LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực. Những
luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng. Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Trung
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong dòng họ chủ đất, các già
làng, trưởng bản trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình đi khảo sát, điền dã
phục vụ cho luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Cồn
Roòng; UBND xã Thượng Trạch, UBND xã Tân Trạch, Phòng văn hoá,
UBND huyện Bố Trạch đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, tư liệu liên quan đến
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo ở Học Viện khoa học xã
hội, Viện Dân tộc học và đặc biệt với sự hướng dẫn của Cô giáo - TS. Trần
Hồng Hạnh và Thầy giáo - TS. Lý Hành Sơn đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, ngày… tháng 3 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Trung
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục sơ đồ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả phát triển kinh tế năm 2009 và 2011
ở xã Thượng Trạch 77
Bảng 3.2: Tình hình phát triển lớp và số lượng học sinh (2007 - 2012)
trường Dân tộc nội trú xã Thượng Trạch 98
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ gia phả dòng họ chủ đất 56
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức trong thiết chế xã hội truyền thống ở cộng
đồng người Ma Coong 84
PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS : Giáo sư
PGS : Phó giáo sư
TS : Tiến sĩ
TSKH : Tiến sĩ khoa học
NSDN : Nghệ sĩ nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
Nxb : Nhà xuất bản
Tr. (tr.) : Trang
KHXH : Khoa học xã hội
TNXP : Thanh niên xung phong
VHTT : Văn hoá thông tin
VHDT : Văn hóa dân tộc
GDP : Tốc độ tăng trưởng kinh tế
BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, người Ma Coong là một nhóm địa phương của dân tộc
Bru-Vân Kiều, cư trú chủ yếu tại 19 bản làng nằm rải rác dọc biên giới Việt -
Lào, thuộc hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cộng đồng Ma
Coong nơi đây có 400 hộ với 1.950 người [19, tr.4]. Địa bàn cư trú của người
Ma Coong bị chia cắt, heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn. Đời sống của đồng
bào cho đến nay còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu dựa vào nương rẫy,
săn bắt, hái lượm; kinh tế tự cung tự cấp vẫn là cơ bản.
Có thể nói, đã có nhiều bài viết, ấn phẩm của nhiều tác giả nước ngoài
cũng như trong nước đề cập đến dân tộc Bru-Vân Kiều dưới nhiều khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về người Ma Coong - một trong
những nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều - lại rất hiếm thấy. Rõ
ràng, đây vẫn là một khoảng trống nghiên cứu về người Ma Coong nói chung.
Cũng như nhiều dân tộc thiểu số, cộng đồng khác ở Việt Nam, trước
đây khi chưa có sự vận hành bằng cơ chế nhà nước, để thiết lập trật tự xã hội
của người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được xem là “tự
quản” này và duy trì nó, rõ ràng phải có vai trò của cá nhân “thủ lĩnh”. Ở cộng
đồng người Ma Coong, những “thủ lĩnh” này chính là chủ đất/chủ xứ… (a
châu cu téc/a châu k ruông…).
Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vốn là quê hương của tôi. Tôi đã có
sự đồng cảm và hiểu biết nhất định về làng quê của mình, trong đó có cộng
đồng người Ma Coong. Cho đến nay, trong khi ở nhiều cộng đồng lân cận
khác như người Vân Kiều, Khùa, Trì, A Rem…, hình ảnh chủ đất/chủ xứ của
họ rất mờ nhạt, thậm chí không tồn tại mà chỉ còn là các câu chuyện kể, thì ở
cộng đồng người Ma Coong nơi đây, đang tồn tại ngôi vị “chủ đất/chủ xứ” và
2
đi kèm với nó những ảnh hưởng lớn của người này tới cộng đồng. Điều này
được thể hiện ở chỗ, cho đến nay, mặc dù chính quyền nơi đây từ lâu đã được
vận hành và hoạt động, nhưng nhiều cuộc họp bàn về việc triển khai một số
chủ trương, chính sách của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến an ninh,
trật tự trong cộng đồng, triển khai xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng,
những sự việc liên quan đến mối quan hệ đồng tộc ở hai bên biên giới… của
chính quyền nơi đây vẫn đang cần đến sự hỗ trợ, tham vấn của ông chủ đất.
Bên cạnh đó, người Ma Coong cũng tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt nhiều
luật tục của cộng đồng, trong đó có những điều cấm kỵ linh thiêng, quy ước
bất thành văn của dòng họ ông chủ đất… Thực tế cho thấy, hiện nay chủ đất
cùng với dòng họ của mình đang chủ động tổ chức, điều hành, duy trì các sinh
hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng như lễ hội, lễ tế trâu, cúng tế làng bản…
Từ đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Chủ đất của người Ma Coong là ai?
Họ được hình thành và nối truyền như thế nào? Chủ đất có vị trí, vai trò gì
trong đời sống và thiết chế xã hội truyền thống cũng như hiện tại? Trong bối
cạnh hiện nay, sự tương tác trong các mối quan hệ ấy bởi các chủ trương,
chính sách của Nhà nước cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ
chức xã hội? Niềm tin và sự nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng đối với ông
chủ đất…?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta nhận diện được bản
chất, vị trí, vai trò và giá trị của người chủ đất trong cộng đồng. Từ đó, có
những chính sách, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của người chủ đất,
người có uy tín trong cộng đồng… trong việc góp phần duy trì ổn định và
phát triển xã hội cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở cộng
đồng người Ma Coong ở khu vực biên giới Việt - Lào. Đây là lý do để tôi
chọn đề tài: “Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hóa của mình.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận án này nhằm những mục đích sau:
- Tìm hiểu về sự hình thành và đặc điểm người chủ đất cũng như cơ sở
duy trì, trao truyền chức chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;
- Làm rõ vị trí, vai trò và sự đóng góp của người chủ đất trong việc ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở cộng đồng người Ma Coong
trước đây cũng như hiện nay;
- Đề xuất kiến nghị nhằm phát huy vai trò của người chủ đất để ổn định
và phát triển cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là người chủ đất trong cộng đồng
của người Ma Coong - một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều.
