Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu sử dụng multi-enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





CÙ THỊ THUÝ NGA





NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MULTI - ENZYME
VÀ PROBIOTIC TRONG NUÔI DƢỠNG LỢN CON
SAU CAI SỮA







LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP











THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





CÙ THỊ THUÝ NGA




NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MULTI - ENZYME
VÀ PROBIOTIC TRONG NUÔI DƢỠNG LỢN CON
SAU CAI SỮA

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN VĂN PHÙNG
2. PGS. TS. TRẦN TỐ






THÁI NGUYÊN - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ đều đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích
dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả của luận án


Cù Thị Thúy Nga


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành luận án của mình, tôi đã
nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của tập thể thầy hƣớng dẫn, các nhà khoa học, sự giúp
đỡ của Trƣờng Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y, Viện khoa học sự sống -
ĐHTN và các trang trại chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng nhận đƣợc sự

cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên, sự giúp đỡ, cổ vũ
động viên của ngƣời thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Văn Phùng, PGS.TS. Trần Tố đã rất tận tình và trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực
hiện thành công công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép tôi thực hiện luận án này. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện, giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của tập thể cán bộ Viện Khoa học sự
sống, Khoa sau Đại học và các em sinh viên khoá 36, 37 khoa Chăn nuôi thú y, các
học viên cao học K15, K16 Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Trung tâm Thực hành Thực
nghiệm trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Công ty Thức ăn chăn nuôi Đại
Minh, Trại giống lợn Tân Thái - Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, đã
giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Cuối cùng, tôi xin dành lòng biết ơn tới ngƣời thân, gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt những năm tháng
miệt mài tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2014
Nghiên cứu sinh



Cù Thị Thúy Nga

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
4. Những đóng góp mới của luận án 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Đặc điểm của lợn con 5
1.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa 5
1.1.2. Đặc điểm cơ quan tiêu hoá và dịch tiêu hóa của lợn con 6
1.1.3. Đặc điểm phân tiết và hoạt tính của enzyme tiêu hóa 7
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu hóa của lợn con 10
1.1.5. Tỷ lệ tiêu hóa protein và xơ ở lợn 12
1.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con 14
1.2.1. Nhu cầu về năng lƣợng 14
1.2.2. Nhu cầu về protein, axit amin và khả năng giảm mức protein trong
khẩu phần của lợn bằng việc bổ sung axit amin tổng hợp 14
1.2.3. Chất xơ trong dinh dƣỡng lợn con 17
1.2.4. Nhu cầu về các chất dinh dƣỡng khác 19

iv
1.3. Enzyme và ứng dụng trong chăn nuôi 21

1.3.1. Tính đặc hiệu của enzyme 22
1.3.2. Hiệu quả của việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi 23
1.3.3. Những hiểu biết về enzyme tiêu hoá tinh bột, protein và chất xơ. 25
1.3.4. Những nghiên cứu về enzyme tiêu hóa trong và ngoài nƣớc 29
1.3.5. Giới thiệu về multi - enzyme sử dụng trong đề tài 31
1.4. Probiotic và ứng dụng trong chăn nuôi 31
1.4.1. Chức năng và tác động của probiotic 32
1.4.2. Cơ chế tác dụng của probiotic 33
1.4.3. Ứng dụng probiotic trong chăn nuôi 34
1.4.4. Thành phần hỗn hợp vi khuẩn probiotic sử dụng trong thí nghiệm 37
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 39
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 39
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2012 39
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme chứa
proteaza, amylaza đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, chất xơ và
sinh trƣởng của lợn con sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức
protein khác nhau 39
2.2.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme chứa
proteaza, amylaza, xenlulaza đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trƣởng của
lợn con sau cai sữa đƣợc nuôi bằng khẩu phần có mức xơ khác nhau 48
2.2.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của probiotic đến sinh trƣởng
của lợn con sau cai sữa 54
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 56

v
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa

protein, tinh bột, chất xơ và sinh trƣởng của lợn con sau cai sữa nuôi bằng
khẩu phần có mức protein khác nhau 57
3.1.1. Kết quả thí nghiệm 1 57
3.1.2. Kết quả thí nghiệm 2 64
3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa
và sinh trƣởng của lợn con sau cai sữa đƣợc nuôi bằng khẩu phần có mức
xơ khác nhau 76
3.2.1. Kết quả thí nghiệm 3 76
3.2.2. Kết quả thí nghiệm 4 85
3.3. Kết quả thí nghiệm 5 99
3.3.1. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm 5 99
3.3.2. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 5 102
3.3.3. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 5 104
3.3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm 5 106
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 114
1. Kết luận 114
2. Tồn tại 115
3. Đề nghị 115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
I. Tài liệu tiếng Việt 117
II. Tài liệu tiếng Anh 123
PHỤ LỤC

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt
Diễn giải
ADN
Axit Deoxyribo Nucleic

ARC
Agricultural Research Council (Viện khoa học Nông Nghiệp)
ARN
Axit Ribo Nucleic
Ash
Khoáng tổng số
CF
Xơ thô
CFU
Colony Forming Unit (Đơn vị khuẩn lạc)
CP
Protein thô
cs
Cộng sự
Cys
Xystein
DCP
Dicanxi photphat
DE
Năng lƣợng tiêu hoá
DFM
Direct Fed Microbials (Vi sinh vật đƣợc cho ăn trực tiếp)
ĐC
Đối chứng
ĐHNN
Đại học Nông nghiệp
DM
Vật chất khô
ĐVT
Đơn vị tính

