Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay tín dụng tiêu dùng tại tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

HUỲNH NGUYỄN ANH HUY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VAY
TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

HUỲNH NGUYỄN ANH HUY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VAY
TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn : TS. KIỀU ANH TÀI



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: HUỲNH NGUYỄN ANH HUY
Ngày sinh: 11/05/1988

Nơi sinh: AN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã học viên: 1783401020057

Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)

HUỲNH NGUYỄN ANH HUY



CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
Poc lap - Tir do - Hanh phiic

Y KIEN CHO PHEP BAO VE LUAN VAN THAC SI
CUA GIANG VIEN HI/ONG DAN
Giang vien hirang dan: Tien sT KIEU ANH TAI
Hoc vien thirc hien: HUYNH NGUYEN ANH HUY
Ngay sinh: 11/05/1988

Lop: MBA 17B

Noi sinh: An Giang

Ten de tai: Cac nhan to anh huong den y djnh vay tin dung tieu dung tai To chirc tin
dung.
Y kien cua giao vien huong dan ve vice cho phep hoc vien duoc bao ve luan van truoc Hoi
dong: Dong y cho hoc vien duoc bao ve luan van

Thanh pho Ho CM Minh, ngay...^..thdng .!?>. nam 20^~—
Ngubi nhan xet

Tien sT Kieu Anh Tai


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VAY

TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG” là bài nghiên cứu của chính
tơi.
Tơi tun bố rằng, theo hiểu biết tốt nhất của tơi, khơng có phần cơng việc nào được
đề cập trong luận văn này đã được gửi để hỗ trợ cho một ứng dụng cho bằng cấp khác,
hoặc bằng cấp, cho bất kỳ trường đại học hoặc viện nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2022

Huỳnh Nguyễn Anh Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Việc hoàn thành luận văn Thạc sĩ của tơi sẽ khơng thể thực hiện được nếu tơi
khơng có sự hỗ trợ và khuyến khích của nhiều người trong cuộc sống và quá trình
học tập tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi muốn nhân cơ hội này
để gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ và khích lệ tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sĩ này.
Tôi dành sự tri ân một cách trân trọng nhất dành cho người hướng dẫn khoa học
của tôi, Tiến sĩ Kiều Anh Tài, tơi tin rằng bản thân mình sẽ khơng thể kết thúc hành
trình này nếu khơng có sự hướng dẫn, nhắc nhở và động viên của Thầy. Tôi ln
thích các cuộc thảo luận của chúng tơi và các phản hồi có giá trị về tất cả các khía
cạnh của luận văn. Thầy đã luôn kiên nhẫn, đọc cũng như hỗ trợ công việc nghiên
cứu của tôi với sự thích thú, và đưa thảo luận phản hồi nghiêm túc. Những hướng dẫn
có giá trị, hỗ trợ động lực và khuyến khích của Thầy là vơ giá đối với tơi. Tôi luôn
cảm thấy vinh dự và tự hào khi là một trong những học viên được Thầy hướng dẫn.
Tôi muốn dành những lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cơ trong hội đồng góp
ý từ đề cương để giúp đỡ tơi hồn thiện nội dung cũng như hình thức của luận văn.
Quá trình học tập tại Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một giai đoạn
khơng thể quên đối với bản thân tôi. Tôi rất trân trọng và cảm ơn tất cả cán bộ Công

nhân viên của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, thực sự tơi đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ nhiệt tình và đáng quý từ các Anh chị, Thầy cô từ các khoa viện, phòng
ban của nhà trường; đặc biệt là Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản trị kinh doanh,
trong suốt quá trình học tập và bảo vệ luận văn.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, lời cảm ơn nồng nhiệt và chân
thành của tơi đến gia đình tơi, những người đã gắn bó với tơi trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn này. Tơi ln biết ơn gia đình đã hỗ trợ, động viên tơi.
Khơng có sự hỗ trợ và tình u của họ, tơi thậm chí sẽ khơng thể bắt đầu hành trình
của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