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là người chủ
đất và vai trò của ông trong cộng đồng người Ma Coong. Người chủ đất ở đây
được nhìn nhận tương đối toàn diện về nhiều mặt như: nhân thân, quá trình
hình thành, hình thức nối truyền, thế giới quan Bên cạnh đó, luận án đặc
biệt quan tâm đến vai trò người chủ đất trong phát triển kinh tế - xã hội và
duy trì văn hóa truyền thống của người Ma Coong.
Phạm vi thời gian để nghiên cứu biến đổi làng bản và vai trò chủ đất
của người Ma Coong được xác định là trước và sau Đổi mới đất nước (1986).
Sở dĩ có sự lựa chọn phạm vi thời gian như vậy là do sau năm 1986, nhất là
gần đây khi cơ chế thị trường ngày càng thâm nhập và phát triển ở nhiều vùng
miền cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vùng người Ma Coong có
những biến đổi khá rõ rệt.
4
3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Phạm vi địa bàn nghiên cứu được chọn chủ yếu là hai xã Thượng Trạch
và Tân Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, địa bàn
nghiên cứu còn được mở rộng tới một số bản người Ma Coong ở huyện Bua
La Pha, tỉnh Khăm Muộn - Lào để so sánh hình ảnh người chủ đất của người
Ma Coong ở hai quốc gia khác nhau nhằm tìm ra những tương đồng và khác
biệt do ảnh hưởng của các yếu tố chính sách của mỗi quốc gia, môi trường xã
hội, địa lý tự nhiên Ngoài ra, các cộng đồng khác cận cư với người Ma
Coong như người Vân Kiều, Trì, Khùa và một số tộc người cùng chung sống
trên dãy Trường Sơn cũng ít nhiều được quan tâm.
4. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu chính của luận án được dựa trên các tài liệu, tư liệu
điền dã dân tộc học mà tác giả đã trực tiếp thu thập trong nhiều năm, qua
nhiều đợt đi thực địa tại các địa bàn sinh sống của người Ma Coong ở hai xã
Thượng Trạch và Tân Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, và ở
một số địa bàn khác như bản Nòong Ma, bản Pà Ác thuộc xã Nòong Ma,
huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn - Lào để nghiên cứu so sánh.
Bên cạnh nguồn tài liệu và tư liệu thu thập được tại thực địa, tác giả
luận án còn sử dụng các tài liệu thứ cấp sẵn có ở địa phương như các số liệu
thống kê, các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm của Phòng Dân tộc huyện Bố Trạch, các xã Thượng Trạch và Tân
Trạch thuộc huyện Bố Trạch
Ngoài ra, tác giả luận án cũng kế thừa những nghiên cứu, ấn phẩm đã
công bố của các nhà khoa học trong lĩnh vực Dân tộc học, Văn hóa học trong
và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Đồng thời, kết quả nghiên cứu từ
luận văn thạc sĩ của tác giả luận án về “Lễ hội đập trống của người Ma
Coong (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)”, các luận văn,
5
luận án khác đã được bảo vệ hoặc công bố có liên quan đến đề tài luận án này
cũng được quan tâm.
5. Đóng góp của đề tài
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống và chuyên sâu
về chủ đất của cộng đồng người Ma Coong. Thông qua nghiên cứu này, luận
án muốn làm rõ diện mạo văn hóa - lịch sử, thiết chế xã hội (cả truyền thống
và hiện tại) của người Ma Coong, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
người chủ đất trong đời sống cộng đồng người Ma Coong.
- Luận án góp phần chỉ ra và làm rõ những nét tương đồng và khác biệt
về vị trí, vai trò của chủ đất người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình so với chủ đất của một số dân tộc khác.
- Luận án không chỉ là bức tranh phong phú về cộng đồng người Ma
Coong và giúp ích cho việc hiểu biết thêm về dân tộc Bru-Vân Kiều ở nước
ta, mà còn đóng góp thêm nhiều tư liệu mới cho nhiều ngành khoa học, nhất
là Dân tộc học/Nhân học, Văn hóa học
- Nghiên cứu này còn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, làm
cơ sở cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách để tìm ra những
giải pháp quản lý xã hội sao cho hợp lý và hiệu quả hơn đối với cộng đồng
người Ma Coong ở vùng biên giới Việt - Lào cũng như các dân tộc thiểu số
khác. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến việc quản lý xã hội dựa vào cộng đồng
và những đóng góp của những người có uy tín với tầm ảnh hưởng lớn trong
cộng đồng các dân tộc.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu
Chương 2: Sự hình thành chủ đất và hình thức trao truyền
6
Chương 3: Vai trò của chủ đất trong phát triển kinh tế - xã hội ở cộng
đồng người Ma Coong
Chương 4: Chủ đất với việc duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của
người Ma Coong
Chương 5: Kết quả và bàn luận
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Người Ma Coong cùng người Trì, Khùa là những nhóm địa phương của
dân tộc Bru-Vân Kiều [114, tr.61]. Do đó, giữa họ có những nét tương đồng
về phong tục tập quán, ngôn ngữ, đặc điểm cư trú Trong các nhóm người
này đều có những mối quan hệ văn hóa - lịch sử rất gần gũi với nhau. Vì vậy,
khi đề cập tới lịch sử nghiên cứu về người Ma Coong, không thể không đề
cập đến những nghiên cứu về dân tộc Bru-Vân Kiều.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Ma Coong nói riêng, dân tộc
Bru-Vân Kiều nói chung
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về người
Ma Coong và dân tộc Bru-Vân Kiều
Có thể nói, trước thời kỳ thuộc Pháp (1858), chưa thấy một tư liệu, bài
viết thành văn nào của tác giả nước ngoài đề cập đến dân tộc Bru-Vân Kiều,
trong đó có người Ma Coong ở nước ta. Tuy nhiên, trong và sau thời kỳ thuộc
Pháp, đã xuất hiện khá nhiều tài liệu, ấn phẩm của các tác giả nước ngoài nói
đến các nhóm của dân tộc Bru-Vân Kiều. Có thể kể đến một số ví dụ điển
hình như: Những con đường sang Lào: Từ Savanakhet đến Lao Bảo của
Anonyme (1906) [5]; Dân tộc học Đông Dương của Anonnyme (1921) [4];
Các đồn bốt quân sự ở Quảng Bình và Quảng Trị của Cadière, L. và H.
