Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề ôn thi thử môn hóa (663)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.89 KB, 5 trang )

Pdf free LATEX

ĐỀ THI THỬ MƠN HĨA
NĂM HỌC 2022 – 2023
THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT

Mã đề thi 001
Câu 1. Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. Etylen glicol.
B. Axit axetic.
C. Etilen.

D. Benzen.

Câu 2. X là đipeptit Val - Ala, Y là tripeptit Gly - Ala - Glu. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ
số mol nX : nY = 3 : 2 với dung dịch KOH vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô
cạn dung dịch Z thu được 17,72 gam muối. Giá trị của m gần nhất với
A. 12,0.
B. 11,8.
C. 11,6.
D. 11,1.
Câu 3. Cho m gam hỗn X gồm Fe và Al tan hoàn toàn trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M (dư), thu được
dung dịch Y và thốt ra 10,752 lít H2 (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2 S O4 đặc
+6

nóng, dư, khi phản ứng xảy ra hồn tồn, thu được 14,112 lít S O2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S ).
Thêm 0,1 mol NaNO3 vào dung dịch Y, khi phản ứng xảy ra hoàn tồn thu được dung dịch Z và thốt ra
+5

V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N). Khối lượng muối có trong Z là
A. 67,42 gam.


B. 72,93 gam.
C. 82,34 gam.
D. 54,38 gam.
Câu 4. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phịng hố theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 - 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng
thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp khơng đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hồ nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phịng
hóa.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được
Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit
cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2 , thu được 5,376 lít khí CO2 . Cho
6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung
dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T,
thu được Na2CO3 , CO2 và 0,18 gam H2 O. Phân tử khối của Z là
A. 88.
B. 132.
C. 146.
D. 160.

Câu 6. Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3 )2 và 0,1 mol H2 S O4 . Khối lượng Fe tối đa phản úng với
dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO−3 )
A. 4,48 gam.
B. 3,36 gam.
C. 5,60 gam.
D. 2,24 gam.
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi thủy phân peptit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ sản phẩm chỉ thu được các α-amino axit.
(2) Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.
(3) Các amin thơm đều là chất lỏng và dễ bị oxi hóa.
(4) Etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.
(5) Thủy phân hoàn toàn este dạng RCOOR’ bằng dung dịch NaOH thu được khối lượng muối lớn hơn
Trang 1/5 Mã đề 001


khối lượng este ban đầu thì R là gốc CH3 -.
(6) Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như poli(vinyl axetat), poli(metyl metacrylat).
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 8. Dung dịch nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh ?
A. Glucozo, saccarozo và etanol.
B. Glucozo, fructozo và glixerol.
C. Glucozo, saccarozo và axeton.
D. Metanol, axeton và glucozo.
Câu 9. Cho 2 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm sạch, sau đó nhỏ tiếp 2 ml nước brom vào, đồng thời
lắc nhẹ ống nghiệm. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là
A. ancol etylic.

B. phenol.
C. anđehit axetic.
D. axit fomic.
Câu 10. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Khi đun nóng bình cầu ở nhiệt độ ≥ 170oC thì hiện
tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch brom là

hh C2 H5 OH,
H2 S O4 đặc
Đá bọt
Dung dịch
NaOH đặc
A. dung dịch brom bị nhạt màu.
C. có kết tủa màu xanh xuất hiện.

Dung dịch
Br2

B. có kết tủa màu vàng nhạt xuất hiện.
D. có kết tủa màu trắng xuất hiện.

Câu 11. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. K.
B. Cu.
C. W.

D. Na.

Câu 12. Cho m gam hỗn hợp gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn
hợp muối X gồm C17 H xCOONa, C17 HyCOONa và C15 H31COONa (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1).
Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 2, 93 mol O2 , thu được Na2CO3 , H2 O và 90, 64 gam CO2 . Giá trị của

m là
A. 34, 52.
B. 34, 80.
C. 35, 60.
D. 34, 68.
Câu 13. Khi điện phân dung dịch CuS O4 (với các điện cực trơ), ở anot xảy ra
A. sự khử ion Cu2+ .
B. sự oxi hóa nước.
C. sự oxi hóa ion S O2−
4 . D. sự khử nước.
Câu 14. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. chì.
B. natri.
C. đồng.

