêu quý gia đình, bạn bè, quê hương đất
nước.
2- Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể :
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
2

Làm việc thật
là vui
- HS luyện đọc và tìm hiểu bài / kết hợp gợi ý HS
liên hệ (dùng câu hỏi) : Qua bài văn, em có nhận
xét gì về cuộc sống quanh ta ? (Mọi vật, mọi
người đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ...).
Từ đó liên hệ ý về BVMT : Đó là môi trường

sống có ích đối với thiên nhiên và con người
chúng ta.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
5
LT&C
Ai là gì ?
- HS đặt câu theo mẫu (Ai là gì ?) để giới thiệu
trường em, giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, buôn,
sóc, phố) của em. (BT3); từ đó thêm yêu quý môi
trường sống.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
6
Tập đọc – KC
Mẩu giấy vụn
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp
học luôn sạch đẹp.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập viết
Chữ hoa D
- HS tập viết : Đẹp trường đẹp lớp. / Giáo dục ý
thức giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
10
Tập đọc – KC
Sáng kiến của
bé Hà

- Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và
những người thân trong gia đình.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Kể về người
thân
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã
hội.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
11
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
11
Tập đọc – KC
Bà cháu
- GD tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài
Tập đọc
Cây xoài của
ông em
- Kết hợp GDBVMT thông qua các câu hỏi 2. Tại
sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày
lên bàn thờ ông ? – 3. Tại sao bạn nhỏ cho rằng
quả xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất ?
(GV nhấn mạnh : Bạn nhỏ nghĩ như vậy vì mỗi

khi nhìn thứ quả đó, bạn lại nhớ ông. Nhờ có
tình cảm đẹp đẽ với ông, bạn nhỏ thấy yêu quý
cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh
người thân...).
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
12
Tập đọc – KC
Sự tích cây vú
sữa
- GD tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Mẹ
- HS trả lời câu hỏi trong SGK (chú ý câu 2 : Mẹ
làm gì để con ngủ ngon giấc ?), từ đó giúp các
em trực tiếp cảm nhận được cuộc sống gia đình
tràn đầy tình yêu thương của mẹ.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
LT&C
Từ ngữ về tình
cảm gia đình
- Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành
câu hoàn chỉnh (Cháu... ông bà; Con... cha mẹ;
Em... anh chị). (BT2). Nhìn tranh (SGK), nói 2-3
câu về hoạt động của mẹ và con. (BT3). / Giáo
dục tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.

13
Tập đọc – KC
Bông hoa niềm
vui
- Giáo dục tình cảm yêu thương những người
thân trong gia đình.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Quà của bố
- GV giúp HS cảm nhận : Món quà của bố tuy chỉ
là những con vật bình thường nhưng là “cả một
thế giới dưới nước” (cà cuống, niềng niễng đực,
niềng niễng cái... hoa sen đỏ, nhị sen vàng... con
cá sộp, cá chuối), “cả một thế giới mặt đất” (con
xập xành, con muỗm to xù, con dế...). Từ đó kết
hợp liên hệ mở rộng thêm (đối với HS khá, giỏi)
về GDBVMT : Em hiểu vì sao tác giả nói “Quà
của bố làm anh em tôi giàu quá !” (Vì có đủ “cả
một thế giới dưới nước” và “cả một thế giới mặt
đất” – ý nói : có đầy đủ các sự vật của môi
trường thiên nhiên và tình yêu thương của bố
dành cho các con...).
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
14
Tập đọc – KC
Câu chuyện bó
đũa
- GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia

đình.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
12
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
15
Tập đọc – KC
Hai anh em
- GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia
đình.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Kể về anh chị
em
- GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
16
Tập viết
Chữ hoa O
- Gợi ý HS liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên
nhiên qua nội dung viết ứng dụng : Ong bay
bướm lượn. (Hỏi : Câu văn gợi cho em nghĩ đến
cảnh vật thiên nhiên như thế nào ?).
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.