Cosserat (1929) [14]; Nước Lào và các cư dân dã man ở Đông Dương của
Harmand, J. F. (1879) [37] Tuy nhiên, do xuất phát từ nhiều mục đích, lĩnh
vực khác nhau như quân sự, địa lý, thám hiểm, du lịch nên các tài liệu này
chỉ nhắc đến hoặc đề cập rất sơ lược về dân tộc Bru-Vân Kiều, chưa có những
8
nghiên cứu cụ thể, nhất là đôi khi còn nhầm lẫn tên gọi giữa tộc người này với
tộc người khác.
Trong các tài liệu của các tác giả nước ngoài, đáng chú ý, có một số bài
viết, ấn phẩm đã ít nhiều đề cập khá cụ thể về dân tộc Bru-Vân Kiều, trong đó
có một số phong tục tập quán, thiết chế xã hội của dân tộc này. Đặc biệt,
một số công trình cũng đã nhắc đến những cái tên như người đầu làng, người
chủ làng, già làng Cụ thể như sau:
Cuốn sách Người Bru của tác giả Joaan L. Bchroch và cộng sự, do Bộ
Quân lực Mỹ xuất bản năm 1966 (bản dịch của Phạm Khắc Hồng), đã nhắc
đến tên gọi “người Bru”, nhưng tôi cho rằng tác giả đang nói về dân tộc Bru-
Vân Kiều. Trong phạm vi địa lý cùng với nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ-me mà
tác giả Joaan L. Bchroch và cộng sự đề cập đến, chưa thấy tài liệu nào nói về
người “Hương Kong” như tác giả đề cập đến trong cuốn sách này. So với các
nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều, người Ma Coong lại có nhiều
nét tương đồng với người Vân Kiều như ngôn ngữ, tập quán, kể cả các mối
quan hệ thân thuộc. Hơn nữa, ngay từ phần nhập đề, tác giả cũng cho rằng
người Bru còn có tên gọi khác là Vân Kiều và Hương Kong với dân số
khoảng 40.000 - 50.000 người, sống ở từng làng biệt lập; họ không có tổ chức
chính trị trọng tâm của các bộ lạc, tự trị trong các tỉnh Quảng Trị và Thừa
Thiên, ở Lào và Bắc Việt Nam, ngôn ngữ thuộc hệ Môn – Khơ-me [10, tr.2].
Như vậy, có thể thấy rằng, người Bru và Hương Kong được đề cập trong cuốn
sách của Joaan L. Bchroch và cộng sự chính là dân tộc Bru-Vân Kiều, bao
gồm cả người Ma Coong mà luận án đang quan tâm.
Ngoài ra, trong cuốn sách vừa đề cập ở trên, các tác giả đã bàn đến một
số vấn đề như cảnh quan, hình thức cư trú, tổ chức kinh tế và một số phong
tục tập quán, nghi lễ tín ngưỡng. Trong đó, có lễ hiến tế súc vật (phổ biến là
hiến tế con trâu) để tạ lỗi với các thần linh, tránh dịch bệnh và các tai nạn
9
khác cho làng bản. Trong các lễ hiến tế này, người già làng đứng ra điều
khiển lễ hiến sinh của toàn làng [10, tr.15]. Qua cách miêu tả nghi thức của
các tác giả về lễ hiến sinh ấy, có rất nhiều nét tương đồng với nghi lễ tế trâu
của người Ma Coong, mà tiếng Ma Coong gọi là toong la pe chi riếc.
Năm 1972, John D. Miller có bài viết với tiêu đề “Quan hệ thân thuộc
của người Bru” đăng trên Tạp chí Quốc tế “Đông Nam Á”. Bài viết dài 15
trang, mở đầu tác giả khái quát các hoạt động kinh tế để duy trì cuộc sống của
cộng đồng và tập tục thừa kế tài sản. Tác giả nhấn mạnh đến một vấn đề mà
bản thân tác giả đã có thời gian nghiên cứu nghiêm túc tại thực địa
1
, và đây
được xem là nội dung cơ bản của tài liệu này. Cụ thể là tác giả đã đề cập đến
một người có vai trò quan trọng trong xã hội Bru, tức “người đầu làng”. Theo
tác giả, người đầu làng trong xã hội Bru là người có kiến thức uyên thâm về
các luật tục của bộ lạc, tinh thông trong các nghi lễ sinh hoạt tín ngưỡng
Người đó có quyền đặt ra một số luật tục, đồng thời có quyền hành hợp pháp
trong việc xử lý các công việc của cộng đồng, mọi quyền sở hữu đất đai trong
một làng đều nằm dưới sự kiểm soát của người đầu làng [66, tr.5]. Các thông
tin về người đầu làng của người Bru như vừa đề cập ở trên có rất nhiều nét
tương đồng với người “chủ đất” trong cộng đồng người Ma Coong. Đây là
những thông tin, tư liệu rất quan trọng và đáng quan tâm cho luận án này.