FDA
Food and Drug Administriation (Cơ quan quản lý thực
phẩm và dƣợc phẩm)
FI
Lƣợng thức ăn tiêu thụ
g
Gam
Kcal
Kilocalo
Kg
Kilogam
KL
Khối lƣợng
KPCS
Khẩu phần cơ sở
LY
Landrace Yorkshire
Met
Methionine
MJ
Megajun
NDF
Chất xơ không tan trong môi trƣờng trung tính
NLTĐ/ME
Năng lƣợng trao đổi/ME
NRC
National Research Council (Hội đồng nghiên cứu quốc gia)
NSP
Non starch polysaccarit
P

Xác xuất (Mức ý nghĩa)
pH
Potential Hydrogen
PiDu
Pietrain Duroc
Pr
Protein
R
2
Hệ số xác định (Regression Statistics)
STT
Số thứ tự

Thức ăn
TB
Tinh bột
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TH
Tiêu hóa
TN
Thí nghiệm
TS
Tổng số
TT
Tiêu tốn
TTTĂ
Tiêu tốn thức ăn
UI
Unit international (Đơn vị quốc tế)

US
United States (Hoa Kỳ)
VCK
Vật chất khô
VTM
Vitamin
YLD
Yorshire Landrace Duroc

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 40
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn cho lợn thí nghiệm 1 40
Bảng 2.3. Diễn giải thí nghiệm 2 45
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 48
Bảng 2.5. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm 3 49
Bảng 2.6. Diễn giải thí nghiệm 4 52
Bảng 2.7. Diễn giải thí nghiệm 5 54
Bảng 2.8. Thành phần của các chủng vi khuẩn trong hỗn hợp probiotic 54
Bảng 2.9. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm 5 55
Bảng 3.1. Tỷ lệ tiêu hoá protein của lợn con thí nghiệm 1 57
Bảng 3.2. Tỷ lệ tiêu hoá tinh bột của lợn con thí nghiệm 1 60
Bảng 3.3. Tỷ lệ tiêu hoá chất xơ của lợn con thí nghiệm 1 63
Bảng 3.4. Khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 2 (kg/con) 64
Bảng 3.5. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 2 (g/con/ngày) 67
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 2 69
Bảng 3.7. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 2 72
Bảng 3.8. Tiêu tốn (TT) lyzin/kg tăng khối lƣợng lợn con thí nghiệm 2 73
Bảng 3.9. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn con thí nghiệm 2 75

Bảng 3.10. Tỷ lệ tiêu hoá protein của lợn con thí nghiệm 3 77
Bảng 3.11. Tỷ lệ tiêu hoá tinh bột của lợn con thí nghiệm 3 80
Bảng 3.12. Tỷ lệ tiêu hoá chất xơ của lợn con thí nghiệm 3 82
Bảng 3.13. Khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4 85
Bảng 3.14. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 4 (g/con/ngày). 89
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) của lợn con thí nghiệm 4 91
Bảng 3.16. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng 93
của lợn con thí nghiệm 4 93
Bảng 3.17. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4 94
Bảng 3.18. Tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4 95

viii
Bảng 3.19. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4 97
Bảng 3.20. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm 5 (kg/con) 99
Bảng 3.21. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 5 (g/con/ngày) 102
Bảng 3.22. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 5 105
Bảng 3.23. Lƣợng thức ăn tiêu thụ của lợn con thí nghiệm 5 (g/con/ngày) 107
Bảng 3.24. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm 5 107
Bảng 3.25. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí
nghiệm 5 109
Bảng 3.26. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 5 110
Bảng 3.27. Tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 5 111
Bảng 3.28. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn con thí nghiệm 5 112


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn con thí nghiệm 2 66
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 2 69

Hình 3.3. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn con thí nghiệm 4 88
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 4 90
Hình 3.5. Đồ thị sinh trƣởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm 5 101
Hình 3.6. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 5 104





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi lợn, một số chế phẩm sinh học nhƣ kháng sinh, hocmon đã
và đang đƣợc sử dụng ở những quy mô, mức độ khác nhau và mang lại những hiệu
quả nhất định. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các nhà khoa học đã phát hiện ra mặt
trái của các chất bổ sung này nhƣ gây hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn, để lại
tồn dƣ trong sản phẩm gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe con ngƣời. Để khắc phục
những hạn chế này, khoa học đã hƣớng tới nghiên cứu và sản xuất những chất thay
thế nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tế sản xuất (Cromwel, 2002) [75].
Những chất bổ sung đƣợc quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là các enzyme tiêu
hóa và probiotic, các chất này không chỉ làm tăng hiệu quả chăn nuôi mà còn tạo ra
các sản phẩm an toàn với sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng, cải thiện sự cân bằng
của hệ vi sinh vật trong đƣờng ruột (Jans, 2005 [92]; Fuller, 1989 [84]).
Ở lợn con giai đoạn sau cai sữa, bộ máy tiêu hóa phát triển chƣa hoàn thiện, sự
bài tiết các enzyme nội sinh còn hạn chế. Lợn con cùng một lúc chịu tác động bởi
nhiều yếu tố nhƣ stress dinh dƣỡng (do thay đổi thức ăn), stress sinh lý (do thay đổi
môi trƣờng sống và tập tính) (Fraser và cs, 1998 [82]; Cromwell, 2000 [74]; Kiarie và
cs, 2007 [95]), nên đã làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm hoạt tính của các enzyme nội sinh,
tăng khả năng nhiễm các vi sinh vật có hại dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi sinh vật
đƣờng ruột làm cho lợn con bị tiêu chảy, chậm lớn. Chính vì vậy, việc bổ sung multi -

enzyme và probiotic vào thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất thông
qua việc tăng sức đề kháng, đặc biệt là giai đoạn sau cai sữa, ảnh hƣởng tốt đến tiêu
hóa và hấp thụ chất dinh dƣỡng, tăng sinh trƣởng và giảm chi phí thức ăn cho một
đơn vị sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Cunningham và cs, 1957 [76];
Lewis và cs, 1995 [103]; Officer, 2000 [113]; Lã Văn Kính và cs (2001) [21], Đỗ
Văn Quang và cs (2005) [35]; Hồ Trung Thông và cs (2008) [43]; Trần Quốc Việt
và cs (2010) [62] đã cho thấy điều đó.

