Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.96 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUANG VĨNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN
CHUYỂN ĐỔI MƠ HÌNH KINH DOANH TỪ HỘ
KINH DOANH LÊN DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 8310101

LUẬN VĂN THẠC SỸ

INH TẾ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS TS NGUYỄN MINH HÀ

TP HỒ CHÍ MINH, 5/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUANG VĨNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN
CHUYỂN ĐỔI MƠ HÌNH KINH DOANH TỪ HỘ KINH
DOANH LÊN DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuy n ng nh: Kinh ế ọc
Mã số chuyên ngành: 8310101

LUẬN VĂN THẠC SỸ

INH TẾ HỌC

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS TS NGUYỄN MINH HÀ

TP HỒ CHÍ MINH, 5/2022


LỜI CAM ĐOAN
ôi xin cam đoan rằng, luận văn “Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn chuyển đổi
mô hình kinh doanh từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” l
bài nghiên cứu khoa học của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tơi cam đoan
rằng, tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn n y chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có nghiên cứu, luận văn, t i liệu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn n y m khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn n y chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đ o tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Học viên thực hiện

Trần Quang Vĩnh

1



LỜI CẢM ƠN
Luận Văn “Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ
hộ kinh doanh lên doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh” mang nhiều ý nghĩa nhất
đối với tôi. Để ho n th nh đề t i n y, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía gia
đình, bạn bè, Ban Lãnh Đạo nh trường và nhất là từ giáo vi n hướng dẫn.
rước tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln ủng hộ về tinh thần và vật
chất cho tôi trong suốt chặn đường học, tạo mọi điều kiện để tơi có thể học hỏi và phát
triển bản thân. Đặc biệt, l vợ tôi, người luôn b n cạnh động vi n tôi trong những lúc kh
khăn, bế tắc nhất.
ôi cũng xin cảm ơn an

iám

iệu rường Đại Học Mở P.

CM đã cung cấp

cho tôi môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất, đặc biệt là thầy cô Khoa Đ o ạo au
Đại Học đã tận tình giảng dạy cho tơi nhiều kiến thức môn học và cả kinh nghiệm thực
tiễn trong suốt thời gian học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân th nh nhất đến Thầy Nguyễn Minh

đã

hướng dẫn và giúp tôi rất nhiều từ khi bắt đầu đến khi tôi ho n th nh đề tài này, cung cấp
cho tơi nhiều kiến thức q báo và ln tận tình, đầy nhiệt huyết hướng dẫn tơi hồn
thành tốt luận văn n y.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Học Viên Thực Hiện

Trần Quang Vĩnh

2


TĨM TẮT
Ngày nay, việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ kinh doanh trở thành doanh
nghiệp là một nhu cầu tất yếu khi kinh tế ngày càng phát triển. Theo các nghiên cứu gần
đây nhất, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi
ích to lớn cho các hộ kinh doanh cá thể như giúp hộ kinh doanh mở rộng địa điểm hoạt
động, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn v tạo được niềm tin với người tiêu dùng,
từ đ c thể mở rộng quy mô, tăng năng suất cũng như lợi nhuận. Hiện tại, ở Thành phố
Hồ Chí Minh c hơn 800,000 hộ kinh doanh cá thể (Tổng Cục Thống K , 2020), nhưng
số hộ kinh doanh đồng ý chuyển đổi thành doanh nghiệp ở thành phố là rất ít1, mặc dù
thành phố đã c nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ chuyển đổi. Đề t i được thực hiện với
mục tiêu là tìm ra các nhân tố tác động đến việc lựa chọn chuyển đổi mơ hình kinh doanh
từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp. Đề tài sử dụng dữ liệu mẫu nghiên cứu gồm
5923 hộ gia đình và doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn 1997-2021. Thông qua việc
sử dụng phương pháp hồi quy Logit, kết quả mơ hình cho thấy các yếu tố: Tuổi của người
đại diện, dân tộc của người đại diện, trình độ học vấn, số lao động được sử dụng, thời
gian hoạt động, năm kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đều có ảnh hưởng đến
việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, các biến số
như: giới tính, ng nh kinh doanh, địa điểm kinh doanh và doanh thu bình qn khơng có
tác động tới quyết định chuyển đổi. Vấn đề chuyển đổi mô hình kinh doanh là vấn đề
được quan tâm sâu sắc hiện nay, khi phát triển doanh nghiệp được coi là vấn đề quan tâm
h ng đầu của Đảng và Nhà nước, nhằm hướng tới mục ti u năm 2020 Việt Nam có 1
triệu doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, hiện nay những nghiên cứu hàn lâm về chuyển

đổi mơ hình kinh doanh là rất ít, đặc biệt đề tài là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở
khu vực P. CM. Như vậy, đề tài vừa mang lại ý nghĩa thực tiễn v ý nghĩa về mặt học
thuật.

1

Thông tin tham khảo từ />
3


SUMMARY

Today, the transformation of business models from household businesses to
enterprises is an inevitable need when the economy is growing. The topic is carried out
with the goal of finding out the factors affecting the choice of converting a business
model from an individual business household to an enterprise. The study uses sample
data including 5923 households and businesses established in the period 1997-2021.
Through the use of Logit regression method, the model results show the following
factors: age of the representative, ethnicity of the representative, education level, number
of employees employed, working time, business years affected by the Covid-19 epidemic
have had an impact on the transformation of business models in Ho Chi Minh City. In
addition, variables such as: gender, industry, business location and average revenue had
no impact on the decision to switch. The issue of business model transformation is a
matter of deep concern today, when business development is considered a top concern of
the Party and State, towards the goal that by 2020 Vietnam has 1 million operating
businesses. At the same time, at present, there are very few academic studies on business
model transformation, especially the topic is the first study on this issue in the Ho Chi
Minh City area. Thus, the topic has both practical and academic significance.