Ngoài Joaan L. Bchroch và cộng sự, Gabor Vargyas cũng nghiên cứu
về người Bru và xuất bản ấn phẩm Người Bru qua một thế kỷ văn học (bản
dịch của Nguyễn Bích Lợi) dài 95 trang. Đây là một trong những cuốn sách
được đầu tư nghiêm túc, có chú thích và tài liệu tham khảo phong phú, rõ
ràng. Theo Gabor Vargyas, người Bru ở Việt Nam và trong nền văn học Việt
Nam được gọi là người Vân Kiều; bên cạnh đó, còn có tên gọi khác là
1
John D. Miller, Giáo sư về ngôn ngữ học, đã làm việc tại Cộng Hòa Việt Nam từ năm 1959 đến năm 1971,
theo lời tựa của cuốn sách.
10
Makong (hay Mang Kong) [118, tr.1]. Như vậy, tác giả cho rằng tuy có nhiều
cách gọi, nhưng người Bru, người Vân Kiều và người Ma Coong chỉ là một.
Trong nửa phần đầu của cuốn sách, Gabor Vargyas đề cập đến những
cuộc thám hiểm để chinh phục lưu vực sông Mê Kông và Đông Dương của
các nhà thám hiểm; vào thời gian đầu, phải kể đến Harmand, Malglaive,
Lemire Đa số các nhà thám hiểm là lính đánh thuê trong quân đội hoặc dân
sự với mục đích trước tiên là phục vụ quân sự. Chính họ đã có nhiều cuốn
sách và tài liệu có giá trị (viết về địa lý, cảnh quan, một số phong tục tập
quán ) đáp ứng một số yêu cầu về thông tin cho quân sự.
Nhà thám hiểm Châu Âu mô tả vùng lãnh thổ của người Bru đầu tiên là
Francois Jules Harmand, diễn ra khoảng năm 1880. Tuy nhiên, theo Gabor
Vargyas, đến năm 1905, bản tóm tắt dân tộc học trước tiên về người Bru mới
được xuất bản. Đó là bản tóm tắt về người Bru ở Lào - công trình của Macey
(1905), vốn là Ủy viên của Tổng trấn Cammon (nay là tỉnh Khăm Muộn -
Lào, giáp với tỉnh Quảng Bình - Việt Nam). Cuốn sách ấy có giá trị lớn vì
nhờ đó, tộc danh Bru lần đầu tiên xuất hiện trong văn học [118, tr.33].
Trong nửa cuối của cuốn sách nói trên, tác giả Gabor Vargyas đã lần
lượt liệt kê các tác giả khác có những bài viết, ấn phẩm đề cập đến sự xuất
hiện và cách sử dụng tộc danh Bru (có tính văn học trong các ấn phẩm). Tuy
nhiên, nội dung của những bài viết và ấn phẩm đó chủ yếu giới thiệu những
câu chuyện, giai thoại, truyền thuyết có liên quan đến người Bru.
Có thể nói, dù chưa phải là phổ biến, với số lượng còn ít ỏi và khá sơ
lược, những bài viết, công trình nghiên cứu về dân tộc Bru-Vân Kiều, trong
đó có người Ma Coong của các tác giả nước ngoài chủ yếu đề cập đến một số
phong tục, tập quán, vị trí địa lý, một số nghi lễ của dân tộc này. Bên cạnh
đó, có tác giả cũng đã nhắc đến “người đầu làng”, tức người “chủ làng” - vấn
đề mà luận án này đang quan tâm. Mặc dù vậy, những nghiên cứu vừa kể trên
11
cũng cung cấp một bức tranh sơ lược và những thông tin cơ bản về dân tộc
mà luận án muốn nhắm đến; chúng có thể là những tư liệu tham khảo hữu ích
cho luận án này.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về dân tộc Bru-Vân Kiều,
trong đó có người Ma Coong
Nghiên cứu tư liệu cho thấy, trước năm 1975, tình hình nghiên cứu về
dân tộc Bru-Vân Kiều ở trong nước ít được chú ý. Có lẽ nguyên nhân là do
vào thời kỳ ấy tình hình chiến tranh ác liệt kéo dài và dân tộc Bru-Vân Kiều
cư trú ở những nơi tương đối hẻo lánh, biệt lập, đường sá đi lại quá khó khăn
và khó tiếp cận. Tuy nhiên, vẫn có một vài công trình nổi bật trong thời kỳ ấy
liên quan, dù ít hay nhiều, đến dân tộc Bru-Vân Kiều. Có thể kể một số cuốn
sách như: Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương
Hoàng Tuyên (1963) [112]; Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ của Mạc
Đường (1963) [32]; Các dân tộc Môn-Khơme ở miền Bắc Việt Nam của Phan
Hữu Dật (1964) [25]. Trong các tài liệu này, các tác giả đã đề cập đến nguồn
gốc, di cư và sự hình thành của một số dân tộc, trong đó có các nhóm địa
phương của dân tộc Bru - Vân Kiều; tuy nhiên, mới chỉ có các giả thuyết, mà
chưa có những khẳng định chắc chắn về các vấn đề được nêu.
Năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có dân
tộc Bru-Vân Kiều. Chính vì vậy, sau mốc thời gian này, tình hình nghiên cứu
về người Bru-Vân Kiều đã có những bước tiến đáng ghi nhận cả về số lượng
và chất lượng. Có thể kể đến Ngô Đức Thịnh với nghiên cứu Mối quan hệ tộc
người của các nhóm Bru ở Bình Trị Thiên (1975) [90]. Như tiêu đề của bài
viết, qua các tài liệu thu thập được kết hợp với nghiên cứu thực địa, tác giả đã
đi sâu nghiên cứu những mối quan hệ của tộc người này và đã chỉ ra các cách
gọi “Bru”. Theo tác giả, người Bru bao gồm nhiều nhóm khác nhau, được
12
phân biệt trước tiên ở tên gọi như Bru Ma Coong, Bru Trì, Bru Khùa [90,
tr.53]. Bên cạnh đó, cách gọi khác của người Bru cũng khá phức tạp và chồng
chéo nhau. Ví dụ như Bru Trì được người Việt gọi là Ca Lơ (Ka Lơ), Leu
Leung, Mọi
Cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của Viện
Dân tộc học (1978) [114] đã dành 14 trang để viết về người Bru, trong đó có
đề cập đến sự hình thành tộc người Bru ở Việt Nam. Theo đó, người Bru
được cho rằng xưa kia đã từng sinh tụ ở miền Trung Lào. Sau nhiều biến động
của lịch sử diễn ra hàng thế kỷ, họ phải di cư theo nhiều hướng. Một bộ phận
có lẽ được mang tên là Trì, đi về hướng Đông và tụ cư ở miền Tây Quảng Trị
Việt Nam. Họ dừng lại ở khu vực xung quanh hòn núi Vân Kiều (còn gọi là
Viên Kiều). Về sau, người ta lấy tên của hòn núi đặt cho một tổng của họ; do
đó, đồng bào thường được gọi là người Vân Kiều [114, tr.126]. Một nhóm
khác là Bru Ma Coong cũng từ Lào di cư sang, nhưng muộn hơn nhóm Bru
Vân Kiều hiện đang sống ở các xã Tân Trạch, Thượng Trạch thuộc huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay. Cuốn sách cũng đề cập đến ngôn ngữ và so
sánh các mối quan hệ giữa các nhóm, nhưng mới chỉ dừng lại ở một số ví dụ.
Ngoài ra, các phong tục tập quán, tín ngưỡng, nhà ở của tộc người này cũng
được bàn đến nhiều. Tuy nhiên, các thông tin có liên quan được nêu ra mới
chỉ tập trung vào nhóm Bru thứ nhất, đó là nhóm Bru Vân Kiều (theo cách
chia của nhóm tác giả trong cuốn sách ấy), còn nhóm Bru thứ hai (Bru Ma
Coong) thì chưa được bàn luận hoặc nếu có, cũng rất ít. Như vậy, bên cạnh
những nét tương đồng trong một số phong tục tập quán của các nhóm Bru nói
chung, người Ma Coong cũng có những khác biệt chưa được đề cập trong
cuốn sách này.
Trong khoảng thời gian 1995 - 1998, đã có rất nhiều bài viết về một số
phong tục tập quán liên quan đến chu kỳ vòng đời của người Bru: hôn nhân,
13
tập tục sinh đẻ, tang ma Đó là các bài viết như Hôn nhân và gia đình của
người Bru-Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị của Hồ Xuân Linh [53]; Hôn
nhân - gia đình - ma chay của người Tà Ôi, Cơ-Tu, Bru-Vân Kiều ở Quảng
Trị - Thừa Thiên của Lê Phạm Minh Quý [76]; Hôn nhân và thân phận lệ
thuộc của người phụ nữ Bru-Vân Kiều của Lý Tùng Hiếu [40]; Tập tục sinh
đẻ và nuôi con ở người Bru-Vân Kiều huyện Hướng Hóa, Quảng Trị của Vũ
Đình Lợi [56]; Những hình thức tang lễ của người Bru-Vân Kiều của Hồ Chư
[17]. Điểm đáng chú ý là các công trình, bài viết vừa kể trên chứa đựng nguồn
tư liệu thực địa phong phú, công phu. Điều đó cũng dễ hiểu bởi một số công
trình, khóa luận tốt nghiệp do tác giả là người địa phương thực hiện. Tuy
nhiên, các bài viết ấy đều giống nhau về cách tiếp cận: chủ yếu theo lối khảo
tả, hầu như không phân tích; càng hiếm có những nghiên cứu so sánh giữa các
nhóm địa phương, cho dù là các nhóm ấy thuộc một dân tộc. Nếu có sự diễn
giải và so sánh, chắc sẽ chỉ ra những điểm riêng và khác biệt rõ hơn giữa các
nhóm địa phương của tộc người Bru-Vân Kiều.
Như vậy, so với nguồn tư liệu về dân tộc Bru-Vân Kiều của các học giả
nước ngoài, các nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt là các nhà dân tộc học, đã
có những quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn về dân tộc này. Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn còn hiếm những nghiên cứu chuyên sâu về người Ma Coong - một
nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều.
Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu người Ma Coong, đáng chú ý nhất
là một số bài viết của tác giả Nguyễn Văn Trung đăng trên một số tạp chí
chuyên ngành trong thời gian gần đây. Cụ thể là các ấn phẩm: Lễ hội đập
trống của người Ma Coong [105]; Một số phong tục tập quán của người Ma
Coong ở phía Tây Quảng Bình [106]; Yếu tố tâm linh trong đời sống của
người Ma Coong [107]; Biểu tượng trống trong lễ hội và trong đời sống của
người Ma Coong [108]; Trống trong đời sống xã hội của người Ma Coong
14
[110] và Lễ hội đập trống của người Ma Coong [109]. Có thể nói, đây là
những bài viết và luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về người Ma Coong,
cũng chính do tác giả luận án thực hiện. Trong đó, tác giả đã giới thiệu một số
phong tục tập quán, đời sống vật chất và tâm linh của người Ma Coong. Đặc
biệt, luận văn thạc sĩ của tác giả về Lễ hội đập trống của người Ma Coong
chủ yếu mô tả diễn biến của lễ hội đập trống. Thông qua lễ hội ấy, tác giả đã
chỉ ra một số vấn đề như nét độc đáo trong lễ hội, trống thể hiện bản sắc văn
hóa tộc người và như là một biểu tượng cố kết cộng đồng, một số vấn đề đặt
ra trong bối cạnh hiện nay đối với lễ hội của người Ma Coong Tuy nhiên,
các bài viết cũng như luận văn vừa đề cập cũng chỉ dừng lại ở mức độ khảo tả
về văn hóa của người Ma Coong, chưa có điều kiện tập trung phân tích, đánh
giá, hay so sánh với tộc người khác để thấy được nét tương đồng và khác biệt
trong đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào Ma Coong.