TÓM TẮT
Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên tại Việt Nam,
nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% và
thuộc nhóm cao hàng đầu trên thế giới. Kéo theo đó, thị trường tiêu dùng của Việt
Nam tiếp tục tăng trưởng dương. Điều này cho thấy thị trường tiêu dùng và cho vay
tiêu dùng sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt. Sự phát triển này mang lại nhiều lợi ích cho
các Tổ chức tín dụng tuy nhiên cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt để giữ chân KH cũ.
Khi kinh tế phát triển, tiêu dùng sẽ tăng trưởng tương ứng thì hoạt động cho vay tiêu
dùng sẽ sơi động hơn nữa. Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
vay TDTD đang và sẽ nhận được nhiều quan tâm, đặc biệt đối với những thị trường
mới nổi như Việt Nam.
Luận văn này nhằm mục đích hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay
TDTD. Để đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính dùng để phát triển thang
đo, điều chỉnh thang đo. Cịn nghiên cứu định lượng nhằm mục đích kiểm định thang
đo, kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Luận văn đã phát hiện và đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về các mối
quan hệ của các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu tại thị trường Việt Nam thông
qua khảo sát 335 khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) thái độ vay TDTD gồm 3 thành phần,
cụ thể: kiến thức tài chính và Sự thiên về vật chất ảnh hưởng đồng biến đến thái độ
vay TDTD. Bên cạnh đó, Sự so sánh xã hội khơng ảnh hưởng đối với thái độ KH, (2)
Có mối quan hệ đồng biến giữa thái độ vay TDTD, nhận thức kiểm soát hành vi, sự
tin tưởng với ý định vay TDTD.
Đồng thời nghiên cứu này cũng đóng góp thực tiễn đối với các TCTD tại thị
trường Việt Nam thông qua những đề xuất giúp các TCTD có những chính sách sản
phẩm, marketing phù hợp nhằm thu hút và giữ chân KH vay vốn TDTD.


iv

ABSTRACT
In 2020, in the context of complicated epidemic developments, however in
Vietnam, thanks to good control of the epidemic situation, the GDP growth rate still
reached 2.91% and was among the highest in the world. Accordingly, Vietnam's
consumer market continued to grow positively. This shows that the consumer lending
and consumer markets will have good growth opportunities. This development brings
many benefits to credit institutions but also creates fierce competition to retain old
customers. When the economy develops, consumption will grow accordingly, and
consumer lending will be more active. Therefore, determining the factors affecting
the intention to borrow credit is and will receive a lot of attention, especially for
emerging markets like Vietnam.
This thesis aims to better understand the factors affecting the intention to borrow
credit loans. The study used qualitative and quantitative research methods to achieve
the set objectives. Which, qualitative research is used to develop the scale and adjust
the scale. Quantitative research is aimed at testing the scale and testing the research

hypothesis.
The thesis has discovered and contributed empirical evidence about the
relationships of concepts in the research model in the Vietnamese market through
surveying 335 customers in Ho Chi Minh City and the Delta provinces. Mekong
River. Research results show that: (1) attitude to credit includes 3 components,
specifically: financial knowledge and Material inclination positively affect the
attitude to borrowing credit. Besides, a social comparison does not affect customer
attitude, (2) There is a positive relationship between attitude to credit, perceived
behavioral control, trust, and intention to borrow credit.
At the same time, this study also makes practical contributions to credit
institutions in the Vietnamese market through recommendations to help credit
institutions have appropriate product and marketing policies to attract and retain
customers for credit loans.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT .............................................................................................................iii
ABSTRACT .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC.............................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 1
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...... 5
1.6.1.

Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 5

1.6.2.

Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 6

1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 8
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .................................................................... 8
2.1.1.

Tín dụng tiêu dùng ...................................................................................... 8

2.1.2.

Ý định sử dụng ........................................................................................... 8

2.2 LÝ THUYẾT NỀN CHO NGHIÊN CỨU ....................................................... 9
2.2.1

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................. 9

2.2.2

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB_ Theory of Planned Behaviour) ....... 10


2.2.2.1

Thái độ ................................................................................................... 12

2.2.2.2

Chuẩn chủ quan ...................................................................................... 12

2.2.2.3

Nhận thức kiểm soát hành vi ................................................................... 12

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................. 13


vi

2.3.1.

Các nghiên cứu về ý định và hành vi vay TDTD ....................................... 13

2.3.2.

Các nghiên cứu về cơng nghệ tài chính trong vay tiêu dùng ...................... 16

2.4 XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................................... 18
2.4.1.

Mối liên hệ giữa kiến thức tài chính và thái độ của KH đối với vay TDTD18


2.4.2.

Mối liên hệ giữa sự thiên về vật chất và thái độ của KH đối với vay TDTD.20

2.4.3.

Mối liên hệ giữa sự so sánh xã hội và thái độ của KH đối với vay TDTD. 22

2.4.4.

Mối liên hệ giữa sự riêng tư và sự tin tưởng của KH. ................................ 23

2.4.5.

Mối liên hệ giữa thái độ của KH đối với vay TDTD và ý định vay TDTD. 24

2.4.6.

Mối liên hệ giữa chuẩn chủ quan và ý định vay TDTD. ............................ 26

2.4.7.

Mối liên hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi và ý định vay TDTD. ......... 26

2.4.8.

Mối liên hệ giữa sự tin tưởng của KH và ý định vay TDTD. ..................... 26

2.5 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .......................................................... 27

TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 31
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 32
3.2.1.