4



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………....................................................1
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………..…………………………2
TÓM TẮ …………………………………………………………………...…………….3
MỤC LỤC……………………………………………………….………………………..4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮ …………………………………….…………………7
DANH SÁCH BẢN ……………………………………………………………..………8
DANH SÁCH HÌN ………………………………………………………………….…..8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

.... ...10

1.1. Lý do nghi n cứu………………………………………………………....…… ...…10
1.2. Mục ti u nghi n cứu...................................................................................................11
1.3. Câu hỏi nghi n cứu ....................................................................................................12
1.4. Đối tượng, phạm vi nghi n cứu..................................................................................12
1.5. Phương pháp nghi n cứu.............................................................................. ….……12
1.6. Ý nghĩa nghi n cứu ....................................................................................................13
1.7. Kết cấu nghi n cứu ....................................................................................................13
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................15
2.1. Một số định nghĩa ......................................................................................................15
2.2. Lợi ích v kh khăn của việc chuyển đổi...................................................................16
2.3. Lý thuyết li n quan………………………………………….....................................21
2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan.............................................................................22
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................28
3.1. Quy trình nghi n cứu..................................................................................................28
3.2. Phương pháp nghi n cứu............................................................................................29
3.3. Mơ hình nghi n cứu....................................................................................................30

3.4. Đo lường biến.............................................................................................................35
5


3.5. K thuật hồi quy..........................................................................................................38
3.6. ữ liệu nghi n cứu......................................................................................................39
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH

ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................40

4.1. Phân tích thống kê dữ liệu..........................................................................................40
4.2. Thống kê mô tả biến số trong mô hình nghiên cứu....................................................43
4.3. Phân tích kết quả hồi quy...........................................................................................45
CHƢƠNG 5:

ẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................50

5.1. Kết luận......................................................................................................................50
5.2. Khuyến nghị chính sách.............................................................................................51
5.3. Hạn chế nghiên cứu ...................................................................................................51
T i iệu ha

hả ..........................................................................................................52

Phụ lục 1.1 kết quả hồi quy............................................................................................59

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTCP

Công ty cổ phần

CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

GSO

Tổng cục thống kê

HKD

Hộ kinh doanh

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

7



DANH SÁCH BẢNG
ảng 3.1 Đo lường các biến trong mô hình……………………………………...…..…..37
Bảng 4.1. Số lượng hộ kinh doanh và doanh nghiệp………………………...……..……40
ảng 4.2 ình hình vốn đăng ký doanh nghiệp………………………….…....…..……..41
ảng 4.3 Phân theo loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh………………….……….42
ảng 4.4. Phân loại theo giới tính người chủ…………….……………………….……..43
Bảng 4.5. Phân loại theo ngành hoạt động……………………………………………….43
Bảng 4,6: Thống kê mô tả………………………………………..………………………44
ảng 4.7. Phân tích tương quan giữa các biến số………………………….…………….45
ảng 4.8 Kết quả hồi quy các biến trong mơ hình…………………….…………..……..46
ảng 4.9: ồi quy với mơ hình Probit …………………………………………………..50

DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghi n cứu…………………………………………………………28
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu của đề tài…………………………………………….….30

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương n y mô tả nguy n nhân thực hiện nghi n cứu, thiết lập các mục ti u nghi n cứu,
đặt ra các câu hỏi nghi n cứu, trình bày phương pháp nghi n cứu sử dụng trong luận văn,
các dữ liệu nghi n cứu v kết cấu của luận văn cũng sẽ được trình bày.
1.1 Lý do nghiên cứu
Ngày nay, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hộ kinh doanh trở thành doanh
nghiệp là một nhu cầu tất yếu khi kinh tế ngày càng phát triển. Theo các nghiên cứu gần
đây nhất, việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh sang doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi
ích to lớn cho các hộ kinh doanh cá thể như giúp hộ kinh doanh mở rộng địa điểm hoạt

động, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn v tạo được niềm tin với người tiêu dùng,
từ đ c thể mở rộng quy mô, tăng năng suất cũng như lợi nhuận (Hiệp Hội Doanh
Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017). Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh c hơn 800,000 hộ kinh
doanh cá thể (Tổng Cục Thống Kê, 2020), nhưng số hộ kinh doanh đồng ý chuyển đổi
thành doanh nghiệp ở thành phố là rất ít2, mặc dù thành phố đã c nhiều chính sách hỗ trợ
cho các hộ chuyển đổi. Vì sao các hộ kinh doanh ở thành phố Hồ Chí Minh ngại việc
chuyển đổi thành doanh nghiệp và các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mơ
hình kinh doanh của các hộ kinh doanh? Câu hỏi quan trọng n y chưa được trả lời một
cách đầy đủ trong các nghiên cứu trước đây.
Thông qua việc lược khảo các cơng trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, tác giả
nhận thấy rằng có rất ít nghiên cứu về việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh của hộ kinh
doanh cá thể. Ở nước ngo i, hầu như chưa c nghi n cứu n o về việc chuyển đổi mơ hình
kinh doanh. Một số nghi n cứu tương tự được tiến h nh như nghi n cứu của Luo 2001)
tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến “phương thức gia nhập thị trường” entry mode) ở 4 cấp
độ: quốc gia nation), ng nh industry), doanh nghiệp firm) v dự án project). Nghi n
cứu của

