Tải bản đầy đủ (.pdf) (354 trang)

Đề tài : Lập luận chứng khoa học về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây vịnh bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 354 trang )


BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.09


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
LẬP LUẬN CHỨNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VỀ
MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
Mã số đề tài: KC.09 - 13/06-10


Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Trần Đức Thạnh










8450



Hải Phòng - 2010




BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.09


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
LẬP LUẬN CHỨNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VỀ
MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
Mã số đề tài: KC.09 - 13/06-10

Chủ nhiệm đề tài



PGS. TS. Trần Đức Thạnh
Ban chủ nhiệm chương trình
Cơ quan chủ trì đề tài




TS. Trần Đình Lân
Bộ Khoa học và Công nghệ







Hải Phòng - 2010





Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

iii
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA CHÍNH
TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ trong đề tài
1 PGS.TS. Trần Đức Thạnh Viện Tài nguyên và
Môi trường biển
Chủ nhiệm (CN) đề tài;
CN đề tài nhánh

2 KS. Nguyễn Thị Kim Anh -nt- Thư ký hành chính
Tham gia
3 ThS. Nguyễn Ngọc Anh -nt- Tham gia
4 TS. Nguyễn Hữu Cử -nt- Thư ký khoa học;
CN đề tài nhánh
5 CN. Hoàng Thị Chiến -nt- Tham gia
6 TS. Lưu Văn Diệu -nt- Tham gia
7 ThS. Đỗ Thị Thu Hương -nt- Tham gia
8 ThS. Nguyễn Thị Phương
Hoa
-nt- Tham gia
9 TS. Đinh Văn Huy -nt- CN đề tài nhánh
10 TS. Trần Đình Lân -nt- CN đề tài nhánh
11 ThS. Đặng Hoài Nhơn -nt- Tham gia
12 ThS. Nguyễn Văn Thảo -nt- Chủ trì chuyên đề
(CĐ)
13 TS. Đỗ Công Thung -nt- Phó chủ nhiệm;
CN đề tài nhánh
14 ThS. Bùi Mạnh Tường -nt- Chủ trì CĐ
15 CN. Bùi Văn Vượng -nt- Chủ trì CĐ
16 CN. Lăng Văn Kẻn -nt- Chủ trì CĐ
17 PGS.TSKH.
Phạm Hoàng Hải
Viện Địa lý CN đề tài nhánh
18 PGS. TS.
Nguyễn Khanh Vân
-nt- Chủ trì CĐ
19 PGS. TS. Lại Huy Anh -nt- Chủ trì CĐ
20 PGS.TS.
Nguyễn Mạnh Hùng

Viện Cơ học CN đề tài nhánh
21 TS. Trương Văn Tuyên Viện Chiến lược
phát triển (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư)
Chủ trì CĐ
22 TS. Hà Hữu Nga Viện nghiên cứu
phát triển bền vững
vùng Bắc Bộ (Viện
KHXH Việt Nam)
Chủ trì CĐ
23 TS. Nguyễn Văn Thành UBND thành phố
Hải Phòng
Chủ trì CĐ
24 TS. Trần Quang Tiến Trung tâm Khí
tượng Thủy văn
biển (nay là Trung
tâm Hải văn)
Chủ trì CĐ
Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

iv
25 TS. Nguyễn Quang Hùng Viện nghiên cứu
Hải sản
Đánh giá các chuyên
đề xây dựng báo cáo
tổng hợp

26 CN. Thượng tá Nguyễn Đình
Hồng
Bộ tư lệnh Hải quân Đánh giá các chuyên
đề xây dựng báo cáo
tổng hợp









































Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

v
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

TT Họ và tên Đơn vị công tác
Nhiệm vụ trong
đề tài
1
C
N. Nguyễn Thị Thu Hà Viện Tài

nguyên và Môi
trường biển
Tham gia
2
C
N. T
r
ần Mạnh Hà -nt- Tham gia
3
T
hS. Đỗ Mạnh Hào -nt- Tham gia
4 ThS. Nguyễn Thị Minh Huyền -nt- Tham gia
5
T
S. Từ Thị Lan Hương -nt- Tham gia
6
C
N. Nguyễn Đình Khang -nt- Tham gia
7 KS. Nguyễn Thị Mai Lựu -nt- Tham gia
8
K
S. Vũ Thị Lựu -nt- Tham gia
9
K
S. Đinh Văn Nhân -nt- Tham gia
10
T
hS. Nguyễn Đăng Ngải -nt- Tham gia
11
T

hS. Dương Thanh Nghị -nt- Tham gia
12
T
hS. Lê Xuân Sinh -nt- Tham gia
13
T
S. Đàm Đức Tiến -nt- Tham gia
14
T
hS. Lê Thị Thanh -nt- Tham gia
15
C
N. Đậu Văn Thảo -nt- Tham gia
16 ThS. Nguyễn Mạnh Thắng -nt- Tham gia
17 ThS. Nguyễn Thị Thu -nt- Tham gia
18 TS. Chu Văn Thuộc -nt- Tham gia
19 CN. Lê Thị Thuý -nt- Tham gia
20 ThS. Cao Thị Thu Trang -nt- Tham gia
22 CN. Nguyễn Đắc Vệ -nt- Tham gia
23 CN. Vũ Duy Vĩnh -nt- Tham gia
24 TS. Đỗ Trọng Bình -nt- Tham gia
25 CN. Hoàng Bắc Viện Địa lý Tham gia
26 CN. Nguyễn Mạnh Hà -nt- Tham gia
27 CN. Nguyễn Thu Nhung -nt- Tham gia
28 ThS. Tống Phúc Tuấn -nt- Tham gia
29 TS. Nguyễn Tài Hợi Viện Cơ học Tham gia
30 ThS. Hoàng Trung Thành -nt- Tham gia








Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

vi
MỤC LỤC

Nội dung Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
1.1. TÀI LIỆU 5
1.1.1. Tài liệu công bố 5
1.1.2. Tài liệu lưu trữ 5
1.1.3. Tài liệu điều tra, khảo sát của đề tài 6
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
1.2.1. Phương pháp luận 7
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 9
Chương 2. HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ

12
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 12

2.1.1. Địa hình - địa mạo dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 12
2.1.2. Đặc điểm địa chất 14
2.1.3. Đặc điểm khí hậu 16
2.1.4. Thủy văn sông và hải văn 17
2.1.5. Các hệ sinh thái tiêu biểu ở dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 21
2.1.6. Phân vùng tự nhiên 25
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 27
2.2.1. Hành chính 27
2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 28
2.2.3. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 34
2.2.4. Phân vùng và tổ chức lãnh thổ kinh tế 36
2.3. TÀI NGUYÊN VÀ TIỀM NĂNG
38
2.3.1. Tài nguyên sinh vật 38
2.3.2. Tài nguyên phi sinh vật 43
2.3.3.Tài nguyên nhân văn 48
2.3.4. Tài nguyên vị thế 49
2.3.5. Hiện trạng, khai thác và sử dụng tài nguyên 52
2.3.6. Hoạt động bảo tồn tự nhiên 61
2.4. MÔI TRƯỜNG VÀ THIÊN TAI
64
2.4.1. Hiện trạng, diễn biến môi trường và tác động 64
2.4.2. Các sự số môi trường và thiên tai 71
2.4.3. Tình trạng quản lý môi trường và ngăn ngừa, phòng tránh thiên tai 75
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÙNG TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
80
3.1. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ TOÀN DIỆN TÀI NGUYÊN,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
80
Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

vii
3.1.1. Định hướng khai thác hợp lý và toàn diện tài nguyên, bảo vệ
môi trường theo hệ thống địa hệ tự nhiên và tiểu vùng phát triển
80
3.1.2. Định hướng khai thác hợp lý và toàn diện tài nguyên, bảo vệ
môi trường phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
101
3.1.3. Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp vùng
trọng điểm dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ
111
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC TUYẾN
HÀNH LANG VÀ VÀNH ĐAI KINH TẾ

117
3.2.1. Bối cảnh quan hệ quốc tế và khu vực đối với sự hành thành
các tuyến hành lang, và vành đai kinh tế
117
3.2.2. Cấu trúc không gian kinh tế - xã hội của các hành lang, vành đai
kinh tế trong mối quan hệ với các vùng kinh tế trọng điểm trong
nước
120

3.2.3. Điều kiện và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm
dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ trong bối cảnh ra đời và phát triển
các hành lang và vành đai kinh tế
127
3.2.4. Tác động về tài nguyên và môi trường ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ
do hình thành và phát triển các hành lang và vành đai kinh tế
130
3.2.5. Các giải pháp đảm bảo phát triển bền vững do hành thành và
phát triển các hành lang và vành đai kinh tế
134
3.3. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ
VÀ ỔN ĐỊNH BỜ BIỂN BẮC BỘ, TRỌNG ĐIỂM LÀ BỜ BIỂN
CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

137
3.3.1. Diễn biến bồi tụ, xói lở đoạn bờ Đông Bắc 137
3.3.2. Diễn biến bồi tụ, xói lở đoạn bờ châu thổ sông Hồng
kéo dài từ Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường

138
3.3.3. Hậu quả của xói lở, bồi tụ châu thổ sông Hồng 145
3.3.4. Dự báo diễn biến của quá trình bồi tụ và xói lở
ven bờ châu thổ sông Hồng

149
3.3.5. Giải pháp công trình bảo vệ bờ biển cho vùng ven bờ Bắc Bộ,
trọng điểm là ven bờ châu thổ sông Hồng

154
Chương 4. MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP CẤP VÙNG NHẰM

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY
VỊNH BẮC BỘ (TỪ QUẢNG NINH TỚI NINH BÌNH)
164
4.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC
164
4.1.1. Trên thế giới 164
4.1.2. Trong nước 168
4.2. CƠ SỞ TIẾP CẬN MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG
TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ

174
4.2.1. Cơ sở pháp lý và nhu cầu 174
4.2.2. Quan điểm xây dựng mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ biển Bắc
Bộ

182
4.2.3. Mục tiêu quản lý tổng hợp 183
4.2.4. Chức năng và nhiệm vụ quản lý tổng hợp vùng bờ biển Bắc Bộ 184
4.2.5. Phương thức quản lý 186
4.2.6. Phạm vi, quy mô và đối tượng quản lý 187
Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

viii
4.2.7. Phân vùng QLTH vùng bờ biển 189
4.3. KHUNG HÀNH ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CHO QUẢN LÝ

TỔNG HỢP VÙNG TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ

194
4.3.1. Khung hành động quản lý tổng hợp vùng bờ biển Bắc Bộ 194
4.3.2. Các vấn đề ưu tiên cho quản lý tổng hợp dải ven bờ tây Vịnh Bắc
Bộ và vùng trọng điểm ven bờ biển Bắc Bộ

196
4.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG
TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
204
4.4.1. Cơ chế tổ chức 204
4.4.2. Kế hoạch và tiến trình quản lý tổng hợp 206
4.4.3. Giải pháp và công cụ thực hiện QLTH 216
4.4.4. Giám sát và đánh giá quản lý tổng hợp vùng bờ biển Bắc Bộ 235
Chương 5. LUẬN CHỨNG KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẢM BẢO
CHO VIỆC ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÙNG TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
VÀ KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM VEN BỜ HẢI PHÒNG

250
5.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG
250
5.1.1. Cơ sở pháp lý 250
5.1.2. Hiện trạng tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội và môi trường 256
5.2. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC
259
5.2.1. Quan điểm 259
5.2.2. Nguyên tắc 261
5.3. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

VÙNG TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
262
5.3.1. Nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển bền vững 262
5.3.2. Phân vùng định hướng quy hoạch phát triển bền vững 276
5.3.3. Phân kỳ thực hiện quy hoạch phát triển bền vững 277
5.4. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC
TRỌNG ĐIỂM VEN BỜ HẢI PHÒNG
278
5.4.1. Nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển bền vững 278
5.4.2. Phân vùng định hướng quy hoạch phát triển bền vững 286
5.4.3. Phân kỳ thực hiện quy hoạch phát triển bền vững 288
5.5. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÙNG TRỌNG ĐIỂM DẢI VEN BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ
VÀ KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM VEN BỜ HẢI PHÒNG

289
5.5.1. Giải pháp thực hiện định hướng quy hoạch phát triển bền vững
vùng trọng điểm dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ

289
5.5.2. Giải pháp thực hiện định hướng quy hoạch phát triển bền vững
khu vực trọng điểm ven bờ Hải Phòng

297
Chương 6. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
305
6.1. SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO HỢP ĐỒNG
305
6.2. CÔNG BỐ KHOA HỌC
306

6.2.1. Công bố quốc tế 306
6.2.2. Công bố trong nước 306
6.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
308
6.4. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
308
6.5. KẾT QUẢ NÂNG CAO NĂNG LỰC
309
Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

ix
6.6. KẾT QUẢ MỞ RỘNG HỢP TÁC
309
6.6.1. Hợp tác Quốc tế 309
6.6.2. Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước 310
6.6.3. Hợp tác với các địa phương, các ngành 311
KẾT LUẬN
312
KIẾN NGHỊ
316
TÀI LIỆU THAM KHẢO
318
PHỤ LỤC
331
































Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình

quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APEC Asian - Pacific Economic Cooperation
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
B & HĐ Biển và hải đảo
BVMT Bảo vệ môi trường
CNH Công nghiệp hoá
CSCT Cửa sông châu thổ
CSHP Cửa sông hình phễu
CSPT Chỉ số phát triển
CTSH Châu thổ sông Hồng
DPSIR Driving force – Press – State – Impact - Response
DVB Dải ven bờ
DWT Death weight tonnage
ĐNN Đất ngập nước
ĐVĐ Động vật đáy
ĐVPD Động vật phù du
GEF Global Environment Facility
GHCP Giới hạn cho phép
HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật
HĐH Hiện đại hóa
HST Hệ sinh thái
HTĐVB Hệ thống đảo ven bờ
IMF International Monetary Fund

IMO International Maritime Organisation
IUCN International Union for the Conservation of Nature
and Natural Resources (formerly)
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển
KH & CN Khoa học và Công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KKT Khu kinh tế
KT-XH Kinh tế - xã hội
MPA Marine Protected Area
MTĐC Môi trường địa chất
NOAA National Oceanic and Atmospheric Administration
PEMSEA Partnerships in Environmental Management for the
Seas of East Asia
POP Persistent organic pollutant
PTBV Phát triển bền vững
QA-QC Quality assurance - quality control
QLTH Quản lý tổng hợp
Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

xi
RNM Rừng ngập mặn
RQ Rick quotient
TĐKT Trọng điểm kinh tế

TN & MT Tài nguyên và Môi trường
TSS Total suspended solid
TVNM Thực vật ngập mặn
TVPD Thực vật phù du
UBND Ủy ban nhân dân
UNCED United Nations Conference on Environment and
Development
UNDP United Nations Development Programme
UNEP United Nations Environment Programme
UNESCO United Nations Educaltional, Scientific and
Cultural Organisation
UNFPA United Nations Fund for Population Activities
VASI Vietnam Agency for the Sea and Island
VBB Vùng bờ biển
VĐKT Vành đai kinh tế
VKT Vùng kinh tế
VLXD Vật liệu xây dựng
VQG Vườn Quốc gia
WB World Bank
WTO World Trade Organisantion


















Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Số hình Tên hình Trang
1 Hình 1
B
ản đồ giới hạn vùng bờ biển phía tây Vịnh Bắc Bộ 2
2 Hình 2.1 Bản đồ biến động diện tích RNM khu vực CTSH giai
đoạn 1975 – 1989
22
3 Hình 2.2 Biến động hệ số rủi ro trung bình năm (RQtb) từ năm
2006 đến 2009 trong khu vực ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ
67
4 Hình 2.3 Biến động RQtt trung bình của 6 kim loại nặng
trong dải ven bờ tây vịnh Bắc Bộ
67
5 Hình 3.1 Số KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới giai đoạn

2006-2015 theo vùng kinh tế và so sánh với số KCN
đã thành lập 2006-2008
113
6 Hình 3.2 Chiến lược phát triển hai hành lang một vành đai Việt
Trung
121
7 Hình 3.3 Sơ đồ hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội
- Hải Phòng
122
8 Hình 4.1 Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc Bộ
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
178
9 Hình 4.2 Phân vùng QLTH VBB phía tây Vịnh Bắc Bộ cấp
quốc gia
192
10 Hình 4.3 Phân vùng QLTH VBB phía tây Vịnh Bắc Bộ cấp
vùng
192
11 Hình 4.4 Phân vùng QLTH VBB phía tây Vịnh Bắc Bộ cấp tỉnh 192
12 Hình 4.5 Hệ thống tổ chức quản lý liên quan đến Tổ chức bộ
máy điều hành hoạt động dự án QLTH VBB
207
13 Hình 4.6 Mô hình tổ chức quản lý tổng hợp vùng bờ biển các
tỉnh/thành phố thuộc vùng bờ biển Bắc Bộ
208
14 Hình 4.7 Các bước và các chu trình QLTH VBB vùng trọng
điểm Bắc Bộ
210
15 Hình 5.1 Tam giác PTBV (Munasinghe, 1992) 264
16 Hình 5.2 Sơ đồ PTBV 3 thành phần (IUCN, 2006) 264

17 Hình 5.3 Sơ đồ quan hệ các nhóm tiêu chí PTBV 266









Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

xiii


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Số hình Tên hình Trang
1 Bảng 2.1 Nguồn cung cấp nước và bùn cát lơ lửng từ
sông ra các vùng thuộc dải bờ tây Vịnh Bắc
Bộ (nhiều năm trước hồ Hoà Bình)
18
2 Bảng 2.2 Phân bố các đơn vị hành chính ở dải ven bờ tây
Vịnh Bắc Bộ
28
3 Bảng 2.3 Diện tích và dân số dải ven bờ tây Vịnh Bắc
Bộ

28
4 Bảng 2.4 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất 30
5 Bảng 2.5 Tổng sản phẩm trong nước của các tỉnh, thành
phố phân theo ngành kinh tế
30
6 Bảng 2.6 Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản năm
2007
32
7 Bảng 2.7 Giá trị (tỷ đồng) và chỉ số phát triển (CSPT -
%) giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế
33
8 Bảng 2.8 Diện tích đất ngập nước ven bờ tây
Vịnh Bắc Bộ năm 2008 (Từ Móng Cái đến Mũi
Lạy)
44
9 Bảng 2.9 Hệ số rủi ro (RQtt)* của các thông số
môi trường nước vùng biển năm 2009
66
10 Bảng 3.1 Đánh giá tổng hợp biến động suy giảm
tài nguyên vịnh Bái Tử Long đến năm 2020
81
11 Bảng 3.2 Quy hoạch quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên vịnh Bái Tử Long
82
12 Bảng 3.3 Giá trị và hàm lượng các thông số chất lượng
môi trường nước/trầm tích vùng ĐNN cửa
sông Tiên Yên
84
13 Bảng 3.4 Số lượng và diện tích hệ thống đảo ven bờ

