Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Pháp luật việt nam về bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.34 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

MAI ĐỨC ANH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI BÊN NHƯỢNG QUYỀN
TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ THỊ TUYẾT HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN


Tôi tên là: Mai Đức Anh
Ngày sinh: 22/04/1994

Nơi sinh: Sông Bé

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã học viên: 1883801070003

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp vào hệ
thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên

Mai Đức Anh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi bên
nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” là bài nghiên cứu
của chính tơi, với sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Tuyết Hà.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

MAI ĐỨC ANH


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Lê Thị
Tuyết Hà, người đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô giáo,
đặc biệt là các thầy, cô giáo khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập thạc sĩ
tại trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia đình và
bạn bè của tác giả, những người luôn ở bên cạnh động viên và hỗ trợ nhiệt tình nhất
cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

MAI ĐỨC ANH


TÓM TẮT
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Để điều chỉnh mối quan hệ
nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và bên nhận quyền sẽ ký kết hợp
đồng nhượng quyền thương mại.
Nghiên cứu này trình bày các cơ sở lý luận, và quy định của pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Tác giả đánh giá và phân tích quyền của bên nhượng quyền theo quy định của
pháp luật thông qua: (1) Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của bên

nhận quyền; (2) Quyền đối với các vấn đề về sở hữu công nghiệp; (3) Quyền đưa
các thỏa thuận liên quan đến hạn chế cạnh tranh; (4) Quyền nhận tiền nhượng
quyền; (5) Quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại; (6)
Quyền yêu cầu bảo mật thông tin nhượng quyền thương mại; (7) Quyền quyết định
chuyển nhượng quyền thương mại cho bên thứ ba và chuyển giao quyền thương
mại; (8) Quyền đối với bên nhận quyền thương mại thứ cấp.
Sau khi làm rõ các vấn đề lý luận theo quy định của pháp luật, nghiên cứu
phân tích đánh giá thực trạng áp dụng quy định pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực
nhượng quyền thương mại, từ đó tìm ra những khó khăn, hạn chế trong việc bảo vệ
quyền lợi của bên nhượng quyền. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng, khó khăn, hạn
chế, từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hồn thiện quy định của pháp luật, góp
phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam nói riêng và hồn
thiện hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại nói chung.


ABSTRACT
Franchising is a commercial activity in which the franchisor permits and
requires the franchisee to conduct the purchase and sale of goods and provision of
services under certain conditions. To govern the franchise relationship, the
franchisor and franchisee will enter into a franchise contract.
This research presents the theoretical basic and legal content to protect the
franchisor's interests in the franchise contract. The author analyzes the rights of the
franchisor in accordance with the law in groups including: (1) The right to inspect
and supervise business activities of the franchisee; (2) The right to industrial
property matters; (3) The right to enter into agreements relating to restraint of
competition; (4) The right to receive franchise money; (5) The right to organize
marketing for the franchise system; (6) The right to request confidentiality of
franchise informations; (7) The right to decide on the assignment of commercial
rights to a third party and the transfer of commercial rights; (8) The right of

secondary franchisee.
After clarifying the theoretical issues about the franchise in accordance with
the law, the research analyzes and evaluates the current situation of applying
Vietnamese legal regulations in the field of franchising, thereby finding out the
difficulties and limitations in protecting the interests of the franchisor. Then, based
on the assessment of the current situation, difficulties and limitations, the author
proposes some solutions to improve the legal provisions on protecting the rights of
the franchisor in the franchise contract. This will contribute to perfecting the
provisions of Vietnamese law in regulating the relationships of franchisees and
franchisors in particular and perfecting the legal system on franchising in general.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................... 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 4


4.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
5.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 5

5.2.

Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 6

6.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6

7.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................... 7

8.

7.1.

Ý nghĩa khoa học ......................................................................... 7


7.2.

Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 8

Kết cấu của luận văn ............................................................................... 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ QUYỀN LỢI BÊN NHƯỢNG
QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................................................... 9
1.1. Khái luận chung về quyền thương mại, nhượng quyền thương mại,
hợp đồng nhượng quyền thương mại .............................................................. 9
1.1.1.

Khái luận về quyền thương mại, nhượng quyền thương mại 9

1.1.2.

