Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tóm tắt luận án chủ đất trong cộng đồng người ma coong ở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.84 KB, 28 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, người Ma Coong là một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều, cư trú chủ yếu tại
19 bản làng nằm rải rác dọc biên giới Việt - Lào, thuộc hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
Cho đến nay, trong khi ở nhiều cộng đồng lân cận khác như người Vân Kiều, Khùa, Trì, A Rem…,
hình ảnh chủ đất/chủ xứ của họ rất mờ nhạt, thậm chí không tồn tại mà chỉ còn là các câu chuyện kể, thì ở
cộng đồng người Ma Coong nơi đây, đang tồn tại ngôi vị “chủ đất/chủ xứ” và đi kèm với nó những ảnh
hưởng lớn của người này tới cộng đồng.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Chủ đất của người Ma Coong là ai? Họ được hình thành và nối truyền như
thế nào? Chủ đất có vị trí, vai trò gì trong đời sống và thiết chế xã hội truyền thống cũng như hiện tại? Trong
bối cảnh hiện nay, sự tương tác trong các mối quan hệ ấy chịu tác động như thế nào bởi các chủ trương,
chính sách của Nhà nước cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội? Niềm tin và sự
nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng đối với ông chủ đất…? Đây là lý do để tôi chọn đề tài: “Chủ đất trong
cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn
hóa của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2
- Tìm hiểu về sự hình thành và đặc điểm người chủ đất cũng như cơ sở duy trì, trao truyền chức chủ
đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;
- Làm rõ vị trí, vai trò và sự đóng góp của người chủ đất trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội, văn hóa ở cộng đồng người Ma Coong trước đây cũng như hiện nay;
- Đề xuất kiến nghị nhằm phát huy vai trò của người chủ đất để ổn định và phát triển cộng đồng người
Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là người chủ đất trong cộng đồng của người Ma Coong - một
nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều.
Phạm vi địa bàn nghiên cứu được chọn chủ yếu là hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch thuộc huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
4. Nguồn tư liệu nghiên cứu


Nguồn tư liệu chính của luận án được dựa trên các tài liệu, tư liệu điền dã dân tộc học mà tác giả đã
trực tiếp thu thập trong nhiều năm, qua nhiều đợt đi thực địa tại các địa bàn sinh sống của người Ma Coong ở
hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng
các tài liệu thứ cấp sẵn có tại địa phương và những ấn phẩm liên quan đến đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
3
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống và chuyên sâu về chủ đất của cộng đồng
người Ma Coong.
- Luận án góp phần chỉ ra và làm rõ những nét tương đồng và khác biệt về vị trí, vai trò của chủ đất
người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình so với chủ đất của một số dân tộc khác.
- Nghiên cứu này còn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho các nhà quản lý và
các nhà hoạch định chính sách.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Sự hình thành chủ đất và hình thức trao truyền
Chương 3: Vai trò của chủ đất trong phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng người Ma Coong
Chương 4: Chủ đất với việc duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của người Ma Coong
Chương 5: Kết quả và bàn luận
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Ma Coong nói riêng, dân tộc Bru-Vân Kiều nói chung
Cho đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về dân tộc Bru-Vân Kiều, trong đó có người
Ma Coong. Những nghiên cứu ấy đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh. Song, vẫn chưa có một nghiên cứu
chuyên khảo về người Ma Coong, ngoại trừ một số bài viết, luận văn thạc sĩ của chính tác giả luận án.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chủ đất, trong đó có chủ đất người Ma Coong
Có thể nói, đã có một số ấn phẩm của một số tác giả đề cập đến người chủ đất, chủ làng, đầu làng…

của một số tộc người thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Ma Coong. Đáng chú ý là bài viết Đôi nét về tổ
chức trên làng của người Chứt và người Bru-Vân Kiều ở Quảng Bình của tác giả Tạ Long và Ngô Thị
Chính. Bài viết đã đề cập đến chức năng, quyền lợi của chủ đất/chủ xứ. Tuy nhiên, nghiên cứu của hai tác giả
nói trên và một số ấn phẩm khác khi bàn về chủ đất vẫn còn khá sơ lược, chưa có những nghiên cứu chuyên
biệt.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Một số khái niệm được đề cập: Chủ đất, Cộng đồng, Dòng họ, Già làng, Hội đồng già làng, Văn hóa
truyền thống.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
5
Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án đó là: Thuyết đặc thù lịch sử, Thuyết chức năng, Thuyết
cấu trúc nghi lễ.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, tác giả luận án chủ yếu sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu Nhân học,
trong đó ưu tiên hàng đầu là điền dã dân tộc học với sự kết hợp của các công cụ chủ yếu sau: quan sát trực
tiếp, quan sát tham gia, phỏng vấn sâu cá nhân, thảo luận nhóm tập trung.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia để trao đổi ý kiến; sử dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành, các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu để xử lý tư liệu và viết
luận án.
Tiểu kết chương 1
Có thể nói, đến nay vẫn còn khuyết những khoảng trống nghiên cứu về nhóm người Ma Coong nói
chung và chủ đất trong cộng đồng này nói riêng.
Để làm rõ bản chất, vai trò của chủ đất trong đời sống xã hội - văn hóa của người Ma Coong ở huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận án đã dựa vào một số lý thuyết phù hợp cơ bản như Thuyết đặc thù lịch sử,
Thuyết chức năng, Thuyết cấu trúc nghi lễ.
6
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu Dân tộc
học/Nhân học, trong đó ưu tiên hàng đầu là điền dã dân tộc học và kết hợp với một số phương pháp liên
ngành để thu thập và phân tích tư liệu.