Nghiên cứu định tính ................................................................................ 32

3.2.2.

Nghiên cứu định lượng ............................................................................. 39

3.3 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ KÍCH THƯỚC MẪU .............................. 40
3.4 THANG ĐO VÀ BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG ..................................... 40
3.4.1.

Thang đo Kiến thức tài chính (FKL) ......................................................... 40

3.4.2.

Thang đo Suy nghĩ về vật chất (MAT) ...................................................... 41

3.4.3.

Thang đo Sự so sánh xã hội (SOC) ........................................................... 41

3.4.4.

Thang đo Thái độ của KH đối với vay TDTD (ATT) ................................ 42


3.4.5.

Thang đo Chuẩn chủ quan (SJN)............................................................... 42

3.4.6.

Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) .......................................... 43

3.4.7.

Thang đo Sự riêng tư (PRV) ..................................................................... 43

3.4.8.

Thang đo Sự tin tưởng của KH (TRU) ...................................................... 44

3.4.9.

Thang đo Ý định vay TDTD (INT) ........................................................... 44

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG.................................... 45
3.5.1.

Thống kê mô tả mẫu và biến ..................................................................... 45


vii

3.5.2.


Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................................... 45

3.5.3.

Giá trị hội tụ ............................................................................................. 46

3.5.4.

Giá trị phân biệt ........................................................................................ 46

3.5.5.

Đánh giá đa cộng tuyến ............................................................................. 46

3.5.6.

Hệ số xác định (Giá trị R2) ........................................................................ 47

3.5.7.

Hệ số tác động f2 ....................................................................................... 47

3.5.8.

Phép dò tìm và dự đốn mức độ liên quan Q2............................................ 47

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 49
4.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................. 49
4.2 THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................... 49

4.2.1.

Làm sạch và mã hóa mẫu .......................................................................... 49

4.2.2.

Thống kê mơ tả ......................................................................................... 50

4.2.3.

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ......................................................... 52

4.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ............................................. 54
4.4 ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐƠN HƯỚNG, GIÁ TRỊ HỘI TỤ, GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT
55
4.4.1.

Đánh giá giá trị hội tụ. .............................................................................. 55

4.4.2.

Đánh giá giá trị phân biệt .......................................................................... 57

4.5 PHÂN TÍCH MƠ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM.......................... 58
4.5.1.

Đánh giá mơ hình nghiên cứu ................................................................... 59

4.5.1.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................... 59
4.5.1.2. Đánh giá hệ số xác định (R2)................................................................... 59

4.5.1.3. Đánh giá hệ số tác động (f2) .................................................................... 60
4.5.1.4. Phép dị tìm và dự đốn mức độ liên quan Q2 ......................................... 61
4.5.2.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và thảo luận .......................................... 61

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 69
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 69
5.2 ĐÓNG GÓP VỀ MẶT LÝ THUYẾT ........................................................... 70
5.3 HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................................................................... 71


viii

5.3.1.

Đối với kiến thức tài chính ........................................................................ 71

5.3.2.

Đối với so sánh xã hội............................................................................... 72

5.3.3.

Đối với nhận thức kiểm soát hành vi ......................................................... 73

5.3.4.

Đối với sự riêng tư và sự tin tưởng của KH ............................................... 74


5.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU .................... 75
5.4.1.

Hạn chế của luận văn ................................................................................ 75

5.4.2.

Hướng nghiên cứu .................................................................................... 76

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 77


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp giả thuyết nghiên cứu đề xuất ........................................ 28
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thang đo được góp ý ...................................................... 32
Bảng 3.2. Thang đo kiến thức tài chính.................................................................. 40
Bảng 3.3. Thang đo suy nghĩ về vật chất ............................................................... 41
Bảng 3.4. Thang đo sự so sánh xã hội .................................................................... 41
Bảng 3.5. Thang đo thái độ của KH đối với ý định vay TDTD .............................. 42
Bảng 3.6. Thang đo chuẩn chủ quan ...................................................................... 42
Bảng 3.7. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi ................................................... 43
Bảng 3.8. Thang đo sự riêng tư .............................................................................. 43
Bảng 3.9. Thang đo sự tin tưởng của KH ............................................................... 44
Bảng 3.10. Thang đo ý định vay TDTD ................................................................. 45
Bảng 4.1. Thống kê về mẫu nghiên cứu ................................................................. 50
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu .............................................. 52
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha ............ 54