Tập làm văn
Kể ngắn về
con vật
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
19
Tập đọc – KC
Chuyện bốn
mùa
- GV nhấn mạnh : Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông
đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó
với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn
và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống
của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
20
Chính tả
Gió
- GV giúp HS thấy được “tính cách” thật đáng
yêu của nhân vật Gió (thích chơi thân với mọi
nhà, cù khe khẽ anh mèo mướp, rủ đàn ong mật
đến thăm hoa; đưa những cánh diều bay bổng,
ru cái ngủ đến la đà, thèm ăn quả, hết trèo cây
bưởi lại trèo na). Từ đó, thêm yêu quý môi
trường thiên nhiên.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Mùa xuân đến

- GV giúp HS cảm nhận được nội dung : Mùa
xuân đến làm cho cả bầu trời và mọi vật đều trở
nên đẹp đẽ và giàu sức sống. Từ đó, HS có ý
thức về BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Tả ngắn về
bốn mùa
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
21
Tập đọc – KC
Chim sơn ca
và bông cúc
trắng
- GV hướng dẫn HS nêu ý nghĩa của câu chuyện
: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường
thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ
và có ý nghĩa. Từ đó, góp phần giáo dục ý thức
BVMT.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Tả ngắn về loài
chim
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
22 LT&C
Từ ngữ về loài

chim
- BT1 (Nói tên các loài chim trong những tranh
sau – SGK) : Sau khi HS nêu tên các loài chim
theo gợi ý trong SGK (đại bàng, cú mèo, chim
sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt), GV liên hệ : Các
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
13
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
loài chim tồn tại trong môi trường thiên nhiên
thật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài
chim quý hiếm cần được con người bảo vệ (VD :
đại bàng).
23
Tập đọc
Nội quy Đảo
Khỉ
- HS luyện đọc bài văn và tìm hiểu những điều
cần thực hiện (nội quy) khi đến tham quan du
lịch tại Đảo Khỉ chính là được nâng cao về ý
thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
28
Tập làm văn
Tả ngắn về cây

cối
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
31
Tập đọc – KC
Chiếc rễ đa
tròn
- Giáo dục : Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm
gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của
môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc
sống của con người.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
3- Một số lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2:
3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta...
được nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 2 (chú trọng các bài Tập đọc, Kể chuyện thuộc
chủ điểm Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).
3.2. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống động vật và với cuộc
sống con người (tập trung ở các chủ điểm Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú).
3.3. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng các bài thuộc
chủ điểm Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối).
3.4. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm
sóc cây trồng (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Bốn mùa, Cây cối).
3.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú trọng các bài
thuộc chủ điểm Chim chóc, Muông thú).
3.6. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng
là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng các bài thuộc chủ điểm Trường học, Bạn trong
nhà, Nhân dân).
Lớp 3
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm :

1.1. HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên của các địa phương
trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn :
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : gây nên những thiệt hại lớn qua
các trận lũ, giông.
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hành động cụ thể : trồng cây, bảo vệ thiên
nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước.
2- Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể :
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
3
Tập làm văn
Kể về gia đình
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
5 Tập đọc – KC
Người lính - Kết hợp khai thác ý BVMT qua chi tiết : Việc leo - Khai thác gián
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
14
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
dũng cảm
rào của các bạn làm giập cả những cây hoa
trong vườn trường. Từ đó, giáo dục HS ý thức
giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc
làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
tiếp nội dung bài.

8
Tập làm văn
Kể về người
hàng xóm
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
10
Chính tả
Quê hương
ruột thịt
- HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta,
từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý
thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
LT&C
So sánh
- Hướng dẫn BT2 (Hãy tìm những âm thanh
được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu
văn), GV gợi hỏi : Những câu thơ, câu văn nói
trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào
trên đất nước ta ? Từ đó cung cấp hiểu biết, kết
hợp GDBVMT : Côn Sơn thuộc vùng đất Chí
Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc-
nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong
câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt
Bắc ; nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở
Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp
trên đất nước ta.
- Khai thác gián

tiếp nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
15
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
11
Tập đọc – KC
Đất quý, đất
yêu
- GV kết hợp GDBVMT (cần có tình cảm yêu quý,
trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương)
thông qua câu hỏi 3 : Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a
không thể để khách mang đi, dù chỉ là một hạt
cát nhỏ ? (GV nhấn mạnh : Hạt cát tuy nhỏ
nhưng là một sự vật “thiêng liêng, cao quý”, gắn
bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ
không rời xa được...).
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
Chính tả
Tiếng hò trên
sông
- HS yêu cảnh đẹp đất nước ta, từ đó thêm yêu
quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
- Khai thác trực
tiếp nội dung bài.
Tập đọc
Vẽ quê hương