Chương 2
SỰ HÌNH THÀNH CHỦ ĐẤT VÀ HÌNH THỨC TRAO TRUYỀN
2.1. Khái quát về người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, dân tộc huyện Bố Trạch
Huyện Bố Trạch được biết đến với các giá trị địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên
và sở hữu trong lòng nó nhiều hệ thống hang động kỳ vĩ (Phong Nha - Kẻ Bàng). Cấu tạo địa tầng và quá
trình đứt gãy địa chất phức tạp nơi đây đã tạo nên các thung lũng và các dòng suối ở giữa những dãy núi đá
vôi. Vùng thung lũng này là nơi tụ cư của cộng đồng người Ma Coong.
Người Ma Coong cư trú chủ yếu ở hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch. Xã Thượng Trạch có 381 hộ
gồm 1.888 người Ma Coong, 5 hộ/6 người A Rem, 7 hộ/8 người Vân Kiều, 4 hộ/21 người Mường, 4 hộ/8
người Sách, 15 hộ/70 người Trì và chỉ có 1 hộ/1 khẩu là người Việt. Xã Tân Trạch có 14 hộ gồm 65 người
Ma Coong; 34 hộ/143 người A Rem, 2 hộ/7 người Vân Kiều.
7
2.1.2. Lịch sử vùng đất người Ma Coong ở huyện Bố Trạch
Có thể nói rằng, trong lịch sử đã có một cuộc càn quét do chiến tranh hay sự kiện nào đó khiến cho các
nhóm người Bru nói chung, người Ma Coong nói riêng có những thay đổi về địa bàn sinh sống và nhiều vấn
đề khác. Qua bao biến cố thăng trầm, người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ một vùng đất
với nhiều giai thoại, truyền thuyết nay đã hình thành và phát triển nên một cộng đồng Ma Coong với 19
bản, và mang trong mình một bề dày lịch sử.
2.1.3. Người Ma Coong ở hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch
Như đã đề cập ở trên, tại huyện Bố Trạch, người Ma Coong cư trú chủ yếu ở hai xã Thượng Trạch và
Tân Trạch. Người Ma Coong dùng chung tiếng với dân tộc Bru-Vân Kiều (thuộc ngữ hệ Môn – Khơ-me) là
chính, nhưng hiện nay việc kết hợp với tiếng Việt trở nên khá phổ biến bởi sự mở rộng giao tiếp với người
Kinh. Cho đến nay, người Ma Coong vẫn chưa có nhiều hàng hóa từ các sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp; kinh tế tự cung tự cấp vẫn là cơ bản. Do đó, cuộc sống lao động sản xuất và hoạt động xã hội -
văn hóa vẫn chưa có nhiều thay đổi so với trước đây.
2.2. Sự hình thành, chức năng, quyền lợi của chủ đất
2.2.1. Sự hình thành chủ đất và dòng họ chủ đất
Sự hình thành chủ đất và dòng họ chủ đất luôn gắn với lịch sử vùng đất cư trú của người Ma Coong.
Trong lịch sử hình thành vùng đất và những biến cố thăng trầm của đồng bào luôn có dấu ấn của người cầm