ovori 2013) nghi n cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và

2

Thông tin tham khảo từ />
9


phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Kosovo. Nghi n cứu của Muhammad, Mohd và
Gazi (2015) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Pakistan. Ở Việt Nam, hầu như cũng chưa c một cơng trình nào nghiên cứu về
chuyển đổi hình thức kinh doanh ở cấp độ quốc gia. Nghiên cứu của Hà Nam Khánh
Giao và Nguyễn Đặng Thanh Nhật (2020) là một trong những nghiên cứu đầu ti n được

thực hiện ở địa bàn tỉnh ình

ương. uy nhi n, c rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc

chuyển đổi chưa được xem xét, đặc biệt là những yếu tố liên quan tình hình kinh tế trong
dịch Covid-19. Ngo i ra, xét về mặt lý thuyết, luận văn dựa tr n 2 lý thuyết chính l lý
thuyết lựa chọn loại hình doanh nghiệp v lý thuyết hình thức sở hữu của doanh nghiệp.
ai lý thuyết n y được áp dụng nhiều ở các quốc gia phát triển, việc áp dụng lý thuyết
n y v o nghi n cứu ở bối cảnh của một quốc gia mới nổi sẽ đ ng g p về cơ sở lý thuyết.
Đề t i n y được thực hiện nhằm cung cấp những luận cứ khoa học thực tiễn nhằm thúc
đẩy việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tr n địa
bàn TP. HCM. Vấn đề chuyển đổi mơ hình kinh doanh là vấn đề được quan tâm sâu sắc
hiện nay, khi phát triển doanh nghiệp được coi là vấn đề quan tâm h ng đầu của Đảng và
Nhà nước, tại nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020, P.

CM đặt mục tiêu phát triển 60.000 doanh nghiệp trong năm

2017 v đến năm 2020, to n th nh phố sẽ có 500.000 doanh nghiệp phát triển và hoạt
động hiệu quả. Vậy luận văn n y được thực hiện vừa mang ý nghĩa về mặt lý thuyết và
thực tiễn, góp phần v o cơ sở lý thuyết về chuyển đổi mơ hình kinh doanh. Đây l một
đ ng góp rất lớn của đề t i. Đ l những lý do tác giả thực hiện đề t i “Các yếu tố tác
động đến sự lựa chọn chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
tại thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục ti u tổng quát của đề t i l nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn việc
chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh. Để đạt được mục ti u tr n, đề t i hướng tới các mục ti u cụ thể sau đây.


10


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
a) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyển đổi hình thức kinh
doanh từ hộ cá thể thành doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
b) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tr n đối với việc lựa chọn hình thức
kinh doanh của hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh
c) Đề xuất những giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ hình
thức kinh doanh hộ gia đình th nh doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ quan trọng của đề tài nghiên cứu
cần trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Các yếu tố n o tác động đến sự lựa chọn của việc chuyển đổi hình thức kinh
doanh từ hộ kinh doanh cá thể th nh doanh nghiệp Mức độ tác động của các yếu tố n y
như thế nào?
b) Các cơ quan quản lý Nh nước cần c chính sách gì khuyến khích các hộ kinh
doanh cá thể chuyển đổi hình thức kinh doanh khơng?
1.4 Đối ƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối ƣợng nghi n ứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ
kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạ

i nghi n ứu

Phạm vi nội dung: Chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2021

Về không gian: nghi n cứu về các hộ kinh doanh và doanh nghiệp đã chuyển đổi
từ hộ kinh doanh ở TP. HCM
1.5 Phƣơng pháp nghi n ứu
Luận văn n y được tiến h nh thông qua 2 bước: “Nghiên cứu sơ bộ” và “nghiên
cứu chính thức”.
11


- Quá trình nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính
được trong q trình sơ bộ này nhằm giúp định hướng v hình th nh các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh
nghiệp, từ đ giúp hình th nh mơ hình nghiên cứu của luận văn. Quá trình tiến h nh
nghiên cứu ban đầu bắt đầu bằng việc khảo sát tại bàn các t i liệu trước đây và phỏng vấn
trực tiếp các chuy n gia đầu ng nh li n quan trong lĩnh vực tại “Sở Kế hoạch v Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh” v “Chi cục Thuế quận Gị Vấp” để có thể thiết kế các biến số
trong đề t i phù hợp với bộ dữ liệu hiện c được lưu trữ ở TP. HCM.
- Sau khi thu thập hầu hết các thông tin v dữ liệu quan trọng, tác giả thực hi n
nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng với việc phân tích hồi quy Logit v
Probit. Các số liệu được xử lý v phân tích thống k với phần mềm tata 17.
1.6 Ý nghĩa nghi n ứu
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong v ngo i nước, tác giả nhận thấy đề
tài có những đ ng g p sau:
Thứ nhất, hiện nay khơng có nhiều nghiên cứu về chuyển đổi mơ hình kinh doanh
ở trên thế giới và ở Việt Nam. Đề tài là nghiên cứu đầu tiên thực hiện ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Những nhân tố tác động đến lựa chọn chuyển đổi mơ hình kinh doanh lần lượt
sẽ được trình bày, đặc biệt những yếu tố liên quan tình hình kinh tế trong dịch Covid-19
sẽ được xem xét một cách đầy đủ.
hứ hai, luận văn là sự giao thoa giữa lĩnh vực học thuật và thực tế, được kiểm tra
về độ tin cậy và góp phần đ ng g p v hình th nh cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu sau
về lựa chọn chuyển đổi mơ hình kinh doanh cũng như gợi ý các chính sách, kiến nghị

mang tính thực tiễn.
Thứ ba, kết quả từ luận văn giúp các nhà hoạch định chính sách, các hộ kinh
doanh và doanh nghiệp có một nguồn t i liệu sử dụng cho các hướng nghi n cứu c lợi
ích li n quan đến tình hình chuyển đổi mơ hình kinh doanh.
1.7 Kết cấu luận ăn
Th nh phần nghi n cứu n y được mơ tả bao gồm năm chương với trình tự được
trình b y như sau:
12