Khái luận về hợp đồng nhượng quyền thương mại .............. 15

1.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi bên
nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ......................... 20
1.2.1.
quyền

Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận
.................................................................................................... 20

1.2.2.

Quyền đối với các vấn đề về sở hữu công nghiệp ..................... 22



1.2.3.

Quyền đưa các thỏa thuận liên quan đến hạn chế cạnh tranh .... 24

1.2.4.

Quyền nhận tiền nhượng quyền ................................................. 26

1.2.5.
mại

Quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương
.................................................................................................... 27

1.2.6.

Quyền yêu bảo mật thông tin nhượng quyền thương mại ......... 29

1.2.7. Quyền quyết định chuyển nhượng quyền thương mại cho bên
thứ ba và quyền chuyển giao quyền thương mại ..................................... 31
1.2.8.

Quyền đối với bên nhận quyền thương mại thứ cấp .................. 32

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI BÊN NHƯỢNG QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI ............................................................................... 34
2.1. Tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay ............ 34

2.2. Những bất cập trong áp dụng pháp luật về quyền của bên nhượng
quyền thương mại trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam... ............................................................................................................... 38
2.2.1. Về Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của bên
nhận quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại .......................... 38
2.2.2. Về Quyền đối với các vấn đề về sở hữu công nghiệp trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại .............................................................. 41
2.2.3. Về Quyền đưa các thỏa thuận liên quan đến hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ............................................. 45
2.2.4. Về Quyền nhận tiền trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại........ ................................................................................................... 49
2.2.5. Về Quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền
thương mại ............................................................................................... 52
2.2.6. Về Quyền yêu cầu bảo mật thông tin nhượng quyền thương
mạ.......... ................................................................................................... 56
2.2.7. Về Quyền quyết định chuyển nhượng quyền thương mại cho
bên thứ ba và chuyển giao quyền thương mại ......................................... 59
2.2.8.

Về quyền đối với bên nhận quyền thương mại thứ cấp ............. 62

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA BÊN NHƯỢNG QUYỀN TRONG HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI .............................................. 65


3.1. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi cho bên nhượng quyền trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại .................................................................... 65
3.2. Một sớ kiến nghị hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của bên
nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ......................... 69

3.2.1. Hoàn thiện quy định về quyền kiểm sốt của bên nhượng
quyền.... .................................................................................................... 69
3.2.2. Hồn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại ....................................................................... 70
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về hạn chế cạnh tranh trong nhượng
quyền thương mại..................................................................................... 71
3.2.4.

Hoàn thiện quy định về tiền nhượng quyền ............................... 72

3.2.5.

Hồn thiện quy định về bảo mật thơng tin ................................. 72

3.2.6. Hoàn thiện các quy định về chuyển giao quyền thương mại cho
bên thứ ba và bên nhượng quyền thứ cấp ................................................ 73
3.2.7. Bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động nhượng
quyền thương mại..................................................................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BMTT

:

Bảo mật thông tin

HĐNQTM


:

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

HTNQTM

:

Hệ thống nhượng quyền thương mại

NQTM

:

Nhượng quyền thương mại

SHTT

:

Sở hữu trí tuệ


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế và hoạt động kinh doanh thương mại nước ta

ngày càng phát triển đa dạng, phong phú với sự tăng lên về số lượng các loại hàng
hóa, các loại hình dịch vụ, chủ thể tham gia kinh doanh cũng như phương thức được
lựa chọn để kinh doanh. Trong các hoạt động kinh doanh thương mại đang phát
triển hiện nay tại Việt Nam không thể không kể đến phương thức kinh doanh thông
qua NQTM.
Kinh doanh theo phương thức NQTM đã phát triển rộng khắp trên tồn thế
giới, trong đó Mỹ được xem là quốc gia đi đầu về hoạt động NQTM. Ở châu Âu,
NQTM cũng ngày càng phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ,
nhà hàng, khách sạn, giải trí và xây dựng. Tại Việt Nam, theo thống kê được công bố
trên website của Bộ công thương Việt Nam, từ năm 2007 đến 2020, Việt Nam đã
cấp phép cho 277 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam. Riêng năm
2020, Việt Nam đã cấp phép nhượng quyền cho 22 doanh nghiệp trong nước.1 Hoạt
động nhượng quyền thương mại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam đang diễn ra
hết sức sôi động và có chiều hướng phát triển ngày một phức tạp.
Từ góc độ pháp lý, Luật Thương mại năm 2005 giải thích nhượng quyền
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu
cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
theo các điều kiện nhất định.
Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ NQTM sẽ đạt được nhiều lợi ích, tuy
nhiên cũng phải chấp nhận khơng ít rủi ro về cạnh tranh với các đối thủ và cả rủi ro từ
việc thiếu các quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động
NQTM của pháp luật. Trên cương vị là bên nhượng quyền, những khó khăn có thể dễ