Bảng 4.4. Kết quả hệ số tải ngoài, CR và AVE. ..................................................... 55
Bảng 4.5. Bảng giá trị phân biệt (Fornell – Larcket criterion) ................................ 57
Bảng 4.6. Hệ số Heterotrait – Monotrait Ratio (HTMT) ........................................ 58
Bảng 4.7. Các giá trị VIF trong mơ hình nghiên cứu .............................................. 59
Bảng 4.8. Hệ số xác định (R2)................................................................................ 60
Bảng 4.9. Hệ số tác động (f2) ................................................................................. 60
Bảng 4.10. Các giá trị Q2 ....................................................................................... 61
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá các hệ số mơ hình cấu trúc........................................ 62
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá mơ hình nghiên cứu .................................................. 67


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (1975) ......................................... 10
Hình 2.2: Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (1991) .................................... 11
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 31
Hình 4.1: Kết quả PLS-SEM mơ hình nghiên cứu (Kết quả Bootstrapping) ........... 65
Hình 4.2: Kết quả PLS-SEM mơ hình nghiên cứu (Kết quả Algorithm) ................. 66


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATT

: Thái độ của KH đối với vay TDTD

Fintech


: Cơng nghệ tài chính

HTMT

: Chỉ số Heterotrait-Monotrait Ratio

INT

: Ý định vay TDTD

KH

: Khách hàng

FKL

: Kiến thức tài chính

MAT

: Sự thiên về vật chất

PBC

: Nhận thức kiểm sốt hành vi

PLS-SEM

: Mơ hình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần


PRV

: Sự riêng tư

SOC

: Sự so sánh xã hội

SJN

: Chuẩn chủ quan

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TDTD

: Tín dụng tiêu dùng

TPB

: Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch

TRU

: Sự tin tưởng của KH

TRA


: Mơ hình lý thuyết hành động


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Thị trường tín dụng tiêu dùng (TDTD) nếu được phát triển đúng mức sẽ mang
lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người và xã hội, trong đó có ba lợi ích lớn nhất:
(1) Người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp sẽ có cơ hội nâng cao chất
lượng cuộc sống, từ đó có cơ hội làm việc và phát triển bản thân tốt hơn. Ngoài ra
khi vay họ còn có động lực làm việc để trả nợ, từ đó giảm thiểu lãng phí và tệ nạn xã
hội. (2) Cho vay tiêu dùng là một biện pháp kích cầu mua sắm quan trọng và hỗ trợ
tăng trưởng thương mại bán lẻ, duy trì năng suất, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người
và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. (3) Tiếp cận tín dụng
chính thức cũng làm giảm nhu cầu tín dụng phi chính thức, đặc biệt là tín dụng đen;
nhờ đó, góp phần ổn định đời sống xã hội.
Tại các quốc gia đang phát triển phát triển, thị trường cho vay tiêu dùng cũng
đang phát triển nhanh chóng. Ở Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, Tổ chức tín
dụng (TCTD) phát triển mạnh, dư nợ TDTD chiếm khoảng 18% đến 20% tổng dư nợ
tồn nền kinh tế và có nhiều triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn tới (Trương Văn
Phước, 2021). Thông thường, các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới cũng đưa ra
chỉ báo, hướng dẫn một nền kinh tế phát triển thì tỉ lệ cho vay tiêu dùng chiếm khoảng
khoảng 30% tổng dư nợ tín dụng là phù hợp. Trong khi đó, con số này ở Việt Nam
hiện vẫn ở mức khá thấp và còn rất nhiều cơ hội để tăng trưởng, khi được nhìn nhận,
đánh giá và điều tiết tốt. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động tài chính tiêu
dùng đã trở nên sôi động hơn và ngày càng được thúc đẩy bởi sự phát triển của nhu
cầu xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của Viện chiến lược ngân hàng, hiện có gần 16
triệu người Việt Nam thoả mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập để trở

thành khách hàng (KH) của TDTD. Người dân đang chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm
sang mua sắm nhiều hơn. Trên thực tế, dù thu nhập người dân đã bị giảm sút bởi
Covid-19, nhưng nhu cầu vay vẫn rất lớn. Tăng trưởng bình quân của cho vay tiêu
dùng giai đoạn 2010-2020 đạt 33,7%, trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung
tồn nền kinh tế đạt 17,3%. Dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu


2

dùng đến cuối năm 2020 đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 10,15% so với cuối năm
2019 và tăng hơn 10 lần dư nợ cuối năm 2010. Về tỷ trọng dư nợ cho vay phục vụ
nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng cũng đã tăng từ 8,17%/dư nợ nền kinh tế năm
2010 lên hơn 20%/dư nợ nền kinh tế năm 2020. Việc mở rộng cho vay, đáp ứng nhu
cầu vốn tiêu dùng cho người dân đã góp phần hạn chế người dân tiếp cận vốn từ
những kênh khơng chính thức, giúp giảm thiểu các hệ lụy, bảo đảm an ninh trật tự xã
hội. Kết quả là cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong tổng
GDP của Việt Nam liên tục tăng nhanh từ 52,5% (năm 2005) lên gần 70% GDP năm
2018. Dự đoán trong 6 năm tới, tỷ trọng này vẫn chiếm trên 65% với tốc độ tăng
trưởng doanh thu tiêu dùng bình quân trên 10%/năm (Khuê Nguyễn, 2019).
Các chuyên gia tài chính cho rằng, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, bao gồm: (1) dân số đông (100 triệu người)
với hơn 60% trong độ tuổi lao động có nhu cầu mua sắm và tiêu dùng cao, (2) Nền
kinh tế Việt Nam đang phát triển ổn định,thu nhập bình quân đầu người tăng qua từng
năm, (3) Lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam phát triển mạnh trong nhiều năm, với sự tham
gia của nhiều tập đồn trong và ngồi nước, (4) Chính sách kích cầu cho vay tiêu
dùng của các tổ chức TDTD chính thức, (5) thay vì tiết kiệm, cuộc sống của những
người trẻ con người chuyển dần sang lối sống vật chất; (6) giới trẻ ngày càng độc lập
trong cuộc sống và tài chính; mà khơng phụ thuộc vào cha mẹ của họ như trước đây.
Mặc dù trong điều kiện thuận lợi như vậy, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam
vẫn chưa thể bứt phá, do một số rào cản cản trở sự phát triển, trong đó quan trọng

nhất là (1) thói quen tiêu dùng tiết kiệm của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở miền
Bắc, có thể khơng được thay đổi ngay lập tức, (2) quan điểm cố hữu “lợi dụng bất
thành”, vay tiền tiêu xài là nhục, tội nghiệp, như câu “ăn trước trả sau còn đau hơn”,
(3) thiếu hiểu biết về tài chính của đa số người Việt ngại tiếp xúc với các TCTD chính
thức nên nếu phải vay thì họ sẽ vay từ người thân hoặc tín dụng khơng chính thức
hoặc tín dụng bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam hiện cũng không
nhiều nghiên cứu về vay vốn tiêu dùng cung như hiếm thấy có cơng bố xem xét sự tác


3

động của sự riêng tư đến đên sự tin tưởng qua đó ảnh hưởng đến ý định vay TDTD tại
Việt Nam.
Xuất phát từ tính cấp thiết trong thực tiễn cũng như để nắm bắt hành vi vay tiêu
dùng của KH và định hướng họ tiếp cận các TCTD chính thức từ đó tăng trưởng tín
dụng tiêu dùng và qua đó góp phần hạn chế tín dụng đen tại Việt Nam, học viên chọn
đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay tín dụng tiêu dùng tại Tổ chức
tín dụng” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
TDTD thường được hiểu là các khoản vay nhỏ dành cho KH cá nhân để tiêu
dùng cá nhân và hộ gia đình. Loại hình tín dụng này được đánh giá là mang lại lợi
ích thiết thực cho cả người dân và nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ngại vay
từ các tổ chức tài chính chính thức, mà giữ thói quen vay của người thân hoặc những
người khơng chính thức, chẳng hạn như hiệu cầm đồ, hoặc tín dụng bất hợp pháp.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thái độ, động cơ dẫn đến ý định vay
và các rào cản khi vay tiền tại TCTD của người Việt Nam.
Từ những lý do trên, luận văn nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tác động đến ý định vay vốn TDTD; từ đó phát hiện, đóng góp mới vào cơ sở lý
thuyết, hàm ý quản trị và giải pháp để tăng dư nợ TDTD tại TCTD. Nghiên cứu tập

trung sâu vào các vấn đề, với mục tiêu cụ thể sau:
(i)

Xác định các nhân tố tác động đến ý định vay TDTD.

(ii) Xác định mức độ tác động của các nhân tố kiến thức tài chính, sự thiên về
vật chất, và sự so sánh xã hội đến thái độ của KH đối với vay TDTD.
(iii) Xác định mức độ tác động của các nhân tố sự riêng tư đến đến sự tin tưởng
của KH.
(iv) Xác định mức độ tác động của các nhân tố thái độ của KH đối với vay
TDTD, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và sự tin tưởng của
KH đến ý định vay TDTD.
(v)

Đề xuất hàm ý quản trị cho các tổ chức tín dụng để tăng ý định vay vốn
TDTD của KH tại các tổ chức này tại Việt Nam.


4

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Khi triển khai nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu này sẽ
giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu:
(i)

Nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định vay TDTD?

(ii) Nghiên cứu này xem xét các nhân tố kiến thức tài chính, sự thiên về vật
chất, sự so sánh xã hội ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của KH đối với
vay TDTD?