D. nhơm.

Câu 15. Tiến hành thí nghiệm sau theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH lỗng (dùng dư), đun nóng.
Cho các nhận định sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào ống nghiệm thấy quỳ tím chuyển màu xanh.
(b) Ở bước 1, anilin hầu như khơng tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy ống nghiệm.
(c) Ở bước 2 thì anilin tan dần.
(d) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì thu được kết quả tương tự.
Số nhận định đúng là
A. 5.
B. 4.

C. 3.
D. 2.
Trang 2/5 Mã đề 001


Câu 16. Anilin có cơng thức là
A. H2 N − CH2 − COOH.
C. H2 N − CH2 − CH2 − COOH.

B. CH3 − CH(NH2 ) − COOH.
D. C6 H5 − NH2 .

Câu 17. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 18. Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; một axit
cacboxylic hai chức, no, mạch hở và một đieste tạo bởi axit và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X
thu được 7,26 gam CO2 và 2,7 gam H2 O. Mặt khác, đun nóng a gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH
1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng
NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được
896 ml hỗn hợp ancol (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 5,750.
B. 5,770.
C. 5,755.
D. 5,840.
Câu 19. Trong thực tế, người ta thường dùng muối nào sau đây để làm xốp bánh?
A. NaCl.

B. NH4 HCO3 .
C. NH4Cl.
D. KNO3 .
Câu 20. Hợp chất X có cơng thức phân tử C5 H8 O2 , khi tham gia phản ứng xà phịng hóa thu được một
anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic
và ancol; MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2 . Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH, thu được muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12
lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 62,28%.
B. 29,63%.
C. 40,40%.
D. 30,30%.
Câu 22. Hợp chất X là một cacbohiđrat có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ,... và nhất
là trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Phát biểu nào sau đây về X là đúng?
A. Dung dịch X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.
B. Chất X có thể tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường H + , t◦ .
C. Chất X không tan trong nước lạnh, chỉ tan một phần trong nước nóng.
D. Khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì 1 mol X cho ra 4 mol Ag.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Triolein là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Axit glutamic tác dụng tối đa với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1.
C. Dung dịch anilin khơng làm đổi màu quỳ tím.
D. Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 2 chất tan.
Câu 24. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. NaNO3 .

B. Ba(OH)2 .
C. HCl.

D. KCl.

Câu 25. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit kim loại nào sau đây thành kim loại?
A. Na2 O.
B. MgO.
C. CaO.
D. CuO.
Câu 26. Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khn, bó bột khi gãy xương. Thạch cao nung có
cơng thức là
A. CaS O4 .
B. CaCO3 .
C. CaS O4 .2H2 O.
D. CaS O4 .H2 O.
Câu 27. Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic (xúc tác H2 S O4 đặc)
với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được 7,04 gam etyl axetat. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với
NaHCO3 dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 13,60.
B. 10,60.
C. 18,90.
D. 14,52.
Câu 28. Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:
men

C6 H12 O6 −−−−−→
2C2 H5 OH + 2CO2

30−35


Trang 3/5 Mã đề 001


Để thu được 92 gam C2 H5 OH cần tối thiểu m gam glucozơ. Biết hiệu suất cả quá trình lên men là 60%.
Giá trị của m là
A. 270.
B. 300.
C. 360.
D. 108.
Câu 29. Trong hợp chất, nguyên tố nào sau đây chỉ có số oxi hóa +2?
A. Al.
B. Mg.
C. Na.

D. Fe.

Câu 30. Chia hỗn hợp gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit X thành ba phần bằng nhau. Đun nóng
phần một với dung dịch NaOH dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được 30,48 gam hỗn hợp hai muối. Đốt
cháy hoàn toàn phần hai cần vừa đủ 2,64 mol O2 , thu được H2 O và 1,86 mol CO2 . Mặt khác, hidro hóa
hồn tồn phần ba thì cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 0,896.
C. 1,344.
D. 2,240.
Câu 31. Hợp chất CH3COOC2 H5 có tên gọi là
A. etyl axetat.
B. etyl axetic.

C. metyl propionat.


D. metyl axetat.

Câu 32. Điện phân nóng chảy hồn tồn 14,9 gam muối clorua của một kim loại kiềm R, thu được 2,24
lít khí (đktc) ở anot. Kim loại R là
A. K.
B. Ca.
C. Na.
D. Li.
Câu 33. Trong hợp chất K2Cr2 O7 , crom có số oxi hóa là
A. +6.
B. +2.
C. +3.

D. +4.

Câu 34. Số nguyên tử hiđro có trong phân tử metyl axetat là
A. 4.
B. 10.
C. 6.