- HS trả lời câu hỏi 1 : Kể tên những cảnh đẹp
được tả trong bài thơ ?, câu hỏi 2 : Cảnh vật quê
hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên
những màu sắc ấy ? / Từ đó giúp các em trực
tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê
hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
- Khai thác trực
tiếp nội dung bài.
LT&C
Từ ngữ về quê
hương
- BT2 : Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm (Chỉ
sự vật ở quê hương / Chỉ tình cảm đối với quê
hương) : cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ
thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn
núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào. / Giáo dục tình
cảm yêu quý quê hương.
- Khai thác trực
tiếp nội dung bài.
Tập viết
Ôn chữ hoa G
- Giáo dục tình cảm quê hương qua câu ca dao :
Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé xem phong
cảnh Loa Thành Thục Vương.
- Khai thác trực
tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Nói về quê
hương
- Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương. - Khai thác trực

tiếp nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
16
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
12
Tập đọc – KC
Nắng phương
Nam
- Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường
của quê hương miền Nam.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Chính tả
Chiều trên
sông Hương
- HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta,
từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý
thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Cảnh đẹp non
sông
- HS cảm nhận được nội dung bài và thấy được ý
nghĩa : Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những
cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ
gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó. Từ đó, HS

thêm yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý
thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Nói, viết về
cảnh đẹp đất
nước
- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên
nhiên và môi trường trên đất nước ta.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
13
Chính tả
Đêm trăng trên
Hồ Tây
- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên
nhiên, từ đó thêm yêu quý môi trường xung
quanh, có ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Cửa Tùng
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ
đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý
thức tự giác BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Chính tả
Vàm Cỏ Đông

- Giáo dục tình cảm yêu mến dòng sông, từ đó
thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức
BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
16
Tập đọc
Về quê ngoại
- GD tình cảm yêu quý nông thôn nước ta qua
câu hỏi 3 : Bạn thấy ở quê có những gì lạ ? (Gặp
trăng gặp gió bất ngờ / ở trong phố chẳng bao
giờ có đâu ; gặp con đường đất rực màu rơm
phơi, gặp Bóng tre mát rợp vai người / Vầng
trăng như lá thuyền trôi êm đềm .... Từ đó liên hệ
và “chốt” lại ý về BVMT : Môi trường thiên nhiên
và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng
yêu.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Nói về thành
thị, nông thôn
- Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi
trường trên các vùng đất quê hương.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
17
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ

n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
17
Chính tả
Vầng trăng
quê em
- HS yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước
ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh,
có ý thức BVMT
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
LT&C
Ôn tập câu Ai
thế nào ?
- Giáo dục tình cảm đối với con người và thiên
nhiên đất nước (nội dung đặt câu).
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Viết về thành
thị, nông thôn
- Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi
trường trên các vùng đất quê hương.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
21
Tập viết
Ôn chữ hoa O
Ô Ơ
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua

câu ca dao : ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây / Hàng đào
tơ lụa làm say lòng người.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
22
Tập viết
Ôn chữ hoa P
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua
câu ca dao : Phá Tam Giang nối đường ra Bắc /
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
23
Tập viết
Ôn chữ hoa Q
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua
câu thơ : Quê em đồng lúa nương dâu / Bên
dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
28
Tập đọc – KC
Cuộc chạy đua
trong rừng
- GV liên hệ : Cuộc chạy đua trong rừng của các
loài vật thật vui vẻ, đáng yêu ; câu chuyện giúp
chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong
rừng.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.

29
Tập viết
Ôn chữ hoa T
- HS thấy được giá trị của hình ảnh so sánh (Trẻ
em như búp trên cành), từ đó cảm nhận được vẻ
đẹp của thiên nhiên. (Có thể hỏi : Cách so sánh
trẻ em với búp trên cành cho thấy điều gì ở trẻ
em ?).
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
31
Tập làm văn
Thảo luận về
bảo vệ môi
trường
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
18
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
32
Tập đọc – KC
Người đi săn
và con vượn
- Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích
vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi
sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên

- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Chính tả
Hạt mưa
- Giúp HS thấy được sự hình thành và “tính
cách” đáng yêu của nhân vật Mưa (từ những
đám mây mang đầy nước được gió thổi đi,... đến
ủ trong vườn, trang đầy mặt nước, làm gương
cho trăng soi - rất tinh nghịch...). Từ đó, thêm yêu
quý môi trường thiên nhiên.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Nói, viết về
bảo vệ môi
trường
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
33
Tập đọc – KC
Cóc kiện Trời
- GV liên hệ : Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên
nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không
có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những
hậu quả đó.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
LT&C
Nhân hoá
- HS viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân

hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn
cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên
nhiên, có ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
34
Tập đọc
Mưa
- GV liên hệ : Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng
thêm tươi tốt ; mưa cung cấp nguồn nước cần
thiết cho con người chúng ta.
- Khai thác gián
tiếp nội dung bài.
3- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3
3.1. Dân số, tài nguyên, môi trường : Dân số tăng nhanh dẫn đến khai thác quá mức tài
nguyên đất, rừng, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường (chú ý khai thác ở một số
bài học thuộc các chủ điểm Thành thị và Nông thôn, Ngôi nhà chung).
3.2. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta...
(chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Bắc-Trung-Nam,
Ngôi nhà chung).
3.3. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích
và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có
thể khai thác ở một số bài thuộc nhiều chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 3, hai tập).
3.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (chú ý khai
thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Cộng đồng, Quê hương, Thành thị-Nông thôn, Ngôi nhà
chung, Bầu trời và mặt đất).
3.5. Đất đai và khoáng sản : Bảo vệ đất đai (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các
chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Bầu trời và mặt đất).
3.6. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm (chú trọng bài học thuộc
các chủ điểm Quê hương, Thành thị và Nông thôn).

3.7. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nước, công viên, bảo vệ và chăm
sóc cây trồng (chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Tới trường, Bắc-Trung-Nam,
Thành thị và Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, ).
3.8. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (chú ý khai thác
ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
19
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
3.9. Môi trường và xã hội : Trái đất là ngôi nhà chung ; giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng
là góp phần xây dựng lối sống văn minh (chú trọng bài học thuộc các chủ điểm Anh em một nhà,
Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất).
Lớp 4
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm :
1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giúp HS hiểu biết về những cảnh
đẹp của tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới ; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái
đẹp ; thấy được tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoặc do khai
thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn
hại đến môi trường.
2- Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể :
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
1
Kể chuyện
Sự tích hồ Ba
Bể
- Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do
thiên nhiên gây ra (lũ lụt).

- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
3
Tập đọc
Thư thăm bạn
- HS trả lời các câu hỏi : Tìm những câu cho
thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an
ủi bạn Hồng. Qua đó GV kết hợp liên hệ về ý
thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho
cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con
người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh
phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
LT&C
MRVT Nhân
hậu - Đoàn kết
- Giáo dục tính hướng thiện cho HS (biết sống
nhận hậu và biết đoàn kết với mọi người).
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
4
Tập đọc
Tre Việt Nam
- GV kết hợp GDBVMT thông qua câu hỏi 2 : Em
thích những hình ảnh nào về cây tre và búp
măng non ? Vì sao ? (Sau khi HS trả lời, GV có
thể nhấn mạnh : Những hình ảnh đó vừa cho
thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa

mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống).
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
7
Kể chuyện
Lời ước dưới
trăng
- GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để
thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với
cuộc sống con người (đem đến niềm hi vọng tốt
đẹp).
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
8
Chính tả
Trung thu độc
lập
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất nước.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
15
Chính tả
Cánh diều tuổi
thơ
- Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên
nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi
thơ.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.

17 Chính tả
Mùa đông trên
rẻo cao
- GV giúp HS thấy được những nét đẹp của
thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó,
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
20
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
19
Chính tả
Kim tự tháp Ai
Cập
- GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh
vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam
thắng cảnh của đất nước và thế giới.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
21
Tập đọc
Bè xuôi sông
La
- GV tìm hiểu bài theo câu hỏi trong SGK (chú ý
câu hỏi 1: Sông La đẹp như thế nào ?), từ đó HS
cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất

nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý
thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Cấu tạo bài
văn miêu tả
cây cối
- HS đọc bài Cây gạo và nhận xét về trình tự
miêu tả. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cây
cối trong môi trường thiên nhiên.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
22
Kể chuyện
Con vịt xấu xí
- GV liên hệ : Cần yêu quý các loài vật quanh ta,
không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình
thức bên ngoài.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Chợ Tết
- GV giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức
tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ
trong bài.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
LT&C
MRVT