Việt Nam theo các vùng

91
14 Bảng 3.5 Quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc
đến năm 2010
101
15 Bảng 3.6 Các KCN vùng bờ biển phía tây Vịnh Bắc Bộ
đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
thành lập tính đến hết tháng 10 năm 2009
110
16 Bảng 3.7 Các yếu tố tác động và hình thức tác động 131
17 Bảng 3.8 Diễn biến xói sạt bờ Cát Hải từ 1930 đến 2000 138
18 Bảng 3.9 Các thông số biến động đường bờ CTSH 139
19 Bảng 3.10 Dự báo tốc độ xói sạt bờ Hải Hậu (m/năm) 151
20 Bảng 3.11 Kết quả dự báo xói lở bờ biển CTSH 154
21 Bảng 4.1 Ma trận đánh giá tác động tiềm năng của các 179
Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

xiv
yếu tố tự nhiên và thiên tai đối với môi trường,
sinh thái và tài nguyên vùng bờ biển Bắc Bộ
22 Bảng 4.2 Ma trận đánh giá tác động tiềm năng của
hoạt động nhân sinh đến tài nguyên vùng
bờ biển Bắc Bộ
180
23 Bảng 4.3 Tổng hợp tác động tự nhiên và nhân tác tới tài

nguyên và môi trường vùng ven bờ Bắc Bộ dự
báo đến 2025
181
24 Bảng 4.4 Phân vùng tổng thể QLTH VBB phía tây Vịnh
Bắc Bộ
192
25 Bảng 4.5 Khung Hành động QLTH VBB Bắc Bộ - Thời
kỳ 2011 - 2025
195
26 Bảng 4.6 Các vấn đề ưu tiên và phân khu ưu tiên ở
DVB tây Vịnh Bắc Bộ trong 2011 - 2025
199
27 Bảng 4.7 Phân kỳ các vấn đề ưu tiên ở
dải bờ tây vịnh Bắc Bộ trong 2011 – 2025
199
28 Bảng 4.8 Các vấn đề ưu tiên ở VVB Bắc Bộ và ưu tiên
theo tiểu vùng trong 2011 – 2025
200
29 Bảng 4.9 Phân kỳ các vấn đề ưu tiên ở VVB Bắc Bộ
trong 2011 - 2025
200
30 Bảng 4.10 Các vấn đề ưu tiên và phân kỳ ưu tiên
ở tiểu vùng Quảng Ninh - Hải Phòng
200
31 Bảng 4.11 Các vấn đề ưu tiên và phân kỳ ưu tiên
ở tiểu vùng Thái Bình - Ninh Bình
201
32 Bảng 4.12 Các vấn đề ưu tiên và phân kỳ ưu tiên
ở tiểu vùng Thanh Hoá - Quảng Bình
201

33 Bảng 4.13 Phân kỳ các vần đề ưu tiên cho khu vực
ven bờ biển Hải Phòng 2011 - 2025
201
34 Bảng 4.14 Tổng hợp các vấn đề ưu tiên theo giai đoạn cho
QLTH dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ thời gian
2011 - 2025
202
35 Bảng 4.15 Các bước trong một chu trình QLTH VBB
Bắc Bộ
210
36 Bảng 4.16 Các chương trình và chu trình QLTH
VBB Bắc Bộ

211
37 Bảng 5.1 Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên theo
tiềm năng phát triển
266
38 Bảng 5.2 Phân cấp xói lở bờ biển 272
39 Bảng 5.3 Đánh giá tiềm năng bảo tồn tự nhiên các địa
hệ, hệ sinh thái của vùng trọng điểm DVB
tây Vịnh Bắc Bộ
272
40 Bảng 5.4 Mâu thuẫn lợi ích giữa các thành phần chủ yếu
ở vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ
276
41 Bảng 5.5 Định hướng quy hoạch PTBV
vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ
276
Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010



Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

xv
42 Bảng 5.6 Phân kỳ thực hiện quy hoạch PTBV
vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ
277
43 Bảng 5.7 Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên
khu vực trọng điểm ven bờ Hải Phòng
279
44 Bảng 5.8 Phân cấp xói lở bờ biển Hải Phòng 283
45 Bảng 5.9 Đánh giá tiềm năng bảo tồn tự nhiên các địa
hệ, hệ sinh thái của khu vực trọng điểm ven bờ
Hải Phòng
284
46 Bảng 5.10 Định hướng quy hoạch PTBV
khu vực trọng điểm ven bờ Hải Phòng
287
47 Bảng 5.11 Phân kỳ thực hiện quy hoạch PTBV
khu vực trọng điểm ven bờ Hải Phòng
288
48 Bảng 5.12 Đề xuất các dự án, chương trình QLTH hướng
tới PTBV vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc
Bộ qua các giai đoạn
290
49 Bảng 5.13 Phân vùng tổng thể QLTH vùng trọng điểm
DVB tây Vịnh Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới
Ninh Bình trong thời gian 2011-2025
293

50 Bảng 5.14 Lựa chọn các chỉ thị tài nguyên và môi trường
để khảo sát và tính chỉ số PTBV vùng trọng
điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ
296
51 Bảng 5.15 Đề xuất các dự án, chương trình QLTH
hướng tới PTBV khu vực trọng điểm
ven bờ Hải Phòng qua các giai đoạn
298



Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật
về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010

Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

1

MỞ ĐẦU

Dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ (DVB tây Vịnh Bắc Bộ) theo ranh giới pháp lý
từ mũi Sa Vĩ tới Mũi Lạy, dài hơn 700 km với sự đa dạng các kiểu địa hệ: bán đảo,
hải đảo, cửa sông, vũng vịnh, v.v. tạo nên các vùng bờ, cung bờ khác nhau. DVB
tây Vịnh Bắc Bộ về phía biển tới độ sâu 30m và về phía lục địa bao gồm các huyện
ven biể
n (hình 1). Trong không gian địa lý kinh tế, dải này thuộc hai vùng là Bắc
Bộ từ Quảng Ninh tới Ninh Bình và Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa tới Quảng Bình.
Tại đây, tài nguyên phong phú và đa dạng cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế
quan trọng như giao thông - cảng, nông - lâm - ngư nghiệp, diêm nghiệp, công
nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ. Đây là vùng đa dạng sinh học cao, có nhiều

khu bảo tồn thiên nhiên được thế giới vinh danh như khu di sản tự nhiên, khu d
ự trữ
sinh quyển (KDTSQ), khu bảo tồn đất ngập nước và các vườn quốc gia (VQG), khu
bảo tồn biển.
DVB tây Vịnh Bắc Bộ là nơi tập trung dân cư mật độ cao và cao nhất nước
với nhiều đô thị lớn đang phát triển kèm theo tăng dân số cơ học và phát triển nhanh
cơ sở hạ tầng. Ở đây đang nổi lên những vấn đề trọng yếu trong ph
ạm vi vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ như vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ và hai hành lang (Hải
Phòng - Hà Nội - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Nam Ninh), cửa ngõ hướng
ra biển với cảng nước sâu Lạch Huyện, khu đóng tàu - cảng nước sâu Hải Hà; các
khu kinh tế thương mại tự do ở Vân Đồn và Cát Hải, tuyến kinh tế Bắc Trung Bộ
gắn kết các cảng Nghi Sơn - Vũng Áng - Hòn La với hành lang kinh tế Đông - Tây,
v.v. Hoạt động nhân sinh gây phá hủy rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, xây đê, đập,
đào kênh, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, du lịch - dịch
vụ, sinh hoạt đã và đang gây tác động lớn đến tài nguyên và môi trường bờ VBB,
đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu và dâng cao mực biển. Hậu quả tác động là
ô nhiễm, biến dạng cảnh quan tự nhiên, mất n
ơi cư trú của sinh vật, tai biến tự nhiên
và các sự cố môi trường như ngập lụt, xói lở, sa bồi, xâm nhập mặn, thuỷ triều đỏ,
tràn dầu và hoá chất, v.v. dẫn đến suy giảm tài nguyên, suy thoái môi trường sống
và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Mâu thuẫn lợi ích sử dụng vùng bờ biển
(VBB) ngày càng tăng do những tranh chấp về tài nguyên, không gian phát triển và
những tác động môi trường qua lạ
i.


Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật
về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

2

Bảo vệ tài nguyên và môi trường DVB tây Vịnh Bắc Bộ theo định hướng
phát triển bền vững (PTBV) trở nên cấp bách và quản lý tổng hợp (QLTH) VBB là
cách tiếp cận tích cực nhất. Trong hoàn cảnh như vậy, đề tài KC.09.13/06-10-Lập
luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình quản lý tổng hợp và PTBV DVB tây
Vịnh Bắc Bộ được thực hiện với 3 mục tiêu:
(1). Có được luận chứng khoa học k
ỹ thuật (KHKT) cho việc định hướng
phát triển các khu công nghiệp, khai thác toàn diện tài nguyên (sinh vật, sinh thái,
du lịch, các vũng vịnh, cửa sông và hải đảo).
(2). Có được luận chứng KHKT đảm bảo cho việc định hướng quy hoạch
PTBV vùng kinh tế trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ phù hợp với điều kiện tự
nhiên, xã hội và bối cảnh chính trị của vùng biển này.
(3). Có được cơ sở KHKT dự báo biế
n động môi trường và các hệ sinh thái
đảm bảo PTBV cho vùng nghiên cứu
Vùng trọng điểm nghiên cứu được lựa chọn là VBB Bắc Bộ, từ Quảng Ninh
đến Ninh Bình và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày
10/7/2008 “Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc Bộ đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050“. Trong vùng này, Hải Phòng được lựa chọn
làm khu vực nghiên cứu trọng điểm.
Đề tài chú trọng xây dựng mô hình QLTH VBB cấp vùng cho vùng trọng
điểm Bắc Bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. QLTH VBB được đặt
ra như một tất yếu cho PTBV. Kể từ khi Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh quản lý VBB
vào năm 1972 cho đến đầu thế kỷ XXI, thế giới đã có khoảng 380 địa điểm thực
hiện QLTH VBB (Chua, 2001). Ở châu Á, quy mô hoạt động QLTH VBB lớn nhất
là Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm các vùng biển Đông Á (PEMSEA). Sau gần

bốn thập kỷ, QLTH VBB đã thu được những kết quả nhất định và một số kết quả tốt
ở quy mô quốc gia như ở Thụy Điển (Hans & Kjell 1995) và Singapor (Chia, 1992).
Ở Đông Á, QLTH VBB ở Philippines với mô hình Batangas được nhiều người biết
đến (Chua et al., 1996; Huming & Nancy, 2009) và mô hình Hạ Môn (Trung Quốc)
được coi là thành công nhất trong khu vực (Chua. 2001; Maren, 2005). Tuy nhiên,
nhiều nỗ lực QLTH VBB chưa thực s
ự bền vững (Huming & Nancy, 2009) và ở
nhiều nơi chưa được coi là cách quản lý chủ đạo, vì khó thành công, khó có khả
năng tồn tại “tự mình” do các nhược điểm phát sinh từ cách thức quản lý hành chính
tập trung (Hendra, 2006). Việt Nam tiếp cận QLTH VBB đã trên 10 năm, kể từ đề
tài cấp Nhà nước KHCN.06.07. Một số dự án điểm đã được thực hiện nhờ hỗ trợ

Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật
về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010

Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

3
quốc tế tại Đà Nẵng (PEMSEA); Nam Định, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu
(Hà Lan); Quảng Ninh (Hoa Kỳ), Thừa Thiên Huế (FAO). Dự án Quảng Nam (2005
- 2008) là mô hình QLTH VBB cấp tỉnh đầu tiên do chuyên gia trong nước thực
hiện. Dù còn hạn chế, các hoạt động này đã có những đóng góp nhất định về phổ
biến kiến thức, nâng cao nhận thức, tích luỹ tư liệu và kinh nghiệm QLTH VBB.
Được thực hiện trong thời gian 2007 - 2010, ngoài cơ quan ch
ủ trì là Viện tài
nguyên và Môi trường biển, còn có sự tham gia của các chuyên gia ở Viện Chiến
lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Viện Cơ học, Viện Địa lý (Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam), Trung tâm Khí tượng và Thuỷ văn biển (Tổng cục Biển
và hải đảo Việt Nam), Viện nghiên cứu PTBV vùng Bắc Bộ (Viện KHXH Việt
Nam), v.v và sự phối hợp của các địa phương ven biển.

Đề tài đã tiến hành thu
thập, phân tích, đánh giá một khối lượng lớn tư liệu hiện có về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, môi trường, kinh tế - xã hội và các quy hoạch
phát triển. Đề tài đã tổ chức hai đợt điều tra khảo sát tổng quan trên diện rộng phủ
kín DVB tây Vịnh Bắc Bộ để bổ sung, kiểm tra các tài liệu về hiện trạng tự nhiên,
môi trường, kinh tế - xã h
ội, tình hình thiên tai và các sự cố môi trường. Đồng thời,
đề tài đã thực hiện hai đợt khảo sát đồng bộ các yếu tố điều kiện tự nhiên, đa dạng
sinh học và môi trường vùng trọng điểm ven bờ Bắc Bộ với các trạm, tuyến đến độ
sâu 20m. Hai đợt khảo sát thuỷ thạch động lực vào mùa khô 2008 và mùa mưa 2009
đã thực hiện để làm sáng tỏ thêm thực trạng và nguyên nhân xói lở
bờ châu thổ
sông Hồng.
Đề tài đã kết hợp chặt chẽ các phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu
truyền thống, hiện đại và liên ngành. Một khối lượng rất lớn tài liệu, mẫu vật, bản
đồ, ảnh vệ tinh điều kiện VBB và hiện trạng quy hoạch, quản lý đã được phân tích
xử lý nhằm đưa ra được bức tranh tổng thể về hiện tr
ạng và dự báo xu thế diễn biến
điều kiện tài nguyên và môi trường bờ trong tương lai. Về hoạt động hợp tác quốc
tế, đề tài đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm với Trường Đại học Hạ Môn (Trung
Quốc) và kết hợp tham quan thực tế QLTH VBB tại đây; đồng tổ chức một hội thảo
khoa học quốc tế tại Hải Phòng về xói lở bờ châu thổ sông Hồng.
Báo cáo tổng hợp dài có 331 trang với 52 bảng, 17 hình vẽ, được cấu trúc
thành 6 chương, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường
DVB tây Vịnh Bắc Bộ

Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật
về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

4
Chương 3. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cho
PTBV vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ.
Chương 4. Mô hình quản lý tổng hợp cấp vùng nhằm PTBV vùng trọng điểm
DVB tây Vịnh Bắc Bộ (từ Quảng Ninh tới Ninh Bình)
Chương 5. Luận chứng khoa học kỹ thuật đảm bảo cho việc định hướng quy
hoạch PTBV vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ
và khu vực trọng điểm ven bờ
Hải Phòng.
Chương 6. Những kết quả đã đạt được
Kèm theo báo cáo tổng hợp của đề tài có báo cáo khoa học của 6 đề tài
nhánh, 38 báo cáo chuyên đề và cơ sở dữ liệu (các báo cáo chuyên đề, bản đồ, v.v.).
Toàn bộ tài liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài đã được tổ chức thành cơ sở dữ
lịệu GIS (Phụ lục 4) để giúp cho việc qu
ản lý và sử dụng rộng rãi.
Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bộ Khoa học và
Công Nghệ, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước và Chương
trình KC.09/06-10; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lãnh đạo Viện Tài
nguyên và Môi trường biển đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tập thể
tác giả đề tài hoàn thành nhiệm vụ. Mô hình QLTH VBB được xây d
ựng mong
muốn sẽ góp phần hướng tới PTBV DVB tây Vịnh Bắc Bộ trong điều kiện hội nhập
và mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên và môi
trường, bảo tồn tự nhiên và văn hoá, ngăn ngừa và phòng tránh thiên tai, dung hoà
các mâu thuẫn và đảm bảo lợi ích cộng đồng; góp phần điều chỉnh tổ chức lãnh thổ,
quy hoạch tổ
ng thể địa phương hay vùng và đảm bảo an ninh quốc phòng. Do tính

chất mới mẻ, phức tạp và do thời gian hạn chế, chắc chắn báo cáo này còn có những
thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và quản lý.






Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010

Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

5
Chương 1
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TÀI LIỆU
Tài liệu được sử dụng để thực hiện đề tài đã được thu thập và phân tích tổng
hợp từ nhiều nguồn khác nhau thuộc 3 nhóm chính: các tài liệu công bố trong nước
và quốc tế có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu, các tài liệu lưu trữ kết quả điều tra,
nghiên cứu có liên quan trong phạm vi DVB tây Vịnh Bắc Bộ và các tài liệu điều
tra khảo sát mới trong khuôn khổ nhiệm vụ của đề tài.
1.1.1. Tài liệu công bố
Các tài liệu công bố trong nước và quốc tế chủ yếu được sử dụng cho việc
xây dựng và hoàn thiện cơ sở phương pháp luận, tham khảo các bài học kinh
nghiệm về xây dựng và thực hiện mô hình QLTH VBB trên thế giới và trong khu
vực Đông Nam Á, đồng thời bổ sung hoàn thiện phương pháp phân tích và đánh giá
tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường vùng nghiên
cứu.

1.1.2. Tài liệ
u lưu trữ
Tài liệu lưu trữ là nguồn rất quan trọng, bao gồm các báo cáo của các đề tài,
dự án đã và đang thực hiện (chia sẻ dữ liệu, phối hợp cùng thực hiện, v.v.) trong
khu vực nghiên cứu, các cơ sở dữ liệu có liên quan, được sử dụng để đánh giá tình
hình nghiên cứu và xác định nhu cầu khảo sát bổ sung, phân tích tổng hợp với tài
liệu khảo sát mới. Các tài liệu này đã đượ
c ghi trong Tài liệu tham khảo, điển hình
trong đó là các báo cáo lưu trữ kết quả điều tra, nghiên cứu có liên quan trực tiếp
đến vấn đề QLTH VBB, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây, cụ thể:
(1). Nguyễn Hữu Cử và nnk., 2003. Khảo sát bổ sung tổng hợp điều kiện tự
nhiên, KT-XH, tài nguyên và môi trường vịnh Tiên Yên-Hà Cối nhằm đề
xuất
hướng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững. Đề tài cấp Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ quốc gia, 2002-2003.
(2). Dự án VNICZM Việt Nam - Hà Lan. Delft Hydraunics Vietnam -
Netherland integrated coastal zone management project. Project description.
wwwldelft.nl
(3). Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn và nnk., 2000. Nghiên
cứu xây dựng phương án QLTH VBB Việt Nam, góp phần đảm bảo an toàn môi

Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010

Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

6
trường và phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước KHCN.06-07
(1996 - 1999).

(4). Nguyễn Chu Hồi và nnk., 2005. Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng
hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ hợp tác quốc
tế Việt Nam - Hoa Kỳ theo Nghị định thư.
(5). Trần Đình Lân và nnk., 2006. Giải pháp quản lý môi trường ven biển
nhằm phát triển bền vững. Đề án VS/RDE/02, hợp tác Việt Nam - Thụy Điển.
(6). Trần Đình Lân, Chu Thế Cường, Đỗ Thị Thu Hươ
ng và nnk, 2010. Xây
dựng các chỉ số PTBV tài nguyên đất ngập nước VBB phía tây vịnh Bắc Bộ, Báo
cáo tổng kết đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(7). NOAA, IUCN, VASI, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hải
Phòng, 2009. Nâng cao năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Hải Phòng và
tỉnh Quảng Ninh - giai đoạn 2. Kỷ yếu Hội thảo Khuôn khổ quản lý tổng hợp vùng
bờ Quảng Ninh - Hải Phòng, Hà Nội, 4/2009.
(8). Trần Đứ
c Thạnh và nnk., 2000. Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ
biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Báo cáo Dự án độc lập cấp Nhà nước
KHCN - 5A.
(9). Trần Đức Thạnh, 2006. Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất
giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng, vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt
Nam. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KC.09-22.
(10). Trần Đức Thạ
nh và nnk, 2010. Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường
và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long - Bái Tử Long.
Báo cáo đề tài cấp tỉnh Quảng Ninh.
(11). Đỗ Công Thung, Massimo Sarti và nnk., 2005. Báo cáo hợp tác Việt
Nam - Italy theo Nghị định thư “Bảo tồn đa dạng sinh học DVB Việt Nam”.
(12). Lê Đức Tố và nnk., 2005: Luận chứng khoa học về mô hình phát triển
kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộ
c vùng biển ven bờ Việt
Nam. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KC.09. 12.