1

Thống kê tại website của Bộ công thương: />

2


dàng gặp phải trong q trình hoạt động đó là: (i) bên nhượng quyền mất đi sự kiểm
sốt của mình đối với việc kinh doanh; (ii) khả năng đánh mất uy tín của bên nhượng
quyền và cả hệ thống nhượng quyền do việc không tuân thủ quy định của bên nhận
quyền; và (iii) khả năng bị bên nhận quyền chiếm đoạt các bí quyết và thơng tin quan
trọng liên quan tới việc kinh doanh. Bên cạnh đó, quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ
ràng trong việc bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền khi tham gia vào quan hệ
NQTM cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền là vấn đề quan trọng trong hoạt động
NQTM bởi những đóng góp to lớn mà bên nhượng quyền đem lại cho toàn thể hệ
thống nhượng quyền cũng như là các đóng góp cho nền kinh tế. Cũng giống như
bên nhận quyền, bên nhượng quyền là chủ thể quan trọng trong HĐNQTM và cũng
là bên dễ bị tổn thương trong quan hệ NQTM. Bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền
giúp cho cả hệ thống NQTM được ổn định, hạn chế và làm giảm thiệt hại của các
tranh chấp do vi phạm HĐNQTM phát sinh giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về bảo
vệ quyền lợi bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm viết luận văn này, ở nước ta đã có khá nhiều cơng trình

nghiên cứu khoa học về NQTM ở các khía cạnh kinh tế, pháp lý khác nhau.
Tiếp cận ở góc độ pháp lý ta có thể tìm thấy một số nội dung về NQTM được
đề cập trong Giáo trình Pháp luật về Thương mại hàng hóa và dịch vụ, của trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
năm 2019; Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức – Hội Luật



3

gia Việt Nam, năm 2019. Tuy nhiên, các tác giả chỉ mới đề cập đến các vấn đề tổng
quan của HĐNQTM, chưa đi sâu vào quyền lợi của bên NQTM.
Nguyễn Khánh Trung (Chủ biên) (2014), “Cân bằng lợi ích giữa các bên
trong HĐNQTM - Lý luận và thực tiễn”, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM, các tác
giả nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cân bằng lợi ích giữa bên nhận quyền và bên
nhượng quyền trong HĐNQTM.
Bên cạnh đó, cũng đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học nghiên
cứu về NQTM như:
Đào Đặng Thu Hường (2007), “HĐNQTM trong pháp luật Việt Nam”, đề
tài luận văn thạc sĩ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Liên Phương (2018),
“NQTM tại Việt Nam”, đề tài luận văn thạc sĩ - Học viện khoa học xã hội. Trong
các cơng trình trên, các tác giả mới chỉ nghiên cứu bao quát về các vấn đề pháp lý
của HĐNQTM.
Nguyễn Minh Hải (2016), “HĐNQTM và thực tiễn áp dụng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, đề tài luận văn thạc sĩ - Học viện khoa học xã
hội; tác giả nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề pháp lý trong HĐNQTM liên quan
đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Tình (2015), “Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
NQTM ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ luật học - Trường Đại học Luật Hà
Nội; tác giả đề cập đến khía cạnh pháp luật cạnh tranh liên quan đến hoạt động
NQTM.
Nhìn chung, với nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau các cơng trình
khoa học nêu trên đã đi sâu nghiên cứu và phân tích khá cụ thể và chi tiết các quy
định của pháp luật về HĐNQTM, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật và đề ra giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực NQTM. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về bảo vệ quyền lợi của bên