đầu - người có vai trò quyết định đối với việc lựa chọn vùng đất định cư cho mọi người cùng cộng đồng,
8
trong đó có cá nhân và gia đình của người cầm đầu - người chủ đất và dòng họ chủ đất. Người Ma Coong có
khoảng 20 dòng họ; trong đó, Noi Senl là dòng họ chủ đất duy nhất. Để duy trì chức chủ đất từ đời này sang
đời khác, người Ma Coong có những quy định, cách thức nối truyền riêng.
2.2.2. Chức năng, quyền lợi và một số vấn đề liên quan đến chủ đất
- Chủ đất là người tổ chức và thực hành các nghi lễ tín ngưỡng mang tính cộng đồng mà đối tượng
cúng tế là Giàng (trời).
- Chủ đất có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quy định (thường là luật tục) và chỉnh sửa, bổ
sung các quy định đó nhằm duy trì sự ổn định của cộng đồng.
- Quyền lợi chủ đất được hưởng không nhiều hơn so với quyền lợi của những người khác trong cộng
đồng. Chủ đất cũng phải lao động, làm rẫy như những người dân bình thường mà không được nhận khoản
thù lao nào từ cộng đồng của họ.
- Chủ đất cũng có gia đình riêng của mình, sinh con đẻ cái như những người Ma Coong bình thường
khác. Tuy nhiên, khác với những người thường dân, người chủ đất phải tuân thủ nghiêm ngặt những kiêng
kỵ nhất định. Đáng chú ý nhất là những kiêng kỵ liên quan đến việc cúng tế trong các sinh hoạt văn hóa cộng
đồng.
2.3. Dòng họ chủ đất - cơ sở trao truyền và duy trì chủ đất
2.3.1. Mối liên hệ giữa chủ đất và dòng họ chủ đất
9
Chủ đất phải là trưởng dòng họ chủ đất (Senl), là anh em trai, con cháu trai của người chủ đất trong
vòng ba đời.
2.3.2. Hình thức trao truyền chủ đất trong dòng họ chủ đất
Chức chủ đất được truyền lại cho người chủ đất kế tiếp chủ yếu trong hai trường hợp sau: 1) Chủ đất
đương chức bị chết; và 2) Chủ đất đương chức già yếu, đau ốm kéo dài, bị giảm sút uy tín Khi chuyển giao
chức chủ đất, dòng họ chủ đất thực hiện các nghi thức rất nghiêm ngặt theo đúng phong tục của dân tộc.
Tiểu kết chương 2
Có thể nói, mặc dù đời sống hiện tại của người Ma Coong đã cải thiện nhiều, song, ở vùng họ vẫn
chưa thực sự phát triển kinh tế hàng hóa từ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bởi tư duy kinh tế tự cấp
vẫn chi phối người dân.

Sự hình thành chủ đất và dòng họ chủ đất người Ma Coong luôn gắn với lịch sử vùng đất sinh sống
của họ. Tại nơi ở mới, họ bầu ra người thủ lĩnh, tức chủ đất để ổn định cuộc sống của cộng đồng, nhất là thời
kỳ mới lập làng. Trong quá trình phát triển, chủ đất đã thể hiện rõ vai trò của mình đối với các công việc
quản lý vùng đất cư trú của người Ma Coong, tổ chức và thực hiện các nghi lễ tâm linh của cộng đồng. Vì
vậy, chủ đất/chủ xứ được gắn thêm nhiều tên gọi mới.
10
Thông qua các hình thức và quy trình trao truyền chức chủ đất ấy, có thể thấy được tình cảm của
cộng đồng cũng như niềm tin của họ đối với chủ đất và dòng họ chủ đất. Bên cạnh đó, còn thấy được uy
quyền cũng như vị trí, vai trò của chủ đất trong thiết chế xã hội truyền thống của người Ma Coong. Đây
chính là nền tảng để duy trì sự ổn định và phát triển của cộng đồng này.
11
Chương 3
VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐẤT TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CỘNG ĐỒNG MA COONG
3.1. Chủ đất trong phát triển kinh tế
3.1.1. Cơ cấu kinh tế ở cộng đồng Ma Coong
Trong số liệu đánh giá về các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình trong một số năm gần đây, ba ngành được đề cập đến là: Nông, lâm, thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng
và Dịch vụ. Điều đáng nói, tổng sản phẩm thu được đối với hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, nơi chủ yếu
là người Ma Coong, cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào các hoạt động kinh tế truyền thống là canh tác nương
rẫy; chăn nuôi gia súc, gia cầm; săn bắt, hái lượm.
3.1.2. Vai trò của chủ đất trong việc tổ chức định canh, định cư
Bằng uy tín, trách nhiệm của một người trong vai trò vừa là chủ đất, già làng vừa là người cán bộ lãnh
đạo của chính quyền địa phương, tiếng nói của ông luôn có ảnh hưởng lớn trong việc tuyên truyền chính sách
định canh, định cư của Nhà nước nhằm ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế của cả cộng đồng người Ma
Coong. Kết quả là, người dân đã bỏ tập quán du canh du cư, khai phá đất đai làm nương rẫy, sản xuất lương
thực và ổn định cuộc sống.
12
3.1.3. Vai trò chủ đất trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên (đất, nước, tài nguyên rừng…) trước
đây và hiện nay