2
Khi sử dụng enzyme và probiotic cho lợn con có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu
hoá thức ăn và sinh trƣởng là do những chất này kết hợp với enzyme nội sinh phân
giải các hợp chất phức tạp thành những chất đơn giản, dễ hấp thu và làm giảm đƣợc
độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là các khẩu phần chứa
nhiều polysaccarit không phải tinh bột (non- starch polysaccarit - NSP). Nên ngƣời
ta thƣờng bổ sung vào khẩu phần những chế phẩm đa enzyme (multi - enzyme) để
phân giải đồng thời nhiều hợp chất hữu cơ (Vũ Duy Giảng, 2009 [9]).
Đối với thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nguồn cung cấp protein và
năng lƣợng chủ yếu có nguồn gốc thực vật, trong khi khả năng tiêu hoá các loại
thức ăn này của lợn con còn kém. Khi thiếu các enzyme tiêu hoá nhƣ proteaza,
amylaza trong phần đầu của đƣờng tiêu hoá sẽ giảm khả năng tiêu hóa protein và
tinh bột có nguồn gốc thực vật. Vì vậy việc bổ sung thêm multi - enzyme vào khẩu
phần lợn con giai đoạn này là cần thiết.
Về thực chất, nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về các axit amin.
Khi khẩu phần ăn cho lợn, đặc biệt là lợn con đƣợc cung cấp đủ hoặc thừa lƣợng
protein nhƣng không cân đối về tỷ lệ các axit amin thì hiệu quả hấp thu protein rất
thấp, lợn sinh trƣởng chậm, dễ dẫn đến tiêu chảy, đồng thời còn gây ô nhiễm môi
trƣờng do lƣợng nitơ thừa thải ra ngoài qua phân và nƣớc tiểu. Trên thực tế, để đáp
ứng nhu cầu axit amin cho lợn, hầu hết ngƣời chăn nuôi và các hãng sản xuất thức
ăn đều sử dụng các công thức phối hợp có tỷ lệ protein cao mà chƣa tính hết đến sự
lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng. Vì thế, việc nghiên cứu những khẩu phần ăn có

mức protein hợp lý trên cơ sở làm tăng hiệu quả sử dụng protein thông qua sử dụng
multi - enzyme sẽ góp phần giải quyết những yêu cầu đó.
Các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng nhƣ cám gạo, ngô và các phụ
phẩm khác thƣờng có hàm lƣợng xơ cao, hàm lƣợng protein thấp. Khẩu phần cho
lợn dựa trên các nguyên liệu này với mức xơ quá cao có thể làm giảm tỷ lệ tiêu
hóa và các thành phần dinh dƣỡng khác (Fernadez và cs, 1986 [80]; Noblet và
cs, 2001 [111]; Len và cs, 2006a [101]; Trần Văn Phùng và cs, 2012 [33]) dẫn
tới năng suất sinh trƣởng thấp, đặc biệt là lợn con. Tuy nhiên, khi đƣợc nuôi

3
bằng khẩu phần có mức xơ hợp lý, có tác dụng tăng cƣờng nhu động của ruột và
tạo khuôn phân để hoạt động thải phân của vật nuôi đƣợc thuận lợi. Những chất
xơ chƣa đƣợc tiêu hóa ở ruột non là nguồn cung cấp năng lƣợng cho vi sinh vật ở
ruột già, với nguồn năng lƣợng này, vi khuẩn tiếp tục hấp thu NH
3
để tổng hợp
protein, góp phần làm giảm đào thải NH
3
ra ngoài môi trƣờng.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, việc nghiên cứu bổ
sung multi - enzyme và probiotic vào khẩu phần đƣợc thiết lập dựa trên nguyên liệu
thức ăn có sẵn tại địa phƣơng và mức protein hợp lý cho lợn ngoại giai đoạn sau cai
sữa là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn
nuôi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sử dụng multi -
enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của việc bổ sung multi - enzyme vào các khẩu
phần có mức protein khác nhau và các khẩu phần có mức xơ thô khác nhau đến tỷ
lệ tiêu hoá protein, tinh bột, chất xơ và sinh trƣởng, chuyển hóa thức ăn của lợn
con giai đoạn sau cai sữa.

- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của việc bổ sung probiotic vào các khẩu phần ăn
đến sinh trƣởng và chuyển hóa thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp thêm số liệu về tỷ lệ tiêu hóa
protein, tinh bột và chất xơ của lợn con giai đoạn sau cai sữa khi đƣợc nuôi bằng
khẩu phần có mức protein khác nhau và khẩu phần có mức xơ thô khác nhau có bổ
sung multi - enzyme.
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp có
mức protein và mức xơ thô hợp lý trên cơ sở sử dụng multi - enzyme và probiotic
cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nhằm tận dụng nguồn thức ăn địa phƣơng, nâng
cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.


4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đƣa ra đƣợc khuyến cáo về việc sử dụng
multi - enzyme và probiotic bổ sung vào khẩu phần cho lợn con giai đoạn sau cai sữa
nhằm cải thiện tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dƣỡng, hạn chế các bệnh về đƣờng tiêu
hoá của lợn con, nâng cao khả năng sinh trƣởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Đƣa ra các khẩu phần ăn có mức protein và xơ thô hợp lý có sử dụng multi -
enzyme và probiotic để áp dụng trong sản xuất nhằm sử dụng các nguyên liệu thức ăn
sẵn có tại địa phƣơng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
4. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã đóng góp thêm tƣ liệu về ảnh
hƣởng việc bổ sung multi - enzyme vào khẩu phần có các mức protein, mức xơ thô
khác nhau và của hỗn hợp probiotic đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, xơ thô và
sinh trƣởng, hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn con sau cai sữa giống ngoại.