Cái đẹp
- Giáo dục HS biết yêu và quý trọng cái đẹp
trong cuộc sống.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
24
Kể chuyện
KC được
chứng kiến,
tham gia
- GDBVMT qua đề bài : Em (hoặc người xung
quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng
(đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp ? Hãy
kể lại câu chuyện đó.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Đoàn thuyền
đánh cá
- Qua bài thơ, giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp
huy hoàng của biển đồng thời thấy được giá trị
của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống
con người.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
LT&C
Vị ngữ câu kể
Ai là gì ?
- Đoạn thơ trong BT1b (Luyện tập) nói về vẻ đẹp
của quê hương có tác dụng GDBVMT.

- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Tóm tắt tin tức
- HS tóm tắt bản tin Vịnh Hạ Long được tái công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Qua đó, thấy
được giá trị cao quý của cảnh vật thiên nhiên
trên đất nước ta.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
25
Tập làm văn
LT xây dựng
mở bài trong
bài văn tả cây
cối
- Thông qua các BT cụ thể, GV hướng dẫn HS
quan sát, tập viết mở bài để giới thiệu về cây sẽ
tả, có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong
môi trường thiên nhiên.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
21
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
26
Chính tả

Thắng biển
- Giáo dục lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết
chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để
bảo vệ cuộc sống con người.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
LT miêu tả cây
cối
- HS thể hiện hiểu biết về môi trường thiên
nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc
sống qua thực hiện đề bài : Tả một cây có bóng
mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu
thích.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
29
LT&C
MRVT Du lịch
– Thám hiểm
- HS thực hiện BT4 : Chọn các tên sông cho
trong ngoặc đơn để giải các câu đố dưới đây.
Qua đó, GV giúp các em hiểu biết về thiên nhiên
đất nước tươi đẹp, có ý thức BVMT.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Kể chuyện
Đôi cánh của
Ngựa Trắng
- GV giúp HS thấy được những nét ngây thơ và

đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo
vệ các loài động vật hoang dã.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
30
Kể chuyện
KC đã nghe,
đã đọc
- HS Kể lại một câu chuyện em đã được nghe,
được đọc về du lịch hay thám hiểm. Qua đó, mở
rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường
sống của các nước trên thế giới.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
31
Tập đọc
Ăng-co-vát
- HS nhận biết : Bài văn ca ngợi công trình kiến
trúc tuyệt diệu của nước bạn Cam-pu-chia xây
dựng từ đầu thế kỉ XII : ăng-co-vát ; thấy được
vẻ đẹp của khu đền hài hoà trong vẻ đẹp của
môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Chính tả
Nghe lời chim
nói
- Giáo dục ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường
thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Khai thác trực tiếp

nội dung bài.
32
Kể chuyện
Khát vọng
sống
- Giáo dục ý chí vượt mọi khó khăn, khắc phục
những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Không đề
- GV giúp HS cảm nhận được nét đẹp trong
cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của
Bác Hồ kính yêu.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
3- Lưu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4
3.1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên, loài vật quanh ta...
(chú ý khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Tiếng
sáo diều, Vẻ đẹp muôn màu).
3.2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm : Các thiên tai thường gặp; lợi ích
và sự có hạn của tài nguyên tự nhiên ; khái niệm Xanh - Sạch - Đẹp nơi học, nơi ở, nơi đi lại (có
thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Những người quả cảm, Vẻ đẹp muôn màu).
3.3. Không khí và ô nhiễm không khí : Không khí đối với đời sống thực vật, động vật và với
cuộc sống con người (có thể khai thác ở một số bài thuộc các chủ điểm Tiếng sáo diều, Người ta
là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu).
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
22
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
3.4. Các nguồn nước : Các nguồn nước, thể nước, vòng tuần hoàn của nước (có thể khai

thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Người ta là hoa
đất, Những người quả cảm).
3.5. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi; yêu thích các loài vật
hoang dã (có thể khai thác ở một số bài học thuộc các chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, Khám phá thế
giới, Tình yêu cuộc sống).
Lớp 5
1- Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm :
1.1. Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về
đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường
xung quanh.
2- Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể :
Tuầ
n
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
1
Tập đọc
Quang cảnh
làng mạc ngày
mùa
- GV chú ý khai thác ý “thời tiết” ở câu hỏi 3 :
Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã
làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh
động ?. Qua đó, giúp HS hiểu biết thêm về môi
trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn

Cấu tạo của
bài văn tả cảnh
- Ngữ liệu dùng để Nhận xét (bài Hoàng hôn
trên sông Hương) và Luyện tập (bài Nắng trưa)
đều có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp
của môi trường thiên nhiên, có tác dụng
GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả
cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Buổi sớm trên
cánh đồng) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của
môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
2
Tập đọc
Sắc màu em
yêu
- GV chú ý kết hợp GDBVMT qua các khổ thơ :
Em yêu màu xanh,…Nắng trời rực rỡ. Từ đó,
giáo dục HS ý thức yêu quý những vẻ đẹp của
môi trường thiên nhiên đất nước : Trăm nghìn
cảnh đẹp,…Sắc màu Việt Nam.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả

cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Rừng trưa, Chiều
tối) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi
trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
3
Tập làm văn
Luyện tập tả
cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Mưa rào) giúp HS
cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên
nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
4
Kể chuyện
Tiếng vĩ cầm ở
Mỹ Lai
- GV liên hệ : Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em,
cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi
trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa,
ruộng vườn, giết hại gia súc,...).
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
23
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n

Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
7
Chính tả
Dòng kinh quê
hương
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng
kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung
quanh.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Kể chuyện
Cây cỏ nước
Nam
- Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích
trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức
BVMT
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả
cảnh
- Ngữ liệu dùng để luyện tập (Vịnh Hạ Long)
giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường
thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
8
Tập đọc
Kì diệu rừng

xanh
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn để cảm
nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được
tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối
với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ
đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức
bảo vệ môi trường.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bà
LT&C
MRVT Thiên
nhiên
- GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết
về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước
ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó
với môi trường sống.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Kể chuyện
KC đã nghe,
đã đọc
- HS Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc
nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ
giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng
cao ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
9
LT&C

MRVT Thiên
nhiên
- GV kết hợp cung cấp cho HS một số hiểu biết
về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước
ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó
với môi trường sống.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Đất Cà Mau
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
văn, qua đó hiểu biết về môi trường sinh thái ở
đất mũi Cà Mau :
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
LT thuyết trình,
tranh luận
- GV kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh
hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc
sống con người qua Bài tập 1 : Mở rộng lí lẽ và
dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các
bạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu
chuyện nói về Đất, Nước, Không Khí và ánh
Sáng.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
10 Chính tả
Nỗi niềm giữ
nước giữ rừng

- Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án
những người phá hoại môi trường thiên nhiên và
tài nguyên đất nước.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
24
Phòng Giáo dục – Đào tạo Phù Cát
Tuầ
n
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức TH
11
Chính tả
Luật Bảo vệ
môi trường
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về
BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Kể chuyện
Người đi săn
và con nai
- Giáo dục ý thức BVMT, không săn bắt các loài
động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp
của môi trường thiên nhiên.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tập đọc
Tiếng vọng

- GV tìm hiểu bài để HS cảm nhận được nỗi băn
khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý
thức BVMT, gây ra cái chết đau lòng của con
chim sẻ mẹ, làm cho những con chim non từ
những quả trứng trong tổ “mãi mãi chẳng ra
đời”.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
LT&C
Quan hệ từ
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập 2 với ngữ liệu
nói về BVMT, từ đó liên hệ về ý thức BVMT cho
HS.
- Khai thác gián tiếp
nội dung bài.
Tập làm văn
Luyện tập làm
đơn
- Hai đề bài làm đơn để HS lựa chọn đều có tác
dụng trực tiếp về GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
12
LT&C
MRVT Bảo vệ
môi trường
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi
trường, có hành vi đúng đắn với môi trường
xung quanh.
- Khai thác trực tiếp

nội dung bài.
Kể chuyện
KC đã nghe,
đã đọc
- HS kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc có
nội dung bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý
thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
LT&C
LT về quan hệ
từ
- Bài tập 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của
thiên nhiên có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp
nội dung bài.
Tài liệu tập huấn về tích hợp, lồng ghép GDBVMT vào các môn học ở Tiểu học
25

×