Theo các tài liệu liên quan đến chủ trương giao đất, giao rừng của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, từ
năm 2005, huyện đã có chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân. Tuy nhiên, cho đến năm 2013, các chủ
trương ấy ở cộng đồng người Ma Coong vẫn chưa được thực hiện. Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm người dân Ma Coong nơi đây cho thấy, họ chưa có khái niệm về cấp đất và sở hữu đất; đồng thời, họ
cũng chưa bao giờ nhận được các loại giấy tờ liên quan đến quản lý và quyền sử dụng đất, tài nguyên rừng
như sổ đỏ, sổ xanh Thay vào đó, người Ma Coong vẫn quản lý rừng và các tài nguyên từ rừng dựa trên luật
tục của họ.
Thông qua Giàng, các quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên đã được “thiêng hóa”. Chủ đất coi như
người của Giàng, có khả năng thông quan với Giàng nên đã tạo cho ông ta uy quyền trong quản lý, sử dụng
tài nguyên. Hiện nay người Ma Coong vẫn tôn trọng gọi chủ đất là a chuôi gieng (người của Giàng). Bên
cạnh đó, cho đến nay người dân vẫn cho rằng, rừng đầu nguồn, rừng thiêng, suối cấm… nơi mà họ cư trú
đang thuộc về Giàng. Như vậy, ông chủ đất của người Ma Coong đang có sự ảnh hưởng - vai trò gián tiếp
trong quản lý tài nguyên rừng ở cộng đồng này.
3.1.4. Săn bắt, hái lượm và những quy định/luật tục có liên quan
Vai trò của chủ đất thể hiện rõ trong việc đưa ra các quy định và tổ chức giám sát việc khai thác, đánh
bắt các sản vật từ thiên nhiên, góp phần cải thiện đời sống nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững. Điều này càng
13
có ý nghĩa với người Ma Coong, khi đời sống của họ cơ bản còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và chưa có
các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đáng kể như trao đổi các sản vật rừng, đan lát với bên ngoài.
3.1.5. Vai trò của chủ đất trong việc đi đầu trong một số mô hình kinh tế ở địa phương hiện nay
Với sự nhạy bén và trách nhiệm của mình, biết được tiềm năng của địa phương, chủ đất Ma Coong
luôn tìm tòi, đi tiên phong trong một số hoạt động kinh tế: trồng các cây giống mới, nuôi các con vật giống
mới, trao đổi mua bán với bên ngoài Điều này đã tác động đến sự thay đổi tư duy của cộng đồng vốn trước
đây cuộc sống của họ chỉ dựa vào tự nhiên, mang tính tự cung tự cấp và chưa có khái niệm làm giàu Chủ
đất đã góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, giải quyết nhiều việc làm cho con
em đồng bào dân tộc tại chỗ.
3.1.6. Vai trò của chủ đất trong duy trì các nghi lễ, hình thức tương trợ liên quan đến các hoạt
động sinh kế
Việc trồng trọt của người Ma Coong cho đến nay chủ yếu vẫn canh tác nương rẫy với các sản phẩm là
lúa nếp, ngô, sắn Để đảm bảo cho việc sản xuất và thu hoạch thành công, người Ma Coong đã gửi gắm

niềm tin vào sự hỗ trợ của các lực lượng siêu nhiên, qua đó chủ đất - với vai trò là thày cúng đóng một vai
trò rất quan trọng. Đáng chú ý là vai trò của chủ đất trong các nghi lễ liên quan đến trồng và thu hoạch lúa
nếp – cây lương thực chính của người Ma Coong (như lễ thôi, lễ lấp lỗ, cúng cơm mới) và thực hiện các hình
thức tương trợ liên quan đến hoạt động sinh kế.
3.2. Chủ đất trong duy trì ổn định và phát triển xã hội
14
3.2.1. Chủ đất trong thiết chế xã hội truyền thống
Cũng như nhiều tộc người khác, “bản” là đơn vị cư trú tập trung của người Ma Coong. Trên mỗi bản
(vil) của người Ma Coong lại có xứ/vùng (kruông). Chủ xứ chính là chủ đất (a châu kruông), còn các trưởng
chi, trưởng nhánh và những người lớn tuổi trong dòng họ chủ đất được coi là hội đồng của dòng họ, hay nói
cách khác chính là hội đồng của xứ.
Tổ chức - bộ máy lãnh đạo “xứ” chính là dòng họ chủ đất, trước kia khi chưa có bộ máy chính quyền
Nhà nước thì “xứ” (kruông) là tổ chức cao nhất ở đây. Chủ đất là người thủ lĩnh tối cao, người lãnh đạo
chung cả cộng đồng và trong thiết chế xã hội truyền thống của người Ma Coong đã có sự phân cấp, phân
quyền để quản lý cũng như xử lý các công việc thông qua các quy ước, tập tục để hướng người dân tôn trọng
và thực hiện. Trong đó, chủ đất có vai trò quan trọng đối với việc thiết lập và kết nối các mối quan hệ mang
tính “xương sống” trong tổ chức xã hội, bên cạnh việc tạo ra vai trò của cá nhân và hội đồng để duy trì sự
cân bằng trong một thiết chế.
3.2.2. Chủ đất trong việc thiết lập làng và đề ra các luật tục
Có thể nói, các câu chuyện, truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian liên quan đến di chuyển cư
tới vùng đất hiện nay của người Ma Coong luôn chứa đựng những hình ảnh và dấu ấn của a châu kruông
(chủ đất/chủ xứ). Theo đó, chủ đất/chủ xứ của người Ma Coong có vai trò quan trọng trong việc di chuyển,
đi tìm vùng đất mới để dựng làng. Cho đến nay, người Ma Coong vẫn cho rằng, chủ đất của họ là người
15
được bầu lên trong một dòng họ đã có công tìm ra vùng đất, và được cộng đồng Ma Coong tôn trọng, giao
cho quyền đề ra các quy định, quy ước của làng bản.
3.2.3. Chủ đất trong việc góp phần duy trì ổn định và phát triển cộng đồng hiện nay
Hiện nay, bên cạnh chính quyền địa phương với bộ máy điều hành bằng cơ chế nhà nước, vẫn đang tồn
tại song song các mối quan hệ, ứng xử mang tính tập tục. Những tập tục này, về cơ bản, không mâu thuẫn
với những quy định có tính pháp luật, mà còn có giá trị bổ sung, hỗ trợ khi giải quyết các vụ việc nảy sinh