nhượng quyền trong HĐNQTM. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc


4

kết quả của các cơng trình khoa học về các vấn đề liên quan đã được công bố, tác
giả mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật Việt Nam về
bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM. Qua đó tìm ra những bất
cập của các quy định pháp luật hiện hành và các khó khăn vướng mắc khi áp dụng
vào thực tế. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện các quy định và
khắc phục các khó khăn góp phần giúp bên nhượng quyền nâng cao việc bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của mình và giúp cho các chủ thể khác có cách nhìn nhận chuẩn
xác về quyền lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về áp dụng các quy định

của pháp luật về bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền trong HĐNQTM, luận văn tập
trung nghiên cứu với các mục đích:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ về lý luận, nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi
bên nhượng quyền trong HĐNQTM.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng áp dụng quy định pháp luật Việt Nam
trong lĩnh vực NQTM và quyền của bên nhượng quyền trong HĐNQTM, từ đó tìm
ra những khó khăn, hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền
trong HĐNQTM.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng, khó khăn, hạn chế từ đó đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ
quyền lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM.
4.


Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn, đạt

được mục đích nghiên cứu và chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu. Một số
câu hỏi nghiên cứu cơ bản được đặt ra trong quá trình nghiên cứu như sau:


5

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về nhượng quyền
thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền và bên nhượng
quyền trong HĐNQTM?
Thứ hai, quyền của bên nhượng quyền thông qua các yếu tố như: (1) Quyền
kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền; (2) Quyền đối với các
vấn đề về sở hữu công nghiệp; (3) Quyền đưa các thỏa thuận liên quan đến hạn chế
cạnh tranh; (4) Quyền nhận tiền nhượng quyền; (5) Quyền tổ chức quảng cáo cho
hệ thống NQTM; (6) Quyền yêu cầu BMTT trong NQTM; (7) Quyền quyết định
chuyển nhượng quyền thương mại cho bên thứ ba và chuyển giao quyền thương
mại; (8) Quyền đối với bên nhận quyền thương mại thứ cấp được quy định như thế
nào trong pháp luật Việt Nam?
Thứ ba, bên nhượng quyền đã áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam như
thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình trong HĐNQTM trong thực tiễn?
Thứ tư, các bất cập, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định của pháp
luật Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM?
Thứ năm, những vấn đề pháp lý nào cần xem xét, sửa đổi, bổ sung trong quy
định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền trong
HĐNQTM?
5.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của bên

nhượng quyền trong HĐNQTM thông qua tám quyền như sau: (1) Quyền kiểm tra,
giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền; (2) Quyền đối với các vấn đề
về sở hữu công nghiệp; (3) Quyền đưa các thỏa thuận liên quan đến hạn chế cạnh
tranh; (4) Quyền nhận tiền nhượng quyền; (5) Quyền tổ chức quảng cáo cho
HTNQTM; (6) Quyền yêu cầu BMTT trong NQTM; (7) Quyền quyết định chuyển


6

nhượng quyền thương mại cho bên thứ ba và chuyển giao quyền thương mại; (8)
Quyền đối với bên nhận quyền thương mại thứ cấp.
5.2.

Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu các quy định về quyền của bên nhượng

quyền trong HĐNQTM quy định tại Luật thương mại Việt Nam, Luật cạnh tranh,
Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý khác có liên quan. Đề tài không nghiên
cứu về nghĩa vụ của bên nhượng quyền, hay quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền
trong HĐNQTM.
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề nêu trên trên cơ sở quy định của
pháp luật Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn việc bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền
tại Việt Nam nhằm tìm ra các khó khăn vướng mắc thông qua các quyền của bên

nhượng quyền như: (1) Quyền kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của bên
nhận quyền; (2) Quyền đối với các vấn đề về sở hữu công nghiệp; (3) Quyền đưa
các thỏa thuận liên quan đến hạn chế cạnh tranh; (4) Quyền nhận tiền nhượng
quyền; (5) Quyền tổ chức quảng cáo cho HTNQTM; (6) Quyền yêu cầu BMTT
trong NQTM; (7) Quyền quyết định chuyển nhượng quyền thương mại cho bên thứ
ba và chuyển giao quyền thương mại; (8) Quyền đối với bên nhận quyền thương
mại thứ cấp.
Về không gian: Luận văn phân tích quy định của pháp luật và việc áp dụng
thực tiễn các quy định này tại Việt Nam.
Về thời gian: Luận văn phân tích các quy định và số liệu từ trước Luật doanh
nghiệp 2005, Luật thương mại Việt Nam có hiệu lực cho đến nay.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng

các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm
khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở quan điểm đường lối về chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam.