Tóm lại, cho đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về dân
tộc Bru-Vân Kiều, trong đó có người Ma Coong. Những nghiên cứu ấy đã đề
cập đến khá nhiều khía cạnh. Song, vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên khảo
về người Ma Coong, ngoại trừ một số bài viết, luận văn thạc sĩ của chính tác
giả luận án. Tuy nhiên, các bài viết và luận văn của tác giả cũng chỉ đề cập
đến một số phong tục, tập quán, lễ hội Mặc dù vậy, những công trình nghiên
cứu vừa kể trên cũng cung cấp nguồn thông tin và tư liệu quý, làm nền tảng
cho nghiên cứu sâu hơn về người Ma Coong, trong đó có vai trò của chủ đất -
người có uy tín trong cộng đồng Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chủ đất, trong đó có chủ đất người
Ma Coong
Ở người Ma Coong, trong mỗi bản làng đều có một đến hai người già
làng. Song, khi nói đến già làng của cả cộng đồng Ma Coong ở huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình thì chỉ có một, và người ấy cũng chính là người chủ
15
đất. Vì thế, chủ đất của người Ma Coong, ngoài cương vị và trách nhiệm của
mình, còn giữ vai trò như một già làng. Bởi vậy, trước khi điểm qua tình hình
nghiên cứu về chủ đất, không thể bỏ qua những nghiên cứu về già làng.
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về già làng
Nhận thức được tầm quan trọng của những người có uy tín trong cộng
đồng, đặc biệt là những người lớn tuổi, ở nhiều nơi còn được coi là “già
làng”, cho đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về già làng.
Trong đó, có thể kể đến một số ấn phẩm sau:
Trần Khải Định với bài viết Phát huy vai trò các già làng ở Đắc Lắc
2
[27] cho thấy trước đây già làng rất am hiểu về luật tục nên thường đứng ra
giải quyết các xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng; ngay nay, già
làng ở tỉnh Đắk Lắk vẫn là người vận động, giải thích và thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo tác giả, già làng ở tỉnh Đắk
Lắk cũng chính là Trưởng bản [36, tr.49].
Bàn về vai trò của già làng ở Tây Nguyên trong phát triển kinh tế có
Vai trò của người cao tuổi và già làng dân tộc thiểu số trong phát triển ở Tây
Nguyên hiện nay của Nguyễn Thế Huệ [48] và Người cao tuổi dân tộc và già
làng trong phát triển bền vững Tây Nguyên cũng của chính tác giả này [47].
Đây là những công trình nghiên cứu khá công phu về người cao tuổi và già
làng ở Tây Nguyên - cũng là khía cạnh được luận án chú ý bởi mối quan tâm
tương đồng về vấn đề người cao tuổi, già làng, người có uy tín trong cộng đồng.
Linh Nga Niê Kdam với Già làng Tây Nguyên [69] đã chỉ ra hai vấn đề
đáng chú ý nhất: 1) Hình ảnh các già làng trong trường ca - sử thi và truyện
cổ; và 2) Ảnh hưởng của già làng trong luật tục cổ truyền. Hai vấn đề vừa kể
trên có liên quan trực tiếp đến luận án này; do vậy, chúng cũng là nguồn tư
liệu tham khảo rất hữu ích.
2
Nay địa danh này được viết là Đắk Lắk.
16
Có thể nói, các công trình nghiên cứu vừa kể trên tuy chưa đề cập nhiều
đến thuật ngữ “chủ đất”, có chăng mới chỉ chung chung, song đây là những tư
liệu rất đáng quan tâm, hữu ích để có được những so sánh trong luân án.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về chủ đất và chủ đất người Ma Coong
Quá trình tìm kiếm và thu thập tư liệu cho thấy đã có một số bài viết,
ấn phẩm có bóng dáng, hình ảnh của người “chủ đất” nhưng chưa đặt thành
những chương, mục, nội dung cụ thể về vấn đề này. Tuy vậy, đó cũng là
những tư liệu đáng quan tâm. Chẳng hạn như một số tài liệu dưới đây:
Cuốn Cơ cấu tổ chức làng Bru cổ truyền ở huyện Hướng Hóa, Bình Trị
Thiên của Vũ Lợi [55], tuy chỉ dài 12 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều thông
tin gần với thực tiễn liên quan đến chủ làng (xuất - vil), chủ đất (xuất cu tẹ).
Bàn đến chủ đất, tác giả viết: “quyền sở hữu đất đai được biểu hiện ở người
chủ đất, những người từ nơi khác đến, muốn được sinh sống trong làng phải
có một lễ nhỏ (con gà và một chai rượu) để xin phép chủ đất, lễ này được tiến
hành tại nhà chủ đất và có sự tham gia của hội đồng già làng. Như vậy, theo
tác giả Vũ Lợi, chủ đất là người thay mặt cộng đồng quản lý đất đai và giữ
gìn luật tục, có quyền cho phép hoặc xử phạt những trường hợp vi phạm đất
đai của cộng đồng.
Đề cập đến thiết chế của xứ (vùng), Tạ Long và Ngô Thị Chính có bài
viết Đôi nét về tổ chức trên làng của người Chứt và người Bru-Vân Kiều ở
Quảng Bình. Đây cũng là một trong những bài viết hiếm hoi đề cập đến chủ
đất, trong đó có chủ đất của người Ma Coong: khái niệm, phân loại, chức
năng, quyền lợi của chủ đất/chủ xứ [59, tr.30].