trong cuộc sống của người dân Ma Coong.
Chủ đất, các già làng cho đến nay vẫn có vai trò quan trọng đối với việc góp phần ổn định và phát
triển xã hội của người Ma Coong trong thời kỳ đổi mới và hội nhập: việc giải quyết nhiều vụ việc vẫn đang
phải dựa vào các già làng, trưởng họ và khi cần thiết phải cần sự hỗ trợ đến ông chủ đất, nhất là các công
việc vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của cấp trên; các hoạt động về giữ gìn vệ sinh,
môi trường trong cộng đồng, lao động công ích, sửa chữa và phát quang đường sá, vận động con em đến
trường Đặc biệt, những sự việc như mâu thuẫn giữa các gia đình hoặc dòng họ, giữa các bản; tranh chấp
rẫy hay một số vấn đề khác đều rất nhạy cảm đối với đồng bào; do vậy, để xử lý, giải quyết triệt để, cần phải
có sự phối hợp, vào cuộc của các già làng, trưởng họ, nhất là chủ đất.
Tiểu kết chương 3
16
Có thể nói, thông qua các thần Giàng, các quy định, luật tục về quản lý và sử dụng tài nguyên đã
được người Ma Coong “thiêng hóa”. Chính điều này đã được cộng đồng thực hiện với tinh thần tự nguyện,
làm cho vai trò của chủ đất ngày càng quan trọng trong các hoạt động sản xuất, khai thác các sản vật từ thiên
nhiên, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững.
Trong bối cảnh mới, bên cạnh chính quyền địa phương với bộ máy điều hành bằng cơ chế nhà nước, ở
cộng đồng người Ma Coong vẫn tồn tại các mối quan hệ, ứng xử mang tính tập tục. Về cơ bản, các tập tục tốt
đẹp này không mâu thuẫn với những quy định có tính pháp luật; trái lại, chúng có giá trị bổ sung, hỗ trợ khi
giải quyết các vụ việc nảy sinh trong cuộc sống của người dân. Điều đó cho thấy, chủ đất, các già làng, thày
cúng ở người Ma Coong hiện nay vẫn có vai trò quan trọng trong việc góp phần ổn định và phát triển xã hội
người Ma Coong trong thời kỳ hội nhập. Có thể nói, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chủ đất của người Ma
Coong luôn tỏ rõ những tố chất của người thủ lĩnh, luôn cố gắng, tiên phong trong nhiều lĩnh vực, nhất là
trong các hoạt động kinh tế, giáo dục
Chương 4
CHỦ ĐẤT VỚI VIỆC DUY TRÌ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở CỘNG ĐỒNG MA
COONG
Trong chương này, tác giả luận án chỉ đề cập đến một số sinh hoạt văn hóa cộng đồng điển hình vốn
hội tụ và phản ánh những tinh hoa và giá trị văn hóa truyền thống của nhóm tộc người.
17
Trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ma Coong, lễ hội đập trống và lễ tế trâu là hai