(13). Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 2009. Khuôn khổ quản lý tổng hợp
VBB Quảng Ninh - Hải Phòng.
1.1.3. Tài liệu điều tra, khảo sát của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, các chuyến khảo sát tổng quan và trọng
điểm đã được thực hiện để cập nhật, bổ sung tài liệu hiện trạng tự nhiên, KT-XH,
tài nguyên và môi trường vùng nghiên cứu.
Đây là tài liệu quan trọng cùng với tài
liệu thu thập được dùng để phân tích tổng hợp và đánh giá hiện trạng, diễn biến và

Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010

Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

7
dự báo biến đổi điều kiện tự nhiên, KT-XH, tài nguyên và môi trường khu vực,
đồng thời làm cơ sở xác định các vấn đề quản lý và xây dựng khuôn khổ hành động
QLTH vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ và khu vực trọng điểm ven bờ Hải
Phòng.
Khảo sát tổng quan DVB tây Vịnh Bắc Bộ từ Móng Cái tới Vĩnh Linh (Mũi
Lạy, ranh giới lịch sử có tính pháp lý) được tiến hành trong thời gian tháng 4 nă
m
2008 và tháng 7 năm 2009 nhằm thu thập bổ sung các tài liệu kinh tế - xã hội, tình
trạng sử dụng đất ngập nước VBB, các hoạt động du lịch, thủy sản, cảng và các khu
công nghiệp (KCN), đặc biệt là đánh giá tình trạng xói lở bờ biển và nỗ lực bảo vệ
bờ biển của Nhà nước và địa phương.
Khảo sát đồng bộ vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ và khu vực ven bờ

Hải Phòng được tiến hành trong thời gian tháng 7 năm 2008 (đại diện mùa mưa) và
tháng 1 năm 2009 (đại diện mùa khô) từ Cát Bà tới cửa Lạch Trường. Trong các đợt

khảo sát theo mùa, Viện Cơ học thực hiện đo địa hình đáy biển và động lực biển
nhằm làm rõ hơn nguyên nhân, dự báo xói lở bờ biển và đề xuất giải pháp ổn định
bờ biển châu thổ sông Hồng; Viện Tài nguyên và Môi trường biể
n thực hiện thu
mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nước và trầm tích, tài nguyên
sinh vật qua 81 trạm khảo sát vùng triều và biển ven bờ tới độ sâu 20m; khảo sát và
đánh giá tình trạng xói lở bờ biển và nỗ lực bảo vệ bờ biển hiện nay qua việc trồng
và phục hồi rừng ngập mặn, xây dựng công trình bảo vệ bờ biển.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phương pháp luận
1.2.1.1. Tiếp cận tổng hợp
Tiếp cận tổng hợp là nền tảng để quản lý thống nhất các hợp phần tự nhiên
và các hoạt động khai thác, sử dụng của con người hướng tới PTBV VBB trên cả
ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Tiếp cận tổng hợp tạo sự quản lý
thống nhất về không gian giữa phần lục địa ven biể
n và biển ven bờ, thống nhất
giữa các cấp quản lý trung ương, vùng và địa phương, giữa quy hoạch phát triển
KT-XH và quy hoạch bảo vệ môi trường VBB, trong đó có bảo tồn tự nhiên, giữa
kế hoạch hành động triển khai và khuôn khổ hành động chiến lược trong khoảng
thời gian xác định, thống nhất về quản lý Nhà nước có sự tham gia của cộng đồng,
đảm bảo lợi ích Nhà nước gắn liền v
ới lợi ích cộng đồng, xoá đói, giảm nghèo và
ổn định xã hội; tạo sự nhất thể hoá vận dụng chính sách hiện hành và xác định nhu
cầu chính sách bổ sung cho QLTH VBB.
1.2.1.2. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống đã được sử dụng từ lâu trong các hoạt động kinh tế và

Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010


Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

8
ngày nay được sử dụng trong cả các lĩnh vực khoa học và quản lý. Sự thống nhất
và hoàn chỉnh của một hệ thống biểu hiện ở sự tồn tại nhiều hợp phần cấu trúc có
thứ bậc khác nhau nhưng giữa chúng và giữa các hệ thống có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Như vậy hệ thống tồn tại liên kết không gian theo thứ bậc giữa các cấp củ
a
hệ thống và theo chiều ngang giữa các hợp phần cùng bậc của hệ thống. Tương tự,
tính bền vững của hệ thống chỉ đạt được khi tác động qua lại cân bằng giữa các
cấp và giữa các hợp phần cùng cấp. Tiếp cận hệ thống là cơ sở phương pháp luận
một mặt để hình thành và phát triển một hệ thống tổ chức và quản lý sử d
ụng tài
nguyên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội VBB, nhưng mặt khác để nhìn
nhận VBB là một trong ba đại hệ cấp hành tinh cùng với lục địa và biển, một tổ
hợp không gian phát triển nhiều hợp phần, một hệ tài nguyên nhiều phân hệ, một
hệ môi trường tự nhiên nhiều phụ hệ, v.v. Từ lâu, con người đã chiếm cứ không
gian VBB làm nơi sinh cư và tìm kiếm các điều kiện sinh c
ư, khai thác tài nguyên
thiên nhiên phục vụ phát triển KT-XH và tạo nên một thể thống nhất tương đối
các điều liện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tồn tại và chịu tác động của tất cả các quá
trình tự nhiên cũng như tác động của con người. Theo cách tiếp cận này, DVB tây
Vịnh Bắc Bộ là một hệ thống tồn tại tương tác giữa môi trường biển, môi trường
lục địa và môi trường xã h
ội. Muốn giải quyết các vấn đề phát sinh từ một hệ
thống, cần giải quyết thoả đáng các vấn đề của các hệ thống liên quan. Kỳ vọng
PTBV VBB trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường cũng chính là
hướng tới cân bằng các hệ thống cấu thành VBB thông qua hoạch định chính sách,
chiến lược phát triển, quản lý VBB.
1.2.1.3. Tiếp cận lịch sử

Tiếp cận lị
ch sử là phương pháp luận được sử dụng để đánh giá diển biến
hiện tượng, quá trình tự nhiên nói chung hay tài nguyên và môi trường nói riêng.
cùng với đánh giá hiện trạng để dự báo xu thế biến đổi trước sức ép của các quá
trình tự nhiên cũng như của con người thông qua hành động phát triển KT-XH
theo quy hoạch.
Nghiên cứu và phân tích tổng hợp các chuỗi sự kiện và dữ liệu lịch sử cho
phép đánh giá quy luật phát triể
n của hệ thống, ví như diễn thế của các hệ sinh
thái, sự biến động các hệ tài nguyên, sự phát triển và tiến hoá bờ biển, các thủy
vực ven bờ, v.v. Đồng thời, đánh giá được hệ thống chiến lược, chính sách và qui
hoạch phát triển trong lịch sử, phát hiện các điểm mạnh, yếu để có thể điều chỉnh
và xây dựng các chiến lược, chính sách mới phù hợp với b
ản chất tự nhiên và tính
hệ thống của DVB tây Vịnh Bắc Bộ hướng tới PTBV. Tiếp cận lịch sử cũng đảm

Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010

Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

9
bảo cho việc xây dựng hệ thống thông tin tư liệu với chuỗi số liệu tin cậy đủ dài
và toàn diện làm cơ sở khoa học cho việc định hướng khai thác toàn diện, hiệu quả
và hợp lý tài nguyên trong vùng nghiên cứu.
1.2.1.4. Tiếp cận liên ngành
Sự độc lập của các ngành, lĩnh vực trong hoạt động kinh tế, khoa học hay
quản lý chỉ mang tính chất tương đối. QLTH không thay thế quản lý ngành mà là
quản lý liên ngành, đa mụ
c tiêu. Một trong những đặc trưng cơ bản của VBB là

chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và đa dụng, cho phép phát triển
đa ngành. Nhờ tiếp cận liên ngành, sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng và đa dụng
chính là phát triển đa ngành có lựa chọn ưu tiên để phát huy tiềm năng toàn diện
và lợi thế, sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao nhưng không phát sinh mâu thuẫn
lợi ích, tôn trọng các yếu tố cấu trúc c
ộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và
phát huy được các giá trị tự nhiên và nhân văn. Hướng tới sử dụng lâu bền tài
nguyên VBB, đáp ứng nhu cầu hiện tại và các thế hệ mai sau, các lĩnh vực khoa
học tự nhiên và KT-XH được kết hợp chặt chẽ để xây dựng mô hình QLTH VBB,
luận chứng khoa học kỹ thuật đảm bảo định hướng quy hoạch phá triển bền vững
VBB trong khuôn kh
ổ nhiệm vụ của đề tài. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ
của các cơ quan nghiên cứu với các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành và địa phương,
các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia trong và ngoài nước trong công tác
nghiên cứu, tư vấn, khảo sát, đánh giá và xây dựng cơ sở khoa học đảm bảo cho
việc định hướng qui hoạch PTBV DVB tây Vịnh Bắc Bộ.
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp phân tích hệ
thống
Trên cơ sở cách tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích hệ thống được sử
dụng để đánh giá các đặc trưng cơ bản điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài
nguyên và môi trường VBB. Đặc biệt trong đó là phân tích, vận dụng hệ thống thể
chế và chính sách hiện hành và xác định nhu cầu bổ sung chính sách và thể chế
cho xây dựng các chương trình, phương án và thực hành QLTH VBB. Phân tích
hệ thống c
ũng cho phép xác định các vấn đề quản lý nảy sinh do tác động của các
quá trình tự nhiên (thiên tai) cũng như do tác động của con người (mâu thuẫn lợi
ích sử dụng, ô nhiễm môi trường, suy giảm tiềm năng tài nguyên, v.v.), đánh giá
tiềm năng bảo tồn và xác định nhu cầu bảo tồn tự nhiên (bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo tồn đa dạng địa chất), bảo tồn văn hoá.

1.2.2.2. Phương pháp phân tích d
ẫn xuất
Phân tích dẫn xuất được thực hiện dưới hai dạng:

Báo cáo tổng kết Đề tài KC.09-13/06-10 (2007 - 2010) - Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình
quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ 2010

Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

10
- Phân tích Nguồn – sức ép - hiện trạng – tác động - ứng xử (DPSIR) được sử
dụng để xác định các vấn đề quản lý (issue) căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, xác
định giải pháp ứng xử để giảm sức ép và hậu quả tác động. Đứng trước thực trạng
ô nhiễm môi trường, hay mâu thuẫn lợi ích, ngược lại, căn cứ vào hậu quả và quá
trình để xác định nguồn tác động và đề xuấ
t giải pháp ứng xử hợp lý.
- Phân tích dẫn xuất hành động (log - frame) được sử dụng để xác định
khuôn khổ hành động Cần làm gì (what to do) - bằng cách nào (how to do) - để
đạt cái gì (what to get), tạo ra những kết quả cụ thể của từng hành động, từng giai
đoạn và cuối cùng là mục tiêu của đề tài.
Cả hai thuật phân tích dẫn xuất trên được sử dụng kết hợp với nhau trở
thành phương pháp chủ đạo trong su
ốt quá trình xây dựng và thực hiện nhiệm vụ
QLTH VBB.
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược
Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược được sử dụng để dự báo
những biến đổi tài nguyên và môi trường trước sức ép của các quá trình tự nhiên
và tác động của con người thông qua hành động phát triển kinh tế - xã hội theo
quy hoạch tới năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 và 2050, làm căn cứ xây dựng
chiến lược QLTH VBB v

ới khuôn khổ hành động thích ứng để phòng tránh và
giảm nhẹ hậu quả thiên tai, ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, suy kiệt
tài nguyên. Trong khuôn khổ nhiệm vụ của đề tài, vùng trọng điểm DVB tây Vịnh
Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Ninh Bình, đặc biệt trong đó có tiểu vùng Quảng Ninh
- Hải Phòng và khu vực trọng điểm ven bờ Hải Phòng, nơi hiện có các quy hoạch
phát triển các cấp khác nhau chồng lấn và giao thoa, phương pháp
đánh giá môi
trường chiến lược càng trở nên quan trọng.
1.2.2.4. Các phương pháp phân tích và đánh giá tài nguyên và môi trường
Để phân tích và đánh giá tài nguyên và môi trường phục vụ xây dựng mô
hình QLTH vùng trọng điểm DVB tây Vịnh Bắc Bộ và khu vực trọng điểm ven bờ
Hải Phòng, đề tài đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm kiểm kê
tài nguyên, đánh giá giá trị sử dụng tài nguyên trên cơ sở nhận thức mới, đánh giá
hi
ện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên, dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên theo
quy hoạch, dự báo biến động tài nguyên, đánh giá hiện trạng và diễn biến chất
lượng môi trường, xác định điểm nóng môi trường và các vấn đề môi trường, dự
báo biến đổi môi trường trước sức ép của hành động phát triển kinh tế - xã hội
theo quy hoạch cũng như các quá trình tự nhiên. Ngoài các phương pháp đánh giá
và dự báo truyền thống, ph
ương pháp mô hình toán cũng được sử dụng để đánh

×