D. 8.

Câu 35. Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt
cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O2 , thu được N2 , CO2 và 1,94 mol H2 O. Mặt khác, nếu
cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng
của Y trong 0,26 mol E là
A. 12,00 gam.
B. 10,55 gam.
C. 10,32 gam.

D. 10,00 gam.
Câu 36. Công dụng nào sau đây không phải của NaHCO3 ?
A. Làm bột chống cháy.
B. Làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm.
C. Làm thuốc trị đau dạ dày do thừa axit.
D. Làm mềm nước cứng.
Câu 37. Kim loại nào sau đây có khả năng khử ion Fe3+ trong dung dịch thành Fe?
A. Cu.
B. Mg.
C. Na.
D. Fe.
Câu 38. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản
phẩm gồm
A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol.
Câu 39. Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon. Nếu cho a mol X tác dụng với
brom dư thì có 0,15 mol brom phản ứng. Đốt cháy a mol X cần vừa đủ 1,265 mol O2 , tạo ra CO2 và 0,95
mol H2 O. Giá trị của a là
A. 0,34.
B. 0,33.
C. 0,31.
D. 0,26.
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(1) Nước quả chanh có thể khử được mùi tanh của cá.
(2) Glucozơ bị oxi hóa bởi hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) tạo thành sobitol.
(3) Thành phần chính của cồn 70◦ thường dùng trong y tế để sát trùng là etanol.
(4) Trong phân tử đipeptit Gly-Ala có chứa ba nguyên tử oxi.
(5) Nhỏ vài giọt iot vào mặt cắt khoai lang thì mặt cắt khoai lang nhuốm màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
Câu 41. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
Trang 4/5 Mã đề 001


thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp khơng đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15-20 ml dung dịch NaCl bão hịa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân khơng xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong cơng nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 42. Aminoaxit có số nhóm −NH2 ít hơn nhóm -COOH là
A. Axit glutamic.
B. Lysin.
C. Valin.

D. Glyxyl.

Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn 16,92 gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z đều mạch hở (chỉ chứa chức este,
trong đó Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon; số mol của Y nhỏ hơn số mol của Z) bằng lượng O2 (vừa

đủ), thu được CO2 và 11,88 gam H2 O. Mặt khác, đun nóng 16,92 gam A trong 240 ml dung dịch NaOH
1,0M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp B gồm 2 muối và hỗn hợp D gồm 2
ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng hỗn hợp D với H2 S O4 đặc ở 140◦C, thu được 5,088 gam hỗn hợp 3
ete (hiệu suất ete hóa của mỗi ancol đều là 80%). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A là
A. 43,74%.
B. 15,60%.
C. 26,24%.
D. 21,88%.
Câu 44. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, triolein ở trạng thái lỏng.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Dầu mỡ bơi trơn xe máy có thành phần chính là hiđrocacbon.
(d) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.
(e) Alanin và Lysin đều có một nguyên tử nitơ trong phân tử.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.

D. 5.

Câu 45. Cho bốn ion kim loại: Fe2+ , Mg2+ , Cr2+ , Ag+ . Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Mg2+ .
B. Fe2+ .
C. Cr2+ .
D. Ag+ .
Câu 46. Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 100 ml dung dịch gồm AgNO3 2a mol/l và
Cu(NO3 )2 a mol/l, thu được 4,96 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2 S O4 đặc, nóng
(dư), thu được 0,672 lít khí S O2 (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của a là

A. 0,25.
B. 0,20.
C. 0,30.
D. 0,15.
Câu 47. Hỗn hợp X gồm Al2 O3 , Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hịa tan hồn toàn
m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol khí H2 . Cho từ từ đến hết dung dịch gồm
0,018 mol H2 S O4 và 0,038 mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối clorua và muối
sunfat trung hòa) và 2,958 gam hỗn hợp kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,090.
B. 3,600.
C. 4,422.
D. 3,912.
Câu 48. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2 ?
A. HCl.
B. NaCl.
C. NaNO3 .
D. KNO3 .
Câu 49. Chất X có cơng thức Fe(OH)2 . Tên gọi của X là
A. sắt (II) hiđroxit.
B. sắt (II) oxit.
C. sắt (III) hiđroxit.

D. sắt (III) oxit.

Câu 50. Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?
A. NH4Cl và AgNO3 . B. Ba(OH)2 và NH4Cl. C. Na2CO3 và KOH.
D. NaOH và H2 S O4 .
- - - - - - - - - - HẾT- - - - - - - - - -

Trang 5/5 Mã đề 001




×