Chương 1 trình b y tổng quan về đề t i bao gồm những nội dung như lý do tiến
h nh đề t i, mục ti u đề t i, câu hỏi nghiên cứu của đề t i, đối tượng và phạm vi đề t i
nghiên cứu và những ý nghĩa thực tiễn của đề t i.
Chương 2 l một chương khá quan trọng cho phép người đọc hình dung kiến thức
hình th nh n n đề t i. rong chương n y sẽ khảo sát các cơ sở lý thuyết về chuyển đổi
mơ hình kinh doanh, đồng thời chỉ r các nghiên cứu thực nghiệm tương tự l m cơ sở xây
dựng n n tất cả giả thuyết v đề nghị n n mơ hình d ng cho nghiên cứu hợp lý với đề tài
Chương 3 trình b y tất cả các giả thuyết v hình th nh mơ hình chi tiết được dựa
tr n nền tảng lý thuyết của chương 2. Đồng thời, các cách thức lựa chọn mẫu, phương
thức chọn lựa chọn biến độc lập v phụ thuộc, cũng như cách thức đo lường các biến độc
lập v phụ thuộc cũng sẽ được liệt k v mô tả trong chương 3 này.
Chương 4 thể hiện kết quả của b i nghiên cứu như phân tích dữ liệu và đọc kết
quả hồi quy, kiểm tra độ tin cậy mơ hình, giải thích kết quả của mơ hình.
Chương 5 l chương kết luận những kết quả v đưa ra giải pháp. Nội dung sẽ c
tóm tắt kết quả từ b i, giải thích ý nghĩa thực tiễn v những cống hiến về mặt lý luận v
thực tiễn của luận văn, đề xuất một số kiến nghị để đưa kết quả nghiên cứu v o đời sống
thực tế h ng ng y, v trình b y những giới hạn của luận văn để mở rộng hướng cho
những khám phá tiếp theo.

13



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương n y tập bao gồm bốn nội dung chính. Đầu ti n, các định nghĩa về hộ kinh doanh
và doanh nghiệp sẽ được trình bày một các đầy đủ và chi tiết. Thứ hai, những lợi ích và
kh khăn của việc “chuyển đổi mơ hình kinh doanh” sẽ được nêu rõ. Thứ ba, các lý
thuyết về việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh sẽ trình bày. Cuối cùng, các nghiên cứu
trước đây sẽ được lược khảo một cách đầy đủ.
2.1 M



nh nghĩa

2.1.1 Đ nh nghĩa ề h kinh doanh
Ở nước ngo i, hộ kinh doanh được định nghĩa l hộ kinh doanh nhỏ hoạt động
trong văn ph ng tại nh của người chủ kinh doanh. Ngo i vị trí, các hộ kinh doanh được
xác định bằng cách c số lượng nhân vi n nhỏ, thường l các gia đình trực hệ của hộ kinh
doanh

eck v

rent, 1999).

Quy định về đăng ký doanh nghiệp của chính phủ theo Điều 66 Nghị Định số
78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một
nhóm người gồm các cá nhân là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,
sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với

hoạt động kinh doanh”. h m v o đ “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm
muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm
dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành,
nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quy định
mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”. Đồng thời “Hộ kinh doanh sử
dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”.
Chương VI

ộ luật Dân Sự số 91/2015/QH13 quy định rõ về tư cách pháp nhân

của một tổ chức phải thỏa mãn 4 điều kiện sau: 1) “ h nh lập hợp pháp”, 2) “C cơ cấu
tổ chức chặt chẽ”, 3) “C t i sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm
bằng tài sản đ ” v 4) “Nhân danh mình tham gia v o các quan hệ pháp luật một cách
14


độc lập”. Từ đ c thể thấy, hộ kinh doanh cá thể không đáp ứng đủ điều kiện về tổ chức
và tài sản n n không c tư cách pháp nhân. V qua đ , hộ kinh doanh cá thể chỉ là một
đơn vị kinh tế độc lập, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ một cách trực tiếp, tự chịu trách
nhiệm cho tất cả kết quả hoạt động kinh doanh của mình (Hà Nam Khánh Giao và
Nguyễn Đặng Thanh Nhật, 2020).
Hộ kinh doanh có những đặc điểm sau đây (tham khảo từ Hiệp Hội Doanh Nghiệp
Vừa và Nhỏ, 2017).
- Hộ kinh doanh là thành phần kinh doanh cá thể, họ sử dụng chủ yếu vốn của gia
đình chủ hộ hoặc bản thân người chủ là chính. Người chủ kinh doanh l người sẽ phải
quyết định mọi vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh từ việc thu mua đầu vào và
bán sản phẩm ra (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017). Hộ kinh doanh tiến hành
các hoạt động kinh tế mang tính tự chủ cao, và có thể chuyển đổi ngành nghề một cách
đơn giản để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hộ kinh doanh có thể toàn quyền quyết định
cách thức phân phối lợi nhuận sau thuế, họ có thể tiết kiệm tất cả số tiền lợi nhuận hoặc

dùng tiền đ để tái đầu tư (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
- “Hộ kinh doanh l nơi huy động hiệu quả nguồn vốn trong dân ở một số ngành,
lĩnh vực v l một k nh đ ng g p đáng kể cho phát triển kinh tế” Hiệp Hội Doanh
Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
- “Hộ kinh doanh l mơ hình khởi sự kinh doanh phổ biến nhất ở Việt Nam hiện
nay nhờ v o sự đơn giản về thủ tục gia nhập thị trường, ít r ng buộc về tổ chức quản lý,
phù hợp với nhiều thành phần, lứa tuổi, v ng miền v không quá đ i hỏi cao về năng lực
tài chính; chi phí vốn thấp” Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
- “Hộ kinh doanh c những đ ng g p rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tạo
việc l m, tăng thu nhập v g p phần v o chương trình xố đ i, thốt ngh o trong nhiều
năm qua của Chính phủ” Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
- Bên cạnh những ưu điểm n u tr n thì
điểm của