sinh hoạt văn hóa cộng đồng được cho là đặc trưng, tiêu biểu của người Ma Coong vì chúng tập trung trí và
lực của cả cộng đồng cũng như hội tụ nhiều giá trị văn hóa thể hiện cốt cách của người Ma Coong. Đặc biệt,
ở đó còn thể hiện rõ vai trò không chỉ của mọi người dân mà còn của chủ đất trong việc duy trì, bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống của người Ma Coong.
4.1. Chủ đất trong việc tổ chức và duy trì những sinh hoạt văn hóa cộng đồng
4.1.1. Lễ hội đập trống (toong rịt chi cơ rơ)
Chiếc trống là vật thiêng của cộng đồng Ma Coong. Nó là vật tạo ra âm thanh để gọi Giàng, xua đuổi
thú dữ và gọi nhau cùng giao lưu, chia sẻ các sản phẩm săn bắt, hái lượm và cầu mùa. Với người Ma Coong,
lễ hội đập trống quan trọng và linh thiêng nhất trong năm. Lễ hội đập trống còn góp phần kết nối cộng đồng
và duy trì mối quan hệ truyền thống của cư dân hai bên biên giới Việt - Lào.
Có thể nói, qua công tác chuẩn bị, diễn trình của lễ hội, lễ hội đập trống của người Ma Coong là nơi
bảo tồn, thể hiện nhiều giá trị văn hóa truyền thống: các loại hình nghệ thuật diễn xướng (hát, múa, dân ca,
dân vũ…); nơi thể hiện các loại nhạc cụ; các mối quan hệ ứng xử giữa con người với nhau, giữa con người
với lực lượng siêu nhiên; về thế giới quan; các giá trị văn hóa về quản lý và khai thác tài nguyên…
Liên quan đến lễ hội này, có một số khía cạnh nổi bật về người chủ đất (và dòng họ của ông). Cụ thể
là: Chủ đất và dòng họ chủ đất đã có công hình thành nên lễ hội; chủ đất là người chủ động, chịu trách nhiệm
18
tổ chức nghi lễ này; chủ đất là người chủ lễ tế, thực hành các nghi thức có liên quan; và chủ đất đóng vai trò
quan trọng trong duy trì các luật tục liên quan đến lễ hội…
4.1.2. Lễ tế trâu
Về cơ bản, lế tế trâu là lễ hiến trâu dâng cúng Giàng để cầu sức khỏe và cầu mùa cũng như cầu sự yên
ổn và phát triển cho thôn xóm. Trong khi lễ hội đập trống diễn ra hàng năm thì lễ tế trâu được tổ chức ba
năm một lần vào tháng Tư (âm lịch) nhưng không cố định ngày nào tùy thuộc việc chọn được con trâu ưng ý,
dân bản làm rẫy xong sớm hay muộn
Chủ đất và dòng họ chủ đất có vai trò quyết định, chủ động tổ chức, duy trì lễ tế trâu của người Ma
Coong. Qua đó, thấy được các giá trị văn hóa về cách ứng xử với các lực lượng siêu nhiên, về môi trường và
các mối quan hệ xã hội; văn hóa trong tổ chức và quản lý xã hội, các loại hình nghệ thuật truyền thống
4.2. Chủ đất trong việc bảo tồn giá trị của các sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Nghiên cứu biểu tượng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng chính là nhận dạng giá trị đích thực
của nó. Với trường hợp của người Ma Coong, biểu tượng tiêu biểu là “trống” bởi nó biểu dương sức mạnh,

cố kết cộng đồng, thể hiện bản lĩnh, bản sắc văn hoá tộc người.
4.2.1. Biểu tượng trống trong lễ hội và trong đời sống của người Ma Coong
Nghiên cứu chỉ ra rằng: trống biểu dương sức mạnh và cố kết cộng đồng; thể hiện bản lĩnh, bản sắc
văn hóa tộc người. Mục đích chính của lễ hội đập trống là cầu may, cầu mùa, cầu sinh sôi Trống là tài sản
chung của cả cộng đồng bởi nó là sản phẩm của sức lao động của cả cộng đồng; qua đó cũng thể hiện tình
19
đoàn kết của cộng đồng Ma Coong. Lễ hội đập trống và nỗ lực đập vỡ trống của những người tham gia lễ hội
thể hiện khao khát duy trì nét văn hóa độc đáo của dân tộc cũng như hướng tới tương lai của họ.
4.2.2. Các giá trị khác
Có thể nói, tất cả những gì được thể hiện trong những sinh hoạt văn hóa cộng đồng Ma Coong đã
mang lại nhiều giá trị như: giá trị cộng đồng, giá trị hướng về cội nguồn, giá trị cân bằng đời sống tâm linh,
giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, giá trị bảo tồn Các nghi thức cộng đồng luôn góp phần nhắc nhở
các thành viên trong gia đình, dòng họ, cộng đồng làng bản về nguồn gốc, tổ tiên, các mối quan hệ và các
cách ứng xử Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong giáo dục nhân cách và bồi dưỡng ý thức nguồn cội,
tinh thần gắn kết cộng đồng
Ngoài ra, lễ hội đập trống và lễ tế trâu còn để người Ma Coong tỏ lòng tôn kính, thân thiện với các
thần linh Đặc biệt, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ấy còn là nơi chứa đựng, thể hiện gần như tất cả các
loại hình nghệ thuật truyền thống của người Ma Coong; sử dụng hầu hết các loại nhạc cụ dân gian của cộng
đồng như trống, chiêng, thanh la, chiêng núm, đàn lồ ô phản ánh được phần lớn các giá trị văn hoá - nghệ
thuật độc đáo của người Ma Coong.
Tiểu kết chương 4
20
Qua các tư liệu và chuyện kể, hình ảnh ông chủ đất và dòng họ chủ đất luôn gắn liền với những dấu ấn
trong quá trình hình thành nên các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ma Coong, chứng tỏ
chủ đất có vai trò rất lớn đối với việc tạo ra những hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng.
Cả lễ hội đập trống và lễ tế trâu đều là nơi hội tụ, thể hiện và duy trì nhiều giá trị văn hóa truyền thống
của người Ma Coong. Những nét văn hóa được thể hiện trong công tác tổ chức và quản lý xã hội; mối quan
hệ, ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với các lực lượng siêu nhiên; các loại hình nghệ
thuật, diễn xướng truyền thống; các trò chơi dân gian Đây là những dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu
biểu, thể hiện rõ cốt cách, phong tục tập quán, quan niệm về thế giới thần linh, đặc điểm tín ngưỡng cũng