5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của lợn con
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa
Theo Whitemore (1993) [125], sinh trƣởng là quá trình tăng khối lƣợng cơ thể
do sự tăng lên về số lƣợng và lớn lên của các tế bào trong các cơ quan và tổ chức.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh trƣởng cho thấy, lợn con giai đoạn sau cai sữa có khả
năng sinh trƣởng phát triển nhanh, cƣờng độ trao đổi chất mạnh. Do lợn con sinh
trƣởng nhanh, nên khả năng tích luỹ các chất dinh dƣỡng cao. Lợn con ở 3 tuần tuổi,
mỗi ngày tích luỹ đƣợc 9 - 14 g protein/kg tăng khối lƣợng. Trong khi đó, lợn trƣởng
thành chỉ tích luỹ đƣợc 0,3 - 0,4 g protein/kg tăng khối lƣợng. Hơn nữa, để tăng 1 kg
khối lƣợng cơ thể, lợn con cần rất ít năng lƣợng, nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn
lớn, vì giai đoạn này tích luỹ chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1 kg thịt nạc cần ít
năng lƣợng hơn để sản xuất ra 1 kg thịt mỡ (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [32].
Đồng thời, ngƣời ta cũng thấy rằng lợn con sinh trƣởng nhanh, nhƣng không
đồng đều qua từng giai đoạn tuổi. Trong 21 ngày đầu sau khi sinh, lợn sinh trƣởng
nhanh, sau đó giảm dần, mà nguyên nhân chủ yếu do lƣợng sữa mẹ cung cấp không
đủ nhu cầu, thời gian giảm sinh trƣởng kéo dài khoảng 2 tuần, thời kỳ này đƣợc gọi
là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Đó là do ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng

sống và thay đổi về dinh dƣỡng. Sự thay đổi thức ăn từ sữa của lợn mẹ sang thức ăn
do con ngƣời cung cấp là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tốc độ sinh trƣởng trong
tuần đầu tiên sau cai sữa. Để hạn chế khủng hoảng này ngƣời ta phải tập cho lợn
con ăn sớm (Kornegay và cs, 1979 [97]; Lecce và cs, 1979 [100]; Amstrong và cs,
1980 [64]; Funderburke và cs, 1990) [86]; Võ Trọng Hốt và cs, 2000 [17]).
Để đẩy nhanh tốc độ sinh trƣởng, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi
lợn con sau cai sữa, cần tìm hiểu và nắm vững đặc điểm sinh trƣởng cũng nhƣ sinh
lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp kỹ thuật nuôi dƣỡng và phƣơng pháp
chế biến thức ăn cho lợn phù hợp. Trong đó, nghiên cứu tạo ra các thức ăn phù hợp

6
về sinh lý tiêu hóa và sinh trƣởng của lợn con thực sự rất quan trọng. Thực tế cho
thấy, những khẩu phần ăn có tỷ lệ các chất dinh dƣỡng cao, đặc biệt protein thƣờng
giúp cho lợn con sinh trƣởng nhanh, nhƣng rất dễ gây bệnh tiêu chảy mà nguyên
nhân chủ yếu là do khả năng tiêu hóa của lợn con còn hạn chế. Ngoài ra, việc dƣ
thừa các chất dinh dƣỡng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, một mối quan
ngại trong giai đoạn hiện nay của xã hội.
1.1.2. Đặc điểm cơ quan tiêu hoá và dịch tiêu hóa của lợn con
Tiêu hoá là quá trình phân giải thức ăn bằng các tác động cơ học, hóa học và
sinh vật học để biến những hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất
đơn giản, mà cơ thể động vật có thể hấp thu và sử dụng đƣợc (Nguyễn Thiện, 1998)
[39]. Đối với lợn con, cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh nhƣng chƣa hoàn thiện. Sự
phát triển đó thể hiện ở sự tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già.
Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ
sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng
gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 50
lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Dung tích ruột già của lợn con
lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, ở 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần
và 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít)

(Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006 [38]; Trƣơng Lăng, 2004 [23].
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chƣa hoàn thiện còn thể hiện ở chỗ lƣợng dịch
phân tiết và hoạt tính của enzyme tiêu hóa còn kém, nhất là ở 3 tuần đầu, sau đó
hoàn thiện dần. Nếu không cho lợn con ăn sớm thì khoảng 25 ngày đầu sau khi đẻ,
pepsin trong dạ dày lợn con chƣa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn, vì lúc
này dịch vị dạ dày chƣa có HCl tự do nên chƣa hoạt hóa pepsinogen thành pepsin
để tiêu hóa protein. Do thiếu HCl nên lợn con rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập
vào đƣờng tiêu hóa gây bệnh. Để khắc phục tình trạng này nên tập cho lợn con ăn
sớm vào lúc 7 - 8 ngày tuổi, để kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự
do sớm hơn.