(iii) Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nghiên
cứu cũng xem xét mức độ tác động ra sao của nhân tố sự riêng tư đến sự
tin tưởng của KH?
(iv) Các nhân tố thái độ của KH đối với vay TDTD, chuẩn chủ quan, nhận thức
kiểm sốt hành vi và sự tin tưởng của KH có tác động ra sao đến ý định
vay TDTD?
(v)

Những hàm ý và kiến nghị nào cho các TCTD để qua đó tăng ý định vay
vốn TDTD của KH?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố này đến ý định vay vốn TDTD tại TCTD.
Đối tượng khảo sát: Những người có ý định vay vốn TDTD tại TCTD, từ đủ 18
tuổi trở lên.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2021, phạm
vi khảo sát là KH có ý định vay vốn TDTD tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chủ yếu theo phương pháp định lượng. Tuy nhiên trước khi
nghiên cứu định lượng, nghiên cứu có mời chuyên gia và một số đối tượng khảo sát
dự kiến để đánh giá việc vận dụng thang đo và dịch thuật liên quan đến nghiên cứu,
đánh giá trình bày bảng câu hỏi khảo sát. Đối tượng chuyên gia là những người có
kinh nghiệm trong lĩnh vực TDTD, làm việc từ 05 năm trở lên tại TCTD ở Việt Nam.


5

Nhóm chuyên gia gồm 05 người. Một nhóm gồm 10 người có ý định vay TDTD tại

TCTD ở Việt Nam. Sau khi có bảng câu hỏi, tác giả sẽ phỏng vấn thử với nhóm đáp
viên để hiệu chỉnh bảng câu hỏi nếu cần. Sau khi phỏng vấn chuyên gia và nhóm đáp
viên, tác giả hồn thiện câu chữ và cách trình bày phát biểu thang đo chính thức dung
trong bảng câu hỏi.
Nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được thực hiện thông qua việc dùng bảng
câu hỏi khảo sát. Dữ liệu khảo sát sau khi được kiểm tra sàng lọc sẽ được phân tích
thơng qua phần mềm SPSS 28 và SmartPLS 3.3.3 để thực hiện các phân tích thống
kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, kiểm định giá trị hội tụ
và giá trị phân biệt, kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết áp dụng mơ hình
cấu trúc tuyến tính với phương pháp bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM).
Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát chính thức đến các đối tượng phỏng vấn để thu
thập dữ liệu định lượng. Số lượng phản hồi nhận được là 350, trong đó có 150 bảng
câu hỏi được khảo sát trực tiếp và do dịch bùng phát từ cuối tháng 5/2021 nên có kết
hợp khảo sát online thu được 200 bảng câu hỏi khảo sát qua công cụ Google Forms.
Qua sàng lọc, bộ dữ liệu sau cùng còn 335 trả lời được dùng để đánh giá thang đo và
kiểm định mơ hình/ giả thuyết nghiên cứu.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Qua lược khảo các nghiên cứu ở nước ngồi và tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên
cứu về lĩnh vực ngân hàng như: nghiên cứu của Bapat (2020), Azma và cộng sự (2019),
Chudry và cộng sự (2011), Pinochet và cộng sự (2019), Alibaity và Rahman (2019),
Ebarajakirthy và cộng sự (2014), Huỳnh Thị Tuyết Lê (2018), Nguyễn Ngọc Tâm
(2016)… Các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về ý định sử dụng tín dụng tiêu dùng
dành cho giới trẻ hoặc là sinh viên đang học đại học, hoặc vận dụng mơ hình lý thuyết
hành vi có kế hoạch để nghiên cứu ý đinh hành vi vay tín dụng tiêu dùng xét trong vai
trò của thái độ hoặc của chuẩn mực chủ quan hoặc sự thiên về vật chất nhưng chưa sử
dụng hẳn mơ hình để đánh giá tổng thể ý định vay vốn tín dụng tiêu dùng. Mặt khác, tại
Việt Nam hiện cũng không nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Bên cạnh đó, với sự phát