như tính cách và bản lĩnh của người Ma Coong.
Hiện nay, đời sống của người Ma Coong đang dần được cải thiện, có điều kiện hơn trong việc giao
thương với các tộc người khác. Đó là dấu hiệu đáng mừng đối với đồng bào Ma Coong. Tuy nhiên, điều đó
chắc chắn cũng sẽ mang tới một số thay đổi khó tránh khỏi đối với văn hóa của nhóm người này, trong đó có
các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như đã được trình bày.
21
Chương 5
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1. Kết quả
5.1.1. Khái quát chung
Người Ma Coong cùng với các nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều có những mối quan hệ rất
gần gũi với nhau: chung ngôn ngữ, có những nét tương đồng về văn hóa. Tuy nhiên, từ xa xưa mỗi nhóm đã
hình thành và có kruông (xứ, vùng) riêng; vì vậy, mỗi bên/mỗi xứ có chủ xứ/chủ đất (a châu kruông) riêng
của mình. Ngày nay, trong khi hình ảnh và vai trò của chủ đất trong các cộng đồng người Khùa, Trì rất mờ
nhạt, thậm chí chỉ có thể tìm thấy trong các chuyện kể, truyền thuyết thì trái lại, chủ đất của người Ma Coong
ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn đang có những ảnh hưởng to lớn đến đời sống - xã hội của cộng
đồng người Ma Coong ở nơi đây.
5.1.2. Chủ đất và những vấn đề liên quan đến chủ đất
Chủ đất người Ma Coong (a châu kruông - chủ xứ/chủ vùng) ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
được xem là người làm “chủ” vùng đất, “chủ” tế lễ trong các dịp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính
cộng đồng và “chủ” của trụ sở liên lạc với các thần Giàng Do đó, ông còn được gọi bằng nhiều tên khác
như a chuôi toong gieng (ông cúng trời), a chuôi gieng (ông trời)
22
Có thể khẳng định rằng, chủ đất là người được bầu ra và nối truyền trong một dòng họ đã có công tìm
ra và khai khẩn vùng đất mà hiện cộng đồng Ma Coong đang sống. Ông ta không chỉ được cộng đồng tôn
trọng và giao cho quyền đặt ra các luật tục cũng như điều chỉnh và duy trì các luật tục ấy, mà còn thay mặt
cộng đồng để tổ chức quản lý, giám sát và ứng xử với vùng đất của người Ma Coong. Bên cạnh đó, ông cũng
là người tổ chức, chủ lễ cúng tế và thông quan với Giàng trong các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính
cộng đồng. Đặc biệt, chủ đất còn là người tiên phong và gương mẫu trong các hoạt động kinh tế ở cộng đồng
cũng như duy trì sự ổn định xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của người Ma Coong.