Có thể cho rằng, các tác giả Tạ Long, Ngô Thị Chính và Vũ Lợi có
cùng một số quan niệm khi đề cập đến chủ đất như là người có công khai phá
ra vùng đất mới, chịu trách nhiệm về các nghi lễ cúng tế cộng đồng và làng
(vil) là một tổ chức xã hội cơ bản trong xã hội truyền thống của người Bru, và
17
mỗi vil có một bộ máy điều hành và quản lý mọi sinh hoạt của cộng đồng.
Tuy nhiên, theo tác giả Vũ Lợi, chủ đất của người Bru ở đây là chủ của một
làng (vil), còn hai tác giả Tạ Long và Ngô Thị Chính lại cho rằng chủ đất là
chủ của xứ (k’ruông), tức chủ của cả một vùng mà trong đó có rất nhiều làng
(vil). Song, có điều đáng lưu ý là, do hai tác giả Tạ Long và Ngô Thị Chính
không phân biệt chủ đất của người Bru-Vân Kiều và người Ma Coong nên khi
đề cập đến các lễ cúng, những thông tin mà các tác giả đưa ra mới chỉ nói đến
chủ đất người Bru-Vân Kiều. Trong khi đó, trên thực tế, người Ma Coong có
hai lễ cúng rất quan trọng mà chủ lễ chính là ông chủ đất, nhưng chưa thấy
các tác giả trên nhắc đến trong các công trình của mình, đó là: cúng trong lễ
hội và cúng trong lễ tế trâu (lễ hiến tế súc vật). Hai lễ cúng này của người Ma
Coong có tính cộng đồng rất cao và có tầm ảnh hưởng rộng lớn, không chỉ ở
phạm vi làng mà còn ở phạm vi xứ (k’ruông).
Như đã trình bày ở trên, năm 2011, Nguyễn Văn Trung với đề tài luận
văn thạc sĩ về Lễ hội đập trống của người Ma Coong cũng đề cập đến ông chủ
đất trong vai trò là một chủ lễ cúng trong lễ hội. Tuy vậy, tác giả luận án mới
dừng lại ở nội dung bài cúng và cũng như việc thực hành nghi lễ bài cúng đó.
Trong khi đó, vẫn còn rất nhiều khía cạnh khác liên quan đến ông chủ đất như
đối tượng cúng tế, các thần linh tôn thờ, con người cũng như bản chất và vai trò
của ông chủ đất trong đời sống kinh tế - xã hội chưa được quan tâm làm rõ.
Tóm lại, đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về dân tộc
Bru-Vân Kiều, trong đó có người Ma Coong, của nhiều tác giả trong và ngoài
nước. Các tác giả cũng đã đề cập đến phong tục, tập quán, đời sống tinh thần,
thiết chế xã hội, ngôn ngữ của dân tộc này. Tuy nhiên, chưa thấy một công
trình nghiên cứu chuyên biệt nào về người Ma Coong, ngoại trừ một số bài
viết và luận văn của tác giả luận án; đặc biệt là vai trò của người chủ đất trong
đời sống của người Ma Coong vẫn đang là một khoảng trống.
18
Trong các công trình nghiên cứu về dân tộc Bru-Vân Kiều, trong đó có
người Ma Coong, nhiều tác giả mới chỉ đề cập rất sơ lược và đôi khi còn
nhầm lẫn giữa người Ma Coong với nhóm người khác. Thậm chí, có những
đánh giá và những con số (về dân cư, địa bàn cư trú ) chưa chính xác về họ,
chẳng hạn như trong nghiên cứu Mối quan hệ tộc người của các nhóm Bru ở
Bình Trị Thiên của Ngô Đức Thịnh (1975) [90, tr.55]; Chân dung các tộc
người thiểu số miền tây Quảng Bình của Nguyễn Hữu Thông và cộng sự
(2007) [99, tr.20] Như đã trình bày, nguyên nhân có lẽ do người Ma Coong
ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình xưa nay cư trú tương đối lẩn khuất, biệt
lập, xa xôi và khó có thể tiếp cận nên có ít nghiên cứu về nhóm người ấy.
Như vậy, mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu này là góp phần bổ sung
những thông tin còn thiếu về người Ma Coong, nhất là về người chủ đất. Trong
đó, những vấn đề cần được làm rõ là: sự hình thành, vai trò của chủ đất trong
thiết chế xã hội cổ truyền và hiện tại; chủ đất trong hoạt động kinh tế, duy trì các
giá trị văn hóa, kể cả vai trò của chủ đất trong bối cảnh hiện nay dưới sự tương
tác, tác động bởi các chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng như sự nhìn
nhận của các cấp chính quyền, niềm tin của người dân đối với chủ đất Từ đó,
đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của chủ đất trong việc ổn định,
phát triển cộng đồng người Ma Coong trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Chủ đất
Khi nhắc đến thuật ngữ “chủ đất”, thông thường chúng ta cho rằng đó
là để chỉ những người có quyền sở hữu về một phạm vi diện tích đất đai nào
đó. Trong những phạm vi diện tích đất ấy, tùy theo địa hình, địa thế, lớn,
nhỏ mà có thể bao gồm cả rừng núi, sông suối, đất ngập nước Tuy nhiên,
chủ đất trong nghiên cứu này là chủ đất của một cộng đồng dân cư. Chính vì
19
vậy, ở đây quan tâm và đề cập đến các khái niệm chủ đất trong các mối quan
hệ gắn liền với cộng đồng được nghiên cứu.
Khi nói đến chủ đất trong một cộng đồng làng bản, theo một số tài liệu
đã công bố: “Chủ đất là người tìm ra và khai khẩn chỗ đất đai đó. Ông ta là
người vừa có uy thế, lại am hiểu phong tục” [115, tr.31]. “Chủ đất là người
đầu tiên phát hiện ra vùng đất mới và cũng là người có công sáng lập ra làng.