7

Để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, gồm các phương pháp: phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp,
phương pháp diễn dịch,… nhằm làm rõ nội dung cần nghiên cứu.
Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt trong các nội dung:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải và chứng minh nhằm
làm rõ khái niệm, đặc điểm của quyền thương mại; HĐNQTM; pháp luật Việt Nam

quy định về bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM.
Phương pháp phân tích, so sánh nhằm xem xét, đối chiếu các quy định của
pháp luật Việt Nam với khi áp dụng vào thực tiễn trong các HĐNQTM về việc bảo
vệ quyền lợi của bên nhượng quyền, có những khó khăn vướng mắc như thế nào
cịn tồn tại trong thực tế.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá được sử dụng để khái qt hóa
nhằm tìm ra các vướng mắc, khó khăn mà pháp luật hiện nay quy định chưa rõ,
chưa cụ thể, chưa có quy định trong vấn đề bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền
trong HĐNQTM, từ đó đề xuất kiến nghị khắc phục các bất cập khó khăn đã được
nêu trong luận văn.
7.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

7.1.

Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền trong hợp

đồng nhượng quyền thương mại” được nghiên cứu dựa trên các quy định của pháp
luật hiện hành khi áp dụng vào thực tế còn nhiều bất cập vướng mắc khó khăn. Mặc
dù đã có Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn, tuy nhiên khi áp
dụng các quy định này vào thực tiễn lại xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc, bất
cập trong việc bảo vệ quyền lợi cho bên nhượng quyền.
Luận văn góp phần làm rõ được các vấn đề lý luận về các quy định của pháp
luật về bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM; phát hiện những


8


khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tìm ra nguyên nhân, đưa ra được các
giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền
lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM.
7.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Nội dung của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công

tác nghiên cứu, giảng dạy luật tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta, đặc biệt đối với
chuyên ngành luật kinh tế.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho các thương nhân trong q
trình kinh doanh có mong muốn tìm hiểu về hoạt động NQTM để cung cấp kiến
thức và có cái nhìn chuẩn xác về quy định pháp luật về lĩnh vực này.
Luận văn sẽ tìm hiểu, phân tích, đánh giá về các quy định của pháp luật trong
vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên nhượng quyền trong HĐNQTM, cũng như một số
khó khăn vướng mắc khi áp dụng pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi bên nhượng quyền và nâng cao hiệu quả bảo vệ
quyền lợi cho bên nhượng quyền trong HĐNQTM.
8.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn

gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về HĐNQTM và quyền lợi bên
nhượng quyền theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi bên nhượng
quyền trong HĐNQTM.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
bên nhượng quyền trong HĐNQTM.



9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ QUYỀN LỢI BÊN NHƯỢNG
QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1.

Khái luận chung về quyền thương mại, nhượng quyền thương mại, hợp
đồng nhượng quyền thương mại

1.1.1. Khái luận về quyền thương mại, nhượng quyền thương mại
(a) Quyền thương mại
“Quyền” là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp
luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân
được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.2
Theo khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Dưới góc độ kinh tế, “quyền thương mại” có thể được coi là một tài sản vơ
hình, được hình thành trong quá trình thương nhân thực hiện hoạt động thương mại,
bao gồm một hệ thống kinh doanh được tồn tại và phát triển dựa trên việc sử dụng
nhãn hiệu, mơ hình kinh doanh, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, khẩu
hiệu kinh doanh, quảng cáo,….3 Dưới góc độ pháp lý, “quyền thương mại” có thể
được hiểu là khả năng của mỗi cá nhân, tổ chức được tự do thực hiện các hoạt động
thương mại nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị Định 35/2006/NĐ-CP: “Quyền thương mại bao
gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:


2

Quyền là gì? ,
truy cập ngày 22/04/2022
Lại Mai Phương (2021), “NQTM trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay”,
Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
3


10

a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự
mình tiến hành cơng việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ
thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên
nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền
thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ
cấp theo hợp đồng NQTM chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương
mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.”
Như vậy, quyền thương mại được hiểu là quyền của một hoặc các cá nhân
hoặc tổ chức đối với các đối tượng mang biểu trưng của hoạt động thương mại, bao
gồm nhưng không giới hạn tên thương mại, nhãn hiệu, biểu tượng kinh doanh, công
nghệ, tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng,
hệ thống lưu trữ, chế độ kế tốn, bí quyết kinh doanh,… Quyền thương mại không
loại trừ bất kỳ quá trình, vấn đề, hoạt động nào phục vụ cho quá trình kinh doanh, từ
tài sản hữu hình cho tới những thứ vơ hình, trước khi bắt đầu sản xuất cho đến khi
hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường. Quyền thương mại đối với

các đối tượng này cho phép người có quyền có thể sử dụng các quyền này để kinh
doanh, sinh lợi từ chúng.
(b) Nhượng quyền thương mại
NQTM bắt nguồn từ thời Trung Quốc Cổ, tiếp theo là Hoa Kỳ vào những
năm 1850 và thật sự bùng nổ từ sau năm 1945. NQTM thực sự phát triển mạnh,
bùng phát kể từ sau năm 1945, với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách
sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ
sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ


11

thống kinh doanh theo phương thức này.4 Hiện nay, NQTM khơng cịn là hoạt động
xa lạ đối với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. NQTM tập trung
trong nhiều lĩnh vực như thức ăn nhanh, thời trang, giáo dục, bất động sản, đồ
uống,…
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về NQTM của các tổ chức kinh tế và các
nước trên thế giới, cụ thể:
Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal trade Commision) định
nghĩa “NQTM” là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó
người mua quyền thương mại được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ
theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thu này gắn liền với nhãn hiệu, thương
hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng khác của chủ
thương hiệu. Người mua quyền phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi
là phí NQTM.5
Theo Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (the International
Franchise Association), “NQTM” là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền, theo đó bên nhượng quyền đề xuất hoặc phải duy trì sự
quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận quyền trên các khía cạnh như bí
quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa,

phương thức, phương pháp kinh doanh do bên nhượng sở hữu hoặc kiểm soát. Theo
định nghĩa này, vai trò của bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và
điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên
nhượng quyền.6

Nguyễn Thị Liên Phương (2018), “NQTM tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Học viện
khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
4

Lê Thị Hoa (2007), “Hoạt động NQTM và việc xây dựng khuôn khổ pháp lý hoạt động NQTM ở Việt Nam”,
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại.
5

Lê Thị Hoa (2007), “Hoạt động NQTM và việc xây dựng khuôn khổ pháp lý hoạt động NQTM ở Việt Nam”,
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại.
6


12

Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng “NQTM” là tập hợp những quyền sở hữu
công nghiệp và SHTT liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu
cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ
được khai thác bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng.7
Tương tự như định nghĩa của Liên minh Châu Âu, định nghĩa của pháp luật
Nga nhấn mạnh tới việc bên nhượng chuyển giao một số quyền SHTT độc quyền
cho bên nhận để đổi lấy những khoản phí nhất định mà khơng đề cập đến vai trị,
nghĩa vụ của bên nhận và được thể hiện tại Chương 54, Bộ Luật dân sự Nga như
sau “Theo HĐNQTM, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng)
quyền được sử dụng đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật

kinh doanh và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như
nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ,… với một khoản thù lao và theo một thời
hạn xác định”.8
Các quốc gia khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về NQTM. Tuy
nhiên, định nghĩa về NQTM của tất cả các nước đều có điểm chung là một bên có
quyền phân phối quyền thương mại bao gồm nhãn hiệu, bản quyền tác giả, biển
hiệu, tên thương mại, kiểu dáng cơng nghiệp, bí quyết hoặc sáng chế,… cho một
bên khác và bên nhận quyền phải trả chi phí và thực hiện các điều kiện theo quy
định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa các bên.
Tại Việt Nam, khái niệm NQTM – franchise còn khá xa lạ trong những năm
90. Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, mục 4.1.1 Thông tư số 1254/1999/TTBKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày
1/7/1998 về chuyển giao công nghệ đã đề cập đến cụm từ "hợp đồng cấp phép đặc
quyền kinh doanh - tiếng anh gọi là franchise”. Trên thực tế Thông tư này chỉ nhằm
Trần Thị Trang (2018), “Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của bên nhận
quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7