5.2. Bàn luận
Những điều cần bàn luận ở đây chính là vai trò của chủ đất người Ma Coong trong bối cảnh hiện nay
dưới sự tương tác, tác động bởi các chủ trương và chính sách của Nhà nước, nhất là sự nhìn nhận của các cấp
chính quyền đối với vai trò chủ đất, niềm tin của người dân đối với chủ đất và dòng họ chủ đất Đây là
những vấn đề liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống - xã hội của cộng đồng Ma Coong nơi đây, và
cũng là mối quan tâm chung của các cấp, các ngành đối với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh biên
giới, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
5.2.1. Vấn đề tiếp tục phát huy vai trò chủ đất người Ma Coong trong việc duy trì sự ổn định xã hội
và an ninh biên giới
Những ảnh hưởng của chủ đất cũng như việc ông ta dựa vào các mối quan hệ truyền thống để quản lý
và ứng xử với người dân Ma Coong trong bối cảnh hiện nay, về cơ bản, không gây trở ngại hay mâu thuẫn
23
mà còn hỗ trợ rất hiệu quả khi giải quyết một số vấn đề nói trên dựa trên cơ sở của pháp luật. Vì vậy, nếu có
sự phối hợp hài hòa giữa chính quyền địa phương với ông chủ đất cũng như có những chính sách, động viên
kịp thời cho ông chủ đất, chắc chắn sẽ phát huy được vai trò của ông trong việc góp phần duy trì sự ổn định
chính trị - xã hội ở cộng đồng người Ma Coong huyện Bố Trạch.
5.2.2. Vấn đề tiếp tục phát huy vai trò của chủ đất người Ma Coong trong việc bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống
Cộng đồng Ma Coong hiện nay vẫn rất tôn trọng ông chủ đất, luôn chấp hành tốt các quy định, luật tục
mà ông chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh cuộc sống và nhận thức người dân dần được nâng cao. Tuy
nhiên, 10 hoặc 15 năm nữa điều gì sẽ xảy ra với các khu rừng nguyên sinh ở vùng người Ma Coong, kể cả
những giá trị văn hóa hội tụ trong các hoạt động sinh hoạt lễ hội của cộng đồng người này, nếu niềm tin của
người Ma Coong về quyền uy của các đấng thần linh, về ông chủ đất - chủ tế lễ không còn tồn tại hoặc bị
giảm sút? Ông chủ đất và dòng họ chủ đất do nhiều nguyên nhân không đứng ra tổ chức, duy trì thực hành
các nghi thức trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng này? Đây là những vấn đề chúng ta cần suy ngẫm, dự
báo hệ quả của sự tác động và sớm có những giải pháp thích hợp.
5.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò chủ đất trong ổn định, phát triển cộng đồng người
Ma Coong trong giai đoạn hiện nay
1. Cần có những chính sách hỗ trợ và đãi ngộ thích đáng đối với ông chủ đất và những đóng góp của
ông.

24
2. Các tổ chức Đảng, chính quyền cần thường xuyên duy trì mối quan hệ mật thiết với chủ đất và các
già làng, nhất là cần thực sự gần gũi và lắng nghe ý kiến của họ, cùng bàn bạc dân chủ, chia sẻ thông tin mới
về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi áp dụng vào địa phương.
3. Tiếp tục coi trọng và mời chủ đất, các già làng, cùng tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến mỗi khi đề
xuất và thực hiện các chương trình, dự án ở địa phương cũng như triển khai một số công việc liên quan đến
cộng đồng.
4. Tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ ở cơ sở về vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của già làng, chủ đất - những người có uy tín trong cộng đồng Ma Coong.
5. Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho những người làm công tác văn hóa và bảo tồn các giá trị
truyền thống ở địa phương bởi vì những năm gần đây, với sự vào cuộc nhiệt tình của các cấp, các ngành,
trong đó có những người làm công tác văn hóa, đã làm cho các sinh hoạt văn hóa cộng đồng Ma Coong như
lễ hội đập trống, lễ tế trâu tiềm ẩn nguy cơ bị biến dạng.
6. Đảng, Nhà nước và các ngành cần có những chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển kinh tế lâu dài
đối với cộng đồng người Ma Coong. Nếu đời sống của đồng bào được cải thiện dần theo hướng bền vững thì
không chỉ duy trì được sự ổn định và phát triển gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mà còn phát huy được
vai trò của các cá nhân, trong đó có vai trò của chủ đất và các già làng.

Tiểu kết chương 5
25
Chủ đất người Ma Coong được cộng đồng trao quyền không chỉ đặt ra các quy định, luật tục để quản
lý, giám sát việc khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong vùng, mà quan trọng hơn là cùng với
“hội đồng” dòng họ chủ đất, các già làng từng bản người Ma Coong để trực tiếp đứng ra thực hành các quy
định, luật tục ấy nhằm ổn định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của cả cộng đồng.
Trong bối cảnh hiện nay, chủ đất người Ma Coong cũng luôn tự đổi mới mọi mặt nên vẫn giữ được vai
trò của ông như trong xã hội truyền thống. Vì vậy, các tài nguyên thiên nhiên vùng người Ma Coong vẫn
được gìn giữ, trong khi dân trí và đời sống của người dân không ngừng nâng cao. Song, hiện tại cũng tiềm ẩn
một số vấn đề cần được giải quyết kịp thời để tiếp tục phát huy và nâng tầm vai trò của chủ đất để xứng đáng
với niềm tin của người dân Ma Coong.
KẾT LUẬN

Đến nay đã có không ít bài viết, ấn phẩm của nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến dân tộc
Bru-Vân Kiều. Song, người Ma Coong - một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều, đặc biệt là vai trò
người thủ lĩnh của họ trong việc ổn định và phát triển cộng đồng, rất hiếm được nghiên cứu.
Ở nước ta hiện nay, người Ma Coong có khoảng 400 hộ với 1.950 khẩu, cư trú chủ yếu tại 19 bản rải
rác dọc biên giới Việt - Lào, thuộc hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về tên gọi, thời gian xuất hiện và địa bàn cư trú của các nhóm
địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều, trong đó có người Ma Coong. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các

×