6

triển của công nghệ và áp dụng công nghệ vào quá trình thao tác các sản phẩm tại TCTD
thì sự riêng tư và sự tin tưởng của KH là rất quan trọng. Lược khảo lý thuyết cho thấy
hiếm có cơng bố xem xét sự tác động của sự riêng tư đến đên sự tin tưởng qua đó ảnh
hưởng đến ý định vay TDTD tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu của tác giả sẽ góp phần
hồn thiện hơn cho các nghiên cứu trước đó và phù hợp với bối cảnh hiện nay.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
TDTD tại Việt Nam còn dư địa phát triển rất lớn đối với các TCTD, do đó khơng
chỉ các TCTD hiện này phát triển cho vay tiêu dùng mà những cơng ty cơng nghệ tài
chính sẽ phát triển trong tương lai có thể sẽ cạnh tranh với cho vay truyền thống cũng
như tín dụng đen hiện nay. Các công ty này cung cấp các dịch vụ hiệu quả và tiết
kiệm hơn những dịch vụ hiện có trong mơ hình kinh doanh của các cơng ty truyền
thống. Mặt khác, tín dụng đen (tín dụng phi chính thức) hiện đang là vấn đề nóng
bỏng, nhức nhói hiện nay của xã hội mà cơ quan ban ngành đang phối hợp để ngăn
sự phát triển này, nhằm góp phần ổn định xã hội.
Trên cơ sở những vấn đề trên, luận văn xác định được các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định vay TDTD của KH, nhân tố nào có tác động thật sự, nhân tố nào không
tác động hoặc khơng có ý nghĩa sau khi có kết quả nghiên cứu. Từ đó nghiên cứu sẽ
có những nhìn nhận, đánh giá giúp cho các TCTD có những phương thức hoạt động
phù hợp để giúp tăng ý định vay vốn TDTD của các khách hàng tại các TDTD và qua
đó góp phần hạn chế tín dụng đen đang hồnh hành hiện nay.
1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1. Tổng quan: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa
của nghiên cứu cũng như kết cấu của luận văn
Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu lý thuyết nền của mơ hình nghiên cứu và
trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, chương này nghiên cứu
các giả thuyết liên quan đến lý thuyết nền và ảnh hưởng đến ý định vay TDTD. Từ
đó, học viên đề xuất được mơ hình nghiên cứu phù hợp với đề tài trong nghiên cứu.



7

Chương 3. Thiết kế nghiên cứu: Trình bày về quy trình và các giai đoạn nghiên
cứu. Nghiên cứu định tính sẽ xây dựng thang đo và tham khảo chuyên gia trên cơ sở
mơ hình nghiên cứu đề xuất ở chương 2 và trình bày kết quả thảo luận sâu với các
chuyên gia trong lĩnh vực TDTD. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi định lượng
cũng được trình bày trong chương này.
Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu: Chương này thể hiện kết quả của việc
xử lý số liệu thơng qua phần mềm SPSS, SmartPLS. Bên cạnh đó, chương này trình
bày kết quả nghiên cứu định lượng. Và cuối cùng, thơng qua kết quả phân tích nghiên
cứu định lượng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định vay TDTD của KH.
Chương 5. Kết luận và hàm ý của nghiên cứu: Với các kết quả có được từ phân
tích, nghiên cứu định lượng tại chương 4, học viên đưa ra một số kết luận cũng như
đóng góp một phần về mặt lý thuyết, đề xuất một số hàm ý quản trị đối với TCTD.
Đồng thời nêu ra một số hạn chế của luân văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Tín dụng tiêu dùng
TDTD đề cập đến khoản nợ cá nhân khơng có bảo đảm được các ngân hàng và
nhà bán lẻ mở rộng cho các cá nhân để hỗ trợ việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ
(Kamleitner và Kirchler, 2007). Tín dụng thường được sử dụng để mua các mặt hàng
vật chất có giá trị thấp, chẳng hạn như thiết bị gia dụng (ví dụ như ti vi), và được
phân loại thành hai loại: (1) tín dụng trả góp, đề cập đến một khoản tiền đã thỏa thuận
được cung cấp cho người tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định thời gian

được trả dần (thường là hàng tháng) và (2) tín dụng quay vịng, cung cấp hạn mức tín
dụng hạn chế, thường bằng thẻ tín dụng, vẫn mở miễn là người tiêu dùng thanh toán
số tiền thỏa thuận tối thiểu cho chủ nợ (Kamleitner và Kirchler, 2007).
TDTD là một loại tín dụng được định nghĩa là “tín dụng có được để tài trợ cho
bất kỳ hoạt động mua nào ngoài tài sản (Guardia, 2002, p. 2)”. TDTD là một thuật
ngữ rộng bao gồm tất cả các loại tín dụng trả góp (ví dụ: thẻ tín dụng) cũng như tín
dụng trả góp ngoại trừ nợ thế chấp (nghĩa là chủ yếu là các khoản vay cho bất động
sản được bảo đảm bằng bất động sản). Do đó, các khoản cho vay vốn sở hữu nhà (tức
là các khoản vay được sử dụng cho các mục đích khác ngồi bất động sản, nhưng
được bảo đảm bằng quyền cầm giữ nhà), thuộc định nghĩa của TDTD.
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006) TDTD là khái niệm chung dùng để chỉ các
khoản tiền cho người tiêu dùng vay để mua hàng hóa và dịch vụ, trừ các khoản tiền
cho vay để mua nhà ở. Thơng thường người tiêu dùng có thể sử dụng tiền vay để mua
bất kỳ hàng hóa gì (tức khơng bị ràng buộc), nhưng cũng có trường hợp nó gắn với
việc mua một hàng hóa cụ thể, ví dụ tín dụng thuê mua.
2.1.2. Ý định sử dụng
Theo Ajen (1991), ý định mang tính thúc đẩy và thể hiện nỗ lực của một cá nhân
sẵn sàng thực hiện một hành vi cụ thể nào đó và nó được xem là tiền đề trực tiếp dẫn
đến hành vi. Bên cạnh đó, (Venkatesh và cộng sự 2003, trích bởi Singh và cộng sự,
2020) cũng khẳng định rằng, người tiêu dùng có ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ có