Lê Thị Hoa (2007), “Hoạt động NQTM và việc xây dựng khuôn khổ pháp lý hoạt động NQTM ở Việt Nam”,
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại.
8


13

tháo gỡ tạm thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định
45/1998/NĐ-CP về hoạt động chuyển giao cơng nghệ. Theo Thơng tư này, hợp
đồng có bản chất là NQTM vẫn phải chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật
liên quan đến bán giấy phép và chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học và cơng
nghệ quản lý. Sau đó, đến ngày 02/02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định
11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó nhắc đến việc cấp phép đặc

quyền kinh doanh (bên giao giao cho bên nhận các nội dung tên thương mại, nhãn
hiệu hàng hóa, và bí quyết để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ
thương mại) cũng được xem là chuyển giao công nghệ. Thêm vào đó, tại Chương
XXXVI của Bộ luật Dân sự 2005 quy định về chuyển giao công nghệ, cụ thể tại
Điều 755 Đối tượng của chuyển giao công nghệ bao gồm việc chuyển giao “cấp
phép đặc quyền kinh doanh”9. Đây chính là những sự ghi nhận đầu tiên về NQTM
trong pháp luật Việt Nam.
NQTM chính thức được luật hóa và cơng nhận trong Luật thương mại 2005,
nội dung chi tiết về NQTM được quy định tại chương VI, mục 8, từ Điều 284 đến
Điều 291. Ngày 31/03/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM. Ngày 25/05/2006, Bộ
Thương Mại ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động
NQTM. Ngày 16/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2011/NĐ-CP
để hướng dẫn, sửa đổi một số vấn đề liên quan đến hoạt động NQTM. Và gần đây
nhất là văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BCT ngày 25 tháng 4 năm 2014 hợp nhất
nghị định hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động NQTM do Bộ Thương mại ban
hành. Các văn bản trên đã điều chỉnh, tạo một khung pháp lý cơ bản cho các vấn đề
về NQTM. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng, phức tạp của mình, NQTM cịn chịu sự

9

Điều 755 Bộ luật dân sự 2005: “Đối tượng chuyển giao công nghệ

1. Đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng
phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương
trình máy tính, thơng tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới cơng
nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy
định.”



14

điều chỉnh của pháp luật về SHTT, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật
cạnh tranh và các quy định khác có liên quan.
Thêm vào đó, Việt Nam là thành viên của WTO, thành viên của các Hiệp
định song và/hoặc đa phương với các quốc gia khác về thương mại, do đó, Việt
Nam cũng cần tuân thủ các quy định về nhượng quyền thương mại trong các hiệp
định thương mại quốc tế đã ký kết với các quốc gia thành viên.
Theo Điều 284 Luật thương mại 2005: “NQTM là hoạt động thương mại,
theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Như vậy. theo quy định của Luật thương mại 2005, NQTM là hoạt động của
bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền thực hiện một số quyền thương mại
của bên nhượng quyền để thực hiện kinh doanh và đem lại lợi nhuận. Đồng thời,
bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền và thực hiện các
nghĩa vụ khác trong một khoảng thời gian hoặc không gian địa lý nhất định theo
thỏa thuận giữa hai bên trong HĐNQTM. NQTM bản chất là một hoạt động thương
mại.
Để đảm bảo việc NQTM được diễn ra một cách rõ ràng, hạn chế phát sinh
các tranh chấp, bên nhượng quyền và bên nhận quyền sẽ quy định các quyền và
nghĩa vụ của mình khi thực hiện NQTM thông qua HĐNQTM. Phần tiếp theo của
Luận văn sẽ làm rõ hơn các vấn đề về HĐNQTM, quyền và nghĩa vụ của bên nhận
quyền và bên nhượng quyền trong HĐNQTM và theo quy định của pháp luật.



×