K

K

cũng c một số nhược điểm. Đặc

l kinh doanh nhỏ l , manh mún, c nhiều hạn chế năng lực kinh doanh,

ứng dụng công nghệ v o kinh doanh khơng nhiều, trình độ quản lý chưa cao “dẫn đến
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp” Hiệp Hội Doanh Nghiệp
15


Vừa và Nhỏ, 2017), “đ ng g p cho ngân sách v công nghiệp h a, hiện đại h a c n mờ
nhạt” Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).


ưới tác động của qui luật giá trị,

thành phần kinh tế này rất dễ bị phân hóa, dễ có những hoạt động trái với qui định của
pháp luật. Sự năng động của các thành phần kinh tế cá thể mang tính tự phát theo thị
trường, nếu thiếu sự định hướng thì sẽ khơng nắm bắt được những đ i hỏi của thị trường
(Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
2.1.2 Đ nh nghĩa ề doanh nghiệp
Ở nước ngo i, tổ chức O C

1993) định nghĩa doanh nghiệp enterprise) l một

thuật ngữ trong thế giới thương mại được sử dụng để mô tả một dự án hoặc li n doanh
được thực hiện để tạo ra lợi nhuận. N thường được sử dụng với từ “kinh doanh
business)”. heo một cách hiểu rộng, khái niệm n y đề cập tới các vấn đề kinh doanh v
khái niệm n y đồng nghĩa với từ cơng ty company) hoặc xí nghiệp firm).
Doanh nghiệp được định nghĩa l “tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sử dụng
các nguồn lực về vật chất cũng như con người để thực hiện các hoạt động sản xuất, cung
ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường
và tối đa hóa lợi nhuận của người chủ sở hữu trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà
nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng” (Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam,
2014). Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ Việt Nam đã chỉ rõ, có thể phân loại
doanh nghiệp theo 2 ti u chí sau l căn cứ theo hình thức pháp lý v căn cứ theo quy mô.
Nếu phân loại theo hình thức pháp lý, thì doanh nghiệp có thể phân thành: 1) doanh
nghiệp tư nhân, 2) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 3) công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên, 4) công ty hợp doanh và 5) công ty cổ phần. Nếu phân
loại theo quy mơ doanh nghiệp, có thể phân thành 1) doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 2)
doanh nghiệp vừa và 3) doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp có những đặc điểm sau (tham khảo từ Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa
và Nhỏ, 2017):
- DN có chức năng sản xuất và kinh doanh, hai chức năng n y li n hệ hết sức chặt

chẽ với nhau và tạo thành chu trình khép kín trong hoạt động của DN.

16


- DN có mục tiêu kinh tế cơ bản là lợi nhuận tối đa muốn đạt được điều đ doanh
nghiệp phải tìm cách thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.
-

N l m ăn kinh doanh trong cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh để tồn tại

và phát triển. Muốn l m được điều đ phải chú ý đến chiến lược kinh doanh thích ứng
với điều kiện và hoàn cảnh trong từng giai đoạn.
- “ N l một đơn vị kinh tế chính thức v được pháp luật bảo vệ trong các quan hệ
với đối tác” Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
-

N thuận lợi hơn trong vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức, khả năng

tiếp cận thơng tin tốt, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đ được các đối tác
trong cũng như ngo i nước tin cậy hơn v dễ dàng tuyển dụng những lao động có tay
nghề cao.
- “DN phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về kinh doanh, chi phí cho cơng tác
quản lý t i chính, kế tốn cao, chịu nhiều r ng buộc bởi quy định pháp luật về tổ chức
quản lý doanh nghiệp” Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
- “DN phải tuân thủ chế độ hạch toán, sổ sách, chứng từ kế toán chặt chẽ v phức
tạp hơn, phải chịu sự kiểm tra, thanh tra từ các Cơ quan Nh nước” Hiệp Hội Doanh
Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
2.2 Lợi ích


hó hăn của việc chuyển ổi từ h kinh doanh sang doanh nghiệp

2.2.1 Lợi ích của việc chuyển ổi mơ hình kinh doanh
Lợi ích của việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ kinh doanh cá thể sang
doanh nghiệp rất rõ ràng, có thể được liệt kê ở các khía cạnh sau (tham khảo từ Hà Nam
Khánh Giao và Nguyễn Đặng Thanh Nhật, 2020; Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ,
2017).
Thứ nhất, về địa điểm hoạt động, các hộ kinh doanh chỉ có khả năng thực hiện
kinh doanh ở một số địa bàn cụ thể, không thể thành lập các đơn vị trực thuộc trong và
ngo i nước, những bất lợi này sẽ được xóa bỏ khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh
nghiệp. Từ đ việc chuyển đổi giúp mở rộng khả năng kinh doanh (Hiệp Hội Doanh
Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).