9

nghĩa là họ sẵn sàng và có động cơ đủ lớn để thực hiện một hành động cụ thể nhằm
hướng đến nhu cầu của họ và điều đó được xem như điều kiện quyết định của việc sẽ
sử dụng hoặc không sử dụng một sản phẩm dịch vụ trong tương lai. Vì vậy, ý định
của người tiêu dùng sẽ tác động đến hành vi tiếp cận sản phẩm dịch vụ của các tổ
chức. Ý định sử dụng còn là một khuynh hướng hướng tới một sản phẩm hoặc một
dịch vụ cụ thể khi phải quyết định mua hoặc sử dụng dịch vụ đó (Khatoon và cộng

sự, 2020).
2.2 LÝ THUYẾT NỀN CHO NGHIÊN CỨU
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Vào năm 1967, học thuyết hành động hợp lý đã được phát triển bởi hai nhà tâm
lý học Ajzen và Fishbein và được phát triển theo thời gian. Tiếp theo sau đó, TRA
được phát triển bởi Ajzen và Fishbein (1980); Fishbein và Ajzen (1975), cho rằng ý
định của cá nhân tại một thời điểm và bối cảnh nhất định sẽ là một yếu tố dự đoán
hành vi của họ. Họ coi thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan là tiền thân
của ý định hành vi (Jebarajakirthy và cộng sự, 2014)
Thái độ đối với hành vi (Attitude): Thái độ được định nghĩa là khuynh hướng
chủ quan để làm một việc gì đó, thể hiện qua việc đánh giá thuận lợi hay khó khăn
đối với một đối tượng nhất định (Eagly và Chaiken, 1993; trích bởi Pattarin và cộng
sự, 2012) đóng một vai trị quan trọng trong việc giải thích các hành vi. Trong mơ
hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính sản phẩm, dịch
vụ. Người dùng sẽ chú ý đến thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và mức độ quan
trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đốn gần kết
quả lựa chọn của người tiêu dùng.
Chuẩn chủ quan (subjective norms): chuẩn mực chủ quan được gọi là áp lực xã
hội, nhận thức được để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Theo
TRA, mọi người phát triển một số niềm tin hoặc niềm tin chuẩn mực về việc liệu một
số hành vi nhất định có được chấp nhận hay khơng. Những niềm tin này định hình
nhận thức của một người về hành vi và xác định ý định thực hiện hoặc không thực
hiện hành vi của một người.


10

Hình 2.1: Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (1975)
2.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB_ Theory of Planned Behaviour)
Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển từ học thuyết hành động hợp

lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra để khắc phục sự hạn chế của
lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm sốt lý
trí. Ajzen (1991) gợi ý rằng khi khả năng kiểm soát hành vi theo hành vi giảm, khả
năng dự đốn của TRA có thể trở nên hạn chế. Do đó, ơng đưa nhận thức kiểm sốt
hành vi (PBC) vào lý thuyết này để tăng khả năng dự đoán của ý định hành vi, và đặt
tên phiên bản sửa đổi là TPB. Ngoài ra, Ajzen (1991) gợi ý rằng TPB sẵn sàng cho
những cải tiến hơn nữa bằng cách bao gồm các cấu trúc bổ sung, nếu những sửa đổi
đó có thể nâng cao ý định hành vi (Jebarajakirthy và cộng sự, 2014).
Mặt khác, lý thuyết TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của
người tiêu dùng mà họ khơng thể kiểm sốt được; nhân tố về thái độ đối với hành vi
và chuẩn chủ quan khơng đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng. Vì
vậy, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen (1991)
xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mơ hình
TRA. Kiểm sốt hành vi cảm nhận đóng một phần quan trọng trong lý thuyết hành vi
có kế hoạch. Trong thực tế, lý thuyết hành vi có kế hoạch khác với lý thuyết về hành
động được suy luận trong việc bổ sung nhận thức kiểm soát hành vi và nhân tố này
phản ảnh việc dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi.
Lý thuyết TPB giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích
bởi các ý định để thực hiện hành vi đó. Ajzen (1991) cho rằng ý định lại là một hàm
của 3 nhân tố ảnh hưởng: Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior);


×