7
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu lợn con đƣợc tách mẹ thì amylaza trong
nƣớc bọt có hoạt tính cao nhất vào ngày thứ 14, nếu còn bú sữa mẹ thì hoạt tính này
đến ngày thứ 21 mới có hiệu quả cao, cho nên khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn
con còn kém, chỉ tiêu hóa đƣợc khoảng 50 % lƣợng tinh bột ăn vào, vì vậy cần tập
cho lợn con ăn sớm kết hợp cai sữa sớm và chế biến thức ăn thật tốt trƣớc khi cho
lợn con ăn (Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [7]; Trƣơng Lăng, 2004) [23]
Dịch tụy của ruột non có ý nghĩa quan trọng đối với sự tiêu hóa. Trong dịch
tụy có chứa các enzyme (trypsin, cacboxypeptidaza, elactaza, dipeptidaza, nucleaza
.v.v ) có tác dụng phân giải từ 60 - 80 % protein, gluxit và lipit của thức ăn. Hoạt
tính của các enzyme thay đổi từ sơ sinh đến trƣởng thành. Nhƣ vậy, để tăng tỷ lệ
tiêu hóa và làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con, trong sản xuất thức ăn cho lợn con
giai đoạn tập ăn và sau cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hóa
nhƣ sữa bột, đƣờng lactoz, thức ăn hạt cần đƣợc rang chín và nghiền nhỏ, đồng thời
bổ sung thêm một số axit vô cơ nhƣ axit lactic.
1.1.3. Đặc điểm phân tiết và hoạt tính của enzyme tiêu hóa
Đối với lợn con, sự phân tiết dịch tiêu hoá có những điểm khác biệt với lợn
lớn. Lƣợng dịch tiết vào ban ngày thƣờng ít (khoảng 31 %), chủ yếu vào ban đêm
đạt 69 %, còn ở lợn trƣởng thành thì ngƣợc lại. Ở lợn con cai sữa, lƣợng dịch vị tiết

ra ngày và đêm gần bằng nhau. Lợn con dƣới 20 ngày tuổi chƣa có phản xạ tiết dịch
vị. Độ axit trong dịch vị của lợn con thấp hơn lợn trƣởng thành, nên mức độ hoạt
hoá pepsin và khả năng diệt khuẩn kém. Hàm lƣợng axit biến đổi theo lứa tuổi của
lợn, axit HCl tự do xuất hiện ở 25 - 30 ngày tuổi và có tác dụng diệt khuẩn rõ nhất ở
40 - 50 ngày tuổi (Trƣơng Lăng, 2004) [23].
* Nhóm enzyme phân giải protein
Pepsin là enzyme chủ yếu của dịch vị, do tế bào chủ tiết ra ở dạng chƣa hoạt
động pepsinogen. Dƣới tác dụng của HCl chuyển thành pepsin hoạt động. Pepsin có
tác dụng phân giải protein của thức ăn thành albumoz và pepton (peptit có 4 - 5 axit
amin), trong điều kiện tác dụng lâu dài, pepsin có thể phân giải protein cho sản
phẩm cuối cùng là axit amin để cơ thể hấp thu. Pepsin chỉ hoạt động trong môi

8
trƣờng axit, pH thích hợp là 1,5 - 2,5, nồng độ HCl tự do là 0,1 - 0,5 %. Hoạt lực
của pepsin tăng lên theo tuổi một cách rõ rệt. Ở 9 ngày tuổi tiêu hoá 30 mg fibrin
trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2 - 3 giờ, đến 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ (Hoàng
Toàn Thắng và cs, 2006) [38].
Lợn con dƣới 1 tháng tuổi, pepsin trong dạ dày lợn con chƣa có khả năng
tiêu hoá protein của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày lợn con không có HCl tự
do, lƣợng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhầy, gây ra hiện
tƣợng thiếu axit hay còn gọi là “Hypoclohydric”. Đây là một đặc điểm quan
trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn con. Vì thiếu HCl tự do nên khả năng sát trùng
kém, vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây bệnh
về đƣờng tiêu hoá ở lợn con, đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng (Trần Văn
Phùng và cs, 2004) [32].
Trypsin: là enzyme chính của dịch tụy đƣợc tiết ra dƣới dạng trypsinogen
rồi đƣợc enterokinaza của tá tràng hoạt hoá trở thành trypsin và sau đó là quá trình
tự hoạt hóa.
Trypsinogen Trypsin
(chƣa hoạt động) (hoạt động)

Trypsin là enzyme tiêu hoá protein của thức ăn. Lúc thai 2 tháng tuổi đã có
trypsin, thai càng lớn hoạt tính của trypsin càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra, hoạt tính
của trypsin dịch tụy rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của pepsin dạ dày.
Trypsin có hoạt lực cao nhất với pH = 8, tác dụng tƣơng tự nhƣ pepsin nhƣng hoạt
lực mạnh và triệt để hơn. Trypsin phân giải protein tạo thành polypeptit và axit amin.
Catepsin là enzyme tiêu hoá protein trong sữa có tác dụng giống pepsin, thuỷ
phân protein và các mạch peptit thành axit amin, hoạt động thích hợp trong khoảng
pH = 4 - 5. Vì thích hợp với pH cao nên catepsin hoạt động mạnh ở động vật non bú
sữa, khi mà HCl tự do hình thành chƣa nhiều. Đối với lợn con, ở 3 tuần tuổi đầu
catepsin có hoạt tính mạnh, sau đó hoạt tính giảm dần.
Enterokinaza

9
Kimotrypsin cũng đƣợc tiết ra dƣới dạng chƣa hoạt động là kimotrypsinogen
sau đó đƣợc trypsin hoạt hoá chuyển thành kimotrypsin hoạt động, pH tối ƣu là 8,
tác dụng tƣơng tự trypsin.
Elastaza phân giải elastin (gân, bạc nhạc) thành peptit và axit amin.
Carboxypolypeptidaza tác dụng phân giải peptit ở đầu có nhóm COO
-
tự do
và tách axit amin ra khỏi phân tử peptit.
Aminopolypeptidaza phân giải peptit ở đầu có nhóm NH
3
+
tự do.
Dipeptidaza phân giải dipeptit thành hai axit amin. Nucleaza phân giải axit nucleic
thành mononucleotit.
Cùng với pepsin dạ dày, các enzyme phân giải protein của dịch tụy có tác
dụng phân giải protein thành các axit amin để hấp thu. Trong số đó, trypsin là quan
trọng nhất. Một số loại đậu đỗ và thực vật nhƣ đậu tƣơng có chất kháng enzyme

(anti trypsin), nếu ăn đậu đỗ sống thì tiêu hoá kém, dẫn tới tiêu chảy. Vì vậy, các
loại thức ăn này cần đƣợc xử lý nhiệt trƣớc khi cho lợn ăn.
* Nhóm enzyme phân giải gluxit
Amylaza và maltaza: Hai enzyme này có trong nƣớc bọt và trong dịch tụy
lợn con từ lúc mới đẻ, nhƣng dƣới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do đó khả năng
tiêu hoá tinh bột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hoá đƣợc 50 % lƣợng tinh bột ăn vào
vì vậy đối với lợn con các loại thức ăn này cũng cần phải đƣợc rang chín. Sau 3
tuần tuổi, amylaza và maltaza mới có hoạt tính mạnh, nên khả năng tiêu hoá tinh bột
của lợn con tốt hơn (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [38]. Amylaza hoạt động tối
ƣu ở pH = 7,1, cắt liên kết 1 - 4 - α - glucozit của cả tinh bột sống và chín tạo thành
maltoz. Maltaza phân giải maltoz thành glucoz để cơ thể lợn hấp thu.
Saccaraza: Đối với lợn con dƣới 2 tuần tuổi, hoạt tính của saccaraza còn
thấp, nếu cho lợn con ăn saccaroz thì rất dễ bị tiêu chảy.
Lactaza: Có tác dụng tiêu hoá lactoz trong sữa. Enzyme này có hoạt tính
mạnh ngay từ khi lợn con sinh ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2, sau đó hoạt tính
giảm dần.

10
* Nhóm enzyme phân giải lipit.
Lipaza của dịch tụy hoạt động tối ƣu ở pH = 6,8. Lipaza cắt các liên kết este
giữa glyxerin và axit béo, do đó phân giải triglyxerit đã đƣợc nhũ hoá nhờ dịch ruột
để tạo ra mono glyxerit, axit béo và glyxerin.
Triglyxerit
Lipaza
monoglyxerit
Lipaza
glyxerin + axit béo

Photpholipaza cắt liên kết este giữa glyxerin với axit photphoric, do đó tham
gia phân giải photpholipit thành photphat và diglyxerit. Diglyxerit sẽ tiếp tục đƣợc

lipaza phân giải thành glyxerin và axit béo.
Photpholipit
Photpholipaza
glyxerin
Lipaza
axit béo
Lipaza
diglyxerit
- H
3
PO
4

Cholesterolesteraza: phân giải este của cholesterol và các sterol của thức ăn
thành axit béo và sterol.
Với ba enzyme của nhóm phân giải lipit đề cập trên, mọi loại lipit của thức
ăn đều đƣợc tiêu hoá hết (Lã Văn Kính và cs, 2001) [21]. Theo Corring và cs (1978)
[73], ở lợn con bú sữa, khối lƣợng của tuyến tụy tăng dần theo tuổi và hoạt tính
lipaza cũng tăng từ ngày thứ 2 đến 35 ngày tuổi. Tƣơng ứng theo đó, tỷ lệ tiêu hoá
lipit của lợn con tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào nguồn lipit (cao nhất ở mỡ
sữa, thấp nhất là ngô).
Qua nghiên cứu về quá trình phân tiết enzyme trong đƣờng tiêu hoá của lợn
con, chúng ta thấy sự phân tiết và hoạt động của amylaza, maltaza và proteaza tăng
dần theo sự tăng lên của ngày tuổi. Riêng lactaza tăng cao nhất ở giai đoạn 2 tuần
tuổi sau đó giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi. Đây chính là điểm cần lƣu ý
khi bổ sung thức ăn cho lợn con.
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hóa của lợn con
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ tiêu hoá của lợn con, trong đó có các yếu tố
nhƣ thức ăn, kỹ thuật chế biến thức ăn, kỹ thuật cho ăn, yếu tố thời tiết, khí hậu.
Các loại thức ăn khác nhau ảnh hƣởng không giống nhau đến tiêu hóa của

lợn. Thức ăn nhiều nƣớc giảm tiết nƣớc bọt và dịch vị. Cám gạo kích thích tiết dịch
vị nhiều hơn khoai lang và rau muống. Tỷ lệ thức ăn và nƣớc là 1/3 thì lợn không
tiết nƣớc bọt (Trần Cừ, 1985) [5]. Thức ăn dạng bột nghiền kích cỡ khác nhau thì tỷ

11
lệ tiêu hoá khác nhau. Phƣơng pháp nghiền nhỏ thƣờng áp dụng đối với các loại
thức ăn hạt. Khi nghiền nhỏ phần vỏ cứng nhiều xơ bị phá vỡ, thức ăn đƣợc nghiền
nhỏ ra, tỷ lệ tiêu hoá nhờ đó tăng lên. Do đó thức ăn đƣợc nghiền nhỏ có lợi cho vật
nuôi, nhất là các con vật còn non. Khi nghiền nhỏ các loại hạt thì tỷ lệ tiêu hoá vật
chất khô (VCK) tăng 3 %, protein thô (CP) tăng 4 %, lipit thô tăng 15 %, xơ thô
(CF) tăng 2,2 % và bột đƣờng tăng 1,5 % so với nghiền ở mức độ to (Từ Quang
Hiển và cs, 2001) [13]
Mùi vị thức ăn cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ tiêu hoá vì nó kích thích
tính thèm ăn và sự tiết dịch tiêu hoá ở lợn. Theo Hoàng Văn Tiến (1995) [46], khi bổ
sung thêm lipit vào khẩu phần, tính ngon miệng của gia súc, gia cầm tăng lên và khả
năng thu nhận thức ăn cũng tăng. Thức ăn ép viên làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất
dinh dƣỡng và tốc độ sinh trƣởng của lợn con (Skoch và cs, 1983 [119], Lawrence và
cs, 1983 [98], Hancock và cs, 1991 [90], Stark và cs, 1993[121]). Ép viên làm tăng
tốc độ gelatin hóa tinh bột trong các loại hạt ngũ cốc, cải thiện tốc độ sinh trƣởng của
lợn con từ 7 - 10 % so với thức ăn bột (Chales Stanislaw, 1998) [71].
Kỹ thuật chế biến thức ăn khác nhau (nhƣ lên men, ủ chua, rang chín) cũng
ảnh hƣởng đến khả năng tiết dịch tiêu hoá. Thức ăn rang chín, dịch vị tiết nhiều hơn
thức ăn ngâm nƣớc. Thức ăn bột ngũ cốc, cám thì tiết dịch vị nhiều hơn thức ăn củ,
quả, rau tƣơi, thức ăn sống, ủ men thì dịch vị và dịch ruột cũng nhƣ hoạt lực của các
enzyme cao hơn thức ăn chín không ủ men.
Khi khẩu phần không cân bằng các chất dinh dƣỡng sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu
hoá và hấp thu các chất dinh dƣỡng. Nếu khẩu phần có lƣợng protein thấp, sẽ làm
tăng hoạt động của cơ quan tiêu hoá, làm thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hoá để tạo
nên nhũ chấp có tỷ lệ thành phần các chất nhất định, dẫn đến làm tăng cao tƣơng
đối lƣợng nƣớc trao đổi theo phân và làm cho lợn bị thiếu protein (Trần Văn Phùng,

2004) [31]. Đồng thời khi lƣợng protein trong khẩu phần thấp sẽ dẫn đến sự giảm
tiết dịch tụy và dịch dạ dày rõ rệt. Nếu khẩu phần có mức protein trung bình thì
lƣợng dịch tụy tiết ra là 4400 ml, nhƣng khẩu phần có mức protein thấp lƣợng dịch
tuỵ tiết ra là 3225 ml, còn khi mức protein cao thì lƣợng dịch tụy đạt tới 5280 ml.

12
Nhƣ vậy, khẩu phần có hàm lƣợng protein cao thì lƣợng dịch tuỵ tiết ra càng nhiều
để tăng cƣờng tiêu hoá protein.
Cách cho lợn ăn cũng làm ảnh hƣởng đến sự tiêu hoá thông qua lƣợng dịch
tiêu hoá tiết ra bị thay đổi. Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn thức ăn khô sẽ làm
tăng tiết dịch tiêu hoá. Nếu lợn đƣợc ăn 5 bữa/ngày thì lƣợng dịch vị sẽ tăng đƣợc
79,43 % và dịch tuỵ tăng 35,20 % so với lợn chỉ đƣợc ăn 3 bữa. Số lƣợng thức ăn
một bữa (đặc biệt là lợn con) cũng có tác dụng làm hƣng phấn hoạt động tiêu hoá,
làm tăng tiết dịch tiêu hoá và kết quả là làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn.
Nhiệt độ thức ăn, nƣớc uống cũng ảnh hƣởng đến tiết dịch tiêu hóa (nƣớc
lạnh tiết dịch ít hơn nƣớc ấm). Cần tập cho lợn con ăn đúng bữa, đúng giờ, đúng nơi
quy định. Phải có nƣớc sạch thƣờng xuyên, đầy đủ cho lợn con uống.
Ngoài các yếu tố trên có ảnh hƣởng đến quá trình tiêu hoá ở lợn thì các yếu tố
về điều kiện môi trƣờng, vận động, vỏ não cũng ảnh hƣởng đến sinh lý tiêu hoá ở lợn.
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu hóa của lợn đã đề cập ở trên,
chúng ta cần nghiên cứu, phối hợp khẩu phần cho phù hợp với hệ tiêu hóa, áp dụng
các biện pháp chăn nuôi phù hợp để hạn chế thấp nhất ảnh hƣởng bất lợi về tiêu
hóa, đặc biệt giai đoạn lợn sau cai sữa để nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
1.1.5. Tỷ lệ tiêu hóa protein và xơ ở lợn
Các loại thức ăn có thể có cùng thành phần dinh dƣỡng nhƣ nhau, nhƣng có tỷ
lệ tiêu hoá khá c nhau đối với mỗi loại vật nuôi , khi đó giá trị dinh dƣỡ ng củ a nó đố i
vớ i con vậ t sẽ khá c nhau. Ví dụ, tỷ lệ tiêu hoá cám gạo ở gà không giống ở lợn và ở
trâu bò . Các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá thức ăn trên thế giớ i đã đƣợ c tiế n hà nh tƣ̀ rấ t
sớ m và họ đã xây dựng đƣợ c cơ sở dƣ̃ liệ u về tỷ lệ tiêu hoá củ a thƣ́ c ăn. Ở Việt Nam,
nghiên cƣ́ u xá c đị nh tỷ lệ tiêu hoá , hấ p thu thƣ́ c ăn cho cá c đố i tƣợ ng gia sú c gia cầ m

ở nƣớc ta cũng đƣợ c bắ t đầ u tƣ̀ nhƣ̃ ng năm 70 của thế kỷ trƣớc bở i các nhà khoa học
nhƣ Nguyễ n Nghi, Đinh Huỳ nh, Trầ n Cƣ̀ . Song, đây là nhƣ̃ ng thí nghiệ m cơ bản và
mớ i chỉ chú ý tớ i cá c thà nh phầ n gầ n đú ng nhƣ protein thô, lipit thô.
Trong và i năm trở lạ i đây , nghiên cƣ́ u tiêu hoá đã có những bƣớc tiế n xa
hơn, đã xá c đị nh đƣợc giá trị năng lƣợ ng tiêu hoá , năng lƣợng trao đổi, tiêu hóa
protein (Pr), các chất khoáng và các axit amin.

13
Lê Khắc Huy (1995) [18] đã nghiên cứu hàm lƣợng và tỷ lệ tiêu hoá của
protein và axit amin trong một số khẩu phần thức ăn của lợn thịt (ngô, mì, khô dầu
lạc). Tác giả cho biết, hàm lƣợng axit amin giới hạn (lyzin, threonin) trong các loại
nguyên liệu này thấp, riêng axit amin chứa lƣu huỳnh (methionin + cystin) có khá
hơn (4,07 g/16 g nitơ ở ngô và 4,37 g/16 g nitơ ở mì).
Hồ Trung Thông (2006) [42], đã nghiên cứu ảnh hƣởng của lƣợng protein ăn
vào đến tỷ lệ tiêu hóa protein và các con đƣờng đào thải nitơ của lợn sinh trƣởng
cho biết: Khi tăng tỷ lệ protein trong thức ăn từ 4,58 % đến 30,02 % (tính theo vật
chất khô), tỷ lệ tiêu hóa protein biểu kiến (tiêu hóa toàn phần) tăng dần và có
khuynh hƣớng đạt giá trị cực đại. Do đó, đối với các nghiên cứu về xác định tỷ lệ
tiêu hóa thì cần phối hợp khẩu phần có hàm lƣợng protein không quá thấp (không
nên thấp hơn 14 % tính theo vật chất khô).
Trần Quốc Việt và cs (2001) [58] đã dùng chất chỉ thị oxit crom (Cr
2
O
3
), để
xác định tỷ lệ tiêu hóa toàn phần. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa protein của khẩu
phần đối với lợn 20 - 50 kg là 75,67 - 77,54 - 78,82 % tƣơng ứng ở các mức protein
thô là 17 - 16 - 15 %. Ở khối lƣợng từ 50 - 100 kg, tỷ lệ tiêu hóa protein 85,81 -
86,03 - 86,22 % tƣơng ứng ở các mức protein thô là 15 - 14 - 13 %. Nhƣ vậy khi
giảm protein thô trong khẩu phần 1 % thì tỷ lệ tiêu hóa protein tăng lên từ 0,19 -

1,87 % tùy giai đoạn tuổi.
Wiseman và cs (1991) [126] cho biết, tỷ lệ tiêu hóa protein và axit amin của
thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣ phƣơng pháp chế biến thức ăn, phƣơng
pháp xử lý nhiệt, số lƣợng và thành phần chất xơ cũng nhƣ số lƣợng và chủng loại
chất kháng dinh dƣỡng có mặt trong thức ăn.
Fernandez và cs (1986) [80], Noblet và cs (2001) [111], Le Goff và cs (2002)
[99] cho biết, khả năng tiêu hóa chất xơ của lợn khác nhau, phụ thuộc vào tuổi và
khối lƣợng lợn.
Trần Quốc Việt và cs (2010) [62] cho biết, bổ sung chế phẩm đa enzyme và
probiotic - enzyme đối với lợn con giai đoạn sau cai sữa đến 20 kg, đã nâng cao
đƣợc tỷ lệ tiêu hóa xơ từ 5,73 - 12,4 %.

14
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con
Dinh dƣỡng có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sinh trƣởng, phát triển và
khả năng phòng chống bệnh tật của lợn, đặc biệt đối với lợn con giai đoạn sau cai
sữa. Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con bao gồm:
1.2.1. Nhu cầu về năng lượng
Nhu cầu về năng lƣợng đối với lợn thƣờng đƣợc biểu thị bằng năng lƣợng trao
đổi (ME, Kcal/kg). Lƣợng thức ăn (TĂ) ăn vào hàng ngày của lợn tỷ lệ nghịch với
hàm lƣợng năng lƣợng trong khẩu phần, điều này đồng nghĩa với việc lợn sẽ ăn
đƣợc nhiều thức ăn khi hàm lƣợng năng lƣợng trong thức ăn thấp và ngƣợc lại.
Nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả Lê Hồng Mận và cs (2001) [27];
Nguyễn Thiện và cs (2005) [40] cho biết, lợn con cần năng lƣợng trƣớc tiên để đáp
ứng nhu cầu duy trì cơ thể, sau đó là năng lƣợng cho sinh trƣởng. Lợn cần năng
lƣợng hơn các gia súc khác, do đặc điểm trao đổi chất, đặc điểm di truyền hoặc giống.
Các nghiên cứu về năng lƣợng của lợn con đã đƣợc nghiên cứu khá đầy đủ
trên thế giới. Theo ARC (1981) [65], mức năng lƣợng trao đổi của lợn con giai đoạn
sau cai sữa là 3100 Kcal/kg TĂ.
Tại Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mức năng lƣợng

trong thức ăn của lợn con sau cai sữa. Lê Thanh Hải và cs (1999) [12], Trần
Quốc Việt và cs (1999) [57], Lã Văn Kính và cs (2002) [22], Nguyễn Thị Lƣơng
Hồng và cs (2003) [16], đã chỉ ra mức năng lƣợng phù hợp trong thức ăn của lợn
con sau cai sữa từ 3200 - 3400 Kcal/kg TĂ. Trầ n Quốc Việt và cs (2003) [59], đã
sử dụng 3 mức năng lƣợng là 3406 Kcal, 3179 Kcal và 2952 Kcal/kg TĂ bổ sung
cho lợn con sau cai sữa, kết quả nghiên cứu cho thấy mức năng lƣợng thích hợp
là 3179 Kcal/kg TĂ.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 1547 - 1994 [52] quy định lợn con giai
đoạn sau cai sữa, nhu cầu ME là 3200 Kcal/kg TĂ.
1.2.2. Nhu cầu về protein, axit amin và khả năng giảm mức protein trong khẩu
phần của lợn bằng việc bổ sung axit amin tổng hợp
1.2.2.1. Nhu cầu về protein và axit amin
Protein là chất quan trọng cho sự sinh trƣởng và phát triển của lợn. Protein
đóng vai trò là chất tạo hình, tham gia cấu tạo nên các enzyme và cung cấp năng

×