17


Thứ hai, về mặt luật pháp, hộ kinh doanh không c tư cách pháp nhân, c n doanh
nghiệp thì c tư cách pháp nhân, c con dấu riêng khi thực hiện giao dịch, điều này sẽ tạo
niềm tin cho người tiêu dùng khi thực hiện hoạt động mua bán, từ đ mở rộng kinh
doanh, nâng cao năng suất và lợi nhuận (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017).
Ngoài ra, doanh nghiệp được pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong giao dịch, pháp
luật bảo vệ các nh đầu tư trong doanh nghiệp, giúp giảm thiểu các rủi ro cho nh đầu tư.
(Nguyễn Đình Cung v cộng sự, 2017).

h m v o đ , hộ kinh doanh phải chịu trách

nhiệm vơ hạn bằng tồn bộ tài sản của mình, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong mơ hình kinh
doanh. Doanh nghiệp được phép phá sản theo Luật Phá Sản trong trường hợp kinh doanh
không thuận lợi dẫn đến thua lỗ (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017). Doanh

nghiệp có thể xử lý tranh chấp nội bộ dễ dàng và thuận tiện hơn hộ kinh doanh (Nguyễn
Đình Cung v cộng sự, 2017).
Thứ ba, về mặt tài chính và khả năng tiếp cận vốn vay, hộ kinh doanh không thể
đứng t n để vay vốn ngân hàng, cịn doanh nghiệp thì có nhiều lợi thế trong việc vay vốn
(Nguyễn Đình Cung v cộng sự, 2017). Ngồi ra, doanh nghiệp có khả năng huy động
vốn ở những k nh khác như thị trường chứng khốn. Đồng thời, doanh nghiệp có lợi
trong việc tiếp cận mặt bằng kinh doanh, tiếp cận kênh phân phối hiện đại. Doanh nghiệp
được quyền in h a đơn, sử dụng h a đơn khấu trừ và phải nộp thuế đúng với các giao
dịch phát sinh (Hà Nam Khánh Giao và Nguyễn Đặng Thanh Nhật, 2020). Khi kinh
doanh có lợi nhuận, thì doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế đúng với mức lợi nhuận kiếm
được, còn kinh doanh thua lỗ (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017) thì khơng
phải nộp thuế v được khấu trừ số thua lỗ đ v o lợi nhuận của năm tiếp theo (Hiệp Hội
Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017). rong trường hợp hộ kinh doanh, họ phải nộp thuế
khoán ổn định, khi xuất h a đơn bán h ng thì phải nộp thêm tiền thuế của doanh thu xuất
tr n h a đơn, trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, hộ kinh doanh vẫn phải nộp thuế
khoán (Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017). Doanh nghiệp c n được hưởng
những chính sách ưu đãi thuế, và các chính sách hỗ trợ rất tốt theo chủ trương của Nhà
nước.
18


Thứ tư, về mặt quản trị, hộ kinh doanh cá thể khi chuyển đổi thành doanh nghiệp
có thể nghiên cứu áp dụng các mơ hình quản trị tiên tiến trên thế giới về mặt quản trị
nhân sự, quản trị marketing, quản trị kế tốn điều đ giúp ích rất nhiều trong việc mở
rộng kinh doanh. Là doanh nghiệp, khả năng tiếp cận tiếp bộ khoa học k thuật và công
nghệ và áp dụng mơ hình cơng nghệ thơng tin tiên tiến là rất dễ dàng (Hà Nam Khánh
Giao và Nguyễn Đặng Thanh Nhật, 2020).
Thứ năm, về số lượng lao động được sử dụng, hộ kinh doanh chỉ bị hạn chế dưới
10 lao động, cịn doanh nghiệp có thể sử dụng lao động khơng hạn chế (Nguyễn Đình
Cung và cộng sự, 2017). Khi chuyển đổi mơ hình kinh doanh sẽ góp phần tăng quy mô và

giúp mở rộng sản xuất kinh doanh tốt hơn. Ngồi ra, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng
tuyển dụng lao động có tay nghề, c chuy n môn cao v được đ o tạo bài bản hơn so với
hộ kinh doanh (Nguyễn Đình Cung v cộng sự, 2017).
Thứ sáu, được hưởng nhiều hỗ trợ v ưu đãi từ nh nước so với hộ kinh doanh
(Nguyễn Đình Cung v cộng sự, 2017).
2.2.2

hó hăn ủa việc chuyển ổi mơ hình kinh doanh

Khơng thể phủ nhận việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ hộ cá thể sang doanh
nghiệp cũng mang lại cho hộ kinh doanh nhiều kh khăn, trở ngại nhất định. Nghiên cứu
của Nguyễn Đình Cung v cộng sự (2017) tóm tắt những kh khăn chính sau đây:
Thứ nhất, “chi phí cho cơng tác quản lý t i chính, kế tốn cao hơn” Hiệp Hội
Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017). Các hộ kinh doanh e ngại chuyển đổi mơ hình kinh
doanh vì họ “phải thay đổi chế độ kế toán từ thuế khoán lên tự khai thuế” Hiệp Hội
Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ, 2017). Họ phải biết cách tự khai, tự nộp và sử dụng h a đơn,
phải biết cách quản lý sổ sách, bổ sung nhân lực cho cơng việc kinh doanh của mình. Hộ
kinh doanh phải tuân thủ chế độ hạch toán, sổ sách, chứng từ kế toán chặt chẽ v phức
tạp hơn.
Khi xây dựng hệ thống quản trị, hồ sơ kế toán, khai báo thuế sẽ phát sinh rất nhiều chi
phí v gây thay đổi tồn bộ hoạt động kinh doanh hiện có.
Thứ hai, khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh “phải tuân thủ chặt
chẽ hơn các quy định về kinh doanh” Nguyễn Đình Cung v cộng sự, 2017). Trong thực
19


tế, các thủ tục h nh chính v quy định hiện hành của doanh nghiệp nhiều gấp đôi so với
hộ cá thể. Điều này dẫn đến việc hộ kinh doanh cá thể khơng muốn chuyển đổi hình thức
để phải chịu tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định về Luật Doanh Nghiệp.
Thứ ba, tâm lý lo ngại phát sinh khi phát triển từ hình thức kinh doanh hộ gia đình

sang doanh nghiệp thì phát sinh gánh nặng thuế, phí và lệ phí. Khi đã chuyển đổi, hộ cá
thể khơng được tự thỏa thuận mức thuế phải nộp như trước đây. Đồng thời, họ phải nộp
nhiều loại phí hơn như phí môi trường, an ninh, …Ngo i ra, khi đã chuyển đổi, họ phải
chi trả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi xã hội khác cao hơn rất nhiều cho
người lao động. Họ phải trả lương thưởng cho người lao động đúng quy định của pháp
luật.
Thứ tư, phải chịu sự kiểm tra, thanh tra nhiều hơn từ các cơ quan: huế, lao động,
môi trường, an ninh, phòng cháy chữa cháy.
2.3 Lý thuyết liên quan
2.3.1 Lý thuyết về lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Lý thuyết lựa chọn loại hình doanh nghiệp theory of organizational form) được đề
xuất bởi hai tác giả Allen và Perer (1995) cho rằng doanh nghiệp hoạt động dựa trên 3
loại hình chủ yếu (i) doanh nghiệp cổ phần (corporation) (ii) doanh nghiệp hợp danh
(parnership) và (iii) doanh nghiệp tư nhân proprietorship).

heo đ , doanh nghiệp cổ

phần được hiểu l doanh nghiệp c các phần vốn điều lệ chia theo một t lệ đều nhau,
đồng thời những cổ đông chỉ c trách nhiệm ở nội dung số vốn g p của họ, quyền lợi của
cổ đông l chuyển nhượng số vốn g p của họ Allen v Perer, 1995).

oanh nghiệp hợp

danh được hiểu l các công ty không c tư cách pháp nhân, các th nh vi n chỉ chịu trách
nhiệm với to n bộ số tiền mình đã g p v o doanh nghiệp khi tiến h nh hoạt động kinh
doanh (Allen và Perer, 1995). Doanh nghiệp tư nhân l công ty m không c tư cách pháp
nhân, người chủ doanh nghiệp n y phải c trách nhiệm với to n bộ tiền mình c về hoạt
động doanh nghiệp Allen v Perer, 1995). Lý thuyết này cho rằng để lựa chọn hình thức
mà doanh nghiệp sẽ đầu tư, nh đầu tư sẽ cân nhắc giữa nguồn lực tài chính và nguồn lực
nhân sự mà họ sở hữu. Các doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau sẽ có những mức độ đ i

hỏi khác nhau về t i chính cũng như rủi ro nhưng các doanh nghiệp này phải c được
20


nguồn lực tài chính và phải biết quản trị nguồn vốn nhân lực của tổ chức của mình (Allen
và Perer, 1995). Từ đ Allen v Perer 1995) cho rằng doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình
thức doanh nghiệp mà giúp họ đạt được hai vấn đề (i) hoạt động hiệu quả và (ii) cung cấp
sản phẩm chất lượng. rước khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc lựa chọn loại hình
của doanh nghiệp sẽ tiến h nh kinh doanh trong tương lai l loại hình quan trọng, vì n sẽ
ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển cũng như khả năng mở rộng quy mô của doanh
nghiệp trong tương lai. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ tạo n n i) thương
hiệu v uy tín lâu d i của doanh nghiệp tr n thương trường, ii) khả năng thu hút vốn đầu
tư v huy động vốn đầu tư từ những cá nhân hoặc tổ chức iii) rủi ro trong ngắn hạn v
d i hạn của doanh nghiệp iv) sự đa dạng v phong phú trong chi phí th nh lập doanh
nghiệp do loại hình khác nhau Allen v Perer, 1995). Lý thuyết n y được ứng dụng trong
đề t i nhằm đánh giá khả năng chuyển đổi của hộ kinh doanh, cho biết loại hình m hộ
kinh doanh c ý định chuyển đổi như thế n o. Để quyết định chuyển đổi, hộ kinh doanh
phải cân nhắc các nguồn lực m họ sở hữu v cách thức lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
2.3.2. Lý thuyết về hình thức sở hữu doanh nghiệp
Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp được định nghĩa l “sự phân phối quyền sở hữu
giữa các chủ sở hữu của doanh nghiệp” Jiang, 2004). Cấu trúc sở hữu có thể được phân
chia theo hai giác độ: tập trung quyền sở hữu và thành phần sở hữu (Jiang, 2004). Tập
trung quyền sở hữu đề cập quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức và hộ gia đình đối với các
hoạt động của doanh nghiệp. Có thể thấy, li n quan đến mức độ của tập trung quyền sở
hữu, cấu trúc sở hữu của công ty được chia th nh hai nh m đ l “sở hữu tập trung” v
“sở hữu phân tán” xem th m

ursoy v Aydogan, 2002).

rong cấu trúc sở hữu tập


trung, cả quyền sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp tập trung vào quyết định của nh đầu


ursoy v Aydogan, 2002), với cơ cấu sở hữu n y nh đầu tư c quyền quyết định và

kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp

ursoy v Aydogan, 2002). Ngược lại, trong cấu trúc sở hữu phân tán thì

có nhiều nh đầu tư c quyền biểu quyết tham gia vào quá trình ra quyết định (Gursoy và
Aydogan, 2002). Tuy nhiên, một số nh đầu tư giữ phần vốn nhỏ trong doanh nghiệp

21


khơng muốn tham gia thì quyền quyết định và tham gia vào q trình kiểm sốt do người
đại diện (hoặc ban giám đốc) đảm nhiệm (Gursoy và Aydogan, 2002).
Xét về thành phần sở hữu của doanh nghiệp, “cấu trúc sở hữu” được xem xét các
thành phần sau: 1) “sở hữu của nhà quản lý” managerial ownership), 2) “sở hữu nước
ngo i” foreign ownership), 3) “sở hữu nh đầu tư tổ chức” institutional ownership) v
4) sở hữu nh nước (state ownership) (Nguyễn Minh Hà và Mai Xuân Khánh, 2017). Sự
tách biệt giữa người chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà quản lý gây nên sự xung đột lợi ích
tạo ra vấn đề chi phí đại diện (Jiang, 2004). Hay có thể nói, vấn đề lựa chọn hình thức
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu và quyết định đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp (Nguyễn Minh

v Mai Xuân Khánh, 2017). Đối với mỗi loại hình


doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu khác nhau, và có lợi thế khác nhau, chính cấu trúc sở
hữu tác động đến quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp của nh đầu tư để đầu tư
(Jiang, 2004). Cụ thể, với loại hình doanh nghiệp 1 chủ sở hữu giúp cho nh đầu tư c thể
tập trung quyền sở hữu Jiang, 2004) để phát triển hoạt động đầu tư v o doanh nghiệp
(Jiang, 2004), và với loại hình doanh nghiệp từ 2 chủ sở hữu trở lên (Jiang, 2004) mức độ
tập trung sở hữu của nh đầu tư sẽ bị phân tán v tăng dần chi phí đại diện cho các nhà
đầu tư t y theo mức độ phân tán sở hữu (Jiang, 2004). Lý thuyết n y được ứng dụng
trong b i nhằm xem xét th nh phần sở hữu của doanh nghiệp, vì khi chuyển đổi mơ hình
kinh doanh sẽ c sự tách biệt h n giữa người chủ sở hữu doanh nghiệp v người quản lý
gây sự xung đột về lợi ích v tạo ra chi phí không đáng c cho hộ kinh doanh.
2.4 Tổng quan các nghiên cứu rƣớc
Luo (2001) nghi n cứu nhân tố quyết định đến “phương thức gia nhập thị trường”
ở 4 mức độ: đất nước, ng nh công nghiệp m công ty đầu tư, công ty v dự án được tiến
h nh. Các biến gồm c “sự can thiệp chính phủ”, “quy định về quyền sở hữu”, “sự không
chắc chắn về môi trường”, “sự tăng trưởng về doanh số bán”, “t i sản”, “tốc độ tăng
trưởng doanh nghiệp trong ng nh”, “bảo vệ kiến thức kinh doanh” (knowledge
protection), “khả năng hội nhập to n cầu” (global integration), “kinh nghiệm đầu tư”
(experience).

ữ liệu thu thập ở Trung Quốc cho thấy rằng hình thức li n doanh được ưa

thích khi nhận thức của doanh nghiệp

I về sự can thiệp của chính phủ l lớn hoặc sự
22


không chắc chắn về môi trường l cao hoặc kinh nghiệm của doanh nghiệp ở nước sở tại
cao hoặc thấp.
Tác giả Govori (2013) đã nghi n cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng

trưởng và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Kosovo. Theo các tác giả, doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngày càng trở nên quan trọng đối với việc hình thành và phát triển một
nền kinh tế hiện đại, năng động và nền kinh tế dựa trên tri thức. Điều này là do khả năng
của họ trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh và các k năng kinh doanh, v vì họ có
khả năng linh hoạt và thích ứng nhanh với thị trường đang thay đổi và tạo ra nhiều việc
làm mới. Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ l xương sống của nền kinh tế ở các nước có
thu nhập cao hơn, trong khi n kém phát triển hơn ở các nước có thu nhập thấp. Tác giả
đưa các biến khả năng tiếp cận tài chính, khả năng cạnh tranh, các chính sách hỗ trợ của
chính phủ, v mơi trường đầu tư v o mơ hình hồi quy. Kết quả hồi quy cho thấy cả 4 biến
tr n đ ng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Kosovo trong năm 2012.
Muhammad, Mohd và Gazi (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cuộc
khảo sát 124 doanh nghiệp ở Pakistan. Tác giả đưa 6 biến vào mô hình hồi quy là trình độ
học vấn của người quản lý, khả năng tiếp cận tài chính, khả năng tiếp thị, trình độ cơng
nghệ của doanh nghiệp, khả năng quản lý và sự hỗ trợ của chính phủ. Kết quả hồi quy
cho thấy khả năng tiếp cận tài chính (financial access), k năng quản lý (managerial
skills), trình độ giáo dục của nhà quản lý và sự hỗ trợ từ chính phủ (government support)
là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy
nhiên, kết quả hồi quy khơng tìm thấy mối quan hệ giữa công nghệ và sự phát triển của
doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này khơng phải là các doanh nghiệp định
hướng công nghệ. Nghiên cứu của Muhammad, Mohd và Gazi (2015) cung cấp một số cơ
sở lý thuyết quan trọng cho đề t i, giúp đề t i xác định một số yếu tố có thể ảnh hưởng
đến khả năng chuyển đổi mơ hình kinh doanh ở thành phố Hồ Chí Minh như yếu tố lao
động v trình độ giáo dục của nhà quản lý.

23



×