Ông ta là người thay mặt cộng đồng quản lý đất đai và gìn giữ luật tục” [55,
tr.54]. “Chủ đất là người chủ xứ, vốn là con cháu của người cắm đất đầu tiên
của xứ, được kế truyền thế tập theo lối anh truyền cho em, chú truyền lại cho
con trưởng của anh cả, nếu không có cháu trưởng thì người chú mới truyền lại
cho con trai mình” [59, tr.29] Người Ma Coong cho rằng, chủ đất của họ là
người được bầu ra trong một dòng họ đã có công tìm ra vùng đất của họ hiện
đang cư trú, được cộng đồng tôn trọng giao cho ông chủ đất quyền đặt ra luật
tục và người duy nhất được phép tổ chức, chủ lễ trong việc cúng “xứ” (vùng).
Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam gọi chủ đất hay chủ xứ theo cách
riêng của mình: người Mày gọi chủ đất là chăm yàng hay chăm sần (người
cúng thần/người cúng ma rừng); người Rục và người Sách Cọi gọi là chô blú
(người chủ núi rừng); người A Rem gọi là chăm brâu (chủ rừng); người Sách
Mai lại gọi là ôông chăm sần (ông trông nom/cúng rừng); người Mã Liềng
gọi là pchô mgấu (chủ rừng); người Bru-Vân Kiều và Ma Coong gọi là a
châu kruông (chủ xứ hay chủ vùng) [59, tr.30-31].
Rõ ràng, chủ đất thường được đề cập đến trong các cộng đồng làng, bản
của một số tộc người thiểu số ở Việt Nam. Khi nói đến chức vụ và quyền hạn
của đối tượng này, nhiều tác giả cho rằng chủ đất là chủ xứ [59, tr.29]; người
đầu làng kiêm luôn chủ đất [33, tr.73]; ở một số vùng, người tộc trưởng kiêm
luôn cả chủ đất lẫn chức đầu làng [115, tr.131]; luật tục người Bru quy định:
mu gốc (làng gốc) là mu đến sinh cơ lập nghiệp, có công khai phá vùng đất
20
mới, lập làng sẽ được làm chủ đất [55, tr.56] Tuy nhiên, phần lớn các tác giả
đều có một số điểm chung cơ bản: chủ đất là người có công tìm ra và khai
khẩn vùng đất mới mà họ hiện đang sinh sống; chủ đất có quyền cai quản và
ứng xử với vùng đất đó; chủ đất được cộng đồng tôn trọng và giao cho họ
quyền đặt ra các luật tục; chủ đất là người tổ chức và chủ lễ cúng tế trong các
sinh hoạt tín ngưỡng có tính cộng đồng; và chức chủ đất được nối truyền theo
những quy định riêng của cộng đồng.
Đối với cộng đồng người Ma Coong tại các địa bàn mà luận án này muốn
nhắm đến, chủ đất lại được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Cụ thể như sau:
- A châu cu téc (chủ đất), đây là cách gọi của phần lớn những người nơi
khác đến và một bộ phận người Ma Coong tại chỗ (gọi theo rồi thành quen).
- A châu kruông (chủ xứ/chủ vùng), tên được mọi người Ma Coong
thường hay gọi hàng ngày (bình dân).
- A chuôi gieng (ông trời), đó là cách gọi của đa số trẻ em và người Ma
Coong ở Lào sang.
- A chuôi toong gieng (ông cúng trời), cách gọi này thường là của
những người lớn tuổi (không phổ biến).
Tuy nhiên, trong các tài liệu, văn bản ở địa phương (xã, huyện, tỉnh)
khi đề cập đến họ thì đều viết là “chủ đất” đi liền với họ tên. Bên cạnh đó, khi
tiếp xúc với người ở nơi khác đến, người Ma Coong thường gọi là a chuôi cu
téc (chủ đất) mỗi khi đề cập đến họ. Vì vậy, trong tên đề tài luận án cũng như
trong suốt quá trình thực hiện và trình bày luận án của mình, chúng tôi thống
nhất tên gọi phổ biến là “chủ đất”.
1.2.1.2. Cộng đồng
Một học giả nước ngoài Robert Redfel, khi nói về khái niệm cộng đồng
(community) đã cho rằng: “cộng đồng được nhận biết qua bốn đặc tính then
chốt, đó là: một phạm vi xã hội thu nhỏ; hoạt động mang tính đồng nhất tại
21
một lãnh thổ chung được sở hữu bởi các thành viên; mang một ý thức riêng
biệt; có thẩm quyền riêng trong phạm vi không gian và thời gian cần thiết”
[123, tr.144].
Trong Luật Đất đai năm 2003, khái niệm cộng đồng cũng được đề cập:
“Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng một
địa bàn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc và các điểm dân cư tương tự có chung
quyền sử dụng đất” [70, tr.17]. Tại Điều 3, số 29/2004/QH, Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa: “Cộng đồng dân cư thôn
là
toàn bộ
các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn,
phun,
sóc
hoặc đơn vị tương đương” [12, tr.7].
Trong cuốn cẩm nang của ngành Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, trong một chương trình thuộc dự án GTZ-REFAS, nhóm
tác giả Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương, Vũ Long cho rằng: “Cộng
đồng là một tập thể người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có
những đặc điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống,
phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với
nhau” [12, tr.3].
Như vậy, thuật ngữ “cộng đồng” được dùng nhiều trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội cũng như trong các nghiên cứu. Do đó, thuật ngữ này
được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng.
Trong phạm vi luận án này, cộng đồng được hiểu là cộng đồng người Ma
Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ở đó, người Ma Coong cư trú tập
trung thành nhiều bản làng dọc biên giới Việt - Lào. Vì vậy, đây chính là cộng
đồng dân cư thôn bản của người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình; trong đó, có các cá nhân, các hộ gia đình, các dòng họ của người Ma
Coong cùng tụ cư